Một số câu hỏi trắc nghiệm về chương Nội Môi

Câu 1: Về cấu tạo của Hb. a- Hb gồm globulin và 1 Hem. b- Hb gồm globulin và Fe++. c- Hb gồm globulin và 4 Hem. d- Hb gồm globulin trong chứa Fe++ và Hem. e- Hb gồm 1 vòng porphyrin. Câu 2: Nồng độ Hb của máu người Việt nam là: a- Nam: 12 g và nữ 11g/ 100ml máu. b- Nam: 14,6g và nữ 13,2 g/ 100ml máu. c- Nam: 18g và nữ 17g/ 100ml máu. d- Nam: 12,5g và nữ 11,5g/ 100ml máu. e- Nam: 16g và nữ 15g/ 100ml máu.

doc25 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số câu hỏi trắc nghiệm về chương Nội Môi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d- Màng hô hấp mỏng, diện tích màng hô hấp rộng. e- Diện tích màng hô hấp rộng, pH máu cao. Câu 56. Nhận xét nào đúng về biểu đồ Barcroft? a- PCO2 máu tăng, biểu đồ chuyển trái b- PCO2 máu giảm, biểu đồ chuyển phải c- PO2 máu tăng, biểu đồ chuyển trái d- PO2 máu giảm, biểu đồ chuyển phải e- PCO2 máu tăng, biểu đồ chuyển phải. Câu 57- Về liên quan thể tích khí cặn (RV) với nồng độ oxy phế nang: a- RV tăng, mỗi lần hít vào oxy được pha trộn ít ® nồng độ oxy phế nang tăng b- RV tăng, mỗi lần hít vào oxy được pha trộn nhiều ® nồng độ oxy phế nang tăng c- RV tăng, mỗi lần hít vào oxy được pha trộn không thay đổi® nồng độ oxy phế nang không thay đổi. d- RV tăng, mỗi lần hít vào oxy được pha trộn nhiều ® nồng độ oxy phế nang giảm e- RV giảm, thì mỗi lần hít vào oxy được pha trộn tăng ® nồng độ oxy phế nang giảm Câu 58- Nhận xét nào đúng về động tác hít vào: a- Cơ liên sườn giãn ra, khung sườn nâng lên. b- Cơ hoành co, làm thể tích lồng ngực giảm. c- Cơ hoành giãn làm thể tích lồng ngực tăng. d-Cơ hoành co làm thể tích lồng ngực tăng. e- Cơ hoành co làm khung sườn nâng lên. Câu 59- Nguyên nhân tạo ra áp lực âm khoang màng phổi: a- Do phổi có tính đàn hồi, lá thành đi theo lá tạng trong các thì thở. b- Do thành ngực vững chắc, phổi có xu hướng co về rốn phổi; lá thành lại bám sát thành ngực, lá tạng bám theo phổi. c- Do thành ngực biến đổi theo sự đàn hồi của phổi. d- Do thành ngực vững chắc, trong khi phổi luôn theo sát thành ngực trong các thì thở. e- Do phổi luôn luôn không theo sát thành ngực. Câu 60- Hiệu ứng Haldan là: a- Khi phân áp CO2 tăng ® tăng phân ly HbO2 b- Khi phân áp CO2 tăng ® giảm phân ly HbO2 c- Khi phân áp oxy cao (ở phổi) ® tăng đào thải CO2 qua phổi. d- Khi phân áp oxy cao (ở phổi) ® giảm đào thải CO2 qua phổi e- Khi phân áp oxy thấp ® giảm CO2 vào máu Câu 61- Hiện tượng Hamburger là: a- Hiện tượng trao đổi ion H+ và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu. b- Hiện tượng trao đổi ion Cl- và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu. c- Hiện tượng trao đổi ion Cl- và CO2 giữa huyết tương và hồng cầu. d- Hiện tượng trao đổi ion H+ và HCO3- giữa huyết tương và hồng cầu. e- Hiện tượng trao đổi ion H+ và H2O giữa huyết tương và hồng cầu. Câu 62- Phân áp Oxy ở máu động mạch, tĩnh mạch, ở phế nang, ở mô khi cơ thể nghỉ ngơi như sau: a- Máu ĐM 60, máu TM 40, phế nang 100, mô 40 b- Máu ĐM 46- Máu TM 60- , phế nang 104, mô 40 c- Máu ĐM 100- Máu TM 40- , phế nang 104, mô 40 d- Máu ĐM 100- máu TM 46, phế nang 100, mô 40 e- Máu ĐM 60- máu TM 46, , phế nang 100, mô 40 Câu 63- Phân áp CO2 ở máu động mạch, tĩnh mạch, ở phế nang, ở mô khi cơ thể nghỉ ngơi như sau: a- Máu ĐM 100- máu TM 46, phế nang 40, Mô 30 b- Máu ĐM 46, máu TM 40, phế nang 45, Mô 20 c- Máu ĐM 40, máu TM 46, phế nang 40, Mô 46 d- Máu ĐM 46, máu TM 40, phế nang 45, Mô 40 e- Máu ĐM 40, máu TM 46, phế nang 40, Mô 46 Câu 64- Về phân áp oxy và CO2 trong máu động mạch phổi: a- Máu động mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=40mmHg. b- Máu động mạch phổi có PO2=40mmHg; PCO2=60mmHg. c- Máu động mạch phổi có PO2=40mmHg; PCO2=46mmHg. d- Máu động mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=46mmHg. e- Máu động mạch phổi có PO2=40mmHg; PCO2=100mmHg. Câu 65- Về dung tích sống (VC): a- VC = IRV+ ERV +RV b- VC = IRV+ ERV +VT c- VC = IRV+ FRC +VT d- VC = IRV+ FRC e- VC = TLC- FRC Câu 66- Về dung tích cặn chức năng (FRC): a- FRC =TLC- RV b- FRC = IRV + RV c- FRC = ERV + RV d- FRC = IRV + TV e - FRC = ERV + TV Câu 67- Trả lời nào đúng về FEV1? a- FEV1 là thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên. b- FEV1 là thể tích thở ra tối đa sau khi đã hít vào hết sức. c- FEV1 là thể tích thở ra nhanh ,mạnh, tối đa trong giây đầu tiên sau khi đã hít vào hết sức. d- FEV1 là thể tích thở ra sau khi đã hít vào hết sức e - FEV1 là thể tích hít vào trong giây đầu tiên sau khi đã hít vào hết sức Câu 68- Dung tích sống phụ thuộc vào: a- Giới, tuổi, chiều cao và nghề nghiệp b- Chiều cao, cân nặng và tuổi c- Giới , chiều cao , tuổi và cân nặng d- Cân nặng và chiều cao e- Cân nặng và tuổi Câu 69- Oxy vận chuyển trong máu dưới các dạng: a- Dạng hoà tan và kết hợp với muối kiềm b- Dạng hoà tan và kết hợp với MetHb c- Dạng hoà tan và kết hợp với nhóm amin của globin. d- Dạng hoà tan và kết hợp với globin trong Hb e- Dạng hoà tan và kết hợp với Fe++ của Hem trong Hb. Câu 70- CO2vận chuyển trong máu dưới các dạng: a- Dạng hoà tan và kết hợp với Hb. b- Dạng hoà tan và kết hợp với m uối kiềm. c- Dạng hoà tan , kết hợp với Hb và dạng muối kiềm d- Dạng kết hợp với Hb và dạng muối kiềm. e- Dạng chủ yếu là kết hợp với Hb. Câu 71- Trả lời nào đúng về những yếu tố ảnh hưởng tới sự phân ly HbO2 a- pH máu tăng, pCO2 máu giảm ® tăng phân ly HbO2 b- PO2 mô tăng, PCO2 máu tăng ® tăng phân ly HbO2 c- pH máu giảm, 2,3 DPG giảm ® tăng phân ly HbO2 d- PO2 mô giảm, 2,3 DPG tăng, PCO2 mô tăng ® tăng phân ly HbO2 e- Nhiệt độ máu tăng, PCO2 mô giảm ® tăng phân ly HbO2 Câu 72- Một nam giới 65 tuổi có chỉ số Tiffeneau và FEV1 % dưới đây, câu nào thể hiện ông ta bị rối loạn thông khí tắc ngẽn. a- Tiffeneau: 75%; FEV1: 80% b- Tiffeneau: 71%; FEV1: 81% c- Tiffeneau: 70%; FEV1: 82% d- Tiffeneau: 73%; FEV1: 78% e- Tiffeneau: 74%; FEV1: 75% Câu 73- Yếu tố gây kích thích hô hấp mạnh nhất: a- CO2 tăng trong máu b- O2 giảm trong máu c- Ion H+ tăng trong máu d- O2 và ion H+ tăng trong máu e- O2 và ion H+ giảm trong máu Câu 74- Những yếu tố thể dịch tham gia điều hoà hô hấp gồm: a- Histamin, ion H+, CO2 trong máu b- Serotonin, oxy, CO2 trong máu c- Ion H+, CO2, oxy trong máu d- Acetylcholin, oxy, CO2 trong máu e- Bradykinin, oxy và CO2 trong máu Câu 75- Về phân áp oxy và CO2 trong máu tĩnh mạch phổi: a- Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=40mmHg. b- Máu