Một số giải pháp tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương.
Chương II: Tình hình quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản môi trường quốc phòng và an ninh Quốc gia.
- Phải có nghĩa vụ thông báo công khai báo cáo tài chính hàng năm các thông tin đó đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty theo đúng quy định của Chính phủ.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công ty.
Do mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động gắn chách nhiệm hành chính vào các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng. Bộ xây dựng với chức năng quản lý nhà nước về nghành xây dựng Công ty xây dựng Sông Đà 2 là doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng giúp các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, hoạt động chủ yếu về chuyên nghành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dưng.
Khái quát bộ máy quản lý Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty xây dựng Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà tổ chức quản lý theo mỗi cấp đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chủ yếu của công ty. Giúp việc cho Giám Đốc là bốn Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng.
- Giám Đốc công ty: do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc điều hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó Giám Đốc phụ trách thi công: Gồm hai người giúp Giám Đốc Công ty tổ chức các biện pháp thi công theo giõi kỹ thuật, chất lượng các công trình.
- Phó Giám Đốc phụ trách thiết bị: Giúp Giám Đốc tổ chức theo giõi, quản lý tình trạng máy móc, vật tư thiết bị toàn công ty đề suất mua sắm kịp thời các thiết bị vật tư.
- Phó Giám Đốc kinh tế giúp Giám Đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất công tác đơn giá định mức tiền lương, đấu thầu các công trình, nghiệm thu thanh toán, quyết toán các công trình.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng nhiệm vụ giúp Giám Đốc công ty tổ chức bộ máy điều hành quản lý của công ty cũng như các đơn vị chức thụôc đáp ứng các nhu cầu sản xuất về công tác tổ chức các cán bộ lao động. Đồng thời giúp Giám Đốc lắm được trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên. Đề gia chương trình đào tạo cán bộ công nhân để kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn có nhiệm vụ theo giõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến , thay đổi biện pháp thi công.
- Phòng kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn báo cáo về Tổng Công ty đồng thời lập kế hoạch giao cho các đơn vị theo giõi thực hiện kế hoạch.
- Phòng vật tư cơ giới có nhiệm vụ quản lý vật tư thiết bị toàn công ty lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ vật tư thiết bị của các đơn vị, theo giõi hiện trạng máy móc thiết bị của các đơn vị để giúp Giám Đốc có quyết định bổ sung, mua sắm kịp thời tính toán sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả.
- Phòng kế toán tài chính có nhiện vụ giúp Giám Đốc công ty quản lý về mặt tài chính để công ty cũng như các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị đảm bảo thực hiện tiết kiệm và kinh doanh có lãi.
Về công tác tổ chức sản xuất: Công ty xây dựng Sông Đà 2 tổ chức sản xuất theo từng xí nghiệp từng chi nhánh. Trong đó:
1. Chi nhánh Hà Nội: Thi công các công trình công nghiệp, dân dụng cao tầng.
2. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201.
3. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 202
4. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 203 thi công đào đắp công trình thủy.
5. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 204 thi công các công trình dân dụng công nghiệp , đường dây và trạm điện cao thế, hạ thế.
6. Xí nghiệp xây dựng cầu đường 205.
7. Đội sản xuất vật liệu.
Ngoài ra còn có các liên danh, liên doanh như:
1. Liên doanh cảng Bích Hạ
2. Liên danh Sông Đà - Cienco 1
Các liên danh liên doanh có nhiệm vụ: Thực hiện nghĩa vụ theo quy chế liên doanh và các quy chế ban điều hành Tổng Công ty và Công ty xây dựng Sông Đà 2. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ theo quy định số ....ngày.../..../..../.
Định kỳ hàng thấng báo cáo tình hình thực hiện của các đơn vị tại liên doanh theo các chỉ tiêu : Sản lượng, doanh thu, thanh toán....
Sơ đồ tổ chức Công ty xây dựng Sông đà 2
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TC-HC
Phòng TC-KT
Phòng kt-cl-at
Phòng KT-KH
Phòng vt cơ giới
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Sơn La
Xí nghiệp 203
Xí nghiệp 204
Xí nghiệp 205
Công trình đường dây điện trong nước
Đội điện nước công ty
Các đội XD và CN
Các tổ đội đường A1
Đội thi công đóng ép cọc
Công trình Yaly
Các đội XD kv Hbình
Trạm bê tông ASP
Các đội thi công A1
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty:
Công tác kế toán tiền lương của Công ty xây dựng Sông Đà 2 hoạt động theo hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Vì Công ty xây dựng Sông Đà 2 là công ty nhà nước loại I nên quy mô của Công ty rất lớn, có nhiều chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước xa trụ sở chính của nó. Các chi nhánh trực thuộc Công ty quản lý, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Công ty nhưng vẫn được phép hoạt động độc lập tự hạch toán lỗ lãi và phải tự lo cho đời sống người lao động trực thuộc chi nhánh đó. Nhưng cuối quý, cuối năm công tác kế toán tại các chi nhánh vẫn phải báo cáo số liệu về phòng tài chính kế toán của Công ty ở trụ sở chính để Công ty thống kê và tập hợp phân tích số liệu trình ban lãnh đạo Công ty để từ đó có hướng chỉ đạo và đề ra các kế hoạch cho chi nhánh hoặc các trung tâm đó.
Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ở Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp lập KH -TC
Kế toán theo dõi huy động vốn
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán ngân sách nhà nước
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán công nợ PT khách hàng
Kế toán ngân hàng
Thủ quỹ
Để thực hiện có hiệu quả chương trình công tác Tài chính kế toán, nhằm tăng cường trách nhiệm của từng cán bộ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý Tài chính của đơn vị. Để tiện liên hệ công tác, phòng Tài chính kế toán Công ty phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ trong văn phòng như sau:
3.1. Kế toán trưởng Công ty
Giúp giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch toán Kế toán trong phạm vi toàn đơn vị theo quy chế quản lý tài chính mới, theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng hiện hành:
Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác kế toán.
Hướng dẫn, phổ biến chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Tổng công ty, tham mưu cho Giám đốc dự thảo các quy định quản lý kinh tế tài chính, tín dụng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
Tham mưu việc ký kết các hợp đồng kinh tế của công ty. Kiểm tra, kiểm soát giá cả hợp đồng mua, bán vật tư thiết bị.
Kết hợp các đơn vị trực thuộc phòng, ban nghiệp vụ giải quyết việc nghiệm thu thanh toán; thu hồi vốn, công nợ kịp thời.
Tập trung huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Tổ chức kiểm tra công tác Tài chính kế toán toàn đơn vị thường xuyên và định kỳ (hàng quý, năm) toàn công ty.
Lập và báo cáo phân tích hoạt động Tài chính trong đơn vị hàng tháng, quý, năm.
Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đối với người lao động trong toàn công ty và toàn bộ công tác Tài chính kế toán tại đơn vị.
