1. Kết luận
Đã tìm thấy 4 loài ký sinh trùng khác nhau
(Carcinonemertes mitsukurii, Choniosphaera indica,
Allokepon monody, Loxosomella sp.) ở mang, yếm,
trứng và dưới mai ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành
đánh bắt ở vùng biển Khánh Hòa. Tất cả các loài ký
sinh trùng này đều mới được công bố bắt gặp lần
đầu tiên ở Việt Nam.
Loài Carcinonemertes mitsukurii có tỷ lệ nhiễm
và cường độ nhiễm cao nhất trong số các loài đã tìm
thấy. Ghẹ xanh tự nhiên (giai đoạn trưởng thành bị
nhiễm) loài Carcinonemertes mitsukurii ở tất cả các
tháng từ 8/2011 - 1/2012 với tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm cao.
2. Kiến nghị
Cần có nghiên toàn diện hơn về ký sinh trùng ở
ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành để đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của các ký sinh trùng đến quy
trình sản xuất giống ghẹ xanh, nhằm nâng cao hiệu
quả của nghề sản xuất này
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ký sinh trùng ký sinh ở ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linaeus, 1766) đánh bắt tại vùng biển Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 11
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH Ở GHẸ XANH
(Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) ĐÁNH BẮT TẠI VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
SOME PARASITES FOUND FROM SWIMMING CRAB
(Portunus Pelagicus Linaeus, 1766) CAUGHT IN KHANH HOA MARINE WATER
Võ Thế Dũng1, Glenn Allan Bristow2, Phạm Nguyễn Hậu3, Nguyễn Thị Hồng Tuyên4
Ngày nhận bài: 11/4/2012; Ngày ph ản biện thông qua: 27/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
79 cá thể ghẹ xanh cái bao gồm 32 ghẹ cái ôm trứng và 47 ghẹ cái không ôm trứng (khối lượng bình của 79 cá
thể là 151,9 ± 45,1g) và 80 cá thể ghẹ xanh đực (khối lượng bình quân của 80 cá thể là 170,6 ± 56,1g) còn sống đã
được thu từ tháng 8/2011 - 1/2012 để nghiên cứu ký sinh trùng. Đã bắt gặp 4 loài ký sinh trùng gồm Carcinonemertes
mitsukurii,Choniosphaera indica Allokepon monody và Loxosomella sp.; trong đó C. mitsukurii ký sinh ở mang, yếm và
trứng, C. indica ký sinh trên trứng, A. monody ký sinh dưới mai và Loxosomella sp. ký sinh ở yếm. Tỷ lệ nhiễm chung dao
động từ 1,3 (đối với A. monody ký sinh dưới mai) đến 73,6% (đối với C. mitsukurii ở mang); cường độ nhiễm tương ứng
là 1,0 đến 47,5 cá thể ký sinh trùng trên một cá thể ghẹ bị nhiễm. Tỷ lệ nhiễm của A. monody không khác nhau ở ghẹ cái và
ghẹ đực (1,3%); còn tỷ lệ nhiễm C. mitsukurii ở mang ghẹ cái cao hơn ở mang ghẹ đực. Bắt gặp C. mitsukurii ở tất cả các
tháng từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012, với tỷ lệ nhiễm giảm dần từ 100,0% (tháng 8/2011) xuống 51,6% (tháng
1/2012). Tỷ lệ và cường độ nhiễm của C. mitsukurii ở mang ghẹ ôm trứng đều thấp hơn ở mang của ghẹ không ôm trứng;
ngược lại, tỷ lệ nhiễm của loài này ở trứng cao hơn hẳn ở yếm của những con ghẹ cái không ôm trứng.
Từ khóa: Ghẹ xanh; ghẹ ôm trứng; ký sinh trùng; Khánh Hòa
ABSTRACT
79 specimens of female including 32 egg carrying and 47 non-egg carrying females (weight 151.9 ± 45,1g) and 80
specimens of male (weight 170.6 ± 56.1g) of alive swimming crab, were collected from August, 2011 to January, 2012 for
examination of parasites. Four parasitic species, including Carcinonemertes mitsukurii, Choniosphaera indica, Allokepon
monody, and Loxosomella sp. were found. C. mitsukurii was found on the gill, shield and egg, C. indica was found on
egg, A. monody was found interior carapace and Loxosomella sp. was found on the shield. Overal prevalence varied
from 1.3% (for A. monody under the shield) to 73.6% (for C. mitsukurii on the gills); with respective intensities of 1.0 and
47.5 parasitic specimens on an infected crab individual. Prevalence of A. monody was not different between female and
male crab (both were 1.3%); while prevalence of C. mitsukurii on the gills of female was higher than on the gills of mlae.
