Marketing liên kết

Marketing liên kết - Tương lai của quảng cáo điện tử Ngày nay, liên kết đang trở thành một xu hướng chung của thế giới. Không nằm ngoài qui luật chung của thời đại, marketing liên kết cũng ngày càng phát triển. Sự bành trướng của Internet như một tấm lưới thông tin khổng lồ đã khiến kênh truyền thông này thật sự trở thành một mảnh đất màu mỡ cho hoạt động marketing liên kết của các doanh nghiệp. Gõ cửa Marketing liên kết Một trong các nguyên tắc cốt lõi của các doanh nghiệp là chúng ta không thể hoạt động một mình. Lorraine Segal, tác giả cuốn Intelligent Business Alliances (Các liên kết kinh doanh khôn ngoan), quan sát thấy 30% doanh thu của hầu hết các công ty Mỹ là kết quả từ các liên kết kinh doanh. Như vậy có thể thấy liên kết đang trở thành xu hướng của thế giới kinh doanh. Thông thường, việc liên kết được thực hiện giữa các nhãn hàng hoặc dịch vụ có đối tượng khách hành mục tiêu tương tự nhau. Chẳng hạn năm ngoái, Motorola đã liên kết với nhãn hiệu thời trang cao cấp D&G để tung ra dòng điện thoại cao cấp V3i Gold. Qua đó, hình ảnh của Motorola, cụ thể là V3i Gold được liên tưởng đến hình ảnh thời trang sành điệu của D&G. Ngược lại, D&G cũng gắn liền thương hiệu với đặc tính trẻ trung và hiện đại của Motorola. Internet ra đời và phát triển đã làm thay đổi các chiến dịch marketing truyền thống, các doanh nghiệp thỏa sức vẫy vùng và sáng tạo trên mảnh đất internet này. Theo đó, thuật ngữ Marketing liên kết (Affiliate Marketing) cũng ra đời. Hình thức hết sức đơn giản là các trang web đặt đường kết nối (link) đến các trang web khác, dần dần marketing liên kết phát triển phức tạp hơn trở thành những phương thức quảng cáo dựa trên nền tảng Internet, trong đó một website sẽ quảng bá cho nhiều website khác bằng cách đặt banner của các website đó trên trang web của mình v à được hưởng hoa hồng thông qua lượng truy cập vào các website khách hàng (pay per click – PPC), doanh số bán hàng hoặc khi mẫu đăng ký được hoàn tất (pay per sale – PPS) Hình thức thanh toán này hoàn toàn khác với quảng cáo truyền thống chủ yếu phụ thuộc vào thời gian và tần suất quảng cáo, còn quảng cáo theo hình thức Marketing liên kết lại dựa chủ yếu và hiệu quả của quảng cáo, điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp đo lường được hiệu quả chiến dịch của mình mà còn là đảm bảo giá trị mỗi đồng tiền công ty bỏ ra cho quảng cáo. Marketing liên kết – xu hướng tất yếu của quảng cáo hiện đại Theo trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC.NET ) tính đến tháng 6/2008 đã có 20.159.615 người dùng internet, tương đương với 23.61 % dân số nước ta. Các số liệu trên cho thấy một cơn lốc công nghệ thông tin đang quét qua Việt Nam. Trong thời đại con người “ăn Internet – ngủ Internet” như hiện nay, quảng cáo trên web ngày càng dành được nhiều ưu thế. Những khảo sát gần đây cho thấy, vai trò của quảng cáo truyền thống trên truyền hình, báo, tạp chí ngày càng càng giảm. Cụ thể trong quí II năm 2008, quảng cáo trên báo in giảm 16,1%. Đây là một tín hiệu để các doanh nghiệp tăng tốc hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên trang

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing liên kết - Tương lai của quảng cáo điện tử Ngày nay, liên kết đang trở thành một xu hướng chung của thế giới. Không nằm ngoài qui luật chung của thời đại, marketing liên kết cũng ngày càng phát triển. Sự bành trướng của Internet như một tấm lưới thông tin khổng lồ đã khiến kênh truyền thông này thật sự trở thành một mảnh đất màu mỡ cho hoạt động marketing liên kết của các doanh nghiệp. Gõ cửa Marketing liên kết Một trong các nguyên tắc cốt lõi của các doanh nghiệp là chúng ta không thể hoạt động một mình. Lorraine Segal, tác giả cuốn Intelligent Business Alliances (Các liên kết kinh doanh khôn ngoan), quan sát thấy 30% doanh thu của hầu hết các công ty Mỹ là kết quả từ các liên kết kinh doanh. Như vậy có