Một số vấn đề trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" của Montesquieu
Quyển XIX: Pháp luật trong quan hệ với những nguyên tắc tạo ra tính cách chung tức là phong tục tập quán của dân tộc
Quyển XX: Xét về bản chất và đặc điểm các luật trong quan hệ với thương mại
Quyển XXI: Pháp luật trong mối quan hệ với thương mại khi có các cuộc biến đổi lớn trên thế giới
Quyển XXII: Pháp luật trong quan hệ với việc sử dụng tiền tệ
Quyển XXIII: Pháp luật trong quan hệ với dân số.
Quyển XXIV: Pháp luật trong tương quan với tôn giáo các nước.
Quyển XXV: Pháp luật trong quan hệ với việc thiết lập tôn giáo ở mỗi nước và chính sách đối ngoại của tôn giáo
QUYỂN XXVI:Pháp luật trong quan hệ tất yếu với trật tự các sự vật lam cơ sở xây dựng nên pháp luật.
Quyển XXVII : Nguồn gốc và các cuộc cách mạng trong luật Rome
Quyển XXVIII: Về nguồn gốc và những cuộc cách mạng trong các luật của người Pháp
Quyển XXIX: Cách soạn thảo luận
Quyển XXX: Lý thuyết của luật phong kiến ở Pháp trong mối tương quan với việc thiết lập nền dân chủ
Quyển XXXI: Lí thuyết luật pháp phong kiến của người Francs trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng trong thời quân chủ
18 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" của Montesquieu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" của Montesquieu
Quyển I: Bàn về luật pháp nói chung
Mọi vật trong thế giới đều tồn tại theo quy luật của nó, thế giới không được làm nên bởi một định mệnh mù quáng. Những luật của thiên nhiên tạo ra sự tồn tại của chúng ta. Luật thiên nhiên đưa vào đầu óc ta ý niệm về đấng tạo hóa. Con người trong trạng thái tự nhiên có khả năng nhận thức và hiểu biết nghĩ đến mình trước khi nghĩ đến nguồn gốc, hòa bình là luật tự nhiên, quy luật con người phải tự tìm cách để nuôi sống. Lời cầu khẩn của tự nhiên mà luôn luôn nam nữ được nói bên nhau, nguyện vọng được sống thành xã hội là luật thứ tư.
Con người có ý thức về sức mạnh vì thế trật tự xã hội phải được duy trì đó là luật chính trị,và phải có mỗi quan hệ giữa các công dân là luật dân sự. Luật chính trị và luật dân sự của mỗi dân tộc là sự vận dụng cụ thể lý trí loài người.
Quyển II: Pháp luật rút trực tiếp trong bản chất của chính trị
Có ba cách cai trị tương ứng với ba chính thể khác nhau là: dân chủ, quân chủ, chuyên chế. Toàn thể nhân dân nắm quyền lực tối cao thì là chính thể dân chủ. Quyền lực tối cao nằm trong tay một bộ phận dân chúng là chính thể quý tộc. Luật cơ bản cho chính thể dân chủ: tuy dân chúng làm ra luật, nhưng cũng có hàng nghìn trường hợp mà nghị viện phải định ra thể lệ. Trong chế độ quý tộc quyền lực tối cao nằm trong tay một số người, khi quý tộc quá đông phải có nghị viên để điều tiết. Trong trường hợp này nhà nước quý tộc là nhà nước nghị viện Quyền lực trung gian tạo ra bản chất nhà nước quân chủ. Các đạo luật cơ bản chỉ tính đến dòng quyền lực nên không có cái gì gọi là đạo luật cơ bản.
Quyển III: Bàn về những nguyên tắc của ba loại chính thể
Nhà nước quân chủ hay một nhà nước chuyên chế, không cần phải có đạo đức cũng tồn tại được. Luật của vua và cánh tay chuyên chế là đủ để duy trì tất cả. Tuy nhiên, mất đi đạo đức, sức mạnh của quốc gia chỉ còn là quyền lực của vài công dân, là nơi phá rối cho mọi người. Chính thể quân chủ ắt hẳn phải có đặc quyền, những đẳng cấp và nguồn gốc quý tộc. Bản chất của danh dự và thể diện đòi hỏi phải có sự ưu đãi, phải khác người, hơn người, vì vậy danh dự và thể diện phải đặt trong chính thể quân chủ.
Nếu trong chính thể dân chủ phải có đạo đức, chính thể quân chủ phải có hanh dự và thể diện thì trong chính thể chuyên chế phải có sự sợ hãi. Vì ở đây đạo đức là không cần thiết và danh dự sẽ là nguy hiểm.
Quyển IV: Luật về giáo dục phải tương ứng với các nguyên tắc của chế độ
Giáo dục là các nguyên tắc để cai quản một gia đình đơn lẻ cũng như toàn xã hội. Mục đích của giáo dục trong mỗi chính thể không giống nhau: trong chính thể quân chủ là danh diện, trong chính thể dân chủ là đức hạnh và trong chính thể chuyên chế là sợ hãi.
Chúng ta tiếp thu giáo dục qua nhà trường của danh dự. Các quy tắc của danh dự: thứ nhất phải nghĩ đến vận mệnh chung; thứ hai, không được làm điều gì biểu lộ ta dưới tầm địa vị của mình; thứ ba, điều gì danh dự cấm đoán thì phải coi là nghiệm ngặt; thứ tư, điều gì danh diện đòi hỏi thì phải coi đó là cần thiết.
Ngày nay ta tiếp nhận ba loại giáo dục khác nhau: giáo dục của cha đẻ, của thầy giáo và của xã hội. Trong đó, điều xã hội dạy ta mâu thuẫn tư tưởng của người cha đẻ và thầy giáo.