tĩnh mạch phổi có PO2= 40mmHg; PCO2=60mmHg c- Máu tĩnh mạch phổi có PO2= 46mmHg; PCO2=100mmHg d- Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=46mmHg e- Máu tĩnh mạch phổi có PO2=100mmHg; PCO2=60mmHg Câu 76- Cơ chế điều hoà hô hấp của CO2: a- CO2 tăng trong máu ® kích thích vào trung tâm hô hấp gây tăng thở. b- CO2 tăng trong máu ® tác động vào vùng nhận cảm hoá học ở hành não ® kích thích trung tâm hít vào và thụ cảm thể hoá học ở xoang cảnh , quai ĐMC ® gây tăng thở. d- CO2 tăng trong máu ® kích thích thụ cảm thể hoá học ở xoang cảnh và quai ĐMC giảm mẫn cảm ® giảm thở. e- CO2 tăng trong máu ® gây ức chế trung tâm hô hấp ® giảm thở. Câu 77- Cơ chế điều hoà hô hấp của oxy: a- oxy tăng trong máu ® thụ cảm thể hoá học ở xoang cảnh và quai ĐMC bị hưng phấn ® gây tăng thở. b- oxy giảm trong máu ® thụ cảm thể hoá học ở xoang cảnh và quai ĐMC ® trung tâm hô hấp tăng tính mẫn cảm với CO2 ® tăng thở. c - oxy tăng trong máu ® thụ cảm thể hoá học ở xoang cảnh và quai ĐMC ® trung tâm hô hấp tăng tính mẫn cảm với CO2® tăng thở. d- oxy giảm trong máu ® trung tâm hô hấp hưng phấn ® tăng thở. e- oxy tăng trong máu ® trung tâm nhận cảm hoá học ® tăng thở. Chương sinh lý tiêu hoá Câu hỏi lựa chọn. Câu 78. Cho biết pH của nước bọt, dịch vị, dịch tuỵ? Trả lời a b c d e pH nước bọt 6,0-8,0 7,4-8,0 5,8-7,4 7,1-8,0 5,8-7,4 pH dịch vị 2,5-3,5 1,0-2,0 1,0-2,0 3,5-4,5 0,8-1,0 pH dịch tuỵ 7,1-8,0 6,0-8,0 5,0-7,0 7,6-8,4 7,8-8,4 Câu 79. Vai trò cơ bản của Gastrin là gì? a- Hoạt hoá men tiêu hoá protid của dịch tuỵ. b- Biến pepsinogen thành pepsin. c- Kích thích bài tiết dịch vị. d- Kích thích bài tiết dịch tuỵ e- Kích thích bài tiết dịch ruột. Câu 80.Nhờ yếu tố nào mà trong ống tiêu hoá axid béo không hoà tan lại được hoà tan? a- Do tác dụng của lipase tuỵ. b- Do tác dụng của lipase dạ dày. c- Do tác dụng của dịch mật. d- Do tác dụng của HCl dịch vị. e- Do tác dụng của bicarbonat ở ruột. Câu 81. Trong đIều kiện nào Tripsinogen chuyển thành Trypsin? a- Dưới ảnh hưởng của HCl trong dịch vị. b- Dưới ảnh hưởng của dịch mật. c- Dưới ảnh hưởng của men trong dịch vị. d- Dưới ảnh hưởng của men enterokinase ở tá tràng. e- Dưới ảnh hưởng của men pepsin. Câu 82. Các men tiêu hoá của nước bọt gồm: a-Amylase, carboxypeptidase và lipase b-Amylase, aminopeptidase và maltase c-Amylase, maltase d-Amylase, maltase, bnadykinin và lipase e- Amylase, maltase và losozym Câu 83. Các men tiêu hoá của dịch vị gồm: a-Trypsin, pepsin, amylase, lipase b-Pepsin, lipase, amylase. c-Pepsin, lipase, gastrin và histamin. d-Pepsin, chymosin, lipase. e- pepsin, chymotrypsin, lipase. Câu 84- Các men tiêu hoá Protid của dịch tuỵ gồm: a-Trypsin, chymotrypsin, pepsin, lipase. b- Trypsin, chymotrypsin, nuclcotidase, carboxypeptidase. c- Trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidase. d- Trypsin, chymotrypsin, aminopeptidase. e- Trypsin, chymosin, lipase. Câu 85- Các men tiêu hoá lipid của dịch tuỵ gồm: a-Lipase, amylase, cholesterolesterase b-Lipase, phostpholipase, cholesterolesterase c-Lipase, sacarase, phospholipase. d-Lipase, phospholipase, cholesterolesterase, amylase e- Lipase, phosphorylase, lactase Câu 86- Các men tiêu hoá glucid trong ống tiêu hoá gồm: a- Amylase, lactase, mucbase, sacarase. b- Amylase, sacarase, lactase, maltase. c- Amylase, maltase, lipase, lactase. d- Amylase, lactase, maltase, glucokinase. e- Amylase, maltase, lactase, hexokinase. Câu 87- Kích thích dây thần kinh X có tác dụng: a- Tăng tiết dịch vị, giảm tiết dịch tuỵ và dịch mật. b- Tăng tiết dịch vị và dịch tuỵ loãng, ít men. c- Tăng tiết dịch vị nhiều acid, pepsin và dịch tuỵ loãng. d- Tăng tiết dịch vị nhiều chất nhầy, bicarbonat và dịch tuỵ giầu men. e- Hoạt hoá các men tiêu hoá protid của dạ dày và tuỵ. Câu 88. Kích thích dây thần kinh giao cảm có tác dụng: a-Giảm nhu động dạ dày, tăng nhu động ruột, giãn cơ túi mật. b-Tăng nhu động dạ dày-ruột, co cơ túi mật, giãn cơ oddi. c-Giảm nhu động ruột và dạ dày, co cơ túi mật và cơ oddi. d-Giảm nhu động dạ dày- ruột, co cơ oddi, giãn cơ túi mật. e-Giảm nhu động ruột, giãn cơ túi mật và cơ túi mật và cơ oddi. Câu 89. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ nhiều nhất dưới các dạng : a- amino acid, monossacarid, diglycerid và glycerol b- amino acid, monossacarid, grycerol, acid béo, monoglycerid. c- disacarid, dipeptid, glycenol, acid béo. d- monosacarid, triglycerid, aminoacid, acid béo. e- aminoacid, monasacarid, phospholipid, polypeptid. Câu 90. Nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng mạnh và nhiều nhất là: a- Dạ dày và tá tràng. b- Tá tràng và hồi tràng. c- Hỗng tràng và phần đầu đại tràng d- Phần cuối tá tràng và phần đầu hỗng tràng e- Tất cả các đoạn ruột non Câu 91- Yếu tố đIều hoà bàI tiết dịch tuỵ mạnh nhất là: a- gastrinvà dây thần kinh X b- gastrin và secretin. c- secretin và cck-Pz d- secretin và dây thần kinh giao cảm. e- secretin, gastrin, histamin. Câu 92. Dạ dày tăng nhu động khi: a- Tăng trương lực dây giao cảm, tăng bài tiết HCl. b- Ăn quá no, pH ở dạ dày giảm. c- Tăng trương lực dây X, tăng bài tiết HCl. d- Thức ăn qua dạ dày quá nhanh. e- Dạ dày rỗng. Câu 93. Dưới ảnh hưởng của acetylcholin và adrenalin, đoạn ruột cô lập co bóp thế nào? a- Cả hai chất làm tăng nhu động. b- Cả hai chất làm giảm nhu động. c- Acetylcholin gây giảm, adrenalin gây tăng nhu động. d- Acetylcholin gây tăng, adrenalin gây giảm nhu động. e- Nhu động ruột không thay đổi. Câu 94. Kích thích dây thần kinh X có tác dụng: a- Tăng nhu động dạ dày, giảm nhu động ruột, co cơ túi mật. b- Tăng nhu động dạ dày và ruột, co cơ túi mật, giãn cơ oddi. c- Giảm nhu động dạ dày, tăng nhu động ruột, giãn cơ túi mật. d- Giảm nhu động dạ dày và ruột, giãn cơ túi mật, co cơ oddi. e- Tăng nhu động dạ dày và ruột, co cơ túi mật và cơ oddi. Câu 95. HCl thuộc dịch vị có tác dụng: a- Hoạt hoá men pepsin và lipase dạ dày. b- Kích thích nhu động dạ dày và hoạt hoá men lipase tuỵ. c- Hoạt hoá men pepsin và kích thích nhu động dạ dày. d- Kích thích bài tiết dịch vị, ức chế bài tiết dịch tuỵ. e- Hoạt hoá men trypsin và pepsin. Câu 96. Các yếu tố kích thích bài tiết mạnh HCl ở dạ dày gồm: a- Gastrin, enterogastrin và secretin. b- Dây X, gastrin, histamin và somatostatin. c- Gastrin, chymosin, enterogastrin và dây X. d- Dây X, enterogastrin, histamin và gastrin. e- Dây X, histamin, gastrin và trypsin. Câu 97. Dịch mật có