Lỗ thủng tầng ozone

I.ĐỊNH NGHĨA 1 Ozone (03) 2 Tầng ozone II.NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖ THỦNG TẦNG OZONE 1.Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone 2.Các chất CFC làm thủng tầng ozone khí quyển 3.Tên lửa có thể phá hoại tầng ozone 4.Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone III. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO THỦNG TẦNG OZONE 1.Sự suy giảm tầng ozone 2.Tầng ozone,thủ phạm khiến Trái Đất nóng lên 3.Lỗ thủng tầng ozone đang nhỏ lại IV.ẢNH HƯỞNG CỦA TẦNG OZONE 1.Tới môi trường 2.Tới con người 3.Tới động, thực vật V. ỨNG DỤNG CỦA OZONE 1.Ozone ứng dụng trong công nghệ cung cấp nước sinh hoạt 2. Ozone trong công nghệ nuôi trồng, trước hết là nuôi trồng thuỷ sản 3. Ozone trong chế biến , bảo quản thực phẩm 4. Ozone trong các ngành công nghiệp khác 5. Ozone trong làm sạch môi trường VI.CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HẠN CHẾ LỖ THỦNG TẦNG OZON 6.1. Thể Giới 6.2. Việt Nam VII.KẾT LUẬN

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7768 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lỗ thủng tầng ozone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ozone. Cũng vì lý do trên, các chất  CFC ngoài gây hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên nhân quan trọng làm mỏng lớp ozone của khí quyển và theo Nghị định thư Montreal, người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất và sử dụng các chất này, đặc biệt là các CFC "cứng". Tên lửa có thể phá hoại tầng ozone Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozone, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ mặt trời xâm nhập vào trái đất. Tên lửa thải ra khí clo trên tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxy và tạo ra clo oxit, một chất phá hủy ozone. Ảnh: nasaimages.org Nhờ các đạo luật quốc tế mà những hóa chất có hại đối với tầng ozone như chlorofluorocarbon (CFC), methyl bromide đang giảm dần. Nhưng khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt trái đất khoảng 50 km). Tại đây clo phản ứng với oxy để tạo ra clo oxit - chất có khả năng hủy diệt ozone. Trong bối cảnh các vụ phóng vệ tinh, tàu vũ trụ trên khắp thế giới ngày càng tăng, những quả tên lửa sẽ sớm trở thành hiểm họa đáng sợ nhất đối với tầng ozone. “Tình hình hiện nay chưa đến mức khẩn cấp, song nếu chúng ta đợi thêm 30 năm nữa, mọi chuyện sẽ khác”, Darin Toohey, một nhà khoa học của Đại học Colorado (Mỹ), phát biểu. Hiện nay Mỹ, Liên minh châu Âu và Ấn Độ sử dụng cả nhiên liệu lỏng và nhiên liệu rắn cho tên lửa của họ. Hỗn hợp này tồn tại dưới dạng bột hoặc tinh thể. Riêng Nga và Trung Quốc chỉ sử dụng nhiên liệu lỏng. Nhiều nhà khoa học cho rằng nhiên liệu lỏng trong tên lửa có mức độ gây hại đối với tầng ozone thấp hơn so với nhiên liệu rắn. “Những tên lửa trong tương lai sẽ sử dụng nhiên liệu lỏng và chúng sẽ bay lên trời với tần suất gấp 10 tới 100 lần hỏa tiễn ngày nay. Với tần suất cao như thế, tôi đoán rằng tầng ozone sẽ chịu tác động tiêu cực trong vòng 10 đến 20 năm nữa. Tuy nhiên chúng ta chưa có bằng chứng để chứng minh nhận định này”, Martin Ross, một nhà nghiên cứu khí quyển của tập đoàn Aerospace tại thành phố Los Angeles (Mỹ), phát biểu. Mỗi loại nhiên liệu trong tên lửa có mức độ ô nhiễm khác nhau. Một số nhiên liệu giải phóng các hoá chất vào tầng không khí thấp. Tại đây chúng nhanh chóng biến mất nhờ những cơn mưa. Một số loại khác thải hóa chất ở tầng bình lưu, nơi chúng tồn tại lâu hơn và phản ứng với hóa chất khác. Từ năm 1979 tới năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu suy giảm khoảng 5%. Vì tầng ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại từ mặt trời, sự suy giảm của nó trở thành một mối quan tâm toàn cầu. Các nước đã ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế và chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất carbon của clo và flo cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác. Sự suy giảm ozone thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ thủng ozone dùng để chỉ sự suy giảm ozone nhất thời hằng năm ở hai cực trái đất. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu (clo xuất hiện CFC và các khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy) chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm tấm áo giáp của trái đất này. Khí gây cười là hiểm họa của tầng ozone: Lỗ thủng tầng Ozone tại Nam Cực. (Ảnh: natural.com) Các nhà khoa học Mỹ khẳng định khí gây cười đã trở thành mối họa lớn nhất đối với tầng ozone của trái đất. Nitơ oxit (N2O) là chất khí gây mê, giảm đau không màu có vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Nó được tạo ra từ phân động vật, quá trình xử lý rác thải, phân bón hóa học, động cơ đốt trong và các ngành công nghiệp. N2O không cháy nhưng có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống và có thể gây ngạt. Giới chuyên gia gây mê nha khoa thường gọi N2O là khí gây cười. Theo Telegraph, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất. Nghị định thư Montreal 1987 cấm việc sản xuất các hóa chất phá hủy tầng ozone, trong đó có CFC. Song N2O không thuộc đối tượng điều chỉnh của thỏa thuận này. “Sự suy giảm nhanh chóng của CFC trong 20 năm qua là một câu chuyện thành công trong lĩnh vực môi trường. Nhưng khí N2O đang là kẻ thù đáng sợ nhất của tầng ozone”, tiến sĩ Akkihebbal Ravishankara, một chuyên gia của Cục quản lý đại dương và khí quyển Mỹ, phát biểu với Telegraph. III. HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO THỦNG TẦNG ÔZÔN. Sự suy giảm tầng ôzôn: Là hiện tượng giảm lượng ozone trong tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozone trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozone ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến Nghị định thư Montreal ra đời nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform. Tầng ozone bị suy giảm do con người thải các chất khí CFC(Chlorofluorocarbon) và các chất ODS (Ozone depleting substances) khác vào khí quyển. CFCs được sử dụng làm chất sinh hàn, chất tạo bọt, dung môi... Các chất ODS khác bao gồm: methyl bromide (làm thuốc trừ sâu), halons (trong các bình chữa cháy), methyl chloroform (dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghệ)... Mặc dầu CFC nặng hơn không khí, nhưng nó có thể lên đến tầng bình lưu bằng một quá trình kéo dài từ 2 - 5 năm. Người ta đo nồng độ CFC ở tầng bình lưu bởi các khinh khí cầu, phi cơ và các vệ tinh. Khi CFCs đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Chlor nguyên tử, và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy Ozone. Một nguyên tử Chlor có thể phá hủy 100.000 phân tử ozone. Methyl bromide khi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím phân hủy để cho ra Brom nguyên tử, một nguyên tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ozone gấp 40-50 lần một nguyên tử chlor. Sự suy giảm ozone thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ thủng ozone dùng để chỉ sự suy giảm ozone nhất thời hằng năm ở hai cực Trái đất, những nơi mà ôzôn bị suy giảm vào mùa Xuân (cho đến 70% ở 25 triệu km2 của Nam Cực và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo trở lại vào mùa hè. Nồng độ clo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC và các khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này. Trong các thảo luận chính trị công khai "suy giảm tầng ozone " đồng nghĩa với lý thuyết cho rằng xu hướng suy giảm ozone toàn cầu, được gây ra vì thải các khí CFC, sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn. Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như gia tăng các khối u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sánh của biển. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi người thường được biết tới hiện tượng: bầu khí quyển trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm, tầng ozone bị thủng, trái đất đang nóng lên… Trong khí quyển, ozone chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (~3.10-6 %) và chủ yếu (90%) được phân bố ở tầng binh lưu với độ cao trong khoảng từ 15 đến 50 km tính từ mặt đất. Trong tầng bình lưu, oxi phân tử (O2) hấp thụ tia cực tím (UV) ở dải sóng dài có bước sóng 0,18 – 0,21µm và tách thành hai nguyên tử oxy tự do, các nguyên tử oxi này sẽ kết hợp với oxi phân tử để tạo ra ozon. Khí O3 tạo ra cũng hấp thụ năng lượng mặt trời và phân hủy tái tạo ra O2. O3 hấp thụ năng lượng ở dải sóng λ = 0,2 – 0,32 µm. việc hấp thụ như vậy ngoài việc sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu còn có tác dụng như một màng lọc tia UV có hại cho các vi sinh vật trên trái đất. Để chỉ hiện tượng che chắn này người ta dùng khái niệm “chiếc ô ozone”, có điều trong thời gian gần đây, chiếc ô bảo vệ này đang bi hủy hoại dần dần. Sau những năm 1970, các nhà nghiên cứu nhận thấy ozone phân hủy chủ yếu do nitơ oxit (NO). khí NO được tạo thành từ N2O nhờ các phản ứng quang hóa ở tầng bình lưu, N2O là loại khí có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động của con người thải ra. Kết quả nghiên cứu này rất đáng chú ý, vì đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằngchính các hoạt động của con người là nguyên nhân thay đổi chu trình hình thành – phân hủy ozone trong tự nhiên: Các hợp chất freon (CF2Cl2, CFCl3) được sử dụng nhiều trong công nghiệp điện lạnh cũng là một hợp chất nguy hiểm gây phản ứng phân hủy ozone. Ngoài ra CH3Cl có nguồn gốc từ đại dương cũng làm phân hủy ozone, song nồng độ của CH3Cl trong khí quyển rất nhỏ nên vai trò của nó ít được quan tâm. Tầng ozone, thủ phạm khiến khí hậu trái đất nóng lên Biếm họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một giả thuyết mới đây cho thấy, trong hơn nửa thế kỷ qua, tầng ozone có thể sẽ cung cấp những thông tin tốt với làn da của bạn, nhưng điều này cũng có thể kìm hãm những luồng gió với tốc độ chuyển động nhanh, hơn nữa điều này làm gia tăng sự nóng lên của vỏ trái đất. Tầng ozone giữ vai trò rất quan trọng. Nó bảo vệ cư dân trái đất khỏi các tia tử ngoại độc hại có thể gây ung thư da ở người cùng với những biến đổi trong cơ thể. Tầng ozone này nằm ở phần thấp của tầng bình lưu, tầng khí quyển phía trên tầng đối lưu, nơi diễn ra những ảnh hưởng của khí hậu trái đất. Ozone hấp thu ánh sáng cực tím ở đây trước khi nó có thể di chuyển tới bề mặt của hành tinh. Một lỗ thủng trong tầng ozone đã được phát hiện vào năm 1985 dẫn đến những dấu hiệu xảy đến ở Montreal Protocol năm 1987, trong đó xuất hiện một vài chất độc hại như chlorofluorcarbons (CFCs) làm phá hủy không khí sạch của tầng bình lưu. Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Science số ra ngày 13/6 cho biết, đối chiếu với kiểu khí hậu gần đây do đài truyền hình quốc tế về sự thay đổi khí hậu, khả năng khí hậu toàn cầu sẽ nóng lên trong một thời gian khá dài do những phản ứng hóa học xuất hiện trên tầng bình lưu. Đứng đầu cuộc nghiên cứu, ông S-W. Son thuộc trường đại học Columbia (New York) và một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tìm thấy các mẫu IPCC bị hỏng tương ứng với những mẫu ozone vừa được tìm lại. Có thể đây chính là hậu quả của nó. Ở một vài thí nghiệm khác, các nhà khoa học cho biết, những vết rạn trên tầng ozone sẽ làm tầng bình lưu ấm lên, phá vỡ nhánh gió tây quan trọng gần hơn với bề mặt trái đất. Các tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết, Nhánh gió này sẽ chuyển hướng chậm lại về phía cực Nam. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt trái đất, băng tan, xuất hiện hạn hán, lũ lụt, gió đại dương ở vùng bán cầu Nam. Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Geophysical Reseach Letters ra ngày 26/4 cho thấy, một lỗ thủng trên tầng ozone tại Nam cực sẽ khiến bầu khí quyển nóng lên, nhất là vùng lục địa cực nam, nơi sẽ tiếp nhận nhiều nhất ảnh hưởng từ sự nóng lên của vỏ trái đất. Hàn gắn lỗ thủng tầng ozone gây ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu. Tầng ozone của trái đất nằm ở tầng bình lưu thấp, ngay phía trên tầng đối lưu (bắt đầu từ bề mặt trái đất lên cao khoảng 12 km) đón nhận các tia cực tím có hại từ mặt trời. Cho đến cuối thế kỉ trước, việc sử dụng trên diện rộng các dụng cụ gia đình và bình phun thương mại có chứa chlorofluorocarbons (CFC) – loại hợp chất không bền được đưa vào tầng bình lưu – khiến cho tầng ô-zôn bị hủy hoại nhanh chóng. Theo Hiệp ước Montreal với sự tham gia của 191 quốc gia, các sản phẩm thải CFC đã bị loại bỏ vào năm 1996 trên toàn thế giới.Quan sát trong vài năm vừa qua cho thấy sự suy thoái tầng ô-zôn đã bị ngăn chặn trên diện rộng có khả năng phục hồi hoàn toàn. Theo nghiên cứu mới, biến đổi khí hậu ở bán cầu nam cũng sẽ có khả năng phục hồi. Đây là kết quả hiển nhiên của Hiệp ước Montreal – hiệp ước quốc tế được coi là thành công nhất cho đến nay, đồng thời chứng minh rằng các hiệp định quốc tế có thể mang lại những thay đổi tích cực tới hệ thống khí hậu toàn cầu. Nhóm gồm 10 nhà khoa học đã tiến hành so sánh kết quả từ hai nhóm mô hình khí hậu được Cơ quan khí tượng thế giới xuất bản năm 2006. Nhóm mô hình đầu tiên được Báo cáo đánh giá thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) sử dụng, nhóm thứ hai từ Đánh giá khoa học về Suy giảm tầng ô-zôn. Tuy nhiên mô hình khí hậu hóa học sử dụng trong dự án Đánh giá tầng ô-zôn năm 2006 lại dự đoán rằng lỗ thủng tầng ô-zôn sẽ được hồi phục hoàn toàn vào nửa sau của thế kỉ 21; điều này có thể gây ra tác động lớn đối với các luồng gió trên bề mặt trái đất, xét theo khía cạnh khác của khí hậu trái đất, tác động này bao hàm cả nhiệt độ bề mặt, vị trí cơn bão, phạm vi các vùng khô hạn, lượng băng trên biển và cả chu trình đại dương. Trong mấy thập kỉ vừa qua, luồng gió tầng đối lưu ở bán cầu Nam thổi gần hơn về cực nam của trái đất do tác động của lượng khí nhà kính tăng lên cũng như tầng ô-zôn suy giảm.Thay đổi này có tác động trên diện rộng đối với khí hậu của trái đất. Mô hình IPCC dự đoán ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục mặc dù diễn ra với nhịp độ chậm. Ngược lại, mô hình khí hậu hóa học lại cho rằng việc hồi phục tầng ô-zôn vốn bị mô hình IPCC phớt lờ - sẽ khiến luồng gió đối lưu tại bán cầu Nam thổi chậm lại ở vĩ độ cao, chuyển hướng tới xích đạo có khả năng làm đảo ngược chiều hướng biến đổi khí hậu tại đây. Lorenzo M. Polvani – chuyên viên điều tra chính đồng thời là giáo sư vật lý và toán học ứng dụng tại SEAS – cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy việc hàn gắn lỗ thủng tầng ô-zôn dự định tiến hành vào khoảng 50 năm nữa lại có tác động lớn đối với khí hậu toàn cầu. Đó là vì tầng ô-zôn bình lưu chưa được tính toán đến với vai trò chủ đạo trong hệ thống khí hậu”. Polvani và Son nói rõ cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để minh chứng cho kết quả của họ và để hiểu đầy đủ về tác động của việc phục hồi hoàn toàn tầng ô-zôn đến thay đổi khí hậu trên hành tinh chúng ta. Trong khi các nghiên cứu trước cho thấy phục hồi lỗ thủng tầng ô-zôn có thể làm nhiệt độ ở Nam Cực tăng lên, hiện tại vẫn còn nhiều việc cần phải tiến hành. Ví dụ, mô hình khí hậu hóa học sử dụng trong Báo cáo đánh giá tầng ô-zôn năm 2006 không bao hàm chu trình đại dương đầy đủ có ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt trái đất. Mối liên quan giữa lỗ thủng tầng ô-zôn được phục hồi, lượng khí nhà