Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu (slide)

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 3. Chi phí kiệt quệ tài chính 4. Trật tự phân hạng của các lựa chọn tài trợ nhận xét kết luận

ppt41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu (slide), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA SAU ĐẠI HỌC MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH – NHÓM 9 Thực hiện: Lâm Xiêm Dung Nguyễn Lương Huy Lý Quốc Hùng Võ Chí Linh Nguyễn Phước Hồng Hạnh MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM 1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH 4. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỰA CHỌN TÀI TRỢ NHẬN XÉT KẾT LUẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Tấm chắn thuế Xét ví dụ: DN A không vay nợ, DN B vay nợ 1.000 với LS 8% Nhận xét Lãi từ CK nợ là chi phí được khấu trừ thuế, còn cổ tức và lợi nhuận giữ lại thì không. Khoản khấu trừ thuế từ lãi của CK nợ làm tăng tổng LN trả cho cổ đông và trái chủ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Cách xác định tấm chắn thuế Thuế suất thuế TNDN * Lãi từ CK nợ dự kiến PV (tấm chắn thuế) = ------------------------------------------------- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên nợ PV (tấm chắn thuế) = Tc * D (1) Tc : thuế suất thuế TNDN D : Tổng nợ vay Từ công thức (1) có thể thấy PV (tấm chắn thuế) không phụ thuộc vào tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên nợ. Theo số liệu của ví dụ trên thì PV bằng: PV= (80 x 25%)/ 8% = 250 $ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Tấm chắn thuế lãi từ CK nợ đóng góp thế nào vào giá trị vốn cp của cổ đông THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Tấm chắn thuế lãi từ CK nợ đóng góp thế nào vào giá trị vốn cp của cổ đông Bảng cân đối kế toán đơn giản của Công ty A như sau: ĐVT: trđ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Tấm chắn thuế lãi từ CK nợ đóng góp thế nào vào giá trị vốn cp của cổ đông Sau đó Công ty quyết định vay thêm 1 tỉ đồng trên cơ sở vĩnh viễn và sử dụng số tiền này để mua lại cổ phần. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Lý thuyết MM và thuế Định đề I của MM được “chỉnh” lại để phản ánh thuế TNDN Giá trị của DN = Giá trị của DN nếu được tài trợ + PV (tấm hoàn toàn bằng vốn cp chắn thuế Trường hợp đặc biệt của nợ vĩnh viễn thì: Giá trị của DN = Giá trị của DN nếu được tài trợ + TC * D hoàn toàn bằng vốn cp => Với thuế suất thuế TNDN không đổi thì PV (tấm chắn thuế) tăng khi nợ vay tăng THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Khi vấn đề thuế thu nhập cá nhân được đưa vào, mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hóa tất cả các khoản thuế chi trả từ lợi nhuận của doanh nghiệp Chi trả dưới góc độ lãi từ CK nợ Chi trả dưới góc độ lợi nhuận từ vốn cp Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Lợi nhuận sau tất cả thuế THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Lợi thế thuế tương đối của nợ so với vốn cổ phần là : 1 - Tp Lợi thế tương đối của nợ = ----------------- (1 – TpE)*(1- Tc) Ta có hai trường hợp đặc biệt : Trường hợp 1 : Tất cả lợi nhuận từ vốn cổ phần đều là cổ tức 1 – Tp 1 Lợi thế tương đối của nợ = ----------------- = -------- (1 – TpE)*(1- Tc) 1 - Tc Trường hợp 2 : Khi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bù qua sớt lại với nhau, làm cho chính sách nợ không đặt thành vấn đề. Khi đó 1 – Tp = (1 – TpE) x ( 1 – Tc ) Trường hợp chỉ có thể xảy ra nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tc thấp hơn thuế suất thuế thu nhập cá nhân Tp và nếu thuế suất thực tế TpE đáng trên lợi nhuận từ vốn cổ phần rất thấp. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Chính sách nợ trước và sau cải cách thuế Ta hãy xem trường hợp một công ty không trả cổ tức và giả dụ là việc trì hoãn nộp thuế lãi vốn đã cắt giảm thuế cá nhân thực tế trên lợi nhuận từ vốn cổ phần còn bằng nửa của thuế suất đánh trên lãi vốn trước năm 1986, tức là TpE = 0,10. Nếu thuế suất của lãi từ chứng khoán nợ Tp =0,50 thì : THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Chính sách nợ trước và sau cải cách thuế Sau cải cách thuế, sử dụng thuế suất năm 1999, và một lần nữa giả dụ là không chi trả cổ tức và thuế suất thực tế lãi vốn bằng phân nửa thuế suất qui định trên lãi vốn đã thực hiện, tức 28/2 = 14%. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Chính sách nợ trước và sau cải cách thuế Qua 2 trường hợp trên thì phương án tài trợ nợ dẫn đầu . Hơn nữa, việc dẫn đầu này còn mạnh mẽ hơn khi ta xem trường hợp các công ty chi trả cổ tức. Giả dụ phân nửa của lợi nhuận trên vốn cổ phần là cổ tức và phân nửa kia là lãi vốn. Lãi suất được hoãn đủ lâu để thuế suất thực tế của lãi vốn chỉ bằng phân nửa qui định, tức là 28/2 = 14%. Như vậy, thuế suất thực tế đánh trên lợi nhuận từ vốn cổ phần là bình quân của thuế suất đánh trên cổ tức và lãi vốn hay bằng (0,396+0,14)/2 = 0,268. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN “Nợ và Thuế” của Merton Miller Giả dụ : Tất cả lợi nhuận vốn cổ phần là do lãi vốn chưa thực hiện và không ai chi trả vốn cổ phần , TpE bằng 0 cho tất cả nhà đầu tư. Và thuế suất của lãi từ chứng khoán nợ dao động từ 0% đến 50%. Lúc đầu doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn từ vốn cổ phần, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến thuế thu nhập doanh và DN có thể thuyết phục các nhà đầu tư chuyển từ sở hữu cổ phần sang sở hữu trái phiếu. Khi các doanh nghiệp vay nhiều hơn DN phải đưa ra một khoản “tiền hối lộ” dưới hình thức lãi suất cao hơn cho trái phiếu của mình miễn là khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn khoản thuế thu nhập cá nhân phải đóng. Nhưng khi khoản thuế tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng với khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp thì việc chuyển đổi này sẽ dừng lại. Trong trường hợp cân bằng này, thuế ấn định tổng lượng nợ doanh nghiệp. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng sẽ đưa đến một tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần cao hơn. Nếu thuế suất cá nhân tăng, sẽ đưa đến một tỷ số nợ trên vốn cổ phần thấp hơn. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TNDN Kết quả cuối cùng từ Nợ và Thuế Vay nợ không phải là cách duy nhất để “che chắn” lợi nhuận khỏi chịu thuế. Các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh các bút toán khấu hao nhanh nhà máy và trang thiết bị. Có thể chi tiêu đầu tư ngay vào các tài sản vô hình. Hoặc đóng góp vào quỹ hưu bổng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng che chắn lợi nhuận của mình theo các cách này càng nhiều, tấm chắn thuế kỳ vọng từ vay nợ càng thấp. Như vậy, tấm chắn thuế thu nhập doanh nghiệp có giá trị đối với môt số doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp có các khỏan lỗ thuế tích lũy mang sang lớn không nên vay. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Kiệt quệ tài chính xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản. Đôi khi nó chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn. Kiệt quệ tài chính rất tốn kém, các nhà đầu tư biết rằng các doanh nghiệp có vay nợ có thể sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, và họ rất lo ngại về điều này. Lo ngại này được phản ánh trong giá trị thị trường hiện tại của chứng khóan của các doanh nghiệp có vay nợ. Như vậy giá trị của Doanh nghiệp được phân thành 3 phần: Chi phí của kiệt quệ tài chính tùy thuộc vào xác xuất kiệt quệ và độ lớn của chi phí phải gánh chịu nếu kiệt quệ tài chính xảy ra. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Hình trên cho thấy đánh đổi giữa lợi ích thuế và chi phí của kiệt quệ ấn định cấu trúc vốn tối ưu như thế nào. PV (Tấm chắn thuế) ban đầu tăng khi DN vay thêm nợ. Ở mức nợ trung bình, xác xuất kiệt quệ tài chính không đáng kể và PV ( Chi phí kiệt quệ tài chính) cũng nhỏ và Lợi thế thuế vượt trội. Nhưng tại một điểm nào đó, xác suất kiệt quệ tài chính tăng nhanh với việc vay nợ thêm; chi phí kiệt quệ bắt đầu chiếm một lượng lớn giá trị của DN. Điểm tối ưu lý thuyết đạt được khi hiện giá của khỏan tiết kiệm thuế do vay mượn thêm vừa đủ bù trừ cho gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ. Chi phí kiệt quệ tài chính gồm nhiều mục cụ thể : CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí phá sản Phá sản doanh nghiệp xảy ra khi các cổ đông thi hành quyền không thực hiện nghĩa vụ của họ. * Giả dụ là có hai doanh nghiệp có cùng tài sản và họat động kinh doanh giống nhau. Mỗi doanh nghiệp đều có nợ chưa thanh toán và mỗi doanh nghiệp đều hứa sẽ hòan trả 1.000$ (vốn và lãi) trong năm tới. trong khi tài sản của mỗi doanh nghiệp chỉ đáng giá 500$. - Đối với doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: Các cổ đông bỏ đi, chi trả cho họ bằng 0. Các trái chủ được hưởng tài sản trị giá 500$. - Đối với doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn: Họ còn phải bỏ thêm 500$ nữa, là khỏang chênh lệch giữa giá trị tài sản và trái quyền của các trái chủ. Nợ phải trả đủ dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhận xét: Quyền phá sản – quyền không thưc hiện nghĩa vụ - là một đặc quyền rất có giá trị Phá sản là một cơ chế pháp lý cho phép các chủ nợ nắm giữ các tài sản khi sự sụt giảm trong giá trị tài sản đưa đến việc không thực hiện nghĩa vụ. Và chi phí phá sản là chi phí của việc sử dụng cơ chế này. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí phá sản Giả dụ là chi phí tòa án và pháp lý là 200$ nếu doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn không thực hiện nghĩa vụ. Chi phí này được chi trả từ giá trị còn lại của tài sản sẽ là 300$. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chứng cứ của chi phí phá sản Lawrence Weiss, người đã nghiên cứu 31 doanh nghiệp bị phá sản vào khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1986, tìm thấy rằng chi phí phá sản bình quân vào khoảng 3% tổng giá trị sổ sách của tài sản và 20% giá trị thị trường của vốn cổ phần trong năm trước khi phá sản . Một nghiên cứu khác của Edward Altman cũng thấy chi phí phá sản cũng chiếm một tỷ lệ lớn hơn của giá trị tài sản các công ty nhỏ hơn là các công ty lớn. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí trực tiếp so với chi phí gián tiếp của phá sản Chi phí trực tiếp của phá sản bao gồm chi phí pháp lý và chi phí hành chính. Chi phí gián tiếp phản ánh những khó khăn trong bất kỳ một công ty nào trong khi đang phá sản. Chúng ta không biết tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp của phá sản lên bao nhiêu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn mà quá trình phá sản kéo dài và phức tạp. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản Không phải doanh nghiệp nào gặp khó khăn cũng đều đưa đến phá sản. Miễn là doanh nghiệp có thể tìm được đủ tiền để trả lãi từ chứng khoán nợ, doanh nghiệp có thể hoãn việc phá sản lại nhiều năm. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể phục hồi trả hết nợ và thoát được cảnh phá sản. Kiệt quệ tài chính tốn kém khi các mâu thuẫn quyền lợi cản trở các quyết định đúng đắn về hoạt động, đầu tư và tài trợ. Ví dụ: Bảng cân đối kế toán với giá trị sổ sách của công ty Circular File. Chúng ta giả định chỉ có một cổ phần và một trái phiếu đang lưu hành. Cổ đông cũng là giám đốc. Trái chủ là một người khác. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản Còn đây là Bảng cân đối kế toán với giá trị thị trường- một trường hợp kiệt quệ tài chính vì mệnh giá của chủ nợ ($50) cao hơn tổng giá trị thị trường của DN ($30) Chủ sở hữu chỉ thắng khi nào giá trị doanh nghiệp tăng từ $30 lên trên $50. Nhưng chủ sở hữu có một vũ khí bí mật là : chính họ kiểm soát đầu tư và chiến lược hoạt động. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chuyển dịch rủi ro: Trò chơi thứ nhất - Mâu thuẫn quyền lợi giữa trái chủ (chủ nợ) và cổ đông khi doanh nghiệp gặp khó khăn - Việc thực hiện “trò chơi” này sẽ đưa đến các chi phí kiệt quệ tài chính. Giả sử Cty Circular có 10$ tiền mặt, và có cơ hội đầu tư với kết quả năm sau như sau: CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chuyển dịch rủi ro: Trò chơi thứ nhất Giả sử NPV của dự án là -$2 nhưng dự án vẫn được thực hiện, như vậy là giảm giá trị doanh nghiệp đi $2. Bảng cân đối kế toán của Circular lúc đầu: Như vậy trò chơi đã được thực hiện với thiệt hại về phần trái chủ gánh chịu. Trò chơi này minh họa : Cổ đông của các DN có nợ vay có lợi khi rủi ro kinh doanh tăng, gắn các chi phí này vào kiệt quệ tài chính vì khuynh hướng sữ dụng trò chơi này mạnh nhất khi khả năng thực hiện nghĩa vụ không cao. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Từ chối đóng góp cp: Trò chơi thứ hai Các cổ đông hành động vì quyền lợi hạn hẹp và tức thời của mình, có thể chấp nhận các dự án làm giảm tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, còn mâu thuẫn quyền lợi có thế đưa đến các sai lầm của việc bỏ qua các dự án tốt. Giả dụ Circular có một cơ hội đầu tư tốt: một tài sản tương đối an toàn có chi phí $10, hiện giá $15 và NPV bằng +$5. - Circular phát hành một chứng khoán mới $10 và tiến hành đầu tư. Giả dụ hai cổ phần mới phát hành cho chủ sở hữu nguyên thủy để có được $10 tiền mặt CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Từ chối đóng góp cp: Trò chơi thứ hai Bảng cân đối kế toán của Circular bây giờ: Tổng giá trị của DN tăng lên đến $15 ($10 vốn mới và $5 NPV). Giá trị trái phiếu không phải là $25 mà là $33. Trái chủ nhận được lãi vốn $8 vì TS của DN bao gồm TS mới giá trị $15. Chủ sở hữu chịu mất phần mà trái chủ được lãi. Giá trị vốn cổ phần tăng không phải $15 mà chỉ tăng $15-$8 = $7. Chủ sở hữu bỏ vào $10 vốn Cổ phần nhưng chỉ đạt được $7 trong giá thị trường. Việc tiến hành dự án có lợi cho doanh nghiệp nhưng không có có lợi cho chủ sở hữu. Như vậy, việc đóng góp vốn cổ phần mới không còn lợi riêng cho các cổ đông,cho dù dự án có mang lại NPV lớn hơn zero đi chăng nữa. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Tóm lược ba trò chơi nữa + Thu tiền và bỏ chạy : Bất kì cổ đông nào cũng sẽ do dự khi đầu tư vào một lĩnh vực gì đó nếu không thấy khả thi. Do đó với việc khi doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì hầu hết các cổ đông sẽ rút tiền và không đầu tư vào công ty nữa. + Kéo dài thời gian: Một doanh nghiệp khi đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì tìm mọi cách để trì hoãn việc trả nợ cho các trái chủ bằng nhiều cách như thay đổi số liệu kế toán, hay làm giảm bớt các chi phí trong sổ sách đi để làm giảm chi phí đi sẽ có kết quả tốt hơn. + Thả mồi bắt bóng: Trò chơi này không phải lúc nào cũng được áp dụng trong các trường hợp kiệt quệ tài chính. Đây là cách nhanh chóng để sa vào kiệt quệ. Với 1 chính sách bảo thủ, chỉ phát hành 1 lượng giới hạn nợ tương đối an toàn. Sau đó đột nhiên chuyển đổi và phát hành thêm rất nhiều nợ. Làm cho rủi ro cao hơn. Lỗ vốn của trái chủ chính là lãi của cổ đông. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí của các trò chơi là gì? + Việc thực hiện các trò chơi mang ý nghĩa các quyết định tồi về đầu tư và hoạt động. Các quyết định tồi này là chi phí đại diện của việc vay nợ. + Các chi phí giám sát – một loại chi phí khác của việc vay nợ cuối cùng cũng sẽ do cổ đông chi trả. + Các chi phí bắt nguồn từ các chế tài áp đặt cho các quyết định về hoạt động về đầu tư. + Một nỗ lực ngăn cản trò chơi “chuyển dịch rủi ro” có thể cũng ngăn cản các doanh nghiệp theo đuổi các cơ hội đầu tư tốt. Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều,sự hấp dẫn của các trò chơi này càng lớn. Vì lợi ích của các cổ đông, nên tránh thực hiện các trò chơi này. Doanh nghiệp hay cá nhân áp dụng các ý đồ xấu cho đến lúc cần vay nữa sẽ không được các chủ nợ chấp nhận. Các trò chơi mạo hiểm thường chỉ do những kẻ lừa đảo hòan tàn và các công ty kiệt quệ tài chính tối đa áp dụng. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Chi phí kiệt quệ thay đổi tùy theo loại tài sản + Một vài tài sản như bất động sản có giá trị thương mại có thể trải qua phá sản và tái tổ chức mà giá trị không suy chuyển; trong khi giá trị của các tài sản khác hầu như biến mất. + Thua lỗ sẽ lớn nhất đối với các tài sản vô hình gắn với tình hình sức khỏe của doanh nghiệp >> Tinh thần của các ví dụ này là ; Không nên chỉ nghĩ đến xác suất đưa đến khó khăn của việc vay nợ mà hãy nghĩ thêm cả về giá trị có thể mất đi khi lâmvào hòan cảnh khó khăn. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Các công ty có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu nhập chịu thuế để được khấu trừ nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao. Các công ty không sinh lợi có tài sản vô hình nhiều rủi ro nên dựa chủ yếu vào tài trợ vốn cổ phần. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỤA CHỌN TÀI TRỢ Một lý thuyết về trật tự phân hạng được hình thành khi mà trong thị trường thông tin là bất cân xứng. Một trật tự phân hạng cho tài trợ của doanh nghiệp theo thứ tự là tài trợ bằng vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư), tài trợ nợ cho đến khi chi phí kiệt quệ tài chính được quan tâm và cuối cùng là tài trợ bằng vốn cổ phần. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỤA CHỌN TÀI TRỢ Phát hành nợ và vốn CP trong thông tin bất cân xứng Một doanh nghiệp nếu phát hành nợ sẽ chuyển tải thông tin giá cổ phần trong tương lai sẽ tăng cao và ngược lại nếu với một thông tin phát hành CP, chứng tỏ doanh nghiệp ngại rủi ro và giá thị trường CP không kỳ vọng cao. Tuy nhiên trong trường hợp công ty nằm trong tình trạng sắp lâm vào kiệt quệ tài chính thì việc phát hành CP sẽ tốt hơn, khi đó thông tin bất cân xứng không ảnh hưởng nhiều. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỤA CHỌN TÀI TRỢ Các hàm ý của trật tự phân hạng + Các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. + Chi trả cổ tức theo cơ hội đầu tư và tránh thay đổi đột xuất trong cổ tức. + Các dòng tiền phát sinh nội bộ có khi lớn hơn hay nhỏ hơn các chi tiêu vốn. + Nếu cần đến nợ bên ngoài, các doanh nghiệp phát hành chứng khoán an toàn trước. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỤA CHỌN TÀI TRỢ Thừa thãi tài chính Thừa thãi tài chính là rất quí, có thừa thãi tài chính nghĩa là có tiền mặt, chứng khoán thị trường, các bất động sản dễ bán và có sẵn tiếp cận với thị trường nợ hay tài trợ ngân hàng. Dòng tiền tự do và mặt trái của việc thừa thãi tài chính Thừa thãi tài chính quá nhiều có thể khuyến khích các giám đốc chủ quan, bành trướng quyền lợi của mình, hay xây dựng một đế chế bằng tiền mà đáng lẽ phải trả lại cho các cổ đông.. NHẬN XÉT Nguyên nhân vay nợ Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp quyết định vay nợ. Nợ có thể là một ý tưởng tốt nếu doanh nghiệp cần cải thiện hoặc bảo vệ dòng tiền của mình, hoặc khi doanh nghiệp cần đầu tư để tăng trưởng hoặc mở rộng quy Tuy nhiên, nếu để xảy ra tình trạng nợ quá nhiều, doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối, bởi nợ được coi là chi phí cố định. Dù kinh doanh lời hay lỗ, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn. Vì vậy, gia tăng nợ trong doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với gia tăng thêm rủi ro tài chính. Nguy hiểm hơn, vay nợ quá nhiều có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Vì thế, ngoài cân nhắc lý do, doanh nghiệp cũng nên xem, đây có phải là khoản vay cần thiết hay không. NHẬN XÉT Cân nhắc nhu cầu Doanh nghiệp phải chắc chắn rằng, quyết định vay là dựa trên nhu cầu thực sự. Vì nếu không xác định được nhu cầu, doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền vay không đúng và sẽ tốn thêm chi phí trả lãi. Vay ngắn hạn hay vay dài hạn Sau khi đã xác định vay tiền là cần thiết, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo vay đúng loại nợ mà doanh nghiệp cần. DN có đủ khả năng để trả nợ Hầu hết các doanh nghiệp đều rất tự tin và chắc chắn với phương án vay nợ của mình, nghĩa là họ biết họ có thể lấy nguồn từ đâu để thực hiện việc trả nợ, tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều thành công trong việc đưa các khoản vay tài trợ cho các dự án. NHẬN XÉT Lên kế hoạch trả nợ Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định khi nào thì cần vay và vay bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, DN nên thực hiện so sánh tổng nợ hiện hữu ( bao gồm cả nợ mới) của doanh nghiệp với trung bình chung của toàn ngành qua một số chỉ số: Hệ số thanh toán hiện hành: = Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = (tiền mặt + chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn Tỷ số nợ trên vốn cổ phần KẾT LUẬN Tóm lại, nếu biết tận dụng tối đa lợi ích từ nợ, có thể tạo ra thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay, nợ sẽ được xem như một đòn bẩy tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mù quáng cho rằng, vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức không còn khả năng chi trả thì nguy cơ phá sản là chắc chắn. Vì thế, trong tài chính, người ta thường nhắc đến nợ như con dao hai lưỡi. XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI ………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptMột doanh nghiệp nên vay bao nhiêu ( slide ).ppt