Tài chính công: Ngân sách Nhà nước
Tài chính doanh nghiệp: Sản xuất, thương
mại, dịch vụ
Tài chính trung gian
Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã
hội
Tài chính quốc tế
189 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết tài chính – Tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu động
• Hiệu quả sử dụng VLĐ: Vòng quay VLĐ = Tổng
mức VLĐ trong kỳ / VLĐ bình quân trong kỳ
• Hệ số vốn lưu động trên doanh thu = Dthu trong kỳ /
VLĐ bình quân trong kỳ
• Mức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế
/ VLĐ bình quân trong kỳ
Hđộng đtư ra bên ngoài
a. Theo tính chất kinh tế: vốn đầu tư h.động mua
bán các loại ch.khoán, vốn liên doanh, vốn đ.tư
bất động sản
b. Theo thời gian hoàn vốn: vốn đ.tư t.chính
ngắn hạn (dưới 1 năm), vốn đ.tư t.chính dài
hạn (>1năm)
3.3.3.Vốn đầu tư tài chính
3.4. Nguồn vốn doanh nghiệp
3.4.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
• Nguồn vốn ban đầu của chủ sở hữu
• Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế
• Nguồn vốn bổ sung từ các thành viên mới
3.4.2. Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng
• Nguồn vốn chiếm dụng: tiền lương phải trả, bảo hiểm
xã hội phải nộp, tiền thuế phải nộp, các khoản phải
thanh toán…
• Nguồn vốn tín dụng thương mại
• Nguồn vốn vay của các TCTD: vay ngắn hạn, vay dài
hạn, thuê tài chính
• Nguồn vốn huy động bằng trái phiếu doanh nghiệp
3.5. Th.nhập, ch.phí và l.nhuận của DN
3.5.1. Thu nhập
a. Doanh thu
b. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính
c. Thu nhập khác: Thu nhượng bán, thanh lý tài sản; thu
các khoản nợ khó đòi; thu từ phạt do vi phạm hợp
đồng
3.5.2. Chi phí
a. Chi phí sản xuất trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung
b. Chi phí bán hàng: Chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.5.3. Lợi nhuận
3.5.4. Phân phối lợi nhuận
a. Quỹ đầu tư phát triển
b. Quỹ dự phòng tài chính
c. Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm
d. Quỹ phúc lợi
e. Quỹ khen thưởng
4. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TRUNG GIAN
4.1. Khái niệm:
Là những tổ chức kinh doanh tài chính-tiền tệ
Hoạt động chủ yếu và thường xuyên:
• Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền k.
tế xã hội để cho vay hoặc đầu tư tài chính
• Nhằm mục đích lợi nhuận
4.2. Phân loại các định chế tài chính trung gian
4.2.1. Theo mức độ thực hiện chức năng trung gian
• Các tổ chức nhận tiền gửi, cho vay và thực hiện các dịch
vụ thanh toán: ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng
• Các tổ chức nhận tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo
hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí. Các tổ chức này có xu hướng
sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư trung dài hạn
• Các trung gian đầu tư: Công ty tài chính, quỹ đầu tư.
Các tổ chức này huy động vốn bằng cách phát hành tín
phiếu, trái phiếu để đầu tư vào những lãnh vực chuyên
môn hóa
4.2.2. Theo mục đích hoạt động
• Các t.chức tr.gian t.chính k.doanh: H.động
nhằm thu lợi
• Các tổ chức trung gian tài chính xã hội: Ngân
hàng chính sách, quỹ tương trợ, quỹ bảo hiểm
xã hội
4.3. Chức năng đ.chế TC t.gian
4.3.1. Huy động và cung ứng vốn cho nền k.tế
a. Huy động vốn:
• Phương thức tự nguyện: Huy động tiền gửi;
phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu
• Phương thức bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, phí
bảo hiểm bắt buộc
b. Cung ứng vốn:
Cho vay, đầu tư, mua chứng khoán.
4.3.2. Kiểm soát các hoạt động tài chính và
các hoạt động kinh tế xã hội:
Nhằm giảm thiểu rủi ro, thể hiện qua
việc:
• Kiểm tra tình hình tài chính
• Điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội
• Kiểm soát bằng đồng tiền
4.4. Các định chế t.chính tr.gian
4.4.1. Quỹ t.dụng - HTxã t.dụng:
Xã viên góp vốn, sở hữu tập thể, cho xã viên vay
4.4.2. Công ty tài chính:
• Công ty tài chính bán hàng: Tài trợ bán hàng trả
góp hoặc cấp thẻ tín dụng
• Công ty tài chính thương mại: Mua lại hoặc chiết
khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp; hợp
đồng thuê mua tài chính
4.4.3. Công ty đầu tư:
• Cty ủy thác đ.tư là tổ chức t.chính th.hiện huy
động vốn của những nhà đ.tư nhỏ để th.hiện
những khoản đ.tư lớn.
• Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: 3 t. thức
ph.loại
a. Theo quy mô vốn góp:
• Cty đầu tư tư nhân: Cá nhân, tổ chức góp vốn và
thuê Cty quản lý
• Cty đầu tư tập thể: Nhiều cá nhân tổ chức góp
vốn, các ch.chỉ góp vốn được mua bán trên thị
trường.
b. Theo cơ cấu huy động vốn:
• Công ty đầu tư đóng: Chỉ tạo vốn 1 lần và
không được bán ch.chỉ góp vốn trước thời
hạn
• Công ty đầu tư mở: Có thể tạo vốn nhiều
lần và được mua bán các chứng chỉ góp vốn
c. Theo đối tượng đầu tư:
• Công ty đầu tư cổ phần thường
• Công ty đầu tư trái phiếu
• Công ty đầu tư thị trường tiền tệ
4.4.4. Công ty bảo hiểm:
Tổ chức tài chính nhằm bảo vệ tài chính cho những
người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro trên
cơ sở người tham gia phải trả phí bảo hiểm
Cty sử dụng phí bảo hiểm để đầu tư
a. Các loại hình bảo hiểm:
• Bảo hiểm tài sản: xe, trộm cắp, cháy, thiên tai
• Bảo hiểm con người: tai nạn, nhân thọ
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: do hành vi ngẫu
nhiên gây ra tai nạn
b. Các loại Cty BH: Nhân thọ, tài sản
c. Nguồn vốn Cty BH:
Tự có, phí BH, thu nhập từ đầu tư, phí bảo
lãnh, phí ủy thác
d. Sử dụng nguồn vốn:
Thanh toán tiền bồi thường, chi trả cho khách,
đầu tư dài hạn (chứng khoán chính phủ, trái
phiếu Cty, cổ phiếu, bất động sản, góp vốn, lập
Cty Ckhoán)
4.4.5. Công ty chứng khoán
• Môi giới chứng khoán: hưởng hoa hồng
• Kinh doanh chứng khoán: môi giới và mua bán
chứng khoán
• Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành CK
• Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư
4.4.6. Các quỹ hưu trí
• D.nghiệp lập: Trợ cấp người đủ thời gian lao động
• Chính phủ lập: Bảo hiểm xã hội
4.4.7. Ngân hàng thương mại
4.4.8. Các định chế tài chính quốc tế
5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
5.1. Khái niệm:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung:
thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ
thanh toán.
5.2. Chức năng ngân hàng thương mại
5.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
5.2.1.1. Các hình thức tín dụng
a. Tín dụng thương mại
• Khái niệm: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp
được thể hiện bằng hình thức mua bán chịu hàng hóa
• Công cụ hoạt động: Giấy nợ: kỳ phiếu thương mại
hay thương phiếu gồm:
+ Hối phiếu: do chủ nợ lập để ra lệnh cho người thiếu
nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi
món nợ đáo hạn
+ Lệnh phiếu: do người thiếu nợ lập, cam kết trả một
món nợ nhất định khi đáo hạn cho chủ nợ.