Hướng dẫn, kiểm tra chế độ ghi chép ban đầu của các xí nghiệp và phòng, ban công ty.
3.2. Phó kế toán trưởng công ty - Kế toán Tổng hợp toàn công ty
Thay Kế toán trưởng công ty chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, khi kế toán trưởng đi vắng (có uỷ quyền từng lần cụ thể)
*/ Công tác kế hoạch:
Lập kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, hạn chế mức vốn lao động. Dự toán chi phí quản lý Doanh nghiệp toàn công ty và giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên.
Lập báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng tháng, quý, năm.
*/ Công tác kinh tế:
Tham gia công tác xây dựng định mức đơn giá nội bộ, dự toán công trình, dự toán thi công và thanh toán khối lượng, thanh toán công nợ.
Cùng các phòng, ban khác để giải quyết các vấn đề kinh tế với A, nội bộ công ty và tổng công ty.
Lập báo cáo nhanh, thường xuyên theo yêu cầu của Tổng công ty.
Tổng hợp báo cáo giá trị khối lượng dở dang thường xuyên và định kỳ.
*/ Công tác kế toán, báo cáo quyết toán:
Đôn đốc các đơn vị lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng. Kiểm tra báo cáo của các đơn vị trước khi tổng hợp báo cáo toàn công.
Lập báo cáo kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm của toàn công ty đảm bảo số lượng chất lượng và đúng thời hạn theo Quyết định số 86 TCT/HĐQT ngày 30/03/2000.
Báo cáo tháng hoàn thành trước ngày 10 đầu tháng sau.
Báo cáo quý hoàn thành trước ngày 15 tháng đầu quý sau.
Báo cáo năm hoàn thành trước ngày 20 tháng đầu năm sau.
Lưu trữ chứng từ báo cáo quyết toán toàn công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc theo quy định.
Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.3. Kế toán Nhật ký chung Cơ quan Công ty, Kế toán theo dõi thanh toán gán trừ nội bộ, thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước (Phụ trách các tài khoản 133, 136, 139, 142, 154, 333, 336):
+/ Kế toán tổng hợp cơ quan Công ty.
Đôn đốc, thu nhập chứng từ các bộ phận kế toán hàng ngày vào nhật ký chung cơ quan công ty. Đề xuất bổ xung sửa đổi các nghiệp vụ hạch toán chưa chính xác báo cáo Kế toán trưởng giải quyết trước khi vào máy.
Tính các khoản phải thu phụ phí, kinh phí sự nghiệp đối với các đơn vị trực thuộc và phải nộp đối với Tổng công ty.
Hàng tháng tính toán thu lãi vay đối với các đơn vị trực thuộc, lãi vay phải nộp Tổng công ty xong trước ngày 28 cuối tháng. Khoá sổ và đối chiếu, lập biên bản đối chiếu công nợ nội bộ với Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc xong trước ngày 04 đối với báo cáo tháng và ngày 08 đối với báo cáo quý.
Lập báo cáo kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm của Cơ quan Công ty đảm bảo số lượng, chất lượng và bảo đảm đúng thời hạn theo Quyết định số 86 TCT/HSQT ngày 30/03/2000. Đối báo cáo tháng xong trước ngày 8 tháng sau, quý xong trước ngày 10 tháng đầu quý sau, năm xong trước ngày 15 tháng đầu năm sau.
Lưu trữ chứng từ sổ sách, báo cáo cơ quan công ty tho quy định( đóng chứng từ, sổ sách hàng tháng xong trước ngày 20 tháng sau).
+/ Kế toán theo dõi tình hình thu nộp với Ngân sách NN:
Lập tờ kê khai nộp thuế hàng tháng xong trước ngày 12 tháng sau.
Quyết toán định kỳ với cơ quan Thuế lập báo cáo quyết toán Thuế Cơ quan công ty và toàn công ty theo quy định. Theo dõi và lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.4. Kế toán Ngân hàng, Phải trả người bán. Theo dõi việc ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng mua bán vật tư. (Phụ trách các TK 1121, 144, 331, 311, 341).
Lập kế hoạnh tín dụng vốn lưu động, theo dõi các hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế hoạch trả nợ các khoản vay đó.
Lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng.
Theo dõi các khế ước vay( ngắn hạn, trung hạn ) Ngân hàng, báo Kế toán trưởng các khế ước đến khi hạn thanh toán.
Theo dõi các hợp đồng mua bán vật tư máy móc, thiết bị mở sổ theo dõi việc ký kết, thực hiện, thanh lý cho từng hợp đồng. Đối chiếu công nợ phải trả người bán thường xuyên và định kỳ.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.5. Theo dõi thanh toán các hợp đồng xây lắp giao khoán cho các đơn vị; hợp đồng giao khoán Chủ công trình của dự án Nha Trang, dự án Nà lơi; theo dõi các dự án đầu tư và nguồn kinh phí đào tạo toàn công ty (phụ trách các TK, 241,414,415,431,441).
+/ Kế toán theo dõi các dự án đầu tư, nguồn kinh phí đào tạo
Theo dõi các dự án đầu tư của Công ty từ lúc triển khai thực hiện đến khi thanh, quyết toán đầu tư cho từng dự án.
Theo dõi thanh, quyết toán nguồn kinh phí đào tạo của công ty.
Thực hiện việc thanh quyết toán các dự án đầu tư.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.6. Kế toán Tiền mặt, thanh toán tạm ứng, kế toán giao khoán Chủ công trình điện Thái Nguyên, Nam Định (Phụ trách các TK 1111, 141).
+/ Kế toán Tiền mặt, thanh toán:
Nhận và kiểm tra các chứng từ gốc lập các thủ tục thu chi quỹ các khoản thanh toán. Viết phiếu Thu, phiếu Chi và trình ký duyệt. Cùng Thủ quỹ kiểm kê quỹ hàng ngày và vào sổ kiểm quỹ.
Đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu. Các khoản nợ tạm ứng quá hạn, dây dưa, kéo dài, báo nợ cho từng cá nhân và trừ vào lương hàng tháng.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.7. Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, phải thu khách hàng, Phải thu khác, kế toán thu vốn ( phụ trách các TK 334,338,131)
+/ Kế toán tiền lương và BH
Cùng Phòng tổ chức hành chính xác định BHXH, BHYT của người lao động theo từng đơn vị và tổng hợp toần Công ty, theo dõi tình hình thanh quyết toán các khoản thu chi BHXH, BHYT và KPCĐ.
Nhận bảng chấm công và các chứng từ liên quan khác. Tính lương và các khoản được hưởng theo chế độ từng người. Trừ triệt để các khoản tạm ứng, vay lương, BHXH, BHYT và các khoản công nợ khác. Chi trả lương hàng tháng Cơ quan Công ty kịp thời.
Tính toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các nguồn quỹ ủng hộ phải thu các đơn vị trực thuộc và phải nộp Tổng công ty.
+/ Kế toán Thu vốn:
Lập hồ sư thanh toán theo từng giai đoạn trên cơ sở phiếu giá được xác nhận, thanh toán tiền về tài khoản.
