Luận văn Đặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của đồng, molipđen lên giống ớt hiểm lai f1 207 đang được trồng ở huyện thanh bình, tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3 1.1. Nguồn gốc, sự phân bố ớt trên thế giới và Việt Nam 3 1.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây ớt .5 1.2.1. Đặc điểm hình thái .5 1.2.2. Phân loại 6 1.3. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và ở Việt Nam 7 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới 7 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ớt ở Việt Nam . 11 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt 12 1.4.1. Trên thế giới . . 12 1.4.2. Ở Việt Nam 14 1.5. Vai trò của phân vi lượng đối với cây trồng . 18 1.5.1. Vai trò của đồng (Cu) 18 1.5.2. Vai trò của Molipđen (Mo) 19 1.6. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu .20 1.6.1. Điều kiện tự nhiên 20 1.6.2. Kinh tế-xã hội 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . . 23 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 2.2. Nội dung nghiên cứu 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu .23 2.3.1. Phương pháp điều tra cơ cấu các giống ớt 24 2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái của cây ớt . 24 2.3.3. Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng 24 2.3.4. Phương pháp thu mẫu để phân tích 26 2.3.5. Phương pháp phân tích mẫu .26 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .28 3.1. Cơ cấu các giống ớt ở huyện Thanh Bình-Đồng Tháp 28 3.2. Đặc điểm thực vật học của các giống ớt .28 3.2.1. Vài nét về các giống ớt 28 3.2.2. Một số đặc điểm về hình thái của ba giống ớt .29 3.2.3. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát triển 32 3.2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá . 32 3.2.3.2. Sự tăng trưởng của quả . 35 3.2 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống ớt .38 3.3. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên giống ớt hiểm lai F1 207 39 3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của ớt 39 3.3.1.1. Lên sự sinh trưởng của thân, lá 39 3.3.1.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên số cành cấp I và chiều dài rễ 42 3.3.1.3.Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của quả .43 3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến một số chỉ tiêu sinh lý .45 3.3.2.1. Cường độ quang hợp .45 3.3.2.2. Cường độ thoát hơi nước 46 3.3.3. Ảnh hưởng của Cu và Mo lên các chỉ tiêu sinh hóa của quả 47 3.3.3.1. Hàm lượng vitamin C 47 3.3.3.2. Hàm lượng b-caroten 47 3.3.3.3. Hàm lượng Capsaicin 48 3.3.4. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 49 3.3.5. Hiệu quả kinh tế 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .54

doc66 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4886 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của đồng, molipđen lên giống ớt hiểm lai f1 207 đang được trồng ở huyện thanh bình, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng ớt tạo nên những vùng ớt có tiếng như Quỳnh Minh, Quỳnh Hội, Quỳnh Hải, An Ấp, An Cầu…[41]. Theo Phòng Kinh tế huyện Mường Khương, hiện cả huyện đã có hẳn 1 HTX trồng ớt với hơn 20 ha, sản lượng ớt thu được hàng năm của HTX này trên 100 tấn/vụ. Sản phẩm ớt quả ở đây có vị thơm ngon, không lẫn với sản phẩm ớt của bất cứ vùng nào, nhất là khi được chế biến thành ớt tương, hoặc ớt ngâm, bởi chúng rất ít bị váng mốc đồng thời sản phẩm giữ được lâu ngày. Năm 2006, có gia đình ở bản Sinh đã thu hoạch hơn 1 tấn ớt quả tươi; bình quân mỗi kg ớt bán 9.000 đồng; như vậy trồng ớt mỗi gia đình có thu nhập không dưới 10 triệu đồng/ năm. Vụ ớt năm nay, ước tính mỗi ha trồng ớt ở bản Sinh sẽ đem lại khoảng 120 triệu đồng. Đến nay, ngoài HTX trồng ớt thì có 32 gia đình nông dân ở bản Sinh đã trồng ớt với quy mô tập trung nhằm phục vụ chế biến tương ớt và bản này còn xuất khẩu ớt quả sang chợ Hà Khẩu (Trung Quốc) [46]. Trong vài năm gần đây Ớt là loại hoa màu cho hiệu quả kinh tế rất cao ở huyện Chợ Gạo. Nổi bật tại xã Bình Ninh có đến 300/400 ha cây ớt, trung bình mỗi ngày xuất bán cho thương lái 30 tấn. Nhờ trồng ớt mà nhiều hộ dân địa phương thoát khỏi cảnh nghèo khó vươn lên làm giàu. Từ năm 2005 trở lại đây, tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có 400 ha ớt thì ở xã Bình Ninh có đến 300 ha ớt. Người trồng ớt ở xã Bình Ninh trúng mùa, được giá là do đa số trồng giống ớt hiểm lai 207 (mà nông dân còn gọi là hai mủi tên đỏ). Do giá ớt luôn ổn định ở mức cao nên diện tích ớt ngày càng được nhân rộng ở địa phương. Mặc dù giá ớt thời gian gần đây dao động từ 8.000đ- 25.000đ/kg, nhưng so với các loại hoa màu khác thì người trồng ớt có thể thu hơn 100 triệu/ha/năm. Như vậy so với các loại hoa màu khác, thì trồng ớt có lãi tăng gấp nhiều lần. Nếu trồng 1,1 ha ớt, năng suất mỗi công ớt đạt từ 1- 1,2 tấn/vụ. Trừ mọi chi phí mỗi năm có thể lãi hơn 100 triệu đồng. Tính ra trồng ớt cho năng suất gấp 10 lần trồng lúa. Theo thống kê của UBND xã Bình Ninh thì hiện tại toàn xã có khoảng 1.000 hộ dân có trồng cây ớt, có hộ trồng 1-2 công, có hộ trồng 5-7 công đến hơn 1ha. Thời gian qua người trồng ớt đều có mức sống từ khá trở lên. Sở dĩ ớt có giá cao là nhờ loại nông sản này đang được thị trường nhiều nước ưa chuộng. Hiện tại trái ớt rất hút hàng, nhất là xuất khẩu sang thị trường các nước: Ấn Độ, Cam-Pu-Chia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…[43]. An Giang trồng ớt thu 30 triệu đồng/công. An Giang là địa phương có vùng chuyên canh cây màu lớn nhất vùng ĐBSCL, trồng tập trung tại các huyện Chợ Mới, Châu Phú, An Phú...Đặc biệt, giống ớt chỉ thiên cho năng suất rất cao và hiện đang trồng nhiều ở huyện An Phú phục vụ cho xuất khẩu qua Campuchia…Giống ớt chỉ thiên lai F1 là giống được một số DN tại TPHCM nhập nội đưa vào sản xuất các năm gần đây cho hiệu quả khá cao. Đây là những giống ớt rất cay, cho năng suất cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, bán trong nước hoặc xuất khẩu qua Campuchia đều được giá [50]. Ở Bến Tre thì trồng giống ớt hiểm lai 207 khoảng 4 năm nay, lợi nhuận qua từng vụ cao gấp 4 lần vụ lúa. Cây trồng được 3,5 tháng bắt đầu thu hoạch trái kéo dài 2 tháng, sản lượng đạt 1 – 1,2 tấn/công đối với cây ớt [47]. 1.5. Vai trò của phân vi lượng đối với cây trồng 1.5.1. Vai trò của đồng (Cu) Nguyên tố vi lượng: là những yếu tố mà cây rau cần một lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Thiếu nguyên tố vi lượng cây phát triển không bình thường, bị nhiễm một số bệnh, do đó làm giảm năng suất và chất lượng [3]. Đối với cây trồng: Vai trò sinh lý của Cu có liên quan chặt chẽ nhất với các quá trình oxy hóa xảy ra trong cơ thể thực vật, là thành phần của nhiều men oxy hóa quan trọng nhất-polyphenoloxydaza, axcocbinoxydaza, laccaza và dehydrogenaza, butyrul co-fecmen A. Ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các quá trình oxy hóa-khử, tác động của đồng trong những phản ứng đó là đặc thù và không thể do nguyên tố nào khác thực hiện được [9]. Cũng đã thấy ảnh hưởng lớn của đồng đối với quá trình quang hợp và đặc biệt là đối với việc hình thành chất diệp lục và đối với tính vững bền của diệp lục, không bị phá hỏng. Đồng cũng tham gia vào quá trình trao đổi hydrat cacbon và prôtêin và tác dụng tích cực đối với tổng hợp các chất prôtêin ở trong cây. Dinh dưỡng thừa đạm đã đẩy mạnh nhu cầu đồng và làm cho những triệu chứng thiếu đồng thêm gay gắt, điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của đồng trong quá trình trao đổi đạm. Trong những điều kiện thích hợp, phân đồng là yếu tố quan trọng để tăng năng suất và cải tiến phẫm chất sản phẩm [19]. Đồng dưới dạng CuSO4 hạn chế được các bệnh như sương mai (Phytophthora capsici), bệnh thoái xốp vi khuẩn (Erwinia spp.) đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv. Vesicatoria) [1]. Đồng là thành phần của các enzyme trong lục lạp, cần thiết để tổng hợp quinone; plastoquianone trong lục lạp bị giảm đồng còn ảnh hưởng đáng kể lên sự hình thành thành phần hóa học của vách tế bào [19]. Khi cây bị thiếu đồng nghiêm trọng, lá bị cuốn cong lại, mép lá có hình dạng không đều, phiến lá có màu lục sáng nổi rõ nhưng gân lá có màu sẫm hơn. Khi bị đói đồng gay gắt hơn, những chồi mới phát triển cũng bắt đầu bị chết dần. Những cành ngoài bị chết trước tiên. Khi đói đồng nhiều, có thể hầu như toàn cây bị chết. Khi bị thiếu đồng trên quả có những u đặc biệt màu nâu đỏ sau đó sẫm lại và cuối cùng chuyển thành màu đen. Phần lớn quả bị rụng, những quả còn lại trên cây thường bị nứt và phẫm chất thử nếm bị giảm nhiều [9]. Đối với ớt: Ngoài vai trò chung đối với cây trồng ở ớt đồng còn làm hạn chế một số bệnh như xoắn lá, chết cây con, thán thư,…Đồng cũng làm tăng việc hình thành diệp lục, tăng cường độ thoát hơi nước, tăng năng suất và chất lượng quả ớt. 1.5.2. Vai trò của Molipđen (Mo) Đối với cây trồng: Molipđen là thành phần cần thiết của tất cả các cơ thể thực vật. Molipđen không chỉ hạn chế ở việc tham gia vào quá trình giữ chặt sinh học đạm khí quyển mà còn thấy cần molipđen cho cả những cây không thuộc bộ Đậu. Bón molipđen đã giải quyết được tình trạng không bình thường trong quá trình trao đổi đạm trong cây, đã góp phần làm giảm lượng chứa đạm nitrat trong đó và làm tăng quá trình tổng hợp các chất prôtêin [9]. Molipđen là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây họ đậu và một vài cây khác. Trong tế bào thực vật molipđen tham gia vào tương tác với lân và có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh tổng hợp axit nuclêic và protêin. Molipđen ảnh hưởng đến phản ứng trao đổi ARN thông tin, do các men thích hợp xúc tác. Khi đó molipden tương tác với lân đồng thời cũng tương tác với những riboxom thực hiện trực tiếp việc sinh tổng hợp protêin, có sự tham gia của ARN và các axit amin hoạt hóa [10]. Chức năng của Mo như là dưỡng chất của cây có liên quan tới sự thay đổi hóa trị và là thành phần kim loại của enzyme (nitrogenase, Nitrate reductase) [19]. Ngoài ra, molipđen cũng tham gia vào quá trình trao đổi hyđrat cacbon, trao đổi các hợp chất lân, vào quá trình tổng hợp chất diệp lục và tổng hợp các vitamin [9]. Thiếu molipđen biểu hiện trước hết ở việc xuất hiện màu vàng lục ở lá, mép lá hẹp cuốn vào và chết dần [9]. Các đốm vàng và hoại tử dọc theo gân chính ở lá trưởng thành và triệu chứng “whiptail” ở lá non [19]. Đối với ớt: Molipđen là nguyên tố cần cho sinh trưởng và phát triển bình thường của những cây không thuộc bộ họ Đậu (ớt) khi trồng chúng trong nguồn đạm amôn, nghĩa là đạm khử. [9]. Molipđen tham gia tổng hợp vitamin và tổng hợp diệp lục làm tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng năng suất và chất lượng ớt. Ngoài ra bón molipđen sẽ giảm được các hiện tượng như mép lá cuốn vào và chết dần, đốm vàng và hoại tử dọc theo gân chính ở lá trưởng thành,... 1.6. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 1.6.1. Điều kiện tự nhiên Địa lý-địa hình: Huyện Thanh Bình là một trong 13 huyện thị, thành và nằm ở phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, huyện nằm ở tả ngạn sông Tiền, nằm giáp ranh với các huyện như: Tam Nông (phía Tây Bắc), Cao Lãnh (phía Đông), Chợ Mới (phía nam), Phú Tân (phía Tây Nam). Tổng diện tích là 341,62km2 (năm 2008) (phần lớn đất liền còn lại là cù lao). Đặc điểm tự nhiên của huyện Thanh Bình khá phức tạp và đa dạng, với 3 vùng khác biệt là: vùng ven (phần đất màu mỡ, phì nhiêu do phù sa bồi đắp), cù lao (phần đất giữa sông Tiền) và vùng sâu (phần đất rộng lớn sâu trũng, sình lầy). CAM PU CHIA Bản đồ tỉnh Đồng Tháp Khí hậu thủy văn : Ở huyện Thanh Bình biểu hiện 2 mùa rõ rệt: mùa khô được tính từ tháng 1 đến tháng 6), mùa nước nổi (được tính từ tháng 7 đến tháng 12). Khí hậu thủy văn tháng 12/2009 đến 03/2010 tại vùng nghiên cứu Ngày Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng ượng mưa (mm) 12/2009 26,60 82,0 265,6 14,2 01/01-10/01/2010 26,15 84,3 74,5 0 11/01-20/01/2010 24,53 84,9 62,6 29,6 21/01-31/01/2010 25,66 85,5 90,6 0,2 01/02-10/02/2010 25,66 86,0 92,7 0 11/02-20/02/2010 26,17 82,9 96,7 0 21/02-28/02/2010 26,95 82,6 72,6 0 01/03-10/03/2010 27,82 81,4 87,7 0 11/03-20/03/2010 27,96 75,4 93,6 0 21/03-31/03/2010 28,50 78,0 78,9 1,2 (Nguồn: Đài khí tượng-thủy văn tinh Đồng Tháp) Đất đai: Đất đai của Đồng Tháp có độ màu mỡ cao, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu xanh, đậu nành…và các cây ăn trái như: xoài, mận, quýt, chuối. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 337.407 ha. Trong tổng số 337.407 ha đất nông nghiệp, thì đất sử dụng trồng cây hàng năm là 226.362 ha, trong đó sử dụng đất lúa 222.144 ha, đất màu và cây công nghiệp hàng năm là 4.218 ha [26]. 