Trong bài báo này, chúng tôi đã giới thiệu
một phương pháp cho việc tạo ra các test case
trong kiểm thử đơn vị dựa trên tính chất bao
phủ. Tư tưởng chính của phương pháp dựa
trên việc chuyển đổi mã nguồn thành một mô
hình với việc truyền vào các breakpoint. Các
breakpoint phân biệt các khối cơ bản của
chương trình và đồng thời cung cấp đầy đủ
thông tin cho việc tạo ra các test case bằng công
thức kiểm chứng mô hình LTL đơn giản.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm
phương pháp đề xuất vận dụng vào kiểm thử
một số module chương trình được viết trên
ngôn ngữ Java và đã thu lại được các kết quả
có ý nghĩa, tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo
này chúng tôi mới chỉ đưa ra những kết quả
về mặt phương pháp, những kết quả thực
nghiệm và ứng dụng sẽ tiếp tục được hoàn
thiện và gửi đăng sau.
Hướng nghiên cứu trong tương lai là làm thế
nào để có thể tự động tạo ra các test case để
lựa chọn cho các biến chương trình dựa trên
các chuẩn bao phủ luồng dữ liệu đã được biết
đến, kết hợp phương pháp nghiên cứu với một
số công cụ hiện sẵn có mang lại hiệu quả cao
hơn nữa trong hoạt động kiểm thử phần mềm.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một phương pháp hiệu quả sinh dữ liệu kiểm thửu mức đơn vị - Nguyễn Hồng Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
79
MỘT PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ SINH DỮ LIỆU
KIỂM THỬ MỨC ĐƠN VỊ
Nguyễn Hồng Tân*, Hà Thị Thanh
Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kiểm thử là một phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của một sản phẩm phần mềm
được tạo ra bằng cách kiểm tra lỗi trong việc thực hiện chương trình theo một số chuẩn được gọi là
chuẩn bao phủ. Kiểm thử sẽ rất tốn kém nếu nó không được hỗ trợ bởi một phương pháp hoặc một
công cụ để tạo ra các bộ test. Bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp sinh dữ liệu kiểm
thử tự động cho các đơn vị phần mềm dựa vào kỹ thuật kiểm chứng mô hình. Các test case thu
được một cách tự động dựa vào các phản ví dụ của công thức logic thời gian tuyến tính (LTL -
Linear Temporal Logic) vi phạm các chuẩn bao phủ đã được lựa chọn.
Từ khóa: Kiểm chứng mô hình, Test case, Kiểm thử đơn vị
GIỚI THIỆU*
Kiểm thử có thể chỉ ra sự xuất hiện của lỗi tồn
tại trong phần mềm. Mặt khác, kiểm chứng
mô hình là một kỹ thuật hiệu quả áp dụng để
chỉ ra mô hình hệ thống có thỏa mãn được các
tính chất hay không [10]. Mặc dù kiểm thử
phần mềm và kiểm chứng mô hình đã được
đề cập đến trước đây như hoạt động xác minh
và thẩm định riêng biệt nhưng gần đây đã có
một số nghiên cứu về tiềm năng của kiểm thử
mô hình theo hướng giảm chi phí của kiểm
thử phần mềm. Những phương pháp tiếp cận
đó đều dựa trên các thuật toán kiểm chứng mô
hình để phát hiện ra các thuộc tính vi phạm
trong hệ thống khi thực hiện chương trình.
Kiểm thử hộp trắng dựa trên các test case
được tạo ra bằng kiểm chứng mô hình trước
đó đã được giải quyết [5,6,7,8,9]. Các điểm
chung của các kỹ thuật nói trên là sự phát
triển của một tập hợp các công thức LTL mà
khi áp dụng vào các chương trình mô hình tạo
ra tập hợp các test case theo yêu cầu. Chương
trình mô hình đại diện cho luồng điều khiển
của đơn vị được kiểm thử và mặc dù sự tồn
tại của nó như là tiền điều kiện thì rất khó để
thực hiện nó một cách tự động. Một số nghiên
cứu đã cố gắng để giảm chi phí cho việc tạo
ra các test case bằng cách sử dụng thuật toán
heuristic [8] để giảm thiểu tập các công thức
LTL trong các bộ test.
