Biến động cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ công suất từ 90 CV trở lên ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013, trung bình khoảng 60% tổng số tàu lưới rê thu ngừ 90 CV trở lên tham gia hoạt động khai thác, cường lực khai thác tính theo khối nước ngư cụ tác dụng là 50.572,9 km3 và sản lượng khai thác là 8.268,3 tấn. Cường lực khai thác (tính theo khối nước ngư cụ tác dụng) của nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên cao nhất, chiếm 56,4% của toàn đội. Nhóm tàu công suất từ 90 – 149 CV thấp nhất, chiếm 7,5% %. Nhóm tàu công suất 150 - 249 CV chiếm 36,1%. Sản lượng cá khai thác được của nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên cao nhất, chiếm 54,6% của toàn đội. Nhóm tàu công suất 90 - 149 CV thấp nhất, chiếm 7,5% %. Nhóm tàu công suất 150 - 249 CV chiếm 38,6%. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ từ 90 CV trở lên trong thời gian nghiên cứu là 5,7 tấn/km3. Hiệu quả nghề đạt giá trị thấp nhất vào tháng 3 và tháng 4/2013. Nhóm tàu 150 - 249 CV có hiệu quả nghề cao nhất, chiếm 37,2% của toàn đội tàu và thấp nhất là nhóm tàu 90 - 149 CV (31,0%).

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ công suất từ 90 CV trở lên ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 BIẾN ĐỘNG CƯỜNG LỰC VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC CỦA ĐỘI TÀU LƯỚI RÊ THU NGỪ CÔNG SUẤT TỪ 90 CV TRỞ LÊN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VARIATION FISHING EFFORT AND CATCHES OF TUNA MACKEREL GILLNET FLEET FROM 90 HP OR MORE CAPACITY IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE Nguyễn Như Sơn1, Hoàng Văn Tính2, Đoàn Văn Phụ3 Ngày nhận bài: 09/9/2013; Ngày phản biện thông qua: 13/12/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường lực khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013 là 50.572,9 km3. Cường lực khai thác cao nhât vào tháng 3/2013 và thấp nhất vào tháng 1/2013. Cường lực khai thác trung bình của nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên đạt 2.376,66 ± 699,84 km3/tháng; nhóm tàu công suất từ 150 - 249 CV đạt 1.520,78 ± 475,47 km3/tháng và nhóm tàu công suất từ 90 - 149 CV đạt 316,98 ± 76,98 km3/tháng. Sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ công suất từ 90 CV trở lên là 8.268,3 tấn. Sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 7/2012 và thấp nhất vào tháng 1/2013. Sản lượng khai thác trung bình của nhóm tàu trên 250 CV đạt 376 ± 184,6 tấn/tháng; nhóm tàu công suất từ 150 - 249 CV đạt 265,7 ± 126,9 tấn/tháng và nhóm tàu công suất từ 90 - 149 CV đạt 47,3 ± 18,9 tấn/tháng. Hiệu quả khai thác trung bình của đội tàu đạt 0,48 ± 0,14 (tấn/km3) và nhóm tàu công suất từ 150 - 249 CV có hiệu quả khai thác cao nhất. Từ khóa: lưới rê thu ngừ, cường lực, sản lượng ABSTRACT The study results show that: Fishing effort of tuna mackerel gillnet fl eet in Ba Ria-Vung Tau province period from 5/2012 is 4/2013:50572,9 km3. The highest fi shing effort in 3/2013 and the lowest in 1/2013. Average fi shing effort of vessels group from 250 HP or more capacity is 2376,66 ± 699,84 km3/month; vessels group from 150 – 249 HP capacity is 1520.78 ± 475.47 km3/month and vessels group from 90 – 149 HP capacity is 316.98 ± 76.98 km3/month. Fishing catchs of tuna mackerel gillnet fl eet from 90 