1.6.2. Kinh tế-xã hội Điều kiện xã hội: Huyện Thanh Bình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2009 dân số đã tăng lên 164.000 người, mật độ dân số là 459 người / km2, phần lớn cư dân sinh sống ở vùng ven và cù lao, còn ở vùng sâu cư dân thì thưa thớt, tính đến năm 2008 thì về tôn giáo huyện Thanh Bình có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo Việt Nam, Công giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài. Thanh Bình trực thuộc tỉnh Đồng Tháp gồm 13 đơn vị hành chánh (12 xã, 1 thị trấn): Bình Thành, Tân Mỹ, Bình Tấn, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Thạnh, An Phong, Tân Huề, Tân Hòa, Tân Long, Tân Bình, Tân Qưới và trung tâm hành chính thị trấn Thanh Bình. Điều kiện kinh tế: Do huyện Thanh Bình ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cũng có điều kiện thuận lợi trồng các loại cây nông nghiệp và các loại cây hoa màu ngắn ngày. Đối với cư dân vùng cù lao tây thì do phần đất giữa sông Tiền nên đất đai ở đây ngoài việc trồng lúa còn rất thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu như đậu, cà, dưa leo, cà chua, ớt,… CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Ba giống ớt mà chúng tôi nghiên cứu ở Huyện Thanh Bình là ớt hiểm lai F1 207, ớt hiểm lai F1 CN 016 và ớt lai F1 Thái Lan. Cả 3 giống đều cho quả chỉ thiên. Ớt cay (Capsicum frutescens L. var. longum Bailey) tên tiếng Anh là Red pepper, Chili thuộc họ cà Solanaceae. Chọn giống ớt hiểm lai F1 207 để trồng thí nghiệm, nghiên cứu ảnh hưởng của Cu, Mo. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: tại ruộng xã Tân Long huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian: thực hiện từ tháng 10/2009 đến 7/2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra các giống ớt đang được trồng phổ biến tại huyện Thanh Bình – Đồng Tháp. - Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các giống ớt trên: về hình thái (thân, lá, hoa, quả…) qua các giai đoạn sinh trưởng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của Cu, Mo lên các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng và năng suất ớt: Chiều cao cây, kích thước lá, quả, cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, Capsaicin, Vitamin C, b-Caroten. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra cơ cấu các giống ớt Điều tra cơ cấu các giống ớt đang được trồng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp: điều tra số liệu tổng hợp của phòng thống kê nông nghiệp huyện Thanh Bình. 2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái của cây ớt (chiều cao thân, kích thước, số lượng quả, trọng lượng quả) - Tìm hiểu những đặc tính sinh học và nông học của các giống ớt đang nghiên cứu bằng phương pháp mô tả. - Xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, kích thước lá, số lượng quả, kích thước quả, trọng lượng 1000 quả và năng suất bằng phương pháp cân đo, đong, đếm thông thường đếm thông thường. 2.3.3. Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng - Bố trí thí nghiệm: phân bố trồng theo lô (luống) một cách ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. - Diện tích mỗi lô thí nghiệm: (0,6 m x 15m) = 9m2. Giữa các lô có rảnh ngăn cách. - Tổng diện tích thí nghiệm 250 m2 - Số nghiệm thức: (3P1, 2, 3 x 3C1, 2, 3 x 3R) + 3 C0P0 = 30 - Mỗi nguyên tố sẽ thí nghiệm theo 3 nồng độ khác nhau để tìm nồng độ thích hợp. - Thời gian phun: 20 ngày sau khi trồng, 30 ngày, phun lên lá khi ra hoa. - Hổn hợp Đồng và Molipđen cũng giống như trên. - Chế độ phân bón khác nhau và chăm sóc như nhau. P : tên phân vi lượng P0: không có Cu, Mo P1: Mo P2: Cu P3: Mo + Cu C: nồng độ C0: không bón vi lượng (đối chứng). C1: Cu (0,02%); Mo (0,01%) C2: Cu (0,03%); Mo (0,02%) C3: Cu (0,04%); Mo (0,03%) 0,5 m SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHỆM 0,3 m Kí hiệu: Repliation (R): lặp lại Lô thí nghiệm R I R II R III Lô 1 (đối chứng) C0 P0 C0 P0 C0 P0 Lô 2 (Mo 0,01%) C1 P1 C1 P1 C1 P1 Lô 3 (Cu 0,02%) C1 P2 C1 P2 C1 P2 Lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%) C1 P3 C1 P3 C1 P3 Lô 5 (Mo 0,02%) C2 P1 C2 P1 C2 P1 Lô 6 (Cu 0,03%) C2 P2 C2 P2 C2 P2 Lô 7 (Mo 0,02% + Cu 0,03%) C2 P3 C2 P3 C2 P3 Lô 8 (Mo 0,03%) C3 P1 C3 P1 C3 P1 Lô 9 (Cu 0,04%) C3 P2 C3 P2 C3 P2 Lô 10 (Mo 0,03% + Cu 0,04%) C3 P3 C3 P3 C3 P3 a. Chỉ tiêu theo dõi: - Đặc tính sinh trưởng: Đo chiều cao cây, chiều dài lá, số lượng và màu sắc lá, cường độ quang hợp, cường độ hô hấp sau 7 ngày phun; chiều dài quả, trọng lượng quả và độ màu quả. - Thời gian sinh tưởng (ngày) - Năng suất thực tế (tấn / ha) - So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức b. Phương pháp phân tích thống kê: Các số liệu thí nghiệm được phân tích phương sai và phép thử Ducan để so sánh giá trị trung bình giữa các nghiệm thức. 2.3.4. Phương pháp thu mẫu để phân tích a. Thu mẫu lá Với mỗi giai đoạn, mẫu lá được thu theo các ô là điểm giao nhau của các đường chéo và đường vuông góc hình chữ nhật. Các mẫu lá được lấy ở vị trí lá thú 4-5 trên thân chính hoặc trên cành tính từ ngọn trở xuống, cho vào túi nilon, mang về nhà, phòng thí nghiệm và phân tích ngay các chỉ tiêu sinh lý của lá. b. Thu mẫu quả Mẫu quả được thu theo các ô là điểm giao nhau của các đường chéo và đường vuông góc hình chữ nhật. Quả được thu ngẫu nhiên theo từng giai đoạn. Mẫu quả thu được mang về phòng thí nghiệm và xác định ngay các chỉ tiêu về quả. 2.3.5. Phương pháp phân tích mẫu a. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng - Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của lá: + Số lượng lá: dùng phương pháp đếm thông thường. + Chiều dài, chiều rộng lá: dùng thước mét đo. - Chỉ tiêu về hoa: Quan sát hoa trực tiếp trên cây và mô tả đặc điểm cấu tạo. - Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của quả: + Đường kính, chiều dài quả: dùng thước kẹp Panmer hiện số. + Khối lượng quả: dùng cân điện tử và cân đồng hồ. b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý - Xác định cường độ quang hợp theo phương pháp nửa lá - Xác định cường độ thoát hơi nước theo phương pháp cân nhanh [13], [14]. - Xác định sự sinh trưởng tương đối của quả (S%) theo công thức của Blecman (1986): Trong đó: S là sự sinh trưởng tương đối của quả theo %. W0 là khối lượng (hoặc kích thước) quả lúc bắt đầu đo. Wt là khối lượng (kích thước, thể tích) quả tại thời điểm t [13], [14]. c. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa sinh - Xác định hàm lượng Vitanin C theo phương pháp dược điển Liên Xô có cải tiến [5]. - Xác định hàm lượng b-Caroten bằng phương pháp phân tích: H/QT/19.13.02. Thiết bị phân tích chính: Hệ thống HPLC. + Điều kiện chạy máy HPLC: Cột C18 (150mm x 4,6mm x 5micromet), nhiệt độ 30oC, pha động: Acetonitril: Methanol (có 50 mM CH3COONH4): diclomethan, tốc độ dòng: 1ml/phút, Detector: UV-VIS hoặc PDA bước sóng 450 nm. + Tính kết quả: X(mg/100g) = Cm x V x k/10 x m Trong đó: V là thể tích dịch chiết chạy máy (ml). Cm: Nồng độ b-Caroten trong dịch chiết mẫu tính theo đường chuẩn (mg/ml) m: Khối lượng mẫu phân tích (g). X: Hàm lượng b-Caroten trong mẫu (mg/100g). k: Hệ số pha loãng nếu có. *Qui trình phân tích mẫu: Mẫu → Ethanol → Đồng nhất → Hexan → Lắc → Làm khô → Định mức ISO propanol → HPLC pha động Acetonitril: chloroform. - Xác định hàm lượng Capsaicin bằng phương pháp phân tích: H/QT/19.13.02. Thiết bị phân tích chính: Hệ thống HPLC. *Qui trình phân tích mẫu: Mẫu → Ethanol → Lắc, lọc → chạy HPLC với Acetonitril: H20 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được xử lý dựa trên phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm Excell 2003 trên máy vi tính cá nhân. Số liệu của lần lấy cuối cùng được kiểm tra độ tin cậy theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance) hoặc t-test [13], [20]. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ cấu các giống ớt ở huyện Thanh Bình-Đồng Tháp Ớt là một trong những cây của người dân, cho sản lượng cao giúp dân thoát nghèo. Năm 2009 diện tích trồng ớt ở huyện Thanh Bình là 343,8 ha, chiếm 9,82% tổng diện tích hoa màu 3.500 ha, năng suất bình quân 227,97 tạ/ha với sản lượng 7160 tấn/ha. Chủ yếu trồng nhiều vào vụ Đông – Xuân, được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ớt huyện Thanh Bình từ năm 2005 - 2009 Năm Mùa Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn/ha) 2005 Đông – Xuân 318 224,83 7150 Hè – Thu 164 257,84 4229 Thu – Đông 25 153,60 384 2006 Đông – Xuân 286,2 195,9 5607 Hè – Thu 146 235,1 3432 Thu – Đông 22 262 576 2007 Đông – Xuân 323 250,9 8105 Hè – Thu 188 257,7 4844 2008 Đông – Xuân 489,9 215,6 10563 Hè – Thu 412 230,8 9509 2009 Đông – Xuân 544,3 217,07 11815 Hè – Thu 440 235,84 8579 Thu – Đông 47 231 1086 (Nguồn: phòng thống kê huyện Thanh Bình) 3.2. Đặc điểm thực vật học của các giống ớt 3.2.1. Vài nét về các giống ớt - Giống hiểm lai F1 207 + Nguồn gốc: Đơn vị nhập khẩu: CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG 62A Tỉnh lộ 763, Ấp I xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Xuất xứ: Indonesia + Phân loại: thuộc loài Capsicum frutescens L. var. longum Bailey + Những đặc điểm khác: Tỷ lệ nẩy mầm: 85%; độ sạch: 99%; ẩm độ: 10%; thời hạn sinh trưởng: 75 ngày sau khi gieo cho thu hoạch lứa đầu tiên; thời vụ: quanh năm; mật độ trồng: Hàng đơn: hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,5-0,6m. Hàng kép: 2 hàng kép cách nhau từ 1,4-1,6m, cây cách cây trên hàng 0,5-0,6m. - Giống hiểm lai F1 CN 016 + Nguồn gốc: Đơn vị nhập khẩu: CÔNG TY CHÁNH NÔNG 846 HƯNG PHÚ NỐI DÀI, P. 10, Q. 8 TP.HCM. + Phân loại: thuộc loài Capsicum frutescens L. var. longum Bailey + Những đặc điểm khác: Tỷ lệ nẩy mầm: 80%; độ sạch: 97%; ẩm độ: 10%; thời hạn sinh trưởng: 90-95 ngày sau khi gieo cho thu hoạch lứa đầu tiên; thời vụ: quanh năm; mật độ trồng: Hàng cách hàng 1,2m. Cây cách cây 0,5m - Giống ớ lai F1 Thái Lan + Nguồn gốc: Đơn vị nhập khẩu: CÔNG TY TNHH TM Đại Địa Xuất xứ: Thái Lan. + Phân loại: thuộc loài Capsicum frutescens L. var. longum Bailey + Những đặc tính chủ yếu: Tỷ lệ nẩy mầm 80%; độ sạch: 99%; ẩm độ: 10%; thời hạn sinh trưởng: 75-80 ngày sau khi gieo cho thu hoạch lứa đầu tiên; thời vụ: quanh năm; mật độ trồng: Hàng cách hàng 1,2-1,4m. Cây cách cây 0,4-0,5m. 3.2.2. Một số đặc điểm về hình thái của ba giống ớt Về mặt hình thái của ba giống ớt thì có hình dạng lá, màu sắc hoa giống nhau. Hai giống ớt hiểm lai F1 có nhiều điểm giống nhau hơn so với giống F1Thái Lan. Về lá: Cả ba giống đều có lá hình lông chim nhưng màu lá ớt F1Thái Lan xanh đậm hơn. Về hoa: Hoa của mỗi giống có từ 5- 6 cánh, bằng số nhị (5-6), cánh hoa màu trắng, nhị lúc mới nở màu tím xanh và chuyển sang màu nâu đen khi tàn. Hoa mọc đơn hoặc đôi và chỉ thiên. Về quả: ớt F1Thái Lan có quả to, thẳng, còn hai giống hiểm lai F1CN 016 và F1207 cho quả nhỏ. Cả ba giống đều cho quả chỉ thiên. Kết quả đều tra về hình thái của ba giống ớt được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của ba giống ớt lai F1 Ớt cay (Capsicum frutescens L. var. longum Bailey) TT Đặc điểm Ớt hiểm lai F1 207 Ớt hiểm lai F1 CN 016 Ớt lai F1 Thái Lan 1 Rễ Có rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và phát triển thành rễ chùm. Có rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và phát triển thành rễ chùm. Có rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và phát triển thành rễ chùm. 2 Lá Lá mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình lông chim, phiến lá nhọn ở đầu. Lá ngắn màu xanh nhạt, không có lông. Lá mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình lông chim, phiến lá nhọn ở đầu. Lá ngắn màu xanh nhạt, không có lông. Lá mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình lông chim, phiến lá nhọn ở đầu. Lá dài màu xanh đậm, không có lông. 3 Hoa Lưỡng tính, mọc đơn hoặc mọc kép . Hoa nhỏ, kiểu đính hoa chỉ thiên. Tràng hoa có 5 – 6 cánh màu trắng. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Khi mới nở nhụy và nhị màu tím nâu sau đó chuyển sang màu đen nâu. Bên trong cánh có lỗ hoa tiết mật. Lá đài nhỏ và hẹp, nhọn. Lưỡng tính, mọc đơn hoặc mọc kép. Hoa nhỏ, kiểu đính hoa chỉ thiên. Tràng hoa có 5 – 6 cánh màu trắng. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Khi mới nở nhụy và nhị màu tím nâu sau đó chuyển sang màu đen nâu. Bên trong cánh có lỗ hoa tiết mật. Lá đài nhỏ và hẹp, nhọn. Cũng là hoa lưỡng tính, mọc đơn hoặc mọc kép. Hoa nhỏ, kiểu đính hoa chỉ thiên. Tràng hoa có 5 – 6 cánh màu trắng. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Khi mới nở nhụy và nhị màu tím nâu sau đó chuyển sang màu đen nâu. Bên trong cánh có lỗ hoa tiết mật. Lá đài nhỏ và hẹp, nhọn. 5 Quả Quả thường đơn độc trên từng nách lá, quả ngắn, chỉ thiên, màu xanh nhạt chuyển sang màu đỏ khi chín. Bề mặt quả hơi gợn sóng. Quả đơn độc trên từng nách lá, ngắn, chỉ thiên, màu xanh nhạt chuyển sang màu đỏ khi chín. Bề mặt quả hơi gợn sóng. Quả đơn hoặc đôi trên từng nách lá, dài, chỉ thiên, màu xanh đậm chuyển sang màu đỏ khi chín. Bề mặt quả phẳng. 6 Thân Khi còn non thân có màu xanh nhạt, về già phần gốc thân chính hóa gỗ, màu nâu. Cao khoảng 60 – 90 cm Khi còn non thân có màu xanh nhạt, về già phần gốc thân chính hóa gỗ, màu nâu. Cao khoảng 35- 60 cm Khi còn non thân có màu xanh đậm, về già phần gốc thân chính hóa gỗ, màu nâu. Cao khoảng 60 – 100 cm 7 Tổng TGST 75 ngày 90-95 ngày 75-80 ngày 3.2.3. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát triển 3.2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá Sự sinh trưởng của thân và lá có tính chất giai đoạn và không đều. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có mức tăng trưởng nhanh hay chậm. Mặt khác các giống ớt khác nhau cũng có sự sinh trưởng khác nhau. Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, điều kiện chăm sóc, yếu tố di truyền…Kết quả theo dõi sự sinh trưởng của thân và lá về một số chỉ tiêu được phản ánh ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá Giai đoạn đo Thân Thông số Lá Chiều cao (cm) Phiến lá Dài (cm) Rộng (cm) Giai đoạn cây con Hiểm lai F1 207 9,4 0,89 4,54 0,45 1,80 0,34 Hiểm lai F1 CN 016 8,5 0,72 4,50 0,67 1,70 0,35 F1 Thái Lan 9,6 0,71 4.62 0,44 1,88 0,32 Giai đoạn 28 ngày trồng Hiểm lai F1 207 34,4 0,63 8,38 0,47 4,00 0,59 Hiểm lai F1 CN 016 32,7 0,65 8,00 0,15 3,50 0,23 F1 Thái Lan 36,0 0,68 9,50 0.34 4,33 0,54 Giai đoạn Ra hoa Hiểm lai F1 207 68,6 0,34 9,20 0,58 4,20 0,48 Hiểm lai F1 CN 016 60,4 0,36 8,24 0.26 3,70 0,45 F1 Thái Lan 70,8 0,33 11,10 0,52 5,20 0,47 Giai đoạn quả chín Hiểm lai F1 207 68,8 0,26 8,20 0,17 4,00 0,28 Hiểm lai F1 CN 016 60,8 0,38 7,74 0.16 3,50 0,25 F1 Thái Lan 71,5 0,34 9,70 0, 23 5,0 0,47 Động thái về sự sinh trưởng của thân được thể hiện qua biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Sự biến động chiều cao cây Qua biểu đồ 1 ta thấy: chiều cao cây tăng nhanh chóng vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Điều này phù hợp với sự phát triển có tính quy luật: đây là thời kỳ sinh trưởng và phát triển sinh dưỡng, đẩy mạnh các hoạt động sống như trao đổi chất và năng lượng, nhiều hoạt động sinh lý mạnh mẽ như cường độ hô hấp tăng, cường độ quang hợp tăng do đó kéo theo sự sinh trưởng mạnh của chiều cao cây. Đặc biệt vào giai đoạn 3 (cây ra hoa) chiều cao thân của ớt tăng lên nhanh chóng, F1 CN 016 tăng 1,8 lần, F1 207 tăng 2 lần, F1 Thái Lan tăng 2 lần, trong đó chiều cao thân ớt F1 Thái Lan và F1 207 cao hơn F1 CN 016. Điều này cho ta thấy sự phù hợp giữa thời điểm ra hoa với các hoạt động sinh lý của cây. Đây là thời điểm mà nhu cầu về ánh sáng cao để nhận được lượng ánh sáng lớn nhất. Đến giai đoạn 4 về sau thì chiều cao cây ổn định không thay đổi nhiều, điều này có thể giải thích là do thời kỳ này các hoạt động sinh lý của cây tập trung cho sinh sản. Đối với sự sinh trưởng của lá chúng tôi nhận thấy: ba giống ớt có hình dạng giống nhau nhưng kích thước lá của giống F1 Thái Lan dài hơn F1 207, lá F1 CN 016 ngắn nhất. Sự khác nhau này được thể hiện rõ qua biểu đồ 2. Biểu đồ 2. Sự biến động chiều dài lá Qua biểu đồ 2 ta nhận thấy: Chiều dài lá tăng nhanh vào các giai đoạn đầu từ lúc cây con đến khi cây ra hoa thụ phấn được 10 ngày. Chiều dài của lá ớt F1 Thái Lan tăng từ 4.62-11,10cm. Chiều dài của lá ớt F1 tăng từ 4,54-9,20 cm và ớt F1 CN 016 tăng từ 4,50-8,24cm. Chiều dài lá có xu hướng tăng lên, kéo theo sự tăng khả năng thu nhận ánh sáng giúp tăng cường hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ứng với giai đoạn mà hoạt động sống của cây tăng lên mạnh mẽ nhất. Tuy vậy, ta thấy rất rõ rằng, theo thời gian từ khi bắt đầu ra hoa đến khi gần thu hoạch thì chiều dài lá có sự giảm dần. Sở dĩ có sự giảm dần của chiều dài là do ở các giai đoạn sau khi quả lớn dần theo thời gian, các lá trưởng thành sẽ dần già đi, héo, khô và trở thành các lá gốc. Trong khi đó các lá ở gần quả sẽ trưởng thành và thay thế các lá già héo. Các lá mới này không có sự tăng về chiều dài nữa nhưng số lượng lá nhiều. Bởi vì trong các giai đoạn sau thì các hoạt động sinh lý mà nhất là quang hợp vẫn còn diễn ra khá mạnh để tổng hợp các chất dinh dưỡng, tích lũy chất khô trong quả. Cũng như chiều dài lá, chiều rộng lá cũng có sự biến đổi qua các giai đoạn khác nhau và được phản ánh qua biểu đồ 3. Biểu đồ 3. Sự biến động của chiều rộng lá Qua biểu đồ ta thấy chiều rộng lá ớt F1 Thái Lan lớn nhất, tăng mạnh từ giai đoạn cây non đến khi cây ra hoa. Trong giai đoạn này, hoạt động sinh lý của cây tăng cao (quang hợp, hô hấp tăng) tỉ lệ thuận với sự tăng chiều rộng lá để thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, tổng hợp nhiều chất khô giúp cho sự sinh trưởng của cây. Sau giai đoạn 3 thì chiều rộng lá của ba giống ớt nhỏ lại vì hoạt động sinh lý, nhu cầu tổng hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng của cây vẫn còn nhưng không mạnh như ở giai đoạn 3. Qua đó ta cần phải chú ý đặc điểm sinh trưởng của lá ở từng giai đoạn sinh trưởng (nhất là các giai đoạn 2, 3) và kịp thời bổ sung phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây để đạt được chỉ số cao về chiều dài và chiều rộng lá. Nếu như ta cung cấp kịp thời, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn sinh trưởng mạnh và hoạt động sinh lý mạnh thì sẽ làm tăng năng suất của sản phẫm. 3.2.3.2. Sự tăng trưởng của quả Sau khi thụ phấn đến khi quả chín thì kích thước, khối lượng quả không ngừng tăng lên, song sự sinh trưởng của quả có tính chất giai đoạn, có thời kỳ sinh trưởng nhanh, có thời kỳ sinh trưởng chậm. Từ kết quả theo dõi sự sinh trưởng của quả từ giai đoạn 4 đến giai đoạn 6 được trình bày trong bảng 3.4 và được minh họa trong các biểu đồ 4,5,6 cho ta thấy: sự sinh trưởng của quả diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn 4 đến giai đoạn 5- giai đoạn 30 ngày, lúc quả chín tăng trưởng chậm. Lúc quả chín so với giai đoạn 10 ngày là giống F1 CN 016 tăng 1,2 lần, F1 207 tăng 1,3 lần, F1 Thái Lan tăng 1,4 lần. Trong đó sự tăng trưởng diễn ra sớm hơn ở giống F1 Thái Lan. Bảng 3.4. Sinh trưởng của quả Giai đoạn đo Chiều dài quả (mm) Đường kính quả (mm) Khối lượng quả (g) l S% d S% m S% Giai đoạn 10 ngày sau thụ phấn Hiểm lai F1 CN 016 32,8 5,1 0,54 Hiểm lai F1 207 30,5 5,8 0,57 F1 Thái Lan 34,5 5,5 0,54 Giai đoạn 30 ngày sau thụ phấn Hiểm lai F1 CN 016 40,2 22,56 8,1 58.82 0,88 62,96 Hiểm lai F1 207 41,0 34,43 8,1 39,66 1,22 114,04 F1 Thái Lan 48,0 39,13 8,0 45,45 1,26 133,33 Giai đoạn quả chín Hiểm lai F1 CN 016 42,0 28,05 8,2 60,78 1,25 131,48 Hiểm lai F1 207 43,3 41,97 8,4 44,83 1,27 122,81 F1 Thái Lan 52,5 52,17 9,8 78,18 2,47 357,41 S%: tốc độ sinh trưởng tương đối của giai đoạn sau so với giai đoạn trước Biểu đồ 4: Sự tăng trưởng chiều dài quả Biểu đồ 5: Sự tăng trưởng đường kính quả Biểu đồ 6: Sự tăng trưởng khối lượng quả Sự tăng trưởng mạnh từ giai đoạn quả 10 ngày đến 30 ngày, chậm và gần như ngừng vào giai đoạn quả chín, điều này cũng phù hợp với quy luật của sự tăng trưởng về quả. Theo chúng tôi, sự sinh trưởng diễn ra nhanh ở giai đoạn đầu là do sự phân chia mạnh làm tăng số lượng tế bào, sự tăng về thể tích và các khoảng gian bào cùng với sự tổng hợp các chất. Còn giai đoạn cuối chủ yếu diễn ra quá trình tổng hợp và chuyển hóa giữa các chất dẫn đến giai đoạn quả chín. Kết quả ở bảng 3.4 chúng tôi thấy rằng: chiều dài và đường kính quả đã ảnh hưởng tới khối lượng quả. Ớt F1 207 và F1 CN 016 quả ngắn, đường kính nhỏ, F1 Thái Lan quả to, đường kính lớn tỉ lệ thuận với khối lượng quả. Ớt F1 Thái Lan cho quả lớn nhất 2,47g/quả. 3.2 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của ba giống ớt Kết quả theo dõi về một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất của ba giống ớt: ớt F1 Thái Lan, ớt F1 207, ớt F1 CN 016 trong vụ Đông Xuân 2009-2010 tại huyện Thanh Bình được trình bày ở bảng 3.5 Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của ba giống ớt Giống Chiều cao cây (cm) Số cành cấp I Chiều dài quả (mm) Đường kính quả (mm) Khối lượng quả (g) Số quả/cây (quả) Năng suất (g/cây) Năng suất (tấn/ha) Thời gian sinh trưởng (ngày) Hiểm lai F1 CN 016 60,8 5,72 40,2 8,8 1,25 380,16 475,2 9,0 90-95 Hiểm lai F1 207 68,8 6,40 43,3 8,4 1,27 468,84 595,43 11,3 75 F1 Thái Lan 71,5 7,64 52,5 9,8 2,47 215 531,05 10,0 75-80 Biểu đồ 7. Số lượng quả và năng suất (g/cây) Biểu đồ 8. Năng suất của ba giống ớt Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: ớt F1 CN 016 do quả nhỏ trái lại ít nên năng suất thu hoạch thấp hơn ớt F1 207 tuy quả nhỏ nhưng số lượng trái nhiều vì vậy cho năng suất cao, còn ớt F1 Thái Lan quả to số lượng trái ít năng suất thấp hơn ớt F1 207. 