PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.; Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" - Nhà xuất bản Tài chính 2009;
2. Giáo trình lý thuyết tài chính - NXB Tài chính - 2009
3. Giáo trình thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2009
4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng của Bộ tài chính - NXB TC 2004
5. Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống kê 2005
6. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Tài chính 2006
7. Giáo trình "Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại" - Nhà xuất bản Tài chính 2005.
8. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính - NXB khoa học và kỹ thuật
9. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Thống kê 2007
10. Các tạp chí, báo cáo . liên quan
Văn bản hiện hành
1. Luật Ngân hàng Nhà nước số 6/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
2. Luật các Tổ chức tín dụng số 7/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2003.
3. Quyết định số 233/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và TCTD.
4. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng, và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về bổ sung, sửa đổi một số điều của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
5. Quyết định 711/2001/QĐ/NHNN ngày 25/5/2001 của NHNN về quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm.
6. Quyết định 26/2006/QĐ/NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
7. Nghị định 64/2001/NĐ/CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về thanh toán qua Ngân hàng và QĐ 226/NHNN ban hành Quy chế thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
8. Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
9. Nghị định số 178/1999/NĐ/CP ngày 28/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD.
10. Thông tư số 01/2002/TT/BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.
11. Văn bản số 405/NHNN ngày 16/4/2002 của NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về chuyển nợ quá hạn.
12. Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 về thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận.
158 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết tiền tệ tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước theo các hiệp định hoặc các nghị định thư ký với nước ngoài. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày.
Ở Việt Nam, việc thực thi cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết của Nhà nước theo tín hiệu thị trường thì Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng . dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ sẽ ấn định mức tỷ giá kinh doanh sao cho không được vượt quá biên độ do ngân hàng nhà nước cho phép trong từng thời kỳ
- Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán.
Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán
- Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức.
Tỷ giá chợ đen biến động chủ yếu do quan hệ cung cầu về các tài sản ngoại hối được mua bán trên thị trường, kể cả sự tác động nhiều khi rất lớn của các yếu tố tâm lý hoặc những thông tin thất thiệt của những tầng lớp đầu cơ trên thị trường
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
a. Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên ( thực tế gần đây cho thấy kinh tế cộng đồng EU tăng lên khi nền kinh tế Mỹ nguội lạnh thì đồng EURO luôn được giá so với USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với cả nhiều đồng tiền khác trên thế giới)
b. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế:
Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
c. Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế:
Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào 1 trong các trạng thái sau: Cân bằng, bội chi, bội thu.
· Nếu cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng, thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng, khi đó tỷ giá hối đoái sẽ ổn định.
· Nếu cán cân thanh toán bội chi thì cầu về ngoại tệ vượt cung về ngoại tệ dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng lên.
· Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ, khi đó tỷ giá ngoại tệ giảm.
d. Mức chênh lệch lãi suất
+ Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xu hướng giảm.
+ Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xu hướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng và ngược lại.
e. Hoạt động đầu cơ ngoại tệ
Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó trong thời gian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ trên thị trường làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng. Ngược lại, nếu anh ta dự đoán ngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trường làm cung vượt cầu, do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm.
f. Các nhân tố khác
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, các điều kiện bất thường…Chẳng hạn:
+ Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng.
+ Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm thất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái.
+ Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh... cũng có những tác động nhất định đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể.
1.5. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân trên thị trường.
Các loại chế độ tỷ giá
a. Chế độ tỷ giá cố định
- Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ khôngđổi) hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều thì các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này.
- Chế độ tỷ giá hốiđoái cố định là một chế độ tỷ giá hốiđoáiđược nhà nước công bố sẽ duy trì không thayđổi tỷ giá giữađồng nội tệ với mộtđồng ngoại tệ nàođó.
-Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định
Về cơ bản, những lực cung - cầu vẫn tồn tại trong thị trường ngoại tệ và chi phối số
lượng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.
Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoáiở mức độ cố định nào đó bằng cách nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ gía cố định thì nhà nước đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầuở mức tỷ gía cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối
1.6. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái
a. So sánh sức mua giữa các đồng tiền
Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới,đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nướcvới các nước khác.
b. Vai trò kích thích vàđiều chỉnh xuất nhập khẩu
Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn.
c. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau.
Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài.Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu.
d. Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ.
Đó là biện pháp phá giá đồng tiền. Điển hình là nước Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ (đặc biệt là xe hơi). Việc làm này đã gây thiệt hại cho Nhật, làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nhật. Phá giá đồng tiền là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ
2. Thanh toán quốc tế
2.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.
Một số phương tiện thanh toán phổ biến nhất hiện nay đó là:
a) Séc
Séc(check-cheque) là một trong những phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.
*Khái niệm:
Séc (check) là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện về trả tiền do một khách hàng chủ tài khoản của ngân hnàg ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ định trên séc hoặc trả theo lệnh của người ký phát séc,hoặc trả cho người cầm séc.
* Các bên liên quan đến thanh toán séc là:
-Người kí phát séc: chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng
-Người thụ lệnh là ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng phát hành séc.
-Người hưởng lợi :người thụ hưởng số tiền trên tờ séc.
Nội dung trên tờ séc phải có:
· Tiêu đề “SÉC”
· Số séc
· Ngày tháng năm kí phát séc
· Tên người thực hiện thanh toán.
· Địa điểm phát hành séc
· Ngân hàng trả tiền, địa điểm thanh toán
· Số hiệu tài khoản được trích trả
· Số tiền phát hành xác định bằng số và chữ
· Người hưởng lợi tờ séc
· Chữ ký người phát hành séc
· Mặt sau: để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
*Các loại séc thông dụng:
-Séc đích danh (nominal cheque):được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc.
-Séc vô danh (bearer cheque):không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng.
-Séc theo lệnh (check to order):ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu.
-Séc tiền mặt: là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát hành séc phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.
-Séc chuyển khoản (trasferable check): Là lệnh trả của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình trả tiền cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc.
-Séc bảo chi (cerfieeld check) :là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm khả năng chi trả của tờ séc và đánh dấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng.
-Séc gạch chéo (clossed check)là loại séc trên mặt trước tờ séc có gạch chéo hai đường song song nhằm mục đích không được rút tiền mà chờ chuyển khoản qua ngân hàng.
-Séc du lịch (traveller’s check) :là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng phát hành.
b) Hối phiếu
Hối phiếu là phương tiện được sử dụng nhiều trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
* Khái niệm:
Hối phiếu (Bill of exchange/Draft) : là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay ,hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.
* Các bên tham gia hối phiếu:
-Người ký phát hối phiếu(drawer):là người bán hàng ,người xuất khẩu
-Người bị ký phát (người trả tiền) ( drawee):là người mua hàng hay có trách nhiệm trả tiền
-Người hưởng lợi (bereficiary):là ngươì nhận thanh toán số tiền đó.
-Người chấp nhận (acceptor):là khi người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.
-Người chuyển nhượng ( endorser) là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
-Người cầm phiếu(holder or bearer) là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
Nội dung của hối phiếu:
1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).
2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu
3. Ðịa điểm trả tiền
4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...)
5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.
6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:
- Trả tiền ngay ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At ... sight of first (second) Bill of Exchange).
- Trả tiền sau:
+Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)
+Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)
+ Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).
7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi.
8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền.
9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình.
* Các loại hối phiếu:
-Hối phiếu đích danh(Nominal bill): là người được hưởng lợi ghi trên mặt trước tờ hối phiếu đó.
-Hối phiếu vô danh (Bearer bill): là bất kỳ người nào cầm phiếu đó đều là người hưởng lợi.
-Hối phiếu theo lệnh(To order bill): người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
- Hối phiếu trả tiền ngay(sight draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
- Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định (Time draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này ký chấp nhận trả tiền và sau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả tiền hối phiếu đó.
- Hối phiếu có kỳ hạn(Usance bill): Sau một thời hạn nhất định ( thường lớn hơn 7 ngày ) kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền phải thanh toán tiền trên hối phiếu.
- Hối phiếu trơn (Clean bill of exchange): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại.