Báo cáo thu vốn thường xuyên (16h thứ sáu hàng tuần) và định kỳ 25 hàng tháng toàn công ty. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu vốn các đơn vị.
Tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán phải thu khách hàng. Nắm chính xác cụ thể từng khoản nợ phải thu của khách hàng.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.8. Kế toán vật tư, Theo dõi TSCĐ, dụng cụ hành chính, Công cụ xuất dùng (Phụ trách các tài khoản 142, 152, 153, 155, 159, 211, 214, 241, 335, 411):
+/ Kế toán Tài sản:
Mở thẻ TSCĐ cho tất cả các TS hiện có. Thu nhận chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị Tổng Công ty tăng giảm TSCĐ kịp thời.
Theo dõi tình hình biến động TSCĐ của toàn Công ty (tăng giảm nội bộ, mua sắm mới) ra quyết định kịp thời. Theo dõi khấu hao TSCĐ và tình hình thanh lý TSCĐ.
Theo dõi tình hình thực hiện sữa chữa lớn TSCĐ và quyết toán Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ.
Lưu trữ hồ sơ tăng, giảm TSCĐ toàn công ty, hồ sơ quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ.
Định kỳ 25 hàng tháng tính toán thu khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa lớn cho các đơn vị và khấu hao phải nộp cho Tổng công ty.
Kế toán theo dõi công cụ, dụng cụ xuất dùng:
Mở sổ theo dõi CCDC xuất dùng. Lập báo cáo phân bổ hàng tháng của cơ quan công ty và Tổng hợp toàn Công ty.
3.9. Thủ quỹ làm công tác hành chính của phòng lưu trữ công văn đi, đến.
Tập hợp chứng từ thu chi, vào sổ quỹ cuối ngày giao kế toán nhật ký chung vào máy.
Mở sổ theo dõi công văn đi, công văn đến theo thứ tự, thời gian, số công văn và nội dung trích yếu. (Công văn đến từ ngoài Tổng công ty, đến từ Tổng công ty, đến từ các đơn vị thành viên trực thuộc).
3.10. Nhiệm vụ của các kế toán chủ công trình.
Giúp chủ công trình tổ chức hạch toán kinh doanh của đội. Đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đội theo quy định phân cấp quản lý Taì chính của Công ty, quy chế giao khoán xây lắp cho chủ công trình và các quy định quản lý của Nhà nước.
Mở sổ theo dõi chi phí sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hạng mục công trình đội thi công. Theo dõi công nợ tạm ứng, công nợ khác của chủ công trình. Hàng tháng tiến hành đối chiếu công nợ với Chủ công trình.
Đôn đốc các chủ công trình thu thập chứng cứ từ chi tiêu của đội. Kiểm soát các chứng từ tập hợp chi phí từng công trình theo từng đội lập tờ kê chi tiết bàn giao cho kế toán nhật ký chung vào máy.
Lập hồ sơ thanh toán theo từng giai đoạn trên cơ sở phiếu giá được xác nhận thanh toán tiền về tài khoản. Khi kết thúc bàn giao công trình lập hồ sơ quyết toán với chủ công trình.
Thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành tại đơn vị. Báo cáo thu vốn thường xuyên, định kỳ của các đội trực thuộc theo quy định.
Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng Công ty về công tác thanh toán với chủ công trình.
3.11. Nhiệm vụ trưởng ban kế toán các đơn vị trực thuộc
Giúp giám đốc xí nghiệp thực hiện hạch toán kế toán tại đơn vị theo quy chế quản lý tài chính của Công ty, Tổng công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
Thực hiện thanh toán khối lượng thu hồi công nợ tại đơn vị. Báo cáo thu vốn, công nợ thường xuyên và định kỳ theo quy định .
Triển khai hạch toán kinh doanh theo đơn vị. Theo dõi chi phí sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hạng mục công trình. Hàng tháng, quý tiến hành quyết toán vật tư, tiền lương cho từng tổ đội, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Tổ chức việc lập báo cáo kế toán định kỳ, đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng và đúng kỳ hạn. Theo QĐ số 86 TCT/ HĐQT của Tổng công ty ngày 30/3/2000.
Báo cáo tháng nộp trước ngày 08 đầu tháng sau.
Báo cáo quý nộp trước ngày 10 tháng đầu quý sau.
Báo cáo năm nộp trước ngày 15 tháng đầu năm sau.
Lập báo cáo phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp hàng tháng quý, năm cho từng công trình, hạng mục công trình.
Báo cáo tháng nộp trước ngày 12 đầu tháng sau.
Báo cáo quý nộp trước ngày 15 tháng đầu quý sau.
Báo cáo năm nộp trước ngày 20 tháng đầu năm sau.
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp. Chịu trác nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp, Kế toán trưởng công tyvà Pháp luật toàn bộ công tác kế toán tại đơn vị.
Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty được tính khái quát như sau:
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Các bút
toán điều chỉnh, kết chuyển
Ghi chú hàng ngày:
Ghi cuối ngày:
Đối chiếu:
Ghi chú:
B/ Tình hình quản lý quỹ tiền lương ở Công ty Sông Đà 2.
Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương.
Căn cứ vào các quy định hiện hành về chế độ công tác tiền lương, bảo đảm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Bảo đảm công bằng, hợp lý, khuyến khích người lao động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, chủ động nâng cao năng xuất lao động thoả mãn với yêu cầu phát triển của công ty trong cơ chế thị trường.
1. Nguyên Tắc trả lương
1.1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho tất cả CBNV từ bộ máy quản lý công ty đến các đơn vị trực thuộc.
Việc trả lương cho cán bộ nhân viên từ các phòng ban, đến các đơn vị trực thuộc chỉ được thực hiện trên cơ sở định mức của từng bộ phận được Giám đốc Công ty phê duyệt.
1.2. Mức lương
a/ Công thức tính lương:
Ltc = T + Lk
Ltc : Là tiền lương tổng cộng của mỗi CBNV được hưởng trong tháng.
T : Là tiền lương được hưởng theo thời gian của CBNV tính theo cấp bậc chức vụ công việc đảm nhận của từng người theo quy định hiện hành + các loại phụ cấp theo quy định.
T = Hkv + Pc
Hkv : Là hệ số lương chức vụ, công việc đảm nhận tính theo từng khu vực nơi đơn vị đóng quân (Như bảng phụ lục kèm theo). Riêng đơn vị thi công tại công trình thuỷ điện Yaly lấy hệ số cấp bậc điều chỉnh nhân với lương tối thiểu 290.000đ.
Pc : Là các khoản phụ cấp tính theo lương cơ bản của CBNV hiện có, được tính trên cơ sở quy định của Nhà nước theo từng khu vực nơi CBNV đó đang làm việc. Bao gồm cả phụ cấp chức vụ, kiêm nhiệm (nếu có).
Lk : Là lương khoán tính theo lương chức danh, nghiệp vụ của tất cả CBNV. Lk phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng, doanh thu.
