Lựa chọn môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica (Kylin) Butcher, 1959

Kết quả phân tích trên cho thấy, môi trường Walne và f/2 đều thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của Mojtaba [14] khi nghiên cứu tảo Tetraselmis suecica với ba môi trường (ES, f/2 và Walne), tảo T. suecica đạt mật độ tốt nhất ở môi trường Walne. Phù hợp với Vũ Dũng [3], tảo Tetraselmis chuii sinh trưởng tốt trên môi trường f/2 và Walne. Fabregas và ctv [12], đã xác định rằng môi trường dinh dưỡng với nồng độ ni tơ 2 mM dưới dạng NaN03 là phù hợp với nuôi tảo T. suecica, Loài tảo T. convolutae được phân lập từ vùng biển hải phòng lại sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường Erdschreiber [2]. Cái Ngọc Bảo Anh [1] kết luận rằng tảo T. chuii sinh trưởng tốt nhất khi nồng độ nitơ là 1,32mM cao hơn 1,5 lần so với môi trường f/2. Cũng loài tảo Tetraselmis chuii, Butcher 1959, nhưng Trần Thị Tuyết Lan đã tìm được điều kiện nuôi cấy tối ưu với môi trường dinh dưỡng là Erdscheiber [4].

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica (Kylin) Butcher, 1959, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG NUÔI THÍCH HỢP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Tetraselmis suecica (Kylin) Butcher, 1959 SELECTION OF SUITABLE NUTRIENT MEDIUM FOR THE GROWTH OF THE MICOALGAE Tetraselmis suecica (Kylin) Butcher, 1959 Nguyễn Thị Thúy1, Nguyễn Tấn Sỹ2 Ngày nhận bài: 06/11/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/12/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica. Thí nghiệm đã được bố trí trong các bình tam giác 1000 ml với ba môi trường nuôi khác nhau. Đó là Walne, f/2 và TH.O4 với 5 lần lặp lại ở: độ mặn 30ppt, mật độ ban đầu 15 x10 4tb/mL, cường độ ánh sáng 2.500 lux, nhiệt độ 24 - 25oC, chu kỳ quang: 12 sáng: 12 tối, sục khí liên tục 24/24. Sau 16 ngày thí nghiệm, tảo Tetraselmis suecica sinh trưởng tốt nhất trong hai môi trường Walne và f/2 với mật độ cực đại lần lượt là 389,52 ± 11,95 x 104 tb/mL và 386,42 ± 14,51 x 104 tb/mL, mật độ trung bình lần lượt là 261,40 ± 12,29 x 104 tb/mL và 247,81 ± 7,34 x 104 tb/mL. Tảo phát triển kém nhất trong môi trường TH.O4 với mật độ cực đại và mật độ trung bình lần lượt là 333,88 ± 3,59 x 104 tb/mL và 204,01 ± 12,10 x 104 tb/mL (P<0,05). Do đó, môi trường nuôi tốt nhất cho tảo Tetraselmis suecica là Walne và f/2. Từ khóa: f/2, sinh trưởng, Tetraselmis suecica, TH.O4, Walne ABSTRACT This study was conducted in order to select suitable nutrient medium for the growth of Tetraselmis suecica. Experiments were carried out in 1000 mL - conical fl asks in three different media that were Walne, f/2 and TH.O4 with fi ve replicates per treatment. The cultured conditions included: salinity of 30 ppt, initial density of 15 x 10 4 cells/mL, light intensity 2,500 lux, temperature of 24 - 25oC, photoperiod: (12 light: 12 dark), aeration 24/24.Experiment duration was 16 days. The results showed that Tetraselmis suecica grew best in two media Walne and f/2 at the maximum densities of 389.52 ± 11.95 x 104 cells/mL and 386.42 ± 14.51 x 104 cells/mL, the mean densities were 261.40 ± 12.29 x 104cells/mL and 247.81 ± 7.34 x 104 