Môn học lý thuyết kiểm toán - Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán
MỤC TIÊU: nghiên cứu về 3 tổ chức kiểm toán (KTĐL, KTNN và KTNB) trên các góc độ: sự ra đời, vai trò, chức năng, cách thức tổ chức và hoạt động của từng tổ chức kiểm toán; Đồng thời cũng đề cập đến KTV và hiệp hội nghề nghiệp tương ứng => giúp SV nắm và phân biệt rõ các tổ chức kiểm toán.
TÀI LIỆU: - Giáo trình Lý thuyết kiểm toán - Chương 2; Các CMKTVN: số 700; Luật KTNN; QĐ số 832/ (ch 1, 3, 4 ); NĐ 105/CP 30/3/2004 (ch 1, 2, 3)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Giáo viên giới thiệu vấn đề, gợi ý các khía cạnh hoặc hướng dẫn thảo luận => Sinh viên tham gia thảo luận tập thể hoặc theo nhóm) xây dựng bài => GV cùng SV tổng kết xây dựng bài.
19 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn học lý thuyết kiểm toán - Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN HỌC LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN Chương2 CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN Kết cấu chương 2 2.1.Tổ chức kiểm toán độc lập 2.2.Tổ chức kiểm toán Nhà nước 2.3.Tổ chức kiểm toán nội bộ 2.4.Phân biệt kiểm toán báo cáo tài chính với kiểm tra kế toán, thanh tra tài chính và thanh tra Nhà nước MỤC TIÊUVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU: nghiên cứu về 3 tổ chức kiểm toán (KTĐL, KTNN và KTNB) trên các góc độ: sự ra đời, vai trò, chức năng, cách thức tổ chức và hoạt động của từng tổ chức kiểm toán; Đồng thời cũng đề cập đến KTV và hiệp hội nghề nghiệp tương ứng => giúp SV nắm và phân biệt rõ các tổ chức kiểm toán. TÀI LIỆU: - Giáo trình Lý thuyết kiểm toán - Chương 2; Các CMKTVN: số 700; Luật KTNN; QĐ số 832/ (ch 1, 3, 4 ); NĐ 105/CP 30/3/2004 (ch 1, 2, 3) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Giáo viên giới thiệu vấn đề, gợi ý các khía cạnh hoặc hướng dẫn thảo luận => Sinh viên tham gia thảo luận tập thể hoặc theo nhóm) xây dựng bài => GV cùng SV tổng kết xây dựng bài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết kiểm toán của Học viện tài chính Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 Luật kiểm toán Nhà nước Quyết định số 832 (chương 1,2,3) Nghị định 105/CP 30/3/2004 (chương 1,2,3) 2.1.Tổ chức kiểm toán độc lập 2.1.1.Sự ra đời và vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập 2.1.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập 2.1.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp 2.1.1.Sự ra đời và vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập Sự ra đời của tổ chức kiểm toán độc lập Link1 Sự ra đời của tổ chức kiểm toán độc lập Sự cần thiết của kiểm toán độc lập BCTC Vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập Link2 Vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập Ý nghĩa của kiểm toán độc lập BCTC Sự ra đời của tổ chức kiểm toán độc lập Sự ra đời của tổ chức kiểm toán độc lập: Xuất phát từ nhu cầu thẩm định lại thông tin về độ tin cậy (do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến nội dung và độ tin cậy của thông tin) Sự phá sản của một loạt tổ chức tài chính, tín dụng lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu Sự tách biệt giữa thực trạng hoạt động tài chính với sự ghi nhận, phản ánh thông tin do kế toán thực hiện - Những thông tin được kế toán thu nhận cần được kiểm tra xem có trung thực hay không - Những thông tin chưa được ghi nhận trong kế toán cũng cần được kiểm tra Sự cần thiết phải kiểm toán độc lập BCTC Sự tách biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản Các chủ thể kinh tế hình thành và phát triển có sự liên hệ ràng buộc và chi phối lẫn nhau BCTC hàng năm do đơn vị lập ra trở thành đối tượng quan tâm của các bên có liên quan, mỗi bên quan tâm ở góc độ khác nhau Đòi hỏi BCTC phải được sự thẩm định của một bên thứ ba độc lập để kiểm toán độc lập BCTC Vai trò của kiểm tổ chức kiểm toán độc lập Vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập: là một bên độc lập (bên thứ ba) thực hiện chức năng thẩm định thông tin do một đơn vị báo cáo và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của những thông tin này. Ý nghĩa của kiểm toán độc lập BCTC Kiểm toán độc lập BCTC thực hiện chức năng thẩm định thông tin và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của những thông tin này.Từ thông tin tài chính (BCTC) đã được kiểm toán độc lập xác nhận, người sử dụng thông tin sẽ có cơ sở tin cậy cho việc đưa ra các quyết định, đối sách thích hợp Kết quả kiểm toán cũng giúp cho đơn vị được kiểm toán hiểu biết lại mình một cách khách quan hơn, từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh uốn nắn cần thiết Góp phần làm công khai và lành mạnh hóa nền tài chính, thu hút vốn và thúc đẩy thêm hoạt động đầu tư. 2.1.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập Tổ chức bộ máy: - Tổ chức bộ máy: theo mô hình doanh nghiệp (thường gọi là công ty hoặc hãng kiểm toán) - Hình thức tổ chức phổ biến: Công ty tư nhân và công ty hợp danh - Hình thức tổ chức đặc thù: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Hoạt động của tổ chức kiểm toán độc lập - Hoạt động: Cung cấp dịch vụ kiểm toán và thực hiện một số dịch vụ khác cho khách hàng - Các loại dịch vụ phổ biến: Dịch vụ xác nhận: là việc thực hiện kiểm tra (kiểm toán) và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán Dịch vụ khác Dịch vụ tư vấn: tư vấn thuế, tư vấn về tài chính, tư vấn về nguồn nhân lực.. Dịch vụ kế toán Dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục đã thỏa thuận Dịch vụ định giá tài sản Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán. Dịch vụ khác… 2.1.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp Kiểm toán viên độc lập Trình độ chuyên môn: được đào tạo trang bị kiến thức chuyên môn về mặt lý luận và thực tiễn.Phải được cập nhật kiến thức thường xuyên, phải có năng lực thực hiện và tổ chức công việc kiểm tra phân tích, thu thập bằng chứng Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, Chính trực, Khách quan, Năng lực chuyên môn và Tính thận trọng; Tính bảo mật; Tính chuyên nghiệp Hiệp hội nghề nghiệp: Trên phạm vi quốc tê: IFAC (International Federation of Accountants) Trên phạm vi quốc gia: Hội kiểm toán viên hành nghề VACPA (Vietnam Association Certified Practicing Auditors) Hoạt động chủ yếu: xây dựng ban hành các chuẩn mực quốc gia về kế toán, kiểm toán và hướng dẫn thực hiện các thông lệ, chuẩn mực… 2.2.Tổ chức kiểm toán Nhà nước 2.2.1.Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán Nhà nước 2.2.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán Nhà nước 2.2.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp 2.2.1.Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán Nhà nước Chức năng: Tổ chức kiểm toán Nhà nước là một tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống cơ quan quản lý của nhà nước, được thành lập để thực hiện công việc kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước Vai trò: là một công cụ quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước; giúp Nhà nước nắm bắt và củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổ chức trong việc tuân thủ luật pháp Ở Việt Nam, hoạt động của kiểm toán Nhà nước được thể chế bằng Luật kiểm toán Nhà nước (Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 7 thông qua tháng 5 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) 2.2.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán Nhà nước Tổ chức: thành lập dưới dạng một cơ quan chuyên môn Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước độc lập với hệ thống cơ quan lập pháp và hệ thống cơ quan hành pháp Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước trực thuộc một hệ thống (hành pháp hay lập pháp) Nếu trực thuộc hệ thống cơ quan hành pháp > thì có thể trực thuộc Chính phủ (nội các) Nếu trực thuộc hệ thống cơ quan lập pháp > thì có thể là một cơ quan chuyên môn của Quốc hội Hoạt động Có thể thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ (chủ yếu là kiểm toán tuân thủ) Tại Việt Nam, theo Luật Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán Nhà nước là một cơ quan do Quốc hội lập ra và hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật 2.2.