các tác dụng chính là: a- Hoạt hoá lypase tuỵ, tăng nhu động ruột, tăng tiêu hoá protid. b- Hoạt hoá lipase tuỵ, thuỷ phân glucid, tăng hấp thu lipid. c- Hoạt hoá lipase và trypsin dịch tuỵ, tăng tiêu hoá và hấp thu lipid. d- Hoạt hoá lipase tuỵ, nhũ tương hoá lipid, tăng tiêu hoá và hấp thu lipid. e- Hoạt hoá lipase và maltase tuỵ, tăng tiêu hoá và hấp thu lipid. Câu 98. Dịch mật được tống từ túi mật xuống ruột do: a- ảnh hưởng của dây X, chất motilin và gastrin. b- ảnh hưởng của dây giao cảm, chất CCK và secretin. c- ảnh hưởng của chất CCK và dây X. d- ảnh hưởng của chất CCK, histamin và dây X. e- ảnh hưởng của HCl dịch vị, CCK và secretin. Câu 99. Thành phần chính của dịch vị gồm: a- Gastrin, HCl, yếu tố nội, vitamin B12 và chất nhầy. b- HCl, yếu tố nội, chất nhầy, men pepsin và amylase. c- HCl, yếu tố nội, men pepsin, trypsin và chất nhầy. d- Men pepsin, HCl, chất nhầy, yếu tố nội e- HCl, men pepsin, men chymosin, yếu tố nội và maltase. Câu 100. Hấp thu glucid ở ruột: a- Glucose được hấp thu theo cơ chế ẩm bào. b- Fructose được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực. c- Galactose được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực sơ cấp. d- Glucose và galactose được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ cấp. e- Monosacarid được hấp thu tích cực nhờ muối mật. Câu 101. Tại bờ bàn chải của tế bào niêm mạc ruột non: a- Acid amin được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực. b- Acid béo mạch ngắn được hấp thu theo cơ chế đồng vận chuyển. c- Acid béo mạch dài (>10 cacbon) được hấp thu theo cơ chế khuếch tán có chất mang d- Monoglycerid được hấp thu khuếch tán cùng glycerol. e- Fructose được hấp thu theo cơ chế k Câu 102. Các thành phần dịch vị có tác dụng: a- HCl làm hoạt hoá Trypsin và pepsin. b- Pepsin phân cắt các chuỗi polypeptid thành các acid amin. c- Yếu tố nội dạ dày làm tăng hấp thu các vitamin nhóm B ở ruột. d- Chymosin phân cắt một loại protein có trong sữa. e- Lipase thuỷ phân tất cả các loại lipid thức ăn chương chuyển hoá năng lượng và điều nhiệt Câu 103. Nhiệt độ trung tâm có đặc điểm: a-Cao hơn nhiệt độ ngoại vi, ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình chuyển hoá tế bào và dễ giao động theo nhiệt độ môi trương. b-Cao hơn và ổn định hơn nhiệt độ ngoại vi, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các enzym, dễ bị biến đổi khi cơ thể bị bệnh. c-Cao hơn nhiệt độ ngoại vi, ít ảnh hưởng tới các quá trình chuyển hoá tế bào, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. d-Là nhiệt độ hằng định, không thay đổi trong ngày, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. e-Cũng như nhiệt độ ngoại vi, ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình chuyển hoá tế bào, dễ thay đổi dưới tác động của nhiệt độ môi trường. Câu 104. Nhiệt độ ngoại vi có đặc điểm: a- Thấp hơn nhiệt độ trung tâm, thay đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường và bằng nhau ở mọi vị trí trên cơ thể. b- Thấp hơn nhiệt độ trung tâm, ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình chuyển hoá tế bào, giao động nhiều theo nhiệt độ môi truờng. c- Ngang bằng nhiệt độ môi trường, khác nhau theo vị trí trên cơ thể, ít ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá tế bào. d- Cao hơn nhiệt độ môi trường, luôn hằng định và ảnh hưởng nhiều tới chuyển hoá tế bào. e- Thấp hơn nhiệt độ trung tâm, khác nhau theo vị trí trên cơ thể, ít ảnh hưởng tới quá trính chuyển hoá tế bào, giao động nhiều theo nhiệt độ môi trường. Câu 105. Qúa trình thải nhiệt gồm: a- Dẫn truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, truyền nhiệt đối lưu và bốc hơi nước, trong đó đường bức xạ nhiệt là đường thải nhiệt quan trọng nhất khi nhiệt độ không khí cao. b- Dẫn truyền nhiệt , bức xạ nhiệt, truyền nhiệt đối lưu và bốc hơi nước, trong đó bốc hơi nước là đường thải nhiệt quan trọng nhất khi trời mát. c- Dẫn truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, truyền nhiệt đối lưu và bốc hơi nước, trong đó dẫn truyền nhiệt và truyền nhiệt đối lưu là quan trọng nhất. d- Bức xạ nhiệt, dẫn truyền nhiệt, truyền nhiệt đối lưu và bốc hơi nước, trong đó bốc hơi nước là quan trọng nhất khi trời nóng. e- Bức xạ nhiệt, dẫn truyền nhiệt, truyền nhiệt đối lưu và bốc hơi nước, trong đó đường thải nhiệt bằng bức xạ và bốc hơi nước quan trọng như nhau trong mọi điều kiện. Câu 106. Trung tâm của phản xạ điều nhiệt: a- Nằm ở cầu não và đồi thị. b- Nằm suốt thể lưới thân não và tuỷ sống. c- Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh, nửa sau vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng. d- Nửa trước vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, nửa sau vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh. e- Vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, tuỷ sống là trung tâm chống lạnh. Câu 107. Trong phương thức thải nhiệt bằng bốc hơi nước: a- Bốc hơi nước qua đường hô hấp có vai trò quan trọng nhất trong cơ chế chống nóng ở người. b- Bài tiết mồ hôi là hình thức thải nhiệt quan trọng nhất ở người khi trời nóng. c- Một lít nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi thu của cơ thể 650Kcalo. d- Độ ẩm cao và trời nóng làm cản trở sự bốc hơi nước. e- Nhiệt độ da càng cao, sự bốc hơi nước qua da càng mạnh. Câu 108. Về chuyển hoá cơ sở: a- CHCS là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống bình thường. b- CHCS là năng lượng cần thiết để duy trì cơ thể khi nghỉ ngơi. c- CHCS là năng lượng tiêu hao lớn nhất, chiếm 2/3 năng lượng cơ thể tiêu hao hàng ngày. d- CHCS là năng lượng tối thiểu để cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở. e- CHCS là năng lượng cần thiết để duy trì quá trình chuyển hoá chất ở tế bào. Câu 109. Về thay đổi của chuyển hoá cơ sở: a- Trước tuổi dậy thì CHCS tăng dần, sau tuối dậy thì CHCS giảm dần. 3………………….. ở phụ nữ khi có thai và có kinh thì CHCS tăng. c- CHCS thay đổi theo nhịp ngày đêm, cao nhất lúc 13-16 giờ, thấp nhất từ 1-4 giờ. d- Đói ăn kéo dài và suy dinh dưỡng protein năng lương CHCS tăng. e- Bệnh lý tuyến giáp làm tăng CHCS. Câu 110. Trong các hormon ảnh hưởng đến chuyển hoá năng lượng thì: a- T3-T4 làm tăng chuyển hoá năng lượng ở tất cả các mô. b- Adrenalin làm tăng phân giải glycogen thành glucose, giảm phân huỷ glucose ở mô nên gây tăng đường máu và giảm chuyển hoá năng lượng. c- Hormon GH và cortisol làm tăng tân tạo đường