Luật kinh doanh - Những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

ĐốivớiĐƯQTvềthươngmạimàVNđãtham giakýkếtvàphêchuẩn,sẽtuân theonhững quyđịnhtrong điềuướcđó. Lànguồnluật đươngnhiêncủacácbêntrongHĐMBHHQT. • ĐốivớiĐƯQT,VNchưatham giaký kết và chưacôngnhận,các bêncóthể thỏa thuận dẫnchiếutrong hợpđồng. Nhưngcó quyền bảolưu, khôngápdụngnhữngquyđịnhtrái vớiphápluậtViệtnam.

pdf84 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh doanh - Những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Tài liệu tham khảo:  Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of Good - CISG 1980)  Giải thích của Ban thư ký UNCITRAL về Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.  Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Principles of International Commercial Contracts - PICC 1. Khái niệm I. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: HĐMB HH trong nước Tính chất quốc tế HĐMB HHQT 2. Đặc điểm của HĐMBHHQT: • Chủ thể: có trụ sở thương mại đặt ở những nước khác nhau • Đối tượng HĐ: có thể được chuyển qua biên giới của một nước, hoặc qua biên giới hải quan • Tiền tệ thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong các bên • Tranh chấp phát sinh có thể do Tòa án 1 nước hoặc một tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết • Luật điều chỉnh hợp đồng: có thể là luật nước ngoài, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế hoặc án lệ. II. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT Luật điều chỉnh Nghiên cứu kỹ Quen thuộc nhất Phù hợp nhất 1. Điều ước quốc tế về thương mại: Có hai loại điều ước quốc tế về thương mại: 1.1. Đề ra các nguyên tắc chung • Nêu nguyên tắc pháp lý có tính chủ đạo 1.2. Trực tiếp áp dụng • Nêu quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong HĐ Lưu ý: • Đối với ĐƯQT về thương mại mà VN đã tham gia ký kết và phê chuẩn, sẽ tuân theo những quy định trong điều ước đó. Là nguồn luật đương nhiên của các bên trong HĐMBHHQT. • Đối với ĐƯQT, VN chưa tham gia ký kết và chưa công nhận, các bên có thể thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng. Nhưng có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với pháp luật Việt nam. Công ước viên 1980 Các trường hợp áp dụng: • Khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên của CISG • Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của các nước thành viên CISG • Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình • Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng Một số trường hợp khác không áp dụng CISG vào việc mua bán: • Các hàng hóa dùng cho gia đình hoặc nội trợ • Bán đấu giá • Để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác khác theo luật • Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ • Tàu thủy, máy bay và các phương tiện chạy trên đệm không khí • Điện năng. 2. Luật quốc gia – Luật nước ngoài: Trường hợp áp dụng: • Các bên thỏa thuận trong HĐMBHHQT. • Các bên thỏa thuận sau khi hợp đồng đã được ký kết • Quy định trong điều ước quốc tế hữu quan • Do cơ quan xét xử tranh chấp lựa chọn. Lưu ý • Khi chọn luật cần phải am hiểu về luật của nước thứ 3 • Các quy phạm pháp luật xung đột • Chỉ áp dụng những luật, những văn bản pháp luật có liên quan tới thương mại 3. Tập quán quốc tế về thương mại: 3.1. Khái niệm Muốn được công nhận là TQTM, một thói quen phải thoả mãn các điều kiện sau đây: • Phổ biến; được lặp đi, lặp lại nhiều lần; được nhiều nước áp dụng và áp dụng liên tục • Đó là thói quen duy nhất về một lĩnh vực cụ thể • Có nội dung rõ ràng, Phân loại • Tập quán có tính nguyên tắc • Tập quán thương mại quốc tế chung • Tập quán thương mại khu vực. 3.2. Trường hợp áp dụng: • Được quy định trong hợp đồng • Được quy định trong các điều ước quốc tế • Luật trong nước quy định áp dụng • Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng TQTMQT trong giao dịch thương mại của họ.  