Những thảo luận nêu trên cho thấy tính chất phức tạp của các vấn đề gia đình. Gia
đình với tư cách một kiến trúc xã hội và một cơ chế tự tái tạo của cấu trúc xã hội đang biến
đổi theo hướng tới một hình thức gia đình bình đẳng hơn. Tuy nhiên, cần thêm vào cách nhìn
này các tương tác phức tạp giữa gia đình và việc làm ngoài gia đình, những giới hạn do công
nghệ và tất yếu tái sinh sản tạo ra, để có thể hiểu được chẳng những vấn đề quyền lực, xung
đột và biến đổi, mà còn cả tính kế thừa và liên tục của sự phát triển thiết chế gia đình.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4(72), 2000 12
một số quan điểm lý thuyết về giới
trong nghiên cứu gia đình
Vũ Mạnh Lợi
Gia đình có lẽ là một trong những đề tài đ−ợc các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
trong nhiều chuyên ngành quan tâm. Tùy thuộc vào chỗ đứng của chuyên ngành và nền tảng
tri thức sẵn có của mình, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận riêng với những trọng tâm
nhất định. Nhiều ng−ời nhìn những khác biệt trong cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu
thuộc các tr−ờng phái hay chuyên ngành khác nhau nh− những quan điểm loại trừ nhau.
Điều này đã dẫn đến những tranh luận kéo dài, và đôi khi nảy sinh những chỉ trích gay gắt
quan điểm của nhau một cách không cần thiết.
Những ng−ời theo phái nữ quyền (feminists) nhìn gia đình nh− một kiến trúc có bản
chất xã hội, phần nhiều do con ng−ời nghĩ ra và không dựa trên cơ sở những tất yếu mang
tính tự nhiên. Theo họ, các vai trò trong gia đình là kết quả đã định tr−ớc của các quan hệ
quyền lực mà theo đó nam giới có quyền gán những công việc nhất định cho phụ nữ và loại
trừ họ khỏi các công việc khác. Những nhà kinh tế (Becker, England và Farkas) thì lập luận
rằng gia đình đ−ợc kiến trúc theo trục các lợi ích kinh tế. Những nhà nghiên cứu theo thuyết
sinh học xã hội lại tin rằng tổ chức gia đình bị quy định rất nhiều bởi việc sinh con và các
khác biệt sinh học khác giữa nam và nữ. Những nhà xã hội học cũng có những cách tiếp cận
khác và họ phản ứng khá gay gắt với những cách nhìn trên. Một số nhà xã hội học về cơ bản
cho rằng công nghệ có thể là một yếu tố tổ chức chính của đời sống gia đình (Huber); những
ng−ời khác giải thích việc gán cho phụ nữ các vai trò có tính nội trợ (trong khuôn khổ hộ gia
đình) nh− một đặc điểm có tính địa vị văn hóa (Collin).
Bài viết này đề cập đến một số khuynh h−ớng lý thuyết xung quanh vấn đề giới trong
nghiên cứu gia đình hiện đại. Không có tham vọng trình bày về mọi quan điểm, tôi chỉ chọn
lọc những quan điểm chính đang đ−ợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hy vọng là những
quan điểm lý thuyết này có nhiều điều hữu ích cho các nghiên cứu về bản chất của gia đình
và sự vận hành của nó trong các nghiên cứu chuyên biệt về gia đình ở Việt Nam.
*
* *
Thế kỷ 20 đã chứng kiến những thay đổi to lớn của tổ chức gia đình trên toàn thế giới.