thể thấy liên kết đang trở thành xu hướng của thế giới kinh doanh. Thông thường, việc liên kết được thực hiện giữa các nhãn hàng hoặc dịch vụ có đối tượng khách hành mục tiêu tương tự nhau. Chẳng hạn năm ngoái, Motorola đã liên kết với nhãn hiệu thời trang cao cấp D&G để tung ra dòng điện thoại cao cấp V3i Gold. Qua đó, hình ảnh của Motorola, cụ thể là V3i Gold được liên tưởng đến hình ảnh thời trang sành điệu của D&G. Ngược lại, D&G cũng gắn liền thương hiệu với đặc tính trẻ trung và hiện đại của Motorola. Internet ra đời và phát triển đã làm thay đổi các chiến dịch marketing truyền thống, các doanh nghiệp thỏa sức vẫy vùng và sáng tạo trên mảnh đất internet này. Theo đó, thuật ngữ Marketing liên kết (Affiliate Marketing) cũng ra đời. Hình thức hết sức đơn giản là các trang web đặt đường kết nối (link) đến các trang web khác, dần dần marketing liên kết phát triển phức tạp hơn trở thành những  phương thức quảng cáo dựa trên nền tảng Internet, trong đó một website sẽ quảng bá cho nhiều website khác bằng cách đặt banner của các website đó trên trang web của mình v à được hưởng hoa hồng thông qua lượng truy cập vào các website khách hàng (pay per click – PPC), doanh số bán hàng hoặc khi mẫu đăng ký được hoàn tất (pay per sale – PPS) … Hình thức thanh toán này hoàn toàn khác với quảng cáo truyền thống chủ yếu phụ thuộc vào thời gian và tần suất quảng cáo, còn quảng cáo theo hình thức Marketing liên kết lại dựa chủ yếu và hiệu quả của quảng cáo, điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp đo lường được hiệu quả chiến dịch của mình mà còn là đảm bảo giá trị mỗi đồng tiền công ty bỏ ra cho quảng cáo. Marketing liên kết – xu hướng tất yếu của quảng cáo hiện đại Theo trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC.NET ) tính đến tháng 6/2008 đã có 20.159.615 người dùng internet, tương đương với 23.61 % dân số nước ta. Các số liệu trên cho thấy một cơn lốc công nghệ thông tin đang quét qua Việt Nam. Trong thời đại con người “ăn Internet – ngủ Internet” như hiện nay, quảng cáo trên web ngày càng dành được nhiều ưu thế. Những khảo sát gần đây cho thấy, vai trò của quảng cáo truyền thống trên truyền hình, báo, tạp chí ngày càng càng giảm. Cụ thể trong quí II năm 2008, quảng cáo trên báo in giảm 16,1%. Đây là một tín hiệu để các doanh nghiệp tăng tốc hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên trang web công ty và đưa website của mình tiếp cận rộng rãi hơn đến khách hàng. Muốn vậy, doanh nghiệp không thể đứng một mình mà phải thiết lập liên kết rộng rãi với các trang web khác. Bắt kịp xu thế chung của thế giới, tại Việt Nam, marketing liên kết ngày càng phát triển và phổ biến trong hoạt động của hầu hết các trang web hay diễn đàn trực tuyến. Điển hình như dantri.com, nếu tính sơ bộ thì chỉ riêng trang chủ mỗi ngày cũng có trên dưới 30 banner được đặt dưới đủ mọi hình thức. Các “chiêu thức” để dẫn dụ người xem click vào các banner cũng ngày một đa dạng hơn. Banner thời nay được thiết kế với những hình ảnh động vui nhộn, màu sắc bắt mắt, công nghệ đồ họa 3D, Flash được ứng dụng tối đa. Độc đáo hơn, có khi, những hộp thông tin kiểu “Bạn là khách hàng may mắn đã truy cập vào website của chúng tôi đúng vào giây thứ 100, hãy click vào đây để giành giải thưởng của chúng tôi…” bất chợt xuất hiện khi bạn đang lướt web cùng với những âm thanh rất lôi cuốn. Nếu bạn nhấp chuột vào thì ngay lập tức, liên kết sẽ dẫn bạn đến một trang web buôn bán trực tuyến với những hứa hẹn, ưu đãi cực kì hấp dẫn. Quảng cáo kiểu này đánh vào tâm lí tò mò và ưa khám phá của công chúng. Bên cạnh đó, nó mang lại cho công chúng cảm giác thú vị vì chính họ là người tìm đến với thông tin chứ không phải bị ép buộc thu nhận thông tin quảng cáo như những hình thức marketing truyền thống trên TV, báo in, tạp chí… Hướng đi nào cho Marketing liên kết tại Việt Nam? Mặc dù đã có sự khởi đầu thuận lợi nhưng Marketing liên kết vẫn