Kết quả nghiên cứu đề cấp đến việc sử dụng
kỹ thuật kiểm chứng mô hình trong kiểm thử
*
Email: nhtan@ictu.edu.vn
các đơn vị nhỏ nhất của phần mềm được gọi
là các thành phần hoặc các module. Nghiên
cứu của nhóm tập trung vào việc khai thác tự
động các chương trình mô hình từ mã nguồn,
một trong những nỗ lực để tiếp tục giảm chi
phí cho việc tạo ra các test case. Việc tạo ra
chương trình mô hình được xây dựng dành
riêng cho việc tạo ra các test case, có nghĩa là
thông tin được nhúng bổ sung vào chương
trình và chương trình được biến đổi một cách
tương đương, sau đó áp dụng phương pháp
kiểm chứng mô hình cụ thể tạo ra các test
case mong muốn.
Bước đầu tiên, chương trình nguồn được phân
tích cú pháp và trừu tượng hoá thành một
chương trình mô hình. Chương trình mô hình
được thể hiện trong một ngôn ngữ mô hình cụ
thể, ngôn ngữ mô hình đó là đầu vào của một
công cụ kiểm chứng mô hình. Các khối cơ
bản của chương trình mô hình được phân biệt
bằng cách truyền vào một breakpoint, được sử
dụng như là các mục tiêu trong pha chọn
đường thực thi. Bước thứ hai, việc lựa chọn
breakpoint dựa trên các chuẩn bao phủ cho
mọi đường thực thi được lựa chọn theo công
thức tuyến tính logic thời gian thích hợp.
Phản ví dụ thu được từ kiểm chứng mô hình
dưới dạng công thức LTL tạo ra các bộ test
thoả mãn chuẩn lựa chọn bao phủ. Các công
cụ hỗ trợ hiện tại cho phép thực hiện nhiều
điều kiện theo chuẩn bao phủ, mà được coi
như là thay thế phạm vi bao phủ luồng điều
khiển một cách toàn diện nhất.
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
80
CÁC KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Phần này giới thiệu một phương pháp biểu
diễn mã nguồn của đơn vị phần mềm như một
chương trình mô hình và thảo luận về việc sử
dụng các LTL cho việc tạo ra các bộ test
tương ứng với một chuẩn bao phủ
Chương trình mô hình
Hệ thống được kiểm thử (System Under Test
- SUT) được thể hiện theo cấu trúc Kripke ( )δ,,, AIST = . Trong đó, S là một tập hữu
hạn các trạng thái của chương trình; I ⊂ S là
tập khác rỗng các trạng thái ban đầu; A là một
hàm gán nhãn A: S AP2→ với AP là mệnh
đề cơ sở; SS ×⊆δ là phép chuyển trạng
thái. Một đồ thị luồng ( )AvvVG fs ,,,= là
một đồ thị có hướng. Trong đó, V: là tập hữu
hạn các trạng thái; Vvs ∈ là đỉnh ban đầu;
Vv f ∈ là đỉnh kết thúc và A ⊂ V ×V là tập
hợp hữu hạn các cung kết nối các trạng thái.
Mỗi đỉnh đại diện cho một câu lệnh và cung
xác định luồng giữa các câu lệnh. Vai trò
quan trọng nhất của mỗi đỉnh là định nghĩa và
sử dụng các biến tham gia trong chương trình.
Ví dụ với biến a, ta có thể định nghĩa là da
và
sử dụng là ua.
Các cấu trúc Kripke T biểu diễn các SUT nếu
S=V, I = {vs} và δ = A {(vf, vf)}. Bằng cách
thể hiện SUT với một cấu trúc Kripke, chúng
ta có thể thiết lập các đường thực thi của
chương trình một cách tự động dựa vào chuẩn
bao phủ. Mỗi đường thực thi là một test case
và tập hợp các test case đạt được theo chuẩn
bao phủ nhất định tạo thành các bộ test.