kính phát thải tăng lên, các dòng chảy đại dương cùng các thành phần khác của hệ thống khí hậu vẫn cần phải được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thay đổi khí hậu trái đất trong tương lai. Lỗ thủng tầng ozon... đang nhỏ lại: Năm nay, lỗ thủng tầng ozone hình thành sớm hơn so với những năm trước đây. Tổ chức khí tượng thế giới (WWO) dự báo lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực, trong năm nay, nhiều khả năng sẽ nhỏ hơn so với lỗ thủng trong năm 2008. "Những điều kiện khí hậu, được thống kê cho tới thời điểm này, cho thấy rằng lỗ thủng tầng ozon năm 2009 sẽ có thể nhỏ hơn lỗ thủng trong năm 2006 và 2008”, Cơ quan Liên Hiệp Quốc cho biết. Lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực được phát hiện vào những năm 1980. Lỗ thủng này thường bắt đầu hình thành vào tháng 8 hàng năm và đạt độ rộng tối đa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi nó biết mất vào tháng 12. Diện tích lỗ thủng tầng ozon phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết từng năm. Geir Braathen, chuyên gia về tầng ozon của WMO cho biết, năm nay lỗ thủng tầng ozon xuất hiện sớm hơn thường lệ. Diện tích lỗ thủng đo được vào ngày 16/9, là 14 triệu km2. Trong khi đó, độ rộng tối đa của lỗ thủng đo được trong năm 2008, là 27 triệu km2 và năm 2007 là 25 triệu km2. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực chỉ hoàn toàn được hàn gắn, sớm nhất là vào năm 2075. Tầng ozon có vai trò rất quan trọng với sự sống trên Trái Đất, nó giúp chúng ta tránh được tác hại của những tia cực tím từ Mặt Trời. Tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím có thể khiến bạn bị cháy da, ung thư da. Ngoài ra, tia cực tím còn gây hại cho cây cối... Các chất khí như carbon (CFC) được dùng trong các thiết bị hiện đại như máy điều hoà không khí, tủ lạnh, bình chữa cháy v.v… chính là nguyên nhân tạo ra các lỗ thủng của tầng ozon. Năm 1987, Nghị định thư Montreal Protocol đã quyết định loại chất khí gây hại cho tầng ozon, ra khỏi ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tác hại của nó với môi trường sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa. (Theo Pháp luật TPHCM ) IV. ẢNH HƯỞNG CỦA TẦNG ÔZÔN Tới môi trường : Sự suy giảm tầng ozone sẽ làm cho khí hậu ấm dần lên. Gia tăng bức xạ tia cực tím sẽ ảnh hưởng đến sự sinh ra và mất đi của CO2, là khí gây hiệu ứng nhà kính. Từ đó gây ra các ảnh hưởng sau: Một đoạn đường ray bị biến dạng do lớp băng vĩnh cửu của Trái Đất tan chảy. Ảnh: Livescience. Nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng lên trong tương lai gần chỉ là một phần trong vũ điệu của hiệu ứng nhà kính. Nó có thể bẻ cong đường ray, thay đổi nhịp sinh học của động vật, làm các hồ biến mất và khiến bạn hắt hơi nhiều hơn. Con người hắt hơi nhiều hơn.Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây? Nếu đúng thế, thủ phạm có thể là hiệu ứng nhà kính. Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa: Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. Lỗ thủng tầng ozon là một trong số những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên trái đất. Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. @ Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế một cách bền vững. @ Sự biến mất của các hồ 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài thập kỷ qua. Điều này càng khiến người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hồ biến mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới chúng đã tan chảy. Khi lớp băng dưới hồ - vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm - tan chảy, nước sẽ thấm qua đất, khiến hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo. @ Nhiều công trình biến dạng Hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến mất lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi. Nhịp sinh học của động vật thay đổi. Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. @ Vệ tinh quay nhanh hơn Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất mỏng, nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ. Tình trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban đầu. Nhưng lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển đang tăng lên từng ngày, khiến cho không khí trở nên lạnh hơn và ổn định hơn. Khi khí quyển ổn định hơn thì lực cản mà chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn. @ Chiều cao của các dãy núi tăng lên Những người leo núi có thể không để ý, nhưng dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần lên trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh của chúng. Trong suốt 4.000 năm qua, sức nặng của những lớp băng này tác động xuống bề mặt Trái Đất, khiến các dãy núi lún xuống. Khi chúng tan chảy, sức nặng đó được dỡ bỏ, và vùng đất bên dưới đã nhô lên. Sự ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn. @ Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp. Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan. @ Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng khô hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn. @ Nắng nóng do bê tông hóa Hiện tượng nắng nóng xuất hiện còn có nhiều nguyên nhân như: do Trái đất ngày càng nóng lên, băng tan, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tầng ozon ngày càng mỏng. Nắng nóng thường làm người dân ở các đô thị cảm thấy khó chịu, nóng bức hơn ở nông thôn vì không khí ở đô thị bị ô nhiễm, nhiều nhà cao tầng gây hiệu ứng bê tông, trong khi cây xanh ngày càng ít, các khu vui chơi, công viên, bể bơi thì ít và quá tải, nhà cửa chật chội, không lưu không khí. Sự oi bức thể hiện rõ nhất vào buổi chiều tối PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, khoa Môi trường, Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội chỉ ra "thủ phạm" đó là hiện tượng nghịch nhiệt. Theo đó, khi mặt đất bê tông hóa bị đốt nóng dữ dội lúc ban ngày phát ra bức xạ hồng ngoại về ban đêm làm cho nó lạnh hơn lớp không khí phía trên. Điều này làm cản trở sự phát tán nhiệt độ lên không trung, khiến chúng quanh quẩn (chỉ tầm ở độ cao 150m), gây ra sự oi bức. Song PGS Hòe cảnh báo, nguy hiểm hơn, hiện tượng này còn cản trở các chất ô nhiễm. Chúng cứ tích tụ lại sát mặt đất làm cho ô nhiễm gia tăng nhanh chóng sau chập tối. @ Bê tông hóa cả cuộc sống Điều dễ nhận thấy là bên cạnh các tòa nhà cao tầng ngày càng bành trướng thì không gian cây xanh lại thu hẹp theo tỷ lệ nghịch. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Bảo vệ môi trường, tại 2 đô thị lớn nhất nước ta là Hà Nội và PHCM, diện tích cây xanh bình quân đầu người chưa tới 1m2. Cùng với đó là ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn... khiến người dân đô thị đành lui về ẩn trong bốn bức tường chật hẹp. Và một trong những giải pháp người dân thành thị chọn là chiếc máy điều hòa. Có thể thấy, văn hóa điều hòa len lỏi đến từng ngóc ngách của cuộc sống. Hàng trăm nghìn chiếc máy điều hòa bật lên để làm mát một khoảng không gian bé nhỏ nhưng thay vào đó chúng thải thêm một lượng nhiệt cho những phần không gian còn lại. "Người ta tìm mọi cách để đối phó với nắng nóng nhưng chỉ là thụ động. Đúng là một vòng luẩn quẩn. Đây cũng là cảnh báo nhãn tiền về hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu", TS Hòe nhận định. "Không thể trách người dân mà cần phải có những quy hoạch mang tính quốc gia mới mong cải thiện được tình hình này", TS Hòe nói. Hãy nhìn vào con số mà cơ quan khí tượng thủy văn đưa ra, trong vòng 50 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta đã tăng 0,7oC. Đây là những con số biết nói. Hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu không ở đâu xa, nó đang ở