Mức độ thay đổi khiến mỗi ng−ời trong chúng ta đều có thể cảm nhận và quan sát trực quan
đ−ợc trong cuộc đời mình mà không cần đến những con số thống kê chặt chẽ. Sự giảm nhanh
chóng mức sinh, tuổi kết hôn đ−ợc nâng cao và một bộ phận dân c− không hề kết hôn trong
suốt cuộc đời, sự xuất hiện và gia tăng của hình thức chung sống nh− vợ chồng mà không có
kết hôn, sự gia tăng ly hôn, sinh con ngoài giá thú, sự gia tăng tỷ lệ tham gia lao động ngoài
gia đình của phụ nữ, sự gia tăng số l−ợng gia đình do phụ nữ làm chủ hộ, những thay đổi
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Vũ Mạnh Lợi 13
quan trọng trong các luật liên quan đến hôn nhân, gia đình, và ly hôn-sự phổ biến ngày càng
rộng rãi của các ph−ơng pháp tránh thai, sự thay đổi trong việc ra quyết định về tái sinh sản
của gia đình, những thay đổi lớn trong các quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái,
sự thay đổi các chuẩn mực liên quan đến các quan hệ tình dục,v.v... - tất cả đều là các hiện
t−ợng của thời hiện đại. Tính chất phức tạp và đa dạng của những thay đổi này đã thách thức
những ý t−ởng cũ về gia đình và kêu gọi những tìm tòi mới về bản chất của gia đình.
Có lẽ một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất về các dàn xếp trong gia đình,
vai trò của nam và nữ, ng−ời trẻ tuổi và ng−ời già, các quan hệ của họ trong gia đình, và các
hàm ý của những dàn xếp này đối với các tổ chức xã hội khác là mức độ mà theo đó các dàn
xếp trong gia đình phụ thuộc vào cấu tạo sinh học của nam và nữ, và mức độ mà theo đó các
quan hệ gia đình bị quy định bởi các yếu tố xã hội và văn hóa. Những ng−ời theo quyết định
luận sinh học cho rằng chọn lọc tự nhiên "đã cấy vào con ng−ời ý muốn1 truyền cho đời sau
các gen của mình và phần nhiều, có thể là hầu hết, hành vi [con ng−ời] đ−ợc kích thích bởi
xung l−ợng sinh học bên trong này (innate impulse) để thấy đ−ợc mã di truyền của mình tồn
tại" (xem Epstein 1988: 47). Họ lập luận rằng, những khác biệt giữa nam và nữ trong các vai
trò xã hội, cấu trúc thứ bậc xã hội, trong các quan hệ quyền lực, phân công lao động, v.v..
trong gia đình và giữa gia đình và xã hội rộng lớn hơn có thể quy về những khác biệt đã đ−ợc
ch−ơng trình hóa về mặt sinh học giữa hai giới tính nh− những khác biệt giữa nam và nữ về
các chiến l−ợc tái sinh sản, các hóc môn, kích th−ớc và hình dạng của não bộ, các nhịp sống
theo thời gian trong ngày, đồng hồ sinh học liên quan đến các thời kỳ phát triển trong chu
trình sống,... Theo quan điểm này, sự thống trị của nam giới và tính thụ động của nữ giới,
tính hơn hẳn về trí tuệ và khả năng nhận thức tốt hơn của nam giới, khả năng tình cảm đặc
biệt của phụ nữ, v.v.. là những sản phẩm tự nhiên của một, hoặc là sự kết hợp của một số yếu
tố nh− các chiến l−ợc tái sinh sản của nam và nữ, những đặc điểm đặc thù về giới tính của các
hóc môn và mức của các hóc môn này, kích th−ớc và hình dạng của não bộ, phân hóa chức
năng theo các bán cầu đại não (lateralization), và các phẩm chất sinh học khác. Theo quyết
định luận sinh học, những hành vi nh− ngoại tình, hiếp dâm, sự loạn luân, phân biệt chủng
tộc, sự hy sinh vì ng−ời khác, các dàn xếp trong gia đình, sự gia tr−ởng, sự không chung thủy
của nam giới, sự bài ngoại, sự thống trị ng−ời khác, sự chọn lọc bạn đời,.. tất cả đều có nguồn
gốc từ di sản sinh học của con ng−ời. Lối lập luận này đôi khi đi xa tới mức coi các quá trình
sinh học là những yếu tố chính quyết định trật tự xã hội hiện hành, rằng sự bất bình đẳng
giữa nam và nữ là không tránh khỏi, và "sự loại trừ phụ nữ khỏi các vai trò chính sách chủ
yếu là hiện t−ợng có tính chất quốc tế, và có tính chất giống loài" (David Barash 1979: 189,
trích lại từ Epstein 1988: 56).