Logic tuyến tính thời gian
Cấu trúc Kripke T phản ánh hành vi có thể có
của chương trình và nó được sử dụng để kiểm
chứng mô hình, công thức LTL được xác định
trên tập hợp các mệnh đề cơ sở AP. Công
thức LTL được tạo ra bằng việc sử dụng các
quy tắc ngữ pháp sau
2121 |||||:: ϕϕϕϕϕϕαϕ ∪Ο¬∧= true ,
với α đại diện cho mệnh đề cơ sở, Ο cho
toán tử logic next và ∪ là toán tử logic Until.
Hai toán tử khác có nguồn gốc từ những thể
hiện trong các quy tắc ngữ pháp là toán tử ◊ -
cuối cùng và toán tử □ - luôn luôn.
Kiểm chứng được dùng để kiểm thử luồng dữ
liệu [8]. Với đồ thị điều khiển luồng của hình
1, bao phủ rẽ nhánh sẽ tạo ra các test case bao
gồm các đỉnh {v3, v4, v5, v6,v7 ,v8, v10} và bao
phủ luồng dữ liệu sẽ tìm kiếm tất cả các
đường thực thi có thể cho giữa việc định
nghĩa và việc sử dụng biến chương trình d.
Tuy nhiên, câu lệnh điều khiển luồng trạng
thái ảnh hưởng đến phạm vi bao phủ luồng dữ
liệu và sự phụ thuộc này có thể được mã hoá
trong công thức LTL. Ví dụ cho đoạn chương
trình 1 như sau:
int method( int a, int b, int c) {
int d=0;
if (a<10) {
if(b>=20 && a<5) d=50;
else d=0;
}
else {
if(b<50) d=30;
else d=10;
}
if(c==3) d=40;
return d; }
ta sẽ thu được đồ thị luồng như hình vẽ 1
Hình 10: Mã nguồn và đồ thị luồng điều khiển
của đơn vị phần mềm
KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH CHO KIỂM THỬ
ĐƠN VỊ DỰA TRÊN MỨC ĐỘ BAO PHỦ
Phương pháp được đề xuất cho kiểm thử đơn
vị dựa trên mức độ bao phủ theo cách biểu
diễn chương trình mô hình được trình bày
trong phần trước. Các nhánh luồng điều khiển
và các trạng thái của chương trình mô hình là
đủ để đưa ra công thức LTL nhằm phát hiện
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
81
các đường thực thi chương trình theo chuẩn
bao phủ, nhưng ở dạng công thức LTL phức
tạp. Thay vào đó, các phương pháp tiếp cận
được thực hiện không chỉ dựa trên việc đưa ra
một công thức thích hợp, mà còn được biểu
diễn bởi một chương trình mô hình được cải
tiến với thông tin bổ sung cho việc xây dựng
các đường thực thi tương ứng. Tác động trực
tiếp của công thức được sử dụng để phát hiện
các đường thực thi chương trình là được đơn
giản hoá, tức là một phần yêu cầu của công
việc cho sự phát triển của công thức LTL
thích hợp được chuyển giao cho việc xây
dựng các chương trình mô hình. Cách tiếp cận
này sẽ mở ra triển vọng để phát triển của LTL
một cách tự động góp phần nâng cao mức độ
tự động hoá trong việc xây dựng một bộ test.
Chuyển dịch những câu lệnh điều khiển luồng
Luồng thực thi chương trình được điều khiển
bởi các câu lệnh điều khiển như if – then, if –
then – else, switch và điều kiện kiểm soát
vòng lặp. Trong tất cả các trường hợp, đường
thực thi chương trình được xác định bởi các
quyết định được thực hiện như là một hệ quả
của biểu thức điều kiện bằng cách kết hợp
một hoặc nhiều vị từ với toán tử boolean. Yêu
cầu cơ bản của bao phủ nhánh là để tạo ra các
test case mà sẽ bao phủ tất cả các nhánh của
đồ thị luồng điều khiển.
