Một số quan niệm liên quan đến tang ma của người Tày Bắc Kạn - Lương Thị Hạnh

The Tay figure and perceive the world as a unity of three realms: the heaven, the land of the living and the hell. In their opinions, each human being has a soul and if the soul is separated from the physical body, the dead turns into ghosts. The ghosts of grandparents and parents can bring wellbeing or cause menace to their descendants, depending on the behavior of their descendants towards them when they die. Because when the dead go to the heaven, they still have to "work" and have all the demands like living people. If the children do not give their dead parents beautiful and peaceful grave, either the souls of the dead will be still lurking around the children and harass them, or the dead who are in deprivation (because the descendants do not provide necessary things and rituals), the dead soul is not satisfied, will rebuke the children, causing sickness or death to their children and livestock. Perhaps that is the reason why the funeral ceremonies of the Tay in general and Tay people in Bac Kan particularly are influenced by the non-ghost concept. This concept makes people invite a Tao sorcerer for ritual practice so that their dead parents will not turn into wicked ghost who will harm the children and the community.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quan niệm liên quan đến tang ma của người Tày Bắc Kạn - Lương Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 211 MỘT SỐ QUAN NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY BẮC KẠN Lương Thị Hạnh*, Mai Thị Hồng Vĩnh, Nguyễn Văn Tiến Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Người Tày hình dung và quan niệm thế giới là một thể thống nhất gồm 3 cõi: Cõi Trời, cõi Người và cõi âm ti địa ngục. Theo quan niệm của đồng bào, con người có linh hồn, nếu linh hồn lìa khỏi thể xác thì người chết biến thành ma. Ma ông bà, cha mẹ có thể đem phúc hay gây họa cho con cháu, là do cách ứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ khi chết như thế nào? Vì người chết khi về mường trời vẫn phải “làm ăn” với tất cả nhu cầu như ở trần gian. Do đó, nếu không lo cho cha mẹ được mồ yên mả đẹp thì hoặc là linh hồn người chết vẫn lẩn quất xung quanh người sống, quấy rối người sống, hoặc là linh hồn người chết vẫn còn thiếu thốn ở thế giới bên kia (do con cháu không cung cấp đầy đủ mọi thứ, không làm đủ mọi nghi lễ,...), nên hồn người chết không được thoả mãn, đã trở lại quở trách con cháu, gây ốm đau, chết chóc cho con người và gia súc. Có lễ vì vậy mà tang ma của người Tày bị các quan niệm “phi” (ma) chi phối, khiến người ta phải mời thầy Tào thực hành nhiều nghi lễ, nhiều đồ tế tự, để hồn ma cha mẹ không biến thành ma dữ làm hại con cháu và cộng đồng. Từ khóa: Quan niệm, tang ma, vũ trụ, nghi lễ, linh hồn, sinh mênh,... Tiếp cận các quan niệm liên quan đến tang ma, chúng tôi quan tâm đến lý thuyết có tính chất nền tảng của nhà Dân tộc học nổi tiếng Edward Tylor trong cuốn sách Văn hóa nguyên thủy [03], tác giả đã dành hơn 500 trang viết về các nghi thức và lễ nghi, các hình thức cúng trong tang lễ, lễ vật, thuyết vật linh, các quan niệm về cõi sống và cõi chết, Tác giả Tống Đạo Nguyên trong cuốn sách Đạo giáo sinh tử kỳ thư [02] đã giải thích nền văn minh Đạo giáo theo tư tưởng nhân văn của thời hiện đại.