CV or more capacity is 8268,3 tons. The highest fi shing catchs in 7/2012 and the lowest in 1/2013. Average fi shing catchs of vessels group from 250 HP or more capacity is 376 ± 184,6 tons/month; vessels group from 150 – 249 HP capacity is 265,7 ± 126,9 tons/month and vessels group from 90 – 149 HP capacity is 47,3 ± 18,9 tons/month. Average exploitation effective of fl eet is 0,48 ± 0,14 (ton/km3) and vessels groups from 150 – 24 HP capacity the highest extraction effi ciency. Keywords: Tuna Mackerel gillnet, effort, catchs 1 ThS. Nguyễn Như Sơn, 3 ThS. Đoàn Văn Phụ: Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam 2 TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cường lực khai thác được hiểu là tác động của ngư cụ (khối nước ngư cụ tác dụng), tàu thuyền trong quá trình hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản ở một vùng biển hay một phạm vi xác định. Hiện nay, đánh giá và tính toán cường lực khai thác có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả trên thế giới, nhưng các quan điểm này đều hướng về tác động của nghề đánh bắt cá đến nguồn lợi thủy sản. Trong đó, công tác thu số liệu về sản lượng và cường lực khai thác được thực hiện rất tốt ở các nước có hoạt động quản lý nghề cá phát triển. Ở Việt Nam, công tác này chưa được chú trọng do thiếu kinh phí, thiếu nhân lực và chưa có một quy chuẩn thống nhất về phương pháp cho công tác này. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bài báo trình bày kết quả của nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu xác định cường lực khai thác tính theo khối nước ngư cụ tác dụng, sản lượng khai thác, hiệu quả nghề của đội tàu nghề lưới rê thu ngừ công suất trên 90 CV của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ 5/2012 đến tháng 4/2013. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Số liệu tàu cá được tổng hợp, trích xuất, phân tích từ tài liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [1]. Dữ liệu thời tiết dựa vào tài liệu công bố trên mạng [4], [5]. Số liệu sơ cấp: Được điều tra từ chủ tàu hoặc thuyền trưởng tại các bến cá, cảng cá dựa theo biểu mẫu được thiết kế với các thông tin: sản lượng, hệ số hoạt động tàu (thu mẫu định kỳ 03 ngày bất kỳ trong tháng) v.v. Số lượng mẫu nghiên cứu thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Phân bố mẫu nghiên cứu Nhóm CS (CV) 2012 2013 Tổng 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 ≥ 250 34 34 5 12 63 55 69 34 77 53 55 43 534 150 - 249 - - 2 1 13 6 20 4 18 7 4 8 83 90 - 149 7 6 4 1 4 9 4 11 4 4 4 58 Tổng 41 40 7 17 79 6 7 100 47 107 64 63 55 687 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến tháng 04/2013. - Địa điểm nghiên cứu: Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) 2. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng Microsoft Excel để xử lý số liệu theo phương pháp thống kê. Phương pháp tính toán dựa vào hướng dẫn của FAO [2]. - Cường lực khai thác (E): E = F x A x BAC (2 - 1) Trong đó: E - Cường lực khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ (ngày tàu); F - Số tàu tham gia khai thác (tàu); A - Số ngày hoạt động tiềm năng (ngày); BAC - Hệ số hoạt động của tàu lưới rê thu ngừ. - Số ngày hoạt động tiềm năng (A): Theo hướng dẫn của FAO, số ngày hoạt động tiềm năng phụ thuộc vào loại nghề khai thác, phương pháp