Giáo dục trong chính thể cộng hòa là đạo đức. Đó là tình yêu luật pháp và Tổ quốc. Tình yêu ấy đòi hỏi luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Muốn trẻ em có tình yêu ấy thì cha mẹ phải có tình yêu ấy đã.
Quyển V: Các luật do nhà lập pháp đưa ra phải tương ứng với nguyên tắc chính thể
Đạo đức là tình yêu nước. Khi dân chúng có lòng tin ở kỷ cương, họ giữ vững kỷ cương. Lòng yêu mến nền cộng hòa trong chính thể dân chủ là lòng yêu dân chủ: bao gồm lòng yêu sự bình đẳng và lòng yêu cuộc sống thanh đạm.
Trong các nước quân chủ chuyên chế, không ai muốn bình đẳng, ghét nếp sống thanh đạm. Trong chính thể cộng hòa, phải có luật khuyến khích bình đẳng và nếp sống thanh đạm. Mọi sự bất bình đẳng trong chính thể dân chủ đều phải tương đối hợp với bản chất nền dân chủ.
Tư tưởng thương mại, bản chất hướng tới sự thanh đạm và tính tiết kiệm, nhưng sự thừa thãi của cải nảy sinh mọi thứ bất bình đẳng. Để duy trì tư tưởng thương mại, người công dân chủ yếu phải làm gương, mọi điều luật phải phù hợp, khuyến khích mọi người phải làm việc.
Cái hay của chính thể quân chủ là trật tự nhà nước quân chủ khá ổn định. Trường hợp nhà nước rối ren, những người có uy tín can thiệp vào.
Trong chính thể chuyên chế, không cần có nhiều luật lệ và không cần đổi mới. Dân không biết vua là người như thế nào. Kết hợp sự an toàn của nhà nước (thông qua quân đội) với sự an toàn cùa cá nhân nhà vua. Tôn giáo có nhiều ảnh hưởng. Không có luật cơ bản, quyền nối ngôi là do nhà vua quyết định.
Quyển VI: Hệ quả của nguyên tắc trong mối liên quan đến việc đơn giản hóa các luật dân sự, hình sự, hình thức xét xử và phương thức trừng phạt
Chính thể càng gần với dân chủ thì cách phán xử càng cố định. Trong cách phán xét phải xác định hình thức câu hỏi để dân chúng dễ thấy được sự việc một cách hiển nhiên.
Các luật xưa của Pháp có tinh thần quân chủ. Ở Nhật Bản, hầu như tất cả các tội trạng đều bị phạt tử hình, vì bất tuân lệnh nhà vua là tội rất to. Ở Rome, viện nguyên lão cho rằng phạt quá mức chỉ reo rắc sợ hãi, nhưng phạt nặng thì mới có hiệu quả.
Ở mỗi nước, mỗi triều đại khác nhau thì hình phạt cho kẻ phạm tội lại khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất, việc tra khảo người phạm tội là không cần thiết. Không phải lúc nào cũng phạt tiền hay phạt thân thể, việc đó tùy vào từng đối tượng. Một số quốc gia cả chuyên chế và cộng hòa đều có thể áp dụng luật này
Quyển VII. Hệ quả của các nguyên tắc khác nhau trong ba chính thể liên quan tới luật hạn chế xa hoa và điều kiện phụ nữ.
Sự xa hoa tỉ lệ thuận với tình trạng bất bình đẳng là tài sản. Ở Trung Quốc, gian đoạn đầu, các triều đại đều kéo dài vì cai trị thông minh và đất nước chưa rộng lắm, nhưng về sau các đức tính ấy mất dần đó. Đên đời vui thứ 3 thứ 4 thì bị thối xa hoa trác táng làm hoàng tộc suy vi.
Về phía đàn bà, người đàn bà làm việc nước giỏi giang, mềm yếu nhưng thường có đức tính dịu dàng và mức độ vừa phải khiến cho nền cai trị tốt hơn. Chuyện đàn bà cầm đầu cả quốc gia chẳng có gì trái với lí trí và tự nhiên.
Quyển VIII. Sự sa đọa trong nguyên tắc của ba loại chính trị.
Nguyên tắc của chính thể dân chủ tự nó sa đọa. Thứ nhất, khi người ta để mất tư tưởng bình đẳng sẽ kéo nó lùi lại chính thể quý tộc hoặc chính thể một người cai trị. Thứ hai, tư tưởng bình đẳng cực đoan khi mọi người đều muốn ngang bằng với nhà cầm quyền. Nhân dân rơi vào tai họa khi những kẻ được dân giao phó muốn che giấu sự sa đọa của bản thân họ. Sự sa đọa gia tăng khi dân chúng chơi bời xa xỉ, lười biếng bằng cách bòn rút kho tàng quốc gia. Chính thể quý tộc sẽ đồi bại khi quyền binh của các nhà quý tộc trở thành quyền độc tài. Chính thể cộng hòa chỉ tồn tại trong đám quý tộc, dân chúng bị cai trị phải chịu chính thể chuyên chế.
Nền quân chủ sẽ tiêu vong khi ông vua quy tất cả vào cho bản thân mình, thay đổi những quy luật tự nhiên, khi ông vua không hiểu gì về quyền năng, vị trí của mình, không thấu hiểu hoàn cảnh dân chúng, không cảm thấy phải giữ vững an ninh. Nguyên tắc của nền quân chủ tự nó sa đọa khi các ông lớn không được dân kính trọng nữa và phải dùng công cụ cưỡng chế bắt dân kính trọng, khi một danh diện này trở nên đối lập với danh diện khác, khi mà ông vua tỏ thái độ khắc nghiệt, khi dân nhận ra phục vụ vua không phải phục vụ tổ quốc; và khi quyền lực vua càng cao thì sự an ninh của ông ta càng giảm sút, rồi suy sụp dần đến lúc biến chất.
Nguyên tắc của chính thể chuyên chế lúc nào cũng sa đọa, vì bản chất của nó là sự tàn bạo luôn tồn tại, mặc dù đôi khi có dịu bớt tí chút.
Quyển IX: Pháp luật trong quan hệ với lực lượng phòng thủ
Hình thức xã hội tốt trong nước sẽ giúp chống được ngoại xâm và những điều bất lợi. Muốn giữ được sức mạnh thì lãnh thổ nên rộng vừa phải để có thể nhanh chóng vận dụng các lực lượng chống thù trong giặc ngoài.
Quyển X: Các luật trong quan hệ với lực lượng tấn công
Lực lượng tấn công do quyền con người điều chỉnh, quyền này thuộc về luật chính trị, xác định mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
Quốc gia có quyền tiến hành chiến tranh tự vệ, ưu tiên cho các nước nhỏ. Tiếng tăm về sự hùng mạnh của vua chúa làm tăng thêm lực lượng quốc gia nhưng nếu nổi tiếng công minh thì đất nước càng mạnh hơn.
Quyền chinh phục là hệ quả của quyền chiến tranh và tuân theo luật tự nhiên, luật cấu trúc xã hội chính trị, luật trong từng sự vật. Kẻ chinh phục thường có bốn cách đối xử: cai trị, lập chính thể mới, phá bỏ xã hội sẵn có để di tản vào một xã hội khác, diệt chủng. Cuộc chinh phục có thể xoá đi những mê tín có hại và đặt dân tộc dưới một vị thần tốt hơn.
Quyển XI: Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với hiến pháp
Tác giả phân biệt các luật tạo ra tự do chính trị trong quan hệ với hiến pháp khác với các luật tự do chính trị trong quan hệ với công dân. Tóm lại mọi người gọi “tự do” là chính thể phù hợp với tập quán và khuynh hướng của mình. Ở nước cộng hòa, thường người ta coi chính thể cộng hòa là tự do. Còn trong các nước dân chủ, người ta đồng nhất ý niệm “quyền của nhân dân” với “tự do của nhân dân”. Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép.
Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự…
Quyển XII: Các luật tạo ra tự do chính trị trong mối quan hệ với công dân
Tự do chính trị trong quan hệ với công dân là do phong tục, tập quán. Khi người công dân vô tội không được bảo đảm an ninh thì tự do không còn nữa. Luật quy định tội tử hình mà chỉ cần một nhân chứng là trái với tự do.
Luật bao giờ cũng chỉ trừng phạt hành động đã thể hiện ra. Không thể lấy lời nói làm chứng cứ khép người ta vào trọng tội. Nếu văn chương không chuẩn bị để làm nên việc chống đối thì không phải là chứng liệu để kết tội. Trong các nhà nước thân dân thường có việc buộc tội công cộng và mỗi người đều có quyền buộc tội bất cứ người nào. Từ đó dẫn tới việc thiết lập các luật bảo vệ sự vô tội của công dân.
Quyển XIII: Tự do trong quan hệ giữa mức đóng góp với sự dồi dào của thu nhập công cộng
Thu nhập quốc gia là phần đóng góp của mỗi công dân để đảm bảo an ninh quốc gia và để hưởng nền an ninh ấy một cách thoải mái.Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa 2 phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân.
Quan hệ giữa mức đóng góp với tự do có thể nâng cao mức đóng góp tỉ lệ với mức hưởng tự do của nhân dân và phải có hạn chế mức đóng góp chừng nào nhà nước còn tăng mức yêu cầu thần dân phải phục vụ. Các nước chuyên chế, dân mất tự do nên mức đóng góp rất tùy tiện.
Về việc thu thuế, ở các nước chuyên chế là một trong các chức vụ của quan tổng trấn. Còn ở các nước quân chủ, mâu thuẩn tư tưởng với chính thể quân chủ vì nghề này danh diện ít đc coi trọng, người thu thuế cũng chẳng cần giữ thái độ từ tốn.
Quyển XIV: Pháp luật trong quan hệ với khí hậu tự nhiên
Ở các vùng khác khí hậu khác nhau, tinh thần, tình cảm của con người cũng khác nhau nên pháp luật cũng khác nhau. Ở xứ lạnh, con người năng động, can đảm. Ở xứ nóng, con người nhút nhát, nhạy cảm cực kỳ.
Khi tâm hồn đã nhận những cảm xúc cũ thì nó không thẻ thay đổi đầu óc lười biến không đủ sức để có đc một tác động, một cố gắng, một cưỡng chống nào. Như vậy tôn giáo phong tục phong cách pháp luật ngày nay chẳng khác gì ngàn năm trước.
QuyÓn XV:LuËt n« lÖ d©n sù cã quan hÖ thÕ nµo víi tÝnh chÊt khÝ hËu
Tuú vµo tõng chÝnh thÓ mµ sù ph©n biÖt tÇng líp n« lÖ cã sù kh¸c biÖt. C¸c d©n téc Ch©u ¢u sö dông ngêi Ch©u Phi ®Ó khai khÈn nh÷ng vïng ®Êt réng lín. Hä bÞ ph©n biÖt tõ ngo¹i h×nh vãc d¸ng cho ®Õn ý thøc, trÝ tuÖ. Nh÷ng ngêi n« lÖ tù t×m c¸ch b¸n m×nh do nghÜ r»ng hä qu¸ yÕu ®uèi tríc ChÝnh phñ. KhÝ hËu nãng lµm cho con người mÊt hÕt can ®¶m, sî bÞ ®¸nh ®Ëp nªn chÊp nhËn lµm mäi viÖc bÒ trªn sai b¶o. LuËt ph¸p cÇn xo¸ bá ®i sù l¹m dông quan hÖ n« lÖ vµ nh÷ng ®iÒu nguy h¹i cña nã.