rất gần. Tới con người @ Gây ung thư da Lỗ thủng ở tầng ozone sẽ cho phép lượng bức xạ tia cực tím (UV) đến trái đất nhiều hơn. Theo ước tính của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, lượng tia cực tím (UVB) tăng 2% sẽ làm gia tăng 2-6% các ca ung thư da lành tính. Có một thành phố ở Nam Mỹ nơi tỷ lệ ung thư da cao gấp ba lần so với những nơi khác trên thế giới. Nguyên nhân là họ sống dưới lỗ thủng tầng ozone. Cách đây 20 năm, các nhà khoa học thuộc Cơ quan khảo sát Nam Cực của Anh đã có một trong những khám phá lớn về môi trường: một lỗ thủng khổng lồ đã xuất hiện trong tầng ozone bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tử ngoại mặt trời. Phát hiện này cùng với sự khẳng định sau đó của các nhà khoa học Mỹ đã thúc đẩy cộng đồng quốc tế hạn chế CFCs - loại khí thải nhà kính được cho là gây suyMặc dù Nghị định thư Montreal đã cấm CFCs song tác động của những loại khí ổn định và tồn tại lâu này sẽ kéo dài ít nhất là 40 năm nữa. Mỗi năm một lần vào mùa xuân ở Nam bán cầu, các điều kiện khí quyển kết hợp với hoá chất CFCs bắt đầu làm suy giảm tầng ozone. Từ tháng 9 cho tới tháng 11, một lỗ thủng với diện tích khổng lồ hình thành bên trên Nam Cực. Sử dụng vệ tinh, các nhà khoa học có thể giám sát sự mở rộng của lỗ thủng khi nó xoay chuyển cùng với các hệ thống thời tiết. Thỉnh thoảng lỗ thủng bao trùm cả phần phía nam của Nam Mỹ. giảm tầng ozone. Nhiều lần trong một năm, Punta Arenas ở Chilê - một trong những thành phố cực nam trên thế giới - nằm ngay bên dưới lỗ thủng tầng ozone. Các cư dân nơi đó chịu những tác động tồi tệ nhất mà bức xạ mặt trời gây ra, trong đó có nguy cơ ung thư da gia tăng. TS Jaime Abaca, chuyên gia da liễu hàng đầu ở Punta Arenas, đã nghiên cứu tỷ lệ ung thư da trong nhiều năm. Ông kết luận trong tổng số các ca ung thư da được phát hiện, tỷ lệ người mắc u hắc tố - loại ung thư da nguy hiểm nhất - cao gấp ba lần so với các vùng khác trên thế giới. ''Không nghi ngờ gì nữa chúng ta đang chứng kiến các tác hại của lỗ thủng tầng ozone'', ông nói. Các quan sát cũng chỉ ra rằng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất ở Punta Arenas có bước sóng cực kỳ nguy hại. Đứng ngoài trời trong hơn một phút, các nhà nghiên cứu có cảm giác ngứa ran trên mặt.Thậm chí vào những ngày nhiều mây, họ phải đứng trong bóng cây hoặc các con hẻm để tránh tia tử ngoại. Một trong những nạn nhân là phát thanh viên Francisco Figueredo ở Punta Arenas. Gần đây anh đã được điều trị ung thư da trên mắt, mũi và gò mà. Ngồi ở nhà để chuẩn bị chương trình nhạc jazz cho buổi tối, anh giải thích rằng khi còn trẻ anh và những người khác không biết gì về vấn đề này''. Giờ thì thành phố Punta Arenas đã dựng lên nhiều tín hiệu cảnh báo về tác hại của tia tử ngoại. Tại một ngã tư ở trung tâm thành phố, những lá cờ có màu đặc thù phất phới bay. Nếu cờ có màu da cam, điều đó có nghĩa là ''nguy cơ cao''. Các đài phát thanh và truyền hình phát đi thông tin cảnh báo hàng ngày. Tuy nhiên, tại một cửa hàng dược phẩm lớn ở trung tâm Punta Arenas, người quản lý thừa nhận doanh số kem chống nắng của họ rất cao. Bà nói: ''Dường như phần lớn mọi người không hiểu nguy cơ ung thư da''. Có rất nhiều trung tâm tắm nắng. Trung tâm Cecilia International có 50 khách hàng mỗi ngày. Một khách hàng tên Evanalla cho biết: ''Tôi biết về nguy cơ ung thư song tôi vẫn tắm nắng ba lần mỗi tuần Nước da rám nắng sẽ làm cho quần áo của bà trông đẹp hơn. Đó là sự lựa chọn cá nhân''. Thế mới biết tầng ozone có thể yếu đi song sức mạnh của thời trang vẫn rất mạnh. @ Ozone vừa hại phổi vừa làm suy yếu miễn dịch Theo các chuyên gia Mỹ, việc phơi nhiễm ozone không chỉ gây tổn thương phồi mà còn làm giảm số lượng tế bào miễn dịch quan trọng, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các chất độc có trong không khí bị ô nhiễm, nