Một số kí sinh trùng gây bệnh ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận

Trùng tiêm mao (Zoothamnium sp và Epistilis sp) đã phát hiện nhiễm ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận với cường độ nhiễm rất thấp, nên có thể không gây tác hại gì đáng kể cho sức khỏe của tôm nuôi tại địa phương. Đã phát hiện một loại vi bào tử ký sinh nội bào trong nguyên sinh chất của các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm chân trắng. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá được mức độ cảm nhiễm và tác hại của ký sinh trùng này lên tôm nuôi. Vi bào tử trùng không phải là tác nhân gây ra hiện tượng đục cơ ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. Một kết quả đáng ngạc nhiên là không tìm thấy ký sinh trùng hai tế bào (Gregarine) ký sinh ở đường ruột của tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. Cần nghiên cứu tiếp tục về mức độ cảm nhiễm và tác hại của hai hai loại ký sinh trùng: vi bào tử ký sinh nội bào ở gan tụy và Gregarine ký sinh ở đường ruột ở tôm chân trắng

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kí sinh trùng gây bệnh ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC MỘT SỐ KÍ SINH TRÙNG GÂY BỆNH Ở TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NINH THUẬN PARASITIC PATHOGENS IN WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei) FARMED IN NINH THUAN PROVINCE Nguyễn Thị Thùy Giang1, Phạm Quốc Hùng2 Ngày nhận bài: 16/7/2015; Ngày phản biện thông qua: 06/9/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Một số bệnh kí sinh trùng ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận đã được nghiên cứu trong hai năm 2013 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh thuận thường bị nhiễm các các kí sinh trùng như: trùng tiêm mao bám ở trên cơ thể tôm (mang, vỏ, các phụ bộ) và vi bào tử trùng giống vi với Enterocytozoon hepatopenaei nội kí sinh trong gan tụy của tôm nuôi. Tỷ lệ cảm nhiễm trùng tiêm mao ở tôm nuôi tại Ninh thuận là khoảng 30-60% nhưng cường độ cảm nhiễm thấp. Tôm nuôi bị nhiễm vi bào tử trùng ở gan tụy thường có bị chậm lớn hoặc chết rải rác. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện tượng đục cơ (bệnh tôm bông) ở tôm nuôi tại Ninh Thuận có có liên quan đến kí sinh trùng vi bào tử trùng. Một kết quả đáng ngạc nhiên là không tìm thấy sự có mặt của kí sinh trùng hai tế bào Gregarine ở đường ruột tôm chân trắng nuôi ao tại Ninh Thuận. Từ khóa: bệnh kí sinh trùng, tôm chân trắng, vi bào tử trùng, trùng loa kèn ABSTRACT Studies on Parasitic diseases on white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) farmed in Ninh Thuan province were carried out during two years (2013-2014). The results showed that grow-out shrimp usually infected by parasites such as ciliates and microsporidia. Ciliates (Zoothamnium spp, Epistylis spp.) were found on the surface of the shrimp body, the gills and the appendages with the infection rate was about 30-60% but the intensity of infection was very low. Meanwhile, Enterocytozoon hepatopenaei liked microsporida were observed in the hepatopancreas of shrimps. The infected shrimp often had a slow growth rate or mortality. Microsporidia Enterocytozoon hepatopenaei was not detected on shrimp with clinical sign of milky muscle. Surprisingly, no detection of sporozoa Gregarine in shrimp’s gut. Keywords: parasitic disease, Litopenaeus vannamei, Enterocytozoon hepatopenaei, Ciliates 1 ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang, 