Abstract: In this paper, we present a generalization of Banach contraction principle in
weakly Cauchy normed space. Base on this, we prove some results about existence fixed
point for contractive and nonexpansive mappings.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số định lý điểm bất động trong không gian Cauchy yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG TRONG
KHÔNG GIAN CAUCHY YẾU
TRẦN THIỆN TÍN - TRẦN QUÂN KỲ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một kết quả mở rộng
của Nguyên lý ánh xạ co Banach trong không gian Cauchy yếu. Trên cơ
sở đó chứng minh được một số kết quả về sự tồn tại điểm bất động cho
các ánh xạ co và ánh xạ không giãn.
1 GIỚI THIỆU
Năm 1922, S. Banach đã chứng minh một kết quả rất nổi tiếng mang tên "Nguyên
lý ánh xạ co Banach". Có lẽ đó là kết quả nổi tiếng nhất trong Lý thuyết điểm bất
động ([1]). Với tầm ảnh hưởng rộng lớn cả về lý thuyết lẫn ứng dụng, Nguyên lý ánh
xạ co Banach nói riêng và Lý thuyết điểm bất động nói chung ngày càng thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà toán học. Một số kết quả đặc sắc
có thể tìm thấy trong [1] và [2].
Gần đây, với việc giảm nhẹ tính đủ của không gian, tác giả S.M. Ali đã chứng minh
sự tồn tại duy nhất điểm bất động cho ánh xạ co f : C −→ C với C là một tập con
lồi, đóng, khác rỗng trong không gian Cauchy yếu X(xem [3]). Năm 2007, trong một
bài báo của mình, hai tác giả L.B. C´iric´ và S.B. Presˇic´ đã chứng minh rằng, dưới một
số điều kiện nhất định, tồn tại duy nhất điểm x∗ ∈ X sao cho T (x∗, . . . , x∗) = x∗,
trong đó T là một ánh xạ đi từ không gian mêtric đủ X vào chính nó và sau đó suy
ra Nguyên lý ánh xạ co Banach như là một trường hợp đặc biệt (xem [5]).
Từ khái niệm không gian Cauchy yếu, trong bài báo này, chúng tôi trình bày một
kết quả mở rộng của Nguyên lý ánh xạ co Banach tương tự như trong [5] và từ đó
suy ra kết quả trong [3] như là một hệ quả. Ngoài ra, chúng tôi còn thiết lập được
thêm một số kết quả khác về sự tồn tại điểm bất động cho các ánh xạ co và ánh xạ
không giãn.
Để tiện theo dõi, xin nhắc lại một số khái niệm sau:
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 5-10
6 TRẦN THIỆN TÍN - TRẦN QUÂN KỲ
Định nghĩa 1. ([2]) Cho (X, dX) và (Y, dY ) là hai không gian mêtric. Ánh xạ f :
X −→ Y được gọi là một ánh xạ co nếu tồn tại hằng số α ∈ [0; 1) sao cho
dY (f(x), f(y)) ≤ αdX(x, y), với mọi x, y ∈ X.
Nếu
dY (f(x), f(y)) ≤ dX(x, y), với mọi x, y ∈ X.
thì f được gọi là ánh xạ không giãn.
Định lý 1.1 (Nguyên lý ánh xạ co Banach). ([2]) Cho X là một không gian mêtric
đủ và f : X −→ X là một ánh xạ co. Khi đó f có duy nhất một điểm bất động.
Định nghĩa 2. ([3]) Một không gian định chuẩn X được gọi là không gian Cauchy
yếu nếu mọi dãy Cauchy trong X đều hội tụ yếu về một phần tử nào đó của X.
Nhận xét 1.1. ([3]) Cho X là một không gian định chuẩn. X là không gian Cauchy
yếu khi và chỉ khi mọi dãy Cauchy trong X đều có một dãy con hội tụ yếu về một
phần tử nào đó của X.