và tăng phân huỷ protein dẫn đến tăng chuyển hoá năng lượng. d- Insulin làm tăng nhập glucose vào tế bào, tăng phân huỷ glucose nên tăng chuyển hoá năng lượng. e- Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hoá ở tất cả các mô (trừ não, phổi, lách, võng mạc) Chương sinh lý thận Câu111: Các chất được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần gồm: a- Glucose, K+, acid amin, urê. b- Glucose, K+, acid amin. c- K+, ure, acid amin, HCO3-. d- K+, HPO42-, HCO3-. e- Glucose, ure, acid amin. Cõu 112: Những quá trình cơ bản ở thận để tạo nước tiểu là: a- Siêu lọc, tái hấp thu. b- Siêu lọc, bài tiết tích cực. c- Siêu lọc, tái hấp thu, bài tiết tích cực. d- Tái hấp thu, bài tiết tích cực. e- Siêu lọc. Câu 113: Những chất được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực ở ống lượn gần gồm: a- Glucose, K+, acid amin. b- Glucose, HCO3-, ure. c- Glucose, ure, acid amin. d- Na+, Cl-, K+. e- Glucose, Na+, ure. Câu 114: Các chất bài tiết tích cực ở ống lượn xa: a- H+, NH3, K+. b- Ure, Na+, K+. c- Na+, K+, HCO3- . d- H2PO4-, K+, ure. e- HCO3-, K+, ure. Câu 115: Thận điều hoà cân bằng acid- base máu bằng: a- Bài tiết H+. b- Bài tiết H+, tổng hợp và bài tiết NH3. c- Bài tiết H+, tái hấp thu HCO3-. d- Bài tiết H+, tái hấp thu HCO3-, tổng hợp và bài tiết NH3. e- Tái hấp thu HCO3-, tổng hợp và bài tiết NH3. Câu 116: Chức năng chính của quai Henle là: a- Nhánh xuống tái hấp thu Na+, nhánh lên tái hấp thu H2O. b- Tái hấp thu H2O ở cả hai nhánh. c- Tái hấp thu Na+ ở cả hai nhánh. d- Nhánh xuống tái hấp thu thụ động H2O, nhánh lên tái hấp thu thụ động Na+. e- Nhánh xuống tái hấp thu thụ động H2O, nhánh lên tái hấp thu tích cực Na+. Câu 117: Chức năng của ống lượn xa là: a- Tái hấp thu tích cực Na+ và H2O. b- Tái hấp thu tích cực Na+ và H2O; bài tiết acid. c- Tái hấp thu H2O, bài tiết K+ và acid. d- Tái hấp thu H2O (nhờ ADH) , tái hấp thu Na+ và đào thải K+ (nhờ aldosteron), bài tiết aicd. e- Tái hấp thu H2O (nhờ ADH), tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ (nhờ aldosteron). Câu 118: Những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng lọc là: a- áp lực lọc, màng siêu lọc. b- Huyết áp động mạch, áp lực keo, áp lực trong thận. c- Huyết áp động mạch. d- Huyết áp động mạch, màng siêu lọc. e- Lưu lượng tuần hoàn qua thận. Câu 119: Khi nào trong nước tiểu bắt đầu xuất hiện có glucose: a- Glucose máu: 0,8-1,2g/l. b- Glucose máu: <0,8g/l/ c- Glucose máu: >1,2g/l d- Glucose máu: 1,7g/l e- Glucose máu: >1,7g/l Câu 120. Công thức lọc và điều kiện có áp suất lọc tiểu cầu. a. FP = GP - (GCP + CP), b. GP >GCP +CP, c. GP >GCP +CP, d. FP = GP - (GCP + CP); GP >GCP +CP e. GP >GCP +CP, Câu 121. Hệ số lọc và phân số lọc tiểu cầu. a. FP = GP -(GCP + CP), b. , c. FP >0 d. GP >GCP +CP e. FP = GP -(GCP + CP) Câu 122. Các yếu tố làm tăng áp lực lọc. a. GP ­, FF¯, Kf­ b. RBF­, GP¯, GCP­, CP­ c. RBF­, GP­, GCP¯, CP¯ d. GFR­, CP­, GP­, Kf¯ e. GP­, CP­, GCP­, Kf¯ Câu 123. Thành phần dịch lọc. a. Không có hồng cầu, bạch cầu, có tiểu cầu, protein PTL > 70.000; không có Cl-, HCO3-, pH và áp suất thẩm thấu cao hơn máu. b. Không có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, không có protein PTL > 70.000, pH và áp suất thẩm thấu thấp hơn máu. c. Không có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein PTL > 70.000, có protien PTL nhỏ, có Cl- và HCO3- cao hơn máu, pH và áp suất thẩm thấu cao hơn máu. d. Không có: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein PTL > 70.000; có protein PTL nhỏ, nồng độ protein bằng 0,03%; có Cl- và HCO3- cao hơn 5% so với huyết tương; pH và áp suất thẩm thấu bằng huyết tương. e. Không có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, protein, có Cl- và HCO3- với hàm lượng cao hơn huyết tương 5%, có pH và áp suất thẩm thấu đẳng trương so với máu. Câu 124. Co động mạch đi trong cơ chế tự điều hoà của bộ máy cận tiểu cầu. a. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® KT maculadensa® KT tế bào cận tiểu cầu® renin­® angiotensin­® co động mạch đi. b. GFR­®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯®KT maculadensa® KT tế bào cận tiểu cầu® renin­® angiotensin­® co động mạch đi. c. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ­® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® KT maculadensa® KT tế bào cận tiểu cầu® renin­® angiotensin­® co động mạch đi. d. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® KT maculadensa® KT tế bào cận tiểu cầu® renin­® angiotensin­® co động mạch đi. e. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ­® KT maculadensa® KT tế bào cận tiểu cầu® renin­® angiotensin­® co động mạch đi. Câu 125. Giãn động mạch đến trong cơ chế tự điều hoà của bộ máy cận tiểu cầu. a. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯®KT maculadensa®giãn động mạch đến. b. GFR­®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® KT maculadensa®giãn động mạch đến. c. GFR­®tốc độ dòng dịch trong ống thận ­® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® KT maculadensa®giãn động mạch đến. d. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ¯® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle¯® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯®KT maculadensa®giãn động mạch đến. e. GFR¯®tốc độ dòng dịch trong ống thận ­® tái hấp thu Cl-, Na+ ở quai Henle­® Cl-, Na+ lòng ống lượn xa ¯® kT maculadensa®giãn động mạch đến. Chương nội tiết Câu 126: Các hormon giải phóng của vùng dưới đồi. a- ACTH, ADH, oxytocin, GH. b- CRH, GnRH, TRH, PRH, MRH, GRH. c- FRH, CRH, ADH, GH, GRH. d- ADH, oxytocin, PRL, CRH. e- GH, ACTH, PRL, TSH. Câu 127: Các hormon ức chế của vùng dưới đồi. a- CRH, TRH, PRH. b- GRH, PIH, MIH. c- GIH, PIH, MIH. d- GRH, TRH, PIH. e- MIH, TRH, PRH. Câu 128: Các hormon hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên. a- PRL, FSH, LH. b- FSH, ACTH, TSH. c- ACTH, FSH, GH. d- PRL, ACTH, TSH. e- FSH, LH, ACTH. Câu 129: Các hormon có tác dụng chuyển hoá của thùy trước tuyến yên. a- FSH, ACTH, TSH, GH. b- ACTH, TSH, PRL, GH. c- MSH, TSH, ACTH, PRL. d- ACTH, TSH, MSH, GH. e- PRL, ACTH, FSH, LH. Câu 130: Các hormon làm giảm đường máu. a- Thyroxin, GH, insulin. b- insulin. c- insulin, glucagon, glucocorticoid. d- Glucocorticoid, adrenalin, noradrenalin. e- insulin, GH, adrenalin. Câu 131: Các hormon làm tăng đường