Đối lập với quan điểm quyết định luận sinh học, nhiều nhà khoa học xã hội đã chỉ ra
tầm quan trọng hàng đầu của văn hóa và sự học hỏi có tính xã hội. Theo họ, việc suy diễn
theo quan điểm sinh học xã hội từ các loài sang cho cá nhân con ng−ời và từ các đặc tr−ng
sinh lý sang tâm lý là điều nhầm lẫn tệ hại. Họ cho rằng các lý thuyết sinh học xã hội lệ
thuộc quá nhiều vào số liệu của các nghiên cứu về động vật và những khái quát hóa trực tiếp
cho cuộc sống con ng−ời từ những số liệu này là không chính xác. Thêm vào đó, chính những
số liệu này cũng đ−ợc xem là "tù mù, không thích hợp, mang tính chọn lọc cao, và sai lầm"
(Epstein 1988: 51). Những ng−ời chống lại quyết định luận sinh học xã hội lập luận rằng mặc
dù các quá trình sinh học có đặt ra những kiềm chế đối với cuộc sống con ng−ời, những quá
1 Nhấn mạnh trong nguyên văn.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình 14
trình này cũng chịu sự biến đổi d−ới ảnh h−ởng của các môi tr−ờng xã hội và văn hóa của con
ng−ời. Chẳng hạn, có bằng chứng cho thấy "sự phân hóa chức năng theo bán cầu đại não có
thể bị tác động bởi môi tr−ờng và hành vi, và không hề là thuộc tính có tính chất cố định hay
"đóng cứng" của sự vận hành của bộ não" (xem Epstein 1988: 53). Sự dồn nén hay việc tập thể
dục có thể thay đổi các quá trình hóc môn. Điều đặc biệt đáng chú ý là thực tế có một số l−ợng
lớn các nghiên cứu so sánh các nền văn hóa và bên trong mỗi nền văn hóa đã cho thấy sự biến
thiên lớn trong tổ chức gia đình-điều khó có thể đ−ợc giải thích bằng quan điểm sinh học đơn
giản hóa. Những bằng chứng nhân chủng học xã hội đã cho thấy có nhiều xã hội mà ở đó phụ
nữ không lệ thuộc vào đàn ông, cùng tham gia một cách bình đẳng với đàn ông trong phân
công lao động; ở đó việc phụ nữ lựa chọn bạn đời và chủ động khởi x−ớng hành vi tình dục là
"một thực tế phổ biến" (Epstein 1988: 65-66). Tóm lại, thuyết sinh học xã hội đã bị phê phán
là thiếu tính có hiệu lực thực sự về khoa học do việc sử dụng những số liệu thiên lệch và
mang tính chọn lọc cao, sự bỏ qua các tác động của văn hóa và việc học hỏi, "sự đơn giản hóa
quá mức về logic, và sự suy luận không thích hợp thông qua việc sử dụng phép t−ơng đồng
(analogy)" (Epstein 1988: 52; xem thêm Thorne 1982; Collier, Rosaldo, và Yanagisako 1982).
T−ơng phản một cách sắc nét với cách tiếp cận sinh học xã hội là quan điểm của các
học giả theo thuyết nữ quyền. Xuất phát điểm của các lý thuyết nữ quyền là gia đình không
phải là một thiết chế có tính tất yếu về sinh học. Trái lại, đó là một thiết kế xã hội, một hệ t−
t−ởng, một hệ thống mang tính thiết chế của các quan hệ xã hội và các ý nghĩa văn hóa
(Epstein 1988; Thorne 1982; Collier và đồng nghiệp 1982). Những học giả nữ quyền xem sinh
học chỉ nh− "một phạm vi của các năng lực, một lý thuyết về "tính tiềm năng sinh học""
(Epstein 1988: 6). Những khác biệt giữa nam và nữ thể hiện ở hành vi xã hội của họ, trí tuệ,
đạo đức, tình cảm,.. không mấy là hậu quả của các yếu tố sinh học mà chính là sản phẩm
đ−ợc tạo ra bởi văn hóa và các can thiệp xã hội từ vật liệu sinh học thô (Epstein 1988: Thorne
1982). Vì vậy, khái niệm phù hợp trong việc phân tích gia đình, những khác biệt và t−ơng