Định lý 1.2. ([3]) Cho X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi,
đóng, khác rỗng của X và f : C −→ C là một ánh xạ co. Khi đó f có duy nhất một
điểm bất động x∗ ∈ C. Hơn nữa, dãy (fn(x))n hội tụ yếu đến x∗, với mọi x ∈ C.
Trong bài báo này, các ký hiệu B(x0, r), B
′(x0, r) và S(x0, r) lần lượt được dùng để
chỉ hình cầu mở, hình cầu đóng, mặt cầu tâm x0, bán kính r trong không gian định
chuẩn.
2 MỘT SỐ ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN CAUCHY YẾU
Định lý 2.1. Giả sử X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi, đóng,
khác rỗng của X, k là một số nguyên dương và f : Ck −→ C thỏa mãn điều kiện:
tồn tại λ ∈ (0; 1) sao cho
‖f(x1, x2, . . . , xk)− f(x2, x3, . . . , xk+1)‖ ≤ λ max
1≤i≤k
‖xi − xi+1‖,
với mọi x1, x2, . . . , xk+1 ∈ C. Khi đó tồn tại x∗ ∈ C sao cho f(x∗, x∗, . . . , x∗) = x∗.
Hơn nữa, nếu ‖f(x, x, . . . , x) − f(y, y, . . . , y)‖ < ‖x − y‖, với mọi x, y ∈ C, x 6= y
thì x∗ là điểm duy nhất thỏa mãn f(x∗, x∗, . . . , x∗) = x∗.
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN CAUCHY YẾU 7
Chứng minh. Xét dãy (xn)n các phần tử của C được xác định bởi
x1, x2, . . . , xk ∈ C tùy ý, xk+n = f(xn, xn+1, . . . , xn+k−1), n ∈ N.
Gọi αn = ‖xn − xn+1‖, n ∈ N, θ = λ1/k, K = max{α1/θ, α2/θ2, . . . , αk/θk}.
Ta sẽ chứng minh
αn ≤ Kθn, n ∈ N, (1)
bằng quy nạp. Trước hết, dễ thấy (1) đúng với n = 1, 2, . . . , k. Bây giờ, với giả thiết
quy nạp
αn ≤ Kθn, αn+1 ≤ Kθn+1, . . . , αn+k−1 ≤ Kθn+k−1,
ta suy ra
αn+k = ‖xn+k − xn+k+1‖ = ‖f(xn, xn+1, . . . , xn+k−1)− f(xn+1, xn+2, . . . , xn+k)‖
≤ λmax{αn, αn+1, . . . , αn+k−1} ≤ λmax{Kθn, Kθn+1, . . . , Kθn+k−1}
= λKθn = Kθn+k.
Vậy (1) được chứng minh.
Với n,m ∈ N và n < m ta có
‖xn − xm‖ ≤ ‖xn − xn+1‖+ ‖xn+1 − xn+2‖+ · · ·+ ‖xm−1 − xm‖
= αn + αn+1 + · · ·+ αm−1 ≤ Kθn +Kθn+1 + · · ·+Kθm−1 ≤ Kθ
n
1− θ .
Do đó (xn)n là một dãy Cauchy trong X. Vì X là không gian Cauchy yếu nên (xn)n
hội tụ yếu đến x∗ ∈ X. Mặt khác, do C là lồi đóng nên C đóng yếu, hơn nữa,
(xn)n ⊂ C nên x∗ ∈ C. Ta sẽ chứng minh x∗ = f(x∗, x∗, . . . , x∗).
Lấy ε > 0 tùy ý. Với mỗi số tự nhiên n, xét hàm
gn : C −→ R
x 7−→ gn(x) = ‖xn − x‖.
