MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU . 1
B. NỘI DUNG . 2
I.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ 2
1. Quan niệm về kinh tế thị trường 2
2. Đặc trưng của kinh tế thị trường 3
3. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam 8
2. Về mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 8
3. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM . 12
1. Thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam còn ở trình độ kém phát triển so với thế giới 12
2. Phân công lao động cơ sở kinh tế thị trường còn chưa phát triển . 13
3. Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14
4. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam . 17
IV. KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển mạnh mẽ.Kể từ năm 1986 khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường nền kinh tế đã đạt được những kết quả hết sức to lớn .
Có thể nói kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hết sức rộng lớn, phức tạp . Do vậy đảng ta mới thực hiện được những bước đi đầu tiên thận trọng bước vào nền kinh tế thị trường.
Là một nhà kinh tế tương lai đòi hỏi phải nắm được đặc điểm hoạt động, mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế của đất nứơc.vì vậy tôi chọn đề tài “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Đề tài này không chỉ giúp tôi nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường mà còn giúp được một số người không có kiến thức cũng có thể hiểu được sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam.Do phạm vi nghiên cứu của đề tài này là rộng, do vậy tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản đó là:
I. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
II. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường,định hướng xã hội chủe nghĩa ở việt nam
III. Thực trạng và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa ở việt nam
B- NỘI DUNG
I.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Quan niện về kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là mo hình kinh tế đều được thực hiện trên thị trường thông qua quá tình trao đổi, mua bán quan hệ hàng tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẻ đạt đến kinh tế thị trường.Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển rất caocủa lực lượng sản xuất.
Trong những điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau sự phát triển của kinh tế hàng hoá tất nhiên chịu sự tác động của những quan hệ xã hội nhất định hình thành lên các chế độ kinh tế–xã hội khá nhau.
Loài người đã chứng kiến kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng nó không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu của văn minh nhân loại.
Kinh tế thị trường đã tồn tại rất lâu trong xã hội loài người, nhưng phải đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời nó mới biết vận dụng khai thác những quy luật tất yếu của kinh tế thị trường vào sản xuất và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Đảng ta đã khẳng định “sản xuấ hàng hoá không đối lâoh với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và con người khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng.
Trong xã hội nếu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hoá và sức mua của xã hội quyết định dung lượng của thị trường.Ngược lại nếu mở rộng và lành mạnh hoá thị trường lại có tác động lưu thông hàng hoá phát triển. Nói đến thị trường là nói đến hàng hoá giá cả, tiền tệ, người bán, người mua.
Cơ sở của kinh tế thị trường là sự phân công lao đọng xã hội. Trình độ và quy mô thị trường gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội,sản xuất và sức mua của xã hội. Theo Mác thì “ thị trường là lĩnh vực trao đổi” Lê Nin cho rằng khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khái niện phân công lao động xã hội.
Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường và chịu sự chi phối của những quy luật vố có gồm:quy luật cung càu, cạnh tranh,giá trị thặng dư, quy luật lưu thông tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế là rất cao. Mọi người có thể quyết định ssự việc, cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Trong nền kinh tế thị trường giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng, thông qua cung cầu để kích thích điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế.Tham gia thị trường,sự biến động của giá cả thị trường và ngược lại giá cả thị trường cùng điều tiết cung cầu. Nói tóm lại, sự hình thành giá cả thị trường do thị trường quyết định.
Cạnh tranh giữa các chũ thể là tất yếu.Để giành giật được những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Chính sự cạnh tranh đó sẻ đào thải những doanh nghiệp yếu kém, những doanh nghiệp còn lại có trình độ tổ chức quản lý sể sản xuất tốt,giá cả cạnh tranh, được người tiêu dùng chấp nhận.
Như vậy, cuối cùng người được lợi là người tiêu dùng.
2. Đặc trưng của kinh tế thị trường.
Đấy là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, xét về thực chất là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phàn vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nó không phải là mô hình kinh tế thị trường tư bản cũng không phải kinh tế thị trường xã hội chũ nghĩa, nó mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Đặc trưng của kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xét về mục đích là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với cả ba mặt:sở hữu, quản lý, phân phối.