đồng giữa nam và nữ cần phải là khái niệm giới (gender) chứ không phải giới tính (sex). Hệ
thống gia đình hiện tồn đã đ−ợc tạo ra bởi con ng−ời, và nó đ−ợc tạo ra theo cách thức đã
mang lại rất nhiều lợi thế cho nam giới với cái giá làm giảm quyền của phụ nữ. Những ng−ời
theo thuyết nữ quyền xem quyền lực của nam giới đối với phụ nữ nh− nguồn gốc của sự bất
bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội. Họ lập luận rằng việc kiểm soát quyền lực cho
phép nam giới tạo ra một diện rộng các vai trò của nam giới và thu hẹp đáng kể những lựa
chọn dành cho phụ nữ. Kết quả là những địa vị có lợi nhất trong cấu trúc xã hội đã đ−ợc giữ
riêng cho nam giới. Việc phân chia vai trò đ−ợc xem nh− điểm mấu chốt trong khung lý
thuyết của phái nữ quyền. Họ cho rằng bất bình đẳng giới trong gia đình cần phải đ−ợc giải
thích d−ới dạng sự phân công các vai trò giới mà đến l−ợt mình chỉ có thể hiểu đ−ợc "bằng
việc chúng ta đã nuôi dạy con cái nh− thế nào, bằng sự phân công lao động theo giới tính,
bằng các định nghĩa văn hóa về cái gì là thích hợp đối với mỗi giới, và bằng các sức ép xã hội
mà chúng ta đặt lên mỗi một trong hai giới" (Goode 1982: 134).
Những học giả theo thuyết nữ quyền chẳng những kh−ớc từ ý t−ởng về các yếu tố
sinh học nh− những cái quyết định tổ chức gia đình, mà còn kh−ớc từ cả những lý thuyết góp
phần hợp lý hóa hệ thống gia đình có cấu trúc thứ bậc về giới hiện đang tồn tại. Họ thách
thức ý t−ởng về gia đình nh− một khối thống nhất (the monolithic family)2 cũng nh− ý t−ởng
2 Quan niệm này giả định các thành viên của gia đình đều nhìn gia đình của họ giống nhau và gia đình đó là một
khối thống nhất và có ý nghĩa nh− nhau đối với mọi thành viên. Quan niệm này đối lập với quan niệm cho rằng ý
nghĩa của một gia đình cụ thể đối với những thành viên khác nhau của gia đình đó là khác nhau.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Vũ Mạnh Lợi 15
của thuyết chức năng và lý thuyết vai trò mà theo đó hệ thống gia đình hiện đang tồn tại có
tính phổ biến và là một thiết chế tất yếu về mặt chức năng đối với sự sống còn của xã hội con
ng−ời. Khi chỉ ra tính biến thiên của các hình thức gia đình, sự áp đặt và bóc lột phụ nữ của
nam giới, những ng−ời theo thuyết nữ quyền đã làm mất thiêng huyền thoại về hệ thống gia
đình có vẻ có tính phổ biến mà trong đó ng−ời chồng là cột trụ đem lại thu nhập chính, ng−ời
vợ là ng−ời mẹ và ng−ời nội trợ toàn phần, và gia đình vận hành suôn sẻ trong một mối ràng
buộc đ−ợc giả định là dựa trên tình cảm. Họ lập luận rằng bằng chứng về bạo lực và xung đột
trong gia đình đã cho thấy một cách rõ ràng rằng "các cấu trúc gia đình đ−ợc duy trì chẳng
những bằng tình đoàn kết và tình yêu, mà còn bằng cả vũ lực nữa" (xem Epstein 1988: 204).
Đối với các học giả nữ quyền, có lẽ chỉ có một điều liên quan đến gia đình là tất yếu: đó là sự
khải hoàn cuối cùng của một hình thức gia đình thực sự bình đẳng. Con ng−ời tạo ra gia
đình. Vì thế, không có lý do gì mà họ không thể thay đổi nó. Trên thực tế, những thay đổi
theo h−ớng một hình thức gia đình bình đẳng hơn đã và đang diễn ra (Goode 1982). Nói một
cách ngắn gọn, đặc điểm đặc thù của các lý thuyết nữ quyền là sự nhấn mạnh đến vấn đề
quyền lực, xung đột, và biến đổi của hệ thống gia đình.