máu. a- insulin, glucagon, ACTH, FSH, MSH. b- Glucagon, noradrenalin, TSH, LH, MSH. c- Glucagon, adrenalin, GH, Thyroxin, glucocorticoid. d- ACTH, TSH, FSH, LH, MSH. e- PRL, estrogen, progesteron. Câu 132: Hormon tuyến cận giáp có tác dụng. a- Tăng Ca++ máu, Ca++ nước tiểu, phosphat nước tiểu và làm giảm phosphat máu. b- Tăng Ca++ máu, phosphat máu, tăng Ca++ nước tiểu, phosphat nước tiểu. c- Giảm Ca++, phosphat máu; tăng Ca++ , phosphat nước tiểu. d- Giảm Ca++, phosphat máu; Giảm Ca++, phosphat nước tiểu. e- Tăng Ca++, phosphat máu; giảm Ca++, phosphat nước tiểu. Câu 133: Các hormon tuyến vỏ thượng thận. a- Adrenalin, noradrenalin, glucocorticoid. b- Mineralocorticoid, adrenalin, noradrenalin. c- ACTH, Mineralocorticoid, glucocorticoid. d- Glucocorticoid, Mineralocorticoid, Androgen. e- ACTH, andrpgen, adrenalin. Câu 134: Các hormon nhau thai. a- HCG, TSH, STH. b- HCG, estrogen, Progesteron, HCS, Relaxin. c- HCG, ACTH, Renin. d- HCG, GH, Renin, estrogen. e- HCG, Progesteron, GH, Renin. Câu 135: Các hormon có tác dụng lên chu kỳ kinh nguyệt. a- estrogen, Progesteron, PRL. b- Progesteron, Androgen, PRL. c- LH, FSH, Androgen. d- GnRH, FSH, Androgen. e- FRH, LRH, FSH, LH, Estrogen, Progesteron. Câu 136: Các hormon tuyến yên trước. a- LRH, FRH, ACTH, TSH, PRL, ADH. b- ADH, Oxytocin, TSH, CRH, TRH. c- ADH, Vasopresin, PRL. d- ACTH, TSH, MSH, GH, FSH, LH, PRL. e- TSH, ACTH, CRH, PRL, GH Câu 137: Các hormon tuyến yên sau. a- ADH, Oxytocin. b- ADH, Vasopresin. c- Oxytocin, MSH. d- ADH, MSH. e- ACTH, MSH. Câu 138. Phân loại hormon theo bản chất hoá học. a. Steroid, lipoprotein, dẫn chất của tyrosin. b. Glycoprotein, polypeptid, dẫn chất của tyrosin. c. Peptid, protein, steroid, dẫn chất của corticoid. d. Peptid và protein, steoroid, dẫn chất của tyrosin. e. Acid amin, polypeptid, glycoprotein, steroid. Câu 139. Cơ chế tác dụng của hormon. a. Tăng tính thấm màng tế bào, tăng tổng hợp protein. b. Thông qua chất truyền tin thứ hai, gắn vào receptor đặc hiệu màng tế bào. c. Thông qua chất truyền tin thứ hai, thông qua hoạt hoá hệ gen. d. Thông qua hoạt hoá hệ gen, gắn vào receptor đặc hiệu trong bào tương. e. Hoạt hoá hệ thống enzym nội bào theo kiểu dây chuyền. Câu 140. Điều hoà hệ thống nội tiết theo cơ chế thể dịch. a. Theo cơ chế điều hoà ngược vòng dài, ngắn và cực ngắn. b. Theo cơ chế điều hoà ngược ấm tính và dương tính. c. Theo cơ chế thần kinh và thần kinh thể dịch. d. Theo cơ chế điều hoà ngược vòng dài, ngắn và cực ngắn. Theo cơ chế điều hoà ngược âm tính và dương tính. e. Theo cơ chế điều hoà của các tuyến điều khiển đối với các tuyến bị điều khiển và theo cơ chế điều hoà ngược. Câu 141. Tác dụng phát triển cơ thể của GH. a. Tăng quá trình chuyển hoá làm cơ thể lớn lên và tăng trọng. b. Tăng số lượng và kích thước tế bào tất cả các mô trong cơ thể, chậm cốt hoá sụn liên hợp, dày màng xương. c. Tăng số lượng và kích thước của tế bào tất cả các mô cơ thể, tăng quá trình cốt hoá sụn liên hợp, làm dày màng xương. d. Tăng quá trình đồng hoá protein, glucid, lipid; tăng lắng đọng calci, tăng cốt hoá sụn liên hợp ®cơ thể lớn lên và tăng trọng. e. Giảm số lượng và kích thước tế bào cơ thể, tăng số lượng và kích thước tế bào cơ và xương ®cơ thể lớn lên và tăng trọng. Câu 142. .Tác dụng chuyển hoá của GH. a.Tăng thoái biến protein, lipid, tăng glucose máu do ức chế hexokinase. b. Tăng thoái biến protein, lipid và glucid. c. Tăng thoái biến glucid và lipid, tăng tổng hợp protein. d. Tăng tổng hợp protein, tăng thoái biến lipid, tăng glucose máu do ức chế hexokinase. e. Tăng tổng hợp protein, lipid và protid. Câu 143. Tác dụng của ACTH. a. Kích thích tuyến vỏ thượng thận phát triển, hoạt động bài tiết chủ yếu là corticoid khoáng, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. b. Kích thích sự chuyển hoá và làm phát triển tuyến vỏ thượng thận, bài tiết chủ yếu là androgen. Có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. c. Tăng cường quá trình chuyển hoá protein, lipid và glucid của cơ thể. Có tác dụng lên hành vi và trí nhớ. d. Tăng cường chuyển hoá protein, lipid và glucid của cơ thể, tăng cường chuyển hoá sắc tố dưới da. e. Kích thích tuyến vỏ thượng thân phát triển, hoạt động bài tiết corticoid, chủ yếu là corticoid đường. Tăng cường chuyển hoá sắc tố dưới da. Có ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, tăng trí nhớ, học tập. Câu 144. Tác dụng của TSH. a. Kích thích tuyến giáp phát triển và hoạt động bài tiết T3, T4. Có thể gây lồi mắt. b. Giảm chuyển hoá cơ sở, tăng dự trữ năng lượng, gây lồi mắt. c. Kích thích sự phát triển của tuyến giáp, tuyến cận giáp, gây lồi mắt. d. Kích thích tuyến giáp phát triển, hoạt động bài tiết tyrosin, có thể gây lồi mắt. e. Kích thích tuyến cận giáp phát triển và hoạt động bài tiết PTH, có thể gây lồi mắt. Câu 145. Tác dụng của ADH. a. Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn gần, gây co mạch, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. b. Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, tăng hấp thu nước ở hồi tràng, gây co mạch, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. c. Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa, tăng tái hấp thu Na+ ở quai Henle, gây co mạch, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. d. Tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa và ống góp, gây co mạch, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. e. Tăng tái hấp thu nước ở ống thận, gây co mạch, tăng huyết áp. Câu 146. Tác dụng của oxytocin. a. Tăng tổng hợp sữa, khởi phát và thúc đẩy sổ thai, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. b. Tăng co bóp cơ tử cung khi mang thai, có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. c. Tăng tổng hợp và bài tiết sữa, tăng co bóp cơ tử cung khi mang thai, thúc đẻ. d. Chuyển sữa từ nang tuyến vào ống tuyến, tăng bài xuất sữa, khởi phát và thúc đẩy quá trình sổ thai, có ảnh hưởng tốt cho quá trình học tập, trí nhớ và hoàn thiện kỹ năng lao động. e. Kích thích tuyến sữa phát triển, tăng tổng hợp sữa, khởi phát và thúc đẩy quá trình sổ thai, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ. Câu 147. Tác dụng chuyển hoá năng lượng của T3, T4. a. Tăng chuyển hoá tế bào (trừ gan, lách, não, phổi), tăng tốc độ phản ứng hoá sinh, tăng sử dụng oxy, tăng CHCS, không có ảnh hưởng lên ty lạp thể. b. Tăng chuyển hoá tế bào (trừ gan, lách, não, phổi), giảm tốc độ phản ứng hoá sinh, tăng sử dụng oxy, tăng CHCS, có ảnh hưởng