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp Kiểm toán viên nhà nước KTV trong bộ máy kiểm toán Nhà nước > KTV Nhà nước (State Auditors) Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chuyên môn cũng như các tiêu chuẩn khác ở mức độ nhất định Hoạt động chuyên môn của KTV Nhà nước phù hợp với luật pháp và với quy định chuyên môn Hiệp hội nghề nghiệp Trên phạm vi quốc tế: INTOSAI (International Organization Standard Audit Institute) có hơn 170 nước tham gia Trên phạm vi khu vực: ASOSAI (Asian Organization Standard Audit Institute) có hơn 40 thành viên. Là cầu nối chung giữa các KTV và là diễn đàn chung để cung cấp thông tin về hoạt động, trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm 2.3.Tổ chức kiểm toán nội bộ 2.3.1.Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán nội bộ 2.3.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ 2.3.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp 2.3.1.Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán nội bộ “Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức” Chức năng: Là thực hiện việc kiểm tra và đánh giá đối với các hoạt động trong bản thân đơn vị. + Chức năng cụ thể: - Rà soát lại hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (thông tin điều hành..) - Kiểm tra đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động + Ở Việt Nam, tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước còn có chức năng “xác nhận” đối với các thông tin tài chính của đơn vị Vai trò: là một công cụ quản lý của các nhà quản lý đơn vị, phục vụ đắc lực cho quản lý hoạt động của chính đơn vị. 2.3.2.Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ Tổ chức: được thiết lập dưới hình thức là một bộ phận chuyên môn (phòng, ban..) và trực thuộc bộ máy lãnh đạo cao cấp của đơn vị. Hình thức của tổ chức: là một bộ phận của đơn vị , không có tư cách pháp nhân và phạm vi chỉ giới hạn trong đơn vị đó. Thành viên: thường bao gồm những người có trình độ chuyên môn có liên quan đến tài chính- kế toán và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đơn vị Chỉ chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình trước các nhà lãnh đạo đơn vị Hoạt động: Về nguyên tắc hoạt động kiểm toán nội bộ thường không được quy định bởi pháp luật (trừ trường hợp đặc thù như ở Việt Nam) Có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC (chủ yếu là kiểm toán hoạt động) 2.3.3.Kiểm toán viên và Hiệp hội nghề nghiệp Kiểm toán viên nội bộ (Internal Audit) - Các KTV trong bộ máy kiểm toán nội bộ > KTV nội bộ - Phải đảm bảo những yêu cầu chung: trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động: phải có trình độ chuyên môn tương xứng ở lĩnh vực kiểm toán thực hiên; đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cần thiết Hiệp hội nghề nghiệp Trên bình diện quốc tế: có Hiệp hội KTV nội bộ IIA (Institute ò Internal Auditors) Là cầu nối giữa các KTV nội bộ giữa các quốc gia và thực hiện việc tuyên truyền phổ biến những kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ Trên bình diện quốc gia: chưa ra đời hiệp hội KTV nội bộ 2.4.Phân biệt kiểm toán BCTC với kiểm tra kế toán, thanh tra tài chính và thanh tra Nhà nước Phân biệt Link3 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1 Ba loại kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. A. Đúng B. Sai Hãy giải thích? 2 Hãy so sánh sự khác biệt giữa tổ chức kiểm toán độc lâp, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ theo các tiêu thức cơ bản?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_1015.ppt