Lk = Hkv x Hk
Hkv : Là hệ số lương chức vụ, công việc đảm nhận tính theo từng khu vực nơi đơn vị đóng quân.(Như bảng phụ lục kèm theo)
Hk : Hệ số hoàn thành kế hoạch (Sản lượng, doanh thu)
Hệ số hoàn thành kế hoạch (Hk) : Đối với cấp công ty là kế hoạch SXKD và các chỉ tiêu kinh tế Tổng công ty giao. Cấp xí nghiệp, đơn vị trực thuộc là kế hoạch của công ty giao được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế gồm : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu vốn.
Trường hợp áp dụng hệ số Hk = 1 khi đơn vị hoàn thành 100% kế hoạch sản xuất, thu vốn thì áp dụng theo bảng 1. Các đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương khoán theo bảng 2.
Trường hợp không hoàn thành, hoặc hoàn thành vượt mức một trong hai chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vầ kế hoạch thu vốn thì hệ số hoàn thành Hk được điều chỉnh theo hệ số trung bình cộng của tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng và tỷ lệ kế hoạch thu vốn trong từng tháng.
b/ Quy định về đánh giá xếp loại đối với cán bộ công nhân viên
Nhân viên làm việc tại các phòng ban nghiệp vụ đạt loại A:
Nắm được các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong công việc.
Hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, có trách nhiệm với công việc được giao, có ý thức nâng cao năng lực nhiệm vụ, xong ở mức thấp hơn loại A.
Nhân viên xếp loại A = 60% . Việc xếp loại CBNV do Trưởng phòng , ban đánh giá và quyết định cho từng người theo nhiệm vụ và hiệu quả thực hiện công việc từng tháng .
Nhân viên xếp loại C : Không hoàn thành nhiệm vụ được giao , ý thức trách nhiệm với công việc yếu kém . Nhân viên mới chuyển từ đơn vị khác sang , nhân viên chưa thành thạo công việc , hiệu quả công việc thấp .
Những cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng trong thời gian thử việc chỉ được hưởng 85% cấp bậc công việc và không được hưởng khoản lương khoán .
c/ Ví dụ 1:
Một nhân viên Nguyễn Văn Y làm ở Ban KTKH Xí nghiệp X có mức lương cơ bản đang hưởng 2,26. Phụ cấp khu vực 20% lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xxuất 20% lương cơ bản, một số khoản phụ cấp khác bằng 4% lương cơ bản. Tháng 7/2003 anh được xếp loại A ( hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ). Tháng 7/2003 xí nghiệp X hoàn thành kế hoạch sản lượng, thu vốn được Giám đốc công ty phê duyệt hệ số hoàn thành Hk là 0,95. Lương của anh Nguyễn Văn Y tháng 7/2003 được tính như sau :
Các khoản tính lương tháng 7/2003 của anh Nguyễn Văn Y là :
Lương cấp bậc công việc là : 2,98 x290.000 = 864.200 đồng
Các khoản phụ cấp :
290.000 x 20% + 2.26 x 290.00 x 20% + 2.26 x 290.000 x 4% = 215.296đ
Lương khoán : 864.200 đồng x 95% = 820.990 đồng (Theo phụ lục bảng 2 x Hk)
Tổng lương của anh Nguyễn Văn Y trong tháng 7/2003 sẽ là :
864.200 đồng + 215.296 đồng + 820.990 đồng = 1.900.486 đồng
Các khoản khấu trừ :
Bảo hiểm xã hội phải nộp 5% LCB :
2,26 x 290.000 x 5% = 32.770 đồng
Bảo hiểm Y tế phải nộp :
2,26 x 290.000 x 1% = 6.554 đồng
Tổng các khoản phải khấu trừ là :
32.770 đồng + 6.554 đồng = 39.324 đồng
Số tiền lương tháng 7 /2003 anh Nguyễn Văn Y thực lĩnh là :
1.900.486đồng – 39.324 đồng = 1.861.162 đồng.
d/ Ví dụ 2
Một nhân viên Nguyễn Văn K làm ở ban TCKT Xí nghiệp tại công trình thuỷ điện Ialy có mức lương cơ bản 2,5 . Phụ cấp khu vực 70% lương tối thiểu, phụ cấp lưu động 60% LTT, phụ cấp độc hại 40% LTT, phụ cấp thu hút 50% LCB, phụ cấp không ổn định sản xuất 1,5% LCB. Tháng 7/2003 anh được xếp loại A ( hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ). Tháng 7/2003 Xí nghiệp X hoàn thành kế hoạch sản lượng, thu vốn được Giám đốc công ty phê duyệt hệ số hoàn thành Hk là 0,8. Lương của anh Nguyễn Văn K tháng 7/2003 được tính như sau :
Các khoản tính trong lương tháng 7/2003 của anh Nguyễn Văn K là :
Lương cấp bậc công việc là :
2,98 x 290.000 = 864.200đồng
Các khoản phụ cấp :
290.000 x 170% + 2,5 x 290.000 x 65% = 964.250 đồng.
Lương khoán : 864.200 x 85% = 734.570 đồng (Theo phụ lục bảng 2x Hk)
Tổng lương của anh Nguyễn Văn K trong tháng 7/2003 sẽ là :
864.200 đồng + 964.250 đồng + 734.574 đồng = 2.563.020 đồng.
Các khoản khấu trừ :
Bảo hiểm xã hội phải nộp 5% LCB :
2,5 x 290.000 x 5% = 36.250 đồng
Bảo hiểm Ytế phải nộp :
2,5 x 290.000 x 1% = 7.250 đồng
Tổng các khoản phải khấu trừ là :
36.250 đồng + 7.250 đồng = 43.500 đồng
Số tiền lương tháng 7/2003 anh Nguyễn Văn K thực lĩnh là :
2.563.020 đồng – 43.500 đồng = 2.519.520 đồng.
1.3. Cán bộ đoàn thể
Cán bộ công đoàn áp dụng theo công văn số 53 CT/TCHC, ngày 18/8/2000 của Giám đốc công ty. Bí thư và Phó bí thư đoàn thanh niên được tính phụ cấp tương đương theo chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cùng cấp.
Trường hợp Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên kiêm nhiệm thì lương phụ cấp trách nhiệm tính thêm bằng 10% lương cấp bậc, chức vụ đang làm và tính thêm vào bảng tính lương hàng tháng (Quy định số 85 TCT/VPTH ngày 15/6/2001 do Chủ tịch HĐQT Tổng công ty ký ban hành).
1.4. Các chế độ khác theo lương
Trong trường hợp các phòng ban nghiệp vụ tham gia đấu thầu, tiếp thị phải bố trí làm thêm giờ, ngoài giờ thì được bố trí nghỉ bù, không được chấm thêm công. Trường hợp làm tốt công việc, Giám đốc công ty căn cứ hiệu quả từng dự án để xét thưởng theo qui định của công ty. Trường hợp đặc biệt do những công việc đột xuất bất thường phải huy động làm thêm giờ, khi có quyết định triệu tập làm tăng giờ của thủ ttrưởng đơn vị thì được tính công tăng giờ thành bảng thanh toán riêng theo chế độ quy định của nhà nước.