2 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm chân trắng (L. vannamei) là một đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, dịch bệnh và những tổn thất do dịch bệnh vẫn luôn là nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm. Hàng năm, các dịch bệnh xảy ra vẫn gây ra thiệt hại hàng tỷ đồng cho ngành nuôi tôm Việt Nam. Bệnh kí sinh trùng ở tôm nuôi cũng là một mối nguy hại cho người nuôi tôm với khả năng gây chết và chậm lớn ở tôm. Đề tài này được thực hiện nhằm tiến hành những nghiên cứu về một số bệnh kí sinh trùng thường gặp ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh thuận: bệnh do ngoại kí sinh trùng, bệnh do vi bào tử trùng, bệnh do trùng hai tế bào Bên cạnh thông tin về dấu hiệu bệnh lý, mức độ cảm nhiễm, chúng tôi còn nghiên cứu những biến dổi bệnh lý do kí sinh trùng gây ra ở mô và tế bào của tôm chân trắng bị nhiễm kí sinh trùng. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu. Những bệnh do ký sinh trùng ký sinh ở tôm he thường liên quan tới các dấu hiệu như đục trắng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 cơ hay các nội quan, gây chậm lớn, giảm tỷ lệ sống (bệnh do vi bào tử Microsporidia, bệnh do trùng hai tế bào-Gregarine hay do bào tử trùng Haplosporidia). Do vậy, vật liệu dùng cho nghiên cứu này là các mẫu tôm chân trắng bị đục cơ, tôm bị chậm lớn còi cọc được thu ở các vùng nuôi tôm thuộc tỉnh Ninh Thuận. 25 mẫu tôm (25-30 con/mẫu) (từ 30 ngày tuổi đến trước thu hoạch) có dấu hiệu còi cọc chậm lớn đã được thu. 18 mẫu tôm chân trắng có dấu hiệu đục cơ (25-30 con/mẫu) đã được thu từ các ao nuôi ở Ninh Thuận. Ngoài ra cũng có 15 mẫu tôm khỏe chưa bộc lộ dấu hiệu bệnh cũng được thu để làm đối chứng so sánh trong nghiên cứu bệnh lý. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Quan sát và mô tả các dấu hiệu chính của bệnh Các dấu hiệu chính bộc lộ ở bên ngoài cơ thể và trên các nội quan như mang, ruột, gan tụy, cơ của các mẫu tôm bị bệnh được quan sát trực tiếp bằng mắt thường, mô tả và xác định tần suất xuất hiện của các dạng bệnh lý trên các mẫu tôm bệnh và tôm khỏe. Ngoài ra, các hình ảnh chụp tôm bệnh và tôm khỏe cũng trợ giúp minh chứng cho sự mô tả được cụ thể và rõ ràng. 2.2. Phương pháp mô bệnh học Phương pháp mô bệnh học ứng dụng cho nghiên cứu ở tôm he được giới thiệu bởi Lightner (1996) đã được sử dụng cho nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu này bao gồm các bước thực hiện được thể hiện ở hình 1. 2.2.1. Cố định mẫu dùng cho nghiên cứu mô bệnh học Cố định mẫu: 2ml dung dịch Davidson (gồm: 330 ml cồn etylic 95% +220 ml formol 40%+ 115ml acid acetic đậm đặc + 335ml nước cất) được tiêm vào giáp đầu ngực của mỗi con tôm. Sau đó ngâm toàn bộ cơ thể tôm trong dung dịch Davidson với tỷ lệ về thể tích là 1/10. Thời gian cố định mẫu trong dung dịch cố định từ 24-36h tùy theo kích thước của tôm. Sau thời gian cố định, chuyển mẫu sang cồn etylíc 70% để lưu giữ ở nhiệt độ phòng và thường xuyên thay cồn mới nếu mầu của dung dịch cố định bị thay đổi. 2.2.2. Xử lý, đúc và cắt mẫu Các mẫu sau khi lấy ra khỏi dung dịch cồn cố định, được làm mất nước bằng ngâm mẫu lần lượt vào các dung dịch cồn etylíc với nồng độ tăng dần (50%, 70%, 95% và 100%), mỗi thang cồn giữ khoảng 30-60 phút. Sau đó mẫu được làm cho mềm và trong bằng cách ngâm trong methyl salicylate nguyên chất với thời gian 12-24 giờ. Thấm mẫu trong paraphin nóng chảy ở nhiệt độ 650C trong thời gian 6-8h. Cuối