Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân trong diện thu hồi đất nông nghiệp ở Thái Nguyên

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động, chính quyền cần tăng cường công tác quản lý các trung tâm, các cơ sở, tổ chức đưa người đi xuất khẩu lao động thực hiện đúng cam kết với người lao động. Thực hiện nghiêm các quy định, luật pháp của Nhà nước, cần có sự kết hợp có hiệu quả giữa chính quyền các cấp với các cơ sở tổ chức xuất khẩu lao động, cơ sở đào tạo nghề và các cơ quan ban, ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thời hạn ở nước ngoài. Nhìn chung, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong thời gian qua. Vì đây là vấn đề nan giải, phức tạp nên cần có sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, có các chính sách phù hợp và có các giải pháp đồng bộ thời mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân trong diện thu hồi đất nông nghiệp ở Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Linh * Thành đoàn Thái Nguyên TÓM TẮT Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên trở thành một đơn vị điển hình về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉnh Thái Nguyên có 7 khu công nghiệp, 29 cụm công nghiệp, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng thường xuyên quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, nhờ đó, đời sống của người dân ngày một ổn định, bộ mặt của tỉnh ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Từ khoá: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, lao động, nông thôn. THÁI NGUYÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP* Với diện tích tự nhiên 3.531,02 km2 (bằng 1,07% diện tích của cả nước) và dân số năm 2010 là 1.131.278 người (bằng 1,31% dân số của cả nước). Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Với 353.101,67 ha diện tích tự nhiên [2], trong đó đất núi chiếm 48,4%, đất đồi chiếm 31,4% và đất ruộng chiếm 12,4%. Trong tổng quỹ đất 353.101,67 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,81% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 106.588,67 ha (chiếm 30,19% diện tích tự nhiên). Trong đó đất chưa sử dụng có 1.714 ha có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Biểu 1. Tổng diện tích đất đai tự nhiên phân theo mục đích sử dụng Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 353.101,67 Trong đó: - Đất nông nghiệp 113.994,47 - Đất lâm nghiệp 180.639,32 - Đất chuyên dùng 19.186,07 - Đất ở 12.819,79 - Đất chưa sử dụng 26.462,02 * Tel: 0989.129.909; Email: nguyenthilinh2008@gmail.com Như vậy, đất đai nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 113.944,47 ha bằng 32,28% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, đất nông nghiệp bình quân đầu người chỉ có 0,1 ha. Từ sau khi tái lập tỉnh (1997), nền kinh tế của Thái Nguyên phát triển với mức tăng trưởng khá. Nếu như giai đoạn 1997 - 2000 nhịp độ tăng trưởng bình quân mới đạt 4,38%, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp chiếm 33,68%; công nghiệp và xây dựng 30,37%, dịch vụ 35,95%, đến giai đoạn 2001 - 2005 nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đã đạt 9,14% [1]. Trước thực tế đó, Thái Nguyên đã chủ trương ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghiệp bằng cách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong cả nước. Để thực hiện chủ trương đó, Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.770 ha. Nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 29 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.167,8 ha, trong đó có 17 CCN được UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch chi tiết với tổng diện tích 620 ha [5]. Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Biểu 2. Các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên STT Khu công nghiệp Vị trí Khu công nghiệp Diện tích (ha) 1 KCN Sông Công I TX. Sông Công 220 2 KCN Sông Công II TX. Sông Công 250 3 KCN Nam Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200 4 KCN Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200 5 KCN Quyết Thắng TP. Thái Nguyên 200 6 KCN Điềm Thuỵ Huyện Phú Bình 350 7 KCN - Đô thị Yên Bình Huyện Phú Bình - Huyện Phổ Yên 2.350 Cùng với sự hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Thái Nguyên đã có nhiều chính sách cởi mở, cùng chịu trách nhiệm với các nhà đầu tư, cùng các nhà đầu tư tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng,... Chính điều này đã làm cho Thái Nguyên có những bước phát triển nhanh và vững chắc trong thời gian qua, cụ thể: Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá 11,11% (cao hơn mức bình quân chung của cả nước), trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 14,91%, dịch vụ thương mại tăng 11,86%, nông lâm nghiệp tăng 4,14%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là tăng dần tỉ trọng công nghiệp (năm 2006 đạt 38,71%, năm 2010 đạt 41,6%). GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt khoảng 17,5 triệu đồng/người [5] . Về chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế, tốc chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng có mức tăng chậm từ 11,63% năm 2005 lên 14,53% năm 2009; lao động trong ngành dịch vụ có mức chuyển dịch chậm, tăng từ 16,9% năm 2005 lên 17,15% năm 2009, chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, lưu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp. Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, khoảng trên 1/5 GDP toàn tỉnh, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2009 là 68,32%). Trong các năm qua, mặc dù đã có mức giảm về cơ cấu lao động, song mức giảm còn thấp, khoảng xấp xỉ 1%/năm, đây cũng là áp lực đối với tỉnh về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với các vùng bị thu hồi đất sản xuất để đầu tư các công trình hạ tầng công cộng, khu đô thị, khu cụm công nghiệp. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2006 đạt 845,3 tỷ đồng, chiếm 10,42% GDP và tăng 17% so với năm 2005, đến năm 2009 đạt 1.730.7 tỷ đồng, tăng 23,1% so với thực hiện năm 2008, tỷ lệ huy động vào ngân sách chiếm 10,48% GDP; năm 2010 ước đạt 2.200,8 tỷ đồng. Như vậy tổng thu ngân sách 4 năm từ 2006-2010 (năm 2010 dự ước) đạt trên 8.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách không tăng do việc thực hiện các chính sách miễn giảm thuế và không đưa vào tổng thu ngân sách một số khoản thu, do vậy ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước. Việc thu hút đầu tư, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã bước đầu phát huy hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách. Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao vào ổn định, thu ngân sách ngày một cao nên tỉnh có điều kiện giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội. Từ năm 2006 đến năm 2009 và ước đến hết năm 2010 toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 78.500 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết được 15.660 việc làm mới, vượt mục tiêu đề ra; Công tác quản lý nhà nước về pháp luật lao động được chú trọng: thành lập Hội đồng trọng tài lao động của tỉnh, hội đồng hoà giải lao động cơ sở theo quy định của pháp luật, thường xuyên tập huấn, phổ biến Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể, đến hết năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,99%, năm 2010 ước còn 10,8%. [4]. Giá trị sản xuất công nghiệp năm sau thường cao hơn năm trước (theo giá thực tế), năm 2006 đạt 9.676 tỉ đồng, năm 2010 đạt 30.651 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 29,25%. Trong đó: công nghiệp Trung ương 17.701 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 55,79%, công Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 nghiệp địa phương 10.979 tỉ đồng, chiếm 35,82%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.570 tỉ đồng, chiếm 8,39% [5]. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, song bên cạnh đó cũng còn không ít vấn đề đang đặt ra, cần phải giải quyết như: - Các dự án phần lớn được đầu tư ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở vùng đồng bằng: 7/7 khu công nghiệp đều ở các địa bàn thuộc thành phố và các huyện phía Nam của tỉnh, trong tổng số 29 cụm công nghiệp thì chỉ có 8 cụm công nghiệp vùng miền núi nhưng 8 cụm công nghiệp này cũng ở vị trí thuộc đồng bằng của miền núi. - Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các khu đô thị ở Thái Nguyên là tương đối lớn, khoảng trên 2.500 ha, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 228.380 hộ nông thôn và 574.434 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, có 71.483 người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 18, chiếm 12,45%,; 121.045 người từ 19 đến 25 tuổi, chiếm 21,07%; 142.231 người từ 26 đến 35 tuổi, chiếm 24,76%; 120.517 người từ 36 đến 45 tuổi chiếm 20,98% và 119.158 người trên 45 tuổi , chiếm 20,74%. Số người có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên, chiếm 68,70%, đây là đối tượng khó đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, do họ có trình độ văn hoá thấp. Chính vì vậy, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho đối tượng này là vấn đề nan giải đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tổng hợp. [3] - Đời sống của nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển các khu công nghiêp, cụm công nghiệp, phát triển các khu đô thị có được nâng lên do tiền đền bù, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nông dân được cải thiện nhưng không có việc làm ổn định, không có thu nhập thường xuyên nên nhiều gia đình có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt song lại rất nghèo khó, cuộc sống không ổn định. - Một bộ phận thanh niên không được tuyển dụng vào làm việc tại các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và cũng không có điều kiện học tập phải rời bỏ quê đi tìm việc làm ở các vùng đô thị khác nên đã phần nào ảnh hưởng tới công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của địa phương, nhất là trong dịp hè các hoạt động của thiếu nhi phần lớn đều do chi hội phụ nữ hoặc chi hội cựu chiến binh đảm nhận và phụ trách [7]. - Các tệ nạn xã hội dễ thâm nhập, làm cho lối sống thuần tuý của người nông dân không còn nữa, mà thay vào đó là những mặt trái của xã hội thời kinh tế thị trường. - Ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mặc dù có nhiều có gắng trong việc giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường, song trên thực tế vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khoẻ người dân do khí thải, nước thải, rác thải công nghiệp. Theo thống kê của Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Thái Nguyên, hiện nay trên địa bàn vẫn còn 43 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong diện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa có hoặc chậm hoàn thành kế hoạch xử lý ô nhiễm theo tiến độ yêu cầu. Các cơ quan chức năng đã có văn bản kiến nghị yêu cầu xử lý, thậm chí xử phạt hành chính nhưng nhiều cơ sở, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh, kiểm tra về môi trường [8] Với những vấn đề hết sức cơ bản đặt ra trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như