Lớp chim

Tên đề tài : Lớp chim Trường: ĐH SÀI GÒN Khoa: SP KHTN Lớp: DSI 1081 Tổ: 2 Chương VI: LỚP CHIM (AVES) A_ Đặc điểm chung: Chim là động vật có xương sống, hằng nhiệt, có màng ối, thích nghi với sự bay lượn, mang nhửng đặc điểm cơ bản sau đây: Mình có lông vũ bao phủ. Chi trước biến đổi thành cánh. Hàm trên và hàm dưới có bao sừng bao bọc tạo thành mỏ. Sọ chỉ có một lồi cầu chẩm. Các đốt sống (trừ các đốt sống cổ) có xu hướng gắn liền nhau và gắn liền với xương chậu dài tạo thành một khối vững chắc, thích hợp với tư thế đứng bằng hai chân và sự cất cánh và hạ cánh trong động tác bay. Chim phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và sống trong những cảnh quan rất đa dạng. B_ Cấu tạo hoạt động sống, sinh sản và phát triển của chim bồ câu (Columbia Livia) và những đại diện khác của lớp chim: Hình dạng cơ thể: Đầu và cổ: Đầu chim có cổ dài nối với thân. Cổ chim rất linh hoạt giúp chim dể dàng quan sát mọi phía, dễ dàng mổ thức ăn, tấn công, tự vệ và rỉa lông. Đầu chim nhỏ, hàm không có răng, nhưng có bao sừng bao bọc kéo dài thành mỏ. Mỏ ỵếu, gốc vỏ mềm có da bao bọc và có hai lỗ mũi. Thân: Thân hình thoi, da khô, được lông vũ bao phủ. Chi trước biến đổi thành cánh. Sự sắp xếp lông ở cánh chim được thực hiện bằng cách lông ở phía sau tỳ lên một phần lông mọc ở phía trước sao cho cánh chim khi xoè ra thì tạo thành một diện tích rộng nhất, còn khi cụp lại thì gọn áp sát vào thân chim. Xương cánh tay không có lông lớn bám vào, tạo điều kiện cho sự xoay cánh dễ dàng để hướng cánh theo chiều gió khi chim bay. Chân chim ngắn và yếu nên chim đi lại vụng về. Khi chim cất cánh hoặc hạ cánh, các chi sau và cánh chim phối hợp hoạt động theo trật tự hợp lý để bay lên hay đáp xuống dễ dàng. Ở cuối thân có tuyến phao câu ít phát triển so với các loài chim khác, tiết dịch nhờn => làm lông trơn bóng và không thấm nước. Đuôi: Lông đuôi mọc trên tuyến phao câu, lông đuôi dài và có phiến lông rộng. Lông đuôi chim có thể xoè ra cụp lại, hướng bên phải hoặc bên trái, có tác dụng như bánh lái, giúp chim định hướng khi bay. Vỏ da: Vỏ da: Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến. Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu ít phát triển. Chất nhờn do tuyến phao câu làm cho lông chim không thấm nước nên rất phát triển ở các loài chim vịt ,ngang,ngổng và thiếu ở một số loài chim sống ở cạn như đà điểu, là nguồn cung cấp sinh tố D cho chim. Sản phảm sừng của vỏ da chủ yếu là bô lông vũ ngoài ra có mỏ sừng vảy sừng ở bàn chân, ngón chân móng sừng ở đầu ngón chân. Bộ lông vũ tạo thành một lớp cách nhiệt, đặc biệt khi chim xù lông, giữ cho thân nhiệt chim cao và làm thân chim nhẹ giúp cho việc bay của chim. Bộ lông làm cho thân chim đỡ bị cản không khí khi bay. Lông cánh, lông đuôi là thành phần quan trọng khi bay. Lông phân bố không đều trên mặt da, có vùng lông và vùng trụi.Vùng trụi (vùng ấp) đảm bảo cho cơ ngực trong khi bay và đây cũng là vùng tiếp xúc trực tiếp với trứng. Một số loài chim mất khả năng bay như đà điểu, penguin không có vùng trụi. Cấu tạo lông: Lông vũ rất nhẹ ,bền và có lực đàn hồi lớn. Lông chim điển hình có một ống dài gồm: phần rỗng là gốc cắm vào da và phần đặc là thân. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ: lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Bên trong gốc lông có màu trắng là sợi hình chuông là bấc lông đó là di tích mạch máu tới nuôi lông trong khi lông phát triển. Hai bên thân lông có những sợi lông mảnh là râu lông sỏ cấp song song hợp thành phiến lông. Hai bên mỗi sợi lông có hai hang sợi lông nhỏ (râu lông thứ cấp) có móc nối với nhau làm một tấm rộng và nhò có móc ở hai bên mà phiến lông dễ liền lại khi chim rỉa lông.  Các loại lông: Có hai loại lông chính: lông bao và lông tơ. Lông bao là bộ lông phủ bên ngoài gồm lông mình lông cánh và lông đuôi. Lông cánh và lông đuôi giữ vai trò quan trọng trong khi bay. Lông tơ dưới lông bao, thân mảnh ,thiếu móc ở phiến

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lớp chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ĐH SÀI GÒN Khoa: SP KHTN Lớp: DSI 1081 Tổ: 2 Chương VI: LỚP CHIM (AVES) A_ Đặc điểm chung: Chim là động vật có xương sống, hằng nhiệt, có màng ối, thích nghi với sự bay lượn, mang nhửng đặc điểm cơ bản sau đây: Mình có lông vũ bao phủ. Chi trước biến đổi thành cánh. Hàm trên và hàm dưới có bao sừng bao bọc tạo thành mỏ. Sọ chỉ có một lồi cầu chẩm. Các đốt sống (trừ các đốt sống cổ) có xu hướng gắn liền nhau và gắn liền với xương chậu dài tạo thành một khối vững chắc, thích hợp với tư thế đứng bằng hai chân và sự cất cánh và hạ cánh trong động tác bay. Chim phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và sống trong những cảnh quan rất đa dạng. B_ Cấu tạo hoạt động sống, sinh sản và phát triển của chim bồ câu (Columbia Livia) và những đại diện khác của lớp chim: Hình dạng cơ thể: Đầu và cổ: Đầu chim có cổ dài nối với thân. Cổ chim rất linh hoạt giúp chim dể dàng quan sát mọi phía, dễ dàng mổ thức ăn, tấn công, tự vệ và rỉa lông. Đầu chim nhỏ, hàm không có răng, nhưng có bao sừng bao bọc kéo dài thành mỏ. Mỏ ỵếu, gốc vỏ mềm có da bao bọc và có hai lỗ mũi. Thân: Thân hình thoi, da khô, được lông vũ bao phủ. Chi trước biến đổi thành cánh. Sự sắp xếp lông ở cánh chim được thực hiện bằng cách lông ở phía sau tỳ lên một phần lông mọc ở phía trước sao cho cánh chim khi xoè ra thì tạo thành một diện tích rộng nhất, còn khi cụp lại thì gọn áp sát vào thân chim. Xương cánh tay không có lông lớn bám vào, tạo điều kiện cho sự xoay cánh dễ dàng để hướng cánh theo chiều gió khi chim bay. Chân chim ngắn và yếu nên chim đi lại vụng về. Khi chim cất cánh hoặc hạ cánh, các chi sau và cánh chim phối hợp hoạt động theo trật tự hợp lý để bay lên hay đáp xuống dễ dàng. Ở cuối thân có tuyến phao câu ít phát triển so với các loài chim khác, tiết dịch nhờn => làm lông trơn bóng và không thấm nước. Đuôi: Lông đuôi mọc trên tuyến phao câu, lông đuôi dài và có phiến lông rộng. Lông đuôi chim có thể xoè ra cụp lại, hướng bên phải hoặc bên trái, có tác dụng như bánh lái, giúp chim định hướng khi bay. Vỏ da: Vỏ da: Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến. Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu ít phát triển. Chất nhờn do tuyến phao câu làm cho lông chim không thấm nước nên rất phát triển ở các loài chim vịt ,ngang,ngổng .. và thiếu ở một số loài chim sống ở cạn như đà điểu, là nguồn cung cấp sinh tố D cho chim. Sản phảm sừng của vỏ da chủ yếu là bô lông vũ ngoài ra có mỏ sừng vảy sừng ở bàn chân, ngón chân móng sừng ở đầu ngón chân. Bộ lông vũ tạo thành một lớp cách nhiệt, đặc biệt khi chim xù lông, giữ cho thân nhiệt chim cao và làm thân chim nhẹ giúp cho việc bay của chim. Bộ lông làm cho thân chim đỡ bị cản không khí khi bay. Lông cánh, lông đuôi là thành phần quan trọng khi bay. Lông phân bố không đều trên mặt da, có vùng lông và vùng trụi.Vùng trụi (vùng ấp) đảm bảo cho cơ ngực trong khi bay và đây cũng là vùng tiếp xúc trực tiếp với trứng. Một số loài chim mất khả năng bay như đà điểu, penguin không có vùng trụi. Cấu tạo lông: Lông vũ rất nhẹ ,bền và có lực đàn hồi lớn. Lông chim điển hình có một ống dài gồm: phần rỗng là gốc cắm vào da và phần đặc là thân. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ: lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Bên trong gốc lông có màu trắng là sợi hình chuông là bấc lông đó là di tích mạch máu tới nuôi lông trong khi lông phát triển. Hai bên thân lông có những sợi lông mảnh là râu lông sỏ cấp song song hợp thành phiến lông. Hai bên mỗi sợi lông có hai hang sợi lông nhỏ (râu lông thứ cấp) có móc nối với nhau làm một tấm rộng và nhò có móc ở hai bên mà phiến lông dễ liền lại khi chim rỉa lông. Các loại lông: Có hai loại lông chính: lông bao và lông tơ. Lông bao là bộ lông phủ bên ngoài gồm lông mình lông cánh và lông đuôi. Lông cánh và lông đuôi giữ vai trò quan trọng trong khi bay. Lông tơ dưới lông bao, thân mảnh ,thiếu móc ở phiến lông. Lông bông là một dạng lông tơ thân ngắn, đầu có nhiều sợi lông dài mảnh ko có móc móc vào nhau. Lông tơ có tác dụng tăng độ dày của lông làm nhiệm vụ cách nhiệt quan trọng .Ở nước ta chim thay lông từ tháng 6 đến tháng 11. Bộ xương: Có những biến đổi chủ yếu: bộ xương nhẹ, xương mỏng, xốp, có nhiều khoang khí, nhưng lại khoẻ, chắn, gắn chặt với nhau. Nhờ vậy, chim thích nghi với sự bay. Sọ chim: nhẹ, xương mỏng, hộp sọ lớn chứa não phát triển, có 1 lồi cầu chẩm ở đáy sọ. Xương sọ: gắn kết với nhau thành 1 mảnh, không có đường ranh giới giữa các xương. Xương ổ mắt: lớn, giúp cho sự vận động nhanh, quan sát được rộng và tinh vi. Các xương hàm không có răng, được bọc bằng bao sừng. Xương hàm trên gắn với sọ. Xương hàm dưới ăn khớp với sọ nhờ xương vuông tự do, tạo ra 1 cấu trúc tiếp nối kép giúp cho miệng chim mở rộng. Cột sống: rắn chắc, có những biến đổi chuyên hoá cao. Cột sống chia làm 4 phần: cổ, ngực, chậu và đuôi. Phần cổ: rất linh hoạt, 13 – 14 đốt sống, các đốt sống có mặt khớp hình yên ngựa (theo kiểu lõm khác). Phần ngực: gồm 7 đốt sống, gắn chặt và gắn chặt vối xương chậu. Tất cả các đốt sống ngực đều mang xương sườn , đầu xa khớp xương mỏ ác. Xương mỏ ác có gờ lưỡi hái lớn , là nơi bám của cơ vận động cánh. Xương sườn gồm 2 đoạn : đoạn lưng và đoạn bụng khớp với nhau. Nhờ vậy mà lồng ngực có thể nở , xẹp do tác dụng cơ gian sườn trong động tác hô hấp. 5 đôi sườn trước tì lên sườn phía sau nhờ mấu nhỏ làm lòng ngực vững chắc. Phần chậu: 13 – 14 đốt, các đốt sống chậu gắn liền nhau và gắn với xương chậu thành 1 khối vững chắc, nơi tựa vững chắc của các chi sau khi đậu và đi trên đất. Phần đuôi: các đốt sống gắn liền thành xương phao câu. Đai vai: gồm có 3 xương có hình dạng và vị trí thích hợp cho chim đập cánh và nâng cánh dễ dàng. Xương bả: dạng lưỡi kiếm, nằm trên phần gốc xương sườn, song song cột sống và gắn xương quạ làm