Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ 35,56% (qua xét nghiệm phân) và 36,52% (qua mổ khám); trong đó có 7,76% nhiễm ở cường độ nặng. Số lượng sán/ gà biến động từ 3 - 109 con. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi nhiễm sán với tỷ lệ 60,20% (qua xét nghiệm phân) và 52,00% (qua mổ khám). - Gà nuôi ở 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên nhiễm 5 loài sán dây: R. tetragona, R. echinobothrida, R.cesticillus, R. volzi, Cotugnia digonopora. Tần suất xuất hiện các loài trên tại các xã, phường từ 50,00% - 100%.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 177 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Ngân*, Nguyễn Thị Kim Lan Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Xét nghiệm 942 mẫu phân gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: có 335 mẫu nhiễm sán dây, chiếm 35,56%, biến động từ 29,54% đến 44,55%. Gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ (71,94%) và trung bình (20,30%), cường độ nặng chỉ chiếm 7,76%. Mổ khám 115 gà có 42 gà nhiễm sán dây, chiếm 36,52%, biến động từ 26,67% đến 43,75%; cường độ nhiễm từ 3 – 109 sán/gà. Tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất ở gà trên 6 tháng tuổi (60,20% khi xét nghiệm phân và 52,00% khi mổ khám), thấp nhất ở gà ≤ 3 tháng tuổi (20,90% khi xét nghiệm phân và 26,92% khi mổ khám). Có 5 loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, gồm: R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, R. volzi, Cotugina digonopora (tần suất xuất hiện tại các xã, phường từ 50,00% - 100%). Từ khóa: Sán dây, loài, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh sán dây là bệnh thường gặp ở gà, đặc biệt là gà thả vườn. Sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già, dùng giác bám bám vào niêm mạc ruột gây tổn thương. Nếu nhiều sán sẽ làm tắc ruột, thủng ruột, viêm xoang bụng. Sán dây ký sinh làm gà gầy yếu, còi cọc và có thể chết nếu mắc bệnh nặng. Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ở Thái Nguyên phát triển khá mạnh, trong đó chăn nuôi gà thả vườn chiếm một số lượng lớn. Tuy nhiên, việc phòng và trị bệnh sán dây ở gà còn ít được chú ý. Để có cơ sở khoa học cho công tác phòng và trị bệnh, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu - Mẫu phân tươi của gà thả vườn ở các lứa tuổi tại 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Gà thả vườn (mổ khám sán dây). * Tel: 0915217020; E.mail: ngan.cnty@gmail.com - Kính lúp, kính hiển vi quang học. Glyxerin, axit lactic, cồn (từ 700 đến 960), thuốc nhuộm Carmin, Xylen, Bomcanada và các dụng cụ thí nghiệm khác. Nội dung nghiên cứu Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên qua xét nghiệm phân và mổ khám (tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở các địa phương và ở các lứa tuổi gà, loài sán dây ký sinh ở gà). Phương pháp nghiên cứu - Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. - Xét nghiệm mẫu phân bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943). - Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám không toàn diện (theo tài liệu của Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [1], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [4]). - Định loài sán dây: căn cứ vào hình thái, cấu tạo của sán dây trưởng thành theo khoá định loại ghi trong tài liệu của Phan Thế Việt và cs (1977) [10], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3]. Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 178 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại một số xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên Bảng 1a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên (qua xét nghiệm phân) Địa điểm nghiên cứu (xã, phường) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Nhẹ Trung bình Nặng Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Thịnh Đán 237 70 29,54 47 67,14 14 20,00 9 12,86 Quyết Thắng 250 75 30,00 53 70,67 17 22,67 5 6,67 Tân Cương 235 92 39,15 65 70,65 20 21,74 7 7,61 Phúc Xuân 220 98 44,55 76 77,55 17 17,35 5 5,10 Tính chung 942 335 35,56 241 71,94 68 20,30 26 7,76 Bảng 1b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên (qua mổ khám) Địa điểm nghiên cứu (xã, phường) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số lượng sán/ gà) Thịnh Đán 30 8 26,67 3 - 47 Quyết Thắng 27 9 33,33 4 - 78 Tân Cương 16 7 43,75 7 - 109 Phúc Xuân 42 18 42,86 5 - 81 Tính chung 115 42 36,52 3 - 109 Bảng 1a cho thấy, xét nghiệm 942 mẫu phân gà thả vườn nuôi tại 4 xã, phường tại thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ mẫu nhiễm sán dây là 35,56%, biến động từ 29,54% - 44,55%. Gà nhiễm sán dây chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình. Trong đó, gà thả vườn ở xã Phúc Xuân nhiễm cao nhất (44,55%), tiếp đến là gà nuôi ở xã Tân Cương (39,15%); phường Thịnh Đán có tỷ lệ gà nhiễm sán dây thấp nhất (29,54%). Kết quả mổ khám gà thả vườn ở bảng 1b cũng cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các địa phương: Mổ khám 115 gà có 42 gà nhiễm sán dây, chiếm tỷ lệ 36,52%. Trong đó, gà nuôi ở xã Tân Cương và xã Phúc Xuân có tỷ lệ gà nhiễm sán dây cao hơn gà nuôi ở phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng. Tỷ lệ gà thả vườn nhiễm sán dây qua mổ khám tại các xã, phường biến động từ 26,67% - 43,75%. Số lượng sán dây ký sinh biến động từ 3 – 109 sán/gà. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây của gà ở các địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết khí hậu, điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Ở xã Tân Cương và xã Phúc Xuân, nhiều hộ chăn nuôi gà theo phương thức tận dụng, điều kiện vệ sinh thú y kém, đồng thời các loại ký chủ trung gian phát triển nhiều nên tỷ lệ gà nhiễm sán dây cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [7]; Dương Công Thuận (2003) [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) [8] (mổ 703 gà có 629 gà nhiễm sán dây, chiếm 89,47%; tỷ lệ nhiễm sán của gà nhà là 93,40%, gà rừng 83%). Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 179 Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà Bảng 2a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua xét nghiệm phân) Tuổi gà (tháng) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm Nhẹ Trung bình Nặng Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) ≤ 3 67 14 20,90 11 78,57 2 14,29 1 7,14 > 3 - 6 185 56 30,27 43 76,79 10 17,86 3 5,36 > 6 98 59 60,20 36 61,02 16 27,12 7 11,86 Tính chung 350 129 36,86 90 69,77 28 21,71 11 8,53 Bảng 2b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua mổ khám) Tuổi gà (tháng) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số lượng sán/ gà) ≤ 3 13 2 15,38 3 - 24 > 3 - 6 52 14 26,92 4 - 78 > 6 50 26 52,00 7 - 109 Tính chung 115 42 36,52 3 - 109 Bảng 2a và 2b cho thấy: gà thả vườn ở các lứa tuổi đều nhiễm sán dây, nhưng lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng theo tuổi gà. Gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp nhất (20,90% qua xét nghiệm phân và 15,38% qua mổ khám); gà 3 - 6 tháng tuổi nhiễm sán dây 30,27% (qua xét nghiệm phân) và 26,92% (qua mổ khám); gà trên 6 tháng tuổi nhiễm tới 60,20% (qua xét nghiệm phân) và 52,00% (qua mổ khám). Số lượng sán dây ký sinh biến động từ 3 – 109 sán/gà. Số lượng sán/gà ở lứa tuổi trên 6 tháng cũng nhiều nhất. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Đức Kỷ (1984) [2] (mổ khám thấy 66% gà nhiễm sán dây, gà 2 tháng tuổi nhiễm 63%, gà 2 - 6 tháng tuổi nhiễm 72%); và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Permin A. và cs (2002) [12] (gà con nhiễm sán dây 94%, gà trưởng thành nhiễm 100%). Kết quả nghiên cứu của Magwisha H. B. và cs (2002) [11] cũng cho biết: tỷ lệ nhiễm sán dây cao ở gà đang tăng trưởng và gà trưởng thành. Như vậy, gà ở mọi lứa tuổi đều nhiễm sán dây, sự cảm nhiễm sán dây có thể xảy ra ngay từ tháng tuổi đầu, tuổi gà càng lớn thì việc tìm kiếm thức ăn và ăn các côn trùng càng tăng lên, đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm sán dây tăng theo tuổi gà. Một số đặc điểm phân biệt các loài sán dây ký sinh ở gà tại thành phố Thái Nguyên Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Loài R. echinobothrida: kích thước dài đầu trung bình 0,32 mm, rộng đầu 0,28 mm; giác bám hình tròn, đường kính 0,124 mm; lỗ sinh dục nằm ở 1 bên của đốt sán. Loài R. volzi: kích thước dài đầu trung bình 0,28 mm, rộng đầu 0,44 mm; giác bám hình bầu dục, dài trung bình 0,17 mm, rộng trung bình 0,14 mm; lỗ sinh dục nằm ở 1 bên của đốt sán. Loài R. tetragona: kích thước dài đầu trung bình 0,25 mm, rộng đầu 0,23 mm; giác bám hình bầu dục, dài trung bình 0,17 mm, rộng trung bình 0,10; lỗ sinh dục nằm ở 1 phía. Loài R. cesticillus: kích thước dài đầu trung bình 0,14 mm, rộng trung bình 0,29 mm; giác bám hình tròn nhỏ, đường kính trung bình 0,12 mm; lỗ sinh dục xen kẽ không đều. Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 180 Bảng 3. Một số đặc điểm phân biệt các loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên Loài sán dây KT đầu (mm) ( X± xm ) KT giác bám (mm) ( X± xm ) Hình dạng giác bám Vị trí lỗ sinh dục Dài Rộng Dài Rộng R. echinobothrida (n = 2) 0,32 ± 0,09 0,28 ± 0,04 0,124 Tròn Nằm ở 1 bên đốt sán R volzi (n = 8) 0,28 ± 0,02 0,44 ± 0,01 0,17 ± 0,01 0,14 ± 0,01 Bầu dục Nằm ở 1 bên đốt sán Cotugnia digonopora (n = 3) 0,56 ± 0,06 0,98 ± 0,04 0,36 ± 0,02 0,43 ± 0,01 Bầu dục Nằm ở 2 bên đốt sán R. tetragona (n = 4) 0,25 ± 0,01 0,23 ± 0,01 0,17 ± 0,01 0,10 ± 0,02 Bầu dục Nằm ở 1 bên đốt sán R. cesticillus (n = 2) 0,14 ± 0,01 0,29 ± 0,02 0,12 ± 0,06 Tròn nhỏ Xen kẽ không đều Loài Cotugnia digonopora: kích thước dài đầu trung bình 0,56 mm, rộng trung bình 0,98 mm; giác bám hình bầu dục, dài trung bình 0,36 mm, rộng trung bình 0,43 mm; lỗ sinh dục nằm ở 2 bên đốt sán. Như vậy, từ kết quả đo kích thước và giám định được hình thái của các loài sán dây ký sinh ở gà tại thành phố Thái Nguyên, dựa theo khoá định loài của Nguyễn Thị Kỳ, 1994 [3], chúng tôi xác định được 5 loài sán dây ký sinh phổ biến ở gà nuôi tại thành phố Thái Nguyên. Sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn ở một số xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên Bảng 4. Những loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại thành phố Thái Nguyên Thành phần loài sán dây Vị trí ký sinh Phân bố (xã, phường) Tần suất xuất hiện (%) Thịnh Đán Quyết Thắng Tân Cương Phúc Xuân R. echinothrida (Megnin, 1880) Ruột non Ruột già + + + + 100 R. tetragona (Molin, 1858) Ruột non Ruột già + + + + 100 R. cesticillus (Molin, 1858) Ruột non Ruột già + - + + 75,00 R. volzi (Fuhrmann, 1905) Ruột non Ruột già - + - + 50,00 Cotugniadigonopora (Pasquale,1890) Ruột non - + + - 50,00 Tổng loài phát hiện Ruột non Ruột già 3 4 4 4 5 * Ghi chú: (+): Có phát hiện thấy ; (-): Không phát hiện thấy. Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 181 Hình 1. Phần đầu R. tetragona Hình 2. Phần đầu R. echinobothrida Hình 3. Đỉnh đầu Cotugina digonopora Kết quả của bảng 4 cho thấy: Gà nuôi ở 4 địa điểm của thành phố Thái Nguyên nhiễm 5 loài sán dây: R. echinobothrida, R. volzi, R. tetragona, R. cesticillus, Cotugnia digonopora. Trong đó, loài Cotugnia digonopora thuộc giống Cotugnia, họ Davaineidae, lớp Cestoda. Loài R. echinobothrida, R. volzi, R. tetragona, R. cesticillus thuộc phân giống Raillietina, họ Davaineidae của lớp Cestoda. Đây là 5 loài sán dây phổ biến và gây tác hại lớn cho gà của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đường tiêu hoá gà, 5 loài sán dây trên ký sinh ở ruột non và ruột già, ký sinh nhiều ở 2 vị trí là hồi tràng (thuộc ruột non) và đoạn đầu manh tràng (thuộc ruột già). Thành phần loài sán dây ở gà thả vườn ở tỉnh Thái Nguyên cũng tương đồng với dẫn liệu của các tác giả Phan Thế Việt và cs (1977) [10]; Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3]; Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [6]; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [7]; Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [5]. KẾT LUẬN - Gà thả vườn ở 4 xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ 35,56% (qua xét nghiệm phân) và 36,52% (qua mổ khám); trong đó có 7,76% nhiễm ở cường độ nặng. Số lượng sán/ gà biến động từ 3 - 109 con. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi nhiễm sán với tỷ lệ 60,20% (qua xét nghiệm phân) và 52,00% (qua mổ khám). - Gà nuôi ở 4 xã, phường của thành phố Thái Nguyên nhiễm 5 loài sán dây: R. tetragona, R. echinobothrida, R.cesticillus, R. volzi, Cotugnia digonopora. Tần suất xuất hiện các loài trên tại các xã, phường từ 50,00% - 100%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Khuê và cs (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 33 - 36, 156 - 165. 2. Lê Đức Kỷ ( 1984), Phòng và chữa bệnh cho gà nuôi trong gia đình, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, tr. 59 - 61. Hình 4. Phần đầu R. cesticillus Hình 5. Phần đầu R. volzi Nguyễn Thị Ngân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 177 - 182 182 3. Nguyễn Thị Kỳ (1994), Sán dây (Cestoda) ký sinh ở động vật nuôi Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 16-52. 4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 103 - 110. 5. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dùng cho bậc đào tạo sau đại học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 28 - 48. 6. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, tr. 15 - 58. 7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 35 - 43. 8. Đặng Ngọc Thanh, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Nguyễn Thị Lê, Lê Xuân Huệ, Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Sung (2008), Động vật chí Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 9. Dương Công Thuận (2003), Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3 – 47. 10. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr. 153-221. 11. Magwisha H. B., Kassuku A. A., Kyvsgaard N. C., Permin A. (2002), “A comparison of the prevalence and burdens of helminth infections in growers and adult free - range chickens”, Tropical Animal Health Prod, 34(3), pp. 205 - 214. 12. Permin A., Esmann J. B., Hove T., Mukaratirwa S. (2002), “Ecto - endo - and haemoparasites in free - range chickens in the Goromonzi District in Zimbabwe”, Prev. Vet. Med. 2002 Jul 25; 54(3), pp. 213 - 224. SUMMARY SOME EPIDEMIC CHARACTERISTICS OF TAPEWORM DISEASE ON GARDEN – RANGE CHICKEN IN THAI NGUYEN CITY Nguyen Thi Ngan*, Nguyen Thi Kim Lan College of Agriculture - TNU Exemined 942 fecal samples of garden – range chicken in Thai Nguyen city, the results whowed that: The infectious rate of tapeworm was 35.56%, varied from 29.54% to 44.55%. The slight infectious rate was 71.94%, the median infectious rate was 20.30%, and serious infectious rate was 7.76%. Autopsy of 115 chickens, the infectious rate of tapeworm was 36.52%, varied from 26.67% to 43.75%; the infectious intensity from 3 to 109 tapeworms per chicken. The infectious rate was highest in chicken of 6 months age (60.20% by examined feces and 52.00% by surgery), that was lowest in chicken under 3 months age (20.90% by examined feces and 26.92% by surgery). There are 5 species of of tapeworm in scavenged chicken in 4 communes of Thai Nguyen city, they were: R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, R. volzi, Cotugina digonopora (the frequency to appear them was from 50,00% to 100%). Key words: Tapeworm, species, infectious rate, infectious intensity, Thai Nguyen. Phản biện khoa học: TS. Phan Thị Hồng Phúc – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0915217020; E.mail: ngan.cnty@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_benh_san_day_o_ga_tha_vuon_tai_thanh.pdf