Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng Thái Lan nhập nội và lợn rừng Việt Nam

Khối lượng sơ sinh của lợn rừng Thái Lan bình quân là 0,49 ± 0,01kg, lợn rừng Việt Nam bình quân là 0,41 ± 0,03 kg. Đặc trưng của lợn rừng là từ sơ sinh đến 5-6 tháng tuổi toàn thân có màu sọc dưa, lông cứng chụm 3 chân thành cụm, lợn rừng Việt Nam rõ nét hơn lợn rừng Thái Lan Cấu trúc cơ thể hình thoi, theo hướng nạc: Đầu thanh, mõm dài, mình gọn, chân cao. Lợn rừng Việt Nam cao thanh hơn lợn rừng Thái Lan.

pdf9 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng Thái Lan nhập nội và lợn rừng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 14 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐÀN LỢN RỪNG THÁI LAN NHẬP NỘI VÀ LỢN RỪNG VIỆT NAM Tăng Xuân Lưu1,Trần Thị Loan1, Võ Văn Sự2, Nguyễn Văn Thành3 và Trịnh Phú Ngọc2 1Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì , 2Bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học-VCN 3Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chan nuôi TP HCM *Tác giả liên hệ : Tăng Xuân Lưu 1Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì Tel: 0912124291; Email: luuhanhbavi@gmail.com ABSTRACT Several biological characteristics of imported Thai and Vietnamese wild pigs One study aiming at describing several biological characteristics of imported Thai and Vietnamese wild pigs was conducted. The results of the stusy showed that: behaviors of imported Thai and Vietnamese wild pigs were similar to local pigs of Vietnam. They were very active, omnivorous and prolific. The age at first oestrus of Thai and Vietnamese wild swines were 73.5 and 94.4 days, respectivly. The first mating of Thai and Vietnamese wild swines occurred at 229.5 and 251.5 days of age, respectively. The oestrous cycle of Thai and Vietnamese wild swines was 21 days and the cycle lasted for 2.5 days in both. The pregnancy length was 110-118 days for both. The weight at birth of Thai and Vietnamese wild pig was 0.49 and 0.41kg, respectively. The average time from the farrowing to the next sexual cycle of Thai and Vietnamese sown were 75 and 83 days, respectively. Keywords: wild pigs (Linnaeus), like activities, like soaking, diverse food, oestrous cycle, pregnant period ĐẶT VẤN ĐỀ Lợn rừng có tên khoa học là Sus Scrofa, còn có tên khác là lợn lòi, kun bíu. Lợn rừng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Nó chính là tổ tiên của các giống lợn nhà, có 21 loại phụ sống trên phạm vi rất rộng bao gồm nhiều khu vực ở châu Âu và bắc châu Á, cũng như miền Nam và miền Bắc châu Phi. Ở Việt Nam lợn rừng có ở hầu hết các vùng rừng của các tỉnh, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và dọc dãy núi Trường sơn. Việc thuần hóa và nuôi dưỡng chúng để trở thành một con vật nuôi thì là hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam. Ở Thái Lan và Trung Quốc lợn rừng cũng đã được thuần hóa và lai với lợn bản địa để trở thành con vật nuôi trong hệ thống chăn nuôi từ 12-18 năm nay. Một số quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng cũng đã được đề cập nhưng về tập tính của nó như thế nào trong quá trình nuôi dưỡng thì ít thông tin công bố. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã bắt đầu nuôi giống lợn rừng. Nguồn gốc của nó thì bằng nhiều con đường như: nhập khẩu từ thái Lan, Trung Quốc theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch và còn một số cũng đã xuất phát từ thuần hóa lợn rừng của rừng Việt Nam. Nhưng tất cả các nơi nuôi lợn rừng cũng chỉ là theo kinh nghiệm và một phần từ tài liệu đơn giản, sơ sài của những trang trại ở Thái Lan, hay một vài bài báo viết dưới dạng cảm tính hoặc chủ quan mà thôi. Về mặt sinh học và tập tính của nó như thế nào thì ít có tài liệu nói đến. Đối với các nhà khoa học Việt Nam thì hoàn toàn là mới hoặc có đề cập tới dưới dạng thông tin ngắn. Vì vậy, để có những thông tin và số liệu khoa học cụ thể về chăn nuôi lơn rừng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng Thái Lan nhập nội và lợn rừng Việt Nam”. TĂNG XUÂN LƯU – Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng ... 15 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Lợn rừng Thái Lan và lợn rừng Việt Nam bao gồm: Lợn từ 1 ngày tuổi, lợn choai, lợn hậu bị, lợn sinh sản (Đực và cái). Nguồn gốc: Lợn có nguồn gốc từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam và lợn rừng được thuần dưỡng từ rừng vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An với giống mõm dài Địa điểm nghiên cứu Công ty Khánh Gia- Bình Dương, Trang trại Bảy Dũng- Bình Phước với 120 nái sinh sản Công ty Giống động vật quý Hà Khánh Nha Trang: 25 nái sinh sản Trang trại Xương Lâm Bắc Giang: với 20 nái sinh sản Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì và một số trại vùng Hòa Lạc- Hà Nội: với 45 nái sinh sản. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 – 2007 đến tháng 6 năm 2009 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trực quan: quan sát theo dõi và mô tả. Ghi chép các thông tin và số liệu theo phiếu được lập sẵn từng cá thể qua các chỉ tiêu các năm và vào chương trình Việtpig để theo dõi theo hồ sơ cá thể Nội dung nghiên cứu Mô tả đặc điểm ngoại hình: của lợn rừng Thái Lan và Lợn rừng Việt Nam Tập tính sinh học của lợn rừng: Tập tính sinh hoạt: vận động, đi lại, ngủ nghỉ, tìm kiếm thức ăn, nước uống, sử dụng thức ăn, lựa chọn thức ăn, tập tính sinh dục: triệu chứng động dục, biểu hiện động dục, thời gian động dục, tập tính bầy đàn, tập tính gia đình, tập tính tự vệ và phòng vệ: được quan sát, theo dõi hàng ngày. Khả năng sinh sản: Tuổi động dục lần đầu (đực và cái), tuổi phối giống lần đầu, thời gian động dục, chu kỳ động dục, thời gian phối giống thích hợp, thời gian mang thai, thời gian động dục lại sau khi đẻ. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Mô tả ngoại hình của lợn Rừng Đặc điểm lợn giai đoạn theo mẹ Bảng 1. Khối lượng (kg) sơ sinh của lợn rừng Việt Nam và Thái Lan Chỉ tiêu n Mean ± SE Max Min Rừng Việt Nam 48 0,41 ± 0,03 0,54 0,34 Rừng Thái Lan 312 0,49±0,01 0,68 0,28 Khối lượng sơ sinh Lợn rừng Việt Nam: Có khối lượng sơ sinh dao động từ 0,34 - 0,54 kg bình quân 0,41kg/con Lợn Rừng Thái Lan: có khối lượng sơ sinh giao động từ 0,28 - 0,68 kg, bình quân 0,49 kg/con. Như vậy lợn rừng Việt Nam có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn lợn rừng tái lan. Theo VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 16 chúng tôi lợn Thái có thể là được nuôi thích nghi lâu hơn lợn Rừng Việt nên khả năng ảnh hưởng của Stress trong quá trình nuôi dưỡng ít hơn nên ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của con trong thời kỳ bào thai. Khối lượng sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời kỳ mang thai cũng như các yếu tố khác. Đặc điểm chung Khi ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con đã có phản xạ đứng dậy ngay. Trong thời gian 2-4 phút lợn con tự tìm đến vú mẹ và có phản xạ bú ngay: động tác bú mẹ là vừa bú vừa thúc vú. Trong quá trình tìm vú và tranh bú thường những con có khối lượng lớn (khỏe) sẽ tranh bú ở những vú phía trước, còn con nhỏ thường phải bú vú sau cùng. Con sinh ra đầu tiên thường là những con có khối lượng sơ sinh nhỏ nhất trong đàn. Sau khi bú sữa đầu, lợn con thường tìm chỗ kín và ấm để nằm và thường nằm chung, tụm vào một nơi. Về mùa lạnh lợn thường chui vào rác hoặc vật khác miễn là phủ kín mình và nằm thành “đống”.Khi có tiếng động hoặc tiếng khua mạnh thì lợn con phản xạ rất nhanh phát ra tiếng kêu đồng thanh, chạy nhanh về phía mẹ và tập trung thành cụm. Đặc biệt khi thấy con vật lạ thì lợn con thường quay đầu ra phía trước để quan sát và phòng thủ tự vệ “tập thể” Màu lông Lợn rừng có màu lông không đồng nhất trên cơ thể, nó được phân chia theo từng vùng khác nhau và thay đổi theo tháng tuổi, đặc biệt giai đoạn nhỏ khác hoàn toàn với giai đoạn trưởng thành. Gai đoạn nhỏ: toàn thân có nhiều màu vàng thâm, đen, bạc, hung như màu lá rụng (lá vàng,đen, khô, thâm), tương tự như báo cáo của Đỗ Kim Tuyên (2006), Võ Văn Sự (2008). Màu lông sơ sinh Hai bên mình cách dọc sống lưng 1-1,5 cm là sọc đầu tiên chạy liên tục từ phía sau mông cho tới sau hốc tai. Mỗi bên bao gồm 6 sọc : 3 sọc đậm thường là màu vàng sọc dưa bở và 3 sọc màu nâu đen. Hai bên đối xứng nhau, riêng 2 sọc đối xứng gần sống lưng là sọc liên tục còn lại là sọc ngắt quãng làm 2 hoặc 4 đoạn có xen kẽ. Phần dưới bụng là màu trắng bạc. Các sọc này đậm nét từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 60, từ ngày 61 trở đi bắt đầu chuyển màu nhạt dần cho tới khi được 4 tháng và trở thành màu hung bạc hoặc nâu đen từ tháng thứ 6-7 . Màu lông giai đoạn trưởng thành Hai bên má màu bạc, vùng bụng màu trắng đục, còn lại toàn thân màu nâu hung hoặc đen hung. Lông dựng đứng, chĩa ra và cứng (Trong trường hợp màu nâu hung hoặc màu vàng cháy lông dày, mượt là lợn mọi hoặc lợn Ba Xuyên Việt Nam hoặc lợn mọi của đồng bào dân tộc Mèo, Thái Lan nuôi ở phía Bắc, loại lợn này cũng có lông chụm 3 ở phía lưng, có khác nhau giữa lợn rừng Việt Nam và lợn Rừng Thái Lan. Khi trưởng thành toàn thân lợn được chia làm 3 loại màu đặc trưng đó là loại nâu hung, loại đen và loại xám đen ở cả hai giống Việt và Thái. Mật độ lông: Lợn rừng Việt Nam có bộ lông dài hơn, rậm hơn và cứng hơn, đối với màu sắc thì lợn rừng Việt Nam màu sắc đậm và rõ nét hơn của thái lan. Khi trưởng thành toàn thân lợn được chia làm 3 loại màu đặc trưng đó là loại nâu hung, loại đen và loại xám đen ở cả hai giống Việt và Thái. Phần đầu: Đầu dài, thon, mõm dài hơn lợn nhà (đối với lợn đưa từ rừng về thường là mõm dài). Má gọn, không phệ. Đặc biệt màu lông phần đầu đều là một màu bạc hoặc màu đen sáng, hai bên má là hoàn toàn màu bạc má (chiếm 86%-88 % trong tổng số lông má). Lợn rừng Việt Nam đầu dài, mõm dài, thon, gọn hơn lợn rừng Thái Lan. TĂNG XUÂN LƯU – Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng ... 