Từ một góc độ khác, một số nhà kinh tế học (England và Farkas 1986) cố gắng lồng
ghép các cách tiếp cận kinh tế học và xã hội học vào một khung lý thuyết toàn diện về nghiên
cứu gia đình. Bằng việc xem xét các khái niệm kinh tế nh− chi phí, lợi ích, phần th−ởng, hợp
đồng, v.v... theo cách bao gồm cả các giá trị có thể và không thể quy ra tiền, các giá trị rõ ràng
và ẩn dụ, ng−ời ta tin rằng những khái niệm này cũng có thể đ−ợc áp dụng cho các mối quan
hệ trong hộ gia đình. Họ lập luận rằng hôn nhân và các dàn xếp trong gia đình hoạt động nh−
những hợp đồng ẩn dụ (implicit contract), nh− "một nhà máy" nhỏ đ−ợc điều chỉnh bởi một
hợp đồng ẩn dụ nảy sinh từ một thị tr−ờng hôn nhân và bao gồm sự trao đổi diễn ra th−ờng
xuyên giữa hai vợ chồng và các t−ơng tác với các quan hệ việc làm. Ng−ời chồng th−ờng có
nhiều quyền hơn ng−ời vợ, và sự thống trị của nam giới mạnh hơn khi ng−ời vợ thuần túy là
ng−ời nội trợ so với khi ng−ời vợ cũng làm việc ngoài gia đình. Lý giải thực tế này, England
và Farkas (1986) nhấn mạnh rằng, so với nam giới, phụ nữ th−ờng có đầu t− mang tính đặc
thù cho mối quan hệ lớn hơn (relationship-specific investments) mà những đầu t− này có ít
tác dụng trong những quan hệ khác. Sở dĩ nh− vậy là vì quyền mặc cả (bargaining power) của
một ng−ời có đ−ợc không những từ các đóng góp cho mối quan hệ đã cho, mà còn từ khả năng
có những lựa chọn khác bên ngoài mối quan hệ đã cho. Ng−ời nào có nhiều khả năng lựa chọn
bạn đời hơn thì ng−ời đó có nhiều quyền mặc cả hơn. Đàn ông, do các địa vị cấu trúc của họ,
th−ờng đầu t− cho sức mạnh kiếm tiền là cái không mang tính đặc thù cho mối quan hệ
nh−ng lại dễ dàng đ−ợc chuyển giao cho một mối quan hệ mới. Vì thế họ có nhiều quyền ra
quyết định trong hôn nhân hơn vợ họ. Mặc dù lợi thế của nam giới giảm đi khi phụ nữ cũng
làm việc có thu nhập, lợi thế này hiếm khi biến mất vì phụ nữ hiếm khi có khả năng kiếm
tiền bằng nam giới. Tuy nhiên, sự gia tăng việc làm có thu nhập của phụ nữ làm cho họ có
khả năng tài chính để rời bỏ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Một cách tiếp cận khác đ−ợc Randall Collins (1991) đề nghị. Collins xem xét những
khác biệt giữa nam và nữ về vị trí của họ trong sự phân tầng hai chiều bao gồm các chiều giai
cấp (class) và chiều địa vị (status). Collins phân biệt giai cấp nh− vị trí quyền lực về tổ chức
của ng−ời ra lệnh đối diện với ng−ời nhận lệnh, với khái niệm địa vị nh− vị trí có liên quan
đến các ph−ơng tiện vật chất của sự sản xuất mang tính văn hóa. Ông ta lập luận rằng
những khác biệt giới bắt nguồn từ việc "phụ nữ th−ờng tham gia vào việc sản xuất và tiêu
dùng văn hóa trong khi nam giới tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất vật chất và các
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình 16
quan hệ quyền lực của nó" (1991: 53). Về quyền lực, một cách điển hình là cả ng−ời chồng lẫn
ng−ời vợ là những ng−ời nhận lệnh ở nơi làm việc, nh−ng ở nhà thì ng−ời chồng trở thành
ng−ời ra lệnh do thu nhập lớn hơn của anh ta. Bối cảnh này đã dẫn đến "hai cuộc đấu tranh
giai cấp khác biệt nhau: nam nhân công đối diện với nhà t− bản trong nền kinh tế bên ngoài
và các bà nội trợ đối diện với các ông chồng-nhà t− bản trong nền kinh tế gia đình" (1991: 57).