Riêng thủ quỹ các đơn vị được hưởng mức lương phụ cấp trách nhiệm là 10% lương tối thiểu (Thông tư liên Bộ 28 LĐ - TL ngày 02/12/1993 của Bộ Lao động thương Binh Xã Hội - Tài Chính).
1.5. Lương các chức danh:
Đội trưởng,chủ công trình, giám sát hiện trường, phục vụ, lái xe, thủ kho ...
a/ Tất cả các chức danh đội trưởng, chủ công trình, giám sát hiện trường, thủ kho bốc xếp đều dựa vào chi phí khoán đội, khoán công trình, chỉ áp dụng mức tính lương trong bảng phụ lục cho các trường hợp quản lý tập trung do đặc thù của công trình mà không thể áp dụng hình thức khoán gọn được.
b/ Khung lương các chức danh để đưa vào tính chi phí quản lý khoán đội theo các mức sau:
Đội trưởng + chủ công trình = 1,8 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.
Đội phó + giám sát kỹ thuật =1,4 : 1,6 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.
Lái xe con phục vụ thi công = 1,2 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.
Các lực lượng phục vụ còn lại = 1,1 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.
c/ Lái xe con phục vụ lãnh đạo từ Công ty đến các Xí Nghiệp. Do việc đi lại, công tác, vệ sinh an toàn xe và liên quan đến lãnh đạo đơn vị nên mức lương khoán gọn bằng 55% lương và phụ cấp của lãnh đạo Công ty hoặc đơn vị trực thuộc mà lái xe đó phục vụ. Trương hợp lái xe con; xe ca khi đi công tác qua ngày, ngoài tỉnh, nước ngoài thực hiện theo chế độ thanh toán công tác phí, không tính thêm lương tăng ca.
2. Tổ chức thực hiện
Quy định này được thực hiện từ kỳ trả lương tháng 7 năm 2001 thay thế cho các qui định trả lương gián tiếp trước đây.
Các đơn vị cần định biên lại bộ máy gián tiếp cho phù hợp để báo cáo Giám đốc công ty duyệt biên chế.
Hàng tháng các đơn vị phải báo cáo kịp thời trung thực số liệu thực hiện KHSXKD và các chỉ tiêu kinh tế về phòng Kinh tế kế hoạch của công ty kiểm tra xác nhận trình giám đốc phê duyệt hế số Hk từng tháng.
Việc trả lương theo qui chế này không được vượt quá quỹ tiền lương gián tiếp trong dự toán chi phí quản lý của doangh nghiệp theo tỷ lệ trên sản lượng thực hiện đã được công ty giao. Nếu đơn vị nào có sản lượng thực hiện và hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp, chi phí quản lý cao vượt quá qui định thì giám đốc xí nghiệp được quyền tính theo hệ số điều chỉnh giảm mức khoán cho phù hợp, mức giảm cụ thể do Giám đốc dơn vị trực thuộc quyết định nhưng lương thanh toán cho CBNV đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước.
Đối với các đơn vị thi công tại công trình xa ngoài việc tính theo hệ số lương theo qui định trên còn có thể được nhân hệ số từ 1,05 đến 1,3 lần tuỳ theo điều kiện khó khăn về sinh hoạt, sự cần thiết phải khuyến khích động viên CBCNV bằng vật chất thông qua hình thức trả lương. Việc áp dụng hệ số tăng thêm này chỉ được thực khi Giám đốc XS nghiệp trực thuộc cân đối xem xét về tính kinh tế xã hội và cam kết trước Giám đốc công ty về việc vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị khi khuyến khích tăng tiền lương này, đồng thời trình giám đốc công ty phê duyệt mức tăng cụ thể trước khi áp dụng.
Khi tính bảo hiểm xã hội, BHYT, lương phép, lương lễ tế, ốm đau, thai sản... vẫn tính theo bậc lương cơ bản của người lao động hiện tại. (không tính theo bậc lương điều chỉnh ).
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Trưởng các phòng ban công ty phải tổ chức phổ biến sâu rộng về qui chế trả lương cho từng cán bộ công nhân viên do mình quản lý và thực hiện nghiêm chỉnh qui chế này.
Bảng lương cơ bản khoán theo chức danh ( HKV )
Bảng 1 : Khối cơ quan công ty
TT
Chức danh
Hệ số chức danh, công việc điều chỉnh
Lương chức danh, công việc HKV = (HCV x Ltt) = Hcv x 290.000
Lương khoán theo chức danh, công việc được giao
1
Giám đốc công ty
6,03
1.748.700
1.748.700
2
Phó giám đốc công ty
5,26
1.525.400
1.525.400
3
Kế toán trưởng
5,26
1.525.400
1.525.400
4
Chủ tịch công đoàn
5,26
1.525.400
1.525.400
5
Trưởng phòng
4,6
1.334.000
1.334.000
6
Phó phòng
3,82
1.107.800
1.107.800
7
Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ loại A
3,23
936.700
936.700
8
Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ loại B
2,74
794.600
794.600
9
Nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ loại C
2,26
655.400
655.400
Bảng lương cơ bản khoán theo chức danh ( HKV )
Bảng 2: Tại các xí nghiệp, nhà máy trực thuộc
TT
Chức danh
Hệ số chức danh, công việc điều chỉnh
( HCV)
Lương chức danh, công việc
HKV = (HCV x Ltt) = Hcv x 290.000
Lương khoán theo chức danh, công việc được giao
1
Giám đốc công ty
4,6
1.334.000
1.334.000
2
Phó giám đốc công ty
3,94
1.142.600
1.142.600
3
Ttrưởng ban kế toán
3,94
1.142.600
1.142.600
4
Trưởng ban nghiệp vụ
3,48
1.009.200
1.009.200
5
Phó ban nghiệp vụ
3,23
936.700
936.700
6
Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ loại A
2,98
864.200
864.200
7
Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ loại B
2,5
725.000
725.000
8
Nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ loại C
2,02
585.800
585.800
Ghi chú : Lương tối thiểu tại các khu vực tính 290.000 đồng.
3. Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo và bảo hiểm y tế:
Hiện nay trong cơ chế mới, BHXH, BHYT kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động. Do đó Công ty và người lao động đều có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện khoản đóng góp này.
Để hoàn thành nhiệm vụ đó Công ty đã thực hiện các công tác đó như sau:
BHXH: Hàng tháng, phòng tổ chức lao động tiền lương lập bảng tăng giảm tiền lương nộp cho ban BHXH thành phố. Dựa vào phiếu tăng giảm tiền lương, kế toán trích 20% trên tổng tiền lương cấp bậc của toàn bộ công nhân viên chức trong Công ty.
Trong đó: 15% hạch toán vào giá thành sản phẩm.