Về sở hữu phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quanhệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển cải thiện đời sống nhân dân thực hiện đời sống công bằng xã hội. Do vậy, phải từng xác lập và phát triển chế độ sở hữucông cộng về tư liệu sản xuất,tránh nóng vội xây dựng ồ ạt.
-Quản lý trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩathực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đồng thời yêu cầu phân phối theo mức đóng góp và các nguốn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Cơ chế phân phối này vừa tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền công bằng xã hội ngay từng bước phát triển .
-Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chổ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dan tộc. Nâng cao dân trí giáo dục đào tạo con người,xây dựng và phát triển nguồn nhâ lực của đất nước.
- Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mới,nghĩa là có sự hợp tác giữa các quốc gia. Một quốc gia không thể hội tụ được các yêú tố sản xuất. Do vậy, phải hợp tác và phân công lao động với nhau.
3. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
a. Phát triển kinh tế thị trường là sự lựa chọn đúng đắn.
. Phát triển kinh tế hàng hoá kinh tế thị trường có vai trò hết sức quan trọng. Đối với nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội thì không còn đường nào khác là phải phát triển kinh tế hàng hoá .Kinh tế hàng hoá khắc phục được kinh tế tự cung tự cấp, tự túc,tự đẩy mạnh, Phân công lao động xã hội phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động,tăng số lượng chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tính tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kiến thức giữa các địa phương,các vùng lãnh thổ, thúc đẩy phát huy tính tình năng động, sáng tạo cuả mỗi con người lao động, mỗi đơn vị kinh tế đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm. Vì vậy, phát triển kinh tế hàng hoá được coi là chiếc đòn kéo xe để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa nền sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở mức này không thể là bản sao của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước khác. Trong các tiêu thức để phân biệt nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường này với kinh tế thị trường khác phải kể đến định hướng chính trị, kinh tế,xã hội chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế.
Đất nước ta sau 30 năm chiến tranh cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ gần như không cân sức sống. Muốn đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng đó thì không cón con đường nào khác ngoài phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó vừa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước trong thời kỳ đó vừa hợp với xu thế phát triển của thời đại.Với phương châm “đi tắt đón đầu,đảng và nhà nước ta đã chọn được một hướng đi đúng để Việt Nam có thẻ sánh vai với các cường quốc”.Vấn đề còn lại bây giờ chỉ còn là thời gian và hiệu quả quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước.
b. Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội . Ngay khi giành được độc lập,Đảng,Bác Hồ kính yêu đã đưa nước ta tến lên theo chủ nghĩa xã hội. Đây là một xã hội không có người bóc lột người, ở đó mọi mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, đều hưởng quyền lợi mà trong các chế độ khác không có được. Đó là mục tiêu lâu dài,để thực hiện được mục tiêu đó thì trước đó phải thực hiện mục tiêu trước mắt, đó là phát triển mục tiêu kinh tế bảo đảm nâng cao đời sống cho nhân dân. Muốn phát triển kinh tế nhanh ổn định không bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa thì việc lựa chọn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết.
Sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh cho sự chệch hướng giữa đường lối và bản chất chế độ. Nền kinh tế Liên Xô thúc đẩy là một nền kinh tế đóng. Nừu xét về một khía cạnh nào đó. Do vậy sẻ bị tụt hậu so với các nước TBCN, mặt khácnhà nứoc quản lý nền kinh tế tập trung do vậy không phát huy được tính tự giác trong lao động của mọi người làm cho năng suất lao đọng giảm, giẫn đến mức sống của công nhân nói riêng và toàn bộ nhân dân nói chung bị giảm sút nghiêm trọngm Mọi người lúc này đã không tin tưởng vào chế độ Đảng cộng sản vì không mang lại cho họ cuộc sống tốt hơn. Sự sụp đổ của các nước liên xô và các nước Đông Âu là một tất yếu, không thể tránh khỏi.
Đảng và nhà nước ta đã sơm nhận ra đựoc những bất cập yếu kém trong cách quản lý kinh tế theo mô hình của Liên Xô, vì vậy đã tránh được những vết xe đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đảng đã lựa chọn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một nền kinh tế mở nhưng nhưng có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đảm bảo không bị chệch hướng chế độ và ngày càng nâng cao mức sống của nhân dân. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã lựa chọn. Vì thế càng làm rút ngắn thời gian cần thiết để đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội và trở thành một nhà nước kiểu mẩu trên thế giới .