lên ty lạp thể. c. Tăng chuyển hoá tế bào, tăng tốc độ phản ứng hoá sinh, tăng sử dụng oxy, tăng CHCS, giảm hoạt động của ty lạp thể. d. Tăng chuyển hoá tế bào, giảm kích thước hoạt động của ty lạp thể, tăng dự trữ ATP, giảm sử dụng oxy, giảm CHCS. e. Tăng chuyển hoá tế bào (trừ võng mạc, lách, não, phổi), tăng tốc độ phản ứng hoá sinh, tăng sử dụng oxy, tăng CHCS, tăng kích thước và hoạt động của ty lạp thể. Câu 148. Tác dụng chính của corticoid khoáng. a. Chống viêm, chống dị ứng, chống phù, ức chế miễn dịch. b. Chống viêm, chống dị ứng, tăng chuyển hoá lipid, glucid và protid. c. Chống viêm, chống dị ứng, tăng tái hấp thu Na+ ở thận, giữ nước, tăng huyết áp. d. Tăng tái hấp thu Na+ và thải K+ ở thận; chống viêm, chống dị ứng. e. Tăng tái hấp thu Na+ và thải K+ ở ống lượn xa, tuyến mồ hôi. Câu 149. Các hormon ảnh hưởng tới sự phát triển của tinh trùng. a. Testosteron, inhibin, TSH, ACTH. b. GH, GnRH, testosteron, ACTH, corticoid. c. GH, GnRH, FSH, LH, testosteron, inhibin. d. GnRH, FSH, LH, testosteron, corticoid khoáng. e. FSH, LH, testosteron, inhibin, ACTH. Câu 150. Hormon estrogen và progesteron có vai trò trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt (CKKN)? a. Progesteron có vai trò trong giai đoạn đầu, estrogen có vai trò trong giai đoạn sau của CKKN. b. estrogen và progesteron có vai trò như nhau trong cả hai giai đoạn của CKKN. c. estrogen có tác dụng trong giai đoạn đầu , còn progesteron có tác dụng lên sự rụng trứng trong CKKN. d. estrogen có tác dụng trong giai đoạn đầu , còn progesteron có tác dụng trong giai đoạn sau của CKKN. e. estrogen và progesteron tăng cao ở cuối giai đoạn sau của CKKN, gây ra sự chảy máu. Câu 151. Tác dụng của glucagon. a. ức chế phân giải glycogen ®glucose, Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ, tăng tân tạo đường từ acid amin. b. Tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng tân tạo đường từ acid amin làm tăng đường máu, giảm phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ. c. Giảm tân tạo đường từ acid amin, tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ. d. Tăng tổng hợp protein, giảm tân tạo đường từ acid amin, tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ, tăng phân giải glycogen thành glucose, làm tăng đường máu. e. Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ, tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng tân tạo đường từ acid amin, làm tăng đường máu. Câu 152: Đánh dấu Đ/S vào các mệnh đề sau a- Bản chất hóa học của T3, T4 là Tyrosin+iod. b- Dạng dự trữ của hormon giáp là thyroglobulin ở tế bào cận giáp. c- Dạng vận chuyển của hormon giáp là TBPA, TBG... d- TSH là hormon có vai trò quan trọng trong tổng hợp, dự trữ và chuyển hormon giáp vào máu. e- T3 có hoạt tính sinh học mạnh nhất. Câu 153: Đánh dấu Đ/S vào các mệnh đề sau a- Corticoid, hydrocortison, corticosteron là các hormon thuộc nhóm glucorticoid. b- Aldosteron, DOC là các hormon không thuộc nhóm mineralocorticoid. c- Androgen là nhóm hormon của tuyến vỏ thượng thận nhưng có tác dụng như nội tiết tố sinh dục nam. d- Các hormon nhóm mineralocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. e- Glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Chương sinh lý hệ thần kinh TƯ Câu 154: Chức năng của hệ thần kinh trung ương? a- Điều hoà dinh dưỡng cơ quan nội tạng b- Làm cơ thể thích nghi với ngoại cảnh c- Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nội tạng d- Điều hoà dinh dưỡng các cơ quan trong cơ thể và làm cơ thể hoạt động thống nhất với môi trường. e- Điều hoà hoạt động các cơ quan trong cơ thể, làm cơ thể hoạt động thống nhất và thống nhất với môi trường Câu 155: Những nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ TKTƯ? a- Nguyên tắc hưng phấn và ức chế. b- Nguyên tắc ưu thế và con đường chung cuối cùng. c- Nguyên tắc phản xạ và hưng phấn. d- Nguyên tắc phản xạ, ưu thế và con đường chung cuối cùng. e- Nguyên tắc hưng phấn, ức chế và ưu thế. Câu 156: Các quá trình hoạt động cơ bản của hệ TKTƯ? a- Quá trình hưng phấn và ức chế b- Quá trình hình thành phản xạ. c- Quá trình thành lập đường liên hệ tạm thời. d- Quá trình hình thành con đường chung cuối cùng. e- Quá trình hưng phấn lan toả và tập trung. Câu 157: Phản xạ là gì? a- Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích. b- Phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ cơ quan nhận cảm vào trung khu thần kinh. c-Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thể đối với mọi kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể thông qua hệ TKTƯ. d- Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thể đối với mọi kích thích thông qua dây thần kinh ly tâm. e- Phản xạ là sự chỉ huy của TKTƯ đối với cơ quan đáp ứng. Câu 158: Những nguyên tắc dẫn truyền xung TK trên sợi trục? a- Dẫn truyền nhờ chất trung gian hoá học. b- Dẫn truyền hai chiều và điện thế giảm dần khi xa thân nơron. c- Dẫn truyền một chiều và điện thế giảm dần dọc theo sợi trục d- Dẫn truyền hai chiều và điện thế không hao hụt. e- Dẫn truyền một chiều và điện thế không hao hụt. Câu 159: Cấu trúc cơ bản của xinap hóa học. a.Các tận cùng thần kinh, màng sau xinap và khe xinap. b.Các túi nhỏ chứa chất TGHH và thụ cảm thể nhận cảm với chất này. c. Màng trước xinap, khe xinap và màng sau xinap. d. Các tận cùng thần kinh, các túi xinap và khe xinap. e. Tận cùng thần kinh, túi xinap và màng sau xinap. Câu 160: Sự dẫn truyền trên dây thần kinh và qua khe xinap. a. Dẫn truyền trên dây thần kinh và qua khe xinap đều nhờ chất TGHH. b. Dẫn truyền trên dây thần kinh và qua khe xinap đều là dẫn truyền hai chiều và nhờ chất TGHH. c. Trên dây thần kinh dẫn truyền hai chiều, dẫn truyền qua xinap là một chiều và nhờ chất TGHH. d. Dẫn truyền qua xinap là một chiều, trên dây thần kinh-hai chiều, nhờ chất TGHH. e. Trên dây thần kinh và qua xinap dẫn truyền không hao hụt. Câu 161: Cơ quan phân tích có các chức năng : a. Hoạt hoá vỏ não thông qua thể lưới thân não và các nhân của thalamus. b. Thông báo lên trung khu cấp I, cấp II và hoạt hoá toàn bộ vỏ não thông qua thể lưới. c. Thông báo và hoạt hoá vỏ não thông qua các nhân đặc hiệu của thalamus. d. Thông báo lên trung khu cấp I, cấp II qua các nhân đặc hiệu cuả thalamus và hoạt hoá vỏ não qua thể lưới. e. Chuyển các tín hiệu kích thích khác nhau thành dạng xung động thần kinh lên vỏ não. Câu 162: Cảm giác sâu không ý thức