cells/mL, respectively.. Alga grew the worst in medium TH.O4 at the maximum density and the mean density of 333.88 ± 3.59 x 104 cells/mL and 204.01 ± 12.10 x 104cells/mL (P<0.05). Therefore, the best media for Tetraselmis suecica were Walne and f/2. Keywords: f/2, growth, Tetraselmis suecica, TH.O4, Walne 1 ThS. Nguyễn Thị Thúy, 2 TS. Nguyễn Tấn Sỹ: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi tảo (microalgae) là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, chúng là nguồn thức ăn sống không thể thiếu trong công nghệ sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, vi tảo là thức ăn cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá [18]. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để nuôi sinh khối động vật phù du (động vật chân mái chèo, luân trùng, Artemia) và các động vật này sẽ được dùng làm thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng, giai đoạn còn non của giáp xác và cá. Các loài vi tảo đang được ứng dụng phổ biến trong các cơ sở nuôi hải sản như các loài thuộc tảo silic - Skeletonema costatum, Thalassiosira pseudonaa, Chaetoceros gracilis, C. calcitrans, tảo roi như I. galbana, Tetraselmis suecica, T. chuii, Monochrysis lutheri và tảo lục như Chlorella sp. [10]. Có rất nhiều loài vi tảo được nuôi làm thức ăn cho các giai đoạn phát triển của động vật biển trong số đó có loài tảo T. suecica là loài có giá trị dinh dưỡng tương đối cao bao gồm hàm lượng cacbonhydrat từ 15,6 - 17,7%; protein từ 34,4 - 40,9% và lipít tổng số từ 11,1 - 16,1% [16]. Đặc biệt, chúng có chứa nguồn PUFAs (polyunsaturated fatty acids) cần thiết cho Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG sinh trưởng, phát triển và hoàn thiện chức năng của ấu trùng [7], [9]. Ấu trùng tôm biển: tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ (P. Merguiensis), tôm he Ấn Độ (P. indicus), tôm he Nhật Bản (P. japonicus) được thử nghiệm cho ăn các loài tảo Chaetoceros muelleri, C. calcitrans, Skeletonema costatum, Rhodomonas baltica, Isochrysis sp., Tetraselmis suecica. Kết quả cho thấy tảo T. suecica và tảo C. muelleri cho sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất [1]. Trên thế giới, loài tảo Tetraselmis suecica đã từng được nuôi ở các môi trường như: Walne, f/2 và Erdschreiber. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường chung của các loài tảo. Hiện nay, chúng ta đã chọn được môi trường nuôi thích hợp cho một số loài tảo trong ngành tảo Lục như: tảo Nannocholoropsis oculata phù hợp với môi trường f/2; tảo Chlorella sp. phù hợp với môi trường TH.O4,nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm xác định môi trường dinh dưỡng thích hợp cho loài tảo Tetraselmis suecica thuộc ngành tảo Lục này. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi phù hợp cho tảo Tetraselmis suecica là rất cần thiết. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu Ngành Chlorophyta [17] Lớp Prasinophyceae Bộ Chlorodendrales Họ Chlororodendraeae Chi Tetraselmis Loài Tetraselmis suecicca (Kylin) Butcher Hình 1. Tế bào tảo Tetraselmis suecicca, (Kylin) Butcher 1.2. Địa điểm nghiên cứu: Phòng Tảo - Trung Tâm Thí nghiệm Thực Hành 1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014 2. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm 2.1. Nguồn nước Nước biển được bơm lên bể lọc cát, sau đó qua bể chứa, cấp vào bể xử lý. Trước tiên xử lý bằng EDTA với nồng độ 5 ppm, sau đó xử lý chlorin với nồng độ 10ppm (Chlorin tinh khiết), đậy bạt kín trong 24h. Sau đó nước được sục khí và phơi nắng 48h để bay hết chlorin, nước tiếp tục được xử lý bằng Thioninsulfat nồng độ 20 ppm rồi bơm vào bể chứa qua dãy ống siêu lọc có kích cỡ nhỏ dần (1-0,5 µm), và cuối cùng là cho qua hệ thống lọc cực tím. Nước ngọt được đun sôi. 2.2. Vệ sinh các dụng cụ nuôi Cho nước nuôi và môi trường nuôi (trừ Vitamin) vào trong bình tam giác 1000mL, điều chỉnh pH = 7,8 (bằng HCl và KOH), các dụng cụ như cốc đốt, pipet, bông gòn, môi trường (trừ vitamine), dây sục khí, được tiệt trùng bằng máy Autoclarve ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,5 at trong thời gian 30 phút. Các loại môi trường dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm Bảng 1. Môi trường dinh dưỡng nuôi tảo Các chất dinh dưỡng Nồng độ (mg/l) Walne [13] f/2 [11] TH.O4 [5] NaNO3 H3BO3 NH 4Cl CaCl2 NaHCO3 MgS04.7H2O NaH2PO4.H20 Na2EDTA CoCl2.6 H2O CuSO4.5 H2O FeCl3.6H2O MnCl2.4H2O Na2MoO4.2H2O (NH4)6Mo7O24.4H20 ZnS04.7H20 ZnCl2 FeS04 100,0 33,6 - - - - 20,0 45,0 0,020 0,020 1,300 0,360 - 0,009 - 0,021 - 75,0 - - - - - 5,0 4,36 0,010 0,010 3,150 0,180 0,006 - 0,022 - - 33,5 33,6 81,0 22,9 100 80,0 1,8 0,37 - - - 1,81 - 0,2 0,22 0,020 0,4 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 Bảng 2. Hàm lượng vitamin bổ sung tảo Vitamin Mg/l Walne f/2 TH.04 Thiamin HCl Biotin Cyanocobalamin 0,1000 - 0,0005 0,1000 0,0005 0,0005 0,1000 0,0005 0,0005 4. Bố trí thí nghiệm Chọn môi trường dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica Thí nghiệm được tiến hành với 3 môi trường nuôi: TH.O4, f/2 và Walne với 5 lần lặp lại, Tổng số bình thí nghiệm là 15, Điều kiện nuôi: Mật độ ban đầu: 15 x104 tế bào/mL Độ mặn: 30 ppt Cường độ ánh sáng: 2500 lux Nhiệt độ: 240C -250C Thời gian chiếu sáng: 12 giờ/ngày Sục khí liên tục: 24/24 giờ 5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 5.1. Xác định mật độ tế bào - Mẫu tảo được lấy 1 lần trong ngày vào lúc 8 giờ sáng. - Lượng mẫu tảo được lấy là 4mL/lần và được cố định bằng formaline 4‰. - Việc xác định số lượng tế bào tảo được tiến hành bằng cách đếm tế bào trên buồng đếm hồng cầu. 5.2. Phương pháp đếm tế bào a. Dụng cụ đếm: Buồng đếm hồng cầu Neubacur’s Hemacytometer của Đức, buồng đếm có 25 ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn có 16 ô vuông nhỏ, mỗi ô vông nhỏ có diện tích 0,0025mm2 và độ sâu buồng đếm là 0,1mm. b. Phương pháp đếm Lắc đều mẫu tảo, dùng pipet hút mẫu tảo cho vào buồng đếm đã được đậy sẵn lamen, để lắng khoảng 3 - 5 phút, sau đó đưa vào kính hiển để quan sát và đếm, đếm ở vật kính 10X, và thị kính 10, Mỗi mẫu tảo được đếm 3 lần. c. Công thức tính Theo Mucklow (61): Số lượng tb/mL = (X x 1000 mm3)/(Y x W2 x d) Trong đó: X = số lượng tế bào được đếm Y = số lượng ô vuông nhỏ nhất được đếm d = độ dày của lớp nước trong buồng đếm W = cạnh của một ô vuông W2 x d: Thể tích của dung dịch trong một ô vuông nhỏ nhất 3.5. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường: - Đo cường độ ánh sáng: Được đo bằng máy đo Ana-F1 của Nhật. - Đo pH: + pH của dung dịch tảo được đo bằng máy đo pH 744, hiệu Metrohm, của nhật với độ chính xác 0,01. + Các thông số như giá trị trung bình được xử lý bằng chương trình Data analysis-Excel 2003, giá trị mật độ cực đại được kiểm định thống kê bằng SPSS 16,0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hiện nay trên thế giới có rất nhiều môi trường dinh dưỡng khác nhau được sử dụng nuôi tảo, Tùy theo từng loài tảo, tính chất nước người ta có thể chọn ra loại môi trường nuôi thích hợp nhằm đạt được sinh khối cao với giá thành thấp. Từ bảng 1 cho thấy, cả ba môi trường trên tảo đều sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian đạt mật độ cực đại của 3 nghiệm thức đều như nhau: ngày thứ 14. Môi trường Walne và môi trường f/2 cho tảo phát triển mạnh hơn so với môi trường TH.O4. Trong đó, môi trường Walne cho tảo phát triển mạnh nhất, đạt mật độ cực đại (389,52 ± 11,95 vạn tb/mL) và mật độ trung bình cao nhất (261,40 ± 12,29 vạn tb/mL). Nghiệm thức môi trường f/2 có mật độ cực đại là 386,42 ± 14,51 vạn tb/mL, mật độ trung bình là 247,81 ± 7,34 vạn tb/mL thấp hơn so với lô môi trường Walne không đáng kể. Tảo trong môi trường TH.O4 phát triển yếu nhất và thường bị bám bình nhiều. Mật độ cực đại và mật độ trung bình lần lượt là 333,88 ± 3,59 vạn tb/mL và 204,01 ± 12,1 vạn tb/mL. Kết quả kiểm định thống kê mật độ trung bình và mật độ cực đại của tảo ở các nghiệm thức cho thấy giữa 2 môi trường Walne và f/2 khác nhau không có ý nghĩa (với P>0,05). Nhưng có sự khác nhau có ý nghĩa (với P<0,05) giữa môi trường Walne và môi trường TH.O4, giữa hai môi trường f/2 và TH.O4. Sự sai khác này có thể do thành phần chất dinh dưỡng giữa ba môi trường không giống nhau, môi trường TH.O4 có hàm lượng NaN03, NaH2P04, EDTA thấp hơn 2 môi trường f/2 và Walne. Nguồn lân đều là muối Na, trong thành phần đều có chứa Fe3+, đây là các phân tử mang điện cần thiết cho quá trình quang tổng hợp của tảo [15]. Trong đó, nitơ cần thiết cho sự tạo thành protein ở tảo - chất dinh dưỡng chính của tảo, phốtpho cần thiết cho quá trình tạo thành màng tế bào và các hợp chất năng lượng [8, 15]. Tuy nhiên, hàm lượng của lân trong môi trường TH.O4 thấp hơn rất nhiều so với hai môi trường Walne và f/2. Do vậy, đây có thể là nguyên nhân làm cho sinh trưởng tảo Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ở môi trường TH.O4 thấp hơn hai môi trường còn lại. Môi trường Walne và f/2 đều chứa các thành phần chính như NaN03, NaH2P04, EDTA, FeCl3. Đây là những thành phần cơ bản tạo nên các chất dinh dưỡng quan trọng cho tảo. Hàm lượng các thành phần trên trong hai môi trường Walne và f/2 nhìn chung cũng gần bằng nhau. Vì vậy, tảo trong hai môi trường này có mật độ khác nhau không đáng kể (P>0,05). Bảng 3. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng khác nhau tới sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica Ngày thứ Môi trườn g Walne Môi trường f/2 Môi trường TH.04 1 1,50 ± 0,00 1,50 ± 0,00 1,50 ± 0,00 2 31,69 ± 0,68 30,23 ± 0,38 27,88 ± 0,94 3 106,24 ± 9,74 102,28 ± 3,87 69,09 ± 11,52 4 174,00 ± 21,9 140,87 ± 15,79 124,68 ± 12,44 5 179,96 ± 19,87 156,24 ± 13,41 144,69 ± 6,36 6 224,85 ± 12,48 203,62 ± 6,98 176,27 ± 10,40 7 256,85 ± 13,52 237,13 ± 2,52 215,62 ± 21,66 8 289,23 ± 19,61 266,82 ± 8,06 225,59 ± 13,57 9 327,71 ± 9,24 312,12 ± 7,4 250,02 ± 14,37 10 340,94 ± 14,67 318,70 ± 7,16 267,48 ± 14,24 11 363,93 ± 19,87 346,25 ± 6,40 290,34 ± 14,95 12 381,45 ± 14,27 359,35 ± 0,68 307,02 ± 12,99 13 387,11 ± 16,66 383,08 ± 3,17 318,80 ± 9,29 14 389,52 ± 11,95 b 386,42 ± 14,51b 333,88 ± 3,59a 15 374,84 ± 4,51 370,76 ± 15,45 297,35 ± 6,79 16 352,30 ± 7,72 349,58 ± 11,64 214,00 ± 41,63 TB 261,40 ± 12,2b 247,81 ± 7,34 b 204,01 ± 12,1a Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE) (vạn tb/mL), a, b: chỉ sự s ai khác về mặt thống kê (P<0,05) lên sinh trưởng tảo Tuy có điểm giống nhau như trên nhưng thành phần của môi trường Walne và f/2 vẫn có điểm khác nhau ở chỗ: môi trường f/2 có hàm lượng đạm và lân thấp hơn môi trường Walne. Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sinh khối [6]. Có lẽ do môi trường Walne có hàm lượng đạm và lân cao hơn, nên tảo trong môi trường Walne có mật độ hơi cao hơn so với tảo trong môi trường f/2. Kết quả phân tích trên cho thấy, môi trường Walne và f/2 đều thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của Mojtaba [14] khi nghiên cứu tảo Tetraselmis suecica với ba môi trường (ES, f/2 và Walne), tảo T. suecica đạt mật độ tốt nhất ở môi trường Walne. Phù hợp với Vũ Dũng [3], tảo Tetraselmis chuii sinh trưởng tốt trên môi trường f/2 và Walne. Fabregas và ctv [12], đã xác định rằng môi trường dinh dưỡng với nồng độ ni tơ 2 mM dưới dạng NaN03 là phù hợp với nuôi tảo T. suecica, Loài tảo T. convolutae được phân lập từ vùng biển hải phòng lại sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường Erdschreiber [2]. Cái Ngọc Bảo Anh [1] kết luận rằng tảo T. chuii sinh trưởng tốt nhất khi nồng độ nitơ là 1,32mM cao hơn 1,5 lần so với môi trường f/2. Cũng loài tảo Tetraselmis chuii, Butcher 1959, nhưng Trần Thị Tuyết Lan đã tìm được điều kiện nuôi cấy tối ưu với môi trường dinh dưỡng là Erdscheiber [4]. Từ kết quả và đã được phân tích trên, môi trường Walne được chọn là môi trường phù hợp với điều kiện thí nghiệm. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong 3 môi trường nuôi: Walne, f/2 và TH.O4 tảo Tetraselmis suecica sinh trưởng tốt nhất trong hai môi trường Walne và f/2 với mật độ cực đại lần lượt là 389,52 ± 11,95 x 104 tb/mL và 386,42 ± 14,51 x 104 tb/mL, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67 mật độ trung bình lần lượt là 261,40 ± 12,29 x 104 tb/mL và 247,81 ± 7,34 x 104 tb/mL. Tảo phát triển kém nhất trong môi trường TH.O4 với mật độ cực đại và mật độ trung bình lần lượt là 333,88 ± 3,59 x 104 tb/mL và 204,01 ± 12,10 x 104 tb/mL (P<0,05). 2. Kiến Nghị Trong nuôi sinh khối thương mại chúng ta có thể sử dụng môi trường f/2 để giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cái Ngọc Bảo Anh, 2010. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng quần thể, chất lượng của ba loài vi tảo (Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui) và luân trùng (Brachionus plicatilis). Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang. 2. Phạm Mỹ Dung, 2009. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Chaetoceros mulleri và Tetraselmis sp. phân lập tại Việt Nam với mục đích ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp 1 - Hà Nội. 3. Vũ Dũng, 1998. Nghiên cứu kỹ thuật phân lập, giữ giống và nuôi sinh khối một số loài động, thực vật phù du làm thức ăn cho tôm, cá ở các giai đoạn đầu. Tổng kết đề tài cấp Bộ Thủy sản, 1996 - 1998. 4. Trần Thị Tuyết Lan, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài vi tảo biển thuộc hai chi Chaetoceros và Tetraselmis. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. 5. Hoàng Thị Bích Mai, 2008 - 2010. Phân lập, lưu giữ và nhân sinh khối hai loài vi tảo có lợi (tảo lục & silic) trong một số ao nuôi tôm thuộc vùng nuôi tôm sinh thái tại huyện Năm Căn, Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Đề tài cấp Bộ. Mã số: B2008-13-35. Tiếng Anh 6. Becker, E.W., 1994. Microalgae: Biotechnology and microbiology. Cambridge University Press, UK. 7. Belay, A., Mass cultivation of Spirulina outdoors-the earthrise farms experience, in Spirulina platensis (Arthrospira), Vonshakm, A., Editor. 1997: Taylor and Francis,London: Physiology, Cell Biology and Biotechnology. p. 131-158. 8. Borowitzka, M.A., 1988. Fats, oils and carbohygrates. Microalgal biotechnology: 87-257. 9. Chiou, S., Su, Y.W.W., and Su, Y.C., 2001. Optimizing production of polyunsaturated fatty acids in Machantia polymorphacell suspension culture J. Biotechnol: 247-257. 10. Cotteau, P., Sorgeloos, P., and Lavens, P.E., Micro - algae, in Manual on the production and use of live food for aquaculture, paper, F.t., Editor. 1996: Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome: 7-48. 11. Dhert, P. and Sorgeloos, P., 1996. Rotifers. Manual on the production and use of live food for aquaculture. Fisheries technical, Food and Agriculture Organization of the Nunited nations, Rome, 362. 12. Fabregas, A.J., J., Herrero, C., Cabezas, B.V., and Veiga, M., 1984. Growth of the marine microalga Tetraselmis suecica in batch cultures with different salinities and nutrient concentrations. Aquaculture 42: 207-215. 13. Laing, I., 1991. Cultivation of marine, unicellular algae. LABORATORY LEAFLET, 67 (DIRECTORATE OF FISHERIES RESEARCH). 14. Mojtaba, A., Mohamad, R., Rahim, R.A., and Arbakariya, B.A., 2010. Improved Protocol for the Preparation of Tetraselmis suecica Axenic Culture and Adaptation to Heterotrophic Cultivation. The Open Biotechnology, 4: 36-46. 15. O’Meley, C. and Daintith, M., 1993. Algae cultures for marine hatcheries. Turtle Press. Australia. 16. Susana, A., Rivero., A., Rodrisguez, R., Beaumont, C.L., and MarÝa, V., 2007. The effect of micralgal diets on growth, biochemical composition, and fatty sacid profi le of Crassostrea corteziensis (Hertlein) juveniles. Aquaculture, 263: 199-210. 17. Vanden, H.C., Mann, D.G., and Jahns, H.M., 1995. Algae - An introduction to phycology. Cambridge University Press, UK, 627. 18. Wikfors, G.H. and Ohno, M., 2001. Impact of algal research in aquaculture. J. Phycol, 37: 968-974.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflua_chon_moi_truong_nuoi_thich_hop_cho_su_phat_trien_cua_tao.pdf
Tài liệu liên quan