5% trích từ lương cơ bản của người lao động hay nói cách khác người lao động phải nộp 5% còn lại cho BHXH.
Công thức tính số tiền BHXH như sau:
Số tiền BHXH phải nộp = Lương cơ bản theo hệ số cấp bậc x 20%
Cụ thể số tiền BHXH mà Công ty phải nộp quý I năm 2003 là:
Tổng số tiền BHXH phải nộp là:
70.000.000đ x 20% = 14.000.000đ
Tổng số phải nộp trên công ty đã đưa vào giá thành sản phẩm 15%
Mức lương cơ bản giá trị là :
15% x 70.000.000đ = 10.500.000đ
Số còn lại thu ở người lao động trị giá là:
5% x 70.000.000đ = 3.500.000đ
Hàng tháng Công ty nộp đủ 20% tiền BHXH cho ban BHXH của thành phố. Sau đó những người nghỉ ốm sẽ được hưởng 75% mức lương, nghỉ do thai sản sẽ được hưởng 100% mức lương, trợ cấp tai nạn, kế toán BHXH dựa vào số ngày nghỉ ốm đã được xác nhận của bệnh viện hoặc y tế cơ sở (Số ngày nghỉ từ 3 ngày trở lên thì phải có xác nhận của y tế bệnh viện), dựa vào bảng chấm công nghỉ ốm của các tổ chức gửi lên, dựa vào tỷ lệ % theo quy định của Nhà Nước, và dựa vào tiền lương cấp bậc của từng Cán bộ công nhân viên.
Sau đây là công thức tính số tiền được hưởng trợ cấp BHXH của một người nghỉ ốm trong tháng là:
( Tiền lương cấp bậc )/ 22 ngày x 75% x Số ngày nghỉ
Sau khi đã hạch toán xong kế toán BHXH lập bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH thay lương, sau đó chuyển cho Giám đốc duyệt chi, kế toán thanh toán viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ rồi chia cho từng CBCNV.
Đối với Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn = 2% quỹ lương phải trả của đơn vị.
Đối với các quỹ nhân đạo
Quỹ " Tình nghĩa đồng nghiệp Sông đà" = Quỹ lương thực trả tháng 03 của đơn vị /22 ngày công (đối với bộ máy gián tiếp) và (26 ngày công đối với công nhân trực tiếp).
Quỹ " Vì trẻ thơ Sông đà" = Quỹ lương thực trả tháng 06 của đơn vị/22 ngày công (Đối với bộ máy gián tiếp ) và (26 ngày công đối với công nhân trực tiếp).
Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" = Quỹ lương thực trả tháng 07 của đơn vị /22 ngày công (Đối với bộ máy gián tiếp) và 26 ngày công đối với công nhân trực tiếp).
Quỹ "ủng hộ đồng bào lũ lụt" = Quỹ lương thực trả tháng 10 của đơn vị/22 ngày công ( Đối với bộ máy gián tiếp ) và (26 ngày công đối với công nhân trực tiếp).
Đoàn phí công đoàn = 30% số thực thu của đơn vị
BHYT:
Theo quy định của nhà nước thì số tiền BHYT Công ty phải nộp là 3% mức lương cơ bản. Vậy số tiền mà Công ty phải nộp quý I năm 2001 tương ứng là : = 3% x 70.000.000đ = 210.000.000đ
4. Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương, phụ cấp các chức danh Công đoàn trong Công ty
4.1. Căn cứ Nghị định số 26 CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mơí trong các doanh nghiệp Nhà nước, các chức danh chuyên môn được hưởng phụ cấp trách nhiệm, Quy định số 155 TCT/HĐQT ngày 27/8/1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty và chế độ công tác phí trong nước và chi tiêu hội nghị cụ thể như sau:
Trưởng phòng ban, ban Công ty được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm:
180.000 x 0,30 LTT = 54.000đồng/tháng.
b. Phó phòng, ban Công ty được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm:
180.000 x 0,20 LTT = 36.000đồng/tháng.
Giám đốc, Phó giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty hưởng mức trợ cấp như trưởng, phó phòng Công ty, Đội trưởng đội trực thuộc Công ty hưởng mức phụ cấp 0,20 LTT = 180.000 x 0,2 = 36.000 đồng /tháng.
Đội phó hưởng mức: 0,10 LTT = 180.000 x 0,1 = 18.000đồng.
Trưởng ban Chi nhánh, Xí nghiệp được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm:
0,10 LTT = 18.000đồng.
Phó ban Chi nhánh, Xí nghiệp được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm:
0,10 LTT = 18.000đồng.
Vận dụng mức chi trả phụ cấp trách nhiệm cho lái xe phục vụ chung tại Văn phòng Tổng công ty theo quy chế trả lương 11/8/1999 của Hội dồng quản trị áp dụng cho lái xe phục vụ chung tại Văn phòng cơ quan Công ty mức: 0,10 LTT = 18.000đồng/tháng (không chấm thêm công trong tháng).
Vận dụng mức khoán công tác phí của Tổng công ty tại Quy định số 155 TCT/HĐQT ngày 27/8/1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cho CBNV thường xuyên đi công tác bằng phương tiện cá nhân được ấn định mức: 70.000đồng/tháng cho các chức danh tại Công ty gồm (Văn thư thuộc Phòng Tổ chức - Hành chính, cán bộ thu hồi công nợ Phòng Kinh tế kế hoạch - Dự án, kế toán ngân hàng thuộc Phòng Tài chính kế toán) những CBNV nằm trong các chức danh trên khi đi công tác thường xuyên không được điều xa của cơ quan, trừ trường hợp đặc biệt có ý kiến trực tiếp của giám đốc công ty. Tất cả CBNV trong công ty không được thanh toán chi phí phương tiện đi lại từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà.
4.2. Vận dụng quy chế trả lương ban hành theo quyết định 177TCT/HĐQT ngày11/8/1999, thực hiện quy chế số 448QC/TGĐ - CĐTCT ngày 30/3/1998 liên tịch giữa Tổng giám đốc với chủ tịch công đoàn tổng công ty về việc trả lương và các khoản phụ cấp cho các chức danh công đoàn từ tổng công ty đến các doanh nghiệp thành viên, các chi nhánh, các xí nghiệp trực thuộc, các đơn vị thnàh viên cụ thể như sau:
Cán bộ chuyên trách Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên ngoài tiền lương chuyên trách cho các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trả theo quy định được bổ sung thêm phần chênh lệch tiền lương như CBCNV khác tương ứng của công ty (nếu phần chênh lệch của công ty).
Chủ tịch công đoàn công ty được hưởng mức phụ cấp:
0,40LTT = 72.000đồng/tháng.
Phó chủ tịch công đoàn công ty, trưởng ban nữ công công ty được hưởng mức phụ cấp: 0,30LTT = 54.000đồng/tháng.
Chủ tịch công đoàn chi nhánh xí nghiệp được hưởng mức phụ cấp:
0,25LTT = 40.000đồng/tháng.