• Đặc điểm: (1)Cho vay dưới dạng hàng hóa (2)Các
chủ thể trong quan hệ TDTM đều là các d.nghiệp
(3)Sự vận động và phát triển của TDTM phù hợp vối
quá trình phát triển của SX và lưu thông h.hóa
• Tác dụng(1) Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình lưu
thông hàng hóa, phát triển sản xuất (2)Tham gia điều
tiết nhu cầu thừa, thiếu vốn giữa các doanh nghiệp
(3)Góp phần tiết kiệm lưu thông tiền mặt qua việc lưu
thông thương phiếu
• Hạn chế: (1)Qui mô tín dụng (bán chịu ít) (2)Thời
hạn cho vay (ngắn hạn) (3) Chỉ thực hiện giữa các
d.nghiệp có cùng s.phẩm, ngành hàng) (4) Chỉ được
thực hiện trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau
b. Tín dụng ngân hàng
• Khái niệm: là quan hệ tín dụng giữa các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng với nhau, với các
doanh nghiệp, với cá nhân
- Ngân hàng đi vay: huy động vốn nhàn rỗi
- Ngân hàng cho vay dưới dạng tiền tệ, bút tệ
- Ngân hàng cung ứng vốn ngắn hạn, trung dài hạn
cho sản xúât kinh doanh và tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng góp phần khắc phục những
hạn chế TDTM đồng thời tạo điều kiện cho
TDTM phát triển thông qua chiết khấu thương
phiếu
c. Tín dụng nhà nước:
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước
(đi vay) với dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và
nước ngoài (cho vay)
- NN đi vay khi thâm hụt ngân sách
- NN vay ngắn hạn: ph.hành kỳ phiếu (tín phiếu) kho bạc
- NN vay dài hạn: ph.hành trái phiếu (công trái) kho bạc
d. Tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp phát tín dụng cho cá
nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua nhà, xe, hàng
hoá...bằng tiền (ngân hàng cho vay) hoặc bằng hàng bán
chịu, bán trả góp (d.nghiệp cho vay)
5.2.1.2. Quy trình tín dụng
a. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
• Giấy đề nghị vay vốn
• Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của
khách hàng (giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ
doanh nghiệp…)
• Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu
tư, kế hoạch trả nợ vay – lãi vay
• Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
• Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh…
• b. Phân tích tín dụng
• c. Quyết định tín dụng
• d. Ký kết hợp đồng tín dụng
• e. Giải ngân
• f. Giám sát tín dụng
• g. Thu nợ và lãi vay
• h. Thanh lý hợp đồng tín dụng
5.2.1.3. Lãi suất tín dụng
a. Khái niệm:
Lãi suất tín dụng là tỷ lệ % giữa tiền lãi trên
số vốn nhất định mà người sử dụng số vốn đó
phải trả cho người nhượng quyền sử dụng số
vốn đó trong một khoảng thời gian nhất định
b. Nguyên tắc xác định lãi suất:
• Lượng cầu vốn vay bằng lượng cung vốn vay
• Lạm phát
• Tỷ suất lợi nhuận bình quân
c. Các loại lãi suất
• Lãi suất đơn và lãi suất kép
• Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
• Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay
• Các loại lãi suất của NHNN:
+ Lãi suất cơ bản: LS do NHNN công bố làm cơ sở
cho các TCTD ấn định l.suất k.doanh
+ Lãi suất tái cấp vốn: LS do NHNN áp dụng khi tái
cấp vốn
+ Lãi suất tái chiết khấu: là hình thức lãi suất tái cấp
vốn được áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các TCTD
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
• Cung cầu vốn vay: cầu vượt cung lãi suất tăng
và ngược lại
• Lạm phát dự kiến: cung tiền tăng, lạm phát
tăng, lãi suất tăng và ngược lại
• Tỷ suất lợi nhuận : L.nhuận thấp lãi suất thấp
và ngược lại
• Thay đổi mức cung tiền tệ: Cung tiền tăng,
cung vốn vay tăng, lãi suất giảm và ngược
lại
• Thời hạn: dài, lãi suất cao và ngược lại
• Rủi ro: cao, lãi suất cao và ngược lại
• Điều hành chính sách tiền tệ: DTBB, Thị
trường mở, Tái chiết khấu : + cung tiền
tăng, lạm phát tăng, lãi suất tăng
Cung tiền tăng, cung vốn vay tăng, lãi suất
giảm
5.2.1.4. Lợi ích của ch.năng trung gian tín dụng
a. Đối với người gửi tiền
b. Đối với người vay
c. Đối với bản thân ngân hàng
d. Đối với nền kinh tế
5.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Người thủ quỹ của khách hàng
a. Thanh toán tiền mặt
b. Thanh toán không dùng tiền mặt (séc, thẻ, Uy
nhiệm chi, Uy nhiệm Thu)
5.3. Các n.vụ chủ yếu của NHTM
5.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn
5.3.1.1. Huy động tiền gửi:
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
5.3.1.2. Nguồn vốn vay
• Ph.hành các ch.từ có giá: kỳ phiếu NH
• Vay của các TCTD khác: Th.trường liên NH
• Vay của NHTƯ:Tái cấp vốn/tái ckhấu
• Vay của các t.chức t.chính quốc tế
5.3.1.3. Nguồn vốn của ngân hàng
• Nguồn vốn tự có: Vốn điều lệ và các
khoản dự trữ như quỹ dự trữ bổ sung vốn
đ.lệ, quỹ dự trữ đặc biệt bù đắp rủi ro
• Nguồn vốn coi như tự có: LN chưa
ph.phối, các quỹ chưa s.dụng
5.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
5.3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ
• Tiền mặt tại quỹ
• Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
• Tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương
5.3.2.2. Nghiệp vụ đầu tư (bằng vốn tự có):
Mua cổ phiếu - trái phiếu - tín phiếu,
k.doanh bảo hiểm…
5.3.2.3. Nghiệp vụ cung ứng vốn:
- Cho vay thế chấp
- Cho vay cầm cố
- T.dụng tiêu dùng
- T.dụng thuê mua
- Ch.khấu thương phiếu
- Cho vay ứng trước
- Cho vay vượt chi
- Tín dụng bằng chữ ký (tín dụng bảo lãnh, tín
dụng chấp thuận thanh toán hối phiếu)
- Tín dụng ủy thác thanh toán (L/C)
5.3.3. Nghiệp vụ thanh toán
5.3.3.1. Phân loại
• a. Cung ứng phương tiện thanh toán
• b. Nghiệp vụ thanh toán trong nước
• c. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
• d. Nghiệp vụ thu hộ, chi hộ
5.3.3.2. Phương tiện thanh toán
• a. Tiền mặt b. Séc c. Ủy nhiệm chi
d. Ủy nhiệm thu e. Thẻ NH: Thẻ tín dụng, thẻ thanh
toán, thẻ ATM, thẻ đa năng, thẻ liên kết, thẻ từ, thẻ CHIP,
thẻ tổng hợp
5.3.4. Ng.vụ khác: tư vấn, thông tin, cho thuê tủ sắt…
6. Định chế tài chính quốc tế
6.1. Khái niệm:
6.2. Các định chế tài chính quốc tế
6.2.1. Quỹ tiền tệ quốc tế: IMF (International Monetary
Fund): Thành lập tháng 7/1944 (Bretton Woods) nhằm
tài trợ:
• Tài trợ đối phó với những bất ngờ và bù đắp về cán cân
thanh toán, xuất khẩu suy giảm
• Cho vay dự trữ hàng hóa
• Tài trợ mở rộng: Mất cân đối về cơ cấu sản xuất và
thương mại
• Điều chỉnh cấu trúc: Tài trợ cho những quốc gia có thu
nhập thấp
• Tài trợ chuyển đổi hệ thống: Các quốc gia có nền kinh
tế chuyển đổi
6.2.2. Ngân hàng thế giới: WB (World Bank) thành
lập năm 1944 gồm: N.hàng tái thiết và ph.triển
quốc tế và H.hội phát triển quốc tế nhằm:
• Giúp đỡ, tài trợ cho các dự án phát triển
• Tư vấn chính sách về nợ
• Đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân
• Đầu tư vào con người
• Nâng cao năng lực quản lý: chi tiêu công và tham
nhũng
• Bảo vệ môi trường
• Xúc tiến thương mại và hội nhập
6.2.3. Công ty tài chính quốc tế: IFC thành lập năm
1956 (International Finance Corporation)
• Nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp tư nhân
• bằng cách bảo lãnh, cho vay, mua cổ phần
6.2.4. Ngân hàng phát triển Châu Á: ADB (The Asian
Development Bank) thành lập 1966: Giảm nghèo các
nước Châu Á Thái bình dương:
• Hỗ trợ hoạch định và điều phối các kế hoạch phát
triển
• Cung cấp, trợ giúp kỹ thuật các dự án
• Thúc đẩy đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân
• Cung cấp viện trợ các khoản vay phát triển dài hạn
• Cung cấp nghiên cứu và hỗ trợ quản lý
7. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
7.1. Khái niệm:
• Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán các loại giấy có giá, nơi gặp gỡ các
nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên
giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ
phiếu, tín phiếu…
• Để hình thành thị trường tài chính cần có 3 yếu
tố cơ bản: Đối tượng của thị trường tài chính,
công cụ tham gia trên thị trường tài chính, chủ
thể tham gia trên thị trường tài chính.
