Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nƣớc
chƣa gắn chặt với việc thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Quy trình lập, chấp hành, quyết toán
NSNN còn phức tạp, mang tính hình thức. Thời gian xây
dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, nhƣng thời
gian dành cho mỗi cấp chính quyền xem xét, quyết định
dự thảo ngân sách và quyết toán ngân sách ít.
- Quy định về thẩm quyền quyết định dự toán NSNN và
phê chuẩn quyết toán NSNN của các cơ quan quyền lực
nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng còn chồng chéo
60 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Pháp luật về ngân sách nhà nước: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14.01.2016 1
PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TiỄN CẤP BÁCH
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 2
NỘI DUNG BÀI GiẢNG
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (1)?
2. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (2)?
3. Kiến nghị về quản lý ngân sách nhà
nƣớc (3)?
4.Kết luận (4)?
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 3
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc
1.Khái niệm ngân sách nhà nước
§1 Luật NSNN 2002: „NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm
bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước“.
→ Văn bản có tính pháp lệnh, xác định các khoản thu, chi của
nhà nước ;
→ Dự toán được cơ quan nhà nước (Quốc hội) có thẩm quyền
quyết định; mang tính pháp lý, có giá trị bắt buộc.
→ được thực hiện trong 1 năm;
→ Đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 4
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
Đặc điểm NSNN:
◙ Hoạt động tạo quỹ và sử dụng NSNN luôn gắn với quyền
lực kinh tế, chính trị của nhà nước và việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.
◙ Các hoạt động thu, chi của nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở pháp lý như các luật hoặc pháp lệnh về thuế, các chế độ,
định mức chi, thu của nhà nước.
◙ Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN là từ giá trị
thặng dư của xã hội và qua quá trình phân phối lại
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 5
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
2. QUAN HỆ PHÂN CHIA
THẨM QUYỀN GIỮA TRUNG
ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG
Phân chia thẩm
quyền nhiệm vụ
(Thẩm quyền quản
lý hành chính)
Phân chia thẩm
quyền chi ngân sách
Phân chia thẩm
quyền thu ngân sách
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 6
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong quản lý
ngân sách về phương diện phân chia thẩm quyền
- Quan niệm thiểu số: Tách việc phân chia thẩm quyền thu-chi
ngân sách nhà nước khỏi phân chia thẩm quyền quản lý hành
chính, coi đó là 2 lĩnh vực quản lý khác nhau.
Tương ứng với quan niệm trên: phân chia thẩm quyền quản lý
hành chính được xác định trong hiến pháp, trong Luật tổ chức
và hoạt động của các cơ quan nhà nước và luật về chính quyền
địa phương. Phân chia thẩm quyền thu-chi ngân sách nhà nước
theo Luật Ngân sách nhà nước.
Hạn chế của quan niệm này?
- Quan niệm phổ biến: nối ghép phân chia thẩm quyền thu-chi
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
ngân sách nhà nước với phân chia thẩm quyền quản lý hành
chính.
→ Phân chia thẩm quyền nhiệm vụ là căn cứ, điều kiện, tiền
đề quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý ngân sách → Phân
cấp thẩm quyền quản lý hành chính được thực hiện trước phân
cấp quản lý ngân sách. Thực tế: „có quyền, có tiền“.
→ Phân chia thẩm quyền chi, thu ngân sách phải gắn với phân
chia nhiệm vụ.
Ưu điểm?
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 7
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
Nhưng phân chia theo trật tự nào?: từ nhiệm vụ → thẩm
quyền thu → thẩm quyền chi hay từ nhiệm vụ → thẩm quyền
chi → thẩm quyền thu?
- Cách phân chia 1 (như thực tiễn phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước hiện nay): từ nhiệm vụ → thẩm quyền thu → thẩm
quyền chi.
Hạn chế: „thu nhiều chi nhiều, thu ít chi ít“→ không công
bằng; không giảm được khoảng cách giàu,nghèo; phải thỏa
hiệp trong phân chia. Ví dụ: thực tế đầu tư giáo dục.