cùng đúc mẫu trong paraphin tạo thành khối hình hộp. Cắt mẫu bằng máy microtom thành các lát có độ dày 5-6µm và đặt các lát mô này lên trên bề mặt 1 thau nước ấm có nhiệt độ 45-500C, trong nước có bổ sung albumin từ lòng trắng của 1-2 quả trứng gà. 2.2.3. Nhuộm các tiêu bản mô bệnh học Dùng lam sạch để vớt các lát cắt của mẫu (dày 5-6µ) nổi trên mặt nồi nước ấm (450C). Đặt lam mẫu này lên máy sấy ở nhiệt độ 45-600C trong 1-4h (tùy theo nhiệt độ). Khi các lam mẫu đã khô, quá trình nhuộm các lam mẫu được thực hiện như sau: làm mất paraphin bằng cách nhúng các lam mẫu trong xilen 2 lần, 5 phút cho mỗi lần. Tiếp theo mẫu được làm no nước bằng cách nhúng trong cồn etanol với các nồng độ giảm dần (100%, 90%, 70% và 50%), mỗi mức cồn giữ trong 2-3 phút. Sau khi đã no nước, các lam mẫu được nhúng với nước vòi 3-6 lần rồi nhuộm với Hematoxylin trong thời gian 4-6 phút, sau đó lấy mẫu ra rửa với nước vòi trong thời gian 4-6 phút trước khi nhuộm lần 2 với Eosine trong 2 phút. Tiếp tục làm mất nước của mẫu bằng cách nhúng 10 lần các lam mẫu trong dung dịch cồn với nồng độ tăng dần (50%, 70%, 90%, 95% và 100%). Cuối cùng làm trong các lam chứa các lắt cắt mô bằng cách nhúng trong xilen 2 lần, 2-3 phút cho 1 lần. Để lam mẫu khô tự nhiên trong không khí, Hình 1. Quy trình làm các tiêu bản mô bệnh học của tôm he Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đậy bằng lamel với keo dán Bomcanada. Các tiêu bản mô bệnh học được quan sát dưới kính hiển vi quang học và xác định những biến đổi trong tổ chức dựa vào sự so sánh với mẫu làm từ tôm khỏe. 2.3. Làm các mẫu mô ép hoặc mô phết để kiểm tra nhanh ký sinh trùng Phương pháp dùng các mẫu ép hoặc phết mô gan tụy, mẫu ép mang hoặc các phần phụ của tôm để kiểm tra phát hiện nhanh các loại ký sinh trùng ký sinh ở mang, gan tụy hay bám trên các phần phụ của tôm. Với các tiêu bản ép gan tụy được nhuộm với xanh malachite 0,5%, các tiêu bản phết mô gan tụy có thể được nhuộm với giemsa. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tôm chân trắng bị nhiễm tiêm mao trùng/ trùng lông (Ciliata) Kết qủa kiểm tra 43 mẫu tôm đã chỉ ra rằng mang và các phần phụ của tôm chân trắng nuôi ao ở Ninh Thuận thường bị nhiễm một số tiêm mao trùng thuộc hai giống Zoothamnium và Epistylis. Tỷ lệ nhiễm tiêm mao trùng trong các ao giao động từ 40-60% với cường độ cảm nhiễm rất thấp: thường chỉ gặp một vài quần thể của 2 loại tiêm mao trùng này ký sinh ở các phần phụ như chân bơi, chân bò, cá biệt có gặp ở mang của tôm. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về mức độ cảm nhiễm của ngoại kí sinh trùng giữa những con tôm bị bệnh và chết với những con tôm khỏe mạnh. Bảng 1. Tỷ lệ cảm nhiễm kí sinh trùng trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm Nguồn gốc Số ao Số tômđã kiểm tra Tỷ lệ cảm nhiễm KST (%) Phước Dinh 5 55 51 An Hải 14 162 43 Tri Hải 5 54 73 Tân Hải 15 157 67 Hội Hải 4 50 69 å 43 478 TB: 60.6% Các mẫu tôm thu có thời gian nuôi khoảng 30 ÷ 60 ngày. Trong đó, tỷ lệ cảm nhiễm kí sinh trùng ở tôm chân trắng nuôi tại xã Tri Hải là cao nhất (73%). Ngược lại, tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng ở tôm chân trắng nuôi tại hai xã An Hải và Phước Dinh là thấp nhất (43-51%) so với các vùng nuôi khác. Nguyên nhân sự khác biệt trên có thể là do quy trình kĩ thuật nuôi, sự chăm sóc quản lý sức khỏe tôm trong quá trình nuôi, xử lý môi trường nước, sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong quy trình nuôi và chất