phát triển các khu đô thị, tỉnh Thái Nguyên cần có các giải pháp hỗ trợ cần thiết giúp người nông dân có việc làm sau khi bị thu hồi đất. Bài viết này xin được trao đổi một số giải pháp sau: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN BỊ THU HỒI ĐẤT Một là, xây dựng quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội cần phải cụ thể, chi tiết. Quy hoạch không gian sẽ xác định được các vùng kinh tế, làm căn cứ để xác lập các dự án đầu tư. Thái Nguyên có 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng thì nên có các dự án phát triển công nghiệp tập trung ở vùng trung du và miền núi, vì đây là nơi đất đai ít màu mỡ, mật độ dân cư thưa Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 thớt. Như vậy, số lượng lao động nông nghiệp bị mất việc làm do bị thu hồi đất canh tác cũng ít đi, mặt khác duy trì được diện tích trồng cây lương thực. Đây là giải pháp vừa mang tính cơ bản vừa bảo đảm phát triển công nghiệp, vừa bảo vệ được diện tích trồng lúa và số lượng lao động dư thừa do bị thu hồi đất nông nghiệp cũng ít hơn. Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác. Mỗi doanh nghiệp đều có những vị trí, những công việc mà không đòi hỏi cần phải có chuyên môn kỹ thuật. Do vậy những vị trí lao động này nên dành để tuyển những lao động đã nhường đất để xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp phải ưu tiên việc nhận con em nông dân còn trẻ, có văn hoá, có chuyên môn vào làm việc và đào tạo họ thành lực lượng lâu dài của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giải quyết việc làm cho lao động mà còn tăng thêm sự gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp với địa phương. Ba là, tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nếu có quy hoạch hợp lý và có các biện pháp sử dụng đất có hiệu quả thì diện tích đất nông nghiệp cũng vẫn bị thu hẹp, bình quân đầu người sẽ thấp. Xu hướng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị sẽ tăng lên. Do đó, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp là giải pháp tích cực để thu hút nhiều lao động, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và có thu nhập ổn định ngày tại nơi mình sinh sống nhằm thực hiện phương châm “ly nông không ly hương”. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giải quyết được việc làm tại chỗ cho lao động nông nghiệp dư thừa do bị thu hồi đất canh tác và sẽ làm giảm áp lực lao động tự do tràn vào các đô thị tìm kiếm việc làm. Muốn vậy, trên cơ sở chính sách, quy định của Nhà nước, bên cạnh việc giao cho các địa phương chủ động xây dựng các chương trình kế hoạch và đề ra các phương án sát với thực tế, tỉnh cũng cần thường xuyên kiểm tra giám sát và tạo điều kiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhất là ở các làng, xã vùng cao, nếu làm tốt được việc này thì sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các vùng miền núi và trung du; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở sản xuất về vốn, kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bốn là, đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động nông thôn Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ 3 của cả nước về giáo dục đào tạo với 19 trường Đại học và Cao đẳng, 52 cơ sở dạy nghề, do vậy Thái Nguyên cũng đã có nhiều chính sách đào tạo nghề cùng với các dự án cụ thể cho các vùng nông thôn, trong đó có những vùng bị thu hồi đất canh tác để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận người lao động nông thôn chưa được tiếp cận với chính sách đào tạo nghề nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bởi vì, những lao động này đều ở độ tuổi trên 35, trình độ văn hoá thấp, về phía cá nhân - họ không muốn học và cũng không có khả năng học. Đối tượng được đào tạo nghề hiện nay chủ yếu là lao động trong độ tuổi từ đủ 15 đến 35, chiếm 58,28% tổng số lao động nông thôn trong độ tuổi trên địa bàn tỉnh. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên) tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu thực tế của công tác dạy nghề trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng so với yêu cầu thực tế còn thiếu và một số chưa đạt chuẩn theo quy định. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề mới chủ yếu là quản lý đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, chưa quản lý và kiểm soát được đầu ra cho quá trình đào tạo nghề. Công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo của một số cơ sở dạy nghề còn yếu. Công tác dạy nghề thời gian qua chủ yếu là dựa trên khả năng đào tạo hiện có của cơ sở dạy nghề, việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phù hợp nhu cầu thị trường lao động dẫn đến tình trạng lao động qua đào tạo vừa thừa lại vừa thiếu. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chưa hợp lý, quy mô đào tạo còn nhỏ, trình độ đào tạo thấp (chủ yếu là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên); lĩnh vực ngành nghề đào tạo Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 còn ít. Quy mô tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn thấp so với tổng số lao động được đào tạo nghề, giai đoạn 2006 - 2010 chỉ chiếm 18,55% [6], thiếu lao động trình độ cao cho các khu, cụm công nghiệp, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: Xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới trường dạy nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề nhằm tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nhiều nghề, nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ; chú trọng đầu tư đào tạo một số nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh kế xã hội của tỉnh. Gắn công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, dạy nghề theo đơn đặt hàng,Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, định hướng cho người lao động, nhất là lao động trẻ sớm học nghề và thành thạo ở nghề đã học nhằm tăng cơ hội tìm được việc làm. Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau: - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập. - Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. - Xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu của các cơ sở dạy nghề. - Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: chi phí dạy nghề, tiền ăn, chi phí đi lại. - Tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác đào tạo nghề theo phương thức xã hội hóa về công tác đào tạo nghề. - Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm tăng cường thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm. Đồng thời là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo nghề. Để thực hiện hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các địa phương và cơ sở đào tạo nghề phải phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch cụ thể, tranh thủ các nguồn kinh phí được phân bổ để hỗ trợ cho quá trình đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, như: nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ hàng năm, nguồn kinh phí huy động từ ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn khác. Năm là, đẩy mạnh xuất khẩu lao động Trong 5 năm (từ 2006 - 2010), tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài, toàn tỉnh đã đưa được 10.438 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng ở các thị trường như UAE, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản Số tiền gửi về gia đình qua 03 ngân hàng trong 5 năm qua (Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương) là 80 triệu USD (tương đương khoảng 1.600 tỷ VNĐ). Ngoài ra, người lao động còn gửi tiền về qua gửi trao tay hoặc dịch vụ chuyển tiển khác [6] Mặc dù hoạt động xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu cả về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Có một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng lòng tin của bà con nông dân lừa đảo thu tiền bất chính, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Việc vay vốn cho người đi xuất khẩu lao động tại nhiều địa phương vẫn còn khó khăn, đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội không nhiều, những hạn chế này đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua. Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động, chính quyền cần tăng cường công tác quản lý các trung tâm, các cơ sở, tổ chức đưa người đi xuất khẩu lao động thực hiện đúng cam kết với người lao động. Thực hiện nghiêm các quy định, luật pháp của Nhà nước, cần có sự kết hợp có hiệu quả giữa chính Nguyễn Thị Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 41 - 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 quyền các cấp với các cơ sở tổ chức xuất khẩu lao động, cơ sở đào tạo nghề và các cơ quan ban, ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thời hạn ở nước ngoài. Nhìn chung, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong thời gian qua. Vì đây là vấn đề nan giải, phức tạp nên cần có sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, có các chính sách phù hợp và có các giải pháp đồng bộ thời mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2007. [2]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010. [3]. Tổng hợp: “Những kết quả chủ yếu tổng hợp từ điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 của tỉnh Thái Nguyên”, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, xb 9/2010.. [4]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo số 116/BC- UBND ngày 23/11/2010 Thống kê kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. [5]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Kết quả thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. [6]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên: Quyết định số 3291/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 Phê duyệt Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. [7]. Thành đoàn Thái Nguyên: Báo cáo tổng kết hoạt hoạt động hè năm 2011. [8]. Một số trang Web: - w.w.w.baothainguyen.org.vn w.w.w.bqlcnthainguyen.gov.vn SUMMARY EMPLOYMENT SOLUTIONS FOR THE FARMERS WHOSE AGRICULTURAL LAND WAS RECOVERED IN THAI NGUYEN Nguyen Thi Linh * Deputy Secretary of Ho Chi Minh Communist Youth Union of Thai Nguyen city Thai Nguyen province was re-established on 01-01-1997. Thai Nguyen is currently trying to become a major economic center in the north of Hanoi. So far, Thai Nguyen has been a typical unit of economic development toward industrialization and modernization. Thai Nguyen province has seven industrial zones and 29 industrial clusters; the province's economic structure has evxperienced a shift towards increasing the proportion of industry, services and gradually reducing the agricultural share. Besides, Thai Nguyen province also often concern about the employment problem for rural workers. Therefore, people’s lives are more and more stable and increasingly the appearance of the province is changing positively. Keywords: Industrialization,modernization, vocational traning, employment solutions, labours, rural area. * Tel: 0989.129.909; Email: nguyenthilinh2008@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_giai_quyet_viec_lam_cho_nguoi_nong_dan.pdf