Khi đó gn là một hàm lồi liên tục trên C. Do đó tập
F nε := {x ∈ C | gn(x) ≤ gn(x∗)− ε},
là một tập đóng yếu trong C. Suy ra tập
Gnε := {x ∈ C | gn(x) > gn(x∗)− ε},
8 TRẦN THIỆN TÍN - TRẦN QUÂN KỲ
là tập mở yếu trong C. Dễ thấy x∗ ∈ Gnε và vì (xm)m hội tụ yếu về x∗ nên tồn tại
m0 ∈ N sao cho xm ∈ Gnε với mọi m ≥ m0, tức là
gn(x
∗)− ε < gn(xm), với mọi m ≥ m0.
Nếu m0 ≤ n thì ta nhận được gn(x∗) − ε n thì ta có
gn(x
∗)− ε < gn(xm0) = ‖xn − xm0‖ ≤
Kθn
1− θ . Nói tóm lại, ta luôn có
gn(x
∗)− ε < Kθ
n
1− θ , với mọi n ∈ N.
Từ đó suy ra lim sup
n→∞
gn(x
∗) = 0. Vì gn(x∗) ≥ 0 với mọi n ∈ N nên lim
n→∞
gn(x
∗) = 0,
tức là (xn)n hội tụ mạnh về x
∗.
Với mỗi n ∈ N ta có
‖x∗ − f(x∗, x∗, . . . , x∗)‖
≤ ‖x∗ − xn+k‖+ ‖xn+k − f(x∗, x∗, . . . , x∗)‖
= ‖x∗ − xn+k‖+ ‖f(xn, xn+1, . . . , xn+k−1)− f(x∗, x∗, . . . , x∗)‖
≤ ‖x∗ − xn+k‖+ ‖f(x∗, x∗, . . . , x∗)− f(x∗, x∗, . . . , x∗, xn)‖
+ ‖f(x∗, . . . , x∗, xn)− f(x∗, . . . , x∗, xn, xn+1)‖
+ · · ·+ ‖f(x∗, xn, xn+1, . . . , xn+k−2)− f(xn, xn+1, . . . , xn+k−1)‖
≤ ‖x∗ − xn+k‖+ λ‖x∗ − xn‖+ λmax{‖x∗ − xn‖, ‖xn − xn+1‖}
+ · · ·+ λmax{‖x∗ − xn‖, ‖xn − xn+1‖, . . . , ‖xn+k−2 − xn+k−1‖}.
Lấy giới hạn khi n→∞ ta được f(x∗, x∗, . . . , x∗) = x∗.
Bây giờ giả sử thêm rằng
‖f(x, x, . . . , x)− f(y, y, . . . , y)‖ < ‖x− y‖, với mọi x, y ∈ C, x 6= y.
Lúc đó nếu có y∗ ∈ C, y∗ 6= x∗ mà f(y∗, y∗, . . . , y∗) = y∗ thì
‖x∗ − y∗‖ = ‖f(x∗, x∗, . . . , x∗)− f(y∗, y∗, . . . , y∗)‖ < ‖x∗ − y∗‖.
Mâu thuẫn này chứng tỏ x∗ là điểm duy nhất thỏa mãn f(x∗, x∗, . . . , x∗) = x∗.
Trong trường hợp k = 1, ta nhận được Nguyên lý ánh xạ co Banach trong không
gian Cauchy yếu.
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN CAUCHY YẾU 9
Định lý 2.2. Cho X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi, đóng,
khác rỗng của X và f là một ánh xạ co từ C vào C. Khi đó f có duy nhất một điểm
bất động x∗ ∈ C. Hơn nữa, dãy (fn(x))n hội tụ mạnh đến x∗ với mỗi x ∈ C.
Hệ quả 2.1. Cho X là một không gian Banach và f : X −→ X là một ánh xạ co.
Khi đó f có duy nhất một điểm bất động.
Định lý 2.3. Cho X là một không gian Cauchy yếu, x0 ∈ X, r > 0 và ánh xạ co
f : B(x0, r) −→ X thỏa mãn điều kiện ‖f(x0)− x0‖ < (1− α)r, trong đó α là hằng
số co. Khi đó f có ít nhất một điểm bất động.