Về mặt địa vị, phụ nữ th−ờng có xu h−ớng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa nhiều
hơn nam giới ở cả nơi làm việc lẫn ở nhà (Collins 1991: 60). Vì thế, sự khác biệt giữa văn hóa
của nam và nữ là lớn nhất trong những gia đình mà ng−ời chồng là nhân công cổ xanh (lao
động đơn giản) và ng−ời vợ là nhân công cổ trắng (lao động có kỹ năng cao).
Joan Huber (1991) cũng đề xuất một lý thuyết khác về gia đình và giới có tính đến
các tác động của các điều kiện sinh thái học xã hội3 và khuôn mẫu sử dụng công cụ lao
động. Tầm quan trọng của sinh thái và công nghệ đ−ợc nhấn mạnh nh− điều kiện cần thiết,
"loài ng−ời không chỉ sống bằng bánh mỳ không thôi, nh−ng không có bánh mỳ thì không ai
có thể tồn tại đ−ợc" (Huber 1991: 39). Huber đ−a ra ba luận đề cơ bản: (1) ng−ời nào sản
xuất ra của cải có xu h−ớng nhiều quyền lực và uy tín hơn ng−ời tiêu dùng chúng; (2) nam
giới không thể mang thai và nuôi d−ỡng trẻ em nên những nhiệm vụ thích hợp nhất đối với
việc nuôi d−ỡng con cái th−ờng đ−ợc giao cho phụ nữ; và (3) quyền lực và uy tín lớn nhất
th−ờng nằm trong tay ng−ời có khả năng kiểm soát việc phân phối các của cải có giá trị
v−ợt ra ngoài khuôn khổ gia đình. Huber lập luận rằng việc phân công vai trò liên quan
đến sinh đẻ và khuôn mẫu sử dụng công cụ lao động mà lúc đầu đã đặt phụ nữ vào địa vị
thua kém nam giới vẫn đang tiếp tục tác động đến địa vị phụ nữ. Bà kết luận rằng "phụ nữ
không thể trở thành những ng−ời bình đẳng về xã hội với nam giới cho đến khi những phụ
nữ tài năng nhất có thể phát huy một cách hiện thực nh− những nam giới tài năng để đóng
góp phần xứng đáng với tài năng của mình".
ở Việt Nam, trong khi quan niệm về gia đình có truyền thống lâu dài thì quan niệm
về giới là một quan niệm t−ơng đối mới. Có thể nói khái niệm giới mới đ−ợc đ−a vào Việt Nam
trong những năm cuối của thập niên 80. Tr−ớc đó chỉ có một khái niệm giới tính để chỉ những
đặc tr−ng của nam và nữ mà không phân biệt đặc tính đó có bản chất sinh học hay xã hội.
Khi khái niệm giới đ−ợc đ−a vào Việt Nam, nó đã nhanh chóng đ−ợc chấp nhận rộng rãi. Tuy
nhiên, quan niệm về giới của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng rất khác với quan niệm về
giới của phái nữ quyền. Trong nhiều tr−ờng hợp, d−ờng nh− có sự lẫn lộn giữa giới (gender)
và giới tính (sex), và thuật ngữ "giới" đ−ợc sử dụng nh− một cái mốt để thay cho cái mà tr−ớc
kia ng−ời ta gọi là "giới tính". Khái niệm giới ngày càng trở nên phổ biến trong các dự án phát
triển. Khái niệm giới gắn liền với ý t−ởng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giữa nam và nữ
- ý t−ởng vốn đã bắt rễ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong mấy chục năm qua.
Tuy nhiên, cả ý t−ởng giải phóng phụ nữ lẫn bình đẳng nam nữ mới chỉ chủ yếu đ−ợc nhận
thức trên bình diện công cụ, nghĩa là phấn đấu để phụ nữ làm những việc có tính nữ dễ dàng
hơn, nh− kiểu đ−a vào nồi cơm điện để phụ nữ nấu cơm nhanh hơn để dành thời gian vào
công tác xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cổ vũ cho ý t−ởng bình đẳng theo cách phụ nữ vẫn duy
trì công, dung, ngôn, hạnh truyền thống và thêm vào đó là các công việc xã hội nh− nam giới.