* Xuất phát từ cái nhìn của một linh hồn khi chết, tác giả đã sử dụng phương thức tranh liên hoàn, nhằm giúp cho người đọc như thực sự nhìn thấy được những linh hồn của người chết khi đi qua Thập điện Diêm Vương (Mười điện). Cuốn Văn hóa dân gian Tày lịch sử và hiện tại của các tác giả Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn [01, tác phẩm Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng của tác giả Nguyễn Thị Yên [06] là những công trình nghiên cứu khá công phu về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng. Trong công trình này tác giả đã phân tích thế giới vô * Tel: 0914 892999, Email: hanhluongthi4@gmail.com hình trong quan niệm của người Tày là thế giới ba tầng tương ứng với ba mường: mường Trời, mường Đất và mường Nước (âm phủ), tương ứng với mỗi mường lại có những dạng thần linh, ma quỷ riêng. Có thể nói, đây là một số công trình đặc biệt có giá trị, cung cấp những luận cứ khoa học và những dẫn chứng xác đáng về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, phần nào giải mã được các quan niệm về cõi sống cõi chết ẩn sâu dưới các lớp vỏ của nghi lễ, phong tục, giúp chúng ta hiểu thêm về tâm thức của dân tộc. Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến tang ma ở Việt Nam trước đây, cùng với việc nhận biết những thiếu sót, hạn chế của các công trình này, với khả năng nghiên cứu của mình, chúng tôi cố gắng tìm một hướng đi mới cho đề tài, đó là: Tập trung tìm hiểu và lý giải các quan niệm liên quan đến tang ma trong quá trình phát triển tộc người và lịch sử văn hóa tộc người Tày. Quan niệm về vũ trụ Quan niệm về vũ trụ nằm trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc nói riêng. Cũng như nhiều dân tộc khác, thế giới vũ trụ của người Tày là một khoảng không gian bất Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 212 tận mà ở đó vũ trụ được chia thành 3 cõi: Cõi Trời (mường buôn, quắc phạ); cõi Đất (trần gian, dương thế, dương đông) và cõi Nước (mường dưới mặt đất, âm phủ). Trong tưởng tượng của họ, ở cả ba cõi đều có con người sinh sống, chim muông, cây cối và trăm loài hoạt động khác nhau và mối quan hệ ở mỗi cõi không giống nhau, tương ứng với mỗi cõi lại có những dạng thần linh, ma quỷ riêng. Cõi trời (mường Trời) trong tiếng Tày có nghĩa là mường phạ, mường buôn hay quắc phạ. Hình ảnh mường Trời được hiện lên trong trí tưởng tượng của người Tày như sau: Mường phạ còn bao gồm cả mường Then (thiên) và Đẳm. Trên mường Trời có nhiều tầng khác nhau. Tầng cao nhất của vũ trụ là nơi ngự trị của các vị vua quan, thần phật: Ngọc Hoàng, Phật Bà Quan Âm, Vua Hành Khiển, Vua Số (Nam Tào Bắc Đẩu), Mẻ Bjoóc và các nàng tiên. Các vị thần linh này có quyền năng tối cao quyết định mọi vấn đề sinh tử và số mệnh của con người dưới dương thế. Do đó, đồng bào gọi nơi đó là Mường Then – vùng đất của các vị thần linh. Vì vậy, khi con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, giữa lúc bế tắc hoặc nguy khốn người ta thường cầu khấn mong trời phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Đây là cách mà con người ở trần gian tin theo và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để an ủi số phận và củng cố niềm hy vọng vào tương lai [6, tr.63]. Đứng đầu cõi Trời là Ngọc Hoàng, bên cạnh Ngọc Hoàng có Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, Tam Thanh. Đó là những vị thần tiêu biểu cho sức mạnh của tự nhiên: sấm, sét, mây, mưa, sóng, gió, những người ăn ở độc ác thường bị Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi đánh chết. Những người ăn ở hiền lành, nhân hậu, hay giúp đỡ người khác, khi chết đi linh hồn sẽ được siêu thoát lên trời, không phải lao động khổ cực mà vẫn hưởng sung sướng, chờ ngày đầu thai trở lại. Trong lễ cầu an, cầu phúc đầu năm của người Tày Bắc Kạn do các thầy Then, Pụt thực hiện, trong lời ca họ thường nhắc đến các vị thần kể trên, với vai trò đảm nhiệm riêng ở mỗi thời điểm của cuộc sống con người. Mỗi con người lại có nhiều vị thần bảo hộ khác nhau. Hình hài con người được Mẻ Bjoóc (Mẹ Hoa) tạo thành và đưa xuống dương gian. Trong quá trình trưởng thành Mẹ Hoa vẫn giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khi còn thơ ấu, người Tày quan niệm đứa trẻ có được khỏe mạnh hay không do Mẹ Hoa. Bởi vậy, nên trong các gia đình người Tày Bắc Kạn thường lập bàn thờ Mẹ Hoa ngay cửa buồng của sản phụ để cầu cho trẻ được khỏe mạnh. Như vậy, Mường Trời trong trí tưởng tượng của người Tày là nơi ngự trị của các đấng toàn năng. Dưới Mường Then là Đẳm, thế giới của tổ tiên các dòng họ người Tày sau khi chết. Cuộc sống trên mường phạ thì sung túc, có đầy đủ vinh hoa, phú quí. Vì vậy, khi chết người ta phải tổ chức nghi lễ tiễn đưa linh hồn về cõi trời để hưởng lạc. Xưa kia, trong xã hội cổ truyền của người Tày có sự phân biệt giữa các dòng họ quý tộc và dòng họ thứ dân; theo đó, sau khi chết, linh hồn của các dòng họ quý tộc được nằm ở tầng trên và dòng họ thứ dân ở tầng dưới. Như vậy, chúng ta thấy ở ngay thế giới của tổ tiên “Đẳm” lại có thêm một sự phân tầng nữa. Theo quan niệm của người Tày, hầu hết những người sau khi chết đều về cư trú theo dòng họ gia đình thành bản làng như ở mặt đất hoặc cư trú theo phân loại hạng người: người lương thiện, kẻ ác, làng gái góa, làng gái khôn, làng gái đoảng, làng trai đần, làng trai giỏi, Trên mường Trời cũng có chợ búa buôn bán sầm uất, trong đó có chợ Tam Quang là chợ âm phủ nổi tiếng nơi người mường Trời đến mua bán và gặp gỡ giao lưu với người mường Đất, thông qua việc hành lễ của các thầy Then, Pụt. Người chết về cơ bản được phân thành hai dạng: dạng chết trẻ chưa có gia đình thì linh hồn chưa siêu thoát nên chỉ được trú ngự ở tầng phía dưới sông Ngân Hà mà chưa về mường Trời được. Những người cao tuổi khi chết sẽ vượt qua được sông Ngân Hà về ở một ngôi nhà có rất nhiều gian, linh hồn sẽ lựa chọn trú ngụ ở gian nào đó còn trống trong ngôi nhà này [6, tr. 55]. Do đó, theo quan niệm của người Tày linh hồn tổ tiên luôn ở phía trên, còn người sống ở phía dưới. Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 213 Bởi vậy, thế giới của những người đang sống bao giờ cũng thấp hơn thế giới của tổ tiên. Cõi Đất là nơi cư trú và sinh sống của con người. Đồng bào Tày cho rằng ngoài con người, Mường Đất còn là nơi trú ngụ của một lực lượng vô hình khác thuộc về cõi âm mà họ quen gọi chung là phi (ma) – bao gồm cả ma lành và ma dữ được phân tầng chủ yếu theo các cấp độ gia đình, làng bản và thiên nhiên. Ở cõi Đất, con người tinh khôn hơn hết, được trời phú cho quyền sai khiến muôn vật để phục vụ cuộc sống của mình. Trong gia đình chủ yếu có các ma Tổ Tiên và ma bếp (Táo Quân) là quan trọng nhất, trong các nghi lễ người ta đều phải mời đến các vị này. Còn trong phạm vi bản thì có Thổ Công, Thổ Địa là vị thần quản lí, coi sóc các việc âm của bản. Liên quan đến cõi âm, Mường Đất còn có ma của những người chết trẻ, chết bất đắc kì tử không được thờ cúng gọi là phi sương, phi miệt. Loại ma này không được thờ cúng trong nhà, nên thường đi lang thang vất vưởng ở các ngã ba đường, có khi gây hại cho người sống. Trong thiên nhiên thì có ma sông suối, ma rừng, ma gà, Cõi Nước là mường dưới mặt đất (mường địa phủ, âm phủ), do Long Vương cai quản, có 12 cửa ngục để giam giữ linh hồn người chết. Đồng bào cũng tưởng tượng cả ba cõi này đều có người ở, cùng làng bản, nhà cửa, ruộng đồng, khi đi lao động, người Cõi Trời thắt dao ngang trên đầu, người cõi trần gian thắt dao ngang bụng; người cõi Nước thắt dao ở bụng chân. Như vậy, quan niệm về vũ trụ của người Tày vốn rất rõ ràng theo trật tự và phân định thứ bậc khác nhau ở cả 3 cõi. Trong cả ba cõi này, có lẽ cõi Nước được nhắc đến ít nhất. Trong một số trường hợp, như những ngày lễ tết chẳng hạn, đồng bào còn kiêng (căm kiêm) không được nhắc đến địa ngục vì sợ gặp điều không may. Việc giải thích vũ trụ dựa theo quan niệm lý thuyết của Đạo giáo, Phật giáo và ý niệm dân gian, coi Mường Trời là mơ ước, là điểm cư ngụ lý tưởng cho các linh hồn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các nghi lễ tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn. Từ quan niệm như vậy, nên người Tày đã thực hiện một hệ thống các nghi lễ tang ma theo trình tự chặng đường dẫn dắt linh hồn đến Mường Trời, theo quy tắc phù hợp với cả ba giáo lý và ý niệm dân gian. Có lẽ vì vậy mà trong suốt quá trình tang ma, chúng ta thấy các triết lý ấy cứ hòa quyện vào nhau, lý giải cho điểm đến tận cùng của linh hồn. Quan niệm về hồn “khoăn” Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, muôn vật, muôn loài đều do Pụt Luông (bụt lớn) sinh ra và đều có linh hồn ngự trị, các sinh vật sống, chết, khỏe mạnh hay yếu đuối là do thần linh quyết định. Mặc dù quan niệm này ở mỗi dân tộc có khác nhau, chẳng hạn như các tộc người Dao, Kinh, Hà Nhì, cho rằng con người có 3 hồn; người Hmông và các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc lại cho là có 9 hồn, thậm chí ở người Thái còn quan niệm có tới 80 hồn (50 ở đằng trước, 30 đằng sau). Tùy theo quan niệm của từng tộc người mà các hồn được nằm trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Người Tày quan niệm, thực thể của con người gồm 2 bộ phận: Hồn và thể xác. Xác và hồn gắn liền với nhau là người sống, khỏe mạnh; hồn lìa khỏi xác một khoảng thời gian là ốm đau, bệnh tật; nhưng nếu hồn lìa khỏi thể xác vĩnh viễn, tức là con người đã chết. Khi con người chết đi, không còn thể xác cho khoăn trú ngụ nữa thì khoăn sẽ chuyển sang Phi, tức là chuyển từ vía sang ma. Theo nhà nghiên cứu Tày Vi Hồng: Người Tày gọi “hồn” là con. Mỗi con người có những mười hai con hồn. Đồng bào gọi hồn là khoăn (gồm cả hồn và vía), mặc dù biểu tượng này ở mỗi vùng người Tày cũng khác nhau, ví dụ khi được hỏi, ông Hà Văn Ngự lục sthay (đồ đệ, học trò) của thầy Tào Nông Đình Quảng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) cho biết: Trong mỗi con người có 12 hồn, nhưng ông không rõ vì sao khi chết người ta không mặc 12 áo, thắt và quấn 12 nút mà thường thấy mặc quần áo, quấn và thắt 7 hoặc 9 đối với nam, hay nữ. Rõ ràng những tập tục này theo chúng tôi nó cũng có ít nhiều liên quan đến quan niệm “ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía”của người Kinh [01,TL điền dã]. Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 214 Theo quan niệm 12 hồn, mỗi hồn được đậu ở một nơi trên cơ thể và cũng là để bảo vệ những bộ phận đó. Một con đậu trên đỉnh đầu, con thứ hai đậu trước trán, hai con đậu hai con mắt, hai con đậu hai bả vai, hai con đậu hai tay, hai con đậu hai chân, một con đậu ở cổ và con cuối cùng đậu ở bụng. Khi mười hai con hồn ấy đều đậu ngay ngắn ở các vị trí ấy thì người ta hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu chẳng may các con hồn ấy lạc một vài con (bị giật mình vì lý do nào đó, đi lang thang rồi không tìm về được nơi trú ngụ) thì người sẽ bị mộng mị, đau ốm [04, tr.156]. Trong mười hai con hồn, thì hồn trên đỉnh đầu là lớn nhất (hồn chính), vì vậy đồng bào kiêng đánh vào đầu hay xoa đầu trẻ nhỏ. Khi trẻ đang mải chơi không được để trẻ giật mình, vì như thế hồn sẽ hoảng sợ mà bỏ chạy, trẻ sẽ ốm (khoăn ni). Nếu hồn chạy đi (khoăn ni) thì phải gọi hồn về, công việc này trước tiên do ông bà hay người mẹ của đứa trẻ thực hiện, nếu hồn vẫn chưa về, trẻ chưa khỏi ốm, thì phải đón thầy cúng đến làm lễ cho ma và đón hồn trở lại. Hồn theo quan niệm của các tác giả trong tác cuốn Văn hóa dân gian Tày. lại cho rằng: “Mỗi con hồn là một “con sức”. vậy con sức là gì? Câu trả lời thật đơn giản: Không có nó ở cổ, làm sao người ta sống được, không có nó ở bụng làm sao người ta nghĩ được...”