Lý thuyết tài chính - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính

BỒI THƯỜNG TỔN THẤT + Trả tiền bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, số tiền chi trả đã được ghi rõ trong hợp đồng; + Trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn, bệnh tật, ốm đau cần phải khám chữa, điều trị, phẫu thuật, số tiền chi trả dựa trên số thực tế phát sinh có tính đến chế độ bảo trợ xã hội hoặc tính trên cơ sở số tiền được ấn định trên hợp đồng; + Trả tiền bồi thường tổn thất trong hợp đồng bồi thường thiêt hại khi có rủi ro xảy ra, số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế

pdf189 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết tài chính - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển Chi trả nợ và viện trợ Chi dự trữ www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN  Chế độ xã hội  Sự phát triển của lực lượng sản xuất  Khả năng tích lũy của nền kinh tế  Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.6. Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN  Gắn chặt thu để bố trí chi NSNN  Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN  Tập trung có trọng điểm  Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.7. Bội chi NSNN và các giải pháp làm xử lý a) Khái niệm: Bội chi NSNN là hiện tượng thu NSNN không đủ để bù đắp các khoản chi NSNN trong một thời kỳ nhất định. b) Các loại bội chi: - Bội chi cơ cấu: xảy ra do sự thay đổi chính sách thu – chi của Nhà nước, Nhà nước chủ động phát hành thêm tiền vào lưu thông để chi tiêu nhằm kích thích kinh tế phát triển. - Bội chi chu kỳ: là do sự thay đổi của chu kỳ kinh tế, thường xảy ra trong chu kỳ suy thoái của nền kinh tế. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II c) Các giải pháp xử lý bội chi NSNN  Nhóm giải pháp tăng thu - Tăng thuế - Phát hành thêm tiền giấy  Nhóm giải pháp giảm chi - Cắt giảm các khoản chi chưa cấp thiết, các khoản chi phi kinh tế - Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí  Các giải pháp tạo nguồn thu - Vay nợ trong và ngoài nước - Nhận viện trợ www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.8. Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN a) Khái niệm hệ thống NSNN: Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp Ngân sách. Ngân sách Nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách tỉnh và TP trực thuộc TƯ Ngân sách huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh Ngân sách xã, phường, thị trấn www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II b) Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước Khái niệm: Phân cấp quản lý NSNN là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II Nội dung: - Giải quyết các mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ thu chi, chế độ quản lý NSNN. - Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ chi, nguồn thu và cân đối NSNN - Giải quyết các mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình Ngân sách. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II Nguyên tắc phân cấp: - Phân cấp quản lý NSNN phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. - Đảm bảo thể hiện vai trò chủ đạo của NSTƯ và vị trí độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất. - Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong quản lý Ngân sách www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.9. Chu trình quản lý NSNN a) Năm ngân sách: Ở nước ta, năm ngân sách trùng với năm dương lịch, thời điểm bắt đầu là ngày 01/01 và thời điểm kết thúc là ngày 31/12 hàng năm. Giữa các nước, mốc tính năm ngân sách là không giống nhau, song nói chung năm ngân sách vẫn là 12 tháng. b) Chu trình quản lý NSNN: Chu trình Quyết toán NSNN Lập NSNN Chấp hành NSNN www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 1 Phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước 2 3  Lập Ngân sách Nhà nước 4 Kết quả phân tích việc thực hiện lập dự toán ngân sách trong thời gian qua. Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong niên độ Hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi của NSNN a) Nguyên tắc lập NSNN www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.9. Chu trình quản lý NSNN b) Chu trình quản lý NSNN: Chu trình Quyết toán NSNN Lập NSNN Chấp hành NSNN www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II  Chấp hành ngân sách Nhà nước Tổ chức chấp hành dự toán thu: + Xác lập hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp + Tăng cường tuyên truyền chính sách, chế độ thu + Kiện toàn bộ máy tổ chức thu thống nhất, gọn nhẹ, hiệu quả + Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu các khâu + Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II Tổ chức chấp hành dự toán chi: +Thực hiện cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn. + Đảm bảo việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt + Đảm bảo thực hiện nguyên tắc: Mọi khoản kinh phí chi trả từ ngân sách phải do kho bạc trực tiếp thanh toán + Đổi mới phương thức cấp phát của ngân sách Nhà nước theo hướng nhanh, gọn, dễ kiểm tra, giảm các kênh cấp phát, đặc biệt đối với vốn cấp phát vốn xây dựng cơ bản. www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II 2.2.9. Chu trình quản lý NSNN b) Chu trình quản lý NSNN: Chu trình Quyết toán NSNN Lập NSNN Chấp hành NSNN www.themegallery.com NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG II  Quyết toán ngân sách Nhà nước Quá trình quyết toán ngân sách Nhà nước cần tập trung: + Soát xét lại toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán ngân sách, đảm bảo quyết toán nhanh, gọn, chính xác, kịp thời; + Đổi mới quá trình lập, báo cáo, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toán ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, địa phương nâng cao vai trò của cơ quan tài chính, Chính phủ, Quốc hội. + Thực hiện quyết toán từ cơ sở , gắn chặt giữa cơ quan chuẩn chi, cơ quan cấp phát, cơ quan quản lý. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. 3.1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp  Là khâu cơ sở của hệ thống tài chính  Mọi sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp đều nhằm tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp  Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Xác định nhu cầu vốn cần thiết, lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp, kịp thời.  Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, bố trí cơ cấu vốn hợp lý  Đòn bảy kích thích và điều tiết kinh doanh: Tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, xác định giá bán hợp lý www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.2. Tổ chức quản lý doanh nghiệp 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức QLDN  Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp  Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nghành kinh doanh  Môi trường kinh doanh 3.2.2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp  Tôn trọng pháp luật  Hạch toán kinh doanh  giữ chữ tín An toàn và phòng ngừa rủi ro www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.3. Những nội dung chủ yếu của hoạt động TCDN 3.3.1. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp a) Vốn kinh doanh và đặc trưng: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tiền được coi là vốn nếu thỏa mãn điều kiện: + Tiền phải được được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực; + Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định đủ để đầu tư cho một dự án kinh doanh; + Tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III b) Đầu tư vốn kinh doanh: Khái niệm: Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc, tính toán của nhà đầu tư trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó với hi vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. Phân loại: 2 Cách phân loại chủ yếu: - Phân loại theo phạm vi đầu tư: + Đầu tư bên trong doanh nghiệp: Gồm đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư vốn lưu động. + Đầu tư bên ngoài doanh nghiệp: Góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, mua cổ phiếu, trái phiếu của DN khác hoặc của Nhà nước. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III - Phân loại theo mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp: + Đầu tư hình thành doanh nghiệp + Đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất của DN + Đầu tư cho đổi mới sản phẩm + Đầu tư cho thay đổi thiết bị công nghệ + Đầu tư để mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh. + Đầu tư tài chính ra bên ngoài. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III c) Nguồn vốn kinh doanh - Nhìn chung vốn đầu tư của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu: Thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi mới thành lập, Vốn CSH hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn. Trong quá trình hoạt động, vốn CSH được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III c) Nguồn vốn kinh doanh - Nợ phải trả: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua DN được sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ. - Theo tính chất và thời hạn thanh toán, nợ phải trả gồm: + Nợ ngắn hạn: Nợ mà DN phải trả trong ngắn hạn như vay ngắn hạn, phải trả người bán + Nợ dài hạn: Các khoản nợ trên 1 năm như vay dài hạn, thuê tài sản cố định + Nợ khác: Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, phải trả khác. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III c) Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh Căn cứ vào nội dung kinh tế, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành:  Vốn cố định  Vốn lưu động www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III Vốn cố định - Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. -Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: + Tài sản cố định hữu hình + Tài sản cố định vô hình - Đặc điểm TSCĐ: + Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm + Chuyển dần phần giá trị vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần giá trị hao mòn. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III Vốn cố định - Phương thức quản lý vốn cố định: Quản lý vốn cố định là quản lý cả về mặt hiện vật và mặt giá trị. + Về mặt hiện vật: Không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất mà còn là duy trì năng lực sản xuất ban đầu. Đòi hỏi trong quá trình sử dụng phải quản lý chặt chẽ, không làm mất, thường xuyên bảo dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động + Về mặt giá trị: Đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên, chính xác, tạo điều kiện xác định mức khấu hao hợp lý. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế x100% Số vốn cố định bình quân trong kỳ - Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu(doanh thu thuần) trong kỳ Số vốn cố định bình quân trong kỳ - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III Hệ số trang bị TSCĐ = NG TSCĐ bình quân trong kỳ Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất - Hệ số trang bị phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền hao mòn lũy kế NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá - Hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm ban đầu. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III c) Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh Căn cứ vào nội dung kinh tế, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành:  Vốn cố định  Vốn lưu động www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III - Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn lưu động chia làm 2 loại: + Tài sản lưu động: Nguyên, nhiên, vật liệu + Tài sản lưu động lưu thông: Các loại vốn bằng tiền, thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn trong thanh toán - Đặc điểm: Không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm, được thu hồi một lần khi sản phẩm được tiêu thụ. Vốn lưu động www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III - Biện pháp quản lý vốn lưu động: + Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả. + Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ. + Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như: xử lý vật tư ứ đọng, hàng hóa luân chuyển một cách kịp thời. + Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý. Vốn lưu động www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn (L) = Tổng mức luân chuyển (M) Vốn lưu động bình quân trong kỳ (V) Kỳ luân chuyển (K) = 360 Số lần luân chuyển (L) Kỳ luân chuyển (K) = 360 Số lần luân chuyển (L) www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.3.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp a) Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. b) Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.3.3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp c) Doanh thu của doanh nghiệp - Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. - Doanh thu của doanh nghiệp thường bao gồm: + Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: DT về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ; + Doanh thu từ hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động kinh doanh, liên kết, tiền lãi + Doanh thu bất thường: Thu nhượng bán tài sản cố định, các khoản được bồi thường www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.3.3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp d) Lợi nhuận của doanh nghiệp: - Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa khoản thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối theo trình tự sau: - Nộp thuế TNDN cho Nhà nước - Bù các khoản lỗ năm trước, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Nộp tiền sử dụng vốn NSNN đối với DNNN - Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường do vi phạm pháp luật - Trừ các khoản chi phí phát sinh không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế - Trả lợi tức cổ phần, chia lãi - Trích lập quỹ chuyên dùng. www.themegallery.com TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHƯƠNG III 3.4. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động TCDN (Sinh viên tự nghiên cứu) www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm 4.1.1. Khái niệm - Đứng trên quan điểm cộng đồng: Bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro thông qua việc lập quỹ dự trữ, đề phòng rủi ro, chuyển giao phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội được diễn ra bình thường. - Đứng trên phương diện tài chính: Bảo hiểm là hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc hoàn trả có điều kiện giữa những chủ thể kinh tế góp vốn lập quỹ dự phòng tập trung nhằm mục đích khắc phục hậu quả của rủi ro, ổn định kinh doanh và đời sống. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm  Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ tài chính đặc biệt: + Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình + Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình kinh doanh đảo ngược: Sản phẩm được bán ra trước (doanh thu được thực hiện trước) sau đó mới phát sinh chi phí.  Vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn: Đối tượng tham gia bảo hiểm chỉ được bồi hoàn nếu như có rủi ro xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm  Việc phân phối, sử dụng quỹ bảo hiểm không được xác định trước về quy mô và thời gian diễn ra.  Phân phối của quỹ bảo hiểm không phải là sự phân phối đồng đều theo mức đóng góp. 4.1.3. Vai trò của bảo hiểm  Góp phần bảo toàn vốn kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm;  Góp phần phòng tránh, hạn chế tổn thất, bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống;  Góp phần cung ứng vốn cho phát triển KT – XH. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.1.2. Phân loại bảo hiểm Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại hoạt động bảo hiểm:  Mục đích hoạt động của các tổ chức quản lỹ quỹ bảo hiểm  Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm  Phương thức xử lý rủi ro www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Căn cứ mục đích hoạt động của các tổ chức bảo hiểm Bảo hiểm có mục đích kinh doanh Là bảo hiểm vì mục tiêu lợi nhuận, tổ chức bảo hiểm tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở các hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm không có mục đích kinh doanh: Là hoạt động bảo hiểm không mục tiêu lợi nhuận mà vì mục đích tương hỗ giữa các thành viên tham gia bảo hiểm www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Theo phương thức quản lý quỹ bảo hiểm Quỹ được quản lý theo kỹ thuật phân chia: Là loại hình bảo hiểm đảm bảo các rủi ro có tính chất ổn định (tương đối), thường độc lập với tuổi thọ con người, hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn. Quản lý bằng kỹ thuật tồn tích vốn Là loại hình BH đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian, có gắn liền với tuổi thọ con người, hợp đồng BH loại này thường là trung và dài hạn. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Căn cứ phương thức xử lý rủi ro Phương thức chuyển giao phân tán rủi ro: Người tham gia bảo hiểm sẽ chuyển giao, phân tán rủi ro cho các tổ chức bảo hiểm mà bản thân họ không muốn hoặc không thể gánh chịu bằng việc trích nộp một phần thu nhập của mình dưới dạng phí bảo hiểm Phương thức tự bảo hiểm: Là việc các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thành lập các quỹ dự trữ riêng để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra đối với quá trình sản xuất và đời sống của mình. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.1.4. Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm  Nguyên tắc sàng lọc rủi ro  Định phí bảo hiểm phải dựa trên cơ sở phí của các rủi ro  Nguyên tắc thận trọng  Nguyên tắc lấy số đông bù số ít www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2. Bảo hiểm kinh doanh 4.2.1. Khái niệm Bảo hiểm kinh doanh là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ chức bảo hiểm nhằm mục đích kiếm lời dựa trên cơ sở huy động các nguồn lực tài chính thông qua đóng góp của người tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm, bồi thường tổn thất cho những đối tượng được bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2.2. Các hình thức bảo hiểm kinh doanh BH thiệt hại BH con người Bảo hiểm tài sản Đối tượng bảo hiểm là các tài sản hữu hình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ Biến cố rủi ro bảo hiểm phụ thuộc vào tuổi thọ con người Bảo hiểm con người khác Bảo hiểm rủi ro khác về con người như mất khả năng lao động, bệnh tật, tai nạn www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2.3. Cơ chế hình thành, phân phối, sử dụng quỹ BHKD a) Cơ chế hình thành quỹ Quỹ bảo hiểm kinh doanhVốn kinh doanh Doanh thu www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV VỐN KINH DOANH + Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể là DN nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, có thể có cách thức khác nhau để huy động vốn. + Để được kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thì mức vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định mà Nhà nước đặt ra. + Trong quá trình hoạt động, vốn của doanh nghiệp có thể được bổ sung thêm từ kết quả kinh doanh mang lại. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2.3. Cơ chế hình thành, phân phối, sử dụng quỹ BHKD a) Cơ chế hình thành quỹ Quỹ bảo hiểm kinh doanhVốn kinh doanh Doanh thu www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV DOANH THU Doanh thu và thu nhập của công ty bảo hiểm: + Thu kinh doanh bảo hiểm; + Thu từ hợp đồng thương mại tái bảo hiểm; + Thu từ hoạt động đầu tư; + Các khoản thu khác. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nguồn thu quan trọng nhất tạo nên doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm là phí bảo hiểm (khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để nhận được sự bảo đảm trước rủi ro). www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV b) Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm Quỹ bảo hiểm kinh doanh 2 3 5 1 4 6 Ký quỹ Bồi thường tổn thất Dự phòng nghiệp vụ Nghĩa vụ với NSNN Quỹ dự trữ bắt buộc Phân phối lợi nhuận www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV KÝ QUỸ + Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam và được hưởng lãi trên số tiền ký quỹ. + Khi gặp khó khăn về khả năng thanh toán và được BTC chấp thuận, thì DN bảo hiểm được sử dụng tiền ký quỹ nhưng phải bổ sung trong vòng 90 ngày. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV b) Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm Quỹ bảo hiểm kinh doanh 2 3 5 1 4 6 Ký quỹ Bồi thường tổn thất Dự phòng nghiệp vụ Nghĩa vụ với NSNN Quỹ dự trữ bắt buộc Phân phối lợi nhuận www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV BỒI THƯỜNG TỔN THẤT + Trả tiền bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, số tiền chi trả đã được ghi rõ trong hợp đồng; + Trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn, bệnh tật, ốm đau cần phải khám chữa, điều trị, phẫu thuật, số tiền chi trả dựa trên số thực tế phát sinh có tính đến chế độ bảo trợ xã hội hoặc tính trên cơ sở số tiền được ấn định trên hợp đồng; + Trả tiền bồi thường tổn thất trong hợp đồng bồi thường thiêt hại khi có rủi ro xảy ra, số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV b) Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm Quỹ bảo hiểm kinh doanh 2 3 5 1 4 6 Ký quỹ Bồi thường tổn thất Dự phòng nghiệp vụ Nghĩa vụ với NSNN Quỹ dự trữ bắt buộc Phân phối lợi nhuận www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV - Các doanh nghiệp bảo hiểm phải lập quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi vào phần tài sản nợ để thực hiện cam kết của mình đối với người được bảo hiểm. - Đối với công ty BH phi nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ gồm: + Dự phòng phí chưa được hưởng + Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết + Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV - Đối với công ty BH nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ gồm: + Dự phòng toán học + Dự phòng phí chưa được hưởng + Dự phòng bồi thường + Dự phòng chia lãi + Dự phòng đảm bảo cân đối DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV b) Phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm Quỹ bảo hiểm kinh doanh 2 3 5 1 4 6 Ký quỹ Bồi thường tổn thất Dự phòng nghiệp vụ Nghĩa vụ với NSNN Quỹ dự trữ bắt buộc Phân phối lợi nhuận www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC + Các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm theo phương thức hạch toán kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. + Thuế GTGT cho các hoạt động phát sinh doanh thu tính trên các khoản phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, thuế suất là 10%; doanh nghiệp được khấu trừ 5 % trên số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm. + Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm con người, bảo hiểm vật nuôi cây trồng và một số dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác không thuộc diện chịu thuế GTGT. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC + Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi tức thu được Thu nhập chịu thuế = DT hoạt động kinh doanh BH - Chi phí hợp lý hoạt động kinh doanh BH + Thu nhập chịu thuế khác + Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn phải nộp các loại thuế khác trong phạm vi hoạt động của mình như thuế môn bài, thuế nhà đất, thu về sử dụng vốn ngân sách. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV LẬP QUỸ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN + Các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm phải trích lập một tỷ lệ phần trăm nhất định trên lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ quy định. + Sau khi lập quỹ dự trữ bắt buộc, phần còn lại sẽ phân phối cho chủ sỡ hữu doanh nghiệp. + Đối với công ty bảo hiểm nhân thọ, một phần lợi nhuận có thể được chia cho người được bảo hiểm dưới hình thức tham gia chia lời. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam Năm 1965 công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam thành lập. Trong gần 30 năm hoạt động ( 1965 – 1994), Bảo Việt là công ty duy nhất và độc quyền nhà nước về bảo hiểm; chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, tái bảo hiểm. a) Giai đoạn 1965 - 1993 www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam  Từ năm 1986 Nhà nước áp dụng chính sách tự do hóa nền kinh tế, lĩnh vực ngoại thương và đầu tư quốc tế bắt đầu phát triển và ngành bảo hiểm cũng phát triển theo; đầu thập niên 80 Bảo Việt Mở rộng mạng lưới phát triển trên phạm vi cả nước. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Giai đoạn 1993 - 2000 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam  Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, chấm dứt giai đoạn độc quyền của Nhà nước.  Chi nhánh của Bảo Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh tách thành công ty bảo hiểm Bảo Minh.  Tiếp đến là sự ra đời của các công ty cổ phần như: Công ty BH cổ phần petrolimex, công ty cổ phần BH Nhà rồng ( Bảo Long). www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Giai đoạn 1993 - 2000 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam  Với mục tiêu là hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường Nhà nước cấp phép thành lập những liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm như: Công ty liên doanh môi giới bảo hiểm INCHIBROK, công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA).  Tiếp theo đó là sự ra đời của các công ty bảo hiểm chuyên ngành như công ty bảo hiểm của ngành Dầu khí Việt Nam (PVIC), công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI). www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Giai đoạn 1993 - 2000 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam  Năm 1999 thị trường như bùng nổ với sự ra đời liên tiếp của 5 công ty bảo hiểm: trong đó 2 công ty liên doanh là Bảo Minh (CMG) và Việt Úc, 3 công ty 10% vốn nước ngoài là Allianz (AGF), Prudential và Chifon – Manulife.  Tính đến năm 2001 đã có 17 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, ngoài ra còn có sự xuất hiện của các văn phòng nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Giai đoạn 2001 đến nay: 4.2.4. Hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam  Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm.  Cùng với sự ra đời của các công ty bảo hiểm là sự ra đời của các hình thức, sản phẩm bảo hiểm mới. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3. Bảo hiểm xã hội 4.3.1. Khái niệm Là các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập được tồn tích dần và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung, được hình từ sử đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ, khi gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động. www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3. Bảo hiểm xã hội 4.3.2. Phạm vi đối tượng BHXH LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006 www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3.2. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội Add Your Text1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc 2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 3. Bảo hiểm thất nghiệp www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Bảo hiểm xã hội bắt buộc Ốm đau Thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí Tử tuất www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV Bảo hiểm xã hội tự nguyện Hưu trí Tử tuất Bảo hiểm thất nghiệp Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp học nghề Hỗ trợ tìm việc làm www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3.3. Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH a) Cơ chế hình thành Nhà nước hỗ trợ và các nguồn khác Người sử dụng lao động đóng góp Người lao động đóng góp Quỹ bảo hiểm xã hội www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3.3. Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH a) Sử dụng quỹ BHXH Chi quản lý, khen thưởng Chi nộp bảo hiểm y tế theo quy định Quỹ bảo hiểm xã hội Chi đầu tư để bảo toàn, tăng trưởng quỹ và các khoản chi khác Chi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHXH theo chế độ hưởng đã quy định www.themegallery.com BẢO HIỂM CHƯƠNG IV 4.3.4. Tìm hiểu về BHXH ở Việt Nam (Sinh viên tự nghiên cứu) www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.1. Những vấn đề chung về tín dụng 5.1.1. Khái niệm Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người đi vay và những người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. 5.1.2. Đặc điểm của tín dụng - Phân phối của tín dụng mang tính chất hoàn trả - Hoạt động tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.1.3. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường - Góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục; - Góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh; - Góp phần điều chỉnh, ổn định và tăng trưởng kinh tế; - Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội khác của Nhà nước; - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2. Các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế trường Tín dụng ngân hàng1 Tín dụng thương mại2 Tín dụng Nhà nước3 Tín dụng thuê mua4 Tín dụng tiêu dùng5 www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.1. Tín dụng ngân hàng a) Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là các quan hệ vay mượn giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc của tín dụng. b) Đặc điểm: -TDNH huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ; - Trong TDNH, các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động và cho vay vốn. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V c) Cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ TDNH  Cơ chế tạo lập: Vốn tự có của doanh nghiệp Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hoặc vay NHTƯ và các tổ chức tín dụng khác. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V  Cơ chế tạo lập: Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội: + Đây là nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của NHTM + Việc huy động thông qua các hình thức như: Nhận tiền gửi, phát hành chứng khoán + Các tổ chức kinh tế có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi thường gửi vào NHTM dưới 2 hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn. + Tiền gửi của dân cư gồm: tiền gửi tiết kiệm và tài khoản tiền gửi cá nhân. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V  Cơ chế tạo lập: Vốn tự có của NHTM: + Vốn tự có của NHTM bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác theo quy định của NHTƯ. + Các quỹ dự trữ: Trong quá trình hoạt động, các NHTM phải lập các quỹ tùy theo mục đích như quỹ khen thưởng, quỹ dự trữ đặc biệt + Các tài sản nợ khác được xem như cốn tự có của NH như: Lợi nhuận chưa phân phối, kết quả tài chính.. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V  Cơ chế sử dụng quỹ tín dụng của NHTM Cho vay trung và dài hạn Cho vay ngắn hạn Đầu tư chứng khoán Hoạt động ngân quỹ www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V d) Nguyên tắc quản lý cho vay:  Sàng lọc và giám sát: + Ngân hàng phải tập hợp đầy đủ, chính xác các thông tin về khác hàng để đánh giá tình hình tài chính và độ tin cậy của họ. + Ngân hàng phải đưa ra các điều khoản hoạt động, giám sát các hoạt động của người vay đảm bảo họ luôn tuân tủ các điều khoản hoạt động đó. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V d) Nguyên tắc quản lý cho vay:  Quan hệ khách hàng lâu dài dựa trên nguyên tắc của tín dụng: + Các ngân hàng cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nếu có mối quan hệ thường xuyên lâu dài với khác hàng thì NH sẽ giảm bớt được phí thu thập và xử lý thông tin cũng như chi phí theo dõi, quản lý khách hàng. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V d) Nguyên tắc quản lý cho vay:  Cho vay có tài sản thế chấp hoặc tín chấp bảo lãnh - Tài sản thế chấp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người đi vay đem ra cam kết đối với ngân hàng cho khoản nợ của mình. Nếu người đi vay không có khả năng thanh toán thì tài sản thế chấp sẽ thuộc người cho vay. - Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được đảm bảo bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V d) Nguyên tắc quản lý cho vay:  Hạn chế tín dụng - Hạn chế tín dụng có 2 dạng: Ngân hàng từ chối cho vay hoặc ngân hàng sẵn lòng cho vay nhưng hạn chế mức vay đó dưới mức người vay mong muốn để hạn chế người đi vay đầu tư những dự án rủi ro cao hoặc sử dụng không hiệu quả vốn vay. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V e) Ưu nhược điểm của tín dụng ngân hàng  Ưu điểm: - Khối lượng tín dụng: Tín dụng ngân hàng có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng. - Về thời hạn tín dụng: Ngân hàng có thể đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo điều kiện cho nhu cầu của người tích lỹ và người đầu tư được đáp ứng phù hợp. - Phạm vi tín dụng: Có khả năng huy động vốn và cho vay rất lớn, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V e) Ưu nhược điểm của tín dụng ngân hàng  Nhược điểm: - hạn chế cơ bản của tín dụng ngân hàng là có độ rủi ro cao do việc ngân hàng cho vay với số tiền lớn hơn nhiều so với vốn tự có hoặc có sự chuyển hóa thời hạn và phạm vi tín dụng rất rộng. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.2. Tín dụng thương mại a) Khái niệm: Là các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. b) Đặc điểm: - Đối tượng tín dụng thương mại là hàng hóa - Chủ thể tham gia vào tín dụng thương mại là những người sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình sở hữu, mọi ngành nghề. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.2. Tín dụng thương mại b) Đặc điểm - Đối tượng tín dụng thương mại là hàng hóa - Chủ thể tham gia vào tín dụng thương mại là những người sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình sở hữu, mọi ngành nghề. - Công cụ của tín dụng thương mại là thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu). www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V Hối phiếu Hối phiếu thực chất là một phiếu ghi nợ do chủ nợ lập ra đê ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (chủ nợ hoặc người do chủ nợ chỉ định). Mẫu hối phiếu www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V Hối phiếu - Nội dung hối phiếu: Tên hối phiếu phải được ghi trên mặt trước của hối phiếu, lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng, thời hạn thanh toán hối phiếu, địa điểm thanh toán hối phiếu, tên địa chỉ người ký phát, tên địa chỉ người thụ hưởng, địa điểm và ngày ký phát hành, tên địa chỉ của người ký phát. - Hối phiếu thiếu một trong các nội dung trên sẽ không có giá trị. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V BILL OF EXCHANGE No. 123/200x Ho Chi Minh City , August 5, 2009 For: USD 32,829.00 At 60 days after sight of this FIRST of Bill of Exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM the sum of UNITED STATES DOLLARS THIRTY FOUR THOUSAND EIGHT HUNDRED TWENTY NINE ONLY. Drawn under the MITSUI BANK, TOKYO , JAPAN L/C No. 12345 dated July 5, 2009 To: THE MITSUI BANK For and on Behalf of Cholonimex, Vietnam SINGAPORE (Authorized Signature) Tran Van Nghia www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 1) Đây là hối phiếu thương mại hay hối phiếu ngân hàng? 2) Số tiền của hối phiếu là bao nhiêu? 