Một số hiểu biết về virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn
Khái quát chung về PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn (Porcine respiratory and
reproductive syndrome – PRRS) được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ tại vùng bắc
của bang California, bang Iowa và Minnesota (1987). Rất nhanh chóng, năm
1988 bệnh lan sang Canada. Sau đó, các nước vùng châu Âu cũng xuất hiện
bệnh. ở Đức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và 1992 ở
Pháp.
Năm 1998, bệnh được phát hiện ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thời gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên có nhiều tên gọi: bệnh
bí hiểm ở lợn (Mistery swine disease – MDS); bệnh tai xanh (Blue Ear
disease – BED); hội chứng hô hấp và xảy thai ở lợn (Porcine Endemic
abortion and Respiratory syndrome – PEARS)
Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về hội chứng này được tổ chức tại Minesota
(Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine respiratory and reproductive
syndrome_ PRRS).
11 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hiểu biết về virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
HÔ HẤP VÀ SINH SẢN CỦA LỢN (PRRSV)
TS. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đại học Nông nghiệp I
1. Khái quát chung về PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn (Porcine respiratory and
reproductive syndrome – PRRS) được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ tại vùng bắc
của bang California, bang Iowa và Minnesota (1987). Rất nhanh chóng, năm
1988 bệnh lan sang Canada. Sau đó, các nước vùng châu Âu cũng xuất hiện
bệnh. ở Đức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và 1992 ở
Pháp.
Năm 1998, bệnh được phát hiện ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thời gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên có nhiều tên gọi: bệnh
bí hiểm ở lợn (Mistery swine disease – MDS); bệnh tai xanh (Blue Ear
disease – BED); hội chứng hô hấp và xảy thai ở lợn (Porcine Endemic
abortion and Respiratory syndrome – PEARS)…
Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về hội chứng này được tổ chức tại Minesota
(Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine respiratory and reproductive
syndrome_ PRRS).
Từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu
lục trên thế giới đều có dịch PRRS lưu hành (trừ châu Úc và Newzeland). Có
thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế cho ngành
chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, PRRS được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các
tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn
giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính với PRRS.
2
Theo báo cáo của Cục Thú y (2007), trong nhiều năm qua có một tỷ lệ nhất
định lợn giống có huyết thanh dương tính với PRRS. Có thể thấy virus PRRS đã
xuất hiện và lưu hành tại nước ta từ 1997. Tuy nhiên, sự bùng phát thành dịch và
gây tổn thất lớn đáng báo động cho ngành chăn nuôi lợn thực sự mới bắt đầu từ
tháng 3/2007, do không quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch
PRRS đã lây lan nhanh và phát triển mạnh tại 7 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang và
thành phố Hải Phòng với 31.750 lợn mắc bệnh và số lợn chết lên tới 7.296 con.
Sau hơn 1 tháng tích cực khống chế, dịch PRRS ở vùng này đã tạm thời được
dập tắt.
Tháng 6 năm 2007, dịch lại xuất hiện ở các tỉnh miền Trung gồm Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế với 33.433 lợn mắc bệnh
và 7.127 lợn chết.
Tháng 7 năm 2007 tại Long An cũng xác định có dịch với 91 lợn mắc bệnh
và 8 con chết, điều đó có nghĩa là bệnh đã xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Như vậy, tại Việt Nam, dịch PRRS có thể sẽ có những diễn biến phức tạp
và có nguy cơ bùng phát ở tất cả các địa phương trong cả nước.
2. Một số hiểu biết về virus
2.1. Phân loại
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn là một virus
thuộc họ Arteriviridae, tên họ virus này được bắt nguồn từ một loài virus trong họ,
đó là virus gây viêm động mạch ngựa (Equine arteritis virus). Các thành viên trong
họ Arteriviridae có cấu trúc và sự nhân lên giống với virus họ Coronaviridae. Sự
khác biệt giữa hai họ virus này chính là bộ gen của Arteriviridae chỉ bằng 1/2 bộ
gen của Coronaviridae và nét giống nhau đặc trưng của chúng là bản sao mã giống
nhau đặc trưng của lớp Nidoviral. Họ Arteriviridae chỉ có 1 giống duy nhất
Arterivirus chứa tất cả 4 thành viên dưới đây: (Bảng 1)
3
Bảng 1: Arterivirus gây bệnh trên động vật
Virus Vật chủ Bệnh
Equine virus (EAV) Ngựa
Bệnh toàn thân, viêm động mạch, sảy
thai, thai chết, viêm phổi ở ngựa con.