C. mitsukurii was found in all months from August, 2011 to January, 2012, with prevalence gradually reduced from 100.0%
(August, 2011) to 51.6% (January, 2012). Prevalence and intensity of C. mitsukurii on the gills of egg carrying female were
lower than on the gills of non-egg carrying female; prevalence of this species on the egg of the egg carrying female was
much higher than on the shield of the non-egg carrying female.
Key words: Swimming crab; egg-carrying crab; parasites; Khanh Hoa
1 TS. Võ Thế Dũng, 4 Nguyễn Thị Hồng Tuyên: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Nha Trang
2 Glenn Allan Bristow: Đại học Bergen, Nauy
3 Phạm Nguyễn Hậu: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghẹ xanh là một đối tượng có giá trị kinh tế đã
được nuôi ở nhiều nơi (Quảng Ninh, Hải Phòng,
Nam Định và khu vực đồng bằng sông Cửu Long)
tạo ra một sản lượng lớn cho thị trường (Võ Thế
Dũng, 2011). Nghề nuôi ghẹ xanh không chỉ trực
tiếp cung cấp sản phẩm ghẹ nguyên con như là một
loại đặc sản có nhiều dinh dưỡng, các vitamin và
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
chất khoáng rất cần thiết cho đời sống con người
mà còn tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho nuôi
ghẹ lột, tạo ra một dạng sản phẩm có giá trị cao
gấp nhiều lần ghẹ thương phẩm bình thường (Võ
Thế Dũng, 2011). Cũng như nhiều đối tượng thủy
sản khác, ghẹ xanh cũng thường bị các bệnh do ký
sinh trùng gây ra. Trên thế giới, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở ghẹ xanh như
Shield (1992), Markham (1992), Duan et al. (2008).
Ở nước ta, mặc dù đã thành công trong việc sử
dụng nguồn ghẹ bố mẹ tự nhiên để sản xuất giống
phục vụ cho nghề nuôi ghẹ thương phẩm, nhưng
đến nay, luôn phải đối mặt với rủi ro như mang theo
tác nhân gây bệnh, đặc biệt là tác nhân gây bệnh
ký sinh trùng vào hệ thống sản xuất. Để nghề sản
xuất giống đạt hiệu quả cao, việc hạn chế tác hại
của các loại bệnh, trong đó có bệnh do ký sinh trùng
gây ra là cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả
nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ tự nhiên thành
thục sinh dục ở vùng biển Khánh Hòa được thực
hiện từ tháng 8/2011 đến tháng 1/2012.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu:
- Ghẹ xanh (Portunus pelagicus Linaeus, 1766)
tự nhiên đánh bắt được ở vùng biển Khánh Hòa.
- Số lượng, kích thước ghẹ xanh đem nghiên
cứu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Số lượng, kích thước ghẹ theo giới tính và trạng thái thành thục sinh dục
Chỉ tiêu Ghẹ đực Ghẹ cái không ôm trứng Ghẹ cái ôm trứng
Số lượng 80 47 32
Khối lượng (g) 170,6 ± 56,1 140,2 ± 47,3 169,1 ± 42,2
Chiều dài mai (mm) 120,3 ± 1,4 120,0 ± 1,3 120,4 ± 1,0
2. Phương pháp thu mẫu
Ghẹ còn sống, được mua trực tiếp từ những người đánh bắt ghẹ tại địa phương, mỗi ngày mua từ 3 - 5
con, được vận chuyển về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III bằng thùng xốp đựng nước biển lọc sạch,
có sục khí, việc nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện ngay trong ngày thu mẫu.
Trước khi nghiên cứu ký sinh trùng, đem cân ghẹ bằng cân có độ chính xác đến 0,1 gam, đo chiều rộng
mai ghẹ bằng thước đo có độ chính xác đến 0,1mm.
Thu và đếm tất cả các ký sinh trùng phát hiện được trên các mẫu nghiên cứu
3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel.