17 Răng: Hàm răng dưới bố trí 4: 4: 4 (bốn răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm). Răng hàm trên:2: 4: 4 (hai răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm) Răng nanh hàm trên phát triển hơn 2 răng nanh hàm dưới và chìa ra ngoài, 4 răng cửa trước dưới và 2 răng cửa trước trên chụm thành hình máng nhọn chìa ra phía trước như hình mũi tên. Tai: Tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước, không cụp như lợn nhà, phù hợp với phát hiện tiếng động từ xa. Đối với lợn rừng Việt Nam tai nhỏ, mỏng và đứng hơn lợn rừng Thái Lan. Mắt: có 2 mắt tròn, màu nâu, hàng mi trên phát triển hơn hàng mi dưới, tuyến lệ phát triển bình thường, phản xạ mắt ban đêm nhanh hơn ban ngày. Cách bố trí và phân vùng lông Lông được bố trí thành cụm chụm 3 lông thành cụm hình tam giác đều: Vùng gáy và chạy dọc sống lưng tới nửa lưng là lông cứng, chân lông to và tốt tạo thành dọc lông Bờm. Vùng lông này thường dựng đứng khi có phản xạ tự vệ hoặc khi thực hiện phản xạ giao phối. Còn lại là lông nhỏ và mịn hơn đối với các vùng gần bụng (giao đoạn nhỏ). Càng lớn lên thì lông càng phát triển. Phần mình Mình thon hình trụ, bụng gọn đặc biệt là lợn đực. Ở con lai hoặc lợn địa phương thì bụng xổ, da dày tích mỡ. Chân: Lợn rừng 4 chân cao, 2 chân sau dài hơn 2 chân trước tạo thành thế lao người về phía trước, phù hợp với điều kiện phòng vệ bỏ chạy trốn khi nghe, hoặc phát hiện ra một động thái nào cho dù đó là âm thanh hay tiếng động đó là lành hay dữ. Bốn móng bao gồm 2 móng treo trên thường kém phát triển, 2 móng tiếp giáp đất chụm, nhọn, màu đen chắc: tạo bước đi nhẹ nhàng, tránh tiếng động và tiếp giáp chắc vào mặt đất, màu lông chân đen hung (một số con có móng và lông lang đen đó là con có máu lai với lợn nhà). Đối với lợn rừng Việt Nam: chân nhỏ, móng chụm và đen thẫm hơn lợn rừng Thái Lan. Vú: Kết quả theo dõi kiểm tra ngẫu nhiên của 120 lợn nái sinh sản chúng tôi thu được kết quả: lợn rừng Thái Lan và lợn rừng Việt Nam đều có từ 8-12 vú: trong đó 97% là 10 vú, 2,5 % 12 vú, 0,2% có 8 vú và 0,3 % có từ 1-3 vú kẹ. Đuôi:Lợn rừng có đuôi nhỏ vót hình đuôi chuột, có chùm lông hình dẻ quạt ở cuối đuôi như lợn nhà và đuôi kém phát triển hơn lợn nhà. Tập tính sinh hoạt của lợn rừng Tập tính đi lại Lợn rừng con: từ 1-3 ngày tuổi lợn thích nằm chỗ kín và ấm (dù mùa hè thì lợn vẫn thích chui vào rác hoặc nơi có nhiệt độ cao), hầu hết thời gian dành riêng cho ngủ, ngoài thời gian bú mẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi lợn thường chơi đùa ra nơi có ánh nắng, đặc biệt khi thời tiết nóng nực thì chúng thích vầy nơi có nước hoặc bùn. Đối với lợn trưởng thành thích cà người vào thân cây hoặc bờ tường, bờ rào và thích gặm vỏ thân cây (động tác mài răng nanh). Lợn rừng mẹ: Lợn rừng giống lợn nhà ở chỗ, sau khi ăn no đều nằm nghỉ sau đó mới dành thời gian cho nô đùa. Thời gian đi lại trong ngày nhiều hơn thời gian ngủ nghỉ, đặc biệt là lợn trưởng thành và lợn đực: Thời gian hoạt động nhiều nhất trong ngày vào lúc từ 7giờ30 đến VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 18 10giờ30, và từ 14giờ30 đến 17 giờ. Thời gian nghỉ, ngủ thường tập trung vào trưa từ 11giờ30 đến 13giờ30 và vào ban đêm. Tìm kiếm thức ăn Lợn rừng thích đào bới, tìm kiếm thức ăn trong lòng đất, thích ăn những thức ăn cứng như hạt, củ, quả, gặm thân các loại cây, đặc biệt là rất thích ăn mía, gốc cỏ voi non, thân cây ngô non, bèo tây, cây cỏ, rau các loại... Chúng thường ăn lai rai cả ngày, không ăn tập trung như lợn nhà và ăn khô không thích ăn nước (ăn riêng, uống riêng). Uống nước Đối với lợn con chúng thích liếm láp những nơi có nước (chính lý do này mà thời kỳ bú sữa mẹ hay mắc chứng ỉa chảy). Lợn choai và lợn trưởng thành chúng