Một số giải pháp kích cầu ở nước ta hiện nay liên hệ với thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên

Recession of the world created negative impacts on export, capital and service ativitiies in our country. Within the country, high inflation and deflation of industry and construction in the end of 2008 until the beginning of 2009 made our economy have to face more troubles and challenges. Hence, the burning issue is to find some urgent solutions in order to prevent economic deflation, keep economic growth, ensure social sercurity for every local in particular and for the whole economy in general. The writter propose some solutions to increase investment and consumption for the whole country generally and for Thai Nguyen province particularly so as to achieve the aim of economic growth.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp kích cầu ở nước ta hiện nay liên hệ với thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH CẦU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Trần Đình Tuấn* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Sự suy thoái ngày càng sâu rộng của kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến thị trường hàng hóa xuất khẩu, thị trường vốn và hoạt động dịch vụ nước ta. Ở trong nước, lạm phát cao cùng với suy giảm sản xuất công nghiệp và xây dựng cuối năm 2008 kéo dài sang những tháng đầu năm 2009 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn, yếu kém vốn có của nền kinh tế. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết. Qua bài viết tác giả đề xuất một số giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nước ta và cho tỉnh Thái Nguyên nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Một số giải pháp kích cầu ở việt nam trong giai đoạn khủng khoảng kinh tế toàn cầu. * Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn lan rộng ở Mỹ kể từ giữa năm 2007 đã dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu hết các nước trên thế giới. Đến cuối năm, giá cả các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ và các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội đều phải xác định thực * Trần Đình Tuấn, Tel: 0912039920 , Email: hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để tìm mọi giải pháp chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 và các năm tiếp theo. Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp chống suy giảm và ổn định vĩ mô nền kinh tế nước ta trong thời gian qua Trong năm 2008, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội với việc thực hiện có kết quả 8 nhóm giải pháp của Chính phủ, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, an ninh xã hội được bảo đảm, tốc độ tăng Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trưởng kinh tế đạt 6,23%. Tuy vậy, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11-12- 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với 5 nhóm giải pháp chủ yếu: (1) Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; (2) Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; (3) Chính sách tài chính và tiền tệ; (4) Bảo đảm an sinh xã hội; (5) Tăng cường công tác điều hành, tổ chức thực hiện chính sách. Nhờ việc triển khai kịp thời, quyết liệt, có những chính sách cụ thể trong việc thực hiện các giải pháp cơ bản trên, tình hình kinh tế - xã hội hai quý đầu năm 2009 đã có những dấu hiệu tích cực: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế được duy trì; việc điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp, giữ được an toàn hệ thống ngân hàng; lạm phát được kiềm chế; sản xuất nông nghiệp phát triển; an sinh xã hội được tăng cường... Nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thu hút và giải ngân nước ngoài tăng chậm; giải quyết việc làm đang là vấn đề nhức nhối... Vì vậy vẫn phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang gặp khó khăn... Dưới góc độ bài viết này, tác giả xin trao đổi một số nội dung liên quan đến vấn đề thực hiện một số giải pháp kích cầu hiện nay ở nước ta và liên hệ với tỉnh Thái Nguyên. Một số giải pháp nhằm thực hiện kích cầu hiện nay ở nước ta 1. Những quan điểm để thực hiện giải pháp kích cầu - Kích cầu phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo: Thực hiện kích cầu phải làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, tăng trưởng GDP cho nền kinh tế, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động nói riêng và nhân dân nói chung. Đồng thời thúc đẩy các cân đối vĩ mô, giảm bội chi ngân sách, cải cách thể chế, thực hiện công bằng xã hội... Cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và hiện đang được các doanh nghiệp và toàn xã hội hưởng ứng, đồng tình. - Kích cầu phải có trọng tâm, trọng điểm, không rải mành mành, phân tán manh mún..., nhưng phải đặc biệt quan tâm giám sát vì rất dễ tạo ra cơ chế “xin – cho”, tình trạng “chạy dự án”, “nước chảy chỗ trũng” để được ưu tiên vốn hoặc lãi suất kích cầu... Vì vậy cần tăng cường giám sát để tránh việc chi sai mục tiêu, đối tượng sử dụng, gây lãng phí nguồn lực. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp vì vậy cần ưu tiên các nguồn lực cho khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phải được quan tâm phát triển do đặc điểm kinh tế của nước ta còn sản xuất nhỏ, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động dư thừa ở nông thôn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng, sản lượng nông nghiệp chỉ tăng nhanh khi lao động nông nghiệp được chuyển từ khu vực nông nghiệp ra các khu vực khác. Rất cần có một môi trường hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp để khuyến khích sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp sử Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dụng nhiều lao động ở nông thôn [4]. Thực hiện kích cầu cũng cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc khủng hoảng kinh tế là tầng lớp dân nghèo, yếu thế ở khu vực nông thôn, lao động thất nghiệp... Nói chung, hiệu quả của gói kích cầu của Chính phủ phải đến được tới từng người dân, không phân biệt giàu nghèo, đối tượng. - Kích cầu cần được triển khai đồng bộ trên cả 2 giác độ sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất và dịch vụ làm tăng cung sản phẩm, còn tiêu dùng lại làm tăng cầu hàng hóa và dịch vụ. Ở Việt Nam, vai trò của sản xuất và tiêu dùng trong GDP rất quan trọng, nên muốn tăng trưởng kinh tế bền vững nhất thiết phải quan tâm đến cả 2 mặt sản xuất và tiêu dùng. - Kích cầu mang tính ngắn hạn nên cần phải phát huy tác dụng nhanh, do đó cần quan tâm đến tiêu chí thời gian dự án. Những dự án kích cầu cần thời gian triển khai càng dài thì ý nghĩa, tác dụng của kích cầu càng giảm. 2. Một số giải pháp đối với kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay a) Về kích cầu đầu tư Giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa là chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Cần phải tập trung mọi nguồn lực tài chính của Chính phủ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, duy trì nền kinh tế phát triển ổn định. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng chi sai mục tiêu, đối tượng sử dụng, gây lãng phí các nguồn lực. Trong kích cầu đầu tư, nguồn tiền sẽ được trích từ ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản hàng năm, trái phiếu Chính phủ và vốn ODA. Chính phủ đã cho phép hoãn thu hồi 3.383,7 tỉ đồng vốn ngân sách đã ứng những năm trước và cho phép thực hiện 7.700 tỉ đồng trái phiếu chính phủ chưa thực hiện năm 2008. Số vốn trái phiếu đã thông báo sẽ phát hành năm 2009 là 36.000 tỉ đồng, đồng thời tiếp tục trình Quốc hội xin phát hành thêm khoảng 15.000 – 20.000 tỉ đồng trong năm 2009. Số trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đợt 1 đã phát hành là 300 triệu USD trên thị trường vốn trong nước. Ngoài nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện giải pháp kích cầu. Các nguồn tài chính dành cho kích cầu đầu tư cần được sử dụng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất và mở rộng dịch vụ. Tập trung nguồn lực quan trọng nhất để đầu tư cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ chất lượng cao. Đặc biệt là phải ưu tiên nguồn lực cho xuất khẩu, nhất là khi nước ta đang ở trong giai đoạn nhập siêu. + Cần phải có một chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt. Trong cơ chế thị trường mở, điều tiết nền kinh tế có 3 yếu tố quan trọng: giá cả hàng hóa, dịch vụ, tỷ giá và lãi suất, không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhưng một nền kinh tế mở cửa càng gắn bó với thị trường thế giới thì tỷ giá càng quan trọng. Nếu cố định tỷ giá, làm tê liệt công cụ điều tiết thị trường, thì tác hại của nó là khôn lường. Một chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt thực chất là một chính sách để cho các yếu tố của cơ chế thị trường tự động điều tiết nền kinh tế, chính phủ chỉ can thiệp để giảm bớt mực độ thái quá của chúng [3]. + Đẩy mạnh việc thực hiện lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp thông qua Ngân hàng Thương mại. Bản chất của việc bù lãi suất là sử dụng công cụ tài khóa để thực hiện chính sách tiền tệ. Số tiền bù chênh lệch được lấy từ ngân sách, được Ngân hàng Nhà nước triển khai qua hệ Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thống Ngân hàng Thương mại. Theo số liệu đăng ký kế hoạch giải ngân vốn vay được hỗ trợ lãi suất trong tháng 2 và 3/2009 của các Ngân hàng Thương mại khoảng 400.000 tỉ đồng, số vốn này sẽ ngày càng tăng thêm. Hỗ trợ vốn vay trong chương trình kích cầu cần ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân để tạo thêm nhiều việc làm cho nhiều lao động đang thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế gây ra (khoảng 600 nghìn người) và lao động dư thừa ở nông thôn. Việc thực hiện kích cầu lãi suất thông qua hệ thống Ngân hàng Thương mại cần phải có một thiết chế ngân hàng và tài chính lành mạnh, thông thoáng, đủ rõ ràng. Thực tế cho thấy rằng, thiết chế ngân hàng, tài chính của các nước đang lâm vào khủng hoảng nếu thiếu những yếu tố trên sẽ không có khả năng kiểm soát và bị bộ máy chính trị can thiệp quá mức vào hoạt động ngân hàng với những quan hệ mờ ám. Tam giác lợi ích: Các quan chức lãnh đạo - Các ngân hàng - Các công ty “liên kết” lợi ích với nhau làm cho thiết chế ngân hàng tài chính của các nước này trở nên hư hỏng. Những quan hệ móc ngoặc, hối lộ, những chỉ thị ngầm để được vay vốn và đầu tư ưu đãi là những ung nhọt trong hệ thống ngân hàng và tài chính Châu Á. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống ngân hàng và tài chính của các nước Châu Á khó điều chỉnh linh hoạt theo những thay đổi mới của thị trường [2]. + Tăng cường và ưu tiên kích cầu cho khu vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất tín dụng. Đây là một khu vực rộng lớn cả về sản xuất, dân cư và thị trường. Thực tế cho thấy, vừa qua khu vực này chịu ảnh hưởng ít nhất của khủng hoảng kinh tế và vẫn đang có sự tăng trưởng. Nông nghiệp cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày cho con người, vì vậy đầu tư vào khu vực này có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng rộng đến các ngành kinh tế khác và cả xã hội. Ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảm nghèo, đầu tư vào khu vực này vừa nhằm thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo đang được triển khai tích cực; vừa nhằm mục tiêu tăng nhanh nông sản hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 3,5 triệu tấn gạo đem lại nguồn thu hơn 1,5 tỷ USD. Với xu hướng này, Việt Nam có thể xuất khẩu 5 triệu tấn gạo trong năm 2009. Nhưng cũng cần có chính sách quản lý xuất khẩu gạo để chống phá giá gạo xuất khẩu. Ngoài gạo, các mặt hàng nông sản có thế mạnh của nước ta cũng cần phải được đầu tư để mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Đồng thời, phải khẩn trương ban hành chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, kiểm tra chặt chẽ nhập siêu, có chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hiện nay, lúa là cây lương thực chiếm tới 60% diện tích đất nông nghiệp, cần phải có chiến lược cho nông dân thực hiện đa dạng hóa sản xuất để tăng thu nhập và giảm bớt khả năng dễ bị tổn thương do biến động của thị trường. Sản xuất nông nghiệp hiện nay, khi tư liệu sản xuất quan trọng là đất đai đang bị thu hẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển du lịch nông thôn tại những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch cần được quan tâm hơn để góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân. Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nông thôn nói riêng ở nước ta có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm mới ở nông thôn. Dự kiến những ngành này sẽ tăng trưởng GDP 14% mỗi năm vào năm 2010 (so với 4% của nông nghiệp); tỷ lệ của những ngành này trong tổng việc làm ở nông thôn sẽ tăng từ 14% năm 2000 lên đến 28% năm 2010, tạo ra khoảng 400.000 việc làm trực tiếp mỗi năm và hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp do hiệu ứng của du lịch nông thôn [6]. Thực hiện được mục tiêu trên sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển nông thôn mới. b) Về kích cầu tiêu dùng Cùng với kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng cũng là nhóm giải pháp rất quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Ở các nước khác nhau, kích cầu tiêu dùng được thực hiện bằng các giải pháp khác nhau rất đa dạng. Thường được thực hiện bằng việc miễn giảm thuế cho người nghèo, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân; giảm giá hàng tiêu dùng hoặc trợ giá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí...; cho người nghèo vay mua nhà trả góp với lãi suất ưu đãi... Ở Việt Nam, Chính phủ đã sử dụng cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng, phòng ngừa sụt giảm kinh tế. Trong phạm vi của chính sách tài khóa, kích cầu tiêu dùng nội địa là biện pháp quan trọng hàng đầu. Tăng cường thị trường nội địa vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, vừa góp phần làm giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại. Để tăng sức mua trong nước, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT cho 19 nhóm mặt hàng và hoãn thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009, tăng mức lương tối thiểu... [6]. Tuy nhiên sức cầu tiêu dùng của dân cư đang ở mức thấp vì tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế dẫn đến việc người dân lưu giữ các tài sản có giá, tiết kiệm chi tiêu làm cho sức mua trên thị trường dù có tăng nhưng mức tăng rất thấp. Vì vậy, kích cầu tiêu dùng ở nước ta hiện nay vẫn cần phải tìm ra các giải pháp thích hợp. + Kích thích tiêu dùng nội địa: Trong khi thị trường xuất khẩu giảm sút, cần tiếp tục đẩy mạnh sức mua trên thị trường nội địa bằng các biện pháp như phát triển mạng lưới phân phối, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa dịch vụ. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa, chống đầu cơ, độc quyền. Tiếp tục cơ chế điều hành giá với một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước sạch, phân bón, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh... Ngăn chặn tình trạng tăng giá dây chuyền ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Khuyến khích các doanh nghiệp giảm giá hàng hóa và dịch vụ... để kích cầu tiêu dùng. + Cần nghiên cứu miễn hoặc lùi thời gian nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp; lùi thêm thời hạn thực hiện thuế thu nhập cá nhân; tiếp tục thực hiện việc miễn giảm thuế VAT đối với một số hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Biện pháp này có thể làm giảm nguồn thu của ngân sách, nhưng lại có tác dụng kích thích sản xuất và tăng sức mua, vì sức mua của người dân phụ thuộc vào thu nhập của họ. Giảm thuế có tác dụng tương tự như việc tăng một phần thu nhập cho người lao động. + Cần tiếp tục phát triển thêm thị trường xuất khẩu cho những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, thiết bị điện tử... Để đạt được mục tiêu trên có thể thực hiện các vấn đề như: chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, có lợi cho hoạt động Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xuất khẩu; chính sách hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, hỗ trợ chi phí xuất khẩu, đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu và cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu... + Thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình trong và ngoài nước, kịp thời có những đánh giá và dự báo chính xác tình hình trong và ngoài nước để điều chỉnh hệ thống chính sách phù hợp với tình hình cụ thể và có những bước đi thích hợp. Một số giải pháp kích cầu sản xuất và tiêu dùng ở tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, trung tâm của tỉnh là thành phố Thái Nguyên nằm cách Thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 353.435,2 ha, trong đó đất nông nghiệp là 276.197,07 ha chiếm 78,15%. Dân số năm 2008 là 1.150.000 người [1]. Với điều kiện về địa lý và tài nguyên của tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh theo hướng công nghiệp, xây dựng cơ bản - thương mại, dịch vụ - nông lâm nghiệp. Để thực hiện kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: (1) Về công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản: Cần tiếp tục đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư để thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân ở trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại. Tập trung đẩy mạnh việc triển khai lập và thực hiện quy hoạch các khu cụm công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là các khu công nghiệp Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên – Điềm Thụy (Phú Bình) và khu công nghiệp Yên Bình; lập quy hoạch để xây dựng một số khu đô thị mới vừa để thực hiện việc tái định cư khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch mới, vừa thực hiện mục tiêu xây dựng các khu trung tâm kinh tế - xã hội cho địa phương. Phát triển các làng nghề truyền thống để giải quyết vấn đề lao động dư thừa ở nông thôn. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, giảm chi phí trung gian để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh, đồng thời giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phấn đấu để mức tăng trưởng ngành công nghiệp, xây dựng hàng năm đạt được trên 15% như kế hoạch đã đặt ra [5]. (2) Về nông, lâm nghiệp, thủy sản: Cần thực hiện việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng hiện đang rất yếu kém phục vụ sản xuất và đời sống cho khu vực nông thôn. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, trong đó chú trọng tăng các giống vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất [5]. Thực hiện việc hỗ trợ công nghệ bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị nông sản. Xin đề xuất một số vấn đề sau: * Tỉnh Thái Nguyên với thế mạnh là cây chè, đây là loại sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong nước và nước ngoài. Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích cây chè tỉnh Thái Nguyên có 17.737ha, sản lượng đạt 149.250 tấn. Sản lượng xuất khẩu hiện nay sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga... năm 2008 đạt 5,2 nghìn tấn thu gần 10 triệu USD [1]. Tỉnh Thái Nguyên cần có chính sách để đẩy mạnh đầu tư phát triển chè sạch; xây dựng các mô hình đồi chè có thu nhập 80 triệu, 100 triệu đồng/ha. Có thể kết hợp việc tổ chức sản xuất chè sạch với du lịch sinh thái nông thôn, mục đích vừa tạo thêm thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ, vừa là hình thức quảng cáo rất thiết thực cho việc tiêu thụ Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sản phẩm, đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội. *Thái Nguyên với số lượng dân số thường xuyên có trên 1 triệu người sinh sống, đối tượng là HSSV, lực lượng vũ trang và lao động ở các khu công nghiệp, chủ yếu lại sống tập trung ở khu vực thành phố Thái Nguyên và các huyện phía Nam của tỉnh. Dân số tập trung tại một khu vực như vậy nên nhu cầu về các loại sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như lương thực và đặc biệt là thực phẩm hàng ngày đều rất lớn. Hiện tại Thái Nguyên vẫn đang phải nhập khẩu một khối lượng thực phẩm rất lớn từ Trung Quốc và từ các tỉnh khác đến. Với đặc điểm như trên, phương hướng sản xuất của tỉnh Thái Nguyên không phải là tập trung sản xuất lương thực tập trung sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ và xuất khẩu. Để thực hiện được phương hướng trên, tỉnh cần có quy hoạch sử dụng diện tích đất nông nghiệp như sau: Ở các huyện vùng cao của tỉnh như Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ có thể quy hoạch sử dụng theo thế mạnh của từng địa phương. Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, một số xã phía Nam huyện Phú Lương, Đại Từ, ngoài diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày (mà chủ yếu là cây chè và cây ăn quả), các diện tích ngập nước có thể trồng lúa để cung cấp lương thực tại chỗ; còn lại những diện tích ít ngập nước nên tập trung trồng cây thực phẩm (các loại rau, củ, quả) an toàn, các loại cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu các loại) và trồng hoa, cây cảnh. Các loại sản phẩm này sẽ đáp ứng được nhu cầu rất lớn cho khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên..., giảm được việc nhập khẩu thực phẩm từ bên ngoài đồng thời còn có thể cung cấp cho thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc... (3) Về thương mại, du lịch và dịch vụ: Tỉnh Thái Nguyên có vị trí thuận lợi là gần thủ đô Hà Nội lại là cửa ngõ của các tỉnh phía Bắc về Hà Nội, Thái Nguyên lại được mệnh danh là “Thủ đô kháng chiến của cách mạng Việt Nam” vì vậy có thể đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ. Hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có một số địa danh để phát triển du lịch như: khu “An toàn khu” (huyện Định Hóa), khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch hang Phượng Hoàng, Tràng Xá – nơi thành lập Đội cứu quốc quân II (huyện Võ Nhai), khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo (huyện Đại Từ và Phổ Yên) Tiềm năng cho vấn đề phát triển du lịch nông thôn của tỉnh rất lớn, nhưng các điểm du lịch này hiện tại rất nghèo nàn, ít chỗ để du khách thăm quan, vui chơi, giải trí; cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ kém, trang thiết bị lạc hậu vì vậy không thu hút được du khách, hoặc khách chỉ đến một lần là thôi. Tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường đầu tư cho các điểm du lịch trên tạo thành một quần thể du lịch gồm “An toàn khu” – “Hồ Núi Cốc” – “Hang Phượng Hoàng - Tràng Xá” – Vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo để thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ mát, vui chơi... Đó cũng là giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành thương mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên. Đi đôi với đầu tư cho du lịch, cũng cần phải tăng cường đầu tư và có những chính sách để phát triển mạnh ngành thương mại, dịch vụ. Cần xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với các phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia. Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới. Nâng cao chất lượng các dịch Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vụ phục vụ tối đa nhu cầu của của du khách. Thực hiện giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần chống suy thoái và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên cả trước mắt cũng như lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê năm 2008. [2].Ngân hàng thế giới (2001), Việt Nam tiến vào thế kỷ 21 - Các trụ cột của sự phát triển, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam, Hà Nội. [3].Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Khủng hoảng tài chính tiền tệ: Đặc trưng và các chỉ số báo động, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. [4].Trần Đình Tuấn (2008), Huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. [5].UBND tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009. [6].www.tapchicongsan.org.vn Trần Đình Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 14 - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY SEVERAL SOLUTIONS TO PROMOTE THE DEMANDS OF ECONOMICS IN VIET NAM AT THE CURRENT TIME AND APPLY IN THE REALITY SITUATION OF THAI NGUYEN PROVINCE Tran Dinh Tuan* Thai Nguyen University of Economics and Business administration Recession of the world created negative impacts on export, capital and service ativitiies in our country. Within the country, high inflation and deflation of industry and construction in the end of 2008 until the beginning of 2009 made our economy have to face more troubles and challenges. Hence, the burning issue is to find some urgent solutions in order to prevent economic deflation, keep economic growth, ensure social sercurity for every local in particular and for the whole economy in general. The writter propose some solutions to increase investment and consumption for the whole country generally and for Thai Nguyen province particularly so as to achieve the aim of economic growth. Key word: Some solutions develop demands of Vietnam in the period of global economic crisis * Tran Dinh Tuan, Tel:0912039920,Email:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_kich_cau_o_nuoc_ta_hien_nay_lien_he_voi_thu.pdf
Tài liệu liên quan