. Khi cả mười hai con hồn rời bỏ thể xác thì người chết thành “Ma” tiếng Tày gọi là “phi”. Có rất nhiều nguyên nhân khiến hồn lìa khỏi xác. Có thể do con người đã xâm phạm vào các khu rừng cấm “đông sthấn, đông căm”, gốc cây, tảng đá, vực nước, hoặc đã làm điều gì đó phật ý tổ tiên,... Nên đã bị ma quỉ, thần thánh bắt giữ, dìm xuống nước gây sốt rét, bị đem phơi nắng nên người nóng sốt hầm hập, hay bị ma ông bà tổ tiên trách phạt, dọa nạt, vì sợ quá mà hồn phải chạy trốn. Thậm chí đi qua nơi có tai nạn chết người không bình thường, nếu người vía nhẹ “khoăn nẩư” cũng dễ bị ma người chết rủ rê mà quên đường trở về thì người sẽ chết. Có lẽ vì vậy mà nảy sinh ra lễ giữ hồn lại cho người ốm nặng. Hồn cũng được đồng bào quan niệm như một đứa trẻ, thích đi chơi; ví như khi có người chết đuối, người ta cho rằng nguyên nhân cái chết là bị con ma nước rủ đi, cả tin vào những sự cám dỗ của bọn ma qủy và vì quá ham chơi mà người đó đã đi theo “chết”. Cho nên trong tang ma, các tộc người có nghi thức làm "vô hại hóa người chết", như bỏ mẩu gang, đồng bạc vào mồm người chết, để nặng miệng, không được nhắc nhở bừa bãi gây rủi ro ốm đau cho người sống, hay trói chân tay người chết lại, không để quay trở về quấy rầy người sống. Hồn điều khiển mọi chức năng của con người: cười, khóc, buồn, vui, Trong 12 con hồn, riêng hồn chính trên đỉnh đầu luôn đi sát với cơ thể, 11 hồn còn lại thường hay đi lang thang khiến con người mệt mỏi, đau ốm. Nhưng nếu hồn chính mà lìa khỏi cơ thể thì sinh mệnh sẽ tắt. Hồn là phần không nhìn thấy vô hình như cái bóng của sự vật. Đồng bào còn có quan niệm rằng, thuộc tính của linh hồn còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính: Hồn khỏe mạnh ở lứa tuổi thanh niên và nam giới khỏe hơn nữ giới, hồn ở trẻ con là yếu nhất. Giữa linh hồn người sống và hồn ma người chết có sự khác biệt cơ bản. Nếu như đặc tính của linh hồn người sống là yếu đuối, thụ động, hay sợ hãi và thường bị các lực lượng siêu nhiên bắt nạt, thậm chí đánh chết hoặc ăn mất hồn, thì ngược lại, hồn và hồn ma của người chết lại khỏe mạnh, chủ động và hay gây sự, nhất là hồn ma của những người chết xấu. Chẳng hạn, gây ra ốm đau dịch bệnh cho người và gia súc trong làng, nếu như có ai làm điều gì trái ý nó. Quan niệm về cõi sống và cõi chết Cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày quan niệm khi sống, con người gồm 2 phần: phần xác và phần hồn (cả vía), tương ứng với 2 phần là hai thế giới khác nhau: thế giới hiện hữu (cõi sống) và thế giới phi hiện hữu, huyền bí (cõi chết, cõi âm). Đồng bào cho rằng cõi người sống là phức tạp nhất, ở đó tồn tại nhiều tầng lớp, nhiều loại người, tốt – xấu; cao cả - thấp hèn,... [01, tr.74]. Thế giới hiện hữu mà con người đang sống gọi là trần gian, ở thế giới này, con người sống được là nhờ xác và hồn, khi xác và hồn Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 215 gắn vào nhau, thì con người sống. Người còn sống, không có “lực lượng” nào gây hại được. Nếu hồn lìa khỏi thể xác sẽ làm cho mất cân bằng tự nhiên đưa đến mộng mị, ốm đau, chết chóc. Do đó, cuộc sống của con người ở trần thế chỉ là tạm thời, giống như câu châm ngôn của người Kinh “sống gửi thác về”, tức là cuộc sống của một con người trên trần gian thì rất ngắn ngủi, chỉ tính bằng những năm tháng, trong khi cuộc sống ở bên kia cõi âm lại vĩnh hằng, nên mới có câu “về nơi vĩnh hằng” trong các đám ma. Đồng bào cũng tin số mệnh của mỗi con người sung sướng hay khổ đau, giàu sang hay nghèo hèn, là do kiếp trước đã định. Chẳng hạn, những đứa trẻ sơ sinh chết, là do kiếp trước ăn ở bạc, Mẹ Bjoóc cho đầu thai, nay lại bắt, để cả hồn và xác chúng thành con ma, hoặc giả, nhà này ăn ở bạc, nay đầu thai nhầm, không xứng đáng có những “đứa con như thế”, và chúng trở thành ma trẻ con (phj eng) không làm nên trò trống gì. Tuy nhiên, vì chúng là ma trẻ con nên chúng rất tinh nghịch và cũng thích vui đùa, thậm chí quấy rầy, rủ rê trẻ con ở dương thế, khiến trẻ ốm