cho đai vai có vị trí cố định, vững chắc khi chim nâng cánh và hạ cánh. Xương quạ: to, khỏe, thẳng đứng, là chổ dựa cho xương cánh. Xương đòn: 1 đầu gắn xương quạ, 1 đầu gắn với nhau ở phía dưới làm thành chậu, hình chữ V. Xương chi trước: Biến đổi nhiều so với chi 5 ngón điển hình của động vật có xương sống ở cạn. Chi trước gồm: xương cánh tay, xương trụ ngắn hơn xương quay, cổ tay chỉ còn 2 xương nhỏ, tự do. Ngón thứ 2 có 2 đốt rất dài. Ngón thứ 3 có 1 đốt dài Đai hông: Có xương chậu dài gắn liền với các đốt sống chậu, tạo thành 1 vòm xương chậu rộng và vững chắc, làm chổ bám cho cơ nâng đỡ mình khi đứng. Xương đai hông không khớp nhau và phần bụng mở rộng. Xương hông lớn gắn với phần chậu cột sống. Xương ngồi gắn với xương hông. Xương háng mảnh, dài nằm ở mép ngoài của xương hông . Xương chi sau: Chân chim gồm 3 phần diển hình: xương đùi, xương ống, xương bàn và các ngón chân. Xương đùi nằm sâu vào 2 bên hông chim. Xương ống gồm xương chài lớn và xương mác tiêu giảm nhiều thành xương nhỏ bám bên cạnh phần trên xương chày. Xương bàn chỉ còn 1 xương lớn tạo thành “giò ” chim. Chim bồ câu có 4 ngón: ngón cái ở phía sau và 3 ngón ở phía trước . Hệ cơ: Cơ vận động cánh phát triển: cơ ngực, cơ dưới đòn. Cơ giúp cho sự đi chuyển trên cạn, chuyền cành, cất cánh và hạ cánh phát triển: cơ đùi và cơ ống chân khá lớn. Hệ cơ cổ phát triển do hoạt động bắt mồi, tự vệ, tấn công, rỉa lông. Các cơ vùng lưng ít phát triển do các đột sống của chi gắn liền nhau nên không cần thiết phải có khối cơ lưng lớn. Hệ tiêu hóa: Chim xoang miệng hẹp hàm ko răng dài có bao sừng bao bọc thành mỏ. Trong xoang miệng nhiều tuyến nhờn ,đáy miệng lưỡi hoá sừng. Thực quản dài và phình ở dưới thành diều – nơi dự trữ thức ăn và làm thức ăn mềm ra. Trong thời kỳ sinh sản diều tiết ra chất lỏng màu trắng 16%protêin 11 % lipit 1,3 % các chất khoáng vitaminA và vitamin nhóm B nuôi chim non từ sau 4 ngày kể từ khi chim nở đén khoảng từ 10 đến 14 ngày. Dạ dày: Dạ dày tuyến tiết chủ yếu men pepsin và axit clohydric. Dạ dày cơ (mề) có vách cơ dày nghiền thức ăn và nhận dịch vị từ dạ dày tuyến chảy xuống. Dịch tụy từ tuyến tụy và dịch mật do gan tiết ra được đổ thẳng vào đầu ruột non. Ruột dài. Ở chỗ chuyển tiếp từ ruột non đến ruột già có một đôi ruột bít ( mạch tràng ) không phát triển ở chim bồ câu. Ruột già không phân hoá thành ruột thẳng do đó không có dự trữ phân giúp giảm trọng lượng cơ thể để thích nghi với đời sống bay. Phân được đổ vào xoang huyệt qua 9 – 10 lần co bóp của ruột non. Chim ăn nhiều thời gian tiêu hoá kéo dài 2 – 9 giờ Chim thải phân rất nhanh vì ruột ngắn và thiếu ruột thẳng chứa phân giúp giảm trọng lượng thích nghi với đời sống bay. Cường độ tiêu hoá cao là do sự nghiền bóp mạnh mẽ trong mề, hoạt tính men tiêu hóa cao được đảm bảo nhiệt độ cô thể chim cao và ổn định, về mặt tiếp xúc thức ăn, ruột rộng (số lượng mao tràng của màng nhày ruuọt non lớn ) Cơ quan tiêu hoá hướng nhẹ cơ thể: không có răng, thiếu ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể. Hệ hô hấp: Cơ quan hô hấp chim bồ câu gồm: Khe họng ở sau lưỡi. Cơ quan phát thanh là minh quản, nằm ở ngã ba khí quản và cuống phổi (phế quản), minh quản kém phát triển. Phổi chim nhỏ và xốp. Cuống phổi vào phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra ngoài phổi đi vào 9 túi khí. Những cuống phổi nhỏ trong phổi lại phân nhánh nhiều lần tạo thành một mạng ống khí được gọi là hệ thống mao quản khí, xung quanh là hệ thống mao quản huyết→tạo diện tích trao đổi khí lớn. Các túi khí len lỏi vào các nội quan và thông vào cả các xương. Có hai túi bụng (túi sau), 2 túi ngực trước, 2 túi ngực sau, 2 túi cổ, 2 túi đòn nối với nhau thành một túi lớn. Sự trao đổi khí ở phổi. Nhờ cấu trúc đặc biệt ở phổi nên sự trao đổi khí là liên tục, không có hiện tượng khí đọng trong pha thở ra vì mỗi dòng khí di chuyển theo mỗi chiều nhất định. Quá trình trao đổi khí: - Khi nghỉ chim thở bằng cách phồng xẹp lồng ngực. - Khi bay chim hô hấp nhờ hệ thống túi khí: Khi nâng cánh, túi khí mở ra không khí đi vào qua phổi và đi thẳng vào các túi bụng. Khi đập cánh túi khí xẹp xuống, không khí giàu oxi được đẩy ra qua phổi và tập trung trong các túi khí trước, từ đây không khí đi thẳng ra ngoài. Do dung tích các túi khí rất lớn nên một chu kì hô hấp đòi hỏi hai lần thở. Mỗi lần thở gồm một lần hít vào và một lần thở ra. Ý nghĩa sinh học của hệ thống túi khí: 75% lượng khí hít vào đi vào tùi khí làm giảm khối lượng riêng của cơ thể. Túi khí làm giảm sự ma sát giữa các nội quan khi chim bay và cách nhiệt. Sự thải nhiệt được tăng cường bằng lượng hơi nước của hệ thống túi khí do phổi thải ra ngoài. Phổi chim tuơng đối nhỏ, áp sát vào lưng, khả năng co giãn rất ít, nên các túi khí giúp cho sự thông khí ở phổi được thực hiện một cách liên tục. Kết luận: Như vậy phổi nhận được không khí trong lành trong cả quá trình hít và thở ra, không khí giàu oxi liên tục đi qua hệ thống vi khí quản. Hiện tượng đó gọi là hô hấp kép. Hệ thống túi khí xuất hiện ở chim là đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn chứ không phải là đặc điểm tiến hóa. Hệ tuần hoàn: Tim: tương đối lớn, không có xoang tĩnh mạch, gồm có 4 ngăn: hai tâm thất, hai tâm nhỉ; chia làm hai nửa: nửa phải chứa máu tĩnh mạch (đỏ thẩm), nửa trái chứa máu động mạch (đỏ tươi). Hệ động mạch: Chỉ có có một cung chủ động mạch phải. Đi từ tâm thất trái rồi phát ra đôi động mạch không tên. Mỗi mạch không tên phân thành 3 động mạch: động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch ngực đi tới ngực và cánh. Phần than chính của mạch vòng qua phế quản phải rồi kéo dài theo cột sống thành động mạch chủ lưng và phát các động tới các bào quan. Tới vùng chậu phát ra đôi động mạch đùi và đôi dộng mạch ngồi thì trở thành động mạch đuôi.Tâm thất phải có đôi động mạch phôi đưa máu tĩnh mạch về phổi. Hệ tĩnh mạch: Hệ gánh thận không đầy đủ Từ tĩnh mạch đuôi phân thành hai tĩnh mạch gánh thận rồi tiếp tục máu từ tĩnh mạch đùi mang từ chi sau rồi thành đôi tĩnh mạch hông. Đôi này gắn nhau tạo thành tĩnh mạch chủ sau. Ở gốc tĩnh mạch đuôi còn có một tĩnh mạch mạc treo ruột cùng đặc trưng của chim, đỗ vào tĩnh mạch gánh gan. Máu ở phần đầu đổ vào đôi tĩnh mạch chủ trước, rồi cùng với tĩnh mạch chủ sau đi vào tâm nhĩ phải. Máu ở phổi vào 4 tĩnh mạch phổi rồi vào tâm nhĩ trái: Máu động mạch → tâm thất trái → động mạch chủ lưng → nội quan → theo tĩnh mạch về tâm nhĩ , hoàn thành vòng tuần hoàn lớn . Máu tĩnh mạch từ tâm thất phải → phổi → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái , hoàn thành vòng tuần hoàn nhỏ Tim đập rất nhanh, hệ tuần hoàn kép → máu lưu thông nhanh, bảo đảm cung cấp oxy cho cơ thể Hồng cầu của chim khá nhiều và lồi hai mặt, có nhân, hemoglobin liên kết với oxy yếu → việc nhả oxy của máu vào mô thực hiện rất nhanh. Hệ thần kinh: Bộ não lớn hơn thằn lằn bóng. Nóc não có vòm não , não nguyên thuỷ mỏng. Vòm não cổ bị đẩy sang hai bên cạnh của bán cầu não. Có mầm móng của vòm não mới gồm chất xám: nơi tập trung thân các tế bào thần kinh ở dưới vòm não nguyên thuỷ. Nền của bán cầu não là thể vân có vai trò quan trọng chi phối các bản năng của hoạt động sống. Phần trước thể vân điều khiển các bản năng sinh dục : giao phối , làm tổ … Dưới thể vân là đồi thị có chức năng phân tích cảm giác trước khi truyền lên cho thể vân. Vai trò cùa vỏ não không rỏ rệt , không có liên kết từ vỏ não đến tuỷ. Não giữa phát triển mạnh chủ yếu có vai trò thị giác. Thể vân và não giữa chi phối mọi hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Tiểu não lớn gồm thuỳ giữa , hai thuỳ hai bên ứng với các cử động phong phú , đa dạng của chim , thuỳ khứu giác kém phát triển ví ít quan trọng trong đời sống bay lượn. Có 12 đôi dây thần kinh , dây XI chưa biệt lập hoàn toàn. Giác quan: Xúc giác: Khắp biểu bì có những tận cùng thần kinh cảm giác để nhận các kích thích, các vi thể cảm giác này có nhiều ở trên lưỡi, mặt trong miệng, chân, huyệt…Xúc giác của chim kém phát triển hơn so với các loài ở cạn khác. Khứu giác: Khứu giác của chim kém phát triển, ít có vai trò quan trọng trong đời sống. Cơ quan khứu giác là hai lỗ mũi gồm có hai lỗ mũi ngoài, tiếp dến là hai xoang mũi có những vi thể xúc giác, đôi khi có thêm tuyến mũi tiết ra chất tiết để ngăn vật lạ,bụi bẩn hoặc nước. Vị giác : Gồm những vi thể vị giác hay chồi vị giác đặt trên lưỡi, mặt trong miệng. Thị giác: Chim có mắt rất lớn, là cơ quan định hướng cơ bản của chim. Mắt chim có ba mi, có tuyến lệ. Mi thứ ba là một màng mỏng mờ ở khóe mắt, khi cần có thể bao lấy mắt.Thủy tinh thể mềm. Cấu tạo mắt chim giống mắt bò sát có lược chứa nhiều mạch máu ở buồng sau của mắt. Tấm lược liên hệ với võng mạc ở gần dây thần kinh thị giác. Chim có thể điều tiết mắt bằng hai cách: Biến dạng nhân mắt nhờ cơ mí hay tăng giảm khoảng cách nhân mắt với màng võng nhờ cơ vòng xung quanh màng cứng. Vị trí mắt chim ở cao hai bên đầu nên có thể trông rộng ra xung quanh (khoảng 3/4 vòng tròn). Màng võng nhạy cảm với ánh sáng, có các tế bào hình que (nhìn trong đêm) và tế bào hình nón (phân biệt màu sắc). Chim ăn đêm có mắt cấu tạo khác với mắt của chim ăn ngày: Chim ăn đêm cấu tạo màng võng nhiều tế bào hình que, ít tế bào hình nón còn chim ăn ngày thì ngược lại. Thính giác: Tai ngoài: có lông bao phủ, có ống tai khá sâu với nếp da nổi lên trên, ở một số loài cú lỗ tai ngoài có hai nếp da. Tai giữa: từ màng nhĩ dến cửa sổ bầu dục có hệ thống xương, xương trụ culumella, xương bàn đạp Stapes. Tai giữa thông với hốc miệng bằng vòi Eustache. Tai trong: Có túi bầu dục thông với ba ống bán khuyên chứa nội tạng bạch dịch. Nối với túi bầu dục là túi tròn một đầu của túi tròn phình to ra thành cơ quan Lagena (oa thể) bên trong chứa cơ quan thính giác corti. Hệ thống túi và ống bán khuyên đặt trong chất bạch dịch. Tai chim có thể nghe được tần số âm thanh gần với tai người nhưng lại vượt xa người về khả năng phân biệt cường độ âm thanh. Một số chim có thêm vành tai ngoài. Hệ bài tiết: Thận sau rất lớn chia làm ba thùy. Có ống dẫn niệu đổ thẳng vào xoang huyệt. Không có bóng đái. Nước tiểu có nhiều axit uric. Khi tới huyệt, nước sẽ được hấp thụ lại và muối urat kết tủa tành một chất màu trắng lẫn với phân và thải ra ngoài cùng với nước tiểu. Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục đực: Có hai tinh hoàn, có tinh hoàn phụ đổ tinh trùng vào ống dẫn dinh (ống Vonphơ) rồi đổ thẳng vào xoang huyệt. Cơ quan giao cấu không có, nên khi đạp mái, xoang huyệt con trống lộn ra ngoài hình thành một cơ quan giao cấu rỗng tạm thời. Cơ quan sinh dục cái: Có buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển. Buồng trứng phải tiêu biến gần hết, chỉ còn lại vết tích. Buồng trứng trái có dạng chùm nho. Ống dẫn trứng đổ vào xoang huyệt có thể chia thành 5 phần: Phễu có vành rộng hứng trứng. Phần tuyến có nhiều tuyến nhờn và những tuyến sinh lòng trắng. Eo ống dẫn trứng có tế bào tuyến chủ yếu tiết ra màng vỏ trứng. Tử cung có tế bào nhày tiết ra chất chủ yếu làm nở lòng trắng và tiết ra vỏ đá vôi. Âm đạo đổ vào huyệt. Trứng: Trứng chín rụng khỏi buồng vào phễu của ống dẫn trứng. Lúc này trứng chỉ có lòng đỏ, phía sau hình thành một đĩa nhỏ được gọi là "sẹo trứng" gồm nguyên sinh chất và hạt nhân. Khi lọt vào ống Fanlốp, nếu gặp tinh trùng thì sẽ thụ tinh và được bọc lòng trắng, tiếp tục di chuyển đến tử cung, được bọc thêm 2 lớp vỏ mỏng và một lớp vỏ dày ở ngoài. Lớp vỏ ngoài thấm thêm canxi và cứng lại, có nhiều lỗ để tham gia trao đổi khí. Phía đầu to của trứng, hai vỏ mỏng tách nhau ra, hình thành nên buồng khí. Hai cực của lòng đỏ có 2 dây xoắn được tạo bằng chất anbumin, được gọi là dây treo, bám vào mặt trong của vỏ mỏng. Dây này giữ cho lòng đỏ chỉ xoay quanh trục dọc của trứng. Do có tỷ trọng lớn hơn khối nguyên sinh chất và hạt nhân, nên khối lòng đỏ luôn hướng về phía dưới, còn khối nhân trứng luôn hướng về phía trên tiếp thu được nhiều nhiệt từ cơ thể chim mẹ khi ấp trứng. Sự phát triển phôi: Phần trung tâm của đĩa phôi lồi lên làm thành vùng trong, cạnh sau lõm vào hình thành bờ và kéo dài ra phía sau hình thành dải nguyên thủy. Nơi này sẽ hình thành trung bì. Trước dải nguyên thủy là nút Hensen, ứng với phôi khẩu. Phần ngoài của đĩa phôi dày và kém trong nên gọi là vùng đục. Sau đó đĩa phôi phát triển rộng ra, bao lấy lòng đỏ, hình thành phôi ở phía trước dải nguyên thủy. Phía trước nút Hensen hình thành mấu đầu, đây là nơi hình thành dây sống, tấm thần kinh rồi ống thần kinh từ ngoại bì. Trung bì hình thành hình thành các túi somit ở hai bên. Phía trước ống thần kinh hình thành não bộ, dần dần nổi lên mặt đĩa phôi. Xung quanh đĩa phôi có vùng mạch là vùng có nhiều mạch máu để nuôi phôi. Tiếp theo quanh phôi hình thành màng ối và túi niệu. Ở giai đoạn sơ khai phôi chim có đầu to, não bộ và mắt lớn, hai bên cổ có 5 đôi khe mang, có 2 đôi mấu cánh, chân dài. Sau đó khe mang lấp kín, hình thành mỏ, cổ kéo dài, chi phát triển thêm ngón, đuôi ngắn lại, khối lòng đỏ và lòng trắng co ngắn, túi niệu phát triển mạnh. Đồng thời có quá trình hình thành tuần hoàn của phôi. Sau đó chim mổ thủng vỏ trứng để chui ra ngoài. C_ Phân loại chim hiện nay: Bộ đà điểu châu phi (Struthioniformes) - Đặc điểm: Gồm những loài chim cao đến 1,8m, nặng từ 75-100kg, Đầu trụi lông, lông đuôi ngắn, mềm không phát triển. Xương mỏ ác thiếu xương lưỡi hái, Chân to khỏe có 2 ngón được sử dụng làm cơ quan tự vệ và giúp chim chạy nhanh. Chim non khỏe. - Phân loại, phân bố: chỉ có một loài đà điểu (Struthio camelus). sống thành đàn ở những vùng bán sa mạc Châu Phi và Tây Nam châu Á Bộ chim cánh cụt (sphenisciformes) - Đặc điểm: Có cấu tạo chuyên hóa sâu, thích nghi đời sống bơi lội giỏi ở biển: Mình có lông ngắn Chi trước biến thành bơi chèo với những lông cánh nhỏ và gắn, chi sau lùi xa vế phía sau mình, chim có dáng đứng thẳng, chân có màng bơi nối liền 3 ngón trước Xương lưỡi hái lớn, xương ngực phát triển. Ăn cá, chim ấp trứng bằng cách kẹp trứng giữa hai chân, chim mới nở có đủ lông song còn yếu và mù. - Phân bố, phân loại: gồm 16 loài sống ở nam bán cầu có thể theo dòng nước đi về phía bắc tới vùng xích đạo. - Đại diện: Chim cánh cụt chúa (Aptenodytes forsteri) Bộ sếu (Gruiformes) - Đặc điểm: Sống ở bãi cỏ nơi có nhiều cây bụi thấp, đầm lầy ao hồ có nhiều cây thủy sinh. Phần lớn chạy giỏi, bay kém (trừ sếu), chân có 4 ngón, ngón cái thường nằm cao hơn. Chim non khỏe. - Phân loại, phân bố; gồm 119 loài, phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Việt Nam có 23 loài. - Đại diện: Cuốc (Amaurornis phoenicurus) vào mùa sinh dục, con đực kêu suốt ngày đêm. Xít (Porphyrio porphyrio) phá hoại hoa màu. Cun cút lưng hung (Turnix tanki), kịch (Gallinula chloropus) là chim định cư. Cuốc nâu (Porzana paykullii), sâm cầm (Fulica atra) thịt ngon. Sếu xám (Grus nigricollis) là chim trú đông. Bộ chim bồ câu (Columbiformes). - Đặc điểm: Chim bay giỏi nhưng đi chậm và vụng về, chân ngắn Mỏ yếu có đoạn gốc mềm có da bao bọc (ceroma) Mang hai lỗ mũi Đơn thê Chim non yếu, phần lớn định cư. - Phân loại, phân bố: gổm 300 loài, phân bố khắp nơi trên thế giới, Việt Nam có 22 loài. - Đại diện : cu gáy (Streptopelia chinensis), cu sen (Streptopelia orientalis), cu ngói (Streptopelia tranquebarica), cu luồng (Chalcophaps indica), gầm phi trắng (Duculabicolor). Bộ cú (Strigiformes). - Đặc điểm: Chim ăn thịt, săn mồi vào ban đêm và lúc hoàng hôn. Có mỏ và chân cấu tạo như kiểu chim ưng, song đầu to, cổ ngắn, lông mặt xếp thành hai vòng xung quanh mặt thành đĩa mật, bộ lông dày xốp, mắt và tai phát triển Đơn thê, chim non yếu - Phân loại, phân bố: Gồm 113 loài, phân bố hầu hết trên thế giới, Việt Nam có 19 loài. - Đại diện: Cú lợn lưng xám (Tyto alba), dù dì (Ketupa ketupa), cú mèo khoang cổ (Otus bakkamoena), cú vọ (Glaucidium cuculoides) là những loài định cư. Bộ yến (Apodiformes) - Đặc điểm: Bay rất giỏi, không đi được, hầu hết mọi hoạt động thực hiện trên không. Cánh dài và hẹp, chân ngắn, khỏe với bốn ngón hầu như hướng vế phía trước do ngón cái có khả năng xoay được. Chim non yếu. - Phân loại, phân bố: Gồm khoảng 400 loài, phân bố tương đối rộng lớn trên thế giới. ở Việt Nam gồm 8 loài. - Đại diện: yến hồng sám (Collocalia francia), tổ yến làm bằng nước bọt chim yến. Tổ yến được dùng làm thực phẩm rất có giá trị, yến cọ (Cypsiurus pavus) làm tổ ở nơi có nhiều cây cau hoặc cọ, yến mào (hemiprosne longipenis) trán có mào hồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLớp chim.doc
Tài liệu liên quan