7.2. Phân loại thị trường tài chính
7.2.1. Căn cứ vào thời hạn thanh toán
a. Thị trường tiền tệ (vốn ngắn hạn)
• Thị trường hối đoái
• Thị trường liên ngân hàng
• Thị trường t.dụng ngắn hạn của các định chế tài
chính trung gian
b. Thị trường vốn (vốn trung-dài hạn)
• Thị trường chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán
và Thị trường OTC (Over the counter)
• Thị trường tín dụng thuê mua
• Thị trường thế chấp bất động sản
7.2.2. Căn cứ vào cách thức huy động vốn:
• Thị trường nợ
• Thị trường vốn
7.2.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức:
• Thị trường sơ cấp
• Thị trường thứ cấp
7.3. Hoạt động của thị trường tài chính
7.3.1. Khái niệm:
Dẫn vốn từ những người dư vốn (để dành, tiết
kiệm) tới những người thiếu vốn (chi tiêu).
Điều này cho phép chuyển vốn từ những người
thiếu cơ hội đầu tư sinh lợi tới những người có
cơ hội đầu tư sinh lợi
7.3.2. Hoạt động
a. Những người dư vốn (tiết kiệm)
• Các hộ gia đình và các tổ chức xã hội
• Các doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ
• Chính phủ
• Người nước ngoài
b. Cung ứng vốn (cho vay)
• Trực tiếp qua các thị trường tài chính
• G.tiếp qua những đ.chế trung gian t.chính
c. Những người thiếu vốn (đi vay)
• Các hộ gia đình và các tổ chức xã hội
• Các doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch
vụ
• Chính phủ
• Người nước ngoài
Ngoài ra những định chế trung gian tài chính
còn cung ứng vốn cho những người thiếu vốn
qua các thị trường tài chính
* Sơ đồ dòng vốn
7.4. Các công cụ chủ yếu tham gia
trên thị trường tài chính
7.4.1. Các công cụ chủ yếu tham gia trên t.trường t.tệ
• Tín phiếu kho bạc
• Kỳ phiếu của các tổ chức tín dụng
• Chứng chỉ tiền gửi
• Thương phiếu
7.4.2. Các công cụ chủ yếu tham gia trên t.trường vốn
• Cổ phiếu
• Trái phiếu (Chính phủ, Công ty)
Phần hai:
LÝ THUYẾT TIỀN TỆ
NỘI DUNG:
1. TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
2. TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
3. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ
TRƯỜNG TIỀN TỆ
4. THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
5. THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
Chương 1: TIỀN TỆ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng và
vai trò của tiền tệ
II. Các chế độ lưu thông tiền tệ
III. Quy luật lưu thông tiền tệ
IV. Lạm phát, thiểu phát và biện pháp ổn
định tiền tệ
I. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức
năng và vai trò của tiền tệ
1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tiền
tệ
1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ và quá trình phát triển
• Vật trung gian trao đổi ngang giá, (vật ngang giá
chung)
• Tiền bằng kim loại, bạc, vàng
• Tiền giấy: Trung Quốc (thế kỷ XI), Việt Nam Nhà
Hồ(1402-1407), phổ biến tại Châu Âu: thế kỷ XVII
• Bút tệ (tiền ghi sổ) – Thẻ thanh toán
1.2. Bản chất của tiền tệ:
• Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, có vai trò
làm vật ngang giá chung để đo lường và biểu
hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác.
• Tiền tệ là một phạm trù kinh tế – lịch sử gắn
chặt với sự hình thành và phát triển của nền
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
• Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa
người và người trong quá trình sản xuất và trao
đổi hàng hóa.
1.3.Các khái niệm tiền tệ
a. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
“Tiền tệ là phương tiện thanh toán, bao gồm
tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá
như tiền” ( Điều 9).
b. Các nhà kinh tế định nghĩa tiền: “Tiền được
coi là bất cứ cái gì được chấp nhận chung
trong việc thanh toán cho hàng hóa hoặc
dịch vụ, hoặc trong việc hoàn trả các món
nợ”
2. Chức năng của tiền tệ
2.1. Chức năng thước đo giá trị: Đơn vị thanh toán
2.2. Chức năng phương tiện lưu thông
Trao đổi: tiền mạnh
Lưu thông: tiền là môi giới, sức mua ổn định, đủ lượng
tiền, nhiều loại tiền
2.3. Chức năng phương tiện cất trữ giá trị
• Tiền ít mất giá so với hàng hóa: bảo toàn giá trị
• Tiền có thể rút khỏi lưu thông để dự trữ
2.4. Chức năng phương tiện thanh toán: trả nợ, tiền vận
động độc lập với hàng hóa
2.5. Chức năng tiền tệ thế giới: vàng, các loại ngoại tệ
mạnh có khả năng chuyển đổi: USD, Euro...
3. Vai trò của tiền tệ
3.1. Tiền là phương tiện để mở rộng sản
xuất và trao đổi hàng hóa
3.2. Tiền là phương tiện để thực hiện và mở
rộng các quan hệ hợp tác quốc tế
3.3. Tiền là phương tiện để phục vụ cho
mục đích của người sở hữu chúng
II. Các chế độ lưu thông tiền tệ
Chế độ lưu thông tiền tệ là hệ thống lưu
thông tiền tệ theo luật định, trong hệ
thống đó, những nhân tố khác nhau (kim
loại tiền tệ, đơn vị tiền tệ, quy định việc
đúc tiền, phát hành và tổ chức lưu thông
các loại tiền dấu hiệu) cấu thành lưu
thông tiền tệ được qui định một cách chặt
chẽ và thống nhất
1. Chế độ lưu thông tiền kim loại
1.1. Chế độ bản vị bạc: Tiền đúc bằng bạc
1.2. Chế độ song bản vị: Tiền đúc bằng vàng và
bạc được lưu hành song song và Nhà nước qui
định tỷ lệ hoán đổi giữa hai loại tiền này
1.3. Chế độ bản vị vàng:Chế độ bản vị vàng
được Anh quốc áp dụng đầu tiên vào năm
1816, sau đó đến Đức (1872), Hoa Kỳ
(1873)…
2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy)
2.1. Khái niệm tiền dấu hiệu: Tiền dấu hiệu là những
phương tiện có thể thay thế được cho vàng trong chức
năng lưu thông và thanh toán. Tiền dấu hiệu tự nó
không có giá trị
2.2. Các chế độ lưu thông tiền dấu hiệu
• Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu được đổi ra vàng: Hệ
thống tiền tệ Bretton Woods, năm 1944.
• Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu không được đổi ra
vàng.
2.3. Ý nghĩa của lưu thông tiền dấu hiệu
• Giải quyết tình trạng thiếu phương tiện trao đổi
• Tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội.
3. Chế độ lưu thông tiền quốc tế:
3.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại
3.2. Chế độ lưu thông tiền giấy được đổi vàng
• Chế độ bản vị Bảng Anh: Tiền giấy được đổi vàng thỏi,
sau thế chiến 1, chấm dứt vào tháng 9/1931 do lạm phát
• Chế độ bản vị Dollar Mỹ: Hiệp ước tiền tệ Bretton
Woods, tháng7/1944, áp dụng chế độ tỷ giá cố định với
USD làm chuẩn, chấm dứt tháng 8/1971
3.3. Chế độ lưu thông tiền giấy không được đổi vàng: Do
NH TW phát hành (tiền pháp định). Tuy nhiên, vàng
vẫn còn là thước đo giá trị, phương tiện tích lũy và tiền
tệ thế giới. Các nước vẫn dự trữ vàng. Chính phủ thực
thi chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát bảo đảm lưu
thông tiền tệ ổn định, phát triển kinh tế, ổn định đời
sống nhân dân.
4. Chế độ lưu thông tiền Việt Nam
4.1. Lịch sử lưu thông tiền tệ ở Việt Nam:
• Thời phong kiến: TK VI, Lý Nam đế đúc tiền
đồng. Nhà Hồ (1402-1407) sử dụng tiền giấy.
• Thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến: Song song
nhiều loại tiền: đồng, kẽm, bạc, giấy.
• Thời kỳ từ năm 1945 đến nay:+ Đầu năm
1946, nước VN DC CH bắt đầu phát hành
tiền.+ Sau Hiệp định Genève, Hai miền đều có
tiền riêng. + Sau năm 1975, thống nhất một
loại tiền trên toàn quốc.
4.2. Hệ thống tổ chức lưu thông tiền tệ ở Việt Nam
• Đơn vị tiền tệ và tên gọi của đồng tiền:
Đơn vị tiền tệ: đồng.
Tên gọi: đồng Việt Nam. Ký hiệu “đ” hoặc “VND”
• Quy định về phát hành tiền: do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam độc quyền phát hành.
• Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh tóan: Tiền
giấy, tiền kim loại. Ngoài ra còn có: ngân phiếu thanh
toán, séc, thương phiếu, thẻ thanh toán…
• Cơ cấu lưu thông tiền tệ:
• Tiền đang lưu hành
Quỹ nghiệp vụ ngân hàng
Quỹ điều hòa tiền mặt
Quỹ dự trữ phát hành
Tiền rách.
III. Quy luật lưu thông tiền tệ
1. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ
Khối lượng tiền cần thiết trong khâu lưu thông nhiều
hay ít, biến đổi tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hóa
và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông tiền tệ:
Kc = H (P.Q)/V
Kc: Khối lượng tiền cần thiết trong khâu lưu thông
H: Tổng giá cả hàng hóa lưu thông
V: Tốc độ quay vòng của tiền tệ
Đồng thời để đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông
bình thường thì số tiền thực tế có trong lưu thông phải
bằng số tiền cần thiết trong lưu thông: Kt = Kc
2. Cung và cầu tiền tệ
2.1. Mức cầu tiền tệ:
• Là số lượng tiền mà dân chúng, doanh nghiệp, Nhà
nước… cần để thỏa mãn nhu cầu chi dùng do các
nguyên nhân: chi trả, dự phòng, tích lũy tài sản
• Các yếu tố tác động đến mức cầu tiền tệ: khối
lượng hàng hóa sản xuất, giá cả hàng hóa, vòng
quay tiền
2.2. Mức cung tiền tệ: Kc = Kt
• Cung ứng tiền qua các kênh:
• Cho ngân sách Nhà nước vay
• Cho ngân hàng thương mại vay
• Mua ngoại tệ, vàng và các giấy tờ có giá ngắn hạn.
3. Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ
3.1. Cơ sở cung ứng tiền: Ngân hàng Nhà nước độc
quyền cung ứng tiền, điều tiết khối cung tiền tệ, ổn
định giá trị đồng tiền. Mức cung ứng tiền được dựa
vào các cơ sở:
• Chỉ số trượt giá của hàng hóa
• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
• Thâm hụt ngân sách
• Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
3.2. Quan điểm cung ứng tiền:
3.2.1. Chính sách tiền tệ nới lỏng
3.2.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt
4. Các khối tiền trong lưu thông
• M1 = Tiền mặt + Thẻ thanh toán + Tiền gửi không kỳ
hạn + Tiền gửi có thể phát hành séc
• M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn, lượng nhỏ + Tiền gửi
tiết kiệm + Tiền gửi ở thị trường tiền tệ + Cổ phần
Quỹ tương trợ thị trường tiền tệ (không có tổ chức) +
Hợp đồng mua lại qua đêm + Đô la Châu Au qua đêm
• M3 = M2 + Tiền gửi có kỳ hạn, lượng lớn + Cổ phần
Quỹ tương trợ thị trường tiền tệ (có tổ chức) + Hợp
đồng mua lại dài hạn + Đô la Châu Au có kỳ hạn
• L = M3 + Chứng khoán kho bạc ngắn hạn + Thương
phiếu + Trái phiếu tiết kiệm + Hối phiếu nhận thanh
toán ở NH.
IV. Lạm phát, thiểu phát
và b.pháp ổn định tiền tệ
1. Lạm phát
1.1. Khái niệm:
• Theo Milton Freidman “Lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”.
• Theo Fisher: “Lạm phát là tình trạng mức giá
chung của nền kinh tế tăng lên liên tục và kéo
dài trong một thời gian nhất định.”
1.2. Phân loại lạm phát: 2 tiêu thức
a. Phân loại theo mức độ:
• Lạm phát thấp: Dưới 10%năm
• Lạm phát phi mă: Hơn 10%/năm
• Siêu lạm phát: Trên 1.000lần/năm (1922-1923,
tại Đức)
b. Phân loại theo tính chất:
• Lạm phát phí đẩy: chi phí sản xuất tăng, năng
suất lao động giảm, giá thành tăng làm cung
hàng hóa giảm, nên giá cả tăng, gây lạm phát.
• Lạm phát cầu kéo: Do lượng cung tiền và nhu
cầu tăng làm giá cả tăng, gây lạm phát.
1.3. Nguyên nhân và hậu quả
1.3.1. Nguyên nhân: 4 nguyên nhân
• Ngân sách thâm hụt: phát hành thêm tiền
• Cung ứng tiền tăng trưởng cao
• Sức mua của đồng tiền bị giảm sút
• Chính sách k.tế của Cphủ: phá giá tiền để
tăng xuất khẩu
1.3.2. Hậu quả: 5 hậu quả
• Sản xuất kinh doanh đình đốn
• Lưu thông h.hóa rối loạn (đầu cơ, mất cân đối
cung cầu)
• Hệ thống lưu thông tiền tệ tín dụng cũng bị rối
loạn
• Nguồn thu ngân sách giảm do sản xuất kinh
doanh thua lỗ
• Phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn do
phân phối lại sản phẩm và thu nhập thiếu công
bằng.
1.4. Biện pháp ổn định t. tệ kiềm chế lạm phát
1.4.1. Thắt chặt lượng cung ứng tiền
1.4.2. Kiềm giữ giá cả
1.4.3. Tăng lãi suất
1.4.4. Giảm chi ngân sách
1.4.5. Hạn chế tăng tiền lương
1.4.6. Biện pháp lạm phát chống lạm phát
1.4.7. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh
hoàn toàn
1.4.8. Chính sách thu nhập dựa trên thuế
1.4.9. Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
2. Thiểu phát, Giảm phát
2.1. Khái niệm: Thiểu phát là sự sụt giảm
tỷ lệ lạm phát, nghĩa là vẫn còn lạm phát
nhưng với mức độ thấp hơn, tốc độ tăng
giá chậm lại
• Giảm phát là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế giảm liên tục và kéo dài
xuống dưới 0%
• Ở Việt Nam, Năm 2000: - 0,6%
2.2. Nguyên nhân của giảm phát:
• Cung tăng, hàng tồn kho tăng nhưng lượng
tiền không tăng
• Cầu giảm.
