Mô cơ (mô nâng đỡ) thực vật
Mô cơ là tập hợp những tế bào thích nghi với chức
năng cơ học giúp cho cây
đứng vững chống lại các tác động cơ học: sức gió,
bão, sức nén của tán cây .
Mô cơ đặc biệt phát triển mạnh ở những cây mọc
ngoài sáng và những cây gỗ.
Những cây sống dưới nước hoặc môi trường đất ẩm,
sống trong bóng râm thì mô
cơ kém phát triển (trong những điều kiện ấy nhờ sức
căng của tế bào đã đảm bảo độ
bền vững cơ học của cây).
Các tế bào của mô cơ thường có màng dày, nhưng ở
các mức độ khác nhau,
căn cứ vào đặc điểm đó, người ta chia mô cơ thành 3
loại: mô dày (hậu mô), mô
cứng (cương mô) và tế bào đá (thạch bào).
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô cơ (mô nâng đỡ) thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô cơ (mô nâng đỡ) thực vật
Mô cơ là tập hợp những tế bào thích nghi với chức
năng cơ học giúp cho cây
đứng vững chống lại các tác động cơ học: sức gió,
bão, sức nén của tán cây...
Mô cơ đặc biệt phát triển mạnh ở những cây mọc
ngoài sáng và những cây gỗ.
Những cây sống dưới nước hoặc môi trường đất ẩm,
sống trong bóng râm thì mô
cơ kém phát triển (trong những điều kiện ấy nhờ sức
căng của tế bào đã đảm bảo độ
bền vững cơ học của cây).
Các tế bào của mô cơ thường có màng dày, nhưng ở
các mức độ khác nhau,
căn cứ vào đặc điểm đó, người ta chia mô cơ thành 3
loại: mô dày (hậu mô), mô
cứng (cương mô) và tế bào đá (thạch bào).
3.1. Mô dày (hậu mô)
Hình 2.4. Cấu tạo lớp bần và
lỗ vỏ
1. Biểu bì; 2. Lớp bần; 3. Tầng phát
sinh bần - lục bì; 4. Lục bì; 5. Tế bào
bổ sung; 6. Nhu mô vỏ sơp cấp; 7.
Mô dày; 8. Nội bì; 9. Mô cứng ở trụ
bì; 10. Nhu mô vỏ thứ cấp. (Nguồn:
N.X. Kixeleva, N.X. Xelukhi, 1969)
38
Mô dày gồm những tế bào sống, có màng sơ cấp dày
nhưng không hoá gỗ
(vẫn bằng xenlulose), thường chứa lạp lục. Khi quan
sát trên lát cắt ngang, các tế
bào mô dày thường có dạng đa giác 4,5 cạnh nhưng
trên lát cắt dọc, các tế bào
thường có dạng sợi, 2 đầu nhọn, kéo dài theo trục của
các cơ quan dài từ 2 - 3mm.
Mô dày thường gặp ở các cơ quan non đang phát
triển của cây, hoặc ở các cây
thân cỏ đã trưởng thành, đôi khi có ở vỏ rễ của cây 2
lá mầm và ít gặp ở cây thực
vật 1 lá mầm.
Ở trong cây, các tế bào của mô dày thường xếp thành
một vòng liên tục, hay
xếp thành từng dải, từng đám riêng xung quanh các
cơ quan, chúng thường nằm
ngay dưới biểu bì hoặc nằm cách tế bào biểu bì vài
lớp tế bào mô mềm hoặc nằm
ở chỗ gờ nổi lên ở trong thân (Húng quế, Thược
dược) hay cuống lá (Cà rốt) hoặc
ở 2 bên gân lá hay mép lá. Ngoài ra, mô dày còn có
thể có ở các bó dẫn, phía
trong gỗ hoặc bao xung quanh bó dẫn.
Chức năng chủ yếu của mô dày là nâng đỡ các cơ
quan còn non của cây, các tế
bào của mô dày thường có độ bền vững khá cao, chịu
được khoảng 10 - 12Kg/mm2
sức nén cơ học, ngoài ra hậu mô có thể tham gia 1
phần quá trình quanh hợp của cơ
thể.
Căn cứ vào chỗ dày lên của vách tế bào, người ta
phân biệt các loại hậu mô
sau đây:
a. Hậu mô góc (mô dày góc)
Chỗ dày của vách tế bào nằm ở góc của tế bào. Màng
dày của 3 - 4 tế bào liền
nhau giúp cho mô có tính đàn hồi và mềm dẻo khi va
chạm cơ học, loại mô này
thường gặp ở vỏ sơ cấp của nhiều thân cây: Bí ngô,
Cỏ hôi, Thược dược... Có thể
nằm trong cuống lá: Rau cần, Cà rốt...
Hình 2.5. Một số loại mô dày
A. Mô dày góc (Hoya carnosa) B. Mô dày phiến
(Helianthus annuus); C. Mô dày xốp (Rheum sp.)
(Nguồn: N.X. Kixeleva, N.X. Xelukhi, 1969)
b. Hậu mô phiến (mô dày phiến)
Màng của tế bào dày lên theo
vách tiếp tuyến phía trong và phía
ngoài của tế bào. Mô dày phiến
thường gặp ở các cây Sen cạn
(Tropaeolum majus), Rau má, Dâu
tây (Fragaria)...
c. Hậu mô xốp (mô dày xốp)
Trong hậu mô xốp các gian bào
phát triển mạnh tạo thành một hệ thống
gian bào, màng của các tế bào chỉ dày
lên ở những chỗ tiếp giáp với gian bào.
Loại mô này thường có trong thân của:
Rau diếp, Su hào, Rau muối
(Chenopodium).
Tuy nhiên, giữa 3 loại mô dày
trên không có một ranh giới rõ ràng
mà thường gặp nhiều dạng chuyển
tiếp. Do đó trên cùng một cây có
thể biểu hiện nhiều loại mô dày
khác nhau, trong đó có một loại
39
mô biểu hiện rõ nhất.
Ví dụ: trong cây Sung, cây Trạng nguyên- có mô dày
góc và mô dày phiến
biểu hiện rõ nhất.
3.2. Mô cứng (cương mô)
Mô cứng là những tế bào chết, có dạng hình thoi dài,
thường nhọn 2 đầu, các
tế bào sắp xếp sít nhau, màng thứ cấp của những tế
bào này hoá gỗ rất dày làm cho
xoang tế bào thu hẹp lại, chỉ còn 1 khe nhỏ không
chứa chất sống ở bên trong.
Các tế bào cương mô thường có mặt ở khắp nơi trong
cơ thể thức vật: Thường
gặp ngay từ khi cây còn non ở thực vật 1 lá mầm và
khi cây trưởng thành ở thực vật
2 lá mầm.
Căn cứ vào vị trí của mô cứng ở trong cây, người ta
phân biệt mô cứng thành
các nhóm sau đây:
- Sợi bọc: mô cứng có mặt ở phần vỏ sơ cấp của rễ và
thân cây.
- Sợi libe (sợi vỏ): các tế bào mô cứng nằm trong
phần libe của mô dẫn, các tế
bào của sợi libe thường có dạng sợi dài từ 2mm -
400mm và có đường kính vào
khoảng và chục m. Các sợi libe thường xếp xoắn
vào nhau tạo thành các bó sợi
(cấu tạo xoắn làm tăng tính bền vững cơ học). Tập
hợp các bó sợi đó tạo thành libe
cứng.
Người ta phân biệt: sợi libe sơ cấp và sợi libe thứ
cấp. Sợi libe sơ cấp có nguồn
gốc từ tầng trước phát sinh, màng bằng cellulose; sợi
libe thứ cấp có nguồn gốc từ
tầng phát sinh trụ, vách tế bào hoá gỗ nhiều.
- Sợi gỗ: nằm trong phần gỗ của cây, các sợi gỗ
thường ngắn hơn sợi libe (tế
bào thường chỉ dài 2mm). Tế bào sợi gỗ thường có
dạng hình thoi dài, đầu vát nhọn,
vách tế bào thường hoá gỗ.
3.3. Tế bào đá (Thạch bào): Tế bào đá thường là
những tế bào chết, màng hoá gỗ
rất dày và cứng làm cho xoang tế bào thu hẹp lại đôi
khi chỉ còn một lỗ hay 1 khe
hẹp không chứa nổi chất sống ở bên trong, vách tế
bào của tế bào đá cấu tạo thành
từng lớp bên trên có nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào đá thường có trong hạt, quả, lá, thân và
thường nằm lẫn trong khối mô
mềm, mô đồng hoá, trong vỏ sơ cấp hay trong ruột
của thân và rễ. Thông thường, tế
bào đá là những tế bào riêng biệt, đôi khi họp thành
nhóm hay lớp dày. Tế bào đá có
hình dạng rất đa dạng: dạng phân nhánh hình sao
(cuống lá Sung, lá Trang...), dạng
phân nhánh dài (Lá Chè, lá Sú...), dạng sợi dài (vỏ
hạt Đậu...). Về nguồn gốc tế bào
đá có thể được hình thành từ mô phân sinh, mô mềm
cơ bản hay mô xốp...
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô cơ (mô nâng đỡ) thực vật.pdf