XTỷ lệ nhiễm: A (%) = 100% *
N
Trong đó: A là tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng được tính bằng đơn vị %
X là số cá thể ghẹ bị nhiễm ký sinh trùng
N là tổng số cá thể ghẹ được sử dụng trong nghiên cứu
SCường độ nhiễm trung bình: P =
M
Trong đó: P là cường độ nhiễm ký sinh trùng trung bình trên các cá thể ghẹ bị nhiễm
S là tổng số cá thể ký sinh trùng trên các cá thể ghẹ bị nhiễm
M là số cá thể ghẹ bị nhiễm ký sinh trùng
Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm theo Bush et al. (1997) và Margolis et al. (1982)
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh của các ký sinh trùng ở ghẹ xanh tự nhiên
Bảng 2. Thành phần, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh của các ký sinh trùng
Carcinonemertes mitsukurii Choniosphaera indica Allokepon monodi Loxosomella sp.
Vị trí ký sinh Mang Yếm và trứng* Trứng Dưới mai Yếm
Tỷ lệ nhiễm (%) 73,6 40,9 6,3 1,3 4,4
Cường độ nhiễm
trung bình
47,5 ± 62,0
(5.560/117)
27,8 ± 36,5
(1.804/65)
43,5 ± 56,9
(435/10)
1,0 ± 0,0
(2/2)
26,1 ± 28,0
(183/7)
Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở ghẹ đực, ghẹ cái và trên trứng ở ghẹ cái
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13
Có 4 loài ký sinh trùng đã được tìm thấy từ
mang, trứng và yếm ghẹ tự nhiên trưởng thành ở khu
vực biển Khánh Hòa. Trong đó, Carcinonemertes
mitsukurii ký sinh ở mang và yếm của cả cá thể
đực và cá thể cái, và trứng ở cá thể cái ôm trứng;
Choniosphaera indica chỉ ký sinh trên trứng;
Allokepon monody ký sinh dưới mai và Loxosomella
sp. ký sinh trên yếm của cả cá thể đực và cá thể
cái. Carcinonemertes mitsukurii ký sinh trên mang
có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất (73,6% và 47,5
ký sinh trùng/ghẹ) (bảng 2). Allokepon monody có
tỷ lệ và cường nhiễm thấp nhất (1,3% và 1 ký sinh
trùng/ghẹ) (bảng 2) . McCabe et al. (1987) cho biết
một loài trong giống Carcinonemertes là C. errans
ký sinh và ăn trứng của cua biển Cancer magister
ở Mỹ, thậm chí chúng ăn hết toàn bộ số trứng cua
đã đẻ ra. Choniosphaera indica đã được thông báo
ký sinh ở cua (chủ yếu ở trứng, một số ấu trùng ở
mang cua), và ăn trứng bằng cách dùng vòi nhỏ đục
thủng màng trứng và hút dịch trong đó, chúng có thể
chết nếu bị tách khỏi trứng cua vài giờ (Mantelatto
et al., 2003). Allokepon monodi đã được An (2009)
thông báo tìm thấy ký sinh ở ghẹ xanh ở Trung Quốc
và Senegal.
Hình 1. C. mitsukurii Hình 2. C. indica Hình 3. A. monody Hình 4. Loxosomella sp.
2. Thành phần ký sinh trùng và mức độ nhiễm qua một số tháng trong năm 2011 và tháng 1/2012 ở ghẹ
xanh tự nhiên
Bảng 3. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm và vị trí ký sinh qua một số tháng
trong năm 2011 và tháng 1/2012
Loài ký sinh trùng Vị trí ký sinh Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1
Carcinonemertes
mitsukurii
Tỷ lệ nhiễm (%)
Mang 100,0 86,2 78,1 73,3 74,2 51,6
Yếm, và trứng* 33,3 48,3 40,6 56,7 29,0 32,3
Cường độ nhiễm
trung bình
Mang 48,9 28,5 43,6 44,6 65,9 56,3
Yếm, và trứng* 10,6 32,8 24,8 32,4 17,9 27,2
Choniosphaera
indica
Tỷ lệ nhiễm (%)
Trứng
13,8 6,3 6,7 3,2 3,2
Cường độ nhiễm
trung bình 77,5 16,5 37,5 4,0 13,0
Allokepon
monodi
Tỷ lệ nhiễm (%)
Dưới mai
3,4 3,1
Cường độ nhiễm
trung bình 1,0 1,0
Loxosomella sp.