-Hối phiếu kèm chứng từ(Documentary Collection): Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ thương mại đến người phải trả tiền.
-Hối phiếu thương mại (Commercial bill): Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu.
- Hối phiếu Ngân hàng(Bank draft): Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên hối phiếu .
* Chấp nhận hối phiếu(Acceptance) :
-Chấp nhận hối phiếu là một thủ tục pháp lý nhằm xác nhận việc đồng ý(đảm bảo) thanh toán của người trả tiền hối phiếu.
-Hình thức chấp nhận (accepted) ký góc dưới bên trái,mặt sau , đóng dấu ngay giữa ,chấp nhận bằng tờ giấy rời.
* Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
-Đây là thủ tục chuyển nhượng hôí phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
-Người ký hậu chỉ cần ký vào chỗ quy định để ký hậu và trao hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
-Hình thức ký hậu chuyển nhượng :
+Ký hậu để trắng (Blank endorsement) : là việc ký hậu không chỉ định người hưởng lợi hối phiếu.Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ hối phiếu.
+Ký hậu theo lệnh (To order endorsement):là việc ký hậu chỉ định một cách suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu.
+Ký hậu hạn chế(Restrictive endorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối phiếu và chỉ là người này.
+Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement): là loại ký hậu khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy đòi.
* Bảo lãnh hối phiếu (Aval):
-Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ 3(thông thường các tổ chức tài chính) nhằm đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi nếu như đến kỳ hạn mà người trả tiền không thanh toán ;thường là một ngân hàng lớn có uy tín.
-Thủ tục bảo lãnh thực hiện bằng cách ghi “ bảo lãnh (aval)” vào mặt trước hay mặt sau tờ hối phiếu và ký tên.
-Hình thức:Bảo lãnh bí mật hay bảo lãnh công khai.
* Chiết khấu hối phiếu (Discount): là nghiệp vụ cho vay của NHTM.Người bán hoặc người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để nhận trước một khoản tiền thấp hơn số tiền ghi trên hối phiếu.
* 8.Kháng nghị (Pr**Kháng nghị(Protest) :là khi hối phiếu bị từ chối trả tiền ,người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật.
c) Lệnh phiếu (money order,promissory note)
Lệnh phiếu cũng là một trong những phương tiện thanh toán ,tuy nhiên nó không phổ biến như hối phiếu.
*Khái niệm:
Lệnh phiếu là giấy tờ do người nợ lập ra để cam kết trả tiền cho người thụ hưởng theo thời gian và địa điểm nhất định. Người thụ hưởng có thể là người chủ nợ, nhưng cũng có thể là người thứ ba.
*Nội dung lệnh phiếu:
-Tiêu đề :”Lệnh phiếu “
-Cam kết trả một số tiền nhất định vô điều kiện.
-Thời hạn trả tiền.
-Địa điểm trả tiền.
-Tên người hưởng lợi.
-Địa điểm,ngày ký phát lệnh phiếu.
-Chữ ký người ký phát lệnh phiếu.
Một số đặc điểm chính:
-Trên lệnh phiếu ,kì hạn được quy định rõ.-Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.-Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.-Khác với hối phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó.
2.2. Hiệp định thanh toán quốc tế
a) Định nghĩa:
Hiệp định thanh toán quốc tế là văn bản được ký kết giữa chính phủ các nước để điều chỉnh các quan hệ chi trả về các hoạt động mậu dịch và các hoạt động đối ngoại khác giữa các nước với nhau trong một thời kỳ nhất định
b) Các loại hiệp định quốc tế
- Hiệp định thông thường là loại hiệp định được ký kết giữa một nước thực thi chế độ ngoại hối tự do với một nước có chế độ kiểm soát ngoại hối chặt chẽ để thỏa thuận về việc chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ phục vụ cho việc chi trả các nghiệp vụ về mậu dịch , phi mậu dịch … phát sinh giữa hai nước. những nước ký kết các hiệp định này chủ yếu thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Hiệp định thanh toán clearing: Hiệp định này còn được gọi là hiệp định thanh toán bù trừ. Nó được ký kết giữa hai hay nhiều nước để điều chỉnh các quan hệ chi trả phát sinh từ hoạt động đối ngoại khác giữa các nước với nhau bằng cách bù trừ không phải dùng đến ngoại tệ để trả thường xuyên.
