Một số phong tục tập quán của người dân tộc sán dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản - Lê Minh Chính

4. Kết luậnTạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 5 4.1. Kinh tế, đời sống văn hóa thấp, lấy chồng và sinh con sớm - Đó là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới SKSS, đặc biệt là thiếu máu dinh dưỡng. - Lấy chồng và sinh con sớm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, ngăn cản chị em học tập, nâng cao kiến thức mọi mặt. 4.2. Tập quán về ăn uống kiêng khem, thiếu vệ sinh - Bữa ăn thường ngày của chị em NDTSD, với số lượng và chất lượng dinh dưỡng thấp. Phụ nữ không được chăm lo trong ăn uống, theo phong tục thường kiêng khem một cách thiếu khoa học. - Buồng ngủ chật chội, thiếu ánh sáng, không thông thoáng, mất vệ sinh. - Nhà bếp chật chội, gần hoặc kề bên chuồng gia súc gia cầm, giếng nước và nhà xí, vì vậy môi trường sống có nguy cơ ô nhiễm cao. 4.3. Tập quán lễ tết, cúng bái - NDTSD có nhiều lễ tết trong năm, việc cầu cúng cũng có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là với chế độ dinh dưỡng ở phụ nữ sinh đẻ và nuôi con. - Tục lệ cúng ma, cúng ma khi ốm đau là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh nặng, đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện chậm trễ. 5. Kiến nghị - Cán bộ y tế cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NDTSD, từng bước thay đổi những tập quán bất lợi cho sức khỏe, xây dựng những tập quán mới có lợi cho sức khỏe. - Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác xoá đói, giảm nghèo cho người dân các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Chỉ khi nào đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được nâng lên thì mới có thể thay đổi được các phong tục tập quán, nhất là những phong tục tập quán liên quan đến vấn đề sức khỏe

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phong tục tập quán của người dân tộc sán dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản - Lê Minh Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 1 MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC SÁN DÌU Ở XÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE SINH SẢN Lê Minh Chính (Trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, với tỉ lệ là 86,83%, một số dân tộc thiểu số có dân số trên dưới 1 triệu người, như Tày, Thái còn dân tộc Sán Dìu có hơn 135.000 người [10]. Mỗi dân tộc có sự khác nhau về điều kiện địa lí địa bàn cư trú, về phong tục tập quán..., đó là những yếu tố cơ bản tác động lên sức khỏe của cộng đồng tộc người... Người dân tộc Sán Dìu (NDTSD) vẫn còn những hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, giáo dục và tiếp cận kiến thức khoa học kĩ thuật..., trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Đó là lí do của nghiên cứu này, với mục tiêu: Mô tả một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới SKSS của phụ nữ NDTSD. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm: Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, dân số hơn 10 ngàn người, có 8 dân tộc anh em, trong đó NDTSD có gần 6 ngàn người. 2.2. Đối tượng và phương pháp - 112 phụ nữ NDTSD, gồm: những người đang mang thai (PNCT) , bà mẹ nuôi con bú (BMNCB) và một số phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu máu [3], đã định cư lâu đời, còn giữ nhiều phong tục tập quán cũ trong đời sống, sinh hoạt. - Lãnh đạo địa phương, trạm y tế xã, già làng, trưởng bản, cộng tác viên dân số (CTVDS), nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB). - Sử dụng phương pháp mô tả diện cắt ngang và điều tra xã hội học, như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát thực tế... - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 - 2008 đến tháng 10 - 2008 3. Kết quả và thảo luận - Điều tra 112 hộ gia đình NDTSD, thảo luận nhóm với 28 người dân, phỏng vấn sâu 14 người: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch phụ nữ xã, Chủ tịch mặt trận xã, 2 già làng, 4 trưởng bản, 4 CTVDS, 1 trạm trưởng trạm y tế xã. Kết quả thu được như sau: 3.1. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội Bảng 1. Tình hình kinh tế gia đình của các hộ điều tra Điều kiện kinh tế gia đình Kết quả n = 112 Tỉ lệ % Thuộc diện hộ nghèo 51 45,54 Gia đình có tivi, đài.. 49 43,75 Gia đình có nhà kiên cố 2 1,79 Gia đình có nhà bán kiên cố 22 19,64 Gia đình có nhà tạm 88 78,57 Đối tượng PNCT, BMNCB thiếu máu là hộ nghèo chiếm 45,54% (diện nghèo chung của xã là 29%). Thực trạng tỉ lệ hộ nghèo cao ở PNCT của NDTSD xã Nam Hòa cũng tương đương với tỉ lệ hộ nghèo của dân tộc Mông (43,75%) và Thái (52,5%) ở 2 huyện Quế Phong và Kỳ Sơn Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 2 tỉnh Nghệ An [7]. Cao hơn tỉ lệ % thiếu đói của người dân tộc Thái ở Sơn La (11,29), Mường ở Sơn Thủy - Hòa Bình (19,87), Dao ở Hợp Tiến - Thái Nguyên (31,0) và Mông ở Cán Tỉ - Hà Giang (42,19) [6]. Đa số các gia đình chỉ có nhà tạm (78,57%), thiếu các đồ dùng thiết yếu (đài, vô tuyến truyền hình, bàn ghế, nồi, chảo...). Chuồng gia súc, gia cầm kề sát nhà, bếp nên rất mất vệ sinh. Bảng 2. Trình độ học vấn Trình độ học vấn Kết quả n = 112 Tỉ lệ % - Biết đọc - biết viết 12 10,71 - Tiểu học 87 77,68 - Trung học cơ sở (THCS) 13 11,61 - Phổ thông trung học (PTTH) 0 0 Cộng 112 100 Học vấn của phụ nữ chủ yếu là tiểu học: 77,68%, (năm 2000, cấp I: 58%, cấp III: 3% [5]). Bảng 3. Tuổi lấy chồng và sinh con đầu lòng của phụ nữ NDTSD Nhóm tuổi của phụ nữ NDTSD Số người kết hôn Số người sinh con đầu lòng n % n Tỉ lệ % Tuổi 18 - 19 33 29,46 31 28,44 Tuổi 20 - 21 69 61,61 55 50,46 Tuổi 22 - 24 6 5,36 16 14,68 Tuổi ≥ 25 4 3,57 7 6,42 Cộng 112 100 109 100 Bảng 3, cho thấy phụ nữ NDTSD 20 - 21tuổi lấy chồng và sinh con đầu lòng chiếm tỉ lệ cao nhất. Chính vì lấy chồng và có con sớm cho nên phụ nữ NDTSD đã không có thời gian, sức lực và cơ hội để học tập và nâng cao hiểu biết về SKSS... Khi thảo luận nhóm với chị em, hầu hết đều cho rằng: Biết lấy chồng ở tuổi 18 - 20 là còn non trẻ, nhưng người ta đi lấy chồng thì mình cũng phải lấy chồng. Chị T. ở xóm Na Quán nói: "Chúng em ở đây, con gái cứ sau 21 - 22 tuổi chưa đi lấy chồng thì lo lắm, vì từ 23 tuổi trở đi người ta đã cho là bị ế chồng rồi...". Con trai NDTSD sau khi lấy vợ 1 - 2 năm đã ra ở riêng, họ thường phải chắt chiu, tiết kiệm, trong khi ruộng đất, vốn liếng, công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất... còn rất thiếu. Đây có thể cũng là những nguyên nhân làm cho phụ nữ ít được chăm sóc dinh dưỡng, dẫn tới thiếu máu. 3.2. Một số điều kiện ăn, ở và tập quán vệ sinh 3.2.1. Phong tục tập quán ăn, uống - Hàng ngày có 2 bữa ăn chính là bữa trưa và bữa tối, buổi sáng ăn phụ. - Các món ăn, bánh, đồ uống đặc trưng của NDTSD, được ưa thích là: + Nem chạo, nem thính. Cách chế biến các món đó: Thịt nạc tươi thái mỏng, trộn muối tinh, bột gạo nếp rang vàng, gói lá chuối hoặc cho vào ống nứa, để 2 - 5 ngày cho lên men mới ăn. + Thịt lợn tái: Thịt thăn tươi, gan thái mỏng, trộn mắm muối, gia vị, chanh hoặc dấm. + Tiết canh lợn, ngan, vịt... Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 3 + Các loại bánh: Bánh chưng, bánh dày, bánh rợm, bánh gai, bánh trôi, bánh trứng kiến, bánh lẳng (tức bánh tro) làm từ gạo nếp ngâm nước tro các loại vỏ đậu, đỗ, cây núc nác đã được lắng trong... + Cháo: Thường nấu bằng một nồi to, vừa để ăn sáng, vừa ăn thêm vào bữa trưa, có khi cháo thay canh chan cơm (cơm chan cháo), sáng ăn cháo muối hoặc với cà bát muối mặn. + Nước uống và đồ uống: Nước vối (vối thu hái và chế biến vào đúng ngày tết mồng 5/5 âm lịch thì mới ngon), nước chè xanh hay búp, nước cháo cũng là món nước uống. Rượu nấu chõ, uống vào các bữa tết lễ và khi có khách, thường mời nhau uống nhiều. NDTSD có văn hóa ẩm thực khá phong phú. Tuy nhiên, nem trạo, nem thính, thịt tái chủ yếu dùng cho bữa ăn ngày lễ, tết và dành cho đàn ông nhắm rượu, ít dành cho phụ nữ và trẻ em. Theo ông L.: Các món ăn ngon, bổ như nem, thịt tái, thịt trâu, ngan, ếch, lươn... thì các bà các cô không mấy người ăn. Thực ra họ không phải kiêng những thứ ấy, nhưng từ xưa các cụ truyền lại là phụ nữ sinh đẻ phải kiêng nhiều thứ, nên ở phụ nữ hình thành thành thói quen, không thích ăn những món đó. Phụ nữ NDTSD có suy nghĩ là "có kiêng có lành"... Thực chất đây là vấn đề "sức ép" của tập quán, tập quán đã biến từ tự nguyện "kiêng khem" thành "sở thích không ăn", một số tác giả nghiên cứu cũng nhận thấy như vậy [5, 8, 9]. 3.2.2. Nhà ở, bếp và công trình vệ sinh - Nhà ở: Nhà ở 3 hoặc 5 gian, gồm 2 gian buồng ở 2 đầu nhà, phòng khách gian giữa và kèm theo giường nằm ở 2 gian ngoài. Gian khách và 2 gian ngoài thường thông, thoáng khí, đủ ánh sáng. Nhưng buồng ngủ thường kín, thiếu ánh sáng và thiếu không khí, ẩm thấp, chật hẹp. Gường nằm, chăn, chiếu, màn thường chỉ giặt 1, 2 lần trong năm. - Bếp nấu và nơi ăn cơm: Nhà bếp nhỏ hẹp, là kho chứa đồ, thóc lúa, không gọn gàng, gần chuồng gia súc gia cầm và nhà vệ sinh.... Mặc dù không gian xung quanh rộng rãi, nhưng môi trường không khí, đất, nước thường xuyên ô nhiễm mất vệ sinh. Bảng 4. Thực trạng giếng nước Giếng nước Kết quả điều tra n % Không có 23/112 20,54 Có giếng đào 89/112 79,46 Giếng hợp vệ sinh 31/89 34,83 Giếng không hợp vệ sinh 58/89 65,17 Tỉ lệ có giếng hợp vệ sinh là 34,83%, (có bờ vệ sinh - có thành giếng và sân giếng, xa chuồng gia súc, nhà vệ sinh). Nhà không có giếng, đồ chứa chum vại thường thiếu, nên lượng nước sinh hoạt phải dùng hạn chế, dẫn tới mất vệ sinh trong sinh hoạt. Bảng 5. Thực trạng các hình thức hố xí Hố xí Kết quả điều tra n % Không có 17/112 15,18 Có hố xí 95/112 84,82 Hố xí không hợp vệ sinh 82/95 86,32 Hố xí hợp vệ sinh 13/95 13,68 Tỉ lệ hộ gia đình có hố xí khá cao - có 95 hộ, chiếm 84,82%. Hình thức hố xí rất đa dạng, đều là loại hố xí khô, gồm hố xí 2 ngăn, 1 ngăn, hố đào (hố xí thùng) và có cả loại gác cầu trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 4 góc chuồng gia súc. Chỉ có 13,68% hố xí hợp vệ sinh, 2 ngăn, có ủ phân, đổ tro và đậy kín, còn lại không được che đậy kín, không được ủ... mất vệ sinh, ô nhiễm. 3.3. Tập quán lễ tết và cúng bái 3.3.1. Các lễ tết trong năm Hàng năm, NDTSD có nhiều lễ tết, ý nghĩa tôn giáo linh thiêng, cầu mong các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho sản xuất mùa màng. Các lễ tết theo âm lịch, như: tết Nguyên Đán, lễ ra đồng (mồng bảy tháng Giêng - không ăn rằm tháng Giêng), tết Thanh Minh (vào ngày Thanh Minh, không phải là 3/3), lễ Hạ Điền (mồng 8 tháng 4), tết Đoan Ngọ (tức là tết 5/5, tết trừ sâu bọ), lễ Thượng Điền (mồng 10 tháng 7), tết 14 tháng 7, tết Cơm mới, tết Đông chí.[4]. 3.3.2. Một số lễ cúng cầu trong năm + Kỵ yên, giải hạn, thường làm vào sau Tết Nguyên Đán, từ mồng 8 đến cuối tháng Giêng. Lễ tết là những phong tục mà NDTSD có nhiều trong năm [1], [2]... Trung bình các lễ, tết trong năm của NDTSD là 1 lễ, tết/ tháng. Về chi phí, trung bình mỗi lễ, tết (trừ tết Nguyên Đán) cần có 1 con gà hoặc từ 0,5 - 1kg thịt, vài con cá, ít hoa quả, 1 - 2 kg gạo nếp, 0,5 - 1lít rượu, và vài thứ khác. Với các lễ giải hạn số lượng các vật liệu phải gấp 2 - 3 lần nữa. Thành tiền, mỗi lễ tết dù nhỏ cũng chi phí từ 150.000 - 300.000đ. Vậy, trung bình là 1,5 - 3 triệu đồng mỗi năm. Thành phần tham gia ở các bữa ăn lễ tết này thường là bố, mẹ đẻ của 2 vợ chồng, anh em chú bác, "có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít". 