QuyÓn XVI : LuËt vÒ n« lÖ trong gia ®×nh trong quan hÖ thÕ nµo víi tÝnh chÊt khÝ hËu
N« lÖ gia ®×nh lµ sù phôc dÞch cña nh÷ng ngêi n« lÖ – kh¸c hoµn toµn víi sù phôc dÞch cña nh÷ng bµ vî. Ở c¸c xø nhiÖt ®íi, nh÷ng ngêi phô n÷ lËp gia ®×nh khi hä míi chØ t¸m chÝn tuæi nªn viÖc ngêi ®µn «ng bá vî lµ lÏ thêng xuyªn. Tr¸i l¹i, ë nh÷ng xø «n ®íi, hä lËp gia ®×nh khi ®· trëng thµnh, ®· cã sù hiÓu biÕt s©u réng nªn cã thÓ sèng víi nhau l©u bÒn.
Theo sè liÖu tÝnh to¸n, ë Ch©u ¢u, con trai nhiÒu h¬n con g¸i. Cßn ë Ch©u ¸ vµ Ch©u Phi th× ngîc l¹i. LuËt mét vî ë Ch©u ¢u vµ luËt ®a thª ë Ch©u ¸ cã liªn quan tíi khÝ hËu.
QuyÓn XVII: C¸c viÖc phôc vô chÝnh trÞ trong quan hÖ víi khÝ hËu
ViÖc phôc vô chÝnh trÞ còng phô thuéc vµo tÝnh chÊt khÝ hËu. Ở nh÷ng n¬i khÝ hËu nãng th× søc m¹nh vµ tÝnh dòng c¶m cña con ngêi bÞ chïn l¹i. KhÝ hËu l¹nh gióp cho th©n thÓ vµ ®Çu ãc ta thÝch øng víi nh÷ng ho¹t ®éng dai d¼ng, nhäc nh»n, gan gãc.
Quyển XVIII: Các luật trong quan hệ với tính chất đất đai
Đất đai ảnh hưởng đến việc thiết lập và xây dựng các chính thể nhà nước. Chính thể của một người thường ở các xứ phì nhiêu. Chính thể của nhiều người thường ở các xứ kém phì nhiêu. Đất đai cằn cỗi thiết lập chính thể nhân dân. Đất đai phì nhiêu thiết lập chính thể quý tộc.
Quyển XIX: Pháp luật trong quan hệ với những nguyên tắc tạo ra tính cách chung tức là phong tục tập quán của dân tộc
Có nhiều yếu tố thống trị con người: khi hậu, tôn giáo, luật pháp, kỷ cương nhà nước, phong tục, tập quán… từ đó mà hình thành tính cách chung của một xã hội loài người. Tính cách tốt thì vài khuyết điểm là không đáng kể. Nhà lập pháp cần tôn trọng tính cách của dân tộc nếu nó không trái ngược với nguyên tắc của chính thể. Tính khoe khoang là một động cơ tốt, tính kiêu căng lại là nguy cơ của chính thể.
Quyển XX: Xét về bản chất và đặc điểm các luật trong quan hệ với thương mại
Ở đâu có phong tục thuần dịu thì ở đó có thương mại, và ở đâu có thương mại thì ở đó có thuần phong mỹ tục. Thương mại đã làm cho người ta hiểu biết về phong tục các nước và so sánh với nhau, trau dồi cho phong tục tốt lên và làm mất đi những phong tục xấu.
Tác dụng tự nhiên của tinh thần thương mại là đưa tới hoà bình. Nếu thương mại liên kết được các nước thì nó không liên kết được các cá nhân. Tinh thần thương mại tạo nên ý thức về công bằng đúng mức.
Ở đâu có thương mại ở đó có thuế quan. Nhà nước phải trung lập giữa thương mại và thuế quan, như vậy mới hưởng được cái lợi của tự do thương mại. Ngành tài chính phá hoại thương mại bằng cách thu thuế quá mức, bằng những thể lệ phiền hà, thủ tục rắc rối.
Quyển XXI: Pháp luật trong mối quan hệ với thương mại khi có các cuộc biến đổi lớn trên thế giới
Tuỳ vào từng điều kiện hoàn cảnh xã hội, tự nhiên của từng thời điểm khác nhau mà làm cho thương mại thay đổi. Thương mại nay phát triển hơn thương mại xưa. Thương mại xưa bị cản trở do cạnh tranh, vua chúa. Thương mại nay ngự trị ở mọi vùng.
La bàn mở hướng ra vũ trụ. Người ta tìm thấy nhiều vùng đất mới. Diễn ra tranh chấp phân chia thuộc địa mục đích làm thương mại với các điều kiện tốt, hơn là thương mại với láng giềng hai bên cùng có lợi. Phát hiện Châu Mỹ dẫn đến việc nối liền Châu Á và Châu Phi với Châu Âu. Châu Âu trở nên một đất nước siêu cường chưa ai sánh kip trong lịch sử.