Có hai loại hiệp định thanh toán Clearing là hiệp định Clearing song phương và hiệp định Clearing đa phương.
Hiệp định Clearing được ký kết giữa hai nước với nhau được gọi là Clearing song phương. Còn hiệp định đó do nhiều nước ký kết với nhau đó là hiệp định Clearing đa phương.
2.3. Hình thức thanh toán quốc tế
a. Thư tín dụng
Định nghĩa
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Ngân hàng phát hành phát hành một L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Khi đó, sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy định của tín dụng thư, để được thanh toán, bộ chứng từ đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
Bộ chứng từ phải đầy đủ về mặt chủng loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung. Ví dụ như thư tín dụng yêu cầu xuất trình bao nhiêu loại chứng từ, mỗi loại bao nhiêu bản gốc, bao nhiêu bản sao, ngày phát hành trong khoảng thờ gian nào, nội dung thể hiện ra sao…, thì bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP (xem phần UCP) được dẫn chiếu trong L/C.
Bộ chứng từ phải phù hợp với ISBP (xem phần ISBP).
Các bên tham gia quy trình thanh toán L/C
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC.
Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định.
Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ.
Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C.
Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ.
Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng.
Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant).
Người thụ hưởng (Beneficiary).
Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liện quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP.
UCP
UCP là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC (International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.
ISBP
ISBP là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.
Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.
Quy trình vận hành của L/C
Xét về bản chất, L/C là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cấp cho người đề nghị mở L/C dưới dạng một bảo lãnh thanh toán có điều kiện. Quy trình thực hiện L/C diễn ra như sau:
Người đề nghị mở L/C (Applicant) đến ngân hàng mở L/C (Issuing Bank) đề nghị mở L/C cho người thụ hường (Beneficiary) được thông báo cho người thụ hưởng thông qua một ngân hàng thông báo (Advising Bank) do người thụ hưởng chỉ định (Trường hợp người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C không chỉ định được ngân hàng thông báo, thì ngân hàng phát hành có thể tự chọn ngân hàng thông báo, nhưng trường hợp này rất ít).
Khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, người thụ hưởng lập bộ chứng từ (Documents) theo yêu cầu của L/C, xuất trình đến ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank) hoặc ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) tùy theo quy định của L/C và nhu cầu của người thụ hưởng. Khi các ngân hàng nêu trên nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, thông báo bất hợp lệ (Discrepancies) cho người thụ hưởng để tiến hành chỉnh sửa chứng từ (nếu có).
Trong trường hợp bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng nhận chứng từ sẽ tiến hành chiết khấu (Negotiation) bộ chứng từ và/hoặc gửi bộ chứng từ đi đòi tiền hoặc đi điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện).
Khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay) hoặc đi điện chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, họ sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị đồng thời thông báo cho người đề ngị mở L/C. Nếu người đề ngị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C đổi lấy thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình dựa trên chỉ thị của ngân hàng xuất trình. Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện, khi nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho ngân hàng đòi tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng bồi hoàn thanh toán.
Các đặc điểm đặc biệt của L/C
L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều 4 UCP600).
Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai …, nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán (Điều 5 UCP600).
Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang.
Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng.
Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
Các loại thư tín dụng
Chia theo tính chất có thể hủy ngang
Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable Letter of Credit) (loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp L/C dẫn chiếu UCP600).
Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit).
Chia theo tính chất của L/C
Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit).
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit).
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).
Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit}.
Thư tín dụng dự phòng( Standby Letter of Credit).
Chia theo thời hạn thanh toán của L/C
Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit).
Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit).
Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit)
Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit).
b. hình thức thanh toán ủy thác thu (Collection)
Định nghĩa:
Trong thanh toán thương mại quốc tế khi sử dụng hình thức này thì các bên tham gia thanh toán thường vân dụng bản quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (The Uniform Rules for Collection of the Commercial Paper – URC) do phòng thương mại quốc tế ICC tại Pari phát hành năm 1995.