là một ngành mới mẻ ở Việt Nam, do đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập điển hình là chi phí treo banner chưa được tính chính xác và rõ ràng. Không giống như xu hướng chung của thế giới, là thu phí quảng cáo banner trên trang web theo hiệu quả thông qua các chỉ số PPC hay PPS, các doanh nghiệp nước ta vẫn thanh toán phí quảng cáo theo hình thức truyền thống dựa vào tần suất và thời gian treo banner. Nguyễn Khải – quản lý (Moderator) của trang buonbanonl.net: “Tôi nghĩ, cách tính chi phí quảng cáo theo thời gian đặt banner không mấy hấp dẫn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì ngay cả khi hiệu quả quảng cáo không cao thì doanh nghiệp vẫn phải chịu một khoản chi phí “ảo” đáng kể." Hơn nữa, một trong các nguyên tắc bất dịch để Marketing liên kết đạt hiệu quả cao là phải xác định đúng đối tác, nghĩa là xác định đúng trang web có nội dung phù hợp với sản phẩm của công ty mình để đề nghị đặt banner. Thế nhưng, giữa một xa lộ thông tin rộng lớn như Internet, việc tìm được các trang web phù hợp chẳng khác nào “mò kim đáy bể”. Việc tìm hiểu thông tin của các trang web được sử dụng để treo banner cũng chưa được thực hiện kĩ lưỡng dẫn đến tình trạng khách hàng mất niềm tin vào chính cả các banner treo trên trang web đó. Đó là lý do trên thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ Marketing liên kết lần lượt ra đời. Có thể điểm qua một số đại gia như: Google AdSense , LinkShare Corporation … Những trang web này hoạt động  như những mạng quảng cáo trực tuyến (Affiliate Network Marketing), một chiếc cầu nối cung cấp dịch vụ giúp các website cần đặt banner và các website muốn treo banner có cơ hội tìm thấy nhau. Bên cạnh đó, định kì hàng tháng hay hàng quý, hệ thống của còn theo dõi cung cấp cho cả website treo banner và website được treo banner những báo cáo và thống kê về kết quả quảng cáo cũng như việc thanh toán hoa hồng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả quảng cáo và quyết định có tiếp tục đặt banner trên trang web đó nữa hay không. Website treo banner cũng không sợ bị thiệt do tính toán không đúng lượng truy cập vào các banner treo trên trang web của mình. Để xây dựng được một mạng quảng cáo trực tuyến có thể theo dõi lượng truy cập với độ chính xác cao như vậy, đòi hỏi một nền tảng công nghệ hiện đại. Chẳng hạn, AdSense sử dụng mã JavaScript để đưa nội dung quảng cáo vào trang web thành viên. Bên cạnh đó, để chống lại tình trạng click ảo, AdSense cũng cung cấp cho trang web đăng banner một số các chương trình dò tìm click. Đây một dạng chương trình để xác định người truy cập. Chúng cho phép hiển thị các thông tin chi tiết về những người truy cập và click trên quảng cáo AdSense. Website đăng quảng cáo có thể sử dụng những thông tin này để xác định xem mình có đúng là nạn nhân của click ảo hay không. Những hạn chế về công nghệ có thể nói nguyên nhân chính khiến cho dịch vụ Marketing liên kết chưa thực sự có cơ hội phát triển ở Việt Nam. Nhà cung cấp dịch vụ marketing liên kết chuyên nghiệp ở Việt Nam đến nay chỉ có thể kể đến lienket247. Sự bành trướng của Internet và tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt hiện nay đang mở ra những cơ hội lớn cho marketing liên kết phát triển. Nền tảng công nghệ hiện đại chỉ là yếu tố tiền đề, sự thành công của hình thức marketing mới mẻ này phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh cũng như uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ nói riêng và tất cả các doanh nghiệp tham gia nói chung. Liệu Marketing liên kết có thể là tương lai của quảng cáo điện tử Việt Nam được hay không? Câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ và như ông Lê Quang - đại diện trang web lienket247.com chia sẻ, chính các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến là những người đang nắm trong tay chiếc chìa khóa trả lời. (Theo saga.vn) daiviet Thương hiệu không phải là sự