- Cách phân chia 2 (quan niệm mới): từ nhiệm vụ → thẩm
quyền chi → thẩm quyền thu.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 8
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 9
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
2.2. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong phân cấp
quản lý ngân sách về phương diện chức năng
Phân cấp quản
lý ngân sách
Thẩm quyền ban
hành văn bản quy
phạm pháp luật
Phân chia thẩm
quyền thu, chi
(quan hệ vật chất)
Phân chia thẩm
quyền tổ chức
thu và quản lý các
nguồn thu
Quy trình ngân
sách: lập,chấp hành
quyết toán
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 10
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
2.2.1. Phân chia thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật
- Trung ương (Đ.15-24 Luật NSNN): Làm luật và sửa đổi luật
trong lĩnh vực ngân sách; bảo đảm cân đối thu, chi NSNN;
quyết định dự toán và điều chỉnh dự toán NSNN trong trường
hợp cần thiết; quyết định các dự án, các công trình quan trọng
quốc gia được đầu tư từ nguồn NSNN; phê chuẩn quyết toán
NSNN; giám sát việc thực hiện NSNN.v.v. (Quốc hội). Thống
nhất quản lý NSNN; Tổ chức và điều hành thực hiện NSNN;
kiểm tra việc thực hiện NSNN; Quyết định việc sử dụng dự
phòng ngân sách;
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi NSNN .v.v. (Chính phủ)
- Địa phương: thẩm quyền quyết định về: dự toán thu NSNN
trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phân bổ
dự toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương;
quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện
ngân sách địa phương; giám sát việc thực hiện ngân sách .v.v.
→ Thẩm quyền lập pháp trong lĩnh vực ngân sách thuộc về
trung ương. Địa phương không có thẩm quyền lập pháp, chỉ
chủ yếu tổ chức thực hiện pháp luật ngân sách ở địa phương.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 11
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
2.2.2. Phân chia thẩm quyền tổ chức thu và quản lý các nguồn
thu
- Tổ chức thu thuế: hệ thống cơ quan thuế.
Cơ sở pháp lý: Luật Quản lý thuế năm 2006.
-Quản lý các khoản thu: Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện
hạch toán kế toán NSNN.
2.2.3. Phân chia thẩm quyền thu, chi ngân sách (quan hệ vật
chất)
2.2.4. Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong lập,chấp hành
quyết toán ngân sách nhà nước
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 12
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 13
2. Phân chia thẩm quyền thu, chi giữa các
cấp ngân sách
HỆ THỐNG
PHÂN CHIA
Hệ thống phân chia
chính
Hệ thống phân chia
phụ
Hệ thống phân chia
tách
Hệ thống phân chia
liên kết
Các khoản bổ sung
tài chính
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
3. Đối tượng (khách thể) phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước
Phân chia thẩm quyền đối với khoản thu, khoản chi nào?
3.1. Phân chia thẩm quyền đối với khoản thu (Điều 2 NĐ
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003):
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp
luật.
2. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
từ các khoản phí, lệ phí.
3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo
quy định của pháp luật, gồm:
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 14
Các khoản thu phân chia (tiếp)
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế,
b) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);
c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế,
kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của
các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo
quy định của Chính phủ.
4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt
động sự nghiệp.
5. Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 15
Các khoản thu phân chia (tiếp)
7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật.
8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở
trong và ngoài nước.
9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
10. Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các
nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt
Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại
Điều 50 của NĐ 60/2003/NĐ-CP.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 16
Các khoản thu phân chia (tiếp)
12. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58
của NĐ 60/2003/NĐ-CP.
13. Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của NĐ
60/2003/NĐ-CP.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Các khoản di sản nhà nước được hưởng;
b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các
khoản phạt, tịch thu;
c) Thu hồi dự trữ nhà nước;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 17
Các khoản thu phân chia (tiếp)
d) Thu chênh lệch giá, phụ thu;
đ) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
e) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước
chuyển sang;
g) Các khoản thu khác.
Nhận xét:
NX1: Phạm vi phân chia các khoản thu: Không chỉ thu từ thuế,
phí, lệ phí.
NX2: Phân cấp quản lý ngân sách: hẹp hơn phân chia tài chính
công: gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách
nhà nước.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 18
Các khoản thu phân chia (tiếp)
Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước như: các quỹ dự trữ (Quỹ
dự trữ quốc gia), quỹ dự phòng, các quỹ sử dụng vào các mục
đích nhất định như Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo hiểm xã
hội, Quỹ xóa đói, giảm nghèo
Nguồn hình thành các quỹ ngoài ngân sách nhà nước: từ
NSNN (có thể 100% hoặc thấp hơn), từ nguồn khác (100%
hoặc thấp hơn).
NX3: Phản ánh tính chất của mô hình nhà nước kinh tế → mô
hình nhà nước thuế.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 19
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 20
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
4. Chủ thể quan hệ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Điều 4 Luật NSNN → 2 cấp ngân sách: trung ương và địa
phương.