Porcine respiratory and
reproductive syndrome
virus (PRRSV)
Lợn
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
của lợn, bệnh toàn thân; đặc trưng bởi
hiện tượng xảy thai, thai chết yểu và
bệnh đường hô hấp.
Lactate dehydrogenase -
elevating virus (LDHV)
Chuột Bệnh gây cô đặc sữa ở chuột.
Simian hemorrhagic fever
virus (SHFV)
Khỉ
(linh
trưởng)
Bệnh sốt xuất huyết khỉ, có bệnh lý
toàn thân thường giết chết con vật.
* Đặc tính hạt virus:
Hạt virus có đường kính 50 – 70 nm, chứa nucleocapsid cùng kích thước
có cấu trúc đối xứng 20 mặt, đường kính 35 nm, được bao bọc bên ngoài bởi
một lớp vỏ bọc dính chặt với cấu trúc bề mặt giống như tổ ong. Bộ gen bao
gồm 1 phân tử đơn chuỗi dương là 1 ARN kích thước từ 13- 15 kb. Sợi ARN
virus có 1 cổng 5’ và 1 dải cổng đầu 3’. Gen ARN polymeraza chiếm khoảng
75% đầu 5’ của bộ gen, gen mã hoá cho các protein cấu trúc của virus nằm ở
đầu 3’.
Hạt virus bao gồm 1 protein nucleocapsid N với khối lượng phân tử
1.200, 1 protein màng nonglycosylate hình cầu M với khối lượng phân tử
16.000, 2 protein peplomer N – glycosylate là GS có khối lượng phân tử
25.000 và GL có khối lượng phân tử 42.000.
Arterivirus nhân lên trong tế bào chất của tế bào vật chủ mà luôn là đại thực
bào. Virus gây viêm động mạch ngựa nhân lên với hiệu giá cao trong các tế bào của
ngựa; virus gây cô đặc sữa trên chuột có hiệu giá cao trong tế bào của chuột, có thể
đạt tới hiệu giá 1011 ID50/ml huyết tương trong những ngày đầu nhiễm bệnh.
4
Năm 1991, Viện Thú y Lelystad (Hà Lan) đã phân lập thành công virus
gây ra hội chứng PRRS, sau đó là Mỹ và Đức. Ngày nay, virus được gọi là
Lelystad để ghi nhớ sự kiện nơi đầu tiên virus này được phân lập. Tuy nhiên,
PRRSV vẫn là tên gọi phổ biến.
PRRSV có 2 chủng nguyên mẫu (Prototype), chủng Bắc Mỹ là virus
VR2332 và chủng châu Âu là Lelystad (LV). Các chủng virus này gây bệnh
trên động vật cảm thụ với bệnh cảnh giống nhau, nhưng chúng lại đại diện
cho 2 genotype khác biệt mà sự khác biệt đó vào khoảng 40%, do đó tạo ra
một lớp màng bí mật về nguồn gốc của loại virus này. Những nghiên cứu gần
đây còn cho thấy có sự khác biệt về tính di truyền trong các virus phân lập
được từ các vùng địa lý khác nhau. Bản thân các virus trong cùng một nhóm
cũng có sự thay đổi về chuỗi nucleotit khá cao đến 20%, đặc biệt là các chủng
virus thuộc dòng Bắc Mỹ. Chính sự khác biệt và sự đa dạng về tính kháng
nguyên, khả năng biến đổi cấu trúc kháng nguyên của virus đã làm tăng thêm
những khó khăn trong việc sản xuất vacxin chống lại nó. Điều cần lưu ý nữa
là ở một số quốc gia, căn bệnh lưu hành trên đàn lợn lại gồm cả 2 dòng virus:
Bắc Mỹ và Châu Âu.
2.2. Cấu trúc của virus
PRRSV là một virus có hình cầu,
có vỏ bọc ngoài với đường kính của
virion vào khoảng 45 – 55nm,
nucleocapsid có đường kính từ 30 – 35
nm, là ARN virus với bộ gen là một
phân tử ARN sợi đơn dương, có những
đặc điểm chung của nhóm Arterivirus.
Sợi ARN này có kích thước khoảng 15
kilobase, có 9 ORF (open reading
frame) mã hoá cho 9 protein cấu trúc .
5
Tuy nhiên, có 6 phân tử protein
chính có khả năng trung hoà kháng thể
bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân
tử protein màng (M) và 1 protein vỏ
nhân virus (N). Nhưng hoạt động trung
hoà xảy ra mạnh với các protein có khối
lượng phân tử 45, 31 và 25 KD (bảng 2).