3.3.3. Một số cúng bái, cúng ma Cúng bái, cúng ma là một nhu cầu đối với nhà có người ốm đau hoặc khi nhà có những sự kiện bất thường. NDTSD thường tự chữa bằng những bài thuốc dân gian, đồng thời mời Thầy cúng. Việc cúng thường đơn giản, nhưng phải là mâm rượu thịt. Theo y sĩ H. trạm y tế xã, thì có nhiều trường hợp cúng ma và các ông thầy đến cúng, kết hợp tìm thuốc chữa bệnh và có thể chữa khỏi bệnh, bởi vậy vẫn có uy tín, nhưng các bệnh đó thường chỉ là cảm cúm sơ sơ. Còn những bệnh khác, đặc biệt là bệnh của trẻ nhỏ như ho, sốt, khó thở do viêm phế quản, phổi hoặc tiêu chảy mất nước... thì thầy cúng không chữa được. Nguy hiểm là bệnh nặng lên và đưa tới trạm y tế muộn, đe dọa tính mạng. Trường hợp bệnh PNCT phù nhẹ, với thuốc nam có thể đỡ và qua khỏi, nhưng nhiều trường hợp phù, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén thì càng chữa ở nhà càng nặng, khi cho đi viện thì thai đã chết, mẹ lại bị băng huyết nặng... Theo ông T. cán bộ xã về hưu thì cúng bái khi ốm đau là một tập quán tín ngưỡng lâu đời của NDTSD. Vừa cúng, các thầy cúng vừa là thầy thuốc chữa bệnh... Cúng là cách chữa theo tâm linh, cũng là phương pháp cần thiết cho con người, tuy nhiên không được làm tràn lan, mê tín. Phải biết kết hợp giữa cúng bái với khám chữa bệnh của trạm xá... Còn ý kiến của ông N, một thầy cúng có chức sắc là: con người sống và chết là một vòng khép kín, dương sao âm vậy. Người sống (con cháu...) và tổ tiên luôn luôn có mối liên hệ, âm dương hài hòa. Cúng bái, lễ tết, cúng khi ốm đau là thỉnh cầu, tưởng nhớ tới tổ tiên, báo đáp với tổ tiên và cầu xin sự phù hộ của tổ tiên, vậy việc làm đó là tốt. Mặt khác ốm đau vẫn phải đi khám bệnh và chữa bệnh, phải kết hợp Đông Tây y, không cúng bái để chữa bệnh... 4. Kết luận Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 5 4.1. Kinh tế, đời sống văn hóa thấp, lấy chồng và sinh con sớm - Đó là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới SKSS, đặc biệt là thiếu máu dinh dưỡng. - Lấy chồng và sinh con sớm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, ngăn cản chị em học tập, nâng cao kiến thức mọi mặt. 4.2. Tập quán về ăn uống kiêng khem, thiếu vệ sinh - Bữa ăn thường ngày của chị em NDTSD, với số lượng và chất lượng dinh dưỡng thấp. Phụ nữ không được chăm lo trong ăn uống, theo phong tục thường kiêng khem một cách thiếu khoa học. - Buồng ngủ chật chội, thiếu ánh sáng, không thông thoáng, mất vệ sinh. - Nhà bếp chật chội, gần hoặc kề bên chuồng gia súc gia cầm, giếng nước và nhà xí, vì vậy môi trường sống có nguy cơ ô nhiễm cao. 4.3. Tập quán lễ tết, cúng bái - NDTSD có nhiều lễ tết trong năm, việc cầu cúng cũng có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là với chế độ dinh dưỡng ở phụ nữ sinh đẻ và nuôi con. - Tục lệ cúng ma, cúng ma khi ốm đau là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh nặng, đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện chậm trễ. 5. Kiến nghị - Cán bộ y tế cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NDTSD, từng bước thay đổi những tập quán bất lợi cho sức khỏe, xây dựng những tập quán mới có lợi cho sức khỏe. - Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác xoá đói, giảm nghèo cho người dân các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Chỉ khi nào đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được nâng lên thì mới có thể thay đổi được các phong tục tập quán, nhất là