Lựa chọn trong điều kiện bất định thông tin bất cân xứng ngoại tác hàng hóa công
Sự kiện không chắc chắn:
Sự kiện có thể nhiều kết cục, trong đó có thể tính
toán được xác suất xảy ra của mỗi kết cục
May rủi (mạo hiểm) (risk): có thể tính được xác suất xảy ra của
các kết cục
Bất định (uncertainty): không thể tính được xác suất xảy ra của
các kết cục
Xác suất khách quan: có thể sử dụng các phương pháp xác suất
và thống kê để tính toán
Xác suất chủ quan: phải phỏng đoán, phụ thuộc vào kinh
nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin,
của người ra quyết địn
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn trong điều kiện bất định thông tin bất cân xứng ngoại tác hàng hóa công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 00.02:
LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN BẤT ĐỊNH
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
NGOẠI TÁC
HÀNG HÓA CÔNG
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠILê Ngọc Đức
Nội dung
[1] Lựa chọn trong điều kiện bất định
[2] Thông tin bất cân xứng
[3] Ngoại tác
[4] Hàng hóa công
2
Ghi chú
Nội dung bài giảng có sử dụng:
Bài giảng “Kinh tế Vi mô”
– Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP)
3
Điều kiện không chắc chắn:
Khi phân tích hành vi của người tiêu dùng, thường
giả định rằng người tiêu dùng biết chắc chắn mức
giá của các hàng hóa và thu nhập của mình
Tuy nhiên, trong thực tế người tiêu dùng gặp phải rất
nhiều tình huống lựa chọn trong đó mức giá hàng hóa
và/hoặc mức thu nhập là không chắc chắn
4
1. Lựa chọn trong điều kiện bất định (tt)
2 Sự kiện không chắc chắn:
Sự kiện có thể nhiều kết cục, trong đó có thể tính
toán được xác suất xảy ra của mỗi kết cục
May rủi (mạo hiểm) (risk): có thể tính được xác suất xảy ra của
các kết cục
Bất định (uncertainty): không thể tính được xác suất xảy ra của
các kết cục
Xác suất khách quan: có thể sử dụng các phương pháp xác suất
và thống kê để tính toán
Xác suất chủ quan: phải phỏng đoán, phụ thuộc vào kinh
nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin,
… của người ra quyết định
5
1. Lựa chọn trong điều kiện bất định (tt)
Giá trị kỳ vọng của một tình huống:
Bình quân có gia quyền giá trị của các kết cục có thể
xảy ra, trong đó trọng số (hay quyền số) là xác suất
xảy ra của mỗi kết cục
Công thức tính giá trị kỳ vọng:
X = p1*X1 + p2*X2 + p3*X3 + ... + pn*Xn
X1, X2, X3, …, Xn là các giá trị có thể (kết cục) củaX
p1, p2, p3, …, pn là các xác suất tương ứng
6
1. Lựa chọn trong điều kiện bất định (tt)
Thái độ đối với may rủi:
Người ghét may rủi: là người, khi được phép chọn
giữa một tình huống chắc chắn và một tình huống
không chắc chắn có giá trị kỳ vọng tương đương, thì
sẽ chọn tình huống chắc chắn
Người thích may rủi: ngược lại …
Người bàng quan với may rủi: chỉ quan tâm tới giá
trị kỳ vọng, không để ý tính may rủi của tình huống
7
1. Lựa chọn trong điều kiện bất định (tt)
Hàm thỏa dụng tương ứng:
Người ghét may rủi: đồ thị hàm thỏa dụng là một
đường cong lồi
Người thích may rủi: đồ thị hàm thỏa dụng là một
đường cong lõm
Người bàng quan may rủi: đồ thị hàm thỏa dụng là
một đường thẳng
8
1. Lựa chọn trong điều kiện bất định (tt)
32. Thông tin bất cân xứng (tt)
Thông tin không hoàn hảo:
Tình trạng một hay nhiều người tham gia thị trường
không có những thông tin họ cần để ra quyết định
Thông tin không hoàn hảo bao gồm:
Thông tin không đầy đủ
Thông tin không chính xác
Thông tin không thể thu thập được
Thông tin bị che dấu
9
2. Thông tin bất cân xứng (tt)
Thông tin bất cân xứng (asymmetric
information):
Khái niệm: tình trạng trong một giao dịch, một bên
có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại
Tình trạng thông tin bất cân xứng trong các lãnh vực:
Ngân hàng - Thị trường bảo hiểm
Thị trường nhà đất - Thị trường lao động
Thị trường hàng hóa - Thị trường đồ cũ
Lãnh vực đầu tư - Thị trường chứng khoán
Lãnh vực thể thao
10
2. Thông tin bất cân xứng (tt)
Tác động của thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trường
và gây ra các tác động:
Sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi) (Adverse
Election – AS)
Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) (Moral Hazard – MH)
Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành (Principal
Agent – PA)
11
2. Thông tin bất cân xứng (tt)
[1] Sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi) (AS):
Thị trường xe ô tô đã qua sử dụng:
Với thông tin bất cân xứng, người mua sẽ khó xác định
chất lượng của xe ô tô. Người mua hạ thấp kỳ vọng của
mình đối với chất lượng trung bình của xe ô tô
Chất lượng xe tham gia thị trường ngày càng giảm và