2.3. Hậu quả của giảm phát: Sản xuất lỗ, đóng
cửa nhà máy - thất nghiệp
2.4. Giải pháp để khắc phục:
• Tăng cung ứng tiền
• Tăng thu nhập cho người lao động
• Kích cầu
• Tạo sức mua…
3. Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ
trong điều kiện của Việt Nam hiện nay:
• Lạm phát VN: 1986:774,7%-1989:34,7%-
1993:5,2%
3.1. Những biện pháp chiến lược: 3 biện pháp
• Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội đúng đắn
• Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành
mũi nhọn xuất khẩu
• Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà
nước
3.2. Những biện pháp kiềm chế lạm phát cấp
bách trước mắt: 3 nhóm biện pháp
• Biện pháp tiền tệ tín dụng: Thắt chặt cung tiền
- hạn chế khả năng tạo tiền (tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc) - hạn chế tín dụng - tăng lãi suất
• Biện pháp tài chính ngân sách: Giảm bội chi
ngân sách - tăng thu ngân sách - sử dụng tín
dụng nhà nước
• Ngăn chặn tăng giá .
Chương 2. TÍN DỤNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Sự ra đời và bản chất của tín dụng
II. Chức năng của tín dụng
III. Các hình thức tín dụng
IV. Vai trò của tín dụng
V. Lãi suất tín dụng.
I. Sự ra đời
và bản chất của tín dụng
1. Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tín
dụng
1.1. Sự ra đời: Sự phân công lao động xã hội, chế
độ sở hữu tư nhân, sự phân phối thu nhập làm
phân hóa giữa người giàu và người nghèo. Vay
mượn bằng hiện vật, tiền.
1.2. Sự phát triển
1.2.1. Quan hệ tín dụng nặng lãi: Từ chế độ chiếm
hữu nô lệ đến phong kiến: Cho vay tiêu dùng
1.2.2. Quan hệ tín dụng trong nền kinh tế hiện đại:
a. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tín dụng:
• Hiện tượng thừa, thiếu vốn
• Người thừa vốn muốn sinh lời với số vốn thừa,
người thiếu vốn muốn kinh doanh bằng một phần
vốn của người khác
• Nhu cầu tiết kiệm và đầu tư.
b. Quan hệ t.dụng càng được mở rộng
về đối tượng và qui mô, thể hiện:
• Hệ thống các tổ chức tín dụng phát
triển mạnh
• Nhiều d.nghiệp sử dụng vốn tín dụng
• Thu nhập tăng nên nhiều người tham
gia vào các quan hệ tín dụng
2. Bản chất của tín dụng
• Chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn,
không thay đổi quyền sở hữu vốn
• Chuyển quyền sử dụng vốn phải có
th.hạn nhất định
• Trả lãi khi sử dụng vốn
3. Khái niệm:
Là quan hệ vay mượn mà quyền sử
dụng vốn được chuyển từ người cho
vay sang người đi vay và sẽ được
người đi vay hoàn trả lại người cho
vay cả quyền sử dụng vốn gốc lẫi lãi
trong một th.gian định trước dựa trên
cơ sở tín nhiệm với nhau.
II. Chức năng của tín dụng
1. Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi
trong XH trên ng.tắc hoàn trả
• Cầu nối các nguồn cung, cầu vốn
• Tín dụng tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội
• Tín dụng phân phối vốn cho doanh nghiệp, cá nhân,
Ngân sách
• Nguyên tắc hoàn trả
• Chức năng này thể hiện qua các t.chức t.dụng (t.dụng
gián tiếp). Mua bán chịu hàng hóa, phát hành trái phiếu
(t.dụng trực tiếp)
2. Kiểm soát các h.động k.tế thông qua tiền tệ
• Phản ảnh mức độ phát triển của nền kinh tế thông
qua nhu cầu vốn của nền kinh tế
• Các t.chức t.dụng nắm được tình hình h.động của
d. nghiệp: tài chính, vi phạm chế độ quản lý kinh
tế
3. Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông:
Thay thế tiền kim loại bằng tiền giấy, séc (giảm
chi phí đúc tiền và vận chuyển tiền). Tạo tiền ghi
sổ (bút tệ), thanh toán không dùng tiền mặt và bù
trừ lẫn nhau (t.kiệm tiền mặt và chi phí). Tăng
nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ (t.kiệm TM & CP)
III. Các hình thức tín dụng
1. Tín dụng thương mại
1.1. Khái niệm:
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thể
hiện bằng hình thức mua bán chịu hàng hóa
1.2. Công cụ hoạt động:
Giấy nợ: kỳ phiếu thương mại hay thương phiếu gồm:
• Hối phiếu: do chủ nợ lập để ra lệnh cho người thiếu nợ
trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món
nợ đáo hạn
• Lệnh phiếu: do người thiếu nợ lập, cam kết trả một
món nợ nhất định khi đáo hạn cho chủ nợ.
1.3. Đặc điểm:
• Cho vay dưới dạng hàng hóa
• Các chủ thể trong quan hệ TDTM đều là
các doanh nghiệp.
• Sự vận động và phát triển của TDTM phù
hợp vối quá trình phát triển của SX và
lưu thông hàng hóa.
1.4. Tác dụng:
• Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình
lưu thông hàng hóa, phát triển sản
xuất
• Tham gia điều tiết nhu cầu thừa,
thiếu vốn giữa các doanh nghiệp
• Góp phần tiết kiệm lưu thông tiền
mặt qua việc lưu thông thương phiếu
1.5. Hạn chế:
• Qui mô tín dụng nhỏ (bán chịu ít)
• Thời hạn cho vay: ngắn hạn
• Phải là các doanh nghiệp cùng ngành
nghề, đã có quan hệ cung cấp tiêu thụ
sản phẩm của nhau
• Chỉ được thực hiện trên cơ sở tín
nhiệm lẫn nhau.
2. Tín dụng ngân hàng
2.1. Khái niệm: Là quan hệ tín dụng giữa các
NH, các TCTD với nhau; với các doanh
nghiệp, với các cá nhân
• Ngân hàng đi vay: huy động vốn nhàn rỗi
• Ngân hàng cho vay dưới dạng tiền tệ, bút tệ
Ngân hàng cung ứng vốn ngắn hạn, trung dài
hạn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng góp phần khắc phục
những hạn chế TDTM đồng thời tạo điều kiện
cho TDTM phát triển thông qua chiết khấu
thương phiếu.
3. Tín dụng nhà nước:
Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (đi
vay) với dân chúng, các tổ chức kinh tế,
ngân hàng và nước ngoài (cho vay)
Nhà nước đi vay khi thâm hụt ngân sách
• Nhà nước vay ngắn hạn: phát hành kỳ
phiếu (tín phiếu) kho bạc
• Nhà nước vay dài hạn: phát hành trái
phiếu (công trái) kho bạc.
4. Tín dụng tiêu dùng:
Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá
nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng:
mua nhà, xe, hàng hoá...bằng tiền
(ngân hàng cho vay) hoặc bằng hàng
bán chịu, bán trả góp (doanh nghiệp
cho vay).