Chứng minh. Chọn ε > 0 sao cho ‖f(x0)−x0‖ ≤ (1−α)ε < (1−α)r. Đặt C = {x ∈
X | ‖x− x0‖ ≤ ε}. Ta có C là tập con lồi, đóng, khác rỗng của X. Hơn nữa, với mọi
x ∈ C ta có
‖f(x)− x0‖ ≤ ‖f(x)− f(x0)‖+ ‖f(x0)− x0‖ ≤ α‖x− x0‖+ (1− α)ε ≤ ε.
Do đó f(x) ∈ C. Như vậy ta có ánh xạ co f|C : C −→ C. Theo Định lý 2.2, f có
điểm bất động trong C.
Định lý 2.4. Giả sử X là một không gian Cauchy yếu, f : B′(0, r) −→ X là một
ánh xạ co với hằng số co α và thỏa mãn f(S(0, r)) ⊂ B′(0, r). Khi đó f có duy nhất
một điểm bất động.
Chứng minh. Đặt g(x) =
x+ f(x)
2
, x ∈ B′(0, r). Lấy tùy ý x ∈ B′(0, r) mà x 6= 0 và
đặt x¯ =
rx
‖x‖ . Vì x− x¯ =
x
‖x‖(‖x‖ − r) nên ta có
‖f(x)− f(x¯)‖ ≤ α‖x− x¯‖ = α(r − ‖x‖).
Từ đó suy ra
‖f(x)‖ ≤ ‖f(x¯)‖+ ‖f(x)− f(x¯)‖ ≤ r + α(r − ‖x‖) ≤ 2r − ‖x‖.
Do đó
‖g(x)‖ ≤ ‖x‖+ ‖f(x)‖
2
≤ r.
Vì g liên tục trên B′(0, r) nên ta suy ra ‖g(0)‖ ≤ r. Như vậy, g : B′(0, r) −→ B′(0, r).
Ngoài ra, g là ánh xạ co vì
‖g(x)− g(y)‖ ≤ ‖x− y‖+ ‖f(x)− f(y)‖
2
≤ 1 + α
2
‖x− y‖.
Theo Định lý 2.2, g có điểm bất động duy nhất trên B′(0, r) và đó chính là điểm bất
động duy nhất của f trên B′(0, r).
10 TRẦN THIỆN TÍN - TRẦN QUÂN KỲ
Phần tiếp theo của mục này được dành để trình bày một số kết quả về điểm bất
động cho ánh xạ không giãn trong không gian Cauchy yếu.
Định lý 2.5. Cho X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi, đóng,
khác rỗng của X và f : C −→ C là một ánh xạ không giãn sao cho f(C) là một tập
con compact của C. Khi đó f có ít nhất một điểm bất động.
Chứng minh. Lấy x0 ∈ C, đặt fn(x) =
(
1− 1
n
)
f(x) +
1
n
x0, x ∈ C, n ≥ 2. Vì C là
tập lồi nên fn(x) ∈ C. Với mỗi n ≥ 2, fn là một ánh xạ co từ C vào C. Thật vậy,
với mọi x, y ∈ C ta có
‖fn(x)− fn(y)‖ =
(
1− 1
n
)
‖f(x)− f(y)‖ ≤
(
1− 1
n
)
‖x− y‖.
Do đó, theo Định lý 2.2, với mỗi n ≥ 2 tồn tại xn ∈ C sao cho
xn = fn(xn) =
(
1− 1
n
)
f(xn) +
1
n
x0.
Ta có (f(xn))n ⊂ f(C) và do f(C) là tập compact nên tồn tại một dãy con (f(xnk))k
của dãy (f(xn))n và tồn tại x
∗ ∈ f(C) sao cho f(xnk)→ x∗ khi k →∞. Ta có
xnk = fnk(xnk) =
(
1− 1
nk
)
f(xnk) +
1
nk
x0.
