Minh bạch hóa ở Việt Nam: Từ cam kết đến thực thi

Gắn ngày có hiệu lực của văn bản pháp luật với thời điểm đăng công báo. Cơ quan Công báo không được phép xem xét lại văn bản; Tuyệt đối không sử dụng các công văn giải thích không được công bố; Sử dụng Công báo Điện tử để việc công bố luật pháp và quy định nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn; Quy định cụ thể hơn về chế định ủy quyền lập pháp; Nghiên cứu, xây dựng Luật về quyền tiếp cận thông tin ở nước ta;

ppt23 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Minh bạch hóa ở Việt Nam: Từ cam kết đến thực thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MINH BẠCH HÓA Ở VIỆT NAM: TỪ CAM KẾT ĐẾN THỰC THI TS. Nguyễn Sĩ DũngCÁC NỘI DUNG CHÍNHMinh bạch hóa;Minh bạch hóa trong các cam kết quốc tế của VN;Minh bạch hóa ở Việt Nam;Những vấn đề tồn tại;Một số kiến nghị.I. Minh bạch hóa1) Minh bạch hóa (transparency) hệ thống pháp luật là một khái niệm rộng, với nhiều cấp độ, và phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản sau: (i) công khai, dễ tiếp cận; (ii) nội dung quy phạm pháp luật phải rõ ràng, rành mạnh, đầy đủ, cụ thể, tính tiên liệu trước.I. Minh bạch hóa2) Minh bạch hóa ở Việt Nam là đòi hỏi của:(i) Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam với việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ban hành quyết định;(ii) Thực thi các cam kết quốc tế, đặc biệt là các quy định trong khuôn khổ WTO;(iii) Phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. II. MBH trong các cam kết quốc tế Minh bạch hóa trong các Hiệp định của WTO: Minh bạch hóa được quy định tại các hiệp định khác nhau của WTO như: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Điều X); Hiệp định về các biện pháp kỹ thuật (Điều 2.9); Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hoá (Điều 2.g và Điều 3.e); Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Điều 25); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Điều 12); Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật (Điều 7); Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Điều 63); Hiệp định về nông nghiệp (Điều 18.2-3); Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Điều 6.1); và Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) (Điều III). II. MBH trong các cam kết quốc tếNội dung của minh bạch hóa theo yêu cầu của WTO là:Công bố luật, các quy định của chính phủ (Đoạn 518 của Báo cáo Gia nhập) và các quy định có tính áp dụng chung (Đoạn 508 của Báo cáo Gia nhập) TRƯỚC KHI chúng có hiệu lực thi hành;Không sử dụng các công văn không được công bố hoặc công bố các công văn đó trước khi chúng có hiệu lực thi hành;WTO có ý nghĩa cả trong LUẬT PHÁP và THỰC TIỄN;Lấy ý kiến công luận về các dự thảo văn bản pháp luật (60 ngày sau khi đăng lên website);II. MBH trong các cam kết quốc tếĐăng tải các quyết định của toà án và quyết định hành chính.2) Minh bạch hóa theo yêu cầu của BTA bao gồm:i) Công khai, minh bạch hóa văn bản quy phạm pháp luật;ii) Tạo cơ hội đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng các văn bản có tính áp dụng chung;iii) Các văn bản pháp luật đã công bố mới được áp dụng;iv) Có tạp chí đăng tải chính thức văn bản;v) Duy trì cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp.III. Minh bạch hóa ở Việt Nam1) Quy định của pháp luật hiện hànhMinh bạch trong quá trình xây dựng văn bản và minh bạch trong các quy định pháp luật [Điều 3 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)];Đăng tải và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản pháp luật [Các Điều 4, 33, 34, 35 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Điều 4 – Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND];Đăng tải văn bản quy phạm pháp luật trên công báo hoặc niêm yết tại trụ sở [Điều 77, 79, 85 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Điều 8 – Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND; Điều 69 – Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế].III. Minh bạch hóa ở Việt Nam1) Quy định của pháp luật hiện hành (tiếp)Dịch văn bản pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài [Điều 6 – Luật ban hành VBQPPL (sửa đổi)];Biên soạn và phát hành Niên giám điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Điều 69 – Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế);Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế (Điều 71 - Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế)III. Minh bạch hóa ở Việt Nam1) Quy định của pháp luật hiện hành (tiếp)Toà án xét xử công khai trừ những trường hợp đặc biệt như cần phải giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Điều 17, Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 15, Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 7 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính);Tòa tuyên án công khai trong mọi trường hợp (Điều 187, 229, 254 của Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 241, 281, Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 53, Khoản 2, Điều 65 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính). III. Minh bạch hóa ở Việt Nam2) Minh bạch hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nướca) Quốc hộiThiết lập cơ sở pháp lý cho vấn đề minh bạch hóa;Tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong hoạt động lập pháp;Đăng tải biên bản thảo luận và nhiều văn kiện kỳ họp trên website của QH;Quốc hội thảo luận tập thể, công khai vấn đề phân bổ ngân sách trung ương và cơ quan kiểm toán nhà nước đã bắt đầu công bố các kết quả kiểm toán về thu, chi ngân sách;III. Minh bạch hóa ở Việt Nam2) Minh bạch hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nướca) Quốc hộiTổ chức truyền hình, phát thanh trực tiếp các phiên chất vấn và một số phiên thảo luận tại kỳ họp;Tổ chức tốt Trung tâm báo chí đưa tin về kỳ họp QH và phiên họp của Ủy ban thường vụ QH.III. Minh bạch hóa ở Việt Nam2) Minh bạch hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nướcb) Chính phủMinh bạch hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thông qua Người phát ngôn;Công khai qua trang tin điện tử của Chính phủ và của các Bộ, ngành;Lãnh đạo Chính phủ thường kỳ tiếp xúc cộng đồng doanh nghiệp;Tin học hóa hoạt động của Chính phủ (Đề án 112);Phát triển Công báo.III. Minh bạch hóa ở Việt NamLượng công báo phát hành theo từng thời kỳIII. Minh bạch hóa ở Việt Nam2) Minh bạch hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nướcc) Tòa ánTăng cường xét xử công khai;Luật sư được tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án ngay từ đầu;Mở rộng các phòng xử án và tăng cường các thiết bị truyền tin để nhiều người được xem quá trình xử án;Dân chủ hóa việc tranh luận tại tòa;Công khai bản án;Đăng tải 103 Quyết định giám đốc thẩm trong các năm 2002 – 2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. IV. Những vấn đề tồn tạiNgày có hiệu lực của văn bản pháp luật không gắn với ngày đăng công báo;Nhiều quy định pháp luật còn chung chung. Ủy quyền lập pháp nhiều và chưa có cơ chế hữu hiệu để giám sát chất lượng các Nghị định, thông tư hướng dẫn;Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội chưa đạt hiệu quả như mong muốn; Một số trường hợp, việc minh bạch hóa và truyền thông cho chính sách điều hành chưa được làm tốt đã tạo ra phản ứng không thuận từ phía người dân.IV. Những vấn đề tồn tạiKết quả điều tra: Việc lấy ý kiến nhân dân vào các dự án luật, pháp lệnh thời gian qua còn mang tính hình thức? 5) Cách thức công khai các tài liệu để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh chưa thuận lợi cho việc đóng góp ý kiến;IV. Những vấn đề tồn tại6) Các quy định về tranh luận tại phiên toà chưa đáp ứng được nội dung “tranh tụng” theo yêu cầu của cải cách tư pháp; 7) Công khai bản án, quyết định của toà án chủ yếu mới dừng lại ở việc tuyên án công khai tại phiên toà. Việc tiếp cận bản án, quyết định của toà án trong các trường hợp khác còn gặp nhiều khó khăn; 8) Vẫn tồn tại các hình thức Công văn ”siêu luật”;IV. Những vấn đề tồn tạiTỷ lệ số lượng công văn trên tổng sốcác văn bản pháp luật được ban hành trong các thời kỳ62%65%60%61%62%63%64%65%66%20059 tháng năm 2006Nguồn: Dự án STAR-VietnamV. Một số kiến nghịGắn ngày có hiệu lực của văn bản pháp luật với thời điểm đăng công báo. Cơ quan Công báo không được phép xem xét lại văn bản;Tuyệt đối không sử dụng các công văn giải thích không được công bố;Sử dụng Công báo Điện tử để việc công bố luật pháp và quy định nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn;Quy định cụ thể hơn về chế định ủy quyền lập pháp;Nghiên cứu, xây dựng Luật về quyền tiếp cận thông tin ở nước ta;V. Một số kiến nghịHoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng theo đó, cần minh bạch hóa việc xác lập chứng cứ, hoàn thiện chế định tranh tụng, đăng tải bản án theo hình thức thích hợp; Tăng cường công tác thông tin công chúng của Quốc hội;Nâng cao tính hiệu quả và thiết thực của việc lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, pháp lệnh;V. Một số kiến nghịĐổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội;Nâng cao năng lực Công báo trung ương và hoàn thiện việc xây dựng Công báo địa phương. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnguyensidung_transparency_2325.ppt