Không phải ngẫu nhiên mà Đảng, nhà nước ta lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn do ở Việt Nam có những cơ sở để tồn tại nền kinh tế thị trường đó là:
-Sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, không những không mất đi mà còn có những chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng. Phân công lao động trong nước còn tiến tới phân công lao động quốc tế. Điều này thể hiện ở sự phong phú đa dạng, chất lượng càng cao trên thị trường
-Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hửu tạo ra nhiều sự khác biệt nhất định về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Ngay cả các đơn vị kinh tế dựa trên cùng quan hệ sở hữu cũng có sự tách biệt về kinh tế do trình độ xã hội hoá chưa cao,chưa thể phân phối trực tiếp sản phẩm cho nhau do vậy vẫn phải sử dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chử nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Nó là sự kết hợp giữa cái chung kinh tế thị trường và cí đặc trưng (định hướng xã hội chủ nghĩa). ở nước ta những định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế như: phá triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng các hình thức sở hữu và các tổ chức sản xuất kinh doanh trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường hội nhập vào nền kinh tế thị trường nhiều khu vực và thế giới với nhiều hình thức quan hệ, liên kết phong phú, đa phương, đa dạng
2.Về mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Một là: kinh tế hàng hoá,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta dến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Hai là: Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải giữ vai trò chủ đạo các thành phần kinh tế khác đều vận động theo định hướng chung và khuôn khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là: Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế hàng hoá, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Bốn là: Nó là một mô hình kinh tế mở cả với bên trong và bên ngoài tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế hàng hoá nói chung mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất chủ đạo. Do vậy mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa và trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản khác nhau.
3. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hoá quá độ thể hiện trong nền kinh tế quá độ nhiều loại hình sản xuất hàng hoá đan xen nhau, sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghiã, sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá nhỏ. Mỗi kiểu sản xuất hàng hoá có những nét đặc thù về bản chất kinh tế xã hội và trình độ phát triển, nhưng nó đều là những bộ phận khác nhau của nền kinh tế quốc dân thống nhất hình thành và chịu sự chi phối của thị trường xã hội thống nhất với các quan hệ cung cầu giá cả chung, đòng tiền chung. Bởi vậy nó vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo hộ quyền sở hửu và quyền thu nhập hợp pháp. Nhưng các kiểu sản xuất hàng hoá này không còn giữ nguyên bản chất, vì nó mang tính chất quá độ. Nhân tố kinh tế và quá độ kinh tế trong sản xuất tu bản chủ nghĩa đã có những nhân tố kinh tế kinh tế của kinh tế nhà nước như điện nước, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và đã có những quan hệ kinh tế với các thành phần kinh tế khác chịu sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế hàng hoá quá độ, sản xuất hàng hoá giữ vai trò chủ đạo định hướng với các kiểu sản xuất hàng hoá khác… . Do có nhiều thành phần kinh tế chịu nhiều tác động của các quy luật kinh tế riêng, vì thế ngoà tính thống nhất chúng còn mau thuẫn khiến cho nền kinh tế nước ta khả năng tăng theo những phườn hướng khác nhau. Các doanh nghiệp có thể vì lợi nhwnj mà bất chấp tất cả luậtpháp, thực hiện lừa đảo, trốn lậu thuế. Do vậy nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp dể ngăn chạn và hạn chế những khuynh hướng tự phát những hiện tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghiã. Để giải quyết được vấn đề này nhà nước phải quan tâm tạo điều kiện cũng cố, phát huy hiệu quả, ra sức xây dựng khu vực nhà nước đủ mạnh để làm tốt vai trò chủ đạo. Nừu nền kinh tề nước không đảm nhiệm được vai trò chủ đạo này thì nền kinh tế quốc dân ắt sẻ không tránh khỏi nguy cơ chệc hướng xã hội chủ nghiã.