- Ngân sách trung ương?
- Ngân sách địa phương: ngân sách của các đơn vị hành chính
có HĐND và UBND.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 21
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản
lý ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
NGÂN SÁCH TRUNG ƢƠNG
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
(ngân sách các cấp có
HĐND & UBND)
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 22
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
Ngân sách tỉnh = ngân sách cấp tỉnh + ngân sách của các
huyện thuộc tỉnh (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Ngân sách huyện = ngân sách cấp huyện + ngân sách của các
xã (phường, thị trấn) thuộc huyện.
Ngân sách xã: dự toán thu, chi tài chính thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của chính quyền cấp xã.
(xem sơ đồ dưới đây)
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 23
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
NGÂN SÁCH TỈNH
(ngân sách một
địa phƣơng)
NGÂN SÁCH HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NGÂN SÁCH CÁC XÃ
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 24
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
Nhận xét:
- Ngân sách TW không phải là sự tổng hợp của
ngân sách cấp TW và ngân sách các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW.
- Ngân sách địa phương: ngân sách của từng
tỉnh, thành phố trực thuộc TW → không phải là
tổng hợp ngân sách các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW → khác nhà nước liên bang → không
tạo ra sự cân bằng giữa ngân sách TW với ngân
sách của tông thể các địa phương.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 25
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
- Ngân sách địa phƣơng = ngân sách của đơn vị hành
chính các cấp có HĐND và UBND
Hệ thống ngân sách hiện nay đƣợc tổ chức tƣơng ứng
với hệ thống hành chính → Vấn đề đặt ra: nếu cấp hành
chính thiếu một trong hai cơ quan HĐND và UBND thì
hiểu thế nào là cấp ngân sách độc lập, cấp huyện không
còn HĐND thì cần sửa Luật NSNN nhƣ thế nào?
- Thẩm quyền thu ngân sách của cấp huyện và cấp xã
hiện không đƣợc bảo đảm bằng đạo luật mà bằng văn
bản dƣới luật → sự mở rộng thẩm quyền quyết định về
ngân sách của chính quyền địa phƣơng liên quan chủ
yếu đến cấp tỉnh, cấp huyện và xã phụ thuộc hơn vào
cấp tỉnh.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 26
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
5. Nguyên tắc phân cấp
- Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân
cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương;
- Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách
xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế
chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ
cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ
hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 27
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
- Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối
thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ
nhà, đất;
- Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc
tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ
thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao
thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công
cộng khác.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 28
I.Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
ngân sách nhà nƣớc (tiếp)
Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do
Thủ tướng Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa
phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương.
Return
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 29
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc
2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền thu
2.1.1.Thẩm quyền thu của ngân sách trung ương (Điều 30
Luật NSNN)
2.1.1.1.Các khoản thu được hưởng 100%
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn
ngành;
đ) Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của
Chính phủ;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 30
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.1.Các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100% (tiếp)
e) Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ƣơng tại các tổ chức kinh
tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ƣơng (cả gốc và lãi),
thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, thu nhập từ vốn góp của
Nhà nƣớc;
g) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho Chính
phủ Việt Nam;
h) Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ƣơng;
i) Thu kết dƣ ngân sách trung ƣơng;
k) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 31
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.1.2.Tham gia của chính quyền trung ương vào các khoản
thu chung (phân chia theo tỷ lệ phần trăm) với chính quyền
địa phương (khoản 2 Điều 30 Luật NSNN):
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá
nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm
d khoản 1 Điều này;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 30 Luật NSNN;
đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;
e) Phí xăng, dầu.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 32
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.2. Thẩm quyền thu của chính quyền địa phương (Điều 32 Luật
NSNN)
2.1.2.1.Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 33
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (tiếp)
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu
từ quỹ dự trữ tài chính của địa phƣơng, thu nhập từ vốn góp của địa
phƣơng;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức
khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng;
n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các
khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phƣơng theo quy định của
pháp luật;
o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và
ngoài nƣớc;
r) Thu kết dƣ ngân sách địa phƣơng theo quy định tại Điều 63 của
Luật NSNN ;
s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 34
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.2.2.Sự tham gia của chính quyền địa phương vào
các khoản thu chung phân chia giữa chính quyền trung
ương và chính quyền địa phương (khoản 2 Điều 30 Luật
NSNN): xem mục 1.2. ở trên
2.1.2.3.Các khoản bổ sung tài chính từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương
- Bổ sung tài chính từ ngân sách trung ƣơng cho ngân
sách địa phƣơng là cần thiết vì các khoản thu của ngân
sách địa phƣơng từ hai nguồn thu chính thƣờng không
đủ trang trải các khoản chi của địa phƣơng: dự toán
năm 2007 chỉ có 11/64 địa phƣơng tự cân đối đƣợc
ngân sách.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 35
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
- Các khoản bổ sung tài chính ≡ phân chia lại các khoản
thu đã đƣợc phân chia; tạo thành hệ thống phân chia
phụ: ở VN các khoản thu bổ sung chiếm 22,37% tổng
thu ngân sách các địa phƣơng; ở nhiều địa phƣơng
thậm chí khoản bổ sung tài chính trở thành khoản thu
chính.
- Các loại hình bổ sung tài chính:
+ Bổ sung để cân đối ngân sách;
+ Bổ sung gắn với các mục tiêu;
+ Bổ sung để thực hiện các công việc đã chuyển giao;
+ Bổ sung để thực hiện các công việc ủy quyền.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 36
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.1.3. Thực trạng phân chia thẩm quyền thu giữa các
cấp ngân sách
2.1.3.1. Thực trạng phân chia các khoản thu riêng
- Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%: đa
số là các nguồn thu có tiềm năng thu thấp, ví dụ: các khoản thu
về nhà, đất năm 2007 dự toán chỉ chiếm 6,43% tổng thu ngân
sách nhà nước) >< các khoản thu có tiềm năng thu cao do
trung ương thu.
- Tính thiếu ổn định của nhiều khoản thu mà ngân sách địa
phương được hưởng 100%: ví dụ: thuế môn bài, thuế sử dụng
đất nông nghiệp.
Thực trạng phân chia thẩm quyền thu (tiếp)
- Tính thứ bậc và lồng ghép trong hệ thống ngân sách: làm hạn
chế tính độc lập của các cấp ngân sách bên dưới; gây ra sự
chồng chéo thẩm quyền quản lý ngân sách giữa các cấp chính
quyền; làm quy trình ngân sách phức tạp, hạn chế tính hiệu
quả, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quá
trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước.
2.1.3.2. Thực trạng phân chia các khoản thu chung
- Quy định về tỷ lệ % phân chia giữa các cấp ngân sách còn
mang tính chủ quan.
- Một số quy định chưa phù hợp với thực tế, vì một số khoản
thu không phát sinh tại địa phương, chẳng hạn Điều 34 khoản
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 37
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 38
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
1 điểm b quy định về tỷ lệ tối thiểu 70% đối với 5 khoản thu
ngân sách xã, thị trấn được hưởng.
2.1.3.3. Thực trạng bổ sung ngân sách (hệ thống phân chia
phụ)
- Bổ sung để cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên xuông
ngân sách cấp dưới lớn. Thu ngân sách địa phương từ thuế
càng ít và từ bổ sung tài chính càng nhiều thì địa phương đó
càng phụ thuộc vào trung ương.
- Cách thức đánh giá nhu cầu bổ sung dựa trên cơ sở tính toán
sự chênh lệch giữa dự toán thu và dự toán chi và cân bằng toàn
bộ số chênh lệch: không khách quan, không khai thác được
tiềm năng thu của địa phương (ví dụ: nếu địa phương dấu
nguồn thu).
- Bổ sung để cân đối ngân sách và bổ sung theo chương trình
mục tiêu chưa góp phần giảm bớt được sự chênh lệch về năng
lực thu giữa các địa phương, chưa đảm bảo nguyên tắc bình
đẳng, sự hợp lý mang tính hệ thống.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 39
2.1.3.4. Thực trạng lập, chấp hành, quyết toán ngân sách
Việc lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nƣớc
chƣa gắn chặt với việc thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Quy trình lập, chấp hành, quyết toán
NSNN còn phức tạp, mang tính hình thức. Thời gian xây
dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, nhƣng thời
gian dành cho mỗi cấp chính quyền xem xét, quyết định
dự thảo ngân sách và quyết toán ngân sách ít.