khai thác, tập quán khai thác, điều kiện thời tiết và được cán bộ điều tra tổng hợp vào cuối mỗi tháng, được tính theo công thức: A = Ai - A0i (2 - 2). Trong đó, Ai - Số ngày dương lịch trong tháng thứ i; A0i – Số ngày tàu không tham gia đánh bắt, được xác định theo công thức: A0i = B + C (B - 05 ngày nghỉ trăng và nước chảy; C - Ngày thời tiết không thuận lợi, nghỉ tết). Số ngày thời tiết không thuận lợi trong năm của nghề lưới rê thu ngừ (gió cấp 6 trở lên) được thống kê (bảng 2). Bảng 2. Số ngày thời tiết không thuận lợi trong năm của nghề lưới rê thu ngừ Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 Số ngày 0 3 7 8 7 0 4 4 14 12 1 0 - Hệ số hoạt động của tàu (BAC): Xác suất một đơn vị tàu thuyền của nghề lưới rê thu ngừ có hoạt động đánh bắt vào bất kỳ một ngày nào đó trong tháng và tính theo công thức sau: (2 - 3) Trong đó: an - Số tàu lưới rê thu ngừ hoạt động trong mẫu điều tra vào ngày n; Nn - Số tàu lưới rê thu ngừ trong mẫu điều tra vào ngày n. - Năng suất khai thác trung bình ngày (CPUE): (2 - 4) Trong đó: Catchi - Sản lượng khai thác của tàu thứ i (kg); Dayi - Số ngày đánh bắt thực tế của tàu thứ i (ngày). - Năng suất khai thác trung bình của nhóm tàu: (2 - 5) Trong đó: - Năng suất khai thác trung bình của nhóm tàu lưới rê thu ngừ thứ k (kg/ngày tàu); n - Số mẫu thu thập được của nhóm tàu thứ k trong tháng; CPUEi - Năng suất khai thác của tàu thứ i. - Sản lượng khai thác của nhóm tàu: SLi = x [F x A x BAC] (2 - 6) Trong đó: SLi - Sản lượng khai thác của nhóm tàu lưới rê thu ngừ thứ i (tấn); - Năng suất khai thác (tấn/ngày tàu). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 - Tổng sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ: (2 - 7) Trong đó: SL - Tổng sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong thời gian nghiên cứu (tấn); SLi - Sản lượng khai thác của nhóm tàu lưới rê thu ngừ thứ i; n - Số nhóm tàu lưới rê thu ngừ (n = 3). - Hiệu quả nghề của nghề lưới rê thu ngừ tỉnh BR - VT: Hiệu quả nghề ở đây được hiểu là sản lượng khai thác được trên một đơn vị thể tích ngư cụ lọc qua trong một năm [3], tính theo biểu thức: Hi = Pi/Ri (2 - 8) Trong đó: Hi - Hiệu quả nghề của nhóm tàu thứ i (tấn/km3); Pi - Sản lượng khai thác trong 1 năm của nhóm tàu thứ i, tính theo biểu thức (2 – 7); Ri - Khối nước ngư cụ lọc được trong 1 năm của nhóm tàu thứ i (km3), tính theo biểu thức: Ri = FiTB x SiTB (2 - 9) Trong đó: SiTB = vTB x tTB - Quãng đường lưới trôi của 1 mẻ lưới (km); F = LTB x HTB - Diện tích tấm lưới (10 -6 km2); vTB – Tốc độ trôi của lưới rê thu ngừ (km/giờ); tTB – Thời gian lưới hoạt động trong nước (giờ) và được xác định: tTB = ; LTB – Chiều dài trung bình vàng lưới của nhóm tàu thứ i (10-3 km) và được xác định: LTB = ; HTB – Chiều cao trung bình lưới của nhóm tàu thứ i (10-3 km) và được xác định: HTB = ; n – Số mẫu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ cấu đội tàu nghề lưới rê thu ngừ trên 90cv của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Số lượng tàu có công suất máy chính trên 90 cv của tỉnh BV - VT là 462 chiếc (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh BR - VT, 2012). Trong đó, nghề lưới rê đáy có 336 chiếc, chiếm 72,7% tổng số tàu, nghề lưới rê thu ngừ (23,4%) và thấp nhất là lưới rê nổi (4,0%). Cơ cấu đội tàu nghề lưới rê trên 90 CV theo công suất