hào nhoáng Thương hiệu đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn. Đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện số lượng thương hiệu mạnh của châu Á chỉ chiếm một phần rất nhỏ Theo như đánh giá của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, các doanh nghiệp Châu Á tạo dựng nên một thương hiệu mạnh chủ yếu bằng cách tập trung vào chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Cho tới gần đây, các doanh nghiệp này mới bắt đầu phần nào chú ý đến một chiến lược xây dựng thương hiệu, trong khi đó các công ty Mỹ và châu Âu từ lâu đã coi việc phát triển thương hiệu là trọng tâm của chiến lược kinh doanh của họ. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á hầu hết đều không coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu. Rất nhiều ông chủ các doanh nghiệp Châu Á hiện nay coi thương hiệu chỉ là cái vỏ hào nhoáng bề ngoài. Chỉ cần nhìn vào “Bollywoodisation” thuộc ngành quảng cáo Ấn Độ bạn sẽ hiểu tại sao hoạt động phát triển thương hiệu ở châu Á được coi như một ngành chạy theo mốt thay vì là một công việc kinh doanh thực sự. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Thương hiệu không chỉ là một công cụ bán hàng Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như Cocacola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những Công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng: đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Những doanh nghiệp châu Á thế hệ mới muốn tạo được vị thế trong môi trường kinh doanh toàn cầu phải là biết coi trọng thương hiệu. Giám đốc điều hành và giám đốc tài chính phải hiểu rằng chiến lược xây dựng thương hiệu có khả năng làm thay đổi cả một doanh nghiệp. Về một khía cạnh kinh doanh, có một từ có thể tóm tắt tầm quan trọng của thương hiệu, đó là tiền. Khi viết cuốn sách “The Business of Brands”, các tác giả đã nói chuyện với nhiều giám đốc tài chính của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Và rất nhiều trong số họ cho rằng giá trị thật của thương hiệu là khả năng duy trì và phát triển dòng tiền (cash flows). Đây là một chủ đề then chốt mới nổi lên: Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiền Tại sao chúng ta lại cảm thấy thích thú hơn khi trả 200 USD để mua một đôi giày nhãn hiệu Nike thay vì chỉ mất 50 USD cho một đôi giày không tên tuổi khác? Khách hàng biết giá trị của thương hiệu và sẵn sàng trả tiền cho nó. Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiền của Công ty bạn bằng cách chiếm lĩnh thị phần và khiến cho một cái giá cao hơn mức thông thường trở nên chấp nhận được. Một thương hiệu mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng của dòng tiền Rút ngắn khoảng cách thời gian giữa đầu tư và thu hồi vốn có thể giúp tăng giá trị cổ phần. Những Công ty có thương hiệu mạnh có thể tung ra những sản phẩm và dịch vụ mới nhanh hơn những Công ty thương hiệu yếu, do mức độ tín nhiệm hiện có của thương hiệu khiến cho khách hàng dễ chấp nhận. Thậm chí có bằng chứng cho thấy một thương hiệu mạnh có thể kích thích sự đổi mới, đóng vai trò như một “ngôi sao Bắc đẩu” hướng dẫn hoạt động nghiên cứu và triển khai, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư vào phát triển sản phẩm. Một thương hiệu mạnh có thể kéo dài vòng đời sản phẩm Nhiều thương hiệu có sức sống thật sự, chúng nổi tiếng trong một thời gian dài và thậm chí vẫn theo kịp thời đại. Ví dụ như nước khoáng Evian được đóng chai từ năm 1826 và Cocacola cũng đã nổi tiếng từ năm 1887. Những thương hiệu lớn và nổi tiếng cho người ta sự đảm bảo: họ cảm thấy yên tâm với những thương hiệu này. Đây cũng là lý do phần nào lý giải tại sao những thương hiệu mạnh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tất nhiên, duy trì được một thương hiệu không phải chuyện dễ dàng, một thương hiệu được đầu tư tốt có thể trở thành con gà đẻ trứng vàng. Một thương hiệu mạnh có thể giảm bớt rủi ro đối với