đau, khi đó phải đón thầy về làm lễ gọi hồn về. Người già qua đời (thai ké), hồn già đáng kính, vì đã hoàn thành trọn nghiệp ở trần gian, khi sống họ là những người ăn ở hiền lành, phúc đức; khi chết họ chết nhẹ nhõm và hồn họ sẽ trở thành ma lành, phù hộ cho con cháu. Từ những viện dẫn trên, người Tày cũng quan niệm rằng, những ai mong muốn khi chết được siêu thoát lên mường Trời, và muốn được đầu thai trở lại làm người tốt, thì lúc còn sống phải ăn ở đức hạnh. Ngược lại, nếu lúc sống họ làm những việc bất nhân, thất đức không chỉ bản thân bị báo ác (sống khổ sở, chết vất vả) mà con cháu đời sau cũng phải gánh chịu. Người nào có tội với trời sẽ bị chết bất đắc kì tử (đặc biệt trường hợp bị sét đánh, đồng bào cho rằng đó là bị trời đánh), con cháu muốn cầu trời tha tội, cứu linh hồn phải mời thầy Tào đến làm lễ để linh hồn người chết không quấy quả con cháu, anh em họ hàng. Như thế, đồng bào tin rằng số mệnh sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn rất nhiều nếu khi sống họ tu thân, tích đức, làm nhiều việc thiện, thì bản thân và con cháu họ sau này sẽ được hưởng sung sướng. Thế giới bên âm hay còn gọi là cõi chết, là thế giới dành cho phần hồn của mỗi người sau khi chết. Vì thế giới sau khi chết trong tưởng tượng của người Tày, hồn ma vẫn phải làm ăn, vẫn có những nhu cầu sinh hoạt như cuộc sống trên cõi trần gian, theo họ con người chết, chẳng qua chỉ là sự chuyển đổi về bóng dáng và nơi ở từ thế giới này sang thế giới kia, thế giới của những vị thần và các loại ma. Ở thế giới ấy cũng có đầy đủ mọi mối quan hệ gia đình và xã hội, có tổ tiên, có gia đình gồm bố mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, và đầy đủ mọi thứ như cuộc sống thực tại. Bởi vậy, khi có người thân qua đời, dù gia đình khó khăn cũng phải cố gắng vay mượn tổ chức đám ma đầy đủ, chu đáo, với mong muốn người quá cố sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn với đầy đủ mọi thứ ở thế giới bên âm, từ đó mà phù hộ cho con cháu có cuộc sống bình an, khỏe mạnh ở trần thế. Quan niệm về Phi (ma) Như đã trình bày ở trên, người Tày quan niệm cuộc sống gồm thế giới của sự sống và thế giới hư vô. Thế giới của sự sống là nơi cư trú của muôn loài và con người mà ta có thể nhận thức, kiểm chứng bằng trực giác. Thế giới hư vô tồn tại trong ý niệm, cái mà người ta thường gọi là phi. Giữa hai thế giới này luôn có sự liên hệ và chi phối lẫn nhau, thông qua các hình thức cúng lễ của thầy Tào. Đồng bào cho rằng, con người sở dĩ ốm đau hay chết chóc vì hồn rời khỏi thể xác. Khi con người chết đi, không còn thể xác cho hồn trú ngụ nữa thì hồn sẽ chuyển hóa sang Phi, tức là chuyển hóa từ vía sang ma. Danh từ “phi” dịch ra tiếng Việt là “ma”, có một nghĩa rất rộng, chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt ở trên trời, dưới đất, dưới nước, có loại ở ngay trên trần gian. Trong những hoàn cảnh cụ thể, phi lại có ý nghĩa và chức năng tâm linh khác nhau. Tất cả các loại phi đều có khả năng biến hóa và có ảnh hưởng (tốt hay xấu) đến cuộc sống con người. Vì lẽ đó mà trong đời thường, con người không thể không quan tâm hay tôn kính các phi. Có lễ vì thế mà việc cúng bái các phi đã Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 216 xuất hiện trong dân gian từ xa xưa. Người Tày quan niệm giữa hai thế giới người và phi trái ngược nhau, nếu ngày của người thì đêm là của phi, các phi chỉ ăn hương ăn hoa [01, tr.136]. Theo tài liệu Tín ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại [04] của các tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn, cho rằng: Loại ở trên trời “phi phạ” hoặc biên giới giữa trời và đất là các vị thần, bụt và tổ tiên. Các vị thần linh này thường được thờ ở dưới trần gian, cư ngụ trong bản, ngoài mường tại các đền miếu hay đình, hoặc tại