đều thích uống nước tự do, chúng không thích uống nước vòi, nhưng khi đưa vòi vào thì chúng cũng rất nhanh thích nghi vì phù hợp với tính tò mò của chúng. Tập tính bầy đàn Đặc điểm chung của lợn con , lợn trưởng thành là chúng rất thích sống theo bầy đàn đông. Đến thời kỳ sinh sản thì tính gia đình được bảo thủ cao. Trong trường hợp nếu một con đẻ trong bầy đàn thì lập tức bị bầy đàn cắn chết ngay. Vì vậy, khi đến ngày sinh con thì lợn mẹ thường tách đàn để đi làm ổ đẻ nơi khác, trong trường hợp đàn đông thì chúng thường tách xa đàn để đi làm ổ đẻ và khi con lớn mới tham gia nhập đàn, nhằm bảo toàn cho con của chúng. Trong trường hợp hai ổ đẻ gần nhau nếu con của con nó sang ổ của con kia lập tức bị mẹ con khác tấn công ngay. Sở thích: lợn rừng thích đùa nghịch, thích tắm vũng bùn hơn vũng nước, thích ăn những thứ cứng như củ, hạt. Tập tính tự vệ Đối với Lợn rừng mới nhập từ rừng hoang dã về thì tính tự vệ rất cao.Trong trường hợp có từ 2 con trở lên sống chung trong chuồng, khi có người vào hoặc đối thủ khác đến gần thì chúng túm tụm lại với nhau và hướng đầu ra phía đối phương để phòng vệ, còn trong trường hợp một mình thì phản xạ đầu tiên là tấn công thẳng vào đối phương để phòng vệ. Đặc biệt khi một con trong đàn nhận được tín hiệu lạ từ bên ngoài thì nó kêu lên và cả đàn khi nhận được tín hiệu đó thì ngay lập tức cả đàn đều kêu và chạy loạn lên vì vậy rất khó cho kẻ thù có thể tấn công được chúng. Trong trường hợp, khi đi kiếm mồi hay kiếm thức ăn, nếu phát hiện người lạ đến thì chúng lập tức chạy trốn và dồn về một nơi. Tính hoang dã được thể hiện ở chỗ khi đang thực hiện việc giao phối mà con đực khác đến, hoặc người đến làm ảnh đến quá trình giao phối của chúng thì ngay lập tức bị tấn công trở lại. Vì vậy trong quá trình chăn nuôi cần chú ý đến đặc tính này để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. Tập tính thải phân và nước tiểu Trong trường hợp nuôi nhốt hay thả rông trong khuôn viên rộng thì chúng đều có phản xạ là thải phân và nước tiểu nơi có nước hoặc một khu vực tương đối ổn định và phải là nơi ẩm ướt nhất khu vực, đặc điểm này giống lợn địa phương. Tập tính ngủ, nghỉ Chúng thường ngủ, nghỉ ở nơi ít người hoặc ít gia súc đi lại (nơi yên tĩnh) đặc biệt rất ít thấy lợn ngủ có tiếng gáy. Thời gian ngủ nghỉ thường tập trung vào thời gian trưa từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30 và vào ban đêm. TĂNG XUÂN LƯU – Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng ... 19 Hoạt động động sinh lý, sinh dục Biểu hiện chu kỳ sinh dục Sự thành thục về tính của lợn rừng Thái Lan và lợn Rừng Việt Nam thể hiện qua Bảng 2 Hiện tượng động hớn của lợn đực Diễn ra rất sớm, sau khi đẻ 30 ngày đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên là con đực đã có phản xạ nhảy ôm lên lưng con khác nhưng có biểu hiện rõ của hoạt động sinh dục là lúc đạt 2,5-3,0 tháng tuổi và hoạt động mạnh rõ vào tháng tuổi thứ 4;5. Đặc điểm này giống với lợn nhà, như vây lợn đực thành thục sinh dục rất sớn. Đối với lợn rừng Việt Nam tuổi động hớn đến muộn hơn lợn rừng Thái Lan trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với lợn cái tuổi động hớn lần đầu ở 7-8 tháng tuổi, cũng là tuổi phối giống lần đầu của chúng. Đối với lợn rừng Việt Nam thời gian động hớn và tuổi phối giống lần đầu kéo dài hơn và chỉ tiêu này có sự sai khác rõ rệt giữa 2 giống lợn (P<0,05) Bảng 2. Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn rừng Thái Lan và Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị tính Giới tính n (con) Mean ± ME Max Min ĐựcThái Việt 186 20 73,5 ± 6,65 94,43± 5,4 108,0 127,0 35,0 64,0 Tuổi động hớn lần đầu ngày Cái: Thái Việt 320 20 187,53 ± 10,86 228,5 ± 8,5 301,0 320,0 156,0 204,0 Tuổi phối giống lần đầu Ngày Cái:Thái Việt 78 20 229,5± 7,54 251,5 ± 11,0 382,0 363,0 167,0 204,0 Chu kỳ động dục Ngày Cái: Thái Việt 78 20 21,05 ± 1,5 21,05 ± 1,5 24,0 24,0 18,0 20,0 Thời gian động dục Ngày Cái: Thái Việt 78 20 2,50±0,05 - 3,0 - 2,0 - Thời gian mang thai Ngày Cái: Thái Việt 64 20 114±0,55 113,5± 2,5 118,0 118,0 101,0 110,0 Tỉ lệ đực / cái % Đực/cái: Thái: Việt: 680 20 52,18 54,7 100,0 100,0 0,0 0,0 Thời gian động dục lại sau khi đẻ Ngày Thái: Việt 53 16 74,37±2,99 82,5 ±4,85 123 142 22 73,0 Chu kỳ động dục Kéo dài 19-22 ngày, trung bình 21ngày như lợn nhà, thời gian động dục kéo dài 2-3 ngày, mật độ tập trung thường kéo dài 2 ngày (kết quá theo dõi của Nguyễn Lân Hùng và cs, (2006) kéo dài 3-4 ngày, chu kỳ động dục là 20-22 ngày), đối với 2 giống lợn không có sự sai khác. Triệu chứng động dục của lợn cái Trước ngày động dục lợn đi lại nhiều, có biểu hiện hưng phấn, thích cà kịa con khác và có hiện tượng nhảy lên lưng con khác, ăn ít, âm hộ bắt đầu tăng sinh. Thời gian động dục kéo dài 2-3 ngày và cũng được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn động dục: thường kéo dài 6-16 giờ có các triệu chứng như kêu, đi lại nhiều, tìm kiếm con đực, thích gần con đực, nhưng chưa cho con đực nhảy, bỏ ăn, âm hộ xung huyết màu hồng tươi. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 20 Giai đoạn chịu đực: Kéo dài từ 12-20 giờ và thường vào cuối ngày thứ nhất và sáng sớm ngày hôm sau: Giai đoạn này thường có những biểu hiện như ít đi lại, lợn mẹ đứng ì khi con đực nhảy lên mình nó, mắt lim dim, âm hộ từ màu hồng tươi chuyển sang màu hồng nhạt và sỉu lại (thâm lại). Giai đoạn sau chịu đực Thường kéo dài 4-8 giờ và có các biểu hiện: Đi lại ít, uể oải, nằm nhiều, xa lánh con khác, niêm dịch dính đuôi. Triệu chứng biểu hiện động đực của 2 giống lợn chúng tôi thấy: biểu hiện động dục của lợn rừng Thái Lan thường rõ hơn lợn rừng Việt Nam. Hoạt động chửa đẻ Sau khi chu kỳ sinh dục, nếu không đậu thai thì lợn động dục trở lại sau 21 ngày (19-22 ngày). Nếu lợn đậu thai thì thời gian mang thai là 101-118 ngày, thời gian mang thai ngắn hơn lợn nhà từ 2-3 ngày. Theo Nguyễn Lân Hùng và cs, (2006) thời gian mang thai là 112-114 ngày giống như lợn nhà. Trong thời kỳ mang thai tính tình lợn mẹ trở nên “hiền” hơn: ăn tốt hơn, thời gian nghỉ, ngủ nhiều hơn, lông da mượt hơn. Trong thời gian chửa lợn mẹ thường chăm chỉ hơn chịu khó đào, ủi đất để kiếm mồi hơn và hay ăn các vật cứng, rắn (có thể để tăng cường canxi cho thai nhi). Triệu chứng đẻ Trước khi đẻ 6-7 ngày lợn có biểu hiện sa nầm vú, rõ nhất là cách ngày đẻ từ 1-2 ngày. Lợn đi lại khó khăn hơn, bồn chồn, lo lắng hơn khi càng gần đến ngày làm mẹ, âm hộ bắt đầu sưng, đỏ mọng như lúc động dục. Trước khi đẻ 2-3 giờ: lợn cắp rác, lá cây, cắn chuồng để quây ổ đẻ. Trạng thái bồn chồn và trở thành hung dữ khác thường. Đi lại khó khăn, các tia vú chìa ra, âm hộ từ đỏ tươi trở về tím tái, nước ối chảy ra. Khi người chăm sóc đến gần chúng có phản xạ tự vệ ngay. Đối với lợn thả rông ngoài đất, đồi, chúng tự đào hầm và cắp rác để làm ổ đẻ. Thời gian đẻ Thời gian đẻ kéo dài 1-2 tiếng, đẻ theo nhịp, mỗi nhịp đẻ thường 2 con một lúc. Số con đẻ dao động từ 1- 9 con/ổ và bình quân 5,5 con ở lứa 1, lứa 2,3 số con bình quân 7,8 con/ổ và biến động từ 3 - 13 con. Lứa 4 trở lên thường ổn định hơn từ 5-14 con và trung bình là 8,8 con /ổ. (Giống như lợn địa phương: Phạm Sỹ Tiệp và cs(2008) khi nhiên cứu trên lợn Móng Cái: Tuổi phối giống lần đầu 8,71 tháng, số con sơ sinh/ổ: 7,23, số lứa đẻ 1,73/năm.) Thời gian ra nhau Sau khi đẻ 2-3 giờ thì nhau ra hết, hầu như chưa thấy con nào bị sát nhau (450/450 ổ đẻ). Khoảng 95 % lợn mẹ không ăn nhau thai sau khi đẻ. Khả năng nuôi con Lợn rừng rất ham con, bảo vệ con đến cùng khi có kẻ thù khác tấn công . Khi lợn con kêu lên tiếng kêu thanh thót thì phản vệ đầu tiên của lợn mẹ là vùng dậy và lao nhanh về phía vật lạ hoặc đối phương và sẵn sàng chiến đấu dù cho đối thủ đó là gì đi chăng nữa. Vì đặc tính này mà chúng ta không thể bắt con để lau khô như lợn nhà được. Bản năng nuôi con rất khéo: Sau khi đẻ xong thì mẹ đứng đậy và liếm con cho đến khi con khô người và sau đó cho con bú TĂNG XUÂN LƯU – Một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng ... 21 ngay. Quá trình theo dõi 450 ổ đẻ có 4/450 (0,8%) lợn đẻ lứa 1không nuôi con mà cắn chết và ăn thịt con. Trong khi ngủ thì lợn mẹ thường nằm ngoài để bảo vệ con. Tỉ lệ đẻ đực cái trong đàn Tỉ lệ này trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy tỉ lệ đực bao giờ cũng cao hơn cái ở cả 2 giống lợn: tỉ lệ đực chiếm từ 52-60% trong tổng số con sinh ra. Số con sinh ra trong lứa Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy: lợn rừng là loài động vật đa thai, mỗi lứa trung bình 5,5 con ở lứa đẻ 1, lứa hai bình quân 7,5 con trên ổ, từ lứa 3 trở đi số con bình quân trên 8 con/ổ. Mức giao động từ 2-14 con/lứa ở cả 2 giống lợn rừng Thái Lan và Việt Nam. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Thời gian động dục lại sau khi đẻ giao động từ 22 đến 123 ngày, trung bình 75 ngày ở lợn rừng Thái Lan. Từ 73 ngày đến 142 ngày và bình quân 83 ngày ở lợn rừng Việt Nam. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian nuôi con và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với lợn nuôi con không tách con thì thời gian động dục lại sau khi đẻ thường kéo dài 4-5 tháng khi con tự kiếm ăn được và không phụ thuộc vào sữa mẹ. Chỉ có số ít từ 20-22% lợn mẹ đang nuôi con ở tháng thứ 2 có biểu hiện động dục trở lại sau khi đẻ. Như vậy, trong trường hợp mẹ và con ở với nhau thì khả năng sinh sản của chúng chỉ đạt 1,2-1,5 lứa/năm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên của Nguyễn Lân Hùng và cs, (2006). Trong trường hợp chăn nuôi như hiện nay của các trang trại thì hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian cai sữa của lợn con. Thường lợn mẹ động dục trở lại sau khi tách con từ 4-7 ngày ở lợn rừng Thái Lan và 4-15 ngày ở lợn rừng Việt Nam. Nếu chúng ta cai sữa lợn con ở 60-65 ngày tuổi thì lứa đẻ của lợn mẹ là 2-2,1 lứa/năm. Trong trường hợp cá biệt sau khi đẻ con ra bị chết hoặc chúng ăn con thì thời gian động dục lại sau khi đẻ là 20-25 ngày. Như vậy, khoảng cách lứa đẻ hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con. Lợn rừng Việt Nam thời gian động dục lại sau khi đẻ kéo dài hơn lợn rừng Thái Lan, theo chúng tôi vì lợn Việt Nam khả năng thu nhận thức ăn kém hơn lợn rừng Thái (Lợn Thái ăn tạp hơn) nên khả năng hồi phục sức khỏe trở lại sau khi tách con là chậm hơn. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Khối lượng sơ sinh của lợn rừng Thái Lan bình quân là 0,49 ± 0,01kg, lợn rừng Việt Nam bình quân là 0,41 ± 0,03 kg. Đặc trưng của lợn rừng là từ sơ sinh đến 5-6 tháng tuổi toàn thân có màu sọc dưa, lông cứng chụm 3 chân thành cụm, lợn rừng Việt Nam rõ nét hơn lợn rừng Thái Lan Cấu trúc cơ thể hình thoi, theo hướng nạc: Đầu thanh, mõm dài, mình gọn, chân cao. Lợn rừng Việt Nam cao thanh hơn lợn rừng Thái Lan. Phân bố răng: Hàm dưới bố trí 4: 4: 4 (bốn răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm). Răng hàm trên là 2:4:4 (hai răng cửa, 4 răng nanh và 4 răng hàm). Răng nanh hàm trên phát triển hơn 2 răng nanh hàm dưới và chìa ra ngoài, 4 răng cửa trước dưới và 2 răng cửa trước trên chụm thành hình máng nhọn chìa ra phía trước như hình mũi tên. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010 22 Tai: Tai nhỏ, mỏng, đứng, hướng về phía trước, không cụp như lợn nhà, phù hợp với phát hiện tiếng động từ xa. Với lợn rừng Việt Nam tai nhỏ, mỏng và đứng hơn lợn rừng Thái Lan. Tập tính sinh hoạt và sinh sản gần giống như lợn bản địa: ăn tạp , đẻ mắn, nuôi con khéo và đẻ nhiều con: Tuổi động hớn lần đầu 73,5 ± 6,65 ngày ở lợn rừng Thái Lan và 94,43±5,4 ngày ở lợn rừng Việt Nam, Tuổi phối giống lần đầu tương ứng: 229,5±7,54 ngày và 251,5 ±11,0. Chu kỳ động dục 21,05 ngày, thời gian động dục 2,5 ngày ở cả 2 giống lợn. Thời gian mang thai 110-118 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ dao động từ 22-123 ngày, trung bình 75 ngày ở lợn rừng Thái Lan. Từ 73 ngày đến 142 ngày và bình quân 83 ngày ở lợn rừng Việt Nam. Tỉ lệ đẻ đực/cái trong đàn: tỉ lệ lợn đực chiếm từ 52-60% trong tổng số con sinh ra. Số con sinh ra trong lứa: Trung bình 5,5 con/lứa đẻ 1, lứa thứ 2 đạt 7,5 con/ổ, từ lứa thứ 3 trở đi số con BQ 8 con/ổ. Mức giao động từ 2-14 con/lứa ở cả 2 giống lợn rừng Thái Lan và lợn rừng Việt Nam. Lợn rừng đời sau sinh ra sau khi đã thuần dưỡng rất dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt hoặc bán thả rông. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu chi tiết và cụ thể về đặc điểm sinh lý, sinh sản, sinh trưởng, khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của lợn rừng và hiệu quả kinh tế của chúng TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Kim Tuyên. Cục Chăn nuôi (2006). Một số đặc điểm của lợn rừng thuần nhập từ Thái Lan về Việt Nam Kvisna, Keo Sua, Phia Kraixeng Xrium - Thai land (2005). Quy trình kỹ thuật nhân giống và phát triển heo rừng. Bản dịch của Lê Văn Hiển và Lê Tuấn Tú. Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích, Nguyễn Thái Bình, Đặng Ngọc Lý và Hồ Quang Sắc (2006). Kỹ thuật nuôi Lợn rừng (heo rừng), NXB. Nông nghiệp 2006 Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục và Tạ Thị Bích Duyên (2008). Phát triển đàn lợn giống Móng Cái cao sản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi .Tháng 9/2008. Tr.134-145 Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Phú Ngọc và Phan Hải Ninh (2008). Kết quả bước đầu nuôi lợn rừng Thái thuần tại Ba Vì và Bắc Giang. Báo cáo Khoa học - Viện Chăn nuôi 9/2008. tr: 172-184 *Người phản biện: TS. Phùng Thăng Long (ĐH Huế); TS. Phùng Thị Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb3_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_cua_dan_lon_1582.pdf
Tài liệu liên quan