Phó Chủ tịch công đoàn chi nhánh, xí nghiệp, trưởng ban nữ công chi nhánh, xí nghiệp được hưởng mức phụ cấp:
0,15 LTT = 27.000đồng/tháng.
Khi thực hiện chi trả các khoản phụ cấp theo mục I và mục II CBCNV nào giữ hai chức vụ: (chức vụ chuyên môn và chức vụ công đoàn) thì chỉ được hưởng mức phụ cấp chức vụ nào lớn hơn, không được hưởng gộp hai khoản phụ cấp quy định.
Tóm lại, đây là phần trình bày cơ bản của em về công tác tổ chức, quản lý tiền lương tại Công ty xây dựng Sông Đà 2, mặc dù trình bày còn rất sơ sài nhưng phần nào cũng phản ánh một cách trung thực về công tác Tổ chức - quản lý tiền lương tại Công ty. Nhân tiện đậy em cũng muốn trình bày một cách tóm lược về quá trình hoàn thiện Công tác tổ chức - quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Sông Đà 2 trong những năm vừa qua xem Công ty đã, đang làm được những gì và chưa làm điều gì cho người lao động để từ đó có biện pháp và hướng đi đúng cho những năm tới nhằm phát huy tối đa tác dụng của tiền lương trong vai trò là đòn bẩy kinh tế, giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích của Doanh nghiệp và lợi ích của người lao động thông qua công cụ tiền lương.
Chương III
Một số giải pháp tăng cường quản lý quỹ tiền lương tại công ty sông đà 2.
I) Đánh giá, so sánh chung về Công ty Sông Đà 2
Qua nghiên cứu số liệu thực tế của Công ty xây dựng Sông Đà 2 cho ta thấy sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Công ty qua các năm và đặc biệt là năm 2002 - 2003 tốc độ tăng trưởng của Công ty từ -20% tăng lên 70%, đời sống của anh em cán bộ công nhân viên cũng được từng bước cải thiện thể hiện quân thu nhập bình quân đầu người tăng từ 607.000đ/1 tháng vào năm 2002 lên 770.000đ/1 tháng vào năm 2003. Để đạt được điều này nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân Công ty mà cụ thể của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
Sử dụng lại biểu kết quả hoạt động của Công ty xây dựng Sông Đà 2 từ năm 1999 -2003
Qua số liệu các chỉ tiêu về kinh tế và hoạt động của Công ty trong 5 năm qua (1999 - 2003) cho ta thấy sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của Công ty thông qua những chỉ tiêu về mặt số lượng và chất lượng: như chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh các công trình giao thầu tăng từ 8.366 vào năm 2002 đến 9.105 vào năm 2003 và đặc biệt các công trình đấu thầu tăng mạnh từ 13.751 vào năm 2001 lên 14.631 vào năm 2002 và 37.933 vào năm 2004; sản lượng SXCN và SX khác cũng tăng mạnh từ 2.975 vào năm 2001 lên 4.025 vào năm 2002 và 8.198 vào năm 2003. Chỉ tiêu về tài chính: tổng doanh thu của công ty từ 57.248 vào năm 2001 giảm xuống còn 24.808 vào năm 2002 nhưng đến năm 2003 tổng doanh thu của Công ty tăng từ 24.808 lên 48.463. Khi chuyển sang kinh tế thị trường mặc dù đã gặp phải khó khăn về mặt điều kiện kinh tế, kỹ thuật, cơ sở vật chất, yếu tố nguồn nhân lực và những cản trở của cơ chế quản lý, nhưng Công ty vẫn đứng vững và phát triển đến ngày nay điều đó cho ta thấy phần nào bản lĩnh của công ty trên thương trường.
Kế hoạch năm 2004 Công ty đã đề ra các chỉ tiêu: như đưa ra các chỉ tiêu về công tác phục vụ xây lắp các hạng mục rất cụ thể (đưa ra các chỉ tiêu thông số về doanh thu, thu nhập bình quân đầu người ...), các chỉ tiêu kế hoạch đạt được của năm sau đều cao hơn năm trước. Vì vậy ta có thể đánh giá sơ bộ là Công ty đã có những bước đi đúng đắn trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được những thành tích đáng kể, để tạo được lòng tin và uy tín của Công ty trên thị trường, song bên cạnh những thành tích, Công ty còn có những tồn đọng cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn và thu được kết quả như kế hoach đề ra vào những công việc xây lắp những hạng mục tới như nâng cao và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện làm việc tốt nhất, sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích người lao động làm việc hăng say sáng tạo trong những công việc xây lắp khác nhau thể hiện hàm lượng chất xám cao của công ty, đó chính là yêu cầu cần thiết và cơ bản nhất trong công việc của Công ty yêu cầu. Do đó có thể nói người lao động luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động các xây lắp của Công ty, người lao động có thể làm cho Công ty làm ăn phát đạt, và cũng có thể làm cho Công ty dần đến con đường phá sản, vì vậy cần phải có biện pháp khuyến khích hợp lý, giải quyết hài hoà giữa lợi ích của công ty và lợi ích của người lao động nhằm hướng mục đích cuả người lao động và chung với hoạt động và lợi ích của Công ty.
II) Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Sông Đà 2:
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế công tác tiền lương tại công ty Sông Đà 2, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các anh, chị trong phòng tài vụ em đã được tìm hiểu về các hoạt động và các công tác tổ chức kế toán tại công ty. Qua đây em cũng có một số nhận xét như sau:
1. Tổ chức bộ máy kế toán: Công ty là một doanh nghiệp nhà nước loại I nên công việc về tổ chức bộ máy hết sức khoa học và gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, giảm thiểu chi phí. Vì vậy tổ chức của phòng tài vụ thì công ty đã sắp xếp một cách khoa học, phân công đúng người đúng việc, phân công một cách cụ thể, rõ ràng và luôn đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định. Toàn bộ các nhân viên trong phòng đều là người có năng lực làm việc nhiệt tình năng động và họ đều là những người được đào tạo tại các trường chuyên ngành về kinh tế, do đó họ có thể đáp ứng một cách cao nhất những đòi hỏi khắt khe của công việc.