Quyển XXII: Pháp luật trong quan hệ với việc sử dụng tiền tệ
Trước khi chưa có tiền tệ, các dân tộc có ít hàng hoá thường buôn bán bằng cách thương lượng hàng hoá trao đổi với nhau cho đến lúc 2 bên ưng ý. Nhưng một khi số hàng hoá đã lớn thì tất cả các nước có nhu cầu trao đổi hàng hoá thường xảy ra tình trạng: Nước thứ nhất cần nhiều hàng hoá của nước thứ hai mà nước thứ hai chẳng cần hàng hoá của nước thứ nhất, trong khi một nước thứ ba lại cần hàng hoá của nước thứ nhất. Người ta dùng tiền tệ thay cho trao đổi.
Tiền tệ là một dấu hiệu hiện đại cho giá trị của mọi hàng hoá. Tuy nhiên, nếu pháp luật không được công bằng thì nhiều khi vật dụng vào tay một kẻ không liêm chính nó vẫn không đại diện cho tiền bạc. Một đôi khi nhà lập pháp dùng nguyên tắc lấy vật dụng coi như tiền bạc.
Quyển XXIII: Pháp luật trong quan hệ với dân số.
Với các loài vật giống cái phát triển không ngừng. Với loài người do tác động của nhiều yếu tố chủ quan đã làm cho việc sinh sôi nòi giống của phái nữ gặp vô vàn cản trở.
Những điều quy định về dân số tùy thuộc ở hoàn cảnh. Ở những nơi điều kiện tự nhiên thận lợi các nhà lập pháp không phải làm gì nữa. Trái lại, ở những nước dân số tăng nhanh, các nhà lập pháp phải có những biện pháp tác động.
Dưới thời Charlemagne, Châu Âu là đế quốc lớn, chia thành nhiều vương quốc. Mỗi ông lãnh chúa cai trị một vùng và luôn tìm cách làm tăng thêm dân số của mình. Nhưng, những cuộc sáp nhập các vương quốc nhỏ đã dẫn tới sự giảm sút dân số nói chung. Hai thế kỉ qua, hàng hải châu Âu tăng gia rất nhiều. Điều này vừa đưa thêm người, vừa rút bớt người khỏi châu Âu. Ngày nay, châu Âu đang cần có luật khuyến khích sinh sôi nhân khẩu.
Quyển XXIV: Pháp luật trong tương quan với tôn giáo các nước.
Đối với tôn giáo chân chính, lợi ích tôn giáo và lợi ích chính trị phải luôn liên kết với nhau. Đằng sau tôn giáo, pháp luật là tài sản to lớn nhất mà con người có thể cho và nhận.
Các vua theo đạo Thiên Chúa gần thần dân, có tình với người hơn, ít tàn bạo hơn, vua và bề tôi có lòng tin, họ làm ra pháp luật và biết mình không phải là tất cả. Trong khi, các vua theo Đạo hồi thì tàn bạo hơn. Chính thể chuyên chế thích hợp với đạo Hồi. Người ta phải ưu ái với Thiên Chúa giáo mà khước từ Hồi giáo.
Môn phái khắc kỷ tỏ ra khinh thường khoái lạc và đau đớn. Những người khắc kỷ coi giàu sang, đau khổ, lạc thú là vô nghĩa, chỉ lo toan cho hạnh phúc chung, thực hành nghĩa vụ trong xã hội.
Có những điều luật dân sự rất hay, duy trì phong tục và chống lại sự nhầm lẫn trong tôn giáo. Tôn giáo có thể ủng hộ nhà nước khi mà luật chính trị bất lực.
Quyển XXV: Pháp luật trong quan hệ với việc thiết lập tôn giáo ở mỗi nước và chính sách đối ngoại của tôn giáo
Những người mộ đạo và những vô thần đều nói về tôn giáo. Người ta xây nhà cho Thần để thờ phụng và họ tìm thần về với sự sợ hãi và niềm tin hi vọng. Luật của Moise cho rằng những kẻ ngộ sát là vô tội, nhưng phải để họ tránh xa khỏi tầm mắt người thân của kẻ bị giết; còn bọn phạm trọng tội giết người thì không có nơi trú ngụ.
Khi tôn giáo đã có nhiều giáo sĩ thì đòi hỏi phải có một giáo sĩ cầm đầu. Do đó mà lập ra toà thánh Giáo chủ. Một số nước đặt toà thánh Giáo chủ ở xa kinh đô (thường là ở các nước quân chủ), và một số nước chuyên chế thì mọi quyền lực trong tay vua nhưng vua phải coi tôn giáo như pháp luật của mình.
Khi pháp luật một số nước phải chấp nhận nhiều tôn giáo thì pháp luật cũng phải buộc các tôn giáo khoan dung lẫn nhau. Mọi tôn giáo bị đàn áp đều trở thành kẻ đàn áp tôn giáo khác. Do đó, pháp luật nên đòi hỏi các tôn giáo chẳng những không quấy rối nhà nước mà còn không được quấy rối lẫn nhau. Nên tránh hình phạt đối với tôn giáo. Quy luật chung trong việc thay đổi tôn giáo là những lời mời mọc có sức mạnh hơn những hình phạt.
QUYỂN XXVI:Pháp luật trong quan hệ tất yếu với trật tự các sự vật lam cơ sở xây dựng nên pháp luật.
Con người bị cai trị bởi nhiều thứ luật khác nhau. Có nhiều thứ tự của luật, mà tính tôn nghiêm, cao thượng, lí trí của con người cần biết trật tự nào thích ứng với sự vật nào, và chớ lẫn lộn trong việc cai quản con người.
Tính chất pháp luật của con người thay đổi tùy theo những thay đổi của ý chí con người. Tính chất pháp luật của tôn giáo không bao giờ thay đổi. Người ta tin vào tôn giáo và người ta sợ pháp luật.