3.3. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên giống ớt hiểm lai F1 207 3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của cây ớt 3.3.1.1. Lên sự sinh trưởng của thân, lá Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.6 cho thấy chiều cao cây, kích thước lá, số cành cấp I, chiều dài rễ đều tăng so với lô đối chứng C0 P0 . Trong đó chiều cao cây, chiều dài rễ tăng nhiều ở lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02% ), lô 3 (Mo 0,02%) và lô 8 (Mo 0,03%) tăng nhiều về kích thước lá, lô 8 (Mo 0,03%) tăng số cành cấp 1. Từ đó cho thấy khi bón Cu 0,02%, Mo 0,03% là tốt nhất, Hổn hợp Mo 0,01% + Cu 0,02% là tốt nhất. Tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chăm sóc, thời tiết khí hậu tự nhiên ở các giai đoạn. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của thân và lá ớt Giai đoạn và lô thí nghiệm Thân Phiến lá Cành cấp I (số cành) Chiều dài rễ (cm) Chiều cao (cm) Dài (cm) Rộng (cm) Giai đoạn 1 1 32,44 0,73 8.75 0,87 4,48 0,69 4,47 7,17 2 36,78 0,98 9,12 0,65 4,47 0,57 5,77 9,67 3 36,00 0,87 9,25 0,55 4,31 0,35 5,73 8,57 4 39,00 0,71 9,36 0,58 4,59 0,73 5,78 9,00 5 36,81 0,78 9,28 0,80 4,38 0,73 5,22 8,67 6 36,44 0,73 9.11 0,58 4,20 0,63 5,11 8,33 7 36,11 1,05 9,11 0,89 4,28 0,63 5,33 8,67 8 33,78 0,83 9,26 0,91 4,56 0,64 4,78 8,00 9 34,56 0,88 8,89 0,99 4,44 0,44 4,88 8,67 10 34,44 1,01 9,00 0,75 4,20 0,43 4,53 9,00 Giai đoạn 2 1 54,00 1,20 8,56 0.88 4,17 0,38 5,86 11,00 2 54,13 1,25 9,89 0,74 4,47 0,67 6,50 15,50 3 60,13 1,04 9,56 0,95 4,20 0,48 7,13 14,00 4 61,75 1,39 9,50 0,87 4,30 0,50 7,00 15,60 5 64,75 1,39 9,39 0,42 4,39 0,49 6,38 14,33 6 57,50 0,93 9,94 1,33 4,60 0,64 7,00 15,00 7 59,38 1,06 9,94 0,92 4,50 0,27 7,25 15,00 8 53,88 0,83 9.42 1,75 4,06 0,77 6,63 12,00 9 58,00 1,28 10,17 1,15 4,83 0,56 7,43 13,00 10 55,00 1,19 10,00 0,67 4,50 0,43 6,38 14,00 Giai đoạn 3 1 66,25 1,28 8,25 0,85 3,88 0,48 6,40 14,67 2 71,88 1,41 8,67 0,93 4,25 0,29 7,00 16,33 3 69,88 1,24 8,50 1,29 4,38 0,75 7,50 15,67 4 81,63 1,30 8,63 0,48 4,13 0,25 7,80 17,00 5 78,75 1,39 8,63 1,70 4,25 0,29 7,00 15,00 6 74,38 1,30 8,63 1,11 4,00 0,41 7,83 16,00 7 71,88 1,36 8,08 0,82 3,63 0,48 8,00 16,67 8 73,13 0,99 8,88 0,63 4,18 0,24 8,67 16,67 9 71,63 1,19 8,38 0,65 3,88 0,48 8,20 15,00 10 67,25 1,04 8,38 1,11 3,75 0,29 6,50 15,42 Biểu đồ 9. Chiều cao thân cây ớt Biểu đồ 10. Chiều dài phiến lá ớt Biểu đồ 11. Chiều rộng của phiến lá 3.3.1.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên số cành cấp I và chiều dài rễ Biểu đồ 12. Số cành cấp I Biểu đồ 13. Chiều dài rễ Từ bảng 3.6 và biểu đồ 12, 13 cho thấy số cành và chiều dài rễ tăng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Kết quả ở các lô thí nghiệm đều lớn hơn đối chứng, 3.3.1.3. Ảnh hưởng của Cu, Mo lên sự sinh trưởng của quả Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Cu và Mo lên sự sinh trưởng của quả ớt Chiều dài quả Đường kính quả Khối lượng quả Giai đoạn (mm) (mm) (g) và lô thí nghiệm l S% d S% m S% Giai đoạn 1 26,06 100 5,01 100  0,31 100 (10 ngày 2 30,37 116,54 5,37 107,19 0,38 122,58  sau khi 3 31,43 120,60 5,40 107,78 0,38 116,13 thụ phấn) 4 33,00 126,63 5,70 113,77 0,53 170,97 5 29,30 112,43 5,43 108,38 0,47 151,61 6 31,03 119,07 5,36 106,99 0,36 116,13 7 28,10 107,83 5,20 103,79 0,40 129,03 8 31,06 119,19 5,06 101.00 0,47 151,61 9 27,70 106,29 5,53 110,38 0,51 164,52 10 29,73 114,08 5,33 106,39 0,38 122,58 1 37,78 100 7,70 100 1,21 100 Giai đoạn 2 42,20 111,70 9,03 117,27 1,32 109,09 (30 ngày 3 40,07 106,06 8,33 108,18 1,29 106,61 sau khi 4 45,07 119,30 8,34 108,18 1,42 117,36 thụ tinh) 5 40,67 107,65 8,00 103,90 1,26 104,13 6 41,33 109,40 8,10 105,20 1,35 111,57 7 42,00 111,17 8,00 103,90 1,25 103,31 8 40,03 105,96 7,77 101,00 1,28 102,48 9 40,07 106,06 7,73 100,39 1,27 104,96 10 38,30 101,38 7,70 100,65 1,34 110,74 Giai đoạn 1 43,33 100 8,40 100 1,27 100 (quả chín) 2 48,70 112,39 9,50 113,10 1,38 116,54 3 47,80 110,32 9,83 117,02 1,47 117,32 4 49,03 113,16 9,70 115,48 1,44 119,69 5 44,05 101,66 8,60 101,79 1,36 101,57 6 44,24 102,10 9,37 111,55 1,45 111,02 7 45,53 105,08 9,05 107,74 1,37 107,87 8 46,33 106,92 9,73 115,33 1,34 114,96 9 45,03 103,92 9,07 107,98 1,42 111,02 10 45,80 105,70 9,23 109,88 1,41 112,60 Biểu đồ 14. Chiều dài quả Biểu đồ 15. Đường kính quả Biểu đồ 16. Khối lượng quả Từ bảng 3.7 nhận thấy chiều dài, đường kính và khối lượng quả đều, tăng so với đối chứng (C0P0) . tăng mạnh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 3 ít tăng. Trong đó giai đoạn 3 tăng mạnh ở lô 2 (Mo 0,01%), lô 3 (Cu 0,02%) và lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%). Thích hợp nhất là lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%), chiều dài quả tăng 13,15%, đường kính tăng 15,48% và khối lượng quả tăng 122,05% so với đối chứng. 3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến một số chỉ tiêu sinh lý 3.3.2.1. Cường độ quang hợp Quang hợp là quá trình quan trọng trong đời sống của cây, nó quyết định phần lớn tới năng suất cây trồng. Chính vì vậy cường độ quang hợp là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng tích lũy chất khô hay khả năng đồng hóa CO2 theo thời gian của cây. Kết quả nghiên cứu về cường độ quang hợp của cây qua 3 giai đoạn được trình bày ở bảng 3.8, nhận thấy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 cường độ quang hợp ở các nghiệm thức khác nhau thì có kết quả khác nhau và đều lớn hơn đối chứng từ 34,56%-67,65%. Cường độ quang hợp tăng mạnh ở giai đoạn 3. Đây là giai đoạn cây ra hoa cần tăng cường các hoạt động sống như quá trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp để tăng trưởng về chiều cao, kích thước của cơ thể và sự sinh trưởng của các cơ quan sinh sản. Trong đó ở giai đoạn 3: lô 9 Cu 0,04% (96,32%), lô 2 Mo 0,01% (108,09%), lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%) tăng nhiều nhất (167,65%) so với đối chứng, do tổng hợp diệp lục tăng dẫn đến tăng cường độ quang hợp. Như vậy trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ớt thì cường độ quang hợp tăng dần từ giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Cu và Mo lên một số chỉ tiêu sinh lý Giai đoạn và lô thí nghiệm Cường độ qh (mg chất khô /dm2 lá) Cường độ thoát hơi nước (g/dm2 / h) S% S% Giai đoạn 1 1 0,097 100 0,187 100 2 0,186 191,75 0,456 243,85 3 0,168 173,20 0,369 197,33 4 0,123 126,80 0,475 254,01 5 0,109 112,37 0,367 196,26 6 0,173 178,35 0,509 272,19 7 0,191 196,91 0,624 333,69 8 0,104 107,22 0,485 259,36 9 0,181 124,74 0,375 200,53 10 0,163 168,04 0,265 141,71 Giai đoạn 2 1 0,113 100 0,381 100 2 0,203 179,65 0,508 133,33 3 0,207 183,19 0,404 106,04 4 0,152 134,51 0,520 136,48 5 0,170 150,44 0,532 139,63 6 0,178 157,52 0,633 166,14 7 0,213 188,50 0,661 173,49 8 0,137 121,24 0,675 177,17 9 0,198 175,22 0,774 203,15 10 0,176 155,75 0,398 104,46 Giai đoạn 3 1 0,136 100 0,391 100 2 0,283 208,09 0,520 132,99 3 0,227 166,91 0,642 164,19 4 0,364 267,65 0,921 235,55 5 0,198 145,59 0,577 147,57 6 0,206 151,47 0,770 196,93 7 0,290 213,24 0,910 232,74 8 0,251 184,56 0,723 184,91 9 0,267 196,32 0,911 231,99 10 0,183 134,56 0,569 145,52 3.3.2.2. Cường độ thoát hơi nước Quá trình thoát hơi nước của thực vật về bản chất là quá trình bay hơi vật lý và phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố ngoại cảnh. Bên cạnh đó, nó cũng được điều chỉnh bởi các quá trình sinh lý và có liên quan mật thiết với các hoạt động sinh lý của cây. Nhờ có sự thoát hơi nước, cây có thể thu nhận khí CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp và cũng chính nhờ sự thoát hơi nước mà nó tác động nhiều đến quá trình hút, vận chuyển nước của cây. Quá trình thoát hơi nước tham gia điều hòa nhiệt cho lá, tham gia vào quá trình thu nhận khoáng của cây. Quá trình thoát hơi nước cũng có sự thay đổi mang tính chất giai đoạn trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, việc nghiên cứu cường độ thoát hơi nước là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu chúng có thể biết quy luật hoạt động sinh lý của cây. Từ đó có thể đề ra hoạt động canh tác, trồng trọt thích hợp để nâng cao năng suất và phẫm chất cây trồng. Cường độ thoát hơi nước thể hiện ở bảng 3.8 cho thấy trong quá trình sinh trưởng của cây ớt, cường độ thoát hơi nước tăng nhanh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Lúc ra hoa tăng từ 32,99% - 135,55%lô 9 Cu 0,04% (32,99%), lô 6 Mo 0,01% (84,91%), lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%) tăng nhiều nhất (135,55%) so với đối chứng. 3.3.3. Ảnh hưởng của Cu và Mo lên các chỉ tiêu hóa sinh của quả 3.3.3.1. Hàm lượng vitamin C Hàm lượng vitamin C là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả. Vitamin C còn gọi là axit ascorbic, là một hợp chất phổ biến trong rau quả tươi. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, chuyển hóa trong cơ thể sinh vật. Qua số liệu ở bảng 3.9 và biểu đồ 17 cho biết nghiệm thức thứ 3 Cu 0,02% tăng cao nhất (29,41%) so với đối chứng. 3.3.3.2. Hàm lượng b-caroten b-caroten thuộc nhóm carotenoid, phổ biến nhất trong thực phẫm và là tiền thân chủ yếu của vitamin A (cơ thể có thể chuyển b-caroten thành vitamin A). b-caroten có màu cam, thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam như ớt, cà rốt, bí ngô,…nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ vai trò và lợi ích của b-caroten trên hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại ung thư và giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. b-caroten là một chất tồn tại nhiều trong ớt, đặc biệt là vào giai đoạn khi quả chín. Qua số liệu phân tích trên bảng 3.9 và biểu đồ 17 ta thấy: lô 3 Cu 0,02% hàm lượng b-caroten nhiều nhất (74,21%). 3.3.3.3. Hàm lượng Capsaicin Capsaicin là một chất được lấy ra từ ớt. Đây là một hóa chất có tác dụng khiến cho ớt có vị cay nóng, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước, ớt càng cay chất Capsaicin càng nhiều. Một trong những tác dụng của Capsaicin là diệt vi trùng, có khả năng giết chết tế bào ung thư tiền liệt tuyến nơi đàn ông. Capsaicin còn được sử dụng để làm giảm đau cơ, đau khớp, hoặc đau dây thần kinh. Qua số liệu ở bảng 3.9 và biểu đồ 17 ta thấy hàm lượng Capsaicin tăng lên ở các nghiệm thức có phun bổ sung phân vi lượng, lô thứ 5 Mo 0,02% cao nhất (62,94%). Bảng 3.9. Hàm lượng Capsaicin, b-caroten, Vitamin C trong quả ớt Lô thí nghiệm Capsaicin (%) Hàm lượng b-caroten (mg/kg) Vitamin C (mg%) S% S% S% 1. Đối chứng 0,197 100 199,38 100 374,0 100 2.Mo 0,01% 0,266 135,03 368,53 184,84 418,0 111,76 3.Cu 0,02% 0,245 124,37 546,72 274,21 484,0 129,41 4.Cu+Mo 0,241 122,34 326,04 163,53 429,0 114,71 5.Mo 0,02% 0,321 162,94 319,94 160,47 407,0 108,88 6.Cu 0,03 % 0,269 136,55 393,26 197,84 473,0 126,47 7.Cu+Mo 0,209 106,09 268,57 134,70 440,0 117,65 8.Mo 0,03% 0,246 124,87 247,58 124,17 396,0 105,88 9.Cu 0,04% 0,275 139,59 380,90 191,04 462,0 123,53 10.Cu+Mo 0,271 137,56 261,30 131,06 385,0 102,94 Biểu đồ 17. Hàm lượng vitamin C, b-caroten, Capsaicin Qua bảng 3.9 và biểu đồ 17 ta thấy: Mo 0,01% - 0,02% làm tăng lượng Capsaicin 35,03% - 63,94% so với đối chứng- Mo 0,01% làm tăng b-caroten 84,84%, vitamin C 11,76%. Cu 0,02% làm tăng cả 3 chỉ tiêu b-caroten 74,21% vitamin C 29,41%, Capsaicin 24,37%. Cu 0,04% làm tăng cả 3 chỉ tiêu b-caroten 91,04%, vitamin C 23,53%, Capsaicin 39,59%. Vậy lô 3 Cu 0,02% thích hợp nhất đã làm tăng chất lượng quả ớt tốt nhất. 3.3.4. Ảnh hưởng của Cu, Mo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Bảng 3.10. Năng suất (trọng lượng tươi) Lô thí nghiệm Số quả /cây (quả) Năng suất (g/cây) Năng suất (tấn/ha) S% S% S% Lô 1 (đối chứng) 468,84 100 595,43 100 11,3 100 Lô 2 (Mo 0,01%) 510,03 108,79 703,84 118,21 13,3 117,70 Lô 3 (Cu 0,02%) 473,33 100,96 695,80 116,86 13,2 116,81 Lô 4 (Mo + Cu) 511,65 109,13 736,78 123,74 14,0 123,90 Lô 5 (Mo 0,02%) 484,65 103,37 659,12 110,70 12,5 110,62 Lô 6 (Cu 0,03%) 500,79 106,84 726,15 121,95 13,8 122,12 Lô 7 (Mo + Cu) 497,41 106,09 681,45 114,45 13,0 115,04 Lô 8 (Mo 0,03%) 471,80 100,63 632,21 106,18 12,0 106,19 Lô 9 (Cu 0,03%) 502,86 107,26 714,06 119,92 13,6 120,35 Lô 10 (Mo + Cu) 469,89 100,22 662,55 111,27 12,6 111,50 Biểu đồ 18. Số quả/cây và năng suất (g/trái) Biểu đồ 19. Năng suất (tấn/ha) Kết quả thu được: lô 4 (Mo 0,01% + Cu 0,02%) thích hợp nhất, cho năng suất cao nhất (23,90%). Bởi vì đồng và Molipđen rất cần cho enzim trong lục lạp tham gia quang hợp, cung cấp đạm làm gia tăng thiếu đồng vì vậy cần thiết phải bón thêm Cu để có năng suất tối đa. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Diện tích trồng ớt ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp là 343,8 ha, năng suất: 227,97 tạ/ha, sản lượng: 7160 tấn/ha. Hiện có 3 giống ớt được trồng phổ biến: Hiểm lai F1 207, Hiểm lai F1 CN 016 và ớt F1 Thái Lan. Ba giống ớt đều thuộc loài Capsicum frutescens L. var. longum Bailey có hoa nhỏ, kiểu đính chỉ thiên, hoa thường mọc đơn, tràng hoa 5-6 cánh màu trắng, nhị màu tím than, quả đơn mọc chỉ thiên. Trong đó giống F1 207 và F1 CN 016 có quả ngắn, xanh nhạt, lá ngắn , màu xanh nhạt. Ớt F1 Thái Lan có than cao hơn hai giống kia, lá và quả đều dài, màu xanh đậm. 2. Trong đó hai giống Hiểm lai (F1 207 và F1 CN 016) có kích thước quả nhỏ, ngắn, số lượng nhiều, ớt F1 Thái Lan kích thước quả lớn, tỷ lệ thuận giữa đường kính quả và khối lượng quả. 3. Chiều cao cây, kích thước lá đều tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu (10-30 ngày) cho đến khi cây ra hoa, sau đó thì kích thước lá giảm, cùng với sự tăng trưởng của cây các chỉ tiêu cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước cũng tăng. 4. Khi xử lý phân vi lượng: Molipđen, Đồng (bón qua lá) đều làm tăng sự sinh trưởng, sinh lý của cây và quả, tăng chất lượng quả (Vitamin C, -Caroten, Capsaicin), tăng năng suất ớt so với đối chứng. Đặc biệt xử lý Mo nồng độ 0,01% kết hợp với Cu 0,02% thì năng suất tăng 23,90% và lãi tăng 2.415.214 đ/1000 m2 so với đối chứng. II. ĐỀ NGHỊ - Do thời gian thí nghiệm còn bị hạn chế nên cần lặp lại và mở rộng thêm thí nghiệm đối với một số nguyên tố khác trên diện tích rộng hơn. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng lên khả năng kháng bệnh xoắn lá, thói và rụng quả, chết yểu cây ớt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Mai Thị Phương Anh (1997), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr: 7-30. 2. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật bậc cao, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 3. Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai, Trần Thị Ba (2001), Kỹ thuật trồng rau, tập 2, Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM, tr: 110 – 120. 4. Hoàng Minh Châu (1998), Cẩm nang sử dụng phân bón, Trung tâm thông tin hoa học kỹ thuật hóa chất Hà Nội, tr: 32, 33. 5. Phạm Thị Trân Châu (1997), Thực hành hóa sinh học, NXB Giáo dục. 6. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội, tr: 32,33 7. Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội.tr: 156 9. Nguyễn Hữu Đẳng (2002), Hoa quả Việt Nam vị thuốc chữa bệnh, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, tr:182, 183. 9. Nguyễn Xuân Hiền, Vũ Minh Kha và cộng sự (1977), Nguyên tố vi lượng trong trồng trọt, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr: 74-152. 10. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 2, tập 2. 11. Trần Ích (1983), Thực hành hóa sinh, NXB Giáo dục. 12. Phạm Ngọc Kiềm (1984), Phương pháp điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr: 8-14. 13. Trần Đặng Kế, Nguyễn Như Khanh (2001), Thực hành sinh lý thực vật, NXB Giáo dục Hà Nội. 14. Klein, K. M., D.T. Klein (1979), Phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB KHKT, Hà Nội, Tập 1, tr: 346. 15. Chu Văn Mẫn (1999), Ứng dụng tin học trong sinh học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr: 80-96. 16. Mai Văn Quyển, Lê Thị Việt Nhi (2001), Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr: 58-59. 17. Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.164. 18. Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi (2006), Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. HCM, tr. 132. 19. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2004), Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng, Tủ sách Đại Học Cần Thơ, tr: 189-194. 20. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông nghiệp trên máy vi tính (Bằng EXCEL 5.0), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Tr: 10, 11. 21. Trần Khắc Thi (1985), Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 22. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (1995), Kỹ thuật trồng và chế biến rau xuất khẩu, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr: 61; 62. 23. Trần Khắc Thi (1996), Kĩ thuật trồng rau sạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr: 71-74. 24. Trần Thế Tục (1995), Sổ tay người làm vườn, NXBNN Hà Nội. 25. Thống kê Huyện Thanh Bình-Đồng Tháp (1995 -2010), Niên giám thống kê Huyện Thanh Bình-Đồng Tháp. 26. Trung tâm khuyến nông Tiền Giang (2001), Kỹ thuật canh tác cây ớt, tr: 1 27. Tài liệu tập huấn cây ớt (2001), Khoa nông nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ. 28. Thực hành sinh lý thực vật (2006), Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Bộ môm sinh lý sinh hóa. 29. Giáo trình thực tập bồi dưỡng (2006), Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng, tr. 24, 27. 30. Kỹ thuật trồng ớt (2002), Trung tân khuyến nông và Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp). II. Tiếng Anh 31. AVRCD (1996), Hand out on veritable production and post - harverst of Thailand, The 15th ARC - AVRCD regional training course. 32. American Association for Cancer Research (2006). "Pepper component hot enough to trigger suicide in prostate cancer cells" 33. Desai V.G.P (1987), Patil V.K., Aniarkar M.V., Effects of growth regulators on sweet pepper (Capsicum annuum var. grossum sendt) seed germination, South, Indian, Horticulture, 35:6, p: 451-452. 34. Eshbaugh W.H. (1970), A Biosystematic and evolutionary study of Capsicum bacctum (Solanaceae), Brittonia, p: 22, 31, 43. 35. FAO (1990) Soilless culture for horticultural crops production, FAO Plant production and protection pepper, No 101. FAO, Rome, p: 188. 36. Knott J.E. (1967), and Deanon J.R., Eggplant, tomato and pepper. Veritanle production in South-East Asia, Laguna, Philippines. University of the Philippines Los Banos Press, p: 99-109. 37. Lovelock Y. (1973), Various herbs spices and condiments, The veritable book. New York: St. Martin press, p. 343. 38. Poulous J.M. (1994), Capsicum L. Plant resource of South-East Asia. J.S. Siemonsma and Kasem Piluek, No8. Bogor Indonesia, p: 136-140. 39. Sundstrom F.J. (1993), Veritable crops, India publication, p: 421-435. 40. Yamgar V.T., U.T.Desai (1989), Effect of NAA and flanofix on flowring, flower and fruit drop and fruit set in chili. Journal of Maharastra agriculture university, 12:3, p: 39-58. III. Internet 41. 42. 43. 44. 45. 3317 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. PHỤ LỤC HÌNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm một số giống ớt và ảnh hưởng của đồng, molipđen lên giống ớt hiểm lai f1 207 đang được trồ_.doc