IV. VAI TRÒ CỦA T.DỤNG
1. TD góp phần thúc đẩy sản xúât phát triển: Điều
tiết nguồn vốn cho SXKD không bị gián đoạn, đáp
ứng nguồn vốn bổ sung cho đ.tư ph.triển SX
2. TD góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung vốn: nhằm cho vay phát triển kinh tế, ổn định
tiền tệ, ổn định giá cả
3. TD góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội:
Thanh toán không dùng tiền mặt và bù trừ
4. TD góp phần thực hiện chính sách xã hội: Mở rộng
và phát triển sản xuất nhằm thu hút lao động, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống, giải quyết các vần đề xã hội
.-
V. LÃI SUẤT TÍN DỤNG
1. Khái niệm: Là tỷ lệ % giữa tiền lãi trên số vốn nhất
định mà người sử dụng số vốn đó phải trả cho người
nhượng quyền sử dụng số vốn đó trong một khoảng
thời gian nhất định
2. Nguyên tắc xác định lãi suất: Lượng cầu vốn vay
bằng lượng cung vốn vay - Lạm phát - Tỷ suất lợi
nhuận bình quân
3. Các loại lãi suất
• Lãi suất đơn và lãi suất kép
• Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
• Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay
• Lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung dài hạn.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: 3 nhóm
4.1. Cung cầu vốn vay: cung vốn vay tăng lãi suất giảm
và ngược lại; cầu vốn vay tăng lãi suất tăng và ngược
lại
4.2. Thay đổi mức cung tiền tệ
• a. Ảnh hưởng đối với vốn vay: cung tiền tăng, cung
vốn vay tăng, lãi suất giảm và ngược lại
• b. Ảnh hưởng đối với lạm phát dự kiến: cung tiền
tăng, lạm phát tăng, lãi suất tăng và ngược lại
• c. Ch. sách tiền tệ: Thị trường mở - Tái Chiết khấu-
DTBB
4.3. Các nhân tố khác:
• Lạm phát cao l.suất cao và ngược lại
• Thời hạn dài, l.suất cao và ngược lại
• Rủi ro cao, l.suất cao và ngược lại.
5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng
• Góp phần kích thích tiết kiệm và đầu
tư
• Đòn bẩy tăng trưởng kinh tế
• Góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ.
Chương 3. HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
I. Sự ra đời và quá trình phát triển của
hệ thống ngân hàng
II. Ngân hàng Trung Ương
III. Ngân hàng thương mại
IV. Các ngân hàng - tổ chức tín dụng
V. Thị trường tiền tệ .
I. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG
1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống
ngân hàng trên thế giới
1.1. Sự ra đời:
• Do buôn bán phát triển: Giữ tiền, đổi tiền,
chuyển tiền, cho vay
• Do nhà thờ, thợ vàng, lãnh chúa
1.2. Quá trình phát triển: 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: tk 15 - cuối tk 18
• Các n.hàng h.động độc lập, chưa tạo ra hệ
thống NH
• Chức năng hoạt động như nhau: nhận tiền
gửi, chiết khấu, cho vay, dịch vụ, phát
hành tiền.
b. Giai đoạn 2: tk 18 – tk 20
• N.hàng không được phát hành tiền: NH
trung gian
• Ngân hàng được phát hành tiền
c. Giai đoạn 3: Đầu tk 20 đến nay: Các NH
phát hành tiền phần lớn của tư nhân, sau
1933 NN quốc hữu hóa dần thành các
NHTW quản lý các NH thương mại và
điều hành chính sách tiền tệ.
2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân
hàng Việt Nam
2.1. Sự ra đời: Sắc lệnh 15/SL ngày 6/5/1951 của
Chủ tịch nước thành lập NH quốc gia VN
thuộc sở hữu Nhà Nước
2.2. Quá trình phát triển:3 giai đoạn
• Giai đoạn 1: Hệ thống NHàng 1 cấp vừa quản
lý vừa phát hành tiền vừa kinh doanh (NH Đầu
tư, NH Ngoại thương, Quỹ tiết kiệm và các chi
nhánh) - không có NH tư nhân.
• Giai đoạn 2: Tháng 7/1987 thí điểm chuyển
sang hệ thống NH 2 cấp - Tháng 3/1988 chính
thức chuyển sang hệ thống NH 2 cấp - Tháng
5/1990 ban hành 2 Pháp lệnh NH (NHNN VN
và NH, HTX TD và Cty Tài chính) - Tháng
12/1997 ban hành 2 Luật NHNN VN và Các
TCTD
• Hiện nay: Hệ thống NH 2 cấp: NHNNVN và
các TCTD bao gồm: NH thương mại (quốc
doanh, cổ phần), HTX tín dụng, Cty Tài chính,
Cty thuê mua, Cty bảo hiểm, Các Quỹ (tín
dụng nh.dân, hỗ trợ đầu tư phát triển… .)
II. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
NHNNVN là cơ quan của Ch.phủ và là NHTW của
nước CHXHCNVN. NHNN là một pháp nhân, có vốn
pháp định thuộc sở hữu NN; có trụ sở chính tại thủ
đô Hà Nội
1. Chức năng của NHTW
• Quản lý NN về tiền tệ và hoạt động NH: thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia
• NH phát hành tiền
• NH của các TCTD: cho vay tái cấp vốn, tái CK, bảo
lãnh
• NH làm dịch vụ tiền tệ cho Cphủ: Tạm ứng cho ngân
sách
2. Vai trò của NHTW
• Ổn định giá trị đồng tiền
• Góp phần bảo đảm an toàn hoạt động
NH và hệ thống các TCTD
• Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
III. Ngân hàng thương mại
NHTM là loại hình TCTD được thực hiện
toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan
1. Chức năng của NH TM
• Trung gian tín dụng: H.động vốn và cho
vay
• Trung gian thanh toán: người thủ quỹ
• NHTM tạo tiền ghi sổ, bút tệ: DT bắt
buộc
2. Vai trò của NHTM
• Điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu, thúc đẩy kinh tế phát triển
• Tạo ra các công cụ thanh toán (séc, thẻ
thanh toán…) tiết kiệm chi phí lưu
thông, cung ứng các tiện nghi cho dân
cư, doanh nghiệp
• Trung tâm của đời sống kinh tế.
IV. Các Ngân hàng-TCTD
1. Ngân hàng chuyên doanh
• Ngân hàng thương mại: quốc doanh, cổ phần,
liên doanh, c.nhánh NH nước ngoài
• Ngân hàng ngoại thương
• Ngân hàng phát triển
• Ngân hàng đầu tư
• NH phát triển Nhà Đ.bằng Sông Cửu Long
2. Ngân hàng chính sách xã hội
3. TCTD hợp tác:
• Là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch
vụ NH, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập để hoạt động
NH: NH hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân,
HTX tín dụng.
4. TCTD phi NH (không được nhận tiền
gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ
thanh toán): Cty tài chính, Cty cho thuê
tài chính.
V. Thị trường tiền tệ
Khái niệm:
Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn
hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ
có giá, bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín
phiếu NHNN, kỳ phiếu của các tổ chức
tín dụng, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác.
1. Cơ sở hình thành và phát triển của TTTT
1.1. Cơ sở hình thành: Cân đối điều hòa nguồn vốn vay
và cho vay giữa NHTƯ và các TCTD và cân đối điều
hòa khả năng chi trả giữa các TCTD mang tính bù trừ
bằng tiền dư thừa và thiếu hụt
1.2. Quá trình phát triển: - Công cụ tăng thêm: Các giấy
tờ có giá ngắn hạn, thương phiếu
• Tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài
• Mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá
• Các chủ thể tham gia tăng thêm
• NHTW điều hòa cung-cầu tiền tệ, thực hiện nghiệp
vụ t.trường mở, d.trữ b.buộc, tái cấp vốn.