có ý nghĩa? a. Dẫn truyền xung động từ các thụ cảm thể bản thể về tuỷ sống để điều hoà trương lực cơ. b. Dẫn truyền xung động từ các thụ cảm thể về các trung khu dưới vỏ để điều hoà trương lực cơ và thăng bằng cơ thể. c. Xung động từ các thụ cảm thể bản thể theo hai bó Flechsig và Gower truyền về tiểu não để điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cơ thể. d. Xung động theo bó Flechsig và Gower về hành naõ để điều hoà trương lực cơ. e. Xung động theo 2 bó Flechsig và Gower về vỏ não để điều tiết trương lực cơ. Câu 163: Cảm giác nóng, lạnh, đau có thụ cảm thể (TCT) và đường dẫn truyền nào? a. TCT nóng: Ruffini, lạnh: Krause, đau: không đặc hiệu; dẫn truyền theo bó cung trước (bó Dejesin trước). b. TCT nóng: Ruffini, lạnh: Krause, đau: không đặc hiệu; dẫn truyền theo bó cung sau (bó Dejesin sau). c. TCT nóng: Krause, lạnh: Ruffini , đau: không đặc hiệu; dẫn truyền theo bó cung sau (bó Dejesin sau). d. TCT nóng: Ruffini, lạnh: Krause, đau: các tận cùng thần kinh, dẫn truyền theo 2 bó cung trước (bó Dejesin trước). e. TCT nóng: Ruffini, lạnh: Krause, đau: không đặc hiệu; dẫn truyền theo bó Goll và Burdach. Câu 164: Khả năng nhận cảm của tế bào nón, tế bào gậy? a. Tế bào nón: ánh sáng ban ngày Tế bào gậy: ánh sáng màu, ánh sáng hoàng hôn. b. Tế bào nón: ánh sáng ban ngày, ánh sáng màu. Tế bào gậy: ánh sáng hoàng hôn. c. Tế bào nón: ánh sáng hoàng hôn Tế bào gậy: ánh sáng ban ngày, ánh sáng màu. d. Tế bào nón: ánh sáng hoàng hôn và ánh sáng ban ngày. Tế bào gậy: ánh sáng màu. e. Tế bào gậy và tế bào nón cùng nhận cảm với sáng sáng màu. Câu 165: Khi nào thì mất thị trường hoàn toàn của một mắt? a. Tổn thương dây thần kinh thị giác (dây II). b. Tổn thương chéo thị giác phía ngoài. c. Tổn thương giải thị giác. d. Tổn thương chếo thị giác phía trong. e. Tổn thương vùng chẩm một bên bán cầu đại não. Câu 166: Phần nào của cơ quan nhận cảm ốc tai mã hoá được âm thanh cường độ mạnh tần số cao? a. Các tế bào thụ cảm lớp trong ở phần đỉnh ốc tai. b. Các tế bào thụ cảm lớp ngoài ở phần đỉnh ốc tai. c. Các tế bào thụ cảm lớp trong ở phần giữa ốc tai. d. Các tế bào thụ cảm lớp ngoài ở phần giữa ốc tai. e. Các tế bào thụ cảm lớp trong ở đoạn đầu ốc tai (gần cửa sổ bầu dục). Câu 167: Co cơ là do: a- Sợi actin trượt lên sợi myelin. b- Sợi myelin rút ngắn lại. c- Ion Mg++ tương tác với actin. d- Ion Ca++ được “bơm” vào hệ thống ống dọc. e- Sợi actin và myelin co ngắn lại. Câu 168: Thụ cảm thể thoi cơ bị hưng phấn khi: a- Các sợi cơ giãn ra. b- Các tơ cơ trong thoi giãn ra. c- Các sợi cơ co lại d- Nơron vận động g bị ức chế. e- Nơron vận động a hưng phấn. Câu 169: Tuỷ sống có chức năng: a- Dẫn truyền cảm giác và vận động, trung tâm của mọi phản xạ. b- Dẫn truyền cảm giác và vận động, trung tâm của các phản xạ sinh mạng. c- Dẫn truyền cảm giác và giác quan, trung tâm của các loại phản xạ đơn giản. d- Dẫn truyền cảm giác và vận động. Là trung khu của PX trương lực, PX da, PX gân- xương, PX thực vật. e- Dẫn truyền vận động và cảm giác đau. Câu 170. Hành não có vai trò sinh mạng do nó có: a- Là đường đi qua của tất cả các bó dẫn truyền cảm giác và vận động. b- Có nhiều nhân của các dây thần kinh sọ não và dây hoành. c- Có cấu tạo lưới và trung tâm điều hoà trương lực cơ. d- Có nhân dây X, nhân tiền đình và nơi các bó tháp đi qua. e- Có các trung khu điều hoà hô hấp và điều hoà tim mạch. Câu 171. Tình trạng duỗi cứng mất não xảy ra khi: a- Cắt ngang não con vật phía trên nhân đỏ. b- Cắt ngang não con vật phía dưới nhân tiền đình. c- Cắt ngang não con vật phía dưới nhân đỏ. d- Phá huỷ tiểu não. e- Phá huỷthân não. Câu 172. Tân thể vân gồm: a- Nhân đuôi và nhân cầu nhạt. b- Nhân vỏ hến và nhân cầu nhạt. c- Nhân đuôi và nhân vỏ hến. d- Nhân vỏ hến. e- Nhân đuôi. Câu 173: Tổn thương cựu thể vân gây ra hội chứng: a- Múa vờn. b- Múa giật. c- Múa vờn, múa giật. d- Parkinson e- Run khi vận động. Câu 174: Các chất trung gian hoá học của hệ TK trung ương gồm:: a- Acetylcholin, noradrenalin, GABA, bradykinin. b- Acetylcholin, noradrenalin , Secretin, serotonin. c- Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, GABA. d- Acetylcholin, noradrenalin , Serotonin, prostaglandin. e- Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, Histamin. Câu 175: Chức năng của vùng dưới đồi gồm: a- Ttrung khu thức-ngủ, trung khu cảm xúc cấp thấp, trung khu điều hoà trương lực cơ. b- Trung khu cao cấp của hệ TK thực vật, trung khu cảm xúc cấp cao, trung khu thức-ngủ. c- Trung khu cao cấp của hệ TK thực vật, trung khu hàng vi cảm xúc cấp thấp, tham gia cơ chế giấc ngủ, điều hoà hệ thống nội tiết. d- Quy tụ các đường hướng tâm, trung khu vận động dưới vỏ, tham gia cơ chế giấc ngủ, điều hoà hệ thống nội tiết. e- Trung khu cao cấp của hệ TK thực vật, trung khu vận động dưới vỏ, tham gia cơ chế giấc ngủ, điều hoà hệ thống nội tiết Câu 176. Tiểu não có chức năng: a- Điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể. b- Điều hoà trương lực cơ, giữ thăng bằng và phối hợp động tác tuỳ ý. c- Điều hoà trương lực cơ, giữ thăng bằng, phối hợp động tác tuỳ ý và không tuỳ ý. d- Giữ thăng bằng, làm tăng trương lực cơ, phới hợp động tác không tuỳ ý. e- Giữ thăng bằng, điều chỉnh động tác đúng tầm, đúng hướng. Câu 177. Chức năng đồi thị gồm: a- Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi vận động và cảm giác. b- Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi cảm giác và cảm xúc cấp thấp. c- Trung khu điều hoà trương lực cơ và cảm giác đau. d- Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan, trung khu phát động vận động tự động. e- Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan, trung khu cao cấp dưới vỏ của cảm giác đau. Câu 178: Tổn thương hoàn toàn hồi trán lên bên trái ở người thuận tay phải sẽ có: a- Liệt nửa người bên trái, kèm theo mất tiếng. b- Liệt nửa người bên phải , kèm theo điếc. c- Liệt nửa người bên phải , kèm theo mất tiếng. d- Mất vận động và cảm giác nửa người phía trên. e- Mất vận động và cảm giác 2 chi dưới. Chức năng hệ thần kinh thực vật Câu 179. Cơ chế tác dụng của catecholamin. a. Noradrenalin gắn vào receptor µ và b1, tế bào hưng phấn. Adrenalin - " - b2, tế bào ức chế. b. Noradrenalin gắn vào receptor µ, tế bào hưng phấn. Adrenalin - “- µ và b1, tế bào hưng phấn. Adrenalin -“- b2, tế bào ức chế. c. Noradrenalin gắn vào receptor µ và b1, tế bào hưng phấn. Adrenalin - b2, tế bào hưng phấn. d. Noradrenalin