liệu đáy của các ao nuôi ở từng vùng nuôi. Một điều quan trọng được ghi nhận là tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn thường bắt gặp ở những hộ nuôi thiếu hệ thống ao xử lý lắng lọc. Điều này cho thấy rằng sự tăng lên về số lượng của các ngoại kí sinh trùng trong ao nuôi có liên quan đến chất lượng môi trường trong ao nuôi giàu hợp chất hữu cơ. Nhiều nhà khoa học đã cho rằng sự xuất hiện và có mặt của các kí sinh trùng có thể là một cảnh báo về chất lượng môi trường không tốt (Blanar & CTV, 2009; Marcogliese, 2005;) Bảng 2. Thành phần và mức độ cảm nhiễm của các loài KST trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm Thành phần KST Cơ quan kí sinh Mức độ cảm nhiễm TLCN (%) CĐCN min - max TB Epistylis sp. Chân 35,67 1 - 3 2,6 Zoothamnium sp. Thân, chân, mang 64,33 5 - 17 5,8 Có sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ và cường độ nhiễm tiêm mao trùng ở tôm chân trắng so với các kết quả tương tự thu được ở tôm sú nuôi trong những nghiên cứu trước kia. Đỗ Thị Hòa & CTV (1996) đã từng thông báo về những trường hợp tôm sú (P. monodon) nuôi trong ao bị bẩn mình, đen mang và chết rải rác vào các buổi sáng do nhiễm trùng tiêm mao với tỷ lệ (70-100%) và cường độ nhiễm cao (>25). Sự khác biệt này có lẽ liên quan tới việc tôm sú thường bị nhiễm rất cao các loại virus như MBV (50-80%) hay HPV (30-50%) (Đỗ Thị Hòa & CTV, 1996; Lightner, 1996) gây ra hiện tượng còi cọc, chậm lớn. Hiện tường còi cọc chậm lớn của tôm sú, kết hợp với thời gian nuôi kéo dài (4-5 tháng) và trình độ quản lý với các sản phẩm hỗ trợ còn hạn chế đã dẫn tôm sú thời đó bị nhiễm trùng tiêm mao cao và có thể gây tác hại cho tôm. Những năm gần đây, tôm P. vannamei được nuôi trong ao đất với mật độ cao, 80-120 con/m2 nhưng chất lượng môi trường được quản lý khá tốt, thời gian nuôi tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú, các hộ nuôi dùng các loại chế phẩm sinh học để quản lý chất lượng nước, nên đã hạn chế sự sinh sôi phát triển của các tiêm mao trùng, do vậy dù vẫn Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 gặp sự hiện diện của ký sinh trùng này ở tôm chân trắng tại Ninh Thuận, nhưng cường độ nhiễm thấp, hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm (hình 2). Mặc dù ít gây tác hại ở giai đoạn lớn, nhưng trùng loa kèn có khả năng gây chết hàng loạt ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm khi cảm nhiễm với cường độ cao (Lightner, 1996). Với số lượng lớn các trại sản xuất tôm giống phân bố trong tỉnh Ninh Thuận, việc trùng loa kèn phân bố và tồn tại ở khu vực này cũng là một mối nguy hiểm tiềm tàng cần được quan tâm trong các chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh của địa phương. Con giống sạch bệnh là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa dịch bệnh và sản xuất thương phẩm thành công. Hình 2. Trùng tiêm mao cảm nhiễm ở tôm chân trắng nuôi tại Ninh Thuận 1. Hình ảnh mô bệnh học của trùng tiêm mao (Zoothamnium sp) nhiễm ở trên cơ thể tôm (100x) 2. Tiêm mao trùng bao phủ trên bề mặt và các phần phụ của tôm 3. Hình dưới: Zoothamnium sp. kí sinh ở mang tôm 2. Bệnh đục cơ ở tôm chân trắng không liên quan tới vi bào tử (Microsporida) Hình 3. Tôm chân trắng bị bệnh đục cơ và đặc điểm bệnh lý ở các vùng cơ vân bị đục mờ Hình trái: Tôm chân trắng bị đục cơ thu ở Ninh Thuận (ở trên là tôm khỏe, ở dưới là tôm bị đục cơ) Hình phải: Bệnh lý thể hiện ở vùng cơ vân bị đục mờ, nhưng không bị dập nát, không có mặt của vi