Tỷ lệ nhiễm (%)
Yếm
3,4 12,5 3,3 3,2
Cường độ nhiễm
trung bình 3,0 31,3 51,0 4,0
Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở ghẹ đực và trên trứng ở ghẹ cái
Kết quả từ bảng 3 cho thấy, có thể bắt gặp
Carcinonemertes mitsukuriii ký sinh ở ghẹ xanh
trong tất cả các tháng từ tháng 8/2011 đến tháng
1/2012. Tỷ lệ nhiễm của C. mitsukuriii cao nhất
ở mang lên đến 100,0% (tháng 8), sau đó giảm
dần xuống 51,6% (tháng 1 năm 2012); ngược lại
cường độ nhiễm trên mang của loài này lại có xu
hướng tăng dần từ tháng 9 đến tháng 12/2011,
giảm không đáng kể vào tháng 1/2012. Trong lúc
đó tỷ lệ nhiễm trên yếm và trứng thay đổi không
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
có quy luật rõ ràng, nhưng có cao hơn từ tháng
9 đến tháng 11/2011. Loài Choniosphaera indica
được tìm thấy từ tháng 9/2011 đến tháng 1/2012,
với tỷ lệ nhiễm có xu hướng giảm. Loài Allokepon
monody chỉ được tìm thấy trong tháng 9 và tháng
10/2011, với tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp ở cả 2
tháng. Loài Loxosomella sp. được tìm thấy trong
các tháng 9, 10, và 11/2011 và tháng 1/2012. Hai
loài Allokepon monodi và Loxosomella sp. có tỷ
lệ và cường độ nhiễm qua các tháng thấp hơn
nhiều so với 2 loài Carcinonemertes mitsukurii
và Choniosphaera indica. Với tỷ lệ và cường
độ nhiễm cao, trải đều qua hầu hết các tháng
nghiên cứu, các loài Carcinonemertes mitsukuriii
và Choniosphaera indica có khả năng gây tác hại
không nhỏ cho ghẹ xanh nói chung và đặc biệt
cho trứng ghẹ nói riêng, dẫn tới ảnh hưởng đến
tỷ lệ nở của ghẹ; điều này cần được chú ý trong
quá trình sản xuất giống để đảm bảo đạt hiệu
quả cao.
3. Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở ghẹ xanh đực và cái tự nhiên
Bảng 4. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm ở ghẹ xanh cái (n=79) và đực (n=80)
Carcinonemertes mitsukurii Choniosphaera indica Allokepon monodi Loxosomella sp.
Vị trí ký sinh Mang Yếm, trứng* Trứng Dưới mai Yếm
Tỷ lệ nhiễm (%)
ở ghẹ cái 78,5 22,8 12,7 1,3 5,1
Tỷ lệ nhiễm (%)
ở ghẹ đực 68,8 58,8 1,3 3,8
Cường độ nhiễm trung
bình ở ghẹ cái 75,5 22,4 42,5 1,0 42,5
Cường độ nhiễm trung
bình ở ghẹ đực 16,0 29,8 1,0 4,3
Ghi chú: * Ký sinh trên yếm ở con đực và trên trứng ở con cái
Kết quả từ bảng 4 cho thấy, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của C. mitsukurii ở mang của ghẹ cái đều cao
hơn ở mang của ghẹ đực; tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở yếm của cá thể đực cao hơn ở trứng
của cá thể cái. Mặc dù loài ký sinh trùng này ăn trứng, nhưng không phải tất cả ghẹ cái đều đẻ trứng trong thời
gian nghiên cứu, nên tỷ lệ nhiễm của ký sinh trùng trên tổng số ghẹ cái không cao. Bảng 4 cũng cho thấy tỷ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm loài Choniosphaera indica là khá cao, điều này cần được chú ý, vì loài ký sinh trùng
này cũng là loài ăn trứng cua, ghẹ (Mantelatto et al., 2003).
4. Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng trên ghẹ cái ôm trứng và ghẹ cái không ôm trứng
Bảng 5. Thành phần ký sinh trùng, mức độ nhiễm ở ghẹ cái ôm trứng và ghẹ cái không ôm trứng
Carcinonemertes mitsukurii Choniosphaera indica Allokepon monodi Loxosomella sp.