giá ngày càng giảm
Thị trường chỉ còn lại xe xấu
Hàng tốt bị hàng xấu đẩy ra khỏi thị trường
Thị trường xe đã qua sử dụng có nguy cơ biến mất
12
42. Thông tin bất cân xứng (tt)
[2] Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại) (MH):
Là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ
để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước
khi giao dịch xảy ra
Ví dụ:
Khách hàng khi đã mua bảo hiểm thường có những
hành xử nhiều rủi ro vì có nơi gánh chịu chi phí thiệt
hại do họ gây ra:
Giữ gìn tài sản không cẩn thận
Trang bị dụng cụ phòng cháy kém, ít kiểm tra định kỳ
13
2. Thông tin bất cân xứng (tt)
[3] Vấn đề người ủy quyền – thừa hành (PA):
Một bên (ủy quyền) tuyển dụng một bên khác (thừa
hành) để thực hiện một hay những mục tiêu nhất định
Người thừa hành theo đuổi mục tiêu khác với người
ủy quyền (do động cơ khác nhau)
Thông tin bất cân xứng làm cho người ủy quyền khó
đánh giá hay khuyến khích công việc
PA được tách riêng là một vấn đề vì hội đủ cả lựa
chọn ngược và rủi ro đạo đức
14
2. Thông tin bất cân xứng (tt)
Sự khác biệt giữa AS và MH:
Lựa chọn ngược (AS) là hậu quả của thông tin bất
cân xứng trước khi giao dịch xảy ra
Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng
sau khi giao dịch đã xảy ra
Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất
cân xứng:
Những cách thức khác nhau để giảm đi sự bất cân
xứng về thông tin cho các bên tham gia giao dịch
15
3. Ngoại tác (tt)
Khái niệm về ngoại tác:
Là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này đến
lợi ích hay chi phí của đối tượng khác mà không
thông qua giao dịch và không được phản ánh qua
giá cả
Có khi được gọi là những tác động đến bên thứ ba
Ngoại tác tích cực: làm tăng lợi ích (giảm chi phí)
Ngoại tác tiêu cực: làm giảm lợi ích (tăng chi phí)
16
53. Ngoại tác (tt)
Ví dụ về ngoại tác:
17
Ngoại tác tích cực Ngoại tác tiêu cực
* Y tế dự phòng (ngăn chặn
bệnh truyền nhiễm)
* Giáo dục cộng đồng
* Nghiên cứu khoa học cơ bản
* Nâng cấp nhà ở
* Khu công nghiệp gây
ô nhiễm nguồn nước
* Nhà máy sản xuất gây ra
tiếng ồn, khói bụi.
* Hàng xóm ồn ào
* Khói thuốc lá
3. Ngoại tác (tt)
Ngoại tác là một thất bại của thị trường ?!
Ngoại tác có thể dẫn đến việc sử dụng nguồn lực kém
hiệu quả (phúc lợi xã hội không lớn nhất).
Cụ thể:
Sản xuất quá nhiều những hàng hóa gây ra ngoại tác
tiêu cực; hoặc
Cung ứng quá ít những hàng hóa, dịch vụ tạo ra ngoại
tác tích cực
18
3. Ngoại tác (tt)
Giải pháp khắc phục ngoại tác:
Ngoại tác đa dạng và phức tạp
Không có giải pháp duy nhất phù hợp cho mọi tình
huống
Chủ yếu là giải pháp của chính phủ, ít có giải pháp tư
nhân
Lựa chọn giải pháp, nhà làm chính sách cần chú ý
đến nhiều tiêu chí
19
3. Ngoại tác (tt)
Các tiêu chí lựa chọn giải pháp:
Tính hiệu quả (chọn mức xả thải tối ưu)
Tính công bằng (phân chia lợi ích và chi phí giữa các
nhóm gánh chịu và gây ra ngoại tác)
Dễ quản lý và dễ thực hiện
Tính linh hoạt (điều kiện thị trường thay đổi, thông
tin mới, kỹ thuật được cải tiến)
Tính không chắc chắn (không thể dự trù hết tác động
của ngoại tác nên tiên liệu có sự điều chỉnh)
Động cơ khuyến khích
20
63. Ngoại tác (tt)
Các giải pháp khắc phục ngoại tác:
Thuế - Trợ cấp
Tự nguyện
Ngăn cấm
Chia tách
Chỉ thị (yêu cầu cắt giảm ô nhiễm lượng nhất định)
Điều tiết (tiêu chuẩn chất thải, tiêu chuẩn kỹ thuật)
Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng
21
4. Hàng hóa công (tt)
Hai thuộc tính của hàng hóa công:
Không tranh giành (non-rival):
Một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hóa mà không làm
giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hóa đó đối
với những người khác
Chi phí biên (MC) phục vụ cho một người tiêu dùng
mới là bằng không
Không loại trừ (non-exclusive):
Không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp nhận
lợi ích của hàng hóa đó
22
4. Hàng hóa công (tt)
Hàng hóa công:
Hàng hóa công thuần túy:
Có 2 thuộc tính: không tranh giành và không loại trừ
Hàng hóa công không thuần túy:
Thiếu 1 trong 2 thuộc tính trên
23
4. Hàng hóa công (tt)
24
Tính tranh giành
Có Không
Tính
loại trừ
Có
Hàng hóa tư nhân
* Nhà cửa, thức ăn, quần áo
* Con đường đông người
có thu phí
Độc quyền tự nhiên
* Phòng cháy chữa cháy
*Truyền hình cáp
* Con đường thưa người
có thu phí
Không
Nguồn lực cộng đồng:
* Cá ở đại dương
* Bãi biển công cộng,
công viên đông người
* Con đường đông người
không thu phí
Hàng hóa công cộng:
* Quốc phòng
* Hải đăng, pháo hoa
* Đường phố sạch sẽ
* Con đường thưa người
không thu phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00_02_lttc_batdinh_batcanxung_ngoaitac_hhcong_092011_6734.pdf