được thể hiện ở hình 1. Hình 1. Cơ cấu tàu lưới rê theo nhóm công suất Hình 1 cho thấy: Tàu lưới rê thu ngừ tập trung chủ yếu ở nhóm tàu 150 - 249 CV, tiếp đến là nhóm tàu trên 250 CV và thấp nhất là nhóm tàu 90 - 149 CV. 2. Số ngày hoạt động tiềm năng và hệ số hoạt động tàu của đội tàu lưới rê thu ngừ - Số ngày hoạt động tiềm năng (A): Kết quả tính số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu lưới rê thu ngừ theo nhóm công suất là giống nhau trong các tháng và được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Số ngày hoạt đông tiềm năng của đội tàu lưới rê thu ngừ Bà Rịa - Vũng Tàu Tháng trong năm 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 Ngày 26 22 19 20 21 26 21 23 12 16 25 25 Tháng 1/2013 có số ngày hoạt động tiềm năng thấp nhất do vào các tháng cuối năm âm lịch vùng biển Đông Nam bộ (ĐNB) chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết và đây cũng là thời gian tàu cá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên đà sửa chữa phục vụ cho các chuyến biển năm tới, nên số ngày không tham gia khai thác cao nhất trong thời gian nghiên cứu là 14 ngày. - Hệ số hoạt động tàu (BAC): Kết quả tính hệ số hoạt đồng tàu của đội tàu lưới rê thu ngừ theo các nhóm công suất được thể hiện ở bảng 4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 4 nhận thấy: Hệ số hoạt động trung bình của đội tàu lưới rê thu ngừ tăng dần theo công suất máy tàu; Trung bình chung khoảng 60% tổng số tàu lưới rê thu ngừ tham gia hoạt động khai thác. 3. Cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ công suất trên 90 CV Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thời gian khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ công suất trên 90 CV của tỉnh BR - VT trong thời gian nghiên cứu lần lượt là 17.269 ngày tàu và sản lượng khai thác là 8.268,3 tấn. Trong đó, cường lực khai thác cao nhất vào tháng 3/2013, sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 10/2012 và vào tháng 1/2013 cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ thấp nhất, thể hiện ở hình 2. Hình 2. Cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ theo thời gian Hình 2 cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong thời gian nghiên cứu dao động lần lượt từ 601 - 1.955 ngày tàu và 165,8 - 1.082,3 tấn; cường lực và sản lượng khai thác trung bình của đội tàu lưới rê thu ngừ lần lượt đạt 1.439 ± 405 ngày tàu/tháng và 689 ± 301,4 tấn/tháng. Năm 2012, cường lực và sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong năm 2012 lần lượt đạt 1.527 ± 164 ngày tàu/tháng và 855,3 ± 190,3 tấn/tháng; cường lực và sản lượng khai thác trung bình của đội tàu lưới rê thu ngừ biến động có sự sai khác vào tháng 7 và tháng 12 do năng suất khai thác của các tháng này tăng cao. Năm 2013, cường lực và sản lượng khai thác tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3 và giảm vào tháng 4; cường lực và sản lượng khai thác trung bình của đội tàu lưới rê thu ngừ 4 tháng đầu năm 2013 lần lượt đạt 1.264 ± 691 ngày tàu/tháng và 356,4 ± 165,5 tấn/tháng. Điều này cho thấy, cường lực khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong năm 2013 có biến động lớn hơn năm 2012 và sản lượng khai thác thì ngược lại. 3.1. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 90 - 149 CV Tổng cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 90 - 149 CV lần lượt là 1.672 ngày tàu và 567,5 tấn, thấp nhất trong đội tàu lưới rê thu ngừ lần lượt chiếm 9,7% về cường lực và 6,9% về sản lượng. Trong thời gian nghiên cứu cường lực khai thác cao nhất vào tháng 3/2013 và sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 10/2012, thể hiện ở hình 3. Hình 3. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 90 - 149 CV theo thời gian Hình 3 cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 90 - 149 CV trong thời gian nghiên cứu dao động lần lượt từ 60 - 180 ngày tàu và 20,3 - 82 tấn; cường lực và sản lượng khai thác trung bình lần lượt đạt 139 ± 34 ngày tàu/tháng và 47,3 ± 18,9 tấn/tháng. Năm 2012, cường lực và sản lượng khai thác giảm dần từ tháng 5 đến tháng 7, tăng từ tháng 8 đến tháng 10, giảm ở tháng 11 và tăng vào tháng 12; cường lực và sản lượng khai thác trung bình trong năm 2012 lần lượt đạt 146 ± 10 ngày tàu/tháng và 52,3 ± 17,7 tấn/tháng. Năm 2013, cường lực và sản lượng khai thác tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3 và giảm vào tháng 4; cường lực và sản lượng khai thác trung bình 04 tháng đầu năm 2013 lần lượt đạt 126 ± 60 ngày tàu/tháng và 37,2 ± 19,2 tấn/tháng. Điều này cho thấy, cường lực Bảng 4. Hệ số BAC của đội tàu lưới rê thu ngừ trong thời gian nghiên cứu Nhóm CS (CV) 2012 2013 Trung bình5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 90-149 0,50 0,58 0,57 0,61 0,60 0,50 0,52 0,52 0,42 0,47 0,60 0,58 0,54 150-249 0,48 0,45 0,59 0,73 0,61 0,51 0,47 0,58 0,38 0,42 0,73 0,59 0,55 ≥ 250 0,80 0,78 0,75 0,72 0,78 0,78 0,70 0,74 0,57 0,43 0,75 0,74 0,71 Trung bình 0,59 0,60 0,64 0,69 0,66 0,60 0,56 0,61 0,46 0,44 0,69 0,64 0,60 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 v à sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong năm 2013 có biến động lớn hơn năm 2012. 3.2. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 150 - 249 CV Tổng cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 150 - 249 CV lần lượt là 7.229 ngày tàu và 3.188,5 tấn, chiếm 41,9% về cường lực và 38,6% về sản lượng. Trong thời gian nghiên cứu cường lực khai thác cao nhất vào tháng 3/2013 và sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 7/2012, thể hiện ở hình 4. Hình 4. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu 150 – 249 CV theo thời gian Hình 4 cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác trong thời gian nghiên cứu dao động lần lượt từ 233 - 931 ngày tàu và 67,7 - 552,7 tấn; cường lực và sản lượng khai thác trung bình lần lượt đạt 602 ± 188 ngày tàu/tháng và 265,7 ± 126,9 tấn/tháng. Năm 2012, cường lực và sản lượng khai thác biến động có sự sai khác vào tháng 7 và tháng 8 do năng suất khai thác của 2 tháng này có sự biến động khác nhau; cường lực và sản lượng khai thác trung bình trong năm 2012 lần lượt đạt 621 ± 87 ngày tàu/tháng và 320 ± 114,3 tấn/tháng. Năm 2013, cường lực và sản lượng khai thác tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3 và giảm vào tháng 4; cường lực và sản lượng khai thác trung bình 04 tháng trong năm 2013 lần lượt đạt 565 ± 331 ngày tàu/tháng và 157 ± 70,1 tấn/tháng. Điều này cho thấy, cường lực khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong năm 2013 có biến động lớn hơn năm 2012 và sản lượng khai thác thì ngược lại. 3.3. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu trên 250 CV Tổng cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu trên 250 CV lần lượt là 8.368 ngày tàu và 4.512,3 tấn, chiếm 48,5% về cường lực và 54,6% về sản lượng. Trong thời gian nghiên cứu cường lực khai thác cao nhất vào tháng 5/2012 và sản lượng khai thác cao nhất vào tháng 10/2012, thể hiện ở hình 5. Hình 5. Cường lực và sản lượng khai thác của nhóm tàu trên 250 CV theo thời gian Hình 5 cho thấy, cường lực và sản lượng khai thác trong thời gian nghiên cứu dao động lần lượt từ 308 - 936 ngày tàu và 77,9 - 627,2 tấn; cường lực và sản lượng khai thác trung bình lần lượt đạt 697 ± 205 ngày tàu/tháng và 376 ± 184,6 tấn/tháng. Năm 2012, cường lực và sản lượng khai thác biến động có sự sai khác vào tháng 7 và tháng 12 do năng suất khai thác của 2 tháng này tăng cao; cường lực và sản lượng khai thác trung bình trong năm 2012 lần lượt đạt 759 ± 114 ngày tàu/tháng và 482,9 ± 105 tấn/tháng. Năm 2013, cường lực và sản lượng khai thác tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3 và giảm vào tháng 4; cường lực và sản lượng khai thác trung bình 04 tháng trong năm 2013 lần lượt đạt 573 ± 306 ngày tàu/tháng và 162,2 ± 87,8 tấn/tháng. Điều này cho thấy, cường lực khai thác của đội tàu lưới rê thu ngừ trong năm 2013 có biến động lớn hơn năm 2012 và sản lượng khai thác thì ngược lại. 4. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ từ 90 CV trở lên 4.1. Các thông số đặc trưng của ngư cụ Kết quả điều tra về kích thước mắt lưới, chiều dài và chiều cao rút gọn tấm lưới của các nhóm tàu được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Các thông đặc trưng của ngư cụ Nhóm tàu Số mẫu điều tra nTB (tấm) 2aTB (mm) LTB (10-3 km) HTB (10-3 km) FTB (10-6 km2) 90 – 149 222 191 102 61,3 19,0 0,22 150 – 249 383 209 101 61,7 19,2 0,25 ≥ 250 1078 277 102 62,8 19,2 0,33 Bảng 5 cho thấy, kích thước ngư cụ của đội tàu lưới rê thu ngừ tỉnh BR – VT biến thiên tăng dần theo chiều tăng công suất tàu. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4.2. Các thông số đặc trưng của hoạt động đánh bắt Các thông số đặc trưng của hoạt động đánh bắt liên quan đến hiệu quả nghề là thời gian trôi lưới, tốc độ trôi lưới. Kết quả điều tra về thời gian và tốc độ trôi lưới của đội tàu lưới rê thu ngừ thu được như sau: - Thời gian trôi lưới trung bình của các nhóm tàu 90 – 149 CV, nhóm tàu 150 – 249 CV và nhóm tàu trên 250 CV có giá trị như nhau với tTB = 10,5 giờ. Điều này có thể nói, lưới rê thu ngừ của tỉnh BR – VT phụ thuộc nhiều vào thói quen cũng như phong tục tập quán của địa phương. - Tốc độ trôi lưới được lấy dựa vào kết quả nghiên cứu của Tiểu dự án I.9 tại vùng biển Đông Nam bộ: v = 1,2 hải lý/giờ = 2,22 km/giờ. 4.3. Khối nước ngư cụ tác dụng của đội tàu lưới rê thu ngừ Khối nước ngư cụ tác dụng là một trong các hình thức biểu hiện cường lực khai thác của nghề. Khối nước ngư cụ tác dụng của các nhóm tàu trong thời gian nghiên cứu được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Khối nước ngư cụ tác dụng của đội tàu lưới rê thu ngừ theo thời gian Đơn vị tính : km3 Nhóm CS (CV) 2012 5 6 7 8 9 10 90 - 149 354,9 348,3 295,7 333,1 344,0 354,9 150 - 249 1.606,7 1.274,6 1.443,2 1.879,6 1.649,2 1.707,1 ≥ 250 3.190,0 2.631,8 2.185,5 2.208,5 2.512,1 3.110,3 Nhóm CS (CV) 2012 2013 11 12 1 2 3 4 90 - 149 