Những gì thuộc về bản chất, hình thức và cách thể hiện hôn nhân… đều liên quan đến tôn giáo. Còn về hậu quả của hôn nhân, liên quan đến điều lợi của vợ chồng… thì đều liên quan đến luật dân sự. Ngoài những điều mà tôn giáo đòi hỏi, luật dân sự có thể yêu cầu hôn nhân phải tuân thủ các điều kiện khác. Những điều mà luật dân sự đề ra có tính chất bổ sung, không phản đối tôn giáo.
Quyển XXVII : Nguồn gốc và các cuộc cách mạng trong luật Rome
Các con và hậu duệ sống dưới quyền người cha gọi là người thừa kế nội thuộc. Con cháu bên họ mẹ không được hưởng gia tài. Luật về di chúc thừa kế thông qua trong Đại hội đồng dân chúng,về luật Rome xưa người mẹ không có phần trong việc thừa hưởng gia sản.
Quyển XXVIII: Về nguồn gốc và những cuộc cách mạng trong các luật của người Pháp
Ông cha chúng ta để cho danh dự, tài sản, sinh mạng của công dân phụ thuộc vào cái ngẫu nhiên hơn là phụ thuộc vào động cơ lý trí. Họ vô cùng nhạy cảm trước những sự lăng nhục, bất kể đó là lăng nhục bằng cách gì. Tất cả đều nằm trong ý niệm lăng nhục vì bị đánh, và bị đánh càng đau thì nỗi nhục càng sâu cay.
Các nguyên lão nghị viện và các bô lão địa phương không tham dự vào việc xử án nữa. Các quan tự làm lấy việc xét xử. Tình hình này tạo ra thực tiễn là luật Toà thánh cùng với việc dân sự thi nhau loại bỏ quyền uy của các nguyên lão nghị viện. Quan toà cũng không bao giờ xét xử một mình như trước kia.
Nước Pháp ngày xưa được quản lý bằng các phong tục không thành văn. Tục lệ riêng của các thái ấp lãnh chúa tạo thành luật dân sự. Phong tục nước Pháp có 3 tính chất: một là phong tục thành văn, hai là tính chất chung toàn quốc và ba là mang dấu ấn nhà vua.
Quyển XXIX: Cách soạn thảo luận
Tinh thần của người lập pháp chính là tinh thần điều tiết. Cái tốt trở nên thái quá thì mọi quan hệ của sự vật sẽ bị hủy. Có những điều luật mà người lập pháp ít khi biết rằng cách làm như thế là trái với mục đích của chính bản thân điều luật.
Trong việc soạn thảo luật, cần chú ý phong cách soạn thảo phải ngắn gọn, rõ ràng, ko vòng vo, tối nghĩa. Lời lẽ của luật phải gợi lên trong đầu óc người đời những ý nghĩa đúng như luật nói. Khi phạt tránh ghi thành giá tiền. Khi luật đã xác định ý nghĩa của một sự vật chớ nên dùng những từ ngữ mơ hồ. Không thay đổi một điều luật khi chưa đủ lí do cần thiết. Khi người ta dùng bao nhiêu lí do để bảo vệ một đạo luật thì lí lẽ phải xứng với nó. Luật phải có hiệu quả, nhận thức, phản ánh đúng ý nghĩa của sự vật. Luật phải trong sáng. Người làm luật phải có tâm hồn vui tươi cao cả.
Quyển XXX: Lý thuyết của luật phong kiến ở Pháp trong mối tương quan với việc thiết lập nền dân chủ
Về cội nguồn của luật phong kiến, nó có từ khi các dân tộc chiếm lĩnh vương quốc Rome ở nước Đức. Tuy nhiên chỉ có ít tác giả cổ đại miêu tả phong tục của họ, trong đó phải kể đến hai ông César và Tacite.
Người Goths, người Bourgulgnons và người Francs xứ Gaule bị các dân tộc Germain xâm chiếm. Người Goths chiếm vùng Narbonnaise và gần hết cả phía nam, người Bourguignons chiếm vùng trông ra phía đông, người Francs chiếm phần còn lại. Nhưng cách chia đất của họ khác nhau: người Goths và người Buorguignons sau khi đã tìm cớ này cớ nọ vào được trong lãnh thổ Gaule, dân Romain ở đây đành phải cấp các yếu phẩm cho họ để họ đừng tàn phá dân cư. Người Francs không làm theo cách này. Người Francs đến dùng những thủ đoạn chinh phục. Họ lấy những cái họ muốn biết. Họ tư đặt ra luật lệ trong nội bộ họ.
Về chế độ nô dịch: bộ luật người Bourguignons nói rằng, người Bourguinons đến xứ Gaule nhận đươc 2/3 đất đai và một phần ba nông nô. Chế độ nô dịch đã ở xứ Gaule tư trước khi người Bourguinons tới đây.
Về quyền tài phán trong địa vực giáo hội: giáo hội là tài sản đáng kể. Các ông vua đều cấp cho giáo hội cả cơ quan tư pháp.
Quyển XXXI: Lí thuyết luật pháp phong kiến của người Francs trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng trong thời quân chủ
Lời thề của Charlemagne và của Louis là “Người Francs chỉ chọn các con vua”.
Về sau này, khi đế quốc chuyển sang tay một nhà khác không phải dòng Charlemagne thì các bầu chọn vua làm theo các điều kiện nghiêm ngặt, thuần túy và giản dị, xa rời hiến pháp cũ: Quyền của nhân dân thời này là chỉ được bầu những người trong hoàng tộc.