Vị trí ký sinh Mang Yếm, Trứng** Trứng Dưới mai Yếm
Tỷ lệ nhiễm ở ghẹ cái ôm
trứng (%) 59,4 50,0 31,3 9,4
Tỷ lệ nhiễm ở ghẹ cái
không ôm trứng (%) 91,5 4,3 2,1 2,1
Cường độ nhiễm trung
bình ở ghẹ cái ôm trứng 38,5 22,2 43,5 35,5
Cường độ nhiễm trung bình
ở ghẹ cái không ôm trứng 91,8 24,0 1,0 64,0
Ghi chú: ** ở yếm những con cái không ôm trứng, và ở trứng những con cái ôm trứng
Kết quả từ bảng 5 cho thấy tỷ lệ và cường độ
nhiễm C. mitsukurii trên mang ghẹ cái ôm trứng
thấp hơn so với mang của ghẹ cái không ôm trứng;
nhiều khả năng sau khi ghẹ cái sinh sản, một số cá
thể của loài ký sinh trùng này đã di chuyển từ mang
sang trứng để ký sinh, làm giảm tỷ lệ và cường độ
nhiễm ở mang của những ghẹ có ôm trứng. Tỷ lệ và
cường độ nhiễm C. mitsukurii ở trứng (của những
ghẹ ôm trứng) cao hơn so với ở yếm (của những
ghẹ không ôm trứng); chứng tỏ những ghẹ ôm trứng
là vật chủ ưa thích hơn của loài ký sinh trùng này.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm Loxosomella sp. không
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
thể hiện ghẹ ôm trứng là vật chủ ưa thích hơn ghẹ
không ôm trứng. Loài A. monody chỉ ký sinh ở dưới
mai của những ghẹ không ôm trứng, nhưng do tỷ lệ
và cường độ nhiễm thấp, chưa phản ánh đúng quy
luật, cần nghiên cứu thêm với những ký sinh trùng
này trên ghẹ xanh tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đã tìm thấy 4 loài ký sinh trùng khác nhau
(Carcinonemertes mitsukurii, Choniosphaera indica,
Allokepon monody, Loxosomella sp.) ở mang, yếm,
trứng và dưới mai ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành
đánh bắt ở vùng biển Khánh Hòa. Tất cả các loài ký
sinh trùng này đều mới được công bố bắt gặp lần
đầu tiên ở Việt Nam.
Loài Carcinonemertes mitsukurii có tỷ lệ nhiễm
và cường độ nhiễm cao nhất trong số các loài đã tìm
thấy. Ghẹ xanh tự nhiên (giai đoạn trưởng thành bị
nhiễm) loài Carcinonemertes mitsukurii ở tất cả các
tháng từ 8/2011 - 1/2012 với tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm cao.
2. Kiến nghị
Cần có nghiên toàn diện hơn về ký sinh trùng ở
ghẹ xanh tự nhiên trưởng thành để đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của các ký sinh trùng đến quy
trình sản xuất giống ghẹ xanh, nhằm nâng cao hiệu
quả của nghề sản xuất này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Võ Thế Dũng, 2011. Báo cáo Quy hoạch phát triển nuôi giáp xác đến năm 2020. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Tiếng Anh
2. An, J., 2009. A review of bopyrid isopods infesting crabs from China. Integrative and comparative Biology, 49: 95-105.
3. Bush, A.O., Lafferty K.D., Lotz J.M., and Shostak A.W., 1997. Parasitology meetis ecology on its own terms: Margolis et al.
revised. Journal of Parasitolgy, 83: 575-583.
4. Duan, J.Y., An J.M., and Yu H.Y., 2008. A new species and two new record species of genus Allokepon Markham, 1982
(Isopoda: Epicaridae: Bopyridae) from China. Zootaxa, 1682: 62-68.
5. McCabe, G.T., Emmett R.L., Coley T.C., and McConell R.J., 1987. Effect of a river-dominated estuary on the prevalence of
Carcinonemertes errans, an egg predator of the Dungeness crab, Cancer magister. Fisheries Bulletin, 85: 140-142.
6. Mantelatto, F.L., Obrien J.J., and Biagi R., 2003. Parasites and symbionts of crabs from Ubatuba Bay, Sao Paolo State, Brazil.
Comparative Parasitology, 70: 211-214.
7. Margolis, L., Esch G.W., Holmes J.C., Kuris A.M., and Schad G.A., 1982. The use of ecological terms in parasitology (report
of an ad hoc committee of the American society of parasitologists). Journal of parasitolgy, 68: 131-133.
8. Shield, J.D., 1992. Parasites and symbionts of the crab Portunus pelagicus from Moraton Bay, Eastern Australia. Journal of
Crustacean Biology, 12: 94-100.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_ky_sinh_trung_ky_sinh_o_ghe_xanh_portunus_pelagicus_l.pdf