Khi áp dụng tập quán thì cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó Ví dụ: • Incoterms 2000. • Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ). • UCP 600. • Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác. 3.3. Một số lưu ý khi áp dụng Incoterms 2000 a) Về phạm vi áp dụng Các HĐMBHHQT có đối tượng là hàng hóa hữu hình; và chỉ điều chỉnh một số nghĩa vụ được xác định cụ thể giữa các bên b) Một số sai sót thường mắc phải khi áp dụng TQQT: 1. Không ghi rõ tập quán áp dụng. 2. Sử dụng sai nội dung của điều kiện thương mại. 3. Cho rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng 4. Sử dụng điều kiện thương mại không đúng theo phương thức chuyên chở c) Khi áp dụng Incoterms cần phải nắm vững 4 nguyên tắc sau: • Thứ nhất, Incoterms không có giá trị bắt buộc với các chủ thể hợp đồng mua bán quốc tế. • Thứ hai, phải ghi rõ áp dụng theo Incoterms năm nào. • Thứ ba, có thể thỏa thuận thay đổi một số nội dung cụ thể trong Incoterms. • Thứ tư, Incoterms chỉ giải quyết 4 vấn đề: + Chuyển rủi ro vào thời điểm nào? + Ai lo liệu các chứng từ hải quan? + Ai trả chi phí bảo hiểm + Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận tải  Các vấn đề khác sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng. 4. Án lệ (tiền lệ xét xử) Là nguồn luật quan trọng của 1 số nước trên thế giới. Cần lưu ý trường hợp nào được áp dụng. 5. Một số nguồn luật khác - Các nguyên tắc, học thuyết và tác phẩm khoa học pháp lý của các chuyên gia pháp luật uy tín. VD: PICC PICC 2004 PICC nêu những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến HĐTMQT PICC không phải là văn bản pháp luật quốc tế. Có thể áp dụng trong các trường hợp: - Thỏa thuận trong hợp đồng - Thỏa thuận áp dụng “nguyên tắc cơ bản của luật” - Khi các bên không lựa chọn luật cụ thể III. Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết HĐMBHHQT Điều kiện có hiệu lực của HĐ Giao kết HĐ Nội dung của HĐ 1. Những điều kiện có hiệu lực của HĐ: 1.1. Chủ thể phải có năng lực giao kết hợp đồng: 1.1.1. Bên bán và bên mua  Tư cách của chủ thể ký hợp đồng? - Đại diện pháp luật - Đại diện ủy quyền - Chủ thể thế quyền, thế nghĩa vụ Đại diện ủy quyền: Theo quy định của LDSVN: phải lập thành văn bản Theo quy định của PICC 2004: • Không phải tuân thủ bất kì điều kiện đặc biệt nào về hình thức. • Người đại diện có quyền thực hiện mọi hành vi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, trừ khi có quy định khác trong nội dung ủy quyền.  Nếu bên thứ 3 biết hoặc phải biết…  Nếu bên thứ 3 không biết hoặc không thể biết… - Trường hợp ngoại lệ? - Bồi thường? 1.1.2. Đại lý/đại diện thương mại/bên nhận ủy thác Xác định rõ quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác: – Cơ sở pháp lý? – Tính hợp pháp của quan hệ này? – Tư cách pháp lý và nh trạng tài chính của các bên? – Trách nhiệm của các bên đối với HĐMBHHQT?... Ví dụ: A B X HĐ NK Ủy thác NK Đàm phán thực hiện HĐ 1)Hợp đồng A – B: mua 3.000 MT thép phế liệu, dung sai +, - 5% so với tỉ lệ kích cỡ quy định trong hợp đồng, (bồi thường 137 USD/MT vượt) Trong đó: • Độ dày lớn hơn 40mm: 570MT • Độ dày từ 20mm đến 40mm: 1.130 MT • Độ dày từ 6mm đến 19mm: 1.300 MT 2) Hợp đồng A – X: ủy thác NK 3) Đàm phán thực hiện HĐ (B – X): giá trị bồi thường là 50 USD/MT vượt. - X đã đồng ý - A yêu cầu bồi thường thiệt hại 1.1.3.Thương nhân: • Thương nhân là những chủ thể chiếm đa số trong quan hệ kinh doanh quốc tế • Tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ vào pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch: - Điều kiện về con người - Điều kiện về hoạt động • Thương nhân có thể là cá nhân hay tập thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: (1) Điều kiện về con người: “Thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” Theo quy định của pháp luật Việt Nam: (2) Điều kiện hoạt động TM với nước ngoài: • Đăng ký mã số kinh doanh XNK tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố. • Được quyền XK tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy phép ĐKKD, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm XK và hạn chế kinh doanh. • Được quyền NK hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy phép ĐKKD. 1.2. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải hợp pháp • Bằng miệng? • Bằng hành vi? • Bằng văn bản? • Hình thức khác? 1.3. Nội dung hợp đồng mua bán quốc tế phải hợp pháp • Điều khoản chủ yếu: - Giá cả thanh toán - Chất lượng - Số lượng - Địa điểm giao hàng - Phạm vi trách nhiệm của mỗi bên - Giải quyết tranh chấp • Điều khoản thông thường Công ước viên 1980 1.4. Đối tượng – hàng hóa mua bán theo hợp đồng - phải hợp pháp • Hàng hóa cấm kinh doanh? • Hàng hóa cấm XK, hạn chế XK? Hàng cấm XNK theo quy định của PLVN • Vũ khí, đạn dược,vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự • Đồ cổ • Các loại ma túy • Các loại hóa chất độc • Gỗ tròn, gỗ xẻ tự nhiên trong nước, củi; than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; • Các loại máy móc chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước. • Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm 1.5. Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật 2. Giao kết HĐMBHHQT: - Giao kết trực tiếp - Giao kết gián tiếp • Đề nghị giao kết • Chấp nhận đề nghị giao kết Theo Công ước viên 1980:  Đề nghị giao kết hợp đồng: - Phải gửi cho đối tượng xác định - Phải đủ chính xác và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng đó được chấp nhận. Đủ chính xác: + Nêu rõ hàng hóa + Ấn định số lượng + Giá cả (trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định cách XĐ)  Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng • Chấp nhận phải được biểu thị bằng những hình thức nhất định. • Chấp nhận phát sinh hiệu lực khi thỏa mãn các yêu cầu sau: - Chấp nhận phải vô điều kiện, hoặc không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng - Phải gửi cho người chào hàng trong thời hạn ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lí Lời chào hàng không có giá trị ràng buộc người chào hàng trong các trường hợp: • Chào hàng không đến tay người được chào hàng • Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối • Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng • Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng 3. Những điều khoản làm thành nội dung của hợp đồng mua bán quốc tế 3.1. Đối tượng của hợp đồng • Phải được 2 bên thỏa thuận • Dễ bị hiểu lầm do ngôn ngữ khác nhau Tên hàng • Là điều khoản quan trọng • Có nhiều cách xác định Số lượng • Là ĐK dễ gây ra tranh chấp • Có nhiều cách xác định Chất lượng 3.2. Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán • Đồng tiền tính giá • Mức giá • Phương pháp quy định giá • Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả • Giảm giá 3.3 Điều khoản về thời hạn và điều kiện giao hàng a) Thời hạn giao hàng • Là thời hạn hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. • Nếu không có thỏa thuận khác, đây cũng là thời điểm chuyển rủi ro. b) Điều kiện giao hàng • Quy định trong hợp đồng; hoặc • Dẫn chiếu đến các điều kiện TMQT 3.4 Một số điều khoản khác cần chú ý • Điều khoản hợp đồng bắt đầu có hiệu lực • Điều khoản về kiểm tra phẩm chất hàng hóa • Điều khoản về bất khả kháng • Điều khoản về luật áp dụng • Điều khoản về giải quyết tranh chấp IV. Thực hiện HĐMBHHQT 1. Nghĩa vụ cơ bản của bên bán 1.1. Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: VD: A đặt mua của B 100 tấn gạo, nhưng trong hợp đồng mua bán không xác định chất lượng gạo như thế nào. Đến khi giao hàng, B đã giao cho A đúng loại gạo nhưng chất lượng không tốt. Trong gạo có nhiều sạn, hạt gạo bị bạc bụng, nhiều tấm. A không nhận số gạo vì cho hàng kém chất lượng, còn B cho rằng các bên không thỏa thuận rõ chất lượng nên B giao hàng như vậy là đúng. Hãy cho ý kiến về vấn đề này?  Hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng, nếu (Đ39 – LTM 2005; Đ35 CƯV 1980): • Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại • Không phù hợp với bất kì mục đích cụ thể nào vào thời điểm giao kết hợp đồng • Không đảm bảo như chất lượng của hàng mẫu • Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường hoặc thích hợp. Ví dụ: Bên A (Việt Nam) bán cho bên B (Ba Lan) 22 MT chè đen loại D ... Với tiêu chuẩn XK như sau: • Thủy phần tối đa: 9% • Tro tối đa: 6,5% • Tạp chất tối đa: 0,3% Hàng tới cảng đến, bên B trưng cầu SGS Ba Lan giám định lô chè, cụ thể: • Thủy phần: 8% • Forromagnetic: 6,05% • Tro không tan trong nước: 11,14% Hàng không được phép nhập vào BaLan do không thể dùng vào mục đích thực phẩm. Bên Mua yêu cầu bồi thường Theo giải trình của bên bán: • Chè đen là một mặt hàng nông sản có tính hấp thụ cao và dễ bị hư hỏng nếu để lâu, trong khi đó kết quả giám định của SGS Ba lan lại dựa trên mẫu chè lấy ở lô hàng để quá lâu ở cảng (6 tháng) • Hàm lượng Forromagnetic và tro không tan trong nước quá cao, nhưng cả hai tiêu chí này không được quy định trong hợp đồng. • Hàng đã được Vinacontrol cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp hợp đồng. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Đ40 – LTM 2005) • BB không chịu trách nhiệm về bất kì khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng BM đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó. • BB phải chịu trách nhiệm về bất kì khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho BM hoặc phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do BB VPHĐ. • BB phải chịu những những chi phí phát sinh do việc giao hàng không phù hợp. 1.2. Giao chứng từ kèm theo hàng hóa • Giao trong thời hạn thỏa thuận • Giao vào thời điểm hợp lý để nhận hàng • Giao cho bên mua hoặc qua người thứ 3 1.3 Giao hàng đúng thời hạn: • Theo thỏa thuận trong hợp đồng • Theo quy định của pháp luật hoặc tập quán (trong thời hạn hợp lí) 1.4 Giao hàng đúng địa điểm • Theo thỏa thuận trong hợp đồng. • Nếu không có thỏa thuận, thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: Theo Luật TMVN: ₋ Giao tại nơi vật gắn liền với đất đai ₋ Giao cho người vận chuyển đầu tiên ₋ Địa điểm kho chứa hàng, xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa. ₋ Địa điểm kinh doanh, nơi cư trú bên bán Theo Công ước viên 1980: (Điều 31) - Giao cho người vận tải đầu tiên - Giao tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc trụ sở thương mại của người bán Một số điều khoản khác: 1.5. Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng 1.6. Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán 1.7. Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua 1.8. Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa… 2. Nghĩa vụ cơ bản của bên mua 2.1. Nghĩa vụ nhận hàng: - Nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng - Việc nhận hàng không đồng nghĩa với việc chấp nhận hàng - Bên mua có phải giúp bên bán giao hàng? - Nếu hàng đã sẵn sàng nhưng người mua không nhận? 2.2. Nghĩa vụ thanh toán tiền: • Địa điểm thanh toán: - Theo thỏa thuận - Địa điểm KD của bên bán - Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ • Thời hạn thanh toán: - Theo thỏa thuận - Vào thời điểm giao hàng hoặc giao chứng từ • Xác định giá • Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán • Ngừng thanh toán Ví dụ: Người NK trả thiếu tiền hàng Bên A (Việt Nam) bán cho một công ty Hồng Kong (bên B) 5000MT gạo trắng 5% tấm với giá 340USD/MT FOB cảng Tp.HCM, thanh toán bằng L/C không hủy ngang, thanh toán trong vòng 25 ngày sau khi bên bán nhận được thông báo L/C Bên mua ủy thác cho bên bán thuê tàu chở hàng. Thực hiện hợp đồng, bên mua đã chỉ định một công ty khác ở nước thứ 3 (người mua lại lô hàng đó) mở L/C tại NH thương mại ở nước thứ 3 cho bên A hưởng lợi. Hàng đến cảng đến bị tổn thất một phần do hàng bị ẩm ướt vì nước biển ngấm vào. Bên thứ 3 không chấp nhận bộ chứng từ trong đó có vận đơn đường biển B/L để đi nhận hàng. Sau nhiều lần thương lượng, bên thứ 3 đã đồng ý nhận sai sót chứng từ và thanh toán trước 1,2tr USD, và khiếu nại công ty bảo hiểm đòi bồi thường tổn thất. Tuy nhiên sau đó, bên thứ 3 không trả 500.000 USD còn lại