Ông xây dựng nhà nước với nhiều đối trọng ức chế lẫn nhau dưới quyền lực của ông. Ông đề ra nhiều luật lệ thật hay và buộc người ta phải thực hiện nghiêm túc. Ông là người biết trừng phạt nhưng khoan dung nhiều hơn.Ông dám chơi với những cảnh hiểm nghèo, đặc biệt là với những kẻ lắm mưu kế. Ông còn đem của cải chia cho nhân dân trong cả nước.
CÂU 2: Những điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 so với trước đó.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008. Luật bao gồm 12 chương, 95 điều, thay thế Luật BHVBQPPL năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL năm 2002 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
Với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, BHVPQPPL, Luật đã sửa đổi một cách toàn diện quy trình xây dựng, BHVBQPPL và thông qua văn bản theo hướng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo, cơ quan ban hành chỉ tập trung vào việc thảo luận và quyết định chính sách. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật có chất lượng, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và có tính khả thi cao.
Thu gọn các loại VBQPPL
Theo quy định của Luật BHVBQPPL năm 1996, hệ thống VBQPPL của nước ta bao gồm hơn 20 loại văn bản, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành; mỗi cơ quan ban hành từ 2 đến 3 loại văn bản. Điều này làm cho hệ thống VBQPPL rất phức tạp, việc theo dõi, áp dụng và xác định thứ bậc hiệu lực của VBQPPL gặp không ít khó khăn.
Nhằm đơn giản hóa hệ thống VBQPPL, Điều 2 của Luật quy định một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ ban hành VBQPPL dưới một hình thức văn bản. Theo đó, Chính phủ chỉ ban hành VBQPPL dưới một hình thức: nghị định, thay vì nghị quyết và nghị định; Thủ tướng Chính phủ chỉ ban hành VBQPPL dưới một hình thức: quyết định, thay vì chỉ thị và quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chỉ ban hành VBQPPL dưới một hình thức: thông tư, thay vì quyết định, chỉ thị, thông tư như trước đây.
Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán, Luật đã bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc ban hành VBQPPL dưới hình thức quyết định.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định hướng giải quyết đối với nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; văn bản liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành trước khi Luật có hiệu lực. Theo đó, các văn bản này vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng VBQPPL khác.
Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản, điều, khoản, điểm được quy định chi tiết
Để khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định, nghị định chờ thông tư, cũng như tình trạng hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh một cách tràn lan, thậm chí sao chép lại các quy định của luật, pháp lệnh, các quy định của Luật yêu cầu VBQPPL phải được quy định chi tiết, rõ ràng để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay, hạn chế tình trạng giao Chính phủ ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết và bỏ quy định giao Chính phủ ban hành nghị định để hướng dẫn toàn bộ nội dung của luật, pháp lệnh một cách chung chung. Các nội dung cần được quy định chi tiết phải được giới hạn cụ thể hơn và việc uỷ quyền ban hành văn bản quy định chi tiết phải tuân theo nguyên tắc cơ quan đã được giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải ban hành văn bản, không được phép uỷ quyền tiếp cho cơ quan khác ban hành văn bản quy định chi tiết. Đồng thời, với yêu cầu việc ban hành văn bản quy định chi tiết phải được thực hiện trước khi văn bản, điều, khoản được quy định chi tiết có hiệu lực để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết, sẽ hạn chế được tình trạng văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm, việc soạn thảo kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản được hướng dẫn. Ví dụ:
- VBQPPL phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung (khoản 2 Điều 5).
- VBQPPL phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, chỉ trường hợp văn bản có nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao thì có thể giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được uỷ quyền tiếp (khoản 1 Điều 8).
Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng một cơ quan được giao nhiệm vụ quy định chi tiết nhiều nội dung của một VBQPPL phải ban hành nhiều văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, Luật quy định theo hướng trừ trường hợp cần phải quy định trong nhiều văn bản khác nhau, cơ quan được giao quy định chi tiết soạn thảo, ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung cần hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung ở nhiều VBQPPL khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết (khoản 3 Điều 8).
Áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản
Quy trình lập pháp chặt chẽ, nhiều công đoạn nhằm mục đích bảo đảm có sự tham gia của nhiều cơ quan, bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan đối với chất lượng của dự án, dự thảo. Do vậy, việc cắt bỏ một khâu trong quy trình này khi xây dựng một văn bản sửa đổi, bổ sung một văn bản đều khó thuyết phục mặc dù giữa việc soạn thảo một văn bản hoàn toàn mới với việc sửa đổi một vài điều hoặc chỉ rất ít điều, thậm chí 1 hoặc 2 điều là có sự khác nhau. Với trình tự soạn thảo, ban hành văn bản được quy định chặt chẽ, khi soạn thảo văn bản, mỗi Ban hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quan tâm đến việc soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung một dự án, dự thảo. Việc sửa đổi, bổ sung VBQPPL thường áp dụng theo trình tự xây dựng, ban hành văn bản mới.
Việc nghiên cứu, sửa đổi đồng thời một lúc nhiều văn bản cho phép tuân thủ các bước tối thiểu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản mà vẫn bảo đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, đồng thời khắc phục được sự mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, khắc phục được sự lãng phí về thời gian nghiên cứu, thời gian tổ chức soạn thảo, thông qua văn bản cũng như tiết kiệm kinh phí nghiên cứu, soạn thảo, ban hành văn bản.