URC phải được dẫn chiếu trong giấy ủy thác thu.
Theo Urc thì ủy thác thu là một hình thức thanh toán quốc tế, trong đó người nhập khẩu sau khi đã thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu thì lập giấy ủy thác thu nhờ NH phục vụ mính thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.
Các bên tham gia thanh toán
Tham gia trong quá trình thanh toán gồm có
- Người xuất khẩu : là người thụ hưởng và cũng chính là người khởi xướng việc thanh toán.
- Người nhập khẩu: ( người trả tiền) phải trả tiền kịp thời theo đúng cam keetd với người xuất khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu: là ngân hàng chuyển chỉ thị nhờ thu ra nước ngoài để đòi tiền người nhập khẩu
- Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu là NH đại lý thu hộ tiền từ người nhập khẩu để chuyển cho Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển trả vào tài khoản của người xuất khẩu
Các loại ủy thác thu
Trong thực tiễn thanh toán thương mại quốc tế, ủy thác thu được chia thành 2 loại là:
Ủy thác thu trơn ( clean Bill Collection): bên bán giao hàng và gửi chứng từ trực tiếp cho bên mua để nhận hàng. Sau đó, bên bán lập HP gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền bên mua dựa trên HP.
Ủy thác kèm chứng từ ( Documentary Collection): bên bán giao hàng cho bên mua. Sau đó lập HP và chứng từ gởi ngân hàng nhờ thu hộ tiền bên mua. Gồm 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against payment – D/P): dùng trong trường hợp mua – bán trả tiền ngay thì ngân hàng mới trao chứng từ.
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documentary against acceptance – D/A): dùng trong trường hợp mua – bán có kỳ hạn hay mua – bán chịu, khi người mua chấp nhận thanh toán HP thì ngân hàng mới trao chứng từ.
Quy trình thanh toán
Trong thực tế, loại ủy thác được sử dụng phổ biến hiện nay là ủy thác thu kèm chứng từ
Quy trình thanh toán của ủy thác thu kèm chứng từ như sau:
+ Sau khi thực hiện xong việc giao hàng, người xuất khẩu lập giấy ủy thác thu, ký phát hối phiếu, hoàn chỉnh các chứng từ hàng hóa rồi gửi cho Ngân hàng phục vụ mình ( NH xuất khẩu ) để nhờ NH thu hộ tiền từ người nhập khẩu
+ Nhận được các chứng từ hàng hóa, hối phiếu và giấy ủy thác thu do người xuất khẩu gửi tới , NH xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các chứng từ này, sau đó gửi chúng sang NH phục vụ người xuất khẩu ( NH nhập khẩu)
+ Sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa và thanh toán do NH xuất khẩu gửi tới, NH nhập khẩu cũng phải kiểm tra kỹ các chứng từ này rồi thông báo cho người nhập khẩu về bộ chứng từ để trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu kỳ hạn do người xuất khẩu ký phát. Sau khi người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu thì NH sẽ trao cho người đó bộ chứng từ ( riêng đối với trường hợp thanh toán D/A , thì hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận sẽ được giữ lại để chuyển cho người xuất khẩu qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.
+ NH nhập khẩu chuyển tiền đã thu hộ, hoặc hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận sang NH xuất khẩu.
+ NH xuất khẩu trả tiền vào tài khoản của người xuất khẩu và thông báo cho người đó biết hoặc chuyển giao hối phiếu đã được chấp nhận cho người đó
c. Hình thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
Định nghĩa:
Hình thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) là một hình thức thanh toán, trong đó người chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ minh thông qua NH đại lý hay chi nhánh ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng
Các bên tham gia
- Người chuyển tiền
- Người nhận chuyển tiền
- NH phục vụ người chuyển tiền
- NH phục vụ người nhận chuyển tiền
Quy trình thanh toán
Có thể mô tả khái quát quy trình thanh toán chuyển tiền như sau:
- Người chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở nước ngoài sau khi đã nhận được hàng hóa hoặc các dịch vụ được cung ứng, hoặc chuyển tiền lợi nhuận, kiều hối…
- Theo yêu cầu của người chuyển tiền và mọi yêu cầu cần thiết cho việc chuyển tiền đều thỏa mãn thì NH phục vụ người chuyển tiền sẽ chuyển tiền đến nước ngoài ( Bằng thư – M/T hoặc bằng điện T/T hoặc qua mạng SWIFT) đã được chỉ định ( NH trả chuyển tiền)
- Sau khi nhận được tiền chuyển từ NH nước ngoài, NH trả tiền sẽ trả số tiền đó cho người thụ hưởng.