những phong tục tập quán liên quan đến vấn đề sức khỏe  Tóm tắt Người dân tộc Sán Dìu với phong tục tập quán và các thói quen lạc hậu, chính là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Kinh tế, đời sống văn hóa thấp, lấy chồng và sinh con sớm ảnh hưởng tới thiếu máu dinh dưỡng. Ngăn cản phụ nữ học tập, nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Tập quán về ăn uống kiêng khem, thiếu vệ sinh, buồng ngủ chật trội, mất vệ sinh. Nhà bếp gần chuồng gia súc, gia cầm, giếng nước và hố xí, vì vậy môi trường sống có nguy cơ ô nhiễm cao. Tập quán lễ tết, cúng bái ảnh hưởng tới thu nhập, cúng ma khi ốm đau dẫn tới bệnh nặng, đưa đến bệnh viện chậm trễ. Summary Several manners and customs influencing of San Diu ethnic minorities in Nam Hoa, Dong Hy district on reproductive health. Le Minh Chinh, Thai Nguyen Medico-Pharmaceutical University. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học 6 The manners and customs of the San Diu minorities is a major risk factor affecting on reproductive health. The low econo-cultural status, early marriage and having an early baby influence on a nutritional anemia. These prevent women from learning, resting and improving women's health. Habits to eat and drink unhygienically and being on a diet have not a scientific basics.Bedrooms are so cramped and unhygienic. The kitchen is near a cattle-shed, so that the environment is seriously polluted. The habits of festival and worshipping impacts on people's income and when they are seriously ill, they will be taken to hospital late. Tài liệu tham khảo [1]. Tổng điều tra dân số năm 1989, Kết quả điều tra toàn diện, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số trung ương, Hà Nội 1991, tr 66-114. [2]. Toan Ánh. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua tết- lễ hội hè. Nxb Thanh niên, Hà Nội 2000. [3]. Ma Khánh Bằng. Người Sán Dìu ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1983. [4]. Lê Minh Chính, Đàm Khải Hoàn. Tình hình thiếu máu và kiến thức vệ sinh dinh dưỡng phòng chống thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu huyện Đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Y học thực hành, Số 4/2008, tr 79-81. [5]. Nguyễn Xuân Cường. Tục cấp sắc của người dân tộc Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn Bắc Giang. Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm, Luận văn thạc sỹ Lịch Sử, 2007. [6]. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nông Thanh Sơn. Điều tra KAP của bà mẹ dân tộc Sán Dìu có con dưới 5 tuổi trước và sau can thiệp tại Nam Hoà huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1999-2001 - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên, Tập X - Nxb Y học năm 2000, tr 244 - 251. [7]. Đàm Khải Hoàn, Cs. Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở một xã người Dao thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Hợp Tiến). Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1999 – 2001, tập XI. Nxb Y học, tr 291. [8]. Đàm Khải Hoàn, Dương Minh Thu,Và Bá Súa. Nghiên cứu một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khỏe ở 2 cộng đồng dân tộc Thái và Mông thuộc miền núi nghệ An. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 2007. [9]. Nguyễn Thị Quế Loan (2006). Tập quán chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh trong ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Tc Dân tộc học, Số 5, Tr 25- 29. [10]. Nguyễn Thị Quế Loan. Bản sắc của người Sán Dìu ở Thái Nguyên qua văn hóa ẩm thực. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS: B 2005-03-67, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1013_9494_13_2137_2053113.pdf
Tài liệu liên quan