các bàn thờ trong gia đình hay ngoài sàn. Các vị thần này chỉ xuống hạ giới chứng giám vào những dịp tế lễ, cúng bái định kỳ hàng năm hay vào những dịp người trần gian thỉnh cầu. Các vị thần hay phi trên cõi Trời thường phù hộ cho con người, trừ khi giận dữ vì con người ăn ở trái đạo, trái lẽ trời thì mới bị thần thánh quở phạt bằng dịch hạn, lũ lụt, sâu bọ, dịch bệnh. Người ăn ở thất đức làm nhiều việc ác cũng bị thần thánh làm tội. Đồng bào cũng quan niệm ma Tổ tiên (phi pẩu pú) từ đời cụ kỵ trở lên thì về hẳn thượng giới. Ma ở dưới âm ti địa phủ “phi đin” do Diêm vương cai quản, có nhiệm vụ xét xử người sau khi chết, vì thế trong đám ma của người Tày thường có nghi lễ “đại siêu”, dùng phép thuật xuống cửa đao lên thang gươm đi vào địa ngục “phá ngục” đưa người chết khỏi “thập điện Diêm vương” trở về. Loại phi ở dưới nước, trên cõi trần gian về nguồn gốc và khu vực ngự trị của các loại phi khác nhau: ma thuồng luông “phi ngược”, được coi là thần sông nước, trú ngụ ở các khúc sông vực nước sâu. Vì thế hàng năm cứ sáng sớm Mồng Một Tết Nguyên Đán, trước khi ra suối gánh nước, đồng bào Tày một số vùng ở Bắc Kạn thường mang theo một nén hương cắm ở bờ sông để cầu xin phi ngược đừng dâng nước làm ngập mùa màng và cho người dân có nước dùng quanh năm, một số nơi còn lập miếu nhỏ trên bờ sông (vùng hồ Ba Bể), vào những dịp lễ hội lớn của bản đều phải đặt một ít lễ vật dâng cúng. Còn có phi hay các thần rừng, thần núi, “phi thấn”, trú ngụ ở các gốc cây to, tảng đá lớn, loại phi này bình thường không làm hại người, trừ khi vô tình hay hữu ý động chạm đến nơi ở của chúng như chặt cây phá rừng, di chuyển tảng đá mà không cầu cúng xin phép thì sẽ bị trách phạt. Sự trách phát của ma quỷ thần thánh này nhiều khi gây ra những hậu quả tai hại như: chết bất đắc kì tử, chết ngã cây, chết đuối hoặc chết hộc máu mồm. Có loại ma do hồn người chết biến thành, hồn của các tù trưởng, các anh hùng có công cứu nước, cứu dân, thậm chí cả tướng giặc chết vào “giờ thiêng” đều có thể biến thành thần hay ma quỷ. Chúng cư ngụ chi phối một vùng lãnh nhất định hoặc biến thành thần bản mường. Loại này thường phù hộ giúp con người, nhưng có khi do việc cúng tế không chu đáo hoặc vì một lý do nào đó của con người khiến thần phật ý thì thần cũng làm hại. Đặc biệt người Tày còn tin rằng ở một số người nào đó có ma hay quỷ thần trong người, gọi chung là “phi đíp” (ma sống). Sở dĩ gọi là ma người sống là vì loại ma này luôn luôn ở trong người sống, chuyên gây hại cho người khác. Có thể chia làm nhiều loại khác nhau: ma thuật làm hại (ma gà, ma âm binh), ma thuật tình yêu, ma thuật liên quan đến chữa bệnh. Chẳng hạn như ma gà (phi cáy) có nhiều tên gọi khác nhau: phi Phạm Nhan, phi đằm cằm, người Nùng gọi là phi hang cắn, người Tày Bắc Kạn gọi là phi cáy. Theo họ, người có ma gà nếu nói điều lành thì thành điều xấu như khen trẻ nhỏ ngoan thì trẻ sẽ quấy khóc, khen lợn béo thì lợn sẽ bỏ ăn và bị ốm, Đối với những gia đình bị nghi có ma gà, con cái của họ khó lấy vợ lấy chồng. Trên thực tế, đã có nhiều chị em có nhan sắc, con nhà lương thiện nhưng không gả được chồng, đành phải chịu số phận ế ẩm, hoặc phải đi lấy chồng biệt xứ chỉ vì gia đình mang tiếng “có ma”. Như vậy, trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Tày có rất nhiều loại ma khác nhau, song tựu chung có thể phân thành 2 loại ma lành và ma dữ tức là phúc thần hay hung thần. Ma lành: ma tổ tiên, ma bếp, ma mụ, ma bản, bảo vệ người và súc vật, giúp người trừ các tà ma quỷ quái xâm nhập vào bản, gia đình. Ma Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 217 dữ như ma rừng, ma sấm sét, thuồng luồng, yêu tinh, có thể về hại người, gia súc và mùa màng. Các loại ma lành được thờ trong nhà hay ở miếu Thổ Công, Thành Hoàng. Loại ma này thường