- Quy định về thẩm quyền quyết định dự toán NSNN và
phê chuẩn quyết toán NSNN của các cơ quan quyền lực
nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng còn chồng chéo.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 40
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 41
II. Thực trạng pháp luật về thu, chi ngân
sách nhà nƣớc (tiếp)
2.2. Thực trạng phân chia nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách
2.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trung ương
Điều 31 Luật NSNN, gồm:
1.Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên
doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự
tham gia của Nhà nước;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 42
2.2.1 Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
trung ương
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội,
văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa
học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác
do các cơ quan trung ương quản lý;
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương
quản lý;
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, không kể
phần giao cho địa phương;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 43
2.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách nhà
nước trung ương
d) Hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng
cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
e) Các chương trình quốc gia do trung ương thực hiện;
g) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
h) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội do trung ương
đảm nhận;
i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo
quy định của pháp luật;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 44
2.2.1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay;
4. Chi viện trợ;
5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật;
6. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương;
7. Chi bổ sung cho ngân sách địa phương.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 45
2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Điều 33 Luật NSNN:
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội do địa phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp
luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 46
2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
(tiếp)
2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế,
xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp
khác do địa phương quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao
cho địa phương);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng
sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo
quy định của pháp luật;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 47
2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
(tiếp)
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do
địa phương quản lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương
quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 48
2.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
(tiếp)
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư
quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Return
2.2.3. Thực trạng phân cấp chi ngân sách
Quy định về chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ còn chồng
chéo, chưa rõ ràng (chẳng hạn, có những khoản chi gắn liền
với nhiệm vụ của địa phương nhưng chưa phân cấp cho địa
phương, như chi phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn trật tự
giao thông,).
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 49
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 50
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc
1. Đổi mới nhận thức về phân chia thu nhập công
- Cần chú ý cả lợi ích (chính quyền địa phƣơng nhận đƣợc bao
nhiêu trong „chiếc bánh ngân sách“) và cơ hội tham gia (chính
quyền địa phƣơng đƣợc tham gia nhƣ thế nào vào quá trình phân
chia đó)
- Tƣ duy phân chia: nhiệm vụ → thẩm quyền chi → thẩm quyền thu.
2. Trong tƣơng lai cần quy định quyền yêu cầu của chính quyền địa
phƣơng đƣợc cung cấp tài chính tƣơng xứng với nhiệm vụ và cơ
chế bảo đảm thực hiện quyền này.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 51
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
3. Mục tiêu cải cách hệ thống tài chính địa phƣơng:
- Các yêu cầu về sự đầy đủ, bền vững, ổn định, tăng
trƣởng, tự chủ và khách quan của hệ thống tài chính địa
phƣơng;
- Sự cân bằng lợi ích trong thu và sử dụng các khoản
thuế đã thu;
- Sự thống nhất của hệ thống tài chính địa phƣơng với
chính sách kinh tế, tài chính của quốc gia
- Tính đơn giản, hiệu quả kinh tế của việc thu, quản lý
và sử dụng các khoản thu nhập công trên địa bàn địa
phƣơng.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 52
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
4. So với các đạo Luật NSNN trƣớc đây thì địa vị pháp lý
tài chính hiện nay của xã ít đƣợc bảo đảm hơn về
phƣơng diện điều chỉnh bằng đạo luật → chú ý hơn
quyền lợi theo luật của xã trong lần thay đổi tới của đạo
Luật NSNN.
5. Áp dụng mô hình phân chia trộn lẫn của các nhân tố
phân chia tách và phân chia liên kết trong phân chia các
khoản thu nhập thuế cho cấp xã.
6. Thuế phải chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng các
khoản thu của ngân sách địa phƣơng.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 53
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
6. Chuyển thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh,
thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất thành
thuế thuộc thẩm quyền thu riêng của xã. Cho phép xã
tham gia nhiều hơn vào sự phân chia của các khoản
thuế chung, nhất là các nguồn thu giàu tiềm năng.
7. Chỉnh sửa, bổ sung Luật thuế môn bài về chủ thể chịu
thuế, về thuế suất (tính thuế theo tỷ lệ %).
8. Các khoản bổ sung tài chính tạo thành hệ thống phân
chia phụ: địa phƣơng tham gia vào hệ thống phân chia
chính càng nhiều → càng ít nhu cầu đƣợc bổ sung tài
chính → tự chủ tài chính hơn.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 54
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
9. Xác định chức năng của bổ sung tài chính:
- Làm tăng thêm khối lƣợng tài chính của ngân sách cấp dƣới;
- Giảm bớt sự chênh lệch, nhƣng không đƣợc san bằng hoặc làm
chênh lệch thêm khoảng cách về năng lực thu của các địa phƣơng
(tỉnh, huyện, xã) có cùng hạng;
- Phƣơng tiện để khuyến khích sự phát triển hài hòa, cân đối giữa
các địa phƣơng.