Hình thức thanh toán chuyển tiền là một hình thức thanh toán có thủ tục thanh toán đơn giản . nó thường hay được sử dụng trong thanh toán quốc tế về phi mậu dịch.
3. Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân ....Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại
3.1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế
- Sự phát triển các hoạt động thương mại quốc tế và kinh tế đối ngoại giữa các nước là cơ sở phát sinh các mối quan hệ tín dụng giữa các quốc gia với nhau. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì các quan hệ tín dụng giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, đồng thời nó còn là động lực thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại ngày một phá triển và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế.
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước mà trong các hoạt động trao đổi quốc tế, các nước kém phát triển thường hay bị rơi vào tình trạng bất lợi dẫn đến sự thiếu hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế vì thế nhu cầu về ngoại tệ mạnh thường rất căng thẳng phải cần đến các khoản tín dụng quốc tệ ( vay của chinh phủ nước khác, vay của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế, nhận viện trợ phát triển chính thức ODA...) Bên cạnh đó các nước có tiềm lực về kinh tế - thường có bội thu trên cán cân thanh toán quốc tế nên cũng tìm cách đầu tư số thặng dư cán cân thanh toán quốc tế (trong đó có đầu tư gián tiếp cho vay) nhất là vào khu vực các nước kém phát triển, lạc hậu để tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, chiếm lĩnh thị trường, nguồn tài nguyên, nguyên nhiên liệu và sử dụng lao động rẻ mạt ở các nước này.
- Trong lĩnh vực thương mại quốc tế hiện nay vẫn luôn luôn nổ ra các cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường quốc kinh tế - tài chính , các nước này đã xem việc sử dụng công cụ tín dụng quốc tế như một thứ vũ khí để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa , để tranh thủ các điều kiện thương mại có lợi cho mình, để trợ cấp xuất khẩu nhằm khống chế và đánh bại lẫn nhau.
- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa thị trường vốn đang ngày diễn ra sâu sắc tạo điều kiện cho các quốc gia dễ dàng tiếp cận đến các thị trường vốn quốc tế ( thông qua phát hành các công cụ nợ quốc tế) để có được các nguồn vốn ngoại tệ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của nước mình, do đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ tín dụng quốc tế.
- Để giải quyết các nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn về tài chính , về thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, các nước thành viên của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế hoặc khu vực ( như IMF, WB, ADB...) thường xuyên vay mượn của tổ chức đó, điều đó cho thấy quan hệ tín dụng quốc tế giữa các nước thành viên với các tổ chức này ngày càng mở rộng và phát triển.
Tóm lại, những vấn đề nêu trên cho thấy tín dụng quốc tế là một phạm trù kinh tế tồn tại như một tất yếu khách quan.
3.2. Các hình thức tín dụng quốc tế
- Căn cứ vào đối tượng của tín dụng quốc tế:
+ Tín dụng thương mại
+ Tín dụng ngân hàng
- Căn cứ vào chủ thể của tín dụng quốc tế sẽ có
+ Tín dụng của chính phủ
+ TÍn dụng của tư nhân
+ Tín dụng của các tổ chức phi chính phủ
+ Tín dụng của các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế
- Căn cứ vào thời hạn ta có:
+ Tín dụng có thời hạn rất ngắn: Thời hạn có thể qua đêm – Overnight (hoặc là 1 hoặc 2 ngày – spot next)
+ Tín dụng ngắn hạn: thường là những khoản vay không quá 1 năm. Tuy nhiên tập quán ở một số nước thời hạn này có thể tới 18 tháng hoặc 2 năm.