ban ơn, ban phúc cho người trần thế, nhưng cũng trừng phạt người trần nếu làm trái ý hoặc lo cúng bái không chu đáo. Thân thuộc nhất như ma tổ tiên trong nhà cũng có thể về quở trách con cháu đến khốn khổ và gia chủ phải sắm lễ cúng tạ mới được tha. Đối với loại ma dữ, đồng bào không thờ cúng, song khi ốm đau, hoạn nạn, thầy cúng “phát hiện” ra con ma nào về quấy rầy thì phải cúng con ma đó, tùy loại ma to nhỏ, dữ nhiều dữ ít mà liệu sắm lễ. Mỗi loại ma quỷ, thần linh tác động vào con người một cách khác nhau như: ma bà chửa chết “phi đang rằm” thường làm hại đàn bà khi chửa đẻ; “phi tốc nặm” ma chết đuối thường hay làm người chết đuối theo; “phi pjài” là hồn ma trẻ con hay quấy rầy trẻ con, Tuy nhiên, ranh giới phân biệt giữa ma lành và ma dữ cũng chỉ mang tính chất tương đối, ma nào cũng có thể đem phúc hay gây họa cho con người, nếu con người ứng xử không tốt. Do đó, không chỉ có tang ma của người Tày mà cả các tộc người khác đều bị các quan niệm “phi” (ma) chi phối, khiến người ta phải mời thầy cúng thực hành nhiều nghi lễ, hiến nhiều đồ tế tự, để hồn ma không biến thành ma dữ làm hại con người và gia súc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tư liệu thành văn: [1]. Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn (1999), Tín ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số: B98-05-10. [2]. Tống Đạo Nguyên (2011), Đạo giáo sinh tử kỳ thư, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [3]. E.B Tylor (2001), “Văn hóa nguyên thủy”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, HN. [4]. Hà Văn Viễn, Lương Văn Bảo, Lâm Xuân Đình, Triệu Kim Văn, Bàn Tuấn Năng, Đàm Thị Uyên, Hoàng Thị Lan (2004); Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [5]. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6]. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Tư liệu điền dã: 1. Ông Hà Văn Ngự (lục sthay), dân tộc Tày, Thôn Pù Lầu, xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 2. Ông Lý Xuân Khoa (thầy Tào), Phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn. Lương Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 211 - 218 218 SUMMARY SOME CONCEPTS RELATED TO FUNERAL CEREMONIES OF THE TAY IN BAC KAN PROVINCE Luong Thi Hanh*, Mai Thi Hong Vinh, Nguyen Van Tien College of Sciences - TNU The Tay figure and perceive the world as a unity of three realms: the heaven, the land of the living and the hell. In their opinions, each human being has a soul and if the soul is separated from the physical body, the dead turns into ghosts. The ghosts of grandparents and parents can bring well- being or cause menace to their descendants, depending on the behavior of their descendants towards them when they die. Because when the dead go to the heaven, they still have to "work" and have all the demands like living people. If the children do not give their dead parents beautiful and peaceful grave, either the souls of the dead will be still lurking around the children and harass them, or the dead who are in deprivation (because the descendants do not provide necessary things and rituals), the dead soul is not satisfied, will rebuke the children, causing sickness or death to their children and livestock. Perhaps that is the reason why the funeral ceremonies of the Tay in general and Tay people in Bac Kan particularly are influenced by the non-ghost concept. This concept makes people invite a Tao sorcerer for ritual practice so that their dead parents will not turn into wicked ghost who will harm the children and the community. Key words: concept, funeral, space, ritual, soul, life, * Tel: 0914 892999, Email: hanhluongthi4@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_36079_39633_181201384833211_8457_2052233.pdf
Tài liệu liên quan