Mỗi vị từ mà không thể chia được thành các
vị từ nhỏ hơn được gọi là mệnh đề. Tính chất
mệnh đề được phát biểu như sau: chọn ci
trong tập Mi = {ci, ci} và do đó mỗi quyết
định tạo ra một biểu thức điều kiện là đưa ra
như là hàm logic d sao cho liM B→ , trong
đó B={0,1} và l là số mệnh đề trong biểu
thức. Chúng ta xác định hàm f cho mỗi
d( lim ) trong đó l li im M∈ trả về b khối cơ bản
cho các cạnh tương ứng với điều kiện. Như
vậy, mỗi câu lệnh điều kiện với 1 phần còn lại
gọi là e, có: ( )emdfbmdf lili =¬∧= ))((()))((
Thuật toán kiểm chứng mô hình được xác
định nếu có một cách định nghĩa các trạng
thái khác nhau nhờ vào mô hình. Để hỗ trợ
tạo ra sự khác nhau giữa các trạng thái ta có
thể thêm thông tin vào mã nguồn của mô
hình. Ta kí hiệu SP và EP là tập tất cả các
điểm vào và tập tất cả các điểm ra tương ứng.
Trong pha xử lý sau, các breakpoint được tổ
chức thành các cấu trúc cây, với mỗi một câu
lệnh luồng điều khiển không lồng nhau, được
sử dụng để tối ưu hoá số lượng các test case
cần thiết cho các chuẩn bao phủ. Lá của cây
đưa ra các breakpoint không chi phối bất kỳ
breakpoint nào khác của hệ thống phân cấp.
Về bản chất, nó được hiển thị như trong hình
2, các breakpoint được tổ chức lồng nhau
được gọi là độ sâu. Mỗi cây bao gồm tất cả
các luồng dữ liệu có thể giữa các breakpoint
trong câu lệnh điều khiển luồng tương ứng
với nhiều cấp độ lồng nhau.
Hình 11: Cấu trúc cây phân cấp của chương
trình nguồn ở chương trình 1
Mô hình của công thức LTL cho việc tạo ra
các test case
Chương trình mô hình được cải tiến cung cấp
một cơ sở cho việc tìm kiếm đường thực thi
chương trình hay còn gọi là test case trả về
phản ví dụ của việc thực thi mô hình kiểm
chứng. Các công thức thích hợp mô tả đường
thực thi chương trình tuân thủ theo một thuộc
tính mẫu đơn giản và chúng ta gọi chúng là
bằng chứng. Nhờ sự đơn giản của các bằng
chứng, chúng có thể được tạo ra chúng một
cách tự động nếu ta xem xét các chương trình
mô hình và các cây breakpoint.
Hình 12: Cấu trúc cây breakpoint
trong chương trình 1
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
82
Để tận dụng khả năng của thuật toán kiểm
chứng mô hình cho việc phát hiện một phản
ví dụ, mọi bằng chứng đều trở thành thuộc
tính cửa sập, tức là nếu p là bằng chứng thì
chúng ta có một test case được tạo ra bởi
kiểm chứng mô hình ¬p
Các mô hình của LTL đưa ra trường hợp
chứng minh là:
))(int(:: subltlbreakpoLtL s ◊∧◊= với
breakpoints SP∈
)(int:: subltlbreakpoSubltl i ◊∧= |
breakpointf với breakpointf EP∈
Tất cả các đường thực thi đều được biểu diễn
dựa vào các thuộc tính cửa sập LTL được tạo
ra một cách tự động. Số lượng thuộc tính LTL
cần thiết phụ thuộc vào các tiêu chuẩn bao
phủ. Cuối cùng, cần lưu ý rằng phải có ít nhất
một test case trong bộ test cho tất cả các điểm
vào và điểm ra.
Sự kết hợp của các breakpoint thu được
một cách tự động
Cho trước một mô hình, mẫu dựa trên các
công thức LTL có thể được xây dựng và thiết
lập các breakpoint được tổ chức theo cấu trúc
cây, nó có thể kết hợp với những breakpoint
hạn chế trong các mẫu LTL, theo đó tự động tạo
ra công thức LTL và sẽ tạo ra các test case.
Phương pháp đơn giản nhất để kết hợp các
breakpoint là sự kết hợp ngẫu nhiên mà
không phân biệt chúng. Phương pháp này có
kết quả là việc tạo ra một số lượng lớn công
thức. Cũng có một trong số đó sẽ không hợp
lệ, vì thứ tự kết hợp breakpoint thực hiện sai.