- Kinh tế hàng hoá ở nước ta còn có trình độ kém phát triển biểu hiện ở số sử dụng mặt hàng và chủng loại hàng hoá nghèo nàn, khối lượng hàng hoá lưu thông và kim ngạch xuất nhập khẩu nhỏ, chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá cao, chất lượng thấp, quy mô và dung lượng thi trường hạn hẹp, sức cạnh tranh các doanh nghiệp và hàng hoá trên thị trường trong nước cùng nhiều trị trường nước ngoài còn rất yếu. Đội ngủ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều non trẻ và yếu kém…
Trình độ phát triển thấp của sản xuất hàng hoá bắt nguồn từ trình độ thấp từ lực lượng sản xuất, từ tính chất sản xuất nhỏ của nền inh tế, lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn, cơ cáu kinh tế còn mất cân đối và kém hiệu quả do hậu quả của chế độ bao cấp còn tồn tại sau trong một thời gian khá dài.
-Nền kinh tế nước ta phát triển theo hình thức hội nhập vào thị trường thế giới. Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển càng làm cho lực lượng sản xuất đạt trình độ xã hội hoá cao dẫn đến quá trình khu vục hoá, quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng mở rộng. Do vậy phát triển kinh tế hàng hoá không phải dựa trên kinh tế trong nước mad còn phải tính đến quan hệ kinh tế quốc tế, đến xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Nền kinh tế hàng hoá mỗi quốc gia muốn tăng thuần lợi thế không gắn với thị trường thế giới. Cách mạng xã hội chủ nghĩa làm cho số lượng,chất lượng, chủng loại hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao, phong phú và đa dạng mà đất nứơc nào đã là nước phát triển cũng không thể sản xuất ra tất các hàng hoá, vì vậy, mổi nước phải tuỳ theo lợi thế của mình để lựa chọn những mặt hàng có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trờng thế giới. Sản xuất hàng hoá ở nước ta khó có thể phát trỏên mạnh mẽ, nếu thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài và áp dụng những tiến bộ công nghệ kỹ thuật hiện đại của thế giới, khai thác những tiềm năng còn rất lớn trong nền kinh tế. Muốn vậy, con đường đúng dắn là phát triển nền kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả.
-Phát triển kinh tế hàng hoá gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dan tộc. Phát kinh tế hàng hoá gắn liền với kinh tế mở là tất yếu nhưng trong quá trình đó bên cạnh là tiếp thu tinh hoa thế giới thì cũng có nguy cơ du nhập những yếu tố văn hoá xa lạ với truyền thống đặc diểm của dân tộc. Muốn giữ được nền kinh tế hàng hoá mang bản sắc dân tộc việt Nam phải sử dụng có hiệu quả sự quản lý vĩ mô của nhà nước, dưới sự quản lý của Đảng, không chấp nhận lối sống thực dụng mai hoá mọi hoạt đọng đời sống xã hội, mà đề cao những chuẩn mực giá trị văn hoá và đạo đức, đồng thời cạnh tranh và xoá bỏ những tập tục những lối sống cổ hũ và lạc hậu.
-Gắn liền với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì cũng có nhiều hình thức phân phối như: phân phối theo lao động, phân phối theo nguồn lực đóng góp với mục đích là giảm tang trưởng với kinh tế thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách người giàu và người nghèo trong nền kinh tế hàng hoá định hướng xã hội chủ nghĩa,nhà nước chủ đọng giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã họi không chỉ là phương tiệ giải quyết và phương tiện để giải quyết phát triển kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Sự thành công của nền kinh tế hàng hoá theo chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng mà còn ở mước sóng của mọi tầng lớp dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo gục đều tăng, bản sắc dân tộc giũ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ.
III. THỰC TRẠNG VÀ NỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng kinh té thị trườg ở việt Nam còn ở trình độ kém phát triển so với thế giới
a.+.Về cơ sở vật chất kỹ thuật :
Phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta là lạc hậu so vớ khu vực và thế giới từ 30 đến 50 năm. Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và phần lớn đã xuống cấp do được xây dựng từ rất lâu. Kể từ khi đổi mới tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở nước ta khoảng 7% nhưng cơ sở vật chất không được xây dựng tương ứng dẫn đến hệ thống giao thông đô thị bị quá tải, phần lớn các thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước là ở thế hệ từ những năm 80 được nước ngoài viện trợ.Điều này làm cho năng xuất giảm sút,sức cạnh tranh của nền kinh tế càng thêm yếu kém,hàng hoá không có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.Hiện nay đảng và nhà nước ta đã nhận thức rất rõ vấn đề này và đa tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó,phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ đạt được trình độ khoa học kĩ thuật,công nghiệp ngang bằng với thế giới.