bào tử, cũng không có các thể vùi của IMNV (mũi tên trắng chỉ vùng cơ bình thường, mũi tên đen chỉ vùng cơ bị đục mờ) Từ 18 mẫu tôm P. vannamei bị đục cơ thu tại Ninh Thuận, vùng cơ vân dọc phần bụng bị đục mờ đã được kiểm tra nhanh trên các tiêu bản ép tươi và tiêu bản mô bệnh học để phát hiện sự tồn tại của các vi bào tử. Tuy nhiên, tất cả các mẫu tôm bị đục cơ này đều không phát hiện sự có mặt của vi bào tử (hình 3). Bệnh lý thể hiện ở vùng cơ vân bị đục mờ cho thấy không bị dập nát, không có mặt của vi bào Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tử, cũng không có các thể vùi của IMNV (hình 3, mũi tên trắng chỉ vùng cơ bình thường, mũi tên đen chỉ vùng cơ bị đục mờ). Kết quả mô bệnh học này có sự khác biệt với kết quả về được công bố bởi Prasertsri & CTV (2009) và Limsuwan & CTV (2008) về bệnh tôm đục cơ ở tôm chân trắng nuôi tại Thái lan. Hai nhóm tác giả này đều tìm thấy sự có mặt của vi bào tử trùng cũng như sự biến dạng của vùng cơ bị đục. Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng hiện tượng tôm chân trắng bị đục cơ xảy ra ở một số ao nuôi tôm chân trắng tại Ninh Thuận không liên quan tới vi bào tử, cụ thể hơn rằng đây không phải bệnh tôm sữa như đã được giới thiệu bởi Lightner (1996), Limsuwan & CTV (2008) và Prasertsri & CTV (2009). 3. Tôm chậm lớn với vi bào tử cảm nhiễm ở gan tụy Nghiên cứu của chúng tôi trên 43 mẫu tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh thuận cũng đã phát hiện được một loại vi bào tử tồn tại trong nguyên sinh chất các tế bào biểu mô hình ống của gan tụy ở một số mẫu tôm chân trắng nuôi ở Ninh Thuận bị chậm lớn hay bị hoại tử gan tụy. Tỷ lệ nhiễm khoảng 15-20%. Trên các tiêu bản ép mô gan tụy tươi có nhuộm xanh Malachite 0,5%, khi các tế bào biểu mô gan tụy hình ống của vật chủ vỡ ra, phóng thích các vi bào tử ra ngoài tế bào được phát hiện rõ ràng dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại >400X. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễm vi bào tử loại này cũng mới chỉ gặp ở một số ít mẫu tôm bị chậm lớn hay bị hoại tử gan đưa vào xét nghiệm và trên một vài tiêu bản mô bệnh học được làm từ tôm chân trắng nuôi ở Ninh Thuận (hình 4). Hình 4. Vi bào tử tương tự như loài Enterocytozoon hepatopenaei nội ký sinh ở gan tụy của tôm chân trắng tại Ninh Thuận Hai hình trên: Vi bào tử ký sinh nội bào ở tiêu bản ép mô gan tụy tươi, nhuộm malachite green, độ phóng đại 400x (mũi tên) Hình dưới: Tiêu bản mô bệnh học của gan tụy tôm chân trắng đã bị teo nhỏ, chuyển màu trắng thể hiện các tế bào biểu mô gan tụy đã hoại tử, với nhiều hạt giống vi bào tử được phóng thích ra bên ngoài (H & E, 200x) Để đánh giá chính xác mức độ cảm nhiễm của loại vi bào tử ở gan tụy của tôm chân trắng nuôi ở Ninh Thuận , cần phải thu mẫu và phân tích thêm bằng PCR. Theo Tangprasittipap & CTV (2013) khi nghiên cứu ở tôm P.vannamei nuôi ở Thái Lan đã cho rằng, phương pháp mô bệnh học có thể không đánh giá được chính xác về tỷ lệ và cường độ nhiễm của vi bào tử này ở tôm. Các tác giả này đề nghị nên chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR hoặc kỹ thuật lai tại chỗ (ISH), tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển thành công cặp mồi đặc hiệu hay đầu dò DNA đặc hiệu cho ký sinh trùng này để có thể chẩn đoán bằng PCR hay ISH. Ở Việt Nam, trong năm 2009-2010, đã có 2 nhóm nhà khoa học thuộc Viện NCNTTS I đã phát hiện được một loài vi bào tử cảm nhiễm khá cao ở gan tụy của tôm sú P. monodon nuôi