Một hệ thống điều khiển đón trước dựa trên mô hình mờ Takagi-Sugeno của đối tượng - Lại Khắc Lãi
3. Nhận xét và kết luận
Từ các kết quả mô phỏng ta rút ra các nhận xét sau:
- Khi không có nhiễu tác động vào hệ thống: Đáp ứng đón trước giống với đáp ứng từ
hệ thống thực; tín hiệu ra đáp ứng tốt theo sự thay đổi của tín hiệu đặt; thời gian quá độ ngắn; độ
quá điều chỉnh nhỏ.
- Khi tầm đón trước thay đổi thì thời gian thực hiện thuật toán cũng thay đổi theo (với
tầm đón trước bằng 5 thì thời gian thực hiện thuật toán là 86.6(s), với tầm đón trước bằng 10
thì thời gian thực hiện thuật toán là 190.8(e), với tầm đón trước bằng 20 thì thời gian thực hiện
thuật toán là 318.3(s). Tầm đón trước càng rộng thì sự thay đổi của tín hiệu điều khiển càng chậm,
vì sự thay đổi này phụ thuộc vào sự thay đổi trung bình trong một khoảng rộng của tín hiệu đặt.
Việc lựa chọn giá trị thích hợp của tầm đón trước phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian
thực hiện thuật toán yêu cầu và chất lượng điều khiển trên hệ thống cụ thể. Tầm đón trước rộng
chưa chắc sẽ đem lại chất lượng điều khiển tốt.
- Khi hệ thống có nhiễu tác động vào đầu ra của đối tượng sẽ làm cho tính chất của hệ
thống bị thay đổi dẫn đến mô hình đón trước sai lệch so với đáp ứng của hệ thống thật, điều này
ảnh hưởng đến chất lượng điều khiển.
Để khắc phục được sai số mô hình và đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều
khiển, ta cần tìm biện pháp giảm nhỏ sai số giữa mô hình và đối tượng thực. Một trong các biện
pháp đó là xây dựng bộ điều khiển điều khiển bền vững và cập nhật on-line thông số mô hình tại
mỗi thời điểm lấy mẫu để giảm sai số đón trước khi tính chất hệ thống thay đổi theo thời gian do
ảnh hưởng nhiễu.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một hệ thống điều khiển đón trước dựa trên mô hình mờ Takagi-Sugeno của đối tượng - Lại Khắc Lãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
15
MỘT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÓN TRƯỚC DỰA TRÊN MÔ HÌNH MỜ
TAKAGI-SUGENO CỦA ĐỐI TƯỢNG
Lại Khắc Lãi, Lê Thị Thu Hà (Trường Đại học KTCN - §H Th¸i Nguyªn)
1. Mở đầu
Điều khiển đón trước (hay điều khiển dự báo) là một phương pháp dựa trên mô hình
của hệ thống thật để dự đoán trước các
đáp ứng ở tương lai, trên cơ sở đó, một
thuật toán tối ưu hóa hàm mục tiêu sẽ
được sử dụng để tính toán chuỗi tín hiệu
điều khiển sao cho sai lệch giữa đáp ứng
đón trước và đáp ứng tham chiếu của mô
hình là nhỏ nhất. Cấu trúc chung của hệ
điều khiển đón trước được chỉ ra trên hình
1. Trong đó: r(k) là tín hiệu đặt tại thời
điểm k và chính là trạng thái đầu ra mong
muốn của đối tượng điều khiển; y(k) là tín
hiệu đầu ra của hệ thống thực; yM(k) là đầu ra của mô hình; u(k) là tín hiệu điều khiển đối
tượng tại thời điểm k; yˆ,uˆ là tín hiệu điều khiển đón trước và đầu ra dự báo tương lai tương
ứng của hệ thống dựa trên cơ sở mô hình.