Do đó xnk → x∗ khi k → ∞. Vì f liên tục nên f(xnk) → f(x∗) khi k → ∞. Suy ra
f(x∗) = x∗. Vậy f có điểm bất động.
Hệ quả 2.2. Cho X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi, compact,
khác rỗng của X và f : C −→ C là một ánh xạ không giãn. Khi đó f có ít nhất một
điểm bất động.
Hệ quả 2.3. Cho f : Rn −→ Rn là một ánh xạ không giãn sao cho f(Rn) là một
tập bị chặn. Khi đó f có ít nhất một điểm bất động.
Định lý 2.6. Cho X là một không gian Cauchy yếu, C là một tập con lồi, đóng, bị
chặn, khác rỗng của X và f : C −→ C là một ánh xạ không giãn sao cho (I − f)(C)
là một tập con đóng trong X. Khi đó f có ít nhất một điểm bất động.
Chứng minh. Lấy x0 ∈ C, đặt fn(x) =
(
1− 1
n
)
f(x) +
1
n
x0, x ∈ C, n ≥ 2. Vì C là
tập lồi nên fn(x) ∈ C. Ta có fn là ánh xạ co từ C vào C với mọi n ≥ 2. Do đó, theo
Định lý 2.2, với mỗi n ≥ 2 tồn tại xn ∈ C sao cho xn = fn(xn). Ta có
xn − f(xn) = fn(xn)− f(xn) = − 1
n
(f(xn)− x0) .
MỘT SỐ ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG TRONG KHÔNG GIAN CAUCHY YẾU 11
Do đó (I − f)(xn)→ 0 khi n→∞. Vì (I − f)(C) là tập đóng nên 0 ∈ (I − f)(C).
Từ đó suy ra tồn tại x∗ ∈ C sao cho x∗ = f(x∗). Vậy f có điểm bất động.
3 KẾT LUẬN
Như vậy, bài báo đã trình bày một kết quả mở rộng của Nguyên lý ánh xạ co Banach,
khẳng định sự tồn tại duy nhất điểm x∗ ∈ C sao cho f(x∗, x∗, . . . , x∗) = x∗, trong
đó f : Ck −→ C với C là một tập con lồi, đóng, khác rỗng của không gian Cauchy
yếu X và f thỏa mãn những điều kiện nhất định cho trước. Từ đó, một số kết quả
về sự tồn tại điểm bất động cho các ánh xạ co và ánh xạ không giãn trong không
gian Cauchy yếu đã được thiết lập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] R.P. Agarwal, M. Mehan, D. O’Regan (2001). Fixed Point Theory and Applications.
Cambridge University Press.
[2] S.M. Ali (2006). Reduced assumption in the Banach contraction principle. Journal of
mathematics and Statistics, 3(2), 54-57.
[3] S.M. Ali (2007). Fixed point of non-expansive operators on weakly Cauchy normed
spaces. Journal of Mathematics and Statistics, 3(2), 54-57.
[4] L.B. C´iric´ and S.B. Presˇic´ (2007). On Presˇic´ type generalization the Banach contrac-
tion mapping principle. Acta. Math. Univ. Comenianae, Vol LXXVI, 2, 143-147.
[5] J. Dugundji and A. Granas (2003). Fixed Point Theory. Springer, New York.
Title: SOME FIXED POINT THEOREMS IN WEAKLY CAUCHY NORMED SPACE
Abstract: In this paper, we present a generalization of Banach contraction principle in
weakly Cauchy normed space. Base on this, we prove some results about existence fixed
point for contractive and nonexpansive mappings.
ThS. TRẦN THIỆN TÍN
Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ThS. TRẦN QUÂN KỲ
Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_227_tranthientin_tranquanky_04_tinky_3311_2021011.pdf