ở Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau bằng phương pháp làm các tiêu bản ép hay phết mô gan tụy tụy tươi, kết hợp với kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Đặc biệt, các nhà khoa học này đã cho rằng, vi bào tử này có liên quan tới hội chứng phân trắng (white feces syndrome-WFS) ở tôm sú nuôi ở Việt Nam (Hà N.T.T & CTV, 2010). Năm 2009, Tourtip & CTV đã xác định được loài vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 kí sinh trong gan tụy của tôm nuôi tại Thái Lan nhưng chưa đưa ra đánh giá về tác hại của kí sinh trùng này với vật chủ. Năm 2013, Tangprasittipap & CTV đã nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh rằng, vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei không có liên quan tới hội chứng phân trắng (WFS) của tôm P.vannameinuôi tại Thái lan. Mặc dù vậy, sự cảm nhiễm của loài vi bào tử này ở gan tụy của tôm với cường độ cao có thể đã ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng và sản lượng của tôm nuôi. Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có thể khẳng định là có một loại vi bào tử nội ký sinh trong nguyên sinh chất của các tế bào biểu mô gan tụy ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, mức độ cảm nhiễm cũng như xác định chính xác đây có phải là loài Enterocytozoon hepatopenaei hay không và tác hại của kí sinh trùng này lên tôm nuôi như thế nào còn cần tiếp tục nghiên cứu. 4. Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào Gregarine Đã kiểm tra 43 mẫu (10-15 con/mẫu) tôm chân trắng nuôi ở Ninh Thuận nhưng không phát hiện được trùng hai tế bào cảm nhiễm ở đường ruột của các mẫu tôm này. Đây là một kết quả gây ngạc nhiên. Theo Đ.T. Hòa & CTV (1996) tôm sú đặc biệt tôm đất (Metapennaeus ensis) nuôi ao thường bị cảm nhiễm ký sinh trùng hai tế bào với tỷ lệ và cường độ rất cao. Đặc biệt, tại Ninh Thuận cũng đã tìm thấy nhiều trùng hai tế bào ký sinh ở ruột của tôm sú nuôi thương phẩm (Nguyễn Khắc Lâm, 2010). Các nghiên cứu khác tiến hành trên tôm chân trắng đã được công bố cũng cho thấy sự xuất hiện của trùng hai tế bào trong đường ruột của tôm nuôi. Ví dụ như tôm chân trắng nuôi tại Nam và Trung Mỹ thường xuyên bị phát hiện sự có mặt của trùng 2 tế bào như các giống Nematopsis spp và Cephalolobus spp ký sinh ở ruột trước và ruột giữa. Theo Jones et al., 1994, tôm chân trắng nuôi ở vùng Texas (Mỹ) thường bị cảm nhiễm loài Paraphioidina scolecoides ở ruột giữa của tôm. Ký sinh trùng này không gặp ở giai đoạn nauplius, nhưng đã được phát hiện ký sinh ở giai đoạn zoae, mysis và postlarvae với tỷ lệ nhiễm cao từ 50-80% và từ 10- < 50 KST/ ấu trùng tôm (Jones et al., 1994). Trong khi đó, tôm chân trắng nuôi ở Ecuador lại được tìm thấy loài trùng hai tế bào là Nematopsis marinus, nhiễm ở giai đoạn juvenile và trưởng thành nuôi trong ao đất, với tỷ lệ nhiễm 50-80% và 5-< 5000 trùng/tôm (Jimenez et al., 2002). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trùng tiêm mao (Zoothamnium sp và Epistilis sp) đã phát hiện nhiễm ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận với cường độ nhiễm rất thấp, nên có thể không gây tác hại gì đáng kể cho sức khỏe của tôm nuôi tại địa phương. Đã phát hiện một loại vi bào tử ký sinh nội bào trong nguyên sinh chất của các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm chân trắng. Tuy nhiên, chưa thể đánh giá được mức độ cảm nhiễm và tác hại của ký sinh trùng này lên tôm nuôi. Vi bào tử trùng không phải là tác nhân gây ra hiện tượng đục cơ ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận. Một kết quả đáng ngạc nhiên là không tìm thấy ký sinh trùng hai tế bào (Gregarine) ký sinh ở đường ruột của tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. Cần nghiên cứu tiếp tục về mức độ cảm nhiễm và tác hại của hai hai loại ký sinh trùng: vi bào tử ký sinh nội bào ở gan tụy và Gregarine ký sinh ở đường ruột ở tôm chân trắng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Thị Hòa (1996). Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm sú Penaeus monodon nuôi ở miền Trung Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. 2. Nguyễn Khắc lâm (2010). Nghiên cứu bệnh teo gan trên tôm sú Penaeus monodon nuôi thương phẩm ở Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. 3. Nguyễn Thị Hà, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thanh Thủy, Vũ Thị Kim Liên (2010). Enterocytozoon hepatopenaei ký sinh và gây ra bệnh phân trắng ở tôm sú Penaeus monodon nuôi tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 12: 45–50. Tiếng Anh 4. Blanar, C. A., Munkittrick, K. R., Houlahan, J., MacLatchy, D. L., & Marcogliese, D. J. (2009). Pollution and parasitism in aquatic animals: A meta-analysis of effect size. Aquatic Toxicology, 93(1), 18-28. 5. JiménezR., De BarniolL.,MachucaM. (2002).Nematopsis marinus n. sp., a new septate gregarinefromculturedpenaeidshrimp Litopenaeus vannamei (Boone), in Ecuador. Journal Aquaculture Research , Vol. 33 (4): 231–240. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 6. Jones T. C., Overstreet R.M., Lotzl J. M., P. F. Frelier (1994). Paraophioidina scolecoides n. sp., a new aseptate gregarine from cultured Pacific white shrimp Penaeus vannamei. Dis. aquat. Org, vol.19: 67-75. 7. Limsuwan C., Chuchird. N.. Prasertsri S., Wongmaneeprateep S., Prompamorn P., Laisutisan K., P. Wiriyapatthanasub (2008). Microsporidiosis in cultured Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei). In: Proceedings of the 45th Kasetsart University Annual Conference, Kasetsart, 29 January - 1 February, 2008. Subject: Fisheries pp. 430-440. 8. Lightner, D.V. 1996. A Handbook of Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases of Penaeid Shrimp. World Aquaculture Society. 304 p. 9. Marcogliese, D. J. (2005). Parasites of the superorganism: Are they indicators of ecosystem health? International journal for parasitology, 35(7), 705-716. 10. Prasertsri S., Limsuwan C. and Chuchird N. (2009). The Effects of Microsporidian (Thelohania) Infection on the Growth and Histopathological Changes in Pond-reared Pacific White Shrimp (Litopenaeus vannamei). Kasetsart J. (Nat. Sci.) 43 : 680 – 688. 11. Tangprasittipap A., Srisala J., Chouwdee S., Somboon M., Chuchird N., Limsuwan C., Srisuvan T., Flegel T. W. and K. Sritunyalucksana (2013). The microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei is not the cause of white feces syndrome in whiteleg shrimp Penaeus vannamei. Veterinary Research ,9:139, p.10. 12. Tourtip S, Wongtripop S, Stentiford GD, Bateman KS, Sriurairatana S, Chavadej J, Sritunyalucksana K., B. Withyachumnarnkul (2009) Enterocytozoon hepatopenaei sp. nov. (Microsporida: Enterocytozoonidae), a parasite of the black tiger shrimp Penaeus monodon (Decapoda: Penaeidae): Fine structure and phylogenetic relationships. J Invertebr Pathol, 102(1):21–29.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_ki_sinh_trung_gay_benh_o_tom_chan_trang_litopenaeus_v.pdf