Một vấn đề khác là việc thiếu thông tin cho
chiều dài của đường thực thi.
Một phương pháp thông minh hơn, sử dụng
thông tin có sẵn trong mô hình nhằm giảm tối
đa sự kết hợp các breakpoint. Dựa trên thông
tin này, có thể thu được một trật tự cho các
breakpoint trong các công thức LTL kể từ khi
mã được thực hiện tuần tự. Giả sử, có một
phần từ tập các SP và EP của breakpoint,
phân tích của chúng đưa ra các tập IF1 và IF2.
Trong trường hợp này, tập các kết hợp có thể
là: EPIFIFSPC ×××= 21 . Trong trường
hợp chung, một chương trình với n câu lệnh
điều khiển thì tập các breakpoint có thể kết
hợp là ∏
=
××=
n
i
i EPIFSPC
1
Kết quả được sắp xếp tuần tự theo giới hạn
một tập các kết hợp breakpoint, tuy nhiên vẫn
bao gồm các đường thực thi dư thừa. Lý do là
một số breakpoint chi phối breakpoint khác,
điều đó có nghĩa là các đường dẫn cho các
breakpoint chiếm ưu thế cũng chứa những
breakpoint khác. Bằng cách lọc tập các
breakpoint theo đó chỉ giữ lại những
breakpoint có ảnh hưởng, tiếp tục làm giảm
chiều dài của công thức LTL được sử dụng để
tạo ra các test case. Ta kí hiệu, FIFi là bộ lọc
của các IFi. Khi đó tập các kết hợp:
∏
=
××=
n
i
i EPFIFSPC
1
.
Công thức này tương ứng với các test case đại
diện cho các đường thực thi riêng biệt.
Trong thuật toán 1, chúng ta thấy quá trình
kết hợp của breakpoint không ảnh hưởng.
Hàm getNondominantsBreakpointsList không
được mô tả theo chiều sâu, bởi vì mục đích
của nó là truy xuất đến lá của cây. Điều đó
xảy ra bởi bởi cây được cấu trúc theo cách mà
các nút lá không bị chi phối bởi nút cha.
Để đảm bảo tính đầy đủ, ta xem xét đến các
đường được sinh ra, có thể cả trường hợp
không hợp lệ. Điều đó xảy ra nguyên nhân do
các câu lệnh điều khiển xảy ra xung đột. Một
cách tiếp cận khác để vượt qua khó khăn này
là tạo ra công thức LTL, một test case được
tạo ra cho câu lệnh điều khiển tại thời điểm
đó. Điều này sẽ giúp tạo ra tập các điểu khiển: [ ]{ }EPIFSPiniC i ××Ζ∈∈∀= ,,1
Khi các công thức LTL được tạo ra, quá trình
còn lại bao gồm thực thi theo công thức LTL
trong một bộ kiểm chứng mô hình. Mô hình
kiểm chứng được sử dụng để kiểm tra các
thuộc tính có trong mã nguồn của ngôn ngữ
mô hình. Thuật toán cấu trúc LTL và thuật
toán tìm tất cả các sự kết hợp được trình bày
dưới đây:
Procedure constructLTL(breakpointTrees)
1: for ∀ breakTree ∈
breakpointTrees do
2:nonDominantVector ←getNonDominantsB
reakpointsList(breakTree)
3: end for
4: findAllCombinations(nonDominantVector)
(Thuật toán 1)
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
83
Procedure
findAllCombinations(nonDominantVector)
1:if nonDominantVector.size > 1 then
2:
nonDominands ←nonDominantVector.pop()
3:nextTreesCombinantions ← findAllCombin
ations(nonDominantVector)
4: for∀ nonDominant∈nonDominands do
5:for∀ nextTreesCombination∈nextTreesCo
mbinations do
6: combinationList.add(nonDominant,
nextTreesCombination)
7: end for
8: end for
9: return combinationList
10:else
11: return nonDominantVector
12: end if
(Thuật toán 2)
KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đã giới thiệu
một phương pháp cho việc tạo ra các test case
trong kiểm thử đơn vị dựa trên tính chất bao
phủ. Tư tưởng chính của phương pháp dựa
trên việc chuyển đổi mã nguồn thành một mô
hình với việc truyền vào các breakpoint. Các
breakpoint phân biệt các khối cơ bản của
chương trình và đồng thời cung cấp đầy đủ
thông tin cho việc tạo ra các test case bằng công
thức kiểm chứng mô hình LTL đơn giản.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm
phương pháp đề xuất vận dụng vào kiểm thử
một số module chương trình được viết trên
ngôn ngữ Java và đã thu lại được các kết quả
có ý nghĩa, tuy nhiên trong khuôn khổ bài báo
này chúng tôi mới chỉ đưa ra những kết quả
về mặt phương pháp, những kết quả thực
nghiệm và ứng dụng sẽ tiếp tục được hoàn
thiện và gửi đăng sau.