dòng tiền Bảo vệ dòng tiền của một doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro thường có trong kinh doanh là một vấn đề khiến cho giám đốc tài chính của các doanh nghiệp phải đau đầu. Những thương hiệu mạnh đã chứng tỏ khả năng giảm bớt rủi ro đối với doanh nghiệp. Trong những thời kỳ thương trường hỗn loạn, thương hiệu mạnh có thể là nguồn gốc của sự ổn định. Một thương hiệu mạnh có thể tạo ra rào chắn ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh, nhờ đó giảm bớt nguy cơ cạnh tranh đối với dòng tiền. Nghiêm túc hơn đối với vấn đề xây dựng thương hiệu Đã đến lúc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á phải có cái nhìn nghiêm túc đối với vấn đề thương hiệu. Tất nhiên, thương hiệu là một vấn đề rất phức tạp, là một thứ rất khó nắm bắt, nói đến những yếu tố vật chất của một doanh nghiệp còn dễ hiểu hơn là nói đến thương hiệu. Theo lời Jeremy Bullmore, một giám đốc của WPP, người khổng lồ trong ngành quảng cáo “Thương hiệu là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó nắm bắt, nửa hư nửa thực. Giám đốc điều hành các doanh nghiệp thường đau đầu khi phải nghĩ về thương hiệu!” Mặc dù vậy, tôi không nghĩ có nhiều công ty thành công trên phạm vi toàn cầu đặt câu hỏi nghiêm túc về tầm quan trọng của thương hiệu. Chắc chắn, đối với những doanh nghiệp hàng đầu, thương hiệu là trọng tâm của vấn đề. Đối với American Express, duy trì một thương hiệu mạnh và nổi trội là vấn đề trọng yếu đối với một mô hình doanh nghiệp. Giám đốc điều hành Ken Chenault bình luận: “Mặc dù ngày nay, một Công ty Tư vấn tài chính có thể lựa chọn nhiều hướng đi, chúng tôi sẽ chỉ làm những gì hỗ trợ thương hiệu của chúng tôi phát triển”. Đối với BP, thương hiệu là động lực hợp nhất mọi hoạt động đa dạng của Công ty. Cựu giám đốc thương hiệu Michel van Eesbeeck nói với chúng tôi: “Bởi vì tất cả chúng ta không có một quá khứ chung, thương hiệu sẽ mang đến cho chúng ta một tương lai chung”. Đối với Dove, một thương hiệu mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc - từ một hãng sản xuất xà phòng của Mỹ năm 1990, ngày nay đã trở thành một nhãn hiệu sản xuất đồ dùng chăm sóc cá nhân nổi tiếng khắp thế giới trị giá hơn 2 tỉ USD. Theo lời giám đốc thương hiệu Silvia Lagnado: “Sự kiên trì tạo dựng một vị trí xứng đáng cho thương hiệu là nhân tố then chốt dẫn đến sự thành công của Dove”. Đối với hãng Cocacola, xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ ưu tiên của công ty. Cựu giám đốc điều hành Doulas Daft nhận xét rằng: “Thương hiệu Cocacola là trọng tâm của Công ty chúng tôi và xây dựng thương hiệu cũng là tài năng lão luyện của chúng tôi”. Đối với Nike, chỉ những sản phẩm tốt chưa đủ để đảm bảo cho thành công. Phil Knight, thành viên sáng lập Công ty nói với chúng tôi: “Tập trung vào sản phẩm là sự khởi đầu cần thiết nhưng chưa đủ. Chúng ta phải lấp đầy những chỗ chống, bắt đầu với câu hỏi khách hàng của chúng ta là ai và thương hiệu đại diện cho cái gì”. Thậm chí với hãng máy tính IBM, khi làm việc với những Giám đốc vật tư, họ luôn coi thương hiệu là chìa khoá dẫn đến thành công. Theo lời giám đốc tiếp thị Abby Kohnstamm: “Tất cả những quyết định được đưa ra, dù là bạn mua một chiêc máy bay phản lực hay một hộp Jell-O đều chứa đựng cả lí trí lẫn tình cảm”. Những Công ty này và cả những Công ty tương tự đều coi thương hiệu của họ là đòn bẩy để phát triển doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không phải một công việc chạy theo mốt, nó là một ngành kinh doanh thật sự. Chỉ khi nào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Á nhận thấy phải coi chiến lược phát triển thương hiệu là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh thì khi ấy thương hiệu của Châu Á mới từng bước tạo được chỗ đứng trên thương trường thế giới. Những điều cần lưu ý trong thương mại điện tử Thương Mại Điện Tử mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích và cơ hội, song, bạn nên đọc hết bài viết này để có thể tránh khỏi những quan niệm sai lầm về Thương Mại Điện Tử hoặc những cạm bẫy trong - Không có khuôn mẫu cho mô hình Thương Mại Điện Tử: không có cách tốt nhất để áp dụng Thương Mại Điện Tử cho tất cả các doanh nghiệp. Bạn phải dựa trên đặc tính của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình để tạo ra một mô hình Thương Mại Điện Tử phù hợp cho riêng mình. Và cần nhớ một điều quan trọng là: chìa khóa thành công trong Thương Mại Điện Tử của bạn nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng cho riêng mình” (differentiation). Bạn nên nhờ một công ty dịch vụ Thương Mại Điện Tử để tư vấn cho bạn một mô hình Thương Mại Điện Tử phù hợp nhất. - Cạnh tranh khốc liệt: bạn có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử thì đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử. Hơn nữa, chi phí để triển khai Thương Mại Điện Tử là rất thấp nên hầu như ai ai cũng có thể áp dụng Thương Mại Điện Tử, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, bạn phải biết cách đầu tư: rất quan tâm đến tiếp thị qua mạng (Internet Marketing), tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình. Làm tốt 3 yếu tố này, bạn sẽ thành công. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, rất khó để có thể thực hiện 3 điều trên bằng nguồn lực của công ty (chi phí thuê người có chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược sẽ rất cao), và cũng không có hiệu quả kinh tế nếu doanh nghiệp muốn tự mình thực hiện 3 yếu tố trên. Cách hay nhất và kinh tế, hiệu quả nhất là nhờ một công ty dịch vụ xúc tiến Thương Mại Điện Tử để làm điều này cho bạn với một chi phí rất hợp lý. - Tốc độ đổi mới nhanh: công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. Thương Mại Điện Tử là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia Thương Mại Điện Tử phải luôn luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…Nếu bạn chậm chạp trong việc đổi mới này, bạn phải xem lại về khả năng thành công của mình khi áp dụng Thương Mại Điện Tử. Những điều doanh nghiệp cần ghi nhớ khi đầu tư thương mại điện tử ·      Marketing: marketing là chìa khóa chính cho sự thành công trong Thương mại điện tử. Để marketing tốt, doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhân lực am hiểu về marketing truyền thống và marketing qua mạng. Hoặc tiết kiệm hơn, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ marketing qua mạng trọn gói. V.E.C có cung cấp dịch vụ này theo yêu cầu của doanh nghiệp. ·     Chất lượng website: doanh nghiệp phải đầu tư vào nội dung của website bằng cách chăm sóc nội dung thường xuyên, cập nhật thông tin... việc này có thể có một nhân viên đứng ra đảm nhiệm hoặc nếu doanh nghiệp không có nhiều nội dung mới một cách thường xuyên thì công việc này có thể giao cho bộ phận kinh doanh kiêm nhiệm, không phát sinh thêm chi phí nhân sự. ·      Chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng: điều này quan trọng. Việc hỗ trợ khách hàng qua mạng một cách chuyên nghiệp góp phần rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp trong Thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần có ít nhất một nhân viên phụ trách việc giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. ·      Chiến lược kinh doanh: nếu doanh nghiệp chọn hình thức kinh doanh “nghiêng” nhiều về trực tuyến thì phải có đội ngũ kinh doanh giỏi về chiến lược kinh doanh trên mạng, am hiểu các hoạt động kinh doanh, marketing trên mạng... ·      Nhân sự chuyên môn Thương mại điện tử: tương tự như phần Chiến lược kinh doanh, nếu doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thì nhất định phải có những nhân sự chuyên môn về Thương mại điện tử như kỹ thuật, marketing qua mạng, phục vụ khách hàng qua mạng, nội dung, nghiên cứu thị trường online v.v... Chúc bạn thành công!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMarketing liên kết.doc