2.Phân công lao động_ cơ sở của kinh tế thị trường còn chưa phát triển.
-Theo Lê Nin nhìn vào một nước mà đa số sống bằng nghề nông nghiệp thì chứng tỏ sự phân công lao động chưa phát triển. Đất nước ta hiện nay có khoảng gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm nghề nông nghiệp. Trong nông nghiệp thì trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhưng chủ yếu là độc canh cây lúa nên năng suất lao động thấp,chất lượng không cao.Một nền nông nghiệp được coi là phát triển nếu tỉ trọng của ngành chăn nuôi chiếm 75% giá trị sản suất nông nghiệp.ở nước ta hiện nay tỉ lệ này là ngược lại.Do vậy mục tiêu trước mắt trong nông nghiệp là đưa chăn nưôi lên chiếm tỉ trọng lớn,đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của nông nghiệp.
Hiện nay lao động đến tuổi chưa có việc làm ở nông thôn rất lớn, đây là mộ sự lãng phí nhân lực không nên có.Do sự phát triển của nền kinh tế không thể giải quyết vấn đề này trong một sớm một chiều.Đảng ta cũng đã cố gắng để điều chỉnh cân đối giữa các vùng miền,giữa nông thôn và thành thị.
Một điểm yếu của lao động Việt Nam đó là trình độ tay nghề còn hạn chế, đào tạo không gắn liền với thực tế, do đó dẫn đến hiện tượng thừa thầy thiếu thợ,thừa những lao động thủ công nhưng lại thiếu những lao động chuyên sâu có trình độ tay nghề kĩ thuật cao.Đó một phần do tính chất trọng bằng cấp trong xã hội ta.
c, các loại thị trường chưa hình thành đồng bộ.
- Ở Việt Nam thị trường tài chính,tiền tệ,hay thị trường bất động sản hạot động không đồng đều, kém hiệu quả.Gần đây đã hình thành thị trường chứng khoán nhưng khả năng giao dịch là rất nhỏ so với quy mô của nền kinh tế.Hệ thống ngân hàng tài chính vẫn chậm đổi mới do vậy vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.Ngoài ra còn có thị trường lao động sức lao động,đây là thị trường đầy tiềm năng đối với Việt Nam vì nước ta có 82 triệu dân,trong đó số người đang ở độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao.do vậy nhà nước ta đã xúc tiến mạnh việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho ngưòi dân
d, Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém
- đó là hậu quả của cơ chế kế hoạch hoá tập chung để lại.Bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kênh,quan liêu,thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho nhân dân.đậc biệt la tệ nạn tham nhũng đã được đảng ta coi là quốc nạn.Hệ thống các cán bộ quản lý kinh tế vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị.Do đó dẫn đến tỉ lệ lạm phat cao,tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản từ 10% đến 30%.Trong đội ngũ các cán bộ quản lý kinh tế hiện nay có rất ít cán bộ trẻ,đây là một thiếu xót rất lớn của ta vì nhuqngx người tẻ tuổi thường có kiến thức chuyên môn vững vàng,lòng nhiệt huết và có sức khoẻ để phục vụ đát nước lâu dài.
Hệ thống luật pháp chưa đồng bọ còn nhiều kẽ hở dẫn đến tình trạng chốn thuế,buôn lậu,gian lận thương mại gây thiệy hại lớn cho nền kinh tế quốc dân.
3.Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a, mục thiêu phấn đấu
+ Giai đoạn 2001-2005
Nhịp độ tăng GDP bình quân 7,5% một năm,tổng GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995
Đến năm 2005 tỉ trọng nông,lâm,ngư nghiệp là 20% đến 21%,công nghiệp và xây dựng 38% đến 39%,các ngành dịch vụ 41% đến 42%
Giảm tỉ lệ sinh hàng năm 0,05%,nhịp đọ phát triển dân số năm 2005 khoảng 1,22%
Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho 7,5 triệu lao động,nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005
Cơ bản xoá hộ đói,giảm tỉ lệ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005
Về quan hệ sản xuất: Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần,cách thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa,cùng phát triển lâu dài hợp tác cạnh tranh lành mạnh.
Trong nền kinh tế của nước ta kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo do vậy đến năm 2005 cơ bản hoàn thành việc củn cố sắp xếp diều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
b, Mục tiêu chiến lược
- Đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phat triển,nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân,tạo nền tảng đẻ đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hường hiện đại.Nguồn lực con người,năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường,thể chế cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản.Vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao.
Cụ thể là: đưa GDP vào năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000.Nâng cao rõ nét hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.
Ổn định kinh tế vĩ mô,cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh,tăng dự trữ ngoại tệ,bội chi ngân sách,lạm phát,nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng.Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ lệ GDP của nông nghipẹ là 16 đến 17% công nghiệp 40-41% , dịch vụ 42-43%, tỷ lệ lao động nông nghiêpj khoảng 50%.
- Nâng cao chỉ số phát triển con người của nước ta, tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1%. Xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. Nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo đến 40%. Chất lượng đời sống văn hoá tinh thần được nâng lên rỏ rệt trong môi trường xã hội an toàn lành mạnh,môi trường tự nhiên dược bảo vệ và cải thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học công nghệ đủ khả năng ứng dụng công nghiệ hiện đại tiếp cạn trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực. Nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,cong nghe vật liệu mới,công nghệ tự động hoá
-Kết cấu hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,quốc phòng an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông được hiện đại hoá một bước, giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hỗu hết các xã được sử dụng điện thoại và các dịch vụ bưu chính.
-Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được đổi mới và phát triển,sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhờ phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hinh thành cơ bản và vận hành thông suốt có hiệu quả.
4. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
a, Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần.
- Thừ nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một ttrong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển,nhờ dó mà sử dụng có hiệu quả sưc mạnh tổng hợp mọi thành phần kinh tế .
Cùng với sự đổi mới , củng cố nền kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác , việc thừa nhận khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể ,tư nhân phát triển là nhận thừc quan trọng về xây dưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ . theo hướng đó mà khu vư kinh tế nhà nườc kinh tế tập thể kinh tế cá thể và các hình thức kinh tế hỗn hợp khác đèu được khuyến khích phát tiển theo định hướng phát triển theo định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội .Tất cả các thành phần kinh tế dều bình đẳng trước pháp luụât, tuy vị trí quy mô tỷ trọng trình độ có khác nhaunhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Mở rộng phân công lao động phát triển kinh tế vùng lãnh thổ tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường
_Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm .Để đẩy mạnh phát trieenr kinh tế hàng hoá cần phải mở rộng phân công lao động xã hội ,phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương từng vùng theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá nhăm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều nghành nghề, sử dụng co hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Cúng với mở rộng phân công lao độg trong nước, phải tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn bó phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, găn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Nhờ đó mà thị trường trong nước từng bước được mở rộng, tiềm năng về lao động, tài nguyên, cơ sở vật chất hiện có được khai thác có hiệu quả. Thị trường được khai thông trên khắp mọi miền của đất nước, găn liền với thị trường thế giới.
Cần phải tiếp tục phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, hình thành thị trường sức lao động có tổ chức quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà cửa, xây dựng thị trường vôn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán.
Để khai thác có hiệu quả về vốn, sức lao động, công nghệ, tài nguyên, thực hiện mở rộng phân công lao động, xã hội, cần phải từng bước hình thành đồng bộ ccác loại thị trươngf tiền tệ, vốn, sức lao động, chất xám, thiông tin, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng...điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
c. Đẩy mạnh công tac s nghiên cưu, úng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh ttranh nếu thường xuyên đổi moíư công nghệ để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng ccác thành tựu mới của cách mạng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. So với thế giới, trình độ công nghệ của chúng ta còn rất kém, không đồng bộ, do đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta so vói hàng háo nước ngoài trên cả htị trường nội địa và thế giới còn kém. Bởi vậy, để phts triển kinh tế hàng hoá chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vu hiện đại đồng bộ cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xxã hội. Hệ thống đó ở nước ta đã quá lạc hậu, không đồng bộ mất cân đối nghiêm trọng nên đã cản trở nhiều đến quyết tâm của các nhà đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài. Vì thế, cần phải gâps rút xây dựng và củng cố các yếu tố cuả hệ thống kết cấu đó. Trước măts, nhà nước cần tập trung ưu tiên xây dựng , nâng cấp một số yếu tố thiết yếu như: đường xá, cầu cống, bến cảng, điện nước, giao thông...
d. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, giá cả.
Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để phát triên. nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. giữ vững ổn đinh chính trị nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu quả và hiệu lực quản lý của nhà nước, phat huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thnàh phần. Nó tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vói hệ thống pháp luật và pháp chế nghiêm ngặt, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sỏ tuân thủ luật pháp.
Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ, giá cả nhằm mục tiêu thúc đẩy sanư xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm quản lý nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát; sử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.
e. Xây dựng và hoàn thiện hện thống điều tiết kinh tế vỹ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi
Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải được kiện toàn phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường , bao gồm điều tiết bằng chiến lược và kế hoạch kinh tế ,pháp luật kinh tế ,pháp luật, chính sách và đòn bẩy kinh tế ,hành chính ,giáo dục ,khuyến khích ,hỗ trợ và bằng răn đe, trừng phạt ,ngă ngừa ,điều tiết thông qua bộ máy nhà nước,các đoàn thể...
Mỗi cơ chế quản lý kinh tế có đội ngũ cán bộ quản lý ,kinh doanhtương ứng.Chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thoe định hướng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp đào taovà đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế,cán bộ kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.Đội ngũ đó phải có năng lực và chuyên môn giỏi thích ứng mau lẹ với kinh tế thị trường ,dám chịu trách nhiệm ,dám chịu rủi dovà trung thành với con đường xã hội chủ nghĩavà nhân dân ta đã chọn.Song song với đào tạo và đào tạo lai cần phải có phương hướng sử dụng,bồi dưỡng đãi nộ đúng đắn với đội ngũ đó nhằm kích thích hơn nữa việc không ngừng nâng cao trìng độ nghiệp vụ ,bản lĩnh quản lý tài năng kinh doanh của họ .Cơ cấu của đội ngũ cán bộ càn phải được chú ý và đảm bảo cả ở vị trí vĩ mô và vi mô cả cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh
h. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại ,chúng ta phải đa dạng hoá các hình thức ,đa phương hoá các đối tác.Phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi không cn thiệp vào nội bộ của nhau và không phân biệt hệ thống chính trị xã hội .Cải cách cơ chế quả lý cơ chế xuất nhập khẩu ,thu hut rộng rãi vốn đầu tư nước ngoài thu hút kỹ thuật nhân tài và kinh nghiệm quản lý
Những giải pháp nói trên tác động qua lại với nhau sẽ tạo lên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nước ta phát triên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
IV. KẾT LUẬN
Trên đây tôi đã trình bày những nội dung chính cở bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do phạm vi đề tài rộng liên quan đến nhiều khía cạnh lĩnh vực trong đời sống xã hội nên tôi chỉ tập trung tìm hiểu kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? đặc điểm, thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế. Tuy bài viết không dài nhưng đầy đủ những ý cần thiết giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc hơn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc đảng, nhà nước ta lựu chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lựu chọn đúng đắn cần thiết để đưa Viêtn Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Tuy vậy kinh tế thị trường đã hoàn thiện mà nó còn bộc lộ nhiều khuyết tật như: ô nhiễm môi trường, vì lợi ích đồng tiền mà trà đạp nên các giá trị nhân phẩm. Đảng ta đã nhận thức rõ điều này và đang tìm cách khắc phục nhưng không thể xong trong một sớm một chiều, mà nó luôn đi đôi với quá trình phát triển kinh tế. Do chưa có tiền lệ về một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên trong quá trình quản lý kinh tế của nhà nước còn bôcj lộ nhiều bất cập, yếu kém, đang từng bước được điều chỉnh và hoàn thiện bộ máy quản lý đưa nước ta trở thành mô hình kiểu mẫu trên thế giới. Phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX.
3. Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
4. Tạp chí Cộng Sản.
5. Tác động của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ 2
1. Quan niệm về kinh tế thị trường 2
2. Đặc trưng của kinh tế thị trường 3
3. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam 8
2. Về mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 8
3. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 12
1. Thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam còn ở trình độ kém phát triển so với thế giới 12
2. Phân công lao động cơ sở kinh tế thị trường còn chưa phát triển 13
3. Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14
4. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 17
IV. KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.doc