298,1 326,5 137,6 205,3 409,5 395,9 150 - 249 1.270,7 1.717,4 587,1 865,2 2.349,6 1.899,0 ≥ 250 2.254,5 2.610,3 1.049,0 1.055,2 2.875,6 2.837,3 Bảng 6 cho thấy, tổng khối nước ngư cụ tác dụng khi đánh bắt của đội tàu lưới rê thu ngừ trong thời gian nghiên cứu là 50.572,9 km3/năm và biến thiên tăng dần theo chiều tăng công suất tàu. Nhóm tàu trên 250 CV có khối nước ngư cụ lọc qua cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 1; nhóm tàu 150 – 249 CV và nhóm tàu 90 – 149 CV có khối nước ngư cụ lọc qua cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 1. 4.4. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ trên 90 CV của tỉnh BR - VT trong thời gian nghiên cứu đạt 5,7 tấn/km3. Trong đó, hiệu quả nghề của nhóm tàu 150 - 249 CV cao nhất chiếm 37,2% tổng hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ, tiếp đến nhóm tàu trên 250 CV là (31,9%) và thấp nhất là nhóm tàu 90 - 149 CV (31,0%), thể hiện dưới hình 6. Hình 6. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ trên 90 CV theo thời gian Đồ thị hình 6 thể hiện, hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ cao nhất vào tháng 7 và tháng 12, thấp nhất vào các tháng 3 và tháng 4 năm 2013. Nhóm tàu trên 250 CV có hiệu quả nghề dao động từ 0,07 – 0,23 tấn/km3 và cao nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 3. Nhóm tàu 150 – 249 CV có hiệu quả nghề dao động từ 0,09 – 0,38 tấn/km3 và cao nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 Nhóm tàu 90 – 149 CV có hiệu quả nghề dao động từ 0,1 – 0,23 tấn/km3 và cao nhất vào tháng 10, thấp nhất vào tháng 8. IV. KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013, trung bình khoảng 60% tổng số tàu lưới rê thu ngừ 90 CV trở lên tham gia hoạt động khai thác, cường lực khai thác tính theo khối nước ngư cụ tác dụng là 50.572,9 km3 và sản lượng khai thác là 8.268,3 tấn. Cường lực khai thác (tính theo khối nước ngư cụ tác dụng) của nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên cao nhất, chiếm 56,4% của toàn đội. Nhóm tàu công suất từ 90 – 149 CV thấp nhất, chiếm 7,5% %. Nhóm tàu công suất 150 - 249 CV chiếm 36,1%. Sản lượng cá khai thác được của nhóm tàu công suất từ 250 CV trở lên cao nhất, chiếm 54,6% của toàn đội. Nhóm tàu công suất 90 - 149 CV thấp nhất, chiếm 7,5% %. Nhóm tàu công suất 150 - 249 CV chiếm 38,6%. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê thu ngừ từ 90 CV trở lên trong thời gian nghiên cứu là 5,7 tấn/km3. Hiệu quả nghề đạt giá trị thấp nhất vào tháng 3 và tháng 4/2013. Nhóm tàu 150 - 249 CV có hiệu quả nghề cao nhất, chiếm 37,2% của toàn đội tàu và thấp nhất là nhóm tàu 90 - 149 CV (31,0%). TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2012. Thống kê số liệu tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012. 2. Trần Văn Hào, 2012. Đánh giá cường lực khai thác thủy sản nhằm quản lý tốt hơn các khu bảo tồn biển: trường hợp nghiên cứu ở khu bảo vệ Rạn Trào, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ 3: 517-524. Tiếng Anh 3. FAO, 2002. Sample-based fi shery surveys. Technical handbook: 9, 17. 4. Gordon S. H., 1954. The economic theory of common property resources: the fi sheries. Journal of Political Economy, 62: 124 - 142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_dong_cuong_luc_va_san_luong_khai_thac_cua_doi_tau_luoi.pdf