Bảng 2: Protein cấu trúc của PRRSV
Protein KL phân tử Gen mã hoá Vai trò
GP 3 45 KD ORF 3 Quan trọng trong miễn dịch
GP 4 31 KD ORF 4
GP 2 29 KD ORF 2
GP 5 25 KD ORF 5 Bám dính tế bào đa dạng nhất
M 19 KD ORF 6 Có tính bảo tồn cao nhất
N 19 KD ORF 7 Tính kháng nguyên cao
6
2.3. Khả năng gây bệnh
PRRSV chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm,
nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng
cũng mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên.
Về mặt độc lực, người ta thấy PRRSV tồn tại dưới 2 dạng:
Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì
có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 – 5% trong tổng đàn.
Dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn.
45-55 nm
7
Người và các động vậy khác không mắc bệnh, tuy nhiên trong các loài
thuỷ cầm chân màng, vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm với virus. PRRSV
có thể nhân lên ở loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh
trên diện rộng rất khó khống chế.
2.4. Cơ chế sinh bệnh và phương thức truyền lây
Virus có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn ốm hoặc
lợn mang trùng và phát tán ra môi trường; tinh dịch của lợn đực giống nhiễm
virus cũng là nguồn lây lan bệnh. ở lợn nái mang thai, virus có thể từ mẹ xâm
nhiễm sang bào thai và gây bệnh. Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có
thể bài thải virus trong vòng 6 tháng.
Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang
trùng với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị ô
nhiễm virus.
Sau khi xâm nhập, đích tấn
công của virus là các đại thực bào.
Đây là tế bào duy nhất có receptor
phù hợp với cấu trúc hạt virus, vì
thế virus hấp thụ và thực hiện quá
trình nhân lên chỉ trong tế bào này
và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế bào
đại thực bào trong nang phổi bị
virus xâm nhiễm rất sớm.
Lúc đầu, PRRSV có thể kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3
ngày virus sẽ giết chết chúng, các virion được giải phóng và ồ ạt xâm nhiễm
sang các tế bµo khác. ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của PRRSV,
dường như hiệu giá kháng thể chống lại các loại virus và vi khuẩn không liên
quan khác trong cơ thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của đại thực bào
trong hệ thống miễn dịch. Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh
giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn.
8
Cần phải thấy rằng, trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đại thực bào đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cả không đặc hiệu và đặc
hiệu, đây là loại tế bào trình diện kháng nguyên thiết yếu, mở đầu cho quá trình
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Khi tế bào đại thực bào bị virus phá huỷ, các phản
ứng miễn dịch không xảy ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào trạng thái suy giảm
miễn dịch và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát, điều này có thể thấy
rõ ở những đàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm PRRSV sẽ có sự tăng
đột biến về tỷ lệ viêm phổi kế phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong đường
hô hấp.
2.5. Sức đề kháng
PRRSV có thể tồn tại 1 năm trong nhiệt độ lạnh từ -200C đến -700C;
trong điều kiện 40C, virus có thể sống 1 tháng; với nhiệt độ cao, cũng như các
virus khác, PRRSV đề kháng kém: ở 370C chịu được 48 giờ, 560C bị giết sau
1 giờ.
Với các hoá chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axit, virus
dễ dàng bị tiêu diệt. ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh
chóng.
3. Chẩn đoán
Ngoài chẩn đoán lâm sàng, tất cả các phản ứng kháng thể đã được sử
dụng hiện nay có thể xác định được kháng thể PRRS trong vòng 1 năm sau
khi động vật nhiễm lần đầu tiên. Đây là nét đặc trưng kỳ lạ của PRRS và tất
yếu không có nghĩa rằng động vật âm tính là không mang virus. Do đó, nếu
động vật khi test dương tính, có thể là đang bị nhiễm. Mặc dù vậy, nếu động
vật test âm tính, có thể không phải không có virus. Trước khi mua lợn nái từ
những đàn mới, phải kiểm ta cả nái sinh sản và nái hậu bị xem chúng có bị
nhiễm PRRS không và xem virus có còn lây lan giữa các con trong đàn
không. Nái hậu bị thường cho kết quả dương tính nhiều hơn vì chúng có thể
nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cuối. Điều rắc rối nữa của việc kiểm tra PRRS
là sự xuất hiện của nhiều chủng virus khác nhau, gọi là Lelystadt (chủng
9
Nu«i cÊy tÕ G©y nhiÔm
Tríc khi
gièng virus GÆt tÕ bµo
Thµnh thôc
gi¶i
Tríc khi
gièng virus
Thu gom c¸c
hîp phÇn KN
T¸ch c¸c hîp
phÇn KN
Trén Bæ trî dÇu
TËp trung
kh¸ng nguyªn
European) không phản ứng với nhiều kháng thể của các chủng American hiện
đang sử dụng trong chẩn đoán tại các phòng thí nghiệm. Chủng virus này đột
biến rất nhanh, do đó trong tương lai cần có 1 phản ứng cho 1 loại kháng
nguyên mới, giống như AIDS. Kỹ thuật ELISA có thể được phát triển dể xác
định hầu hết hoặc tất cả các loại kháng thể sản sinh chống lại PRRS.