2. Công tác quản lý tiền lương: về cơ bản công tác này đã được thực hiện một cách rất triệt để theo đúng quy định của nhà nước và quy định riêng của công ty, trên thực tế đã cho thấy công tác quản lý tiền lương đã phát huy được vai trò của nó trong việc là đòn bẩy kinh tế đối với người lao động và đối với công ty như trả lương kịp thời, giải quyết đúng nguyên tắc tài chính, báo cáo kịp thời, chính xác tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo của công ty ra được những quy định nhanh nhạy kịp thời chính xác
Do tính chất của công ty là nghiên cứu các hạng mục xây lắp ... Nên Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với các khoản phụ cấp. Việc áp dụng trả lương này đã đảm bảo sự công bằng hợp lý, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được về số lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại nhưng Công ty đang dần khắc phục. Chính việc áp dụng một cách hợp lý hình thức trả lương mà đã đem lại cho doanh nghiệp những kết quả đáng kể. Cụ thể như thu nhập bình quân của người lao động năm sau cao hơn năm sau cao hơn năm trước, các công trình giao thầu và đấu thầu được nhận nhiều hơn, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
BHXH, BHYT: để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người lao động, công ty đã thực hiện đúng chính sách do nhà nước quy định là đóng BHXH và BHYT cho Bộ lao động - thương binh xã hội để người lao động có thể hưởng quyền lợi từ các quỹ BHXH và các quỹ BHYT khi gặp ốm đau, tai nạn, khi về già ... và các hoạt động phúc lợi khác khi tham gia BHXH và BHYT. Giúp cho người lao động yên tâm làm việc mà không phải suy nghĩ khi ốm, khi về già, khi gặp tai nạn rủi do. Vì vậy đây chính là biện pháp khuyến khích người lao động trên lĩnh vực tinh thần.
Tóm lại nhờ có biện pháp khuyến khích hợp lý về mặt vật chất và tinh thần mà doanh nghiệp đã thu được những thành công dáng kể trong lĩnh vực xây lắp các hạng mục trên thị trường, củng cố lòng tin của người lao động vào công ty giúp họ luôn yên tâm và dốc hết sức của họ vào công việc của mình. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của mình Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết thỏa đáng và được thể hiện ở một số vấn đề sau:
- Do tính chất của công việc nên Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho người lao động là hợp lý. Tuy nhiên phương pháp này còn có một số hạn chế như:
Sẽ dễ xảy ra tình trạng làm việc theo kiểu bình quân chủ nghĩa
Sẽ dễ xảy ra tình trạng hiệu quả công việc không cao
Sẽ dễ xảy ra tình trạng lãng phí nguồn nguyên nhiên vật liệu
Nếu các nhân viên làm việc không nhiệt tình thì thời gian giải quyết hợp đồng xây lắp sẽ bị kéo dài, dễ dẫn đến việc quá hạn thời gian bàn giao hợp đồng ảnh hưởng đến uy tín của công ty, chưa khuyến khích người lao động làm việc tích cực.
Mặt khác khi đó sẽ dẫn đến tình trạng không phát huy hết được tác dụng của việc tiền lương đóng vai trò làm đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động phát huy năng lực, sáng tạo vào trong công việc.
Việc trả lương theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm nhiều mà lương vẫn chưa đúng với năng lực làm việc thực tế của họ.
Để công tác trả lương có hiệu quả, phản ánh đúng vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường góp phần mang lại hiệu quả trong công việc vừa đảm bảo lợi ích của người lao động đồng thời cũng là đòn bẩy kích thích họ hăng say, nhiệt tình hơn với công việc thì cần phải có những biện pháp kèm theo để khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương theo thời gian. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Do thời gian và trình độ có hạn em chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể mà em chỉ xin đưa ra những kiến nghị sau
III) Một số kiến nghị nhằm khắc phục và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương:
Trong giai đoạn hiện nay, trước những khó khăn mà phương pháp trả lương gây ra thì Công ty xây dựng Sông Đà 2 cần có những biện pháp thiết thực để góp phần hạn chế những nhược điểm mà phương pháp này đã đem lại như:
Công ty cần phải nghiên cứu kỹ và đưa ra các biện pháp kèm theo đẻ hỗ trợ cho những nhược điểm mà phương pháp trả lương theo thời gian, phát huy những ưu điểm của phương pháp này.
Công ty cần tìm hiểu và nghiên cứu thêm những phương pháp trả lương theo số lượng và chất lượng để áp dụng cho phù hợp với từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, không cứ nhất thiết phải trả lương theo thời gian.
Tiến hành phân phối lại tiền lương giữa các bộ phận, giữa những người lao động có trình độ chuyên môn cao làm nhiều (cả về mặt chất và lượng), để từ đó đảm bảo lợi ích của người lao động.
Quy định cụ thể chế độ công việc, chất lượng sản phẩm làm ra, số lượng sản phẩm làm ra, thưởng cho những người lao động làm lợi cho doanh nghiệp.
Công ty cần phải làm cho người lao động hiểu rõ sự liên hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Để từ đó giúp họ được ý thức về những hoạt động của họ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng chính là đang mang lại lợi ích cho chính bản thân họ.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương tại Công ty xây dựng Sông Đà 2. Hy vọng rằng những đóng góp trên sẽ góp phần hoàn thiện công tác trả lương của Công ty đem lại lợi ích cho người lao động và cho doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp ngày càng đứng vững và chiếm thị phần cao trên thị trường.
Kết luận
Chuyên đề thực tập với đề tài “Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương”. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu trên hai mặt lý thuyết và thực tiễn tại công ty em có một số nhận xét sau :
Tuy tiền lương của công ty chưa tăng cao, nhưng phần nào cũng đắp ứng được yêu cầu tối thiểu của người lao động và những mục tiêu mà công ty đề ra. Trong cơ chế thị trường công ty đã và đang phải làm quen với những thử thách mới, do đó đòi hỏi công ty phải có đường lối chính sách đúng đắn đối với bản thân doanh nghiệp và đối với nhu cầu thị trường. Trong đó tiền lương là một yếu tố phản ánh một phần của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó Công ty cần có những biện pháp tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả, đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động quản lý tránh sự kiêm nhiệm quá sức, sẽ dẫn đến tình trạng làm cho lao động quản lý làm việc quá tải mà không có thời gian chú tâm vào những công việc có quy mô, giúp cho ban lãnh đạo cấp cao của Công ty, góp phần từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương sao cho có hiệu quả hơn, làm cho người lao động nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động, làm cho họ có niềm tin lạc quan hơn về tương lai của họ và tương lai của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nghên cứu thêm phương pháp trả lương theo thời gian có thưởng, theo khối lượng công việc . . .
Sau một thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Sông Đà 2, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng tài vụ kế toán, đặc biệt là sự chỉ bảo đóng góp tận tình của các anh chị phòng tài vụ kế toán, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Văn Liêu. Em đã hoàn thành chuyên đề này.
Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm thực tế, vốn kiến thức hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của thầy, cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7/5/2004
Sinh Viên : Phạm Văn Hưng
Tài liệu tham khảo
Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. (Nhà xuất bản Chình trị Quốc gia 1997 của PGS.PTS Bùi Tiến Quý, PTS Vũ Quang Thọ).
Giáo trình Kinh tế lao động của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Nghị định 26/CP ngày 25/03/1997 cảu Chính phủ về quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp.
Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Các thông tư 13, 14, 15/LĐTBXH – TT.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh1999, 2000, 2001,2004 của Công ty Sông Đà 2.
Tài liệu kinh tế chính trị của Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Một số chuyên đề tốt nghiệp về công tác quản lý yiền lương của trường ĐH Công Đoàn.
Giáo trình Quản trị nhân lực.
Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Lời nhận xét của cơ quan thực tập
Lời nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2.doc