Chính vì lý do trên, khoản 3 Điều 9 quy định: “Một VBQPPL có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành”. Như vậy, trong trường hợp có nhiều văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ do cùng một cơ quan ban hành, cơ quan đó chỉ cần ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ tất cả các nội dung đó mà không cần ban hành nhiều văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ từng văn bản.
Trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản
Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí và tăng cường hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình xây dựng nghị định, Luật quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định phải được gửi kèm báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản (khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 59).
Để cung cấp thêm thông tin cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các đối tượng liên quan trong việc xem xét, thảo luận, thông qua văn bản, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, Luật quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản. Nội dung báo cáo phải nêu rõ được các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó, chi phí, lợi ích của các giải pháp, so sánh chi phí - lợi ích của các giải pháp (khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 61).
Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan soạn thảo chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá tổng thể. Nội dung của bản đánh giá phải luôn luôn được bổ sung cùng với quá trình chỉnh lý dự thảo. Đặc biệt là sau giai đoạn thẩm định, giai đoạn trình, giai đoạn thẩm tra.
Công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành VBQPPL và công bố, công khai VBQPPL
Công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong việc sửa đổi Luật BHVBQPPL lần này. Việc công khai, minh bạch từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những giúp cho người dân sớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện, mà còn là một trong những kênh để người dân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật phản ánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được đề ra trong nhiều văn kiện của Đảng.
Vì vậy, Luật quy định trong quá trình soạn thảo, toàn văn dự thảo VBQPPL phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian tiếp cận, chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến; cơ quan tổ chức lấy ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến góp ý để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ thời điểm có hiệu lực của VBQPPL phải được quy định ngay trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ngày ban hành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện (đoạn 1 khoản 1 Điều 78); VBQPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và văn bản ban hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh; VBQPPL đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc (khoản 2 Điều 78).
Bên cạnh đó, Luật quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành VBQPPL trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo; trách nhiệm của cơ quan Công báo phải đăng toàn văn VBQPPL trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản (khoản 2 Điều 78).
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức trong việc phát biểu ý kiến về những vấn đề của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách
Nhằm nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở thuyết phục khi xem xét, đánh giá các quy định của dự án, dự thảo, Luật quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo, trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý về nguồn nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm góp ý kiến về tác động đối với môi truờng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Khoản 3 Điều 35).
Cũng với mục đích nâng cao chất lượng của dự án VBQPPL, Luật bổ sung quy định về chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị định của Chính phủ trước khi trình Chính phủ. Theo đó, trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ (Điều 38 và Điều 65).
Xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
Quy trình soạn thảo, ban hành VBQPPL theo quy định của Luật BHVBQPPL năm 1996 rất chặt chẽ. Tuy nhiên, quy trình này, nếu áp dụng cho tất cả các văn bản, thì sẽ cứng nhắc và thiếu hiệu quả, vì trên thực tế có những văn bản có nội dung sửa đổi, bổ sung đơn giản, là do hệ quả, tác động của các VBQPPL khác nhằm bảo đảm thống nhất với nội dung của các văn bản đã được ban hành trước đó; hoặc có những văn bản cần được ban hành trong trường hợp khẩn cấp, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm lợi ích chung.
Vì vậy, Luật đã bổ sung một chương (Chương VIII) quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn. Luật quy định rõ việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành. Đồng thời, thủ tục rút gọn cũng chỉ áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của mình và trình Quốc hội xem xét quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội; Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ và quyết định của mình. Bên cạnh đó, quy định rõ các bước, các khâu có thể được rút gọn khi áp dụng trình tự, thủ tục này (Điều 76, Điều 77). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, khả thi của văn bản, dù là soạn thảo theo quy trình rút gọn thì vẫn phải tiến hành thẩm định, thẩm tra dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền.
Hợp nhất VBQPPL
Để tạo điều kiện cho việc áp dụng, tra cứu văn bản được thuận lợi, tăng thêm tính minh bạch của hệ thống VBQPPL, tính rõ ràng của pháp luật, Luật bổ sung quy định về hợp nhất văn bản (Điều 92). Việc hợp nhất VBQPPL sau khi sửa đổi, bổ sung không được làm ảnh hưởng đến nội dung và hiệu lực của các VBQPPL được hợp nhất. Như vậy, việc hợp nhất VBQPPL sau khi sửa đổi, bổ sung là một hoạt động thuần tuý có tính kỹ thuật, không tạo ra quy phạm pháp luật mới và cũng không tạo ra VBQPPL mới.
Theo quy định tại Điều 92, văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của VBQPPL phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Những vấn đề cụ thể của việc hợp nhất VBQPPL, Luật giao cho ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Ở nước ta, có nhiều cơ quan được ban hành VBQPPL và trên thực tế, các văn bản hướng dẫn thường được người ta quan tâm hơn là văn bản được hướng dẫn vì các văn bản hướng dẫn thường gắn với thẩm quyền quản lý của một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan cụ thể cũng như các văn bản này quy định những nội dung cụ thể mà các đối tượng thi hành văn bản phải tuân thủ. Trong khi đó, hệ thống quy phạm pháp luật hiện nay chưa được tập hợp theo từng chủ đề nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác tra cứu và áp dụng, nhất là khó có thể biết được quy phạm pháp luật có còn hiệu lực hay không. Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật không những tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tra cứu, thực hiện pháp luật mà còn giúp cho cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ áp dụng được chính xác các quy định của pháp luật; đồng thời, qua đó cũng phát hiện ra được các quy định của pháp luật còn chồng chéo để đề xuất tiến hành sửa đổi, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề trong tác phẩm Tinh thần pháp luật của Montesquieu.doc