+ Tín dụng trung hạn: Thường là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, có nước tới 7 năm
+ Tín dụng dài hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn trên loại tín dụng trung hạn cho đến hàng chục năm ( tới 50 năm)
- Căn cứ vào phương pháp trả nợ sẽ có 3 loại là:
+ Tín dụng trả gọn 1 lần
+ Tín dụng trả dần đều
+ Tín dụng trả dần lũy tiến
- Căn cứ vào loại tiền cho vay thì tín dụng quốc tế gồm có:
+ Tín dụng ngoại tệ
+ Tín dụng bằng tiền quốc gia
4. Cán cân thanh toán quốc tế
4.1. Khái niệm
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó.
Có 2 loại cán cân thanh toán quốc tế:
- Cán cân thanh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh tất cả các khoản ngoại tệđã thu và đã chi của một nước với nước khác.
- Cán cân thanh toán quốc tế thờiđiểm: Là cán cân thanh toán phản ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nàođó.
4.2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 hạng mục sau: Cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài trợ chính thức.
(1) Tài khoản vãng lai
Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại.
Khoản mục cán cân vãng laiđược chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần.
* Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)
- Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hoá trong một
thời kỳ nhất định.
- Khi cán cân thương mại thặng dưđiều này có nghĩa là nước đóđ ã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
+Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được phản ánh vào bên Có.
Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ.
Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ.
* Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình).
- Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi...) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh...
- Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập
khẩu dịch vụ.
Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ (phản ánh bên Có.
Nhập khẩu dịch vụ (phản ánh bên Nợ.* Cán cân thu nhập ( Yếu tố thu nhập):Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra.Bao gồm:
- Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác...) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
- Thu nhập từ hoạtđộngđầu tư như: FDI, ODA...Các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tưở nước ngoài từ trước.
- Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có ( làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ).
* Chuyển tiền đơn phương: Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được
hoàn lại.
- Bao gồm:
+Viện trợ không hoàn lại.+Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu.+Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.
- Ghi chép:
+Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ( phản ánh vào bên có ).
+Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài( phát sinh cầu ngoại tệ ( phản ánh vào bên Nợ). (2) Cán cân vốn và tài chínhPhản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn đượcđầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại: luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn.
* Luồng vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có) và chảy ra (Nợ).- Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng.- Các khoản tiền gửi ngắn hạn.* Cán cân vốn dài hạn: phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm:- FDI: Khi FDI chảy vào phản ánh Có. Khi FDI chảy ra phản ánh Nợ.- Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn:+Tín dụng thương mại dài hạn: khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế. Khi đi vay phản ánh bên Có. Khi cho vay hoặc trả nợ thì phản ánh bên Nợ.
+Tín dụng ưu đãi dài hạn: Các khoản vay ODA.Khiđi vay phản ánh bên Có.Khi cho vay phản ánh bên Nợ.
- Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty.
+Nếu bán cổ phiếu, trái phiếu tức là vốn vào thì phản ánh bên Có. Còn nếu mua thì vốn ra tức là phản ánh bên Nợ
- Các khoản vốn chuyển giao một chiều (không hoàn lại)+Khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư.+Các khoản nợ được xoá, tài sản của người di cư: Vào =>Có, Ra=> Nợ.
Cán cân vốn thặng dư khi Số phát sinh Có > Số phát sinh Nợ có nghĩa là: Tổng tiền vốn đầu tư vào >Tổng số vốn đầu tư ra và trả nợ.
(3) Lỗi và sai sót
Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không
thu thậpđược số liệu. Nguyên nhân: Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốctế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi chép này - cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế - chắc chắn không hoàn hảo. Từđó, dẫn đến những sai số thống kê.
(4) Cán cân tổng thể
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Cán cân tổng thể =Cán cân vãng lai +Cán cân vốn +Lỗi và sai sót.
Kết quả của khoản mục này thể hiện thình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời kỳ hoặc tại một thờiđiểm. Nếu
- Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu +: thu ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng thêm.
- Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu -:thu ngoại tệ của quốc gia giảm hoặc sẽ
giảm thấp.