Kỹ thuật điều khiển đón trước được áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực điều khiển quá trình
thông qua việc hiệu chỉnh cấu trúc bộ điều khiển phù hợp với đối tượng điều khiển đã cho theo
các thông số ràng buộc và các yêu cầu hoạt động của hệ thống. Một bộ điều khiển đón trước bao
gồm 5 thành phần cơ bản: Mô hình hệ thống và mô hình phân bố nhiễu; Hàm mục tiêu; Điều
kiện ràng buộc; Phương pháp giải bài toán tối ưu hóa. Bài báo này trình bày kết quả của việc
ứng dụng những kết quả đã đạt được trong [1] để xây dựng hệ điều khiển cho bể kép
2 Áp dụng thuật toán điều khiển đón trước cho hệ phi tuyến
2.1. Đối tượng điều khiển
Xét đối tượng điều khiển là một hệ thống
bể kép (hình 2) được mô tả bởi hệ phương trình:
( )( )
( )( )
1 1 1 2
2 1 1 2 2 2
1h ku a 2g h h
A
1h a 2g h h a 2gh
A
= − −
= − −
ɺ
ɺ
Trong đó: 2cm200A = là tiết diện ngang
của 2 bể; 21 cm1a = là tiết diện ống nối giữa hai
bể; 22 cm5.0a = là tiết diện ống thoát ở bể 2;
22 s/cm981s/m81.9g == là gia tốc trọng trường;
lưu lượng bơm cực đại của máy bơm s/cm300min/dm18Q 33max ==
Hình 1: Cấu trúc chung hệ điều khiển đón trước
Hình 2: Mô hình hệ thống bể kép
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
16
Yêu cầu của bài toán điều khiển hệ thống là giữ cho mực chất lỏng trong bể hai bám
theo một quỹ đạo cho trước bằng cách thay đổi lưu lượng nước bơm vào bể 1 .
Lưu lượng nước bơm vào bể thứ nhất được thể hiện ở thành phần k.u trong đó u là điện
áp điều khiển thay đổi từ 0 đến 24VDC, k là hệ số khuếch đại của máy bơm. Trong thực tế k là
một hệ số phi tuyến phụ thuộc vào đặc tính của động cơ bơm. Để đơn giản, trong bài báo này
chọn k là một hằng số khi đó lưu lượng nước bơm vào bể là tuyến tính theo điện áp u. Như vậy
với lưu lượng cực đại s/cm300Q 2max = thì k = 12.5.
2.2. Sơ đồ điều khiển
Sơ đồ khối hệ điều khiển bể kép được chỉ ta trên hình3:
Hình 3: Bộ điều khiển đón trước theo mô hình
Trong đó r(k) là tín hiệu tham chiếu đã qua lọc. Mô hình mờ T-S của đối tượng được xây
dựng thông qua thuật toán nhận dạng off-line như ở [1].
Các thông số điều khiển như sau:
- Thời gian lấy mẫu: 1 giây
- Tầm điều khiển Hc = 1
- Tầm đón trước Hp = 10
- 05.0=ρ
Hàm mục tiêu có dạng:
( ) ( ) ( )( ) ( )∑ ∑
= =
+ρ++−+=
Hp
1t
H
0t
22
c
k|tkuk|tkyˆk|tkrk,uJ
2.3. Đáp ứng của hệ thống khi không có nhiễu ở đầu ra
Các kết quả mô phỏng được chỉ ra trên các hình từ hình 4 đến hình 5, trong đó: Hình 4 là
đáp ứng của hệ thống khi tín hiệu đặt không thay đổi; hình 5 là đáp ứng của hệ thống khi tín
hiệu không thay đổi.
Bể kép Thuật toán tối ưu
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
17
Hình 4: Đáp ứng của hệ thống ứng với tín hiệu đặt là 20 cm
Hình 5: Đáp ứng của hệ thống khi tín hiệu đặt thay đổi
Để khảo sát chất lượng của hệ thống khi thay đối tầm đón trước, ta giữ nguyên thời gian
lấy mẫu, tầm điều khiển, hệ số ρ, cho tầm đón trước Hp thay đổi và tiến hành chạy mô phỏng, ta
thu được các kết quả như hình 6, hình 7 và hình 8.
Hình 6: Đáp ứng hệ thống với Hp = 20
Hình 7: Đáp ứng hệ thống với Hp = 10
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
18
Hình 8: Đáp ứng hệ thống với Hp = 5
2.4. Đáp ứng của hệ khi kể đến nhiễu ở đầu ra của đối tượng
Gỉa thiết ở đầu ra có nhiễu ồn trắng có dạng như hình 9 tác động vào đầu ra của đối
tượng, sơ đồ mô phỏng được chỉ ra ở hình 10, kết quả mô phỏng được chỉ ra ở hình 11.
