Một số mẹo cho quản trị viên hệ thống
Vậy là bạn đã biết một số công nghệ và các mẹo sửa lỗi cơ bản cho một mạng máy tính đơn giản. Phải luôn nghiên cứu và lập kế hoạch trước khi thiết lập một mạng cho tổ chức hay khách hàng của bạn. Luôn trang bị các tài nguyên cần thiết như phần mềm khôi phục dữ liệu, tiện ích backup, cập nhật các chương trình diệt virus thường xuyên, kiểm tra kết nối cáp và các công cụ xử lý lỗi cũng như bảo mật mạng khác. Ngoài ra, với chính bản thân bạn thì không ngừng cập nhật những kiến thức mạng mới nhất thông qua các chứng chỉ như MCSE, CCNA, CCNP, Network+ và Server+. Chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp, những người quản lý CNTT.; tham gia trả lời các câu hỏi có liên quan tới quản lý và xử lý lỗi mạng trong những diễn đàn trao đổi. Hy vọng rằng qua bài này, bạn sẽ hiểu thêm một số kiến thức cơ bản về mạng và cách quản trị một mạng máy tính
3 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số mẹo cho quản trị viên hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số mẹo cho quản trị viên hệ thống
Quản Trị Mạng lần này sẽ giới thiệu cho bạn một số mẹo quản trị mạng đơn giản, cách bảo vệ mạng máy tính của bạn và hướng dẫn sửa một số lỗi cơ bản, các công cụ quản lý, các mẹo xử lý sự cố mạng và phương pháp bảo mật. Quản trị viên của một mạng máy tính là một nhiệm vụ rất quan trọng. Có một số mẹo quản trị mà chỉ cần thực hành theo thì việc quản lý trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu muốn trở thành một chuyên viên quản trị mạng thì bạn nên biết một số công nghệ mạng cơ bản như TCP/IP, Ethernet, cấu hình mạng hệ thống, kiến thức về phần cứng và phần mềm mạng, dịch vụ thư mục và một vài công nghệ sửa lỗi mạng đơn giản. Luôn phải có các tài liệu về cách cấu hình và tài nguyên mạng như bản thống kê phần cứng và phần mềm mạng, các máy tính, cấu hình mạng cơ bản và các kịch bản đăng nhập. Thường xuyên lưu trữ một bản backup hoàn thiện cho dữ liệu máy chủ và quản lý tốt các tài nguyên máy chủ mạng như phương pháp truy cập đồng thời tới máy chủ mà không làm ảnh hưởng tới hiệu suất. Giữ cho phần mềm mạng luôn được cập nhật và đảm bảo rằng mạng của bạn luôn có các công cụ cần thiết như khôi phục và backup dữ liệu, công cụ sửa lỗi, công cụ quản lý hiệu suất và các cổng TCP/IP, thường xuyên cập nhật các phần mềm diệt virus. Mật khẩu của các quản trị mạng phải phức tạp và luôn chuẩn bị một tài khoản quản trị phụ. Giữ cho công cụ bảo mật mạng như GFI LanGuard luôn cập nhật để có thể ngăn chặn được bất kỳ loại tấn công mới nào từ bên ngoài tới mạng của bạn. Đặt ra sự hạn chế trong phòng máy chủ và chỉ người nào có thẩm quyền mới được phép vào phòng. Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng lên các ổ cứng khác hoặc ghi lại ra đĩa CD. Sau khi cài đặt và cấu hình xong máy chủ, hãy tạo một bản sao lưu cho toàn bộ ổ (Ghost), có thể sử dụng tiện ích Norton Ghost để thực hiện việc này. Luôn có kế hoạch khắc phục thảm họa đã và khả năng chịu đựng sai sót. Không được rời phòng máy chủ mà không có người giám sát khi có một ai đó đang ở trong phòng. Ngoài ra còn một số mẹo dưới dây để các quản trị viên có thể quản lý mạng máy tính của mình một cách tốt hơn: 1. Nếu bạn đang chuẩn bị một hệ thống mới, hãy đảm bảo sẽ sử dụng nguồn cài đặt tốt nhất như đĩa CD. Sau khi cài đặt xong hệ điều hành, phải cài đặt ngay một chương trình diệt virus mới nhất như Norton antivirus, Trend Micro, McAfee, Panda Antivirus hay bất kỳ chương trình nào do bạn lựa chọn. 2. Sau khi hoàn thiện quá trình cài đặt cho tất cả các máy tính trong mạng, hãy kiểm tra lại hiệu suất, tốc độ và độ bảo mật của mạng. 3. Giữ cho thiết kế mạng đơn giản và phân đoạn rõ ràng để có thể dễ dàng cô lập thành phần lỗi trong mạng. 4. Thường xuyên cập nhật các nhận dạng virus mới nhất, bản vá lỗi phần mềm và phương pháp bảo mật cho những máy tính trong mạng. 5. Khi có kế hoạch thêm phần cứng cho mạng thì phải đảm bảo có tài liệu về phần cứng cũng như bản kê khai cho phần mềm 6. Chỉ cài đặt các ứng dụng phần mềm được yêu cầu trên máy chủ và các máy tính trong mạng. Bất kỳ phần mềm trái phép hay ứng dụng web nào cũng có thể trở thành điểm khởi đầu để virus và mã độc từ internet tấn công vào mạng. 7. Xác định rõ địa chỉ IP mạng, các tài khoản người dùng, tạo tài liệu về người dùng và giữ cho tài nguyên đóng đối với người dùng. 8. Đào tạo cho nhân viên CNTT cũng như tất cả người dùng của bạn, cảnh báo họ về các hoạt động trái phép. 9. Quản trị viên truy cập vào Internet và đặt một hạn chế bảo mật chặt chẽ cho việc sử dụng Internet trái phép, khóa tất cả các cổng và truy cập ứng dụng web không mong muốn. 10. Bảo vệ gateway máy tính hay proxy máy chủ hết mức có thể bởi gateway là con đường đối diện trực tiếp với Internet. 12. Sao lưu cho ổ cứng. 13. Cấu trúc mạng của bạn. 14. Để trở thành một quản trị mạng, bạn luôn phải nghiên cứu, tìm tòi và thử các công nghệ cũng như xu hướng mạng mới nhất. Vậy là bạn đã biết một số công nghệ và các mẹo sửa lỗi cơ bản cho một mạng máy tính đơn giản. Phải luôn nghiên cứu và lập kế hoạch trước khi thiết lập một mạng cho tổ chức hay khách hàng của bạn. Luôn trang bị các tài nguyên cần thiết như phần mềm khôi phục dữ liệu, tiện ích backup, cập nhật các chương trình diệt virus thường xuyên, kiểm tra kết nối cáp và các công cụ xử lý lỗi cũng như bảo mật mạng khác. Ngoài ra, với chính bản thân bạn thì không ngừng cập nhật những kiến thức mạng mới nhất thông qua các chứng chỉ như MCSE, CCNA, CCNP, Network+ và Server+. Chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp, những người quản lý CNTT..; tham gia trả lời các câu hỏi có liên quan tới quản lý và xử lý lỗi mạng trong những diễn đàn trao đổi. Hy vọng rằng qua bài này, bạn sẽ hiểu thêm một số kiến thức cơ bản về mạng và cách quản trị một mạng máy tính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- meochoquantrivien.doc