gắn vào receptor b2, tế bào ức chế. Adrenalin - µ, tế bào hưng phấn. Adrenalin - b1, tế bào ức chế. e. Noradrenalin gắn vào receptor µvà b1, tế bào ức chế. Adrenalin - b2, tế bào hưng phấn. Câu 180. Các chất trung gian hoá học của hệ TKTV gồm: a. å': sợi tiền hạch tiết acetylcholin N, sợi hậu hạch tiết acetylcholin M. å: - " - acetylcholin N , - " - catecholamin. b. å': sợi tiền hạch tiết acetylcholin M, sợi hậu hạch tiết acetylcholin M. å: - " - catecholamin , - " - catecholamin . c. å': sợi tiền hạch tiết acetylcholin N, sợi hậu hạch tiết acetylcholin N. å: - " - acetylcholin N, - " - catecholamin. d. å': sợi tiền hạch tiết acetylcholin M, sợi hậu hạch tiết catecholamin. å: - " - catecholamin , - " - acetylcholin N. e. å': sợi tiền hạch tiết acetylcholin N, sợi hậu hạch tiết acetylcholin M. å: - " - acetylcholin M, - " - catecholamin. Câu 181. Đặc điểm của sợi thần kinh thực vật. a. å: sợi tiền hạch dài không myelin, sợi hậu hạch ngắn có myelin. å': sợi tiền hạch dài không myelin, sợi hậu hạch ngắn có myelin. b. å: sợi tiền hạch ngắn không myelin, sợi hậu hạch dài có myelin. å': sợi tiền hạch dài không myelin, sợi hậu hạch ngắn có myelin. c. å: sợi tiền hạch ngắn có myelin, sợi hậu hạch dài không myelin. å': sợi tiền hạch dài có myelin, sợi hậu hạch ngắn không myelin. d. å: sợi tiền hạch dài có myelin, sợi hậu hạch ngắn không myelin. å': sợi tiền hạch ngắn có myelin, sợi hậu hạch dài không myelin. e. å: sợi tiền hạch dài có myelin, sợi hậu hạch ngắn có myelin. å': sợi tiền hạch ngắn không myelin, sợi hậu hạch dài không myelin. Câu 182. Vị trí của hạch thần kinh thực vật. a. Hạch å nằm ở thành tạng, hạch å' nằm ở thành tạng. b. Hạch å nằm ở cạnh sống và trước sống, hạch å' nằm ở thành tạng. c. Hạch å nằm ở thành tạng, hạch å' nằm ở trước sống va cạnh sống. d. Hạch å nằm ở trước sống, hạch å' nằm ở cạnh sống và trước sống. e. Hạch å nằm ở sừng bên đốt sống cổ, lưng và thắt lưng, hạch å' nằm ở sừng bên đốt tuỷ cùng. Câu 183. Chức năng chung của hệ TKTV. a. å có chức năng tấn công, tiêu tốn năng lượng; å' có chức năng phòng vệ, dự trữ năng lượng. b. å có chức năng phòng vệ, tiêu tốn năng lượng; å' có chức năng tấn công, dự trữ năng lượng. c. å và å' đều có chức năng phòng vệ, dự trữ năng lượng. d. å và å' đều có chức năng tấn công, tiêu tốn năng lượng. e. å có chức năng phòng vệ, dự trữ năng lượng; å' có chức năng tấn công, tiêu tốn năng lượng. Câu 184: Biểu hiện nào đúng khi tăng cường hưng phấn hệ thần kinh giao cảm? a. Tăng hoạt động của tim, tăng nhu động ruột, tăng tiết mồ hôi co đồng tử. b. Tăng hoạt động của tim, giảm nhu động ruột, tăng tiết mồ hôi, giãn đồng tử. c. Giảm hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hoá, giảm tiết mồ hôi, co đồng tử. d. Giảm hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hoá giảm, tiết mồ hôi, giãn đồng tử. e. Tăng hoạt đông của tim, giảm nhu động ruột, giảm tiết mồ hôi, giãn đồng tử. hoạt động thần kinh cấp cao Câu 185: Phản xạ KĐK có tính chất: a. Bẩm sinh, di truyền, bền vững, cung phản xạ có sẵn. b. Tập thành, có tính chất loài, không bền vững. c. Bẩm sinh, mang tính cá thể, bền vững, di truyền. d. Bẩm sinh, mang tính loài, bền vững, di truyền, cung phản xạ có sẵn. e. Tập thành mang tính loài, bền vững, di truyền, cung phản xạ có sẵn. Câu 186: Phản xạ CĐK có tính chất: a. Bẩm sinh, di truyền, không bền. b. Tập thành, di truyền, bền vững, cung phản xạ không có sẵn. c. Tập thành, mang tính cá thể, không di truyền, không bền, cung phản xạ không có sẵn. d. Bẩm sinh có thể biến đổi, mang tính cá thể. e. Tập thành, mang tính cá thể, không bền, cung phản xạ có sẵn. Câu 187: Đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành giữa: a. Các trung khu ở tuỷ sống. b.Các trung khu ở tuỷ sống và các cấu trúc dưới vỏ. c. Giữa các trung khu không điều kiện ở dưới vỏ và ở vỏ não. d. Giữa trung khu không điều kiện và có điều kiện ở vỏ não theo cơ chế mở đường. e. ở thân não, đồi thị và hệ limbic. Câu 188: Tạo PX CĐK tiết nước bọt ở chó thuận lợi khi: a. Chó ăn rất no. b. Chó nhịn đói kéo dài. c. Gây ồn ào khi tập. d. Chó khoẻ mạnh. e. Chó bị đánh đau. Câu 189: Muốn thành lập PX CĐK tiết nước bọt ở chó phải kết hợp nhiều lần: a. Cho ăn, ngay sau đó bật đèn. b. Cho ăn, sau 3-5 gy mới bật đèn. c. Tắt đèn sau 3-5 gy thì cho ăn. d. Đồng thời bật đèn và cho ăn. e. Bật đèn 3-5 gy rồi cho ăn. Câu 190: ức chế không điều kiện trong hoạt động thần kinh cấp cao là: a. ức chế bẩm sinh, do không củng cố. b. ức chế bẩm sinh, do củng cố chậm. c. ức chế bẩm sinh, do kích thích lạ xuất hiện. d. ức chế tập thành, do không củng cố. e. ức chế tập thành, do kích thích lạ. Câu 191: ức chế có điều kiện trong hoạt động TK cấp cao là: a. ức chế tập thành trong đời sống, do không củng cố hay củng cố chậm. b. ức chế tập thành, do có kích thích lạ. c. ức chế tập thành do kích thích quá mạnh và kéo dài. d. ức chế bẩm sinh, do không củng cố hay củng cố chậm. e. ức chế bẩm sinh, do có kích thích lạ. Câu 192: Vùng Wernicke là vùng: a. Hiểu nghĩa chữ viết. b. Phân tích cảm giác tinh tế. c. Bổ túc vận động. d. Nhận thức lời nói. e. Vận động ngôn ngữ. Câu 193: Tiếng nói được hình thành do: a. Chỉ cần nghe được người khác nói. b. Hình thành một cách tự nhiên trong đời sống. c. Phải nghe được và nhìn thấy miệng người khác nói. d. Phải nghe được tiếng nói và nhìn thấy sự vật muốn nói tới một lần. e. Phải lập đi lập lại nhiều lần giữa nghe tiếng nói và nhìn thấy sự vật muốn nói tới. Cõu 194: Các trung khu thần kinh chủ yếu liên quan tới hình thành ngôn ngữ gồm: a. Vỏ não vùng trán và vùng đỉnh. b. Vỏ não vùng đỉnh và vùng chẩm. c. Vỏ não vùng đỉnh, vùng chẩm và hệ limbic. d. Thuỳ chẩm, vùng Wernicke và vùng Broca. e. Vùng Broca, vùng Wernicke và hệ limbic. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 c b d e d a c d b 1 b c b a a d d e c a 2 d d d e ĐS ĐS Đ ĐĐS ĐS e d e e 3 d e d d b c b c e c 4 b c c c e c d e a c 5 a b b e d c c c b c 6 e c b d b b d c a d 7 c c c e b e c c ĐSS ĐĐ ĐĐ ĐSS 8 SĐS ĐS e c c d c d c b b 9 c d b d c c d b c d 10 d c d d e d b e d C 11 b d c e b c a a d e 12 d a e d b c d a a b 13 c a d b c a d b e d 14 a d c a c e e a b a 15 e a e d b ĐSĐ ĐĐ ĐĐ ĐS Đ e d a 16 c d c c d c b b a e 17 a a d e c c d c c c 18 e c b a c b a b d c 19 d d e c a d e d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số câu hỏi trắc nghiệm về chương Nội Môi.doc
Tài liệu liên quan