10. Thay thế mô hình bổ sung, cân đối tài chính chỉ chú ý đến nhu
cầu chi tiêu và năng lực thu thực tế của địa phƣơng riêng lẻ bằng
mô hình phân chia định hƣớng vào nhiệm vụ với mục đích cân bằng
và ở mô hình đó tổng thể các địa phƣơng cùng phải đƣợc chú ý.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 55
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
11. Việc phân chia các khoản bổ sung tài chính nên thực hiện theo
trình tự:
- Xác định khối lƣợng tài chính dùng để bổ sung và phân chia cho
tổng thể các địa phƣơng;
- Đánh giá nhu cầu bổ sung;
- Đánh giá năng lực tài chính của từng địa phƣơng;
- Xác định mức độ phân chia cho từng địa phƣơng.
12. Đảm bảo quyền độc lập tƣơng đối của Hội đồng nhân dân các
cấp trong lập, quyết định, phân bổ nguồn thu, chi ngân sách nhà
nƣớc cho cấp dƣới và các phƣơng tiện vật chất, nhân sự cần thiết
để thực hiện tốt chức năng quản lý ngân sách.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 56
III.Kiến nghị về quản lý ngân sách
nhà nƣớc (tiếp)
13. Bỏ HĐND cấp huyện → sửa khái niệm ngân sách địa
phương → hệ thống ngân sách phải được thiết kế lại phù hợp
với điều kiện chính quyền cấp huyện không còn là cấp ngân
sách độc lập.
14. Đối với những khoản chi trực tiếp gắn với nhiệm vụ của
địa phương mà nay đang quy định là nhiệm vụ chi của ngân
sách trung ương sẽ chuyển thành nhiệm vụ chi của ngân sách
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
15. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán NSNN; hoàn
thiện bộ máy thu NSNN; nâng cao năng lực quản lý tài chính
của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính – ngân sách, đặc biệt là
cán bộ tài chính xã, phường;
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 57
16. Đảm bảo tính liên tục của cải cách hệ thống phân
chia, cân bằng thu nhập công.
17. Đảm bảo sự tƣơng thích của cải cách hệ thống phân
chia thu nhập nhà nƣớc với cải cách hệ thống quản lý
hành chính.
18. Các yêu cầu cải cách hệ thống ngân sách địa
phƣơng: tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới trên tất cả
các lĩnh vực.
- Các giải pháp cải cách:
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 58
IV. KẾT LUẬN (tiếp)
+ Giải pháp làm tăng khối lƣợng tài chính của ngân sách địa
phƣơng:
■ Tăng thẩm quyền tham gia của địa phƣơng vào sự phân chia của
các khoản thu ngân sách có tiềm năng thu lớn → sửa đổi Điều 30
và 32 của Luật NSNN.
■ Bổ sung thêm các loại thuế mới vào hệ thống thuế hiện hành,
chẳng hạn: thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế tài nguyên (mới),
thuế bảo vệ môi trƣờng v.v.
■ Tăng thêm tỷ lệ thu nhập công trong tổng sản phẩm quốc dân;
■ Cải tiến công nghệ đánh thuế và tính thuế, ví dụ mở rộng đối
tƣợng chịu thuế đối với một số loại thuế;
■ Chuyển một số loại lệ phí, phí thành thuế;
■ Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc;
■ Nâng cao ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân đối với nghĩa vụ
đóng thuế v.v.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 59
IV. KẾT LUẬN (tiếp)
+ Các biện pháp hạn chế, cản trở sự giảm bớt khối lƣợng ngân
sách trong quá trình thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu:
■ Tăng cƣờng sự kiểm tra và tăng mức hình phạt đối với các trƣờng
hợp trốn thuế, chiếm đoạt thuế của các cá nhân và doanh nghiệp;
■ Đấu tranh chống tham nhũng trong các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng cũng nhƣ trong việc sử dụng tài sản của Nhà nƣớc;
■ Khuyến khích chi tiêu tiết kiệm;
■ Giảm bớt các chi phí trong thu và kiểm tra thu thuế;
■ Giảm bớt sự ƣu đãi quá mức từ thu nhập thuế của một số địa
phƣơng.
14.01.2016 nguyen_isl@yahoo.com 60
CÁM ƠN SỰ THEO DÕI VÀ
TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA HỌC
VIÊN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_phap_luat_nsnn_9625.pdf