2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có tài khoản séc
2.1. Ngân hàng TƯ, Các Tổ chức TD ( NH thương
mại)
2.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Cty tài
chính, Cty cho thuê tài chính, Các quỹ: bảo hiểm,
hưu trí
2.3. Kho bạc Nhà nước
2.4. Các tổ chức phi tài chính: doanh nghiệp
2.5. Các tr.gian môi giới, k.doanh tiền tệ, chứng
khoán
2.6. Các cá nhân.
3. Các công cụ trên thị trường tiền tệ
3.1. Tiền
3.2. Tín phiếu (Kho bạc, NHTƯ)
3.3. Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu
phiếu NHTM
3.4. Tín phiếu của Cty tài chính
3.5. Thư tín dụng của các Cty Xuất nhập khẩu
3.6. Giấy nợ ngắn hạn của doanh nghiệp:
thương phiếu, khế ước giao hàng.
4. Cơ cấu thị trường tiền tệ
4.1. Thị trường cho vay ngắn hạn của các TCTD
4.2. Thị trường tiền tệ liên NH: cho vay lẫn nhau
giữa các TCTD dưới sự quản lý của NHNN
4.3. Thị trường hối đoái
4.4. Thị trường mở: Thị trường mua, bán ngắn hạn
các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên thị
trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia, gồm:
• Thị trường sơ cấp: phát hành lần đầu
• Thị trường thứ cấp: mua bán lại
5. Hoạt động giao dịch trên TT tiền tệ
5.1. Vay và Cho vay giữa các TCTD và các chủ
thể thừa, thiếu vốn
5.2. Vay và cho vay vốn ngắn hạn giữa NHTW và
các TCTD hoặc giữa các TCTD với nhau
a. Cho vay bằng tiền
b. Tái cấp vốn: NHNN thực hiện cho các NHTM
• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
• Chiết khấu, tái chiết khấu ngắn hạn thương
phiếu và các giấy tờ có giá
• Cho vay có bảo đảm ngắn hạn bằng cầm cố
thương phiếu và các giấy tờ có giá
5.3. Mua bán ngắn hạn các g. tờ có giá và ngoại tệ
•
6. Vai trò của thị trường tiền tệ
6.1. Điều chỉnh nguồn vốn trong thời gian
nhất định
6.2. Giúp cho DN có khả năng tạo ra nguồn
vốn
6.3. Điều tiết hoạt động NH, quyết định
một phần giá của tín dụng, của tiền gửi
ngắn hạn
6.4. Góp phần mở rộng sự vận động vốn
với nước ngoài.
Chương 4. THANH TOÁN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Thanh toán tiền mặt trong nền kinh
tế thị trường
II. Thanh toán không dùng tiền mặt
III. Các hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt.
I.Thanh toán tiền mặt trong nền
kinh tế thị trường
1. Khái niệm:
• Quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người
mua và người bán sử dụng tiền mặt
• Tiền thực hiện các chức năng trao đổi, lưu
thông và thanh toán.
• Tiền và hàng vận động song song với
nhau.
2. Nội dung thanh toán dùng tiền mặt
• Quan hệ thanh toán giữa các tầng lớp
nhân dân
• Giữa Nhà nước với nhân dân
• Giữa các tổ chức với nhân dân
• Giữa những cá nhân hoặc tổ chức không
có tài khoản tại Ngân hàng.
• Thể hiện trả lương, mua hàng hóa, chi
tiêu...
3. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng
tiền mặt
3.1. Ưu điểm: Dễ chấp nhận, nhanh chóng
3.2. Nhược điểm:
• Thiếu an toàn: có thể mất trộm
• Tăng chi phí: in đúc tiền, đếm kiểm tiền,
chuyên chở, bảo quản, tiền rách.
II. Thanh toán
không dùng tiền mặt
1.Khái niệm:
Tổng hợp tất cả các khoản thanh toán
bằng chuyển khoản hoặc bù trừ lẫn
nhau thông qua ngân hàng mà không
trực tiếp sử dụng tiền mặt.
2. Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt
2.1. Sự vận động của tiền tệ và hàng hóa độc lập,
không ăn khớp với nhau cả về thời gian lẫn
không gian. Do đó phải hạn chế sự chậm trễ và
rủi ro.
2.2. Tiền mặt chỉ xuất hiện dưới hình thức ghi
chép trên chứng từ sổ sách kế toán (tiền ghi
sổ). Phải có tài khoản tại NH, tài khoản phải có
tiền.
2.3. Vai trò đặc biệt của NH: tổ chức, hướng dẫn,
thực hiện, kiểm soát các khoản thanh toán
(chính xác, hợp lý, hợp pháp..)
3. Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt
3.1. Đối tượng: Chi trả tiền vật tư, hàng
hóa; nộp thuế; thanh toán công nợ; trả lãi
vay; thanh toán tiền phạt, bồi thường, lệ
phí ..; chi trả các khoản dịch vụ như tiền
nhà, điện, nước, điện thoại..
3.2. Chủ thể tham gia: Người chịu trách
nhiệm thanh toán (chủ TK); Người nhận
tiền (thụ hưởng); Người trung gian thanh
toán (NH)
3.3. Các chứng từ thanh toán: Séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu..
3.4. Tài khoản thanh toán: TK tiền gửi
không kỳ hạn, TK tiền gửi thanh toán,
TK tiền vay…
4. Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt
4.1. Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn góp phần
tăng nhanh tốc độ vận động của vật tư, tiền
vốn nhờ đó tăng vòng quay đồng vốn, tiết
kiệm vốn trong khâu lưu thông bổ sung vốn
cho khâu sản xuất.
4.2. Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần
điều hòa lượng tiền mặt trong cả nước, giảm
bớt chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển.
4.3. Tạo điều kiện NH tăng nguồn vốn tín
dụng do huy động được tiền gửi không kỳ
hạn.
4.4. NH có điều kiện thực hiện việc kiểm
soát bằng đồng tiền, góp phần ngăn chặn
những hiện tượng tiêu cực.
III. Các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt
1. Thanh toán bằng séc:
1.1. Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền của chủ TK, được lập
trên mẫu do NHNN quy định, yêu cầu đơn vị thanh
toán trích một số tiền từ TK tiền gửi thanh toán của
mình để trả cho người thụ hưởng có ghi trên séc
1.2. Phân loại: Theo tính chất chuyển nhượng: séc ký
danh (ghi rõ họ tên người thụ hưởng) và séc vô danh
(không ghi họ tên người thụ hưởng). Theo tính chất sử
dụng: séc chuyển khoản và séc tiền mặt
1.3. Quy trình thanh toán séc
2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
2.1. Khái niệm:
Là lệnh chi cho chủ TK lập trên mẫu in
sẵn để yêu cầu NH nơi mình mở TK, trích
một số tiền nhất định từ TK của mình để
thanh toán cho người thụ hưởng.
Séc chuyển tiền được thay thế cho ủy
nhiệm chi khi khác địa phương nhưng cần
thanh toán nhanh.
2.2. Quy trình thanh toán
3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
3.1. Khái niệm:
Là giấy nhờ thu do bên bán lập theo mẫu in
sẵn nhờ NH nơi mình mở TK thu hộ số tiền
từ bên mua sau khi đã giao hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ phù hợp với những điều
kiện đã ghi trong hợp đồng kinh tế
3.2. Quy trình thanh toán
4. Thanh toán bằng thư tín dụng
4.1. Khái niệm:
Là lệnh của NH bên mua đối với NH bên bán
để thanh toán cho người bán nếu bên bán thực
hiện đầy đủ những điều khoản trong thư tín
dụng.
Quan hệ mua bán không thường xuyên, bên
bán chưa tin khả năng chi trả của bên mua.
4.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng
• Bên mua lập giấy xin mở TTD (6 liên theo mẫu),
chuyển đến NH bên mua
• NH bên mua trích TK bên mua hoặc cho vay mở
TK/TTD, chuyển 3 liên đến NH bên bán biết, gửi bên
mua 1 liên
• NH bên bán chuyển TTD đến người bán 1 liên
• Nếu điều khoản TTD phù hợp, bên bán giao hàng cho
bên mua, lập chứng từ thanh toán gửi NH bên bán
• NH bên bán thanh toán cho bên bán, nếu bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với TTD
• NH bên bán thông báo cho NH bên mua biết việc trả
tiền
• NH bên mua tất toán TK TTD và thông báo bên mua.
5. Thẻ thanh toán
5.1. Khái niệm: là một loại công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt hiện đại do NH phát hành,
được sử dụng thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các
NH đại lý hoặc tại các ATM
5.2. Ph.loại: Thẻ th. toán có ký quỹ và Thẻ t. dụng
5.3. Các đối tượng liên quan đến thẻ thanh toán:
NH phát hành thẻ - người sử dụng thẻ - người
tiếp nhận thanh toán thẻ - NH đại lý thanh toán
thẻ - ATM.
5.4. Qui trình thanh toán Thẻ thanh toán
• Chủ thẻ ký quỹ và xin NH phát hành thẻ cấp thẻ
• Người sử dụng thẻ mua hàng tại nơi tiếp nhận
thanh toán thẻ hoặc rút tiền mặt tại ATM
• Người tiếp nhận thẻ nộp biên lai NH đại lý thẻ
• NH đại lý thẻ thanh toán cho người tiếp nhận thẻ
• NH đ.lý thẻ chuyển biên lai cho NH ph.hành thẻ
• NH phát hành thẻ hoàn lại tiền cho NH đại lý đã
thanh toán
• NH phát hành thẻ báo Nợ với chủ thẻ.
Chương 5. THANH TOÁN
VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
• Tỷ giá hối đoái
• Thanh toán quốc tế
• Tín dụng quốc tế
• Cán cân thanh toán quốc tế
I.Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm: là tỷ lệ giữa giá cả của 1 đơn vị tiền tệ
nước này với giá cả của 1 đv tiền tệ nước khác
2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái: Trước thế chiến I,
chế độ bản vị vàng (tiền được trực đổi ra vàng) tỷ giá
hối đoái được hình thành trên cơ sở “đồng giá vàng”.
Ngày nay tỷ giá hối đoái được hình thành từ: Cung cầu
ngoại tệ
3. Các loại tỷ giá hối đoái: Tỷ giá chính thức - tỷ giá thị
trường ( tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa) - tỷ giá kinh
doanh ngoại tệ - tỷ giá giao ngay – tỷ giá có kỳ hạn
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
• Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế
• Lạm phát: nội tệ mất giá, tỷ giá tăng
• Lãi suất tăng: giá trị nội tệ tăng, tỷ giá giảm
• Sự can thiệp của Chính phủ (tăng cung tiền tệ,
tăng dự trữ ngoại hối, phá giá đồng tiền)
• Tình hình xuất nhập khẩu
• Mức độ tín nhiệm đồng tiền
• Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội
5. Các chế độ quản lý tỷ giá hối đoái:
• Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: đồng giá
vàng. Tháng 7/1944: Bretton Woods
• Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: Th.8/1971
• Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi
có kiểm soát, quản lý): 1976
6. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái:
• Khuyến khích xúât khẩu, kiểm soát nhập khẩu
• Góp phần ổn định tiền tệ , thu hút đầu tư trong
và ngoài nước
• Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế,
tăng dự trữ ngoại hối
• Góp phần tạo niềm tin và nâng cao đời sống
cho người dân
II. Thanh toán quốc tế
1. Các phương tiện thanh toán quốc tế
1.1. Thương phiếu
• Hối phiếu: Chủ nợ, người bán lập
• Lệnh phiếu: Người thiếu nợ, người mua cam
kết trả nơ.
1.2. Séc
1.3. Thẻ thanh toán
2. Hiệp định thanh toán quốc tế:
2.1. Khái niệm:
Là những văn bản qui định những nguyên tắc,
điều kiện và phương thức thực hiện việc chi trả
lẫn nhau được các chính phủ hoặc các tổ chức
đại diện cho các chính phủ ký kết với nhau làm
cơ sở pháp lý để thực hiện và giải quyết tranh
chấp trong giao dịch thanh toán quốc tế.
2.2. Phân loại Hiệp định th.toán Q.tế
• Hiệp định thanh toán thông thường: đảm bảo
chuyển đổi tiền tệ để thanh toán cho nhau,
không hạn mức
• H.định th.toán bù trừ: bù trừ công nợ phát sinh
giữa 2 nước (song phương) hoặc nhiều nước
(đa phương)
3. Hình thức thanh toán quốc tế: 3 hình
thức:
3.1. Hình thức chuyển tiền: bằng Lệnh
chuyển tiền: Điện báo (TT: Telegraphic
Transfer), Thư báo (MT: Mail Transfer)
3.2. Tín dụng chứng từ (D/c: Documentary
credit): Th.toán theo L/C: Letter of credit
3.3. Ủy thác thu (Nhờ thu)
• Nhờ thu kèm ch.từ (Documentary collection): 2 hình
thức:
• + D/P:Documents against payment: Người nh.khẩu phải
trả tiền ngay rồi mới nhận chứng từ.
• + D/A: Documents against acceptance: Người nhập
khẩu chỉ cần chấp nhận trả tiền vào hối phiếu có kỳ hạn
là được nhận chứng từ
• Nhờ thu trơn (clean collection): tín nhiệm nhau, người
xuất khẩu giao chứng từ cho người nhập khẩu và dựa
trên hối phiếu để đòi tiền không gửi chứng từ qua NH
• Hình thức chuyển tiền: Người nhập khẩu chủ động yêu
cầu NH của mình chuyển tiền cho người xuất khẩu
• Hình thức ghi sổ-bù trừ : tín nhiệm nhau
III. Tín dụng quốc tế
1. Sự cần thiết của tín dụng quốc tế
• Nhu cầu vay mượn của chính phủ, tổ chức, cá
nhân giữa các nước với nhau.
• Phát triển k.tế, chịnh trị, ngoại giao, xã hội
• Góp phần thúc đẩy kinh tế các nước phát triển,
phân công và hợp tác lao động.
• Góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các nước:
kh.học, kỹ thuật, ngoại giao, văn hóa, xã hội.
2. Các hình thức tín dụng quốc tế
2.1. Tín dụng thương mại
• Tín dụng cấp cho người nhập khẩu
• Tín dụng cấp cho người xuất khẩu (ứng
trước) ứng trước đặt cọc và ứng trước cho
vay
2.2. Tín dụng Ngân Hàng
2.3. Tín dụng nhà nước: của chính phủ vay,
doanh nghiệp vay có bảo lãnh của chính
phủ, ODA.
IV. Cán cân thanh toán quốc tế
1.Khái niệm:
Là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu
được từ nước ngoài với các khoản tiền
chi trả cho nước ngoài của một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định
2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế:
• a. Cán cân hàng hóa
• b. Cán cân dịch vụ: du lịch, b.hiểm, vận
chuyển
• c. Cán cân thương mại: a + b
• d. Cán cân thu nhập: lương, lãi cho vay, cổ tức
• e. Cán cân chuyển nhượng: viện trợ, kiều bào
• f. Cán cân thanh toán vãng lai: c + d + e
• g. Cán cân vốn: vay ngắn, dài hạn; đầu tư
• h. Cán cân thanh toán: f + g
• i. Dự trữ q.tế (ngoại hối): thay đổi khi bù trừ
3. Biện pháp điều chỉnh bội chi và ý nghĩa của
cán cân thanh toán
3.1. Biện pháp điều chỉnh bội chi
• Vay nợ nước ngoài: ngắn, dài hạn
• Nâng lãi suất chiết khấu để thu hút tư bản ngắn
hạn nước ngoài
• Phá giá tiền tệ để tăng kim ngạch xuất khẩu
• Tăng cường quản lý ngoại hối
3.2. Ý nghĩa cán cân th.toán quốc tế
• Phản ảnh tình hình thanh toán quốc tế
• Phản ảnh dự trữ ngoại hối
• Phản ảnh mức độ nợ nước ngoài
• Phản ảnh giá trị đồng nội tệ so với đồng
ngoại tệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_thuyet_tai_chinh_5441.pdf