Hướng nghiên cứu trong tương lai là làm thế
nào để có thể tự động tạo ra các test case để
lựa chọn cho các biến chương trình dựa trên
các chuẩn bao phủ luồng dữ liệu đã được biết
đến, kết hợp phương pháp nghiên cứu với một
số công cụ hiện sẵn có mang lại hiệu quả cao
hơn nữa trong hoạt động kiểm thử phần mềm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. P. Ammann, P. E. Black, and W. Majurski,
“Using model checking to generate tests from
specifications”, inICFEM, 1998.
[2]. S. Rapps and E. J. Weyuker, “Selecting
software test data using data flow information”,
IEEE Trans. Software Eng., vol. 11, no. 4, pp.
367–375, 1985.
[3]. J. Jacky, M. Veanes, C. Campbell, and W.
Schulte, Model-Based Software Testing and
Analysis with C#, 1st ed. Cambridge University
Press, 2007.
[4]. G. J. Holzmann, “The model checker spin”,
IEEE Trans. Software Eng.,vol. 23, no. 5, pp.
279–295, 1997.
[5]. P. Ammann, P. E. Black, and W. Ding,
“Model checkers in software testing”, NIST-IR
6777, National Institute of Standards and
Technology, Tech. Rep., 2002.
[6]. H. S. Hong, I. Lee, O. Sokolsky, and H. Ural,
“A temporal logic based theory of test coverage
and generation”, in TACAS, ser. Lecture Notes in
Computer Science, J.-P. Katoen and P. Stevens,
Eds, vol. 2280. Springer, 2002, pp. 327–341.
[7]. H. S. Hong and H. Ural, “Dependence testing:
Extending data flow testing with control
dependence”, in TestCom, ser. Lecture Notes in
Computer Science, F. Khendek and R. Dssouli,
Eds., vol. 3502. Springer, 2005, pp. 23–39.
[8]. H. S. Hong, S. D. Cha, I. Lee, O. Sokolsky,
and H. Ural, “Data flow testing as model
checking”, in ICSE. IEEE Computer Society,
2003, pp. 232–243.
[9]. S. Rayadurgam and M. P. E. Heimdahl,
“Coverage based test-case generation using model
checkers”, Engineering of Computer-Based
Systems, IEEE International Conference on the,
2001.
[10]. C. Baier and J.-P. Katoen, Principles of
Model Checking. The MIT Press, 2008.
Nguyễn Hồng Tân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 79 - 84
84
SUMMARY
AN EFFICIENT METHOD OF BIRTH CONTROL DATA FOLDER UNIT
Nguyen Hong Tan*, Ha Thi Thanh
College of Information and Communication Technology - TNU
Testing is an important method to improve the quality of a software product created by checking
for errors in program executions according to some criterion called coverage criterion. Testing will
be very expensive if it is not supported by a method or a tool for generating test suites. This paper,
we propose a method of automatic test suites for software module based on model checking. Test
cases is obtained automatically as counterexamples of violated linear time logic.
Keywords: Test models, test cases, unit testing
Ngày nhận bài: 09/11/2012, ngày duyệt đăng: 26/11/2012, ngày phản biện:10/12/2012
*
Email: nhtan@ictu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36952_40535_20320139193879_7075_2052157.pdf