(5) Tài trợ chính thức (Cán cân bùđắp chính thức)Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau:- Dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Quan hệ với IMF và các ngân hàng trungương khác.
- Thayđổi dự trữ của các ngân hàng trungương khác bằngđồng tiền của quốc gia có
lập cán cân thanh toán... Trong đó dự trữ ngoại hối quốc giađóng vai trò quyết định do đó để đơn giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bùđắp chính thức.
4.3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của CCTT
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của
nước đó với các nước khác, cho biết một cách trực quan tình trạng công nợ của một quốc gia tại một thời điểm nhấtđịnh. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài.
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh tế của một quốc gia trên trường quốc tế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thương mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác.
Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sáchở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thểảnh hưởng đến tỷ giá từđó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ.
* Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân.
* Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế - xã hội khác. Do vậy, việc áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việc làm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân.
- Giảm bớt chi tiêu ngân sách nhà nước.
Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện cán cân ngắn hạn.
Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đôi với chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vayđể giảm đầu tư, dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp sau:+ Nâng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào.+ Vay của nước ngoài và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước.
+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thủ tục dễ dàng, ưu đãi về thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
-Điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ đồng thời hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ.
Chính sách chiết khấu: Ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Nếu lãi suất tái chiết khấu tăng trong khi lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên thì sẽ thu hút được lượng ngoại tệ lớn ở trong nước và ngoài nước vào ngân hàng, như vậy cung cầu ngoại tệ sẽ được cải thiện.
Khi cần thiết ngân hàng trung ương hạ lãi suất tái chiết khấu sẽ mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài tăng thu ngoại tệ.
+Chính sách hối đoái là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái nghĩa là ngân hàng trung ương hay cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng các nghiệp vụ trực tiếp mua, bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá phù hợp với điều kiện của mình trong từng giai đoạn, phù hợp mục tiêu chính sách kinh tế đối ngoại.
+Nâng giá hoặc phá giá sức mua của đồng tiền nội tệ
- Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu.
- Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt SDR tại IMF
Khi một quốc gia là thành viên chính thức tại IMF thì có thể sử dụng quyền rút vốn
đặc biệt hoặc thực hiện xuất vàng để trang trải các khoảnnợ nước ngoài.
* Các giải pháp mang tính chiến lược
- Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào điều kiện tài nguyên, trình độ phát triển khoa học công nghệ của quốc gia trong đó trình độ khoa học công nghệ giữ vị trí quyết định.
- Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiều hối, xuất khẩu lao động, xuất khẩu công nghệ nhằmtăng thu ngoạitệ.
- Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ.
- Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư .
- Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của chính phủ và các cấp chính quyền
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.; Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" - Nhà xuất bản Tài chính 2009;
2. Giáo trình lý thuyết tài chính - NXB Tài chính - 2009
3. Giáo trình thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2009
4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ tín dụng của Bộ tài chính - NXB TC 2004
5. Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống kê 2005
6. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - NXB Tài chính 2006
7. Giáo trình "Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại" - Nhà xuất bản Tài chính 2005.
8. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính - NXB khoa học và kỹ thuật
9. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Thống kê 2007
10. Các tạp chí, báo cáo ... liên quan
Văn bản hiện hành
1. Luật Ngân hàng Nhà nước số 6/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
2. Luật các Tổ chức tín dụng số 7/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2003.
3. Quyết định số 233/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và TCTD.
4. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng, và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về bổ sung, sửa đổi một số điều của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
5. Quyết định 711/2001/QĐ/NHNN ngày 25/5/2001 của NHNN về quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm.
6. Quyết định 26/2006/QĐ/NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
7. Nghị định 64/2001/NĐ/CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về thanh toán qua Ngân hàng và QĐ 226/NHNN ban hành Quy chế thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
8. Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
9. Nghị định số 178/1999/NĐ/CP ngày 28/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của TCTD.
10. Thông tư số 01/2002/TT/BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.
11. Văn bản số 405/NHNN ngày 16/4/2002 của NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về chuyển nợ quá hạn.
12. Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 về thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết tiền tệ tín dụng.doc