Hình 9: Bộ điều khiển NMPC có cộng nhiễu ngõ ra
Hình 10: Nhiễu ồn trắng tác động vào đầu ra của đối tượng
Bể kép Thuật toán
tối ưu
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
19
Hình 11: Đáp ứng của bộ hệ khiển khi có nhiễu
3. Nhận xét và kết luận
Từ các kết quả mô phỏng ta rút ra các nhận xét sau:
- Khi không có nhiễu tác động vào hệ thống: Đáp ứng đón trước giống với đáp ứng từ
hệ thống thực; tín hiệu ra đáp ứng tốt theo sự thay đổi của tín hiệu đặt; thời gian quá độ ngắn; độ
quá điều chỉnh nhỏ.
- Khi tầm đón trước thay đổi thì thời gian thực hiện thuật toán cũng thay đổi theo (với
tầm đón trước bằng 5 thì thời gian thực hiện thuật toán là 86.6(s), với tầm đón trước bằng 10
thì thời gian thực hiện thuật toán là 190.8(e), với tầm đón trước bằng 20 thì thời gian thực hiện
thuật toán là 318.3(s). Tầm đón trước càng rộng thì sự thay đổi của tín hiệu điều khiển càng chậm,
vì sự thay đổi này phụ thuộc vào sự thay đổi trung bình trong một khoảng rộng của tín hiệu đặt.
Việc lựa chọn giá trị thích hợp của tầm đón trước phụ thuộc vào hai yếu tố: thời gian
thực hiện thuật toán yêu cầu và chất lượng điều khiển trên hệ thống cụ thể. Tầm đón trước rộng
chưa chắc sẽ đem lại chất lượng điều khiển tốt.
- Khi hệ thống có nhiễu tác động vào đầu ra của đối tượng sẽ làm cho tính chất của hệ
thống bị thay đổi dẫn đến mô hình đón trước sai lệch so với đáp ứng của hệ thống thật, điều này
ảnh hưởng đến chất lượng điều khiển.
Để khắc phục được sai số mô hình và đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều
khiển, ta cần tìm biện pháp giảm nhỏ sai số giữa mô hình và đối tượng thực. Một trong các biện
pháp đó là xây dựng bộ điều khiển điều khiển bền vững và cập nhật on-line thông số mô hình tại
mỗi thời điểm lấy mẫu để giảm sai số đón trước khi tính chất hệ thống thay đổi theo thời gian do
ảnh hưởng nhiễu.
TÓM TẮT
Điều khiển đón trước theo mô hình là một trong những kỹ thuật điều khiển tiên tiến đang
được nhiều người ưa chuộng nhất trong công nghiệp. Trong hệ thống điều khiển đón trước, sự
sai lệch giữa mô hình và đối tượng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hệ điều khiển. Bài
báo đề xuất việc sử dụng mô hình mờ theo kiểu Takagi-Sugeno để xây dựng hệ điều khiển đón
trước cho đối tượng là bể kép. Các kết quả mô phỏng nêu lên ảnh hưởng của tầm đón trước và
ảnh hưởng của nhiễu đến chất lượng của hệ thống điều khiển, đồng thời cũng cho thấy tính khả
thi của phương pháp.
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 –
20
SUMMARY
THE SYSTEM OF PREDICTIVE CONTROL USING FUZZY MODEL OF THE PLAN -
TAKAGI-SUGENO
Model Predictive Control - MPC is one of popular advanced technologies in industry. In
predictive control system, the errors between model and object have the effect on the control
quality. This paper proposes the use of Takagi-Sugeno fuzzy model to build predictive control
system for double tank object.
The modelling results shows not only the effect of predictive control and the effect of
disturbance to the control system quality but also the precise and possibility of the method.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Khắc Lãi (2007) “Một phương pháp xây dựng mô hình mờ của đối tượng cho hệ thống
điều khiển đón trước”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Số 3(43),
trang 73-79.
[2] Babuska, J.M Sousa, HB Verbrugen (2000) “Predictive Control of Nonlinear System Basic
on Fuzzy and Neural Models” IEEE.
[3] Rolf Findeisen, Frank Allgower (2001) “An Introducton to nonlinear model Predictive
Control” IEEE transaction on fuzzy System.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_768_9249_3_6607_2053178.pdf