nên bên bán đã đòi công ty B. Ví dụ: BÁN 5000 MT GẠO A B Ủy thác thuê tàu c Chỉ định Trả tiền C trả thiếu 500.000USD, do hàng bị ẩm ướt vì nước biển ngấm vào Công ty B cho rằng: - Bên A nhận tiền từ bên C, do vậy đã ngầm hiểu việc chuyển nghĩa vụ trả tiền sang cho bên C, do đó bên B không còn NV trả tiền nữa - Bên A cẩu thả trong thuê tàu nên gạo bị tổn thất nên không đòi được 500.000 USD Hỏi: • A có đòi bồi thường được không? • Chủ thể nào có trách nhiệm phải trả tiền bồi thường? Gồm những khoản nào? Ví dụ: • Bên A (Nga) bán cho bên B (Việt Nam) 11.650MT sắt xây dựng theo điều kiện CIF cảng Việt Nam với giá 3 triệu USD. • Hai bên cùng ký với công ty Hoa Anh (Việt Nam) một bản thỏa thuận, theo đó bên B sẽ trả cho bên A 2tr USD, còn lại 1 tr USD sẽ do công ty Hoa Anh trả. Bên B sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán nữa. Công ty Hoa Anh đã trả được 500.000 USD nhưng phần còn lại thì cứ dây dưa không chịu trả. Ví dụ: 11.650MT sắt xây dựng A BGiá 3tr USD c Trả tiền 2tr USD 1tr USD (thiếu 0,5 tr USD) (?) Hướng giải quyết, nếu: • Trong bản thỏa thuận do Phó Giám đốc Công ty Hoa Anh ký, không có giấy ủy quyền • Phần cuối bản thỏa thuận ghi “Bản thỏa thuận này là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng chính” 3. Chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua Theo thỏa thuận trong hợp đồng Theo quy định của Luật TM Việt Nam: • Có địa điểm giao hàng xác định • Không có địa điểm giao hàng xác định • Giao cho người nhận hàng không phải là người chuyên chở • Hàng hóa đang trên đường vận chuyển • Trường hợp khác Theo quy định của Công ước viên: • Không có địa điểm giao hàng xác định • Có địa điểm giao hàng xác định  Thời điểm chuyển giao phụ thuộc vào từng phương thức giao hàng cụ thể. V. Chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá: 1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT: - Có hành vi vi phạm hợp đồng - Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế - Có lỗi của bên vi phạm 2. Các căn cứ miễn trách nhiệm: 2.1. Theo LTM VN (Đ294): • Trường hợp bất khả kháng; • Hành vi vi phạm của 1 bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận; • Do phải thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 2.2. Theo quy định của Công ước viên 1980 a) Trường hợp bất khả kháng: - Ngoài khả năng kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng - Bên vi phạm không thể tránh được và không thể khắc phục được khi nó xảy ra - Bên vi phạm không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng b) Trường hợp do lỗi của người thứ 3 3. Các hình thức trách nhiệm do VP HĐMBHHQT 3.1. Buộc thực hiện hợp đồng: Căn cứ áp dụng: • Có hành vi vi phạm • Có lỗi của bên vi phạm Buộc thực hiện HĐ Phạt vi phạm BTTH 3.2. Phạt vi phạm:  Căn cứ áp dụng: • Có hành vi vi phạm hợp đồng • Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng Mức phạt được quy định trong HĐ gồm: • Phạt do không thực hiện hợp đồng • Phạt do chậm thực hiện hợp đồng 3.3. Bồi thường thiệt hại: Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất đã bị mất. • Căn cứ áp dụng: - Có hành vi vi phạm hợp đồng - Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra - Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế Quan hệ giữa chế tài phạt VP và BTTH (Đ307 – LTM 2005) • Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt VP thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật này có quy định khác • Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt VP thì bên bị VP có quyền áp dụng cả chế tài phạt VP và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật này có quy định khác 3.4. Tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng  Căn cứ áp dụng: (i) Xảy ra hành vi vi phạm theo thỏa thuận trong HĐ (ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của HĐ. Được coi như biện pháp “tự vệ” của bên bị vi phạm • Tạm ngừng: HĐ vẫn còn hiệu lực • Đình chỉ: - HĐ chấm dứt hiệu lực từ thời điểm thông báo đình chỉ - Bên đã thực hiện