4. Phòng bệnh bằng vacxin
Để phòng bệnh đặc hiệu, các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất vacxin
PRRS dựa trên việc nghiên cứu công nghệ lựa chọn kháng nguyên ™MJPRRS™
. Nguyên lý sản xuất này đòi hỏi phải thu hoạch vacxin trước khi virus thành
thục và giải phóng ra khỏi tế bào nuôi cấy. Việc làm này sẽ tối đa hoá được
lượng kháng nguyên trong sản phẩm.
Hình 3: Quy trình sản xuất vacxin phòng PRRS theo công nghệ lựa chọn
kháng nguyên ™MJPRRS™ .
10
Khi thu hoạch được tế bào chứa các hạt virus, người ta tiến hành tách các
hợp phần kháng nguyên, thu gom lại và gia thêm bổ trợ để được vacxin thành
phẩm. Công nghệ ™MJPRRS™ tương tự một quy trình sản xuất vacxin dưới đơn
vị. Việc triết tách các hợp phần kháng nguyên từ tế bào nuôi cấy có một vài
bước đặc biệt so với quy trình sản xuất vacxin thông thường để gần như loại
bỏ hết các tế bào nuôi cấy trong sản phẩm cuối cùng và như vậy, có một thành
phẩm vacxin đạt độ tinh khiết kháng nguyên rất cao - đó là vacxin phòng
PRRS trong tương lai.
Hiện tại, vacxin phòng PRRS đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho
phép nhập vào Việt Nam để phòng bệnh cho lợn. Có 2 loại vacxin đã được sử
dụng ở các địa phương:
. Vacxin phòng PRRS BSL – PS100 : Là loại vacxin sống nhược độc
dạng đông khô có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dòng virus gây PRRS
Bắc Mỹ. Một liều vacxin chứa ít nhất 105 TCID50. Vacxin chỉ được pha với
dung dịch pha chuyên biệt, sử dụng tiêm bắp với liều 20ml/lợn. Miễn dịch
chắc chắn sau tiêm 1 tuần và kéo dài 4 tháng.
Lợn con tiêm lần đầu vào lúc 3 tuần tuổi.
Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm.
Nái hậu bị và nái sinh sản tiêm phòng trước khi cai sữa cho con
hoặc trước lúc phối giống.
. Vacxin phòng PRRS BSK-PS100: Là loại vacxin vô hoạt chứa chủng
virus PRRS dòng gây bệnh ở châu Âu. Một liều vacxin chứa ít nhất 107,5
TCID50. Vacxin an toàn và gây miễn dịch tốt.
Liều dùng 2ml/con, tiêm bắp.
Lợn con: sử dụng lần đầu vào lúc 3 – 6 tuần tuổi.
Nái hậu bị: tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 3 – 4 tuần.
Nái sinh sản: tiêm 3 – 4 tuần trước khi phối giống.
Lợn đực giống: tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau mỗi 6 tháng.
Bảo quản vacxin ở 20C – 60C.
11
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT – Trung tâm khuyến nông Quốc gia – Báo
Nông nghiệp Việt Nam. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ, tháng
8/2007.
2. Frederick A. Murphy, E.Paul J.Gibbs, Marian C. Horzinek, Michael J.
Studdert. Arteriviridae. Veterinary virology, third edition, chapter 34,
p.509-515.
3. Kapur V, Elam MR, Pawlovich TM, Murtaugh MP. Genetic variation
in porcine reproductive and respiratory syndrome virus isolates in the
midwestern United States. J Gen Virol. 1996 Jun;77 ( Pt 6):1271-6.
4. Meng XJ, Paul PS, Halbur PG, Morozov I.Sequence comparison of
open reading frames 2 to 5 of low and high virulence United States
isolates of porcine reproductive and respiratory syndrome virus. J Gen
Virol. 1995 Dec;76 ( Pt 12):3181-8.
5. Monte B. McCaw.College of Veterinary Medicine.North Carolina State
University. Raleigh, NC 27606. UPDATE: PRRS virus infection and
management.
6. Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus. From
Wikipedia, the free encyclopedia.
7. New approach to battling PRRS virus. Information provided courtesy
Ontario Pork , October 2004 Newsletter.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số hiểu biết về virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn.pdf