Họ đòi hỏi phụ nữ phải đ−ợc học hành nh− nam giới, có các cơ hội nghề nghiệp nh− nam giới,
nh−ng không mấy ai đòi hỏi phụ nữ giảm bớt việc nhà để đàn ông gánh vác. Họ khích lệ phụ
3 Về quan niệm sinh thái học xã hội, xem Sinh thái học xã hội-lịch sử và những vấn đề đ−ơng đại của Vũ Mạnh Lợi,
đăng trong Tạp chí Xã hội học số 1, 1999.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Vũ Mạnh Lợi 17
nữ làm lãnh đạo nh− nam giới, nh−ng phụ nữ khi làm lãnh đạo không nên quên thiên chức
làm vợ, làm mẹ truyền thống của mình. Nhiều phẩm chất xã hội của phụ nữ vẫn đ−ợc gắn với
các đặc điểm sinh học liên quan đến sinh đẻ và nuôi d−ỡng con cái để hình thành nên cái
đ−ợc gọi là "thiên chức của phụ nữ". Gia đình đồng thuận, nguyên khối (monolithic), và dựa
trên tình yêu th−ơng vẫn là lý t−ởng. Quan niệm về quyền mặc cả trong hôn nhân, khái niệm
"gia đình" đối với ng−ời vợ khác "gia đình" đối với ng−ời chồng, dù chỉ là ẩn dụ, là không thể
chấp nhận đ−ợc. Quan niệm về giới, nh− vậy, ch−a đ−ợc nhìn nhận ở tầm chiến l−ợc, có tính
thách thức các vai trò giới hiện tồn, nh− việc đòi hỏi nam giới phải chia sẻ công việc nội trợ
trong gia đình. Nh− vậy, quan niệm về giới ở Việt nam là một quan niệm khá mềm mỏng, kết
hợp một số yếu tố mang tính nữ quyền với quan niệm truyền thống về vai trò của nam và nữ
trong gia đình. Một quan niệm ch−a hoàn toàn thoát ly ý thức hệ phụ quyền.
Những thảo luận nêu trên cho thấy tính chất phức tạp của các vấn đề gia đình. Gia
đình với t− cách một kiến trúc xã hội và một cơ chế tự tái tạo của cấu trúc xã hội đang biến
đổi theo h−ớng tới một hình thức gia đình bình đẳng hơn. Tuy nhiên, cần thêm vào cách nhìn
này các t−ơng tác phức tạp giữa gia đình và việc làm ngoài gia đình, những giới hạn do công
nghệ và tất yếu tái sinh sản tạo ra, để có thể hiểu đ−ợc chẳng những vấn đề quyền lực, xung
đột và biến đổi, mà còn cả tính kế thừa và liên tục của sự phát triển thiết chế gia đình.
Tài liệu tham khảo:
1. Collier J., Rosaldo M., and Yanagisako S. 1982. Is There a Family? New Anthropological
Views. In Rethinking the Family, edited by Barrie Thorne, and Marilyn Yalom, Longman, New
York, pp. 25-39.
2. Collins R. and Scott C. 1991. Sociology of Marriage and the Family: Gender, Love, and Property.
3rd ed. New York: Nelson Hall.
3. England P., and Farkas G. 1986. Households, Employment, and Gender. Aldine De Gruyter,
New York.
4. Epstein, Cynthia F. 1988. Deceptive Distinctions. Yale University Press, New Haven and London &
Russell Sage Foundation, New York.
5. Goode, William J. 1992. Housewives and Employed Wives: Demographic and Attitudinal Change,
1972-1986. Journal of Marriage and the Family, vol. 54, pp. 559-569.
6. Thorne, Barrie. 1982. Feminist Rethinking of the Family: An Overview. In Rethinking the Family,
edited by Barrie Thorne, and Marilyn Yalom, Longman, New York, pp. 1-24.
7. Vũ Mạnh Lợi. 1999. Sinh thái học xã hội-lịch sử và những vấn đề đ−ơng đại. Xã hội học, số 1,
trang 23-27.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_quan_diem_ly_thuyet_ve_gioi_trong_nghien_cuu_gia_dinh.pdf