NV có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện NV đối xứng • Hủy hợp đồng: - HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết - Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Theo công ước viên 1980: • Nếu người bán VPHĐ, người mua có thể áp dụng biện pháp: - Yêu cầu sửa chữa, thay thế hàng hóa ₋ Gia hạn thực hiện HĐ ₋ Yêu cầu giảm giá hàng bán ₋ Đòi BTTH ₋ Hủy hợp đồng • Nếu người mua VPHĐ, người bán có thể áp dụng biện pháp: - Yêu cầu NM thực hiện NV thanh toán/nhận hàng ₋ Gia hạn thực hiện HĐ ₋ Đòi BTTH ₋ Hủy hợp đồng Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng hợp đồng? A (Mỹ) bán cho B (Anh) một số tủ văn phòng và tủ đựng quần áo. Theo hợp đồng, A phải cung cấp một L/C đảm bảo thực hiện hợp đồng vô điều kiện bằng 10% giá bán, xác định cho B hưởng lợi. Sau gần 1 tháng, A mới mở 1 L/C cho B hưởng lợi với điều kiện thư đảm bảo này chỉ có hiệu lực khi B mở L/C thanh toán cho A hưởng lợi. B cho rằng, với nội dung như vậy thì đó là L/C đảm bảo này trở thành có điều kiện, A đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.  B đòi hủy hợp đồng và tìm người bán khác.  A đòi bồi thường.  Hướng giải quyết? Ví dụ: Đòi bồi thường những khoản nào? Thương nhân Nhật bán cho doanh nghiệp Việt Nam 1.400MT UREA ±5%, thanh toán bằng L/C trả chậm 330 ngày kể từ ngày giao hàng. Hàng đến cảng Sài Gòn, DN Việt Nam mời công ty Giám định hàng hóa tại Tp.HCM giám định lô hàng, theo biên bản kết luận thì các bao UREA không đạt chuẩn quy định của hợp đồng, hàng bị cứng, vón cục từng phần, trọng lượng các bao không thống nhất. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển hàng từ cảng về kho của công ty tái chế để thuê tái chế, thay thế bao bì, đóng gói. Các khoản bồi thường • Chi phí giám định • Chi phí lưu kho để đóng gói lại lô hàng • Chi phí tái chế, đóng gói lại lô hàng • Lãi đọng vốn nhập khẩu • Lãi đọng vốn trên số tiền giám định, thuê kho, mua bao bì, đóng gói lại • Phí bốc nhập hàng vào kho để tái chế, đóng gói lại hàng HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ • Tên người bán • Tên người mua 1. Luật áp dụng 2. Các định nghĩa 3. Đối tượng của hợp đồng 4. Giao hàng 4.1. Ngày, địa điểm và các điều kiện giao hàng 4.2. Chỉ định tàu và ngày đến của tàu 4.3. Các ký hiệu vận tải và bao bì HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 5. Thông báo giao hàng 6. Giám định trước khi giao hàng 6.1. Giám định bởi người mua 6.2. Giám định bởi dịch vụ giám định 7. Giao hàng sớm, giao hàng từng phần, giao hàng chậm. 7.1. Có chấp nhận giao hàng sớm, giao hàng từng phần không? Ai chịu chi phí phát sinh 7.2. Phạt do giao hàng chậm 7.3. Chấm dứt hợp đồng do giao hàng chậm HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 8. Giá 9. Điều kiện thanh toán 10. Giám định hàng hóa 10.1. Nghĩa vụ giám định và thời hạn thông báo sự khác biệt 10.2. Các quyền của người mua trong trường hợp có sự khác biệt 11. Trách nhiệm pháp lý về khuyết tật 11.1. Trách nhiệm của người bán 11.2. Thời hiệu pháp lý về khuyết tật 11.3. Giới hạn trách nhiệm HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 12. Trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ 3: Ai sẽ phải đền bù những thiệt hại, chi phí gây ra cho bên thứ 3 do khuyết tật của hàng hóa 13. Thuế 14. Giao quyền và ủy quyền thực hiện NV (nếu có) 15. Hiệu lực của hợp đồng - Thời hạn có hiệu lực? - Điều kiện có hiệu lực? HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 16. Bất khả kháng 17. Chấm dứt và hủy hợp đồng 18. Hiệu lực từng phần Có được chấp nhận không? 19. Sửa đổi và từ bỏ 20. Ngôn ngữ của hợp đồng 21. Thông báo - Phương tiện thông báo - Địa chỉ thông báo HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 22. Giải quyết tranh chấp 23. Điều khoản thi hành - Ngày, địa điểm ký hợp đồng Đại diện cho NB Đại diện cho NM Chức vụ Chức vụ Ngày Ngày Địa điểm Địa điểm Chữ ký Chữ ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpii_c3_hdmbhhqt_4618.pdf
Tài liệu liên quan