3) Tên người ký phát hối phiếu, tên người thụ hưởng, tên người trả tiền? 4) Địa điểm ký phát, địa điểm trả tiền? 5) Ai phải ký chấp nhận trả tiền? Vào lúc nào? 6) Ngày ký phát hối phiếu? Ngày hối phiếu được thanh toán? Câu hỏi? www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V Lệnh phiếu - Lệnh phiếu thực chất là một phiếu nhận nợ do người thiếu nợ (người phát hành) lập ra để cam kết trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định. - Nội dung lệnh phiếu: Tên lệnh phiếu phải được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định và các nội dung khác tương tự trên hối phiếu. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V Đặc điểm của thương phiếu - Trìu tượng: Không ghi rõ nguyên nhân dẫn đến tín dụng. - Bắt buộc: Đến hạn thanh toán, người mắc nợ phải thanh toán ngay cho người bán một cách vô điều kiện. - Lưu thông: Trong thời gian hiệu lực, thương phiếu được sử dụng như phương tiện thanh toán. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V c) Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại Ưu điểm: Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch. Hạn chế: - Quy mô tín dụng cung ứng giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa của doanh nghiệp. - Thời hạn TDTM thường là ngắn hạn. - Phạm vi TDTM chỉ được thực hiện dưới hình thức hàng hóa. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.3. Tín dụng Nhà nước a) Khái niệm: Tín dụng Nhà nước là các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội. b) Đặc điểm: - Đối tượng của tín dụng Nhà nước là tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. - Công cụ sử dụng trong tín dụng nhà nước là trái phiếu chính phủ. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V Trái phiếu chính phủ  Tín phiếu Kho bạc: Là loại trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm.  Trái phiếu Kho bạc: Là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên.  Trái phiếu công trình: Là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, vay vốn cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước.  Trái phiếu chính phủ quốc tế: Phát hành ra thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn của nước ngoài. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V c) Ưu điểm và hạn chế của tín dụng Nhà nước Ưu điểm: - Có mức độ an toàn cao, các công cụ huy động vốn có độ thanh khoản cao. - Bù đắp bội chi NS, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hạn chế: Nếu mức độ huy động không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng chèn lấn đầu tư của tư nhân do Chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu, gây sức ép tăng lãi suất khiến cho đầu tư của tư nhân giảm xuống. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.3. Tín dụng thuê mua a) Khái niệm: Tín dụng tài chính là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa Công ty tài chính (Công ty cho thuê tài chính) với những người sản xuất, kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản. b) Đặc điểm: - Đối tượng của tín dụng thuê mua là các tài sản. - Chủ thể của tín dụng thuê mua là các công ty tài chính và những người sản xuất kinh doanh. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.3. Tín dụng thuê mua  có 3 hình thức tín dụng thuê mua - Thuê vận hành - Thuê tài chính - Bán và tái thuê ( tự học) www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V c) Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thuê mua Ưu điểm: - Tín dụng thuê mua giúp DN vẫn có thể đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ với số vốn tự có hạn chế. - Hình thức tín dụng này không nhất định phải có tài sản thế chấp, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khoản vay. Hạn chế: - Vì đối tượng tín dụng là tài sản nên phạm vi tín dụng hẹp hơn so với TDNH. - Chi phí sử dụng vốn cao hơn so với tín dụng thông thường. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.3. Tín dụng tiêu dùng a) Khái niệm: Là các quan hệ tín dụng giữa công ty tài chính với người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. b) Đặc điểm: - Đối tượng tín dụng tiêu dùng là hàng hóa dùng cho mục đích tiêu dùng như ti vi, xe máy, tủ lạnh - Chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tiêu dùng gồm có công ty tài chính và người tiêu dùng www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V c) Ưu điểm và hạn chế của tín dụng tiêu dùng Ưu điểm: - Góp phân nâng cao đời sống nhân dân trong khi thu nhập hiện tại còn hạn chế. - Thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm nhất là với hàng hóa có giá trị lớn hoặc hàng hóa chậm luân chuyển. Hạn chế: - Hình thức này có dễ gây tâm lý tiêu dùng quá mức trong nhân dân. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.2.3. Tín dụng quốc tế: (Chương tín dụng quốc tế) www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG V 5.3. Lãi suất 5.3.1. Khái niệm về lợi tức TD và lãi suất TD - Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. - Lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. - lãi suất là giá cả của tín dụng, nó là giá của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định. www.themegallery.com TÍN DỤNG CHƯƠNG VI 5.3.1. Các loại lãi suất tín dụng - Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực - Lãi suất sàn và lãi suất trần - Lãi suất cơ bản của ngân hàng: lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng. 5.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất - Ảnh hưởng của cung, cầu quỹ cho vay - Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn - Ảnh hưởng của lạm phát - Ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô của Nhà nước www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính 6.1.1. Khái niệm Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các khoản vốn thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. → Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung, cầu về vốn. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.2. Đối tượng, công cụ của thị trường tài chính - Đối tượng của thị trường tài chính là quyền sử dụng các nguồn tài chính - Công cụ chủ yếu của thị trường tài chính là các chứng khoán. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.3. Chức năng thị trường tài chính - Dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính. - Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. - Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.4. Vai trò của thị trường tài chính  Thu hút, huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội để tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những người đi vay - Cá nhân - Công ty - Chính phủ ......... Những người đi vay: - Công ty - Chính phủ - Cá nhân ........ Thị trường tài chính Trung gian tài chínhVốn Vốn Vốn V ố n www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.4. Vai trò của thị trường tài chính  Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn trong nền kinh tế: - Người cần vốn phải trả chi phí sử dụng vốn  cân nhắc, lựa chọn dự án hiệu quả cao - Người có vốn tạm thời nhàn rỗi có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức và thời điểm đầu tư thích hợp  Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của chính phủ. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.4. Phân loại thị trường tài chính Căn cứ vào phương thức huy động nguồn TC Thị trường nợ Thị trường vốn cổ phần Sự luân chuyển các nguồn TC Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.1.4. Phân loại thị trường tài chính Tính chất pháp lý TTTC chính thức TTTC không chính thức Thời gian sử dụng nguồn TC huy động được Thị trường tiền tệ Thị trường vốn www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.2. Thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là một bộ phận của TTTC, là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn có kì hạn dưới 1 năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. 6.2.1. Đối tượng, công cụ TT tiền tệ - Đối tượng của thị trường tiền tệ là quyền sử dụng các nguồn tài chính cso thời hạn sử dụng ngắn hạn. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.2.1. Đối tượng, công cụ thị trường tiền tệ Công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm: + Tín phiếu kho bạc + Thương phiếu + Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng + Giấy chấp nhận thanh toán của Ngân hàng + Các hợp đồng mua lại + Vốn dự trữ bắt buộc + Trái phiếu ngắn hạn + Tín phiếu ngân hàng www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ + Ngân hàng trung ương + Ngân hàng thương mại + Kho bạc Nhà nước + Người đầu tư + Người môi giới và người kinh doanh www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.2.2. Các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ  Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp  Thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ  Thị trường liên ngân hàng  Thị trường chứng khoán ngắn hạn www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.3. Thị trường vốn Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn, có kỳ hạn trên 1 năm, là thị trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. 6.3.1. Đối tượng, công cụ của thị trường vốn Đối tượng của thị trường vốn là các chứng khoán trung và dài hạn. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.3.2. Công cụ của thị trường vốn  Cổ phiếu: là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền được hưởng một khoản cổ tức theo định kì.  Trái phiếu: Một loại chứng khoán xác nhận một khoản vốn cho vay và quyền được hưởng mức thu nhập theo định kì www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.3.3. Các bộ phận của thị trường vốn  Thị trường cho vay dài hạn  Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính  Thị trường chứng khoán trung và dài hạn www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi mua bán trao đổi các chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Nếu xét theo thời hạn của chứng khoán, TTCK gồm: + TTCK ngắn hạn + TTCK trung hạn và dài hạn Nếu xét theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính, TTCK bao gồm: + TTCK sơ cấp + TTCK thứ cấp www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán sơ cấp - Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành các loại chứng khoán. - Chủ thể tham gia TTCK sơ cấp: + Các chủ thể cần nguồn tài chính + Các chủ thể cung ứng nguồn tài chính + Các chủ thể là môi giới đóng vai trò bảo lãnh www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán sơ cấp - Cơ chế hoạt động chứng khoán sơ cấp là cơ chế phát hành. - Phát hành theo phương thức ủy thác: + Những người bảo lãnh tập hợp thành tổ hợp phát hành, thỏa thuận về phương thức bán và phân phối thù lao. + Mỗi thành viên sẽ nhận được một lượng chứng khoán nhất định để bán cho nhà đầu tư theo giá đã công bố. + Chi phí cho người bảo lãnh do người phát hành trả www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán sơ cấp - Phương thức phát hành theo kiểu đấu giá: + Chủ thể phát hành thông báo tiến trình đấu giá + Các tổ chức tham gia đấu giá tiến hành chào giá từ thấp đến cao và được tổng hợp vào bảng tổng hợp xin mua. + Chủ thể phát hành đáp ứng mọi lệnh bắt đầu từ giá cao nhất đến khi đạt được tổng số tiền mà họ mong muốn. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán thứ cấp Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán thứ cấp Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán thứ cấp: + Người đầu tư + Các tổ chức quản lý giám sát thị trường + Người môi giới + sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán + Các tổ chức khác có liên quan đến nghiệp vụ chứng khoán như công ty tư vấn, tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán. www.themegallery.com THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHƯƠNG VI 6.4.1. Thị trường chứng khoán thứ cấp - Các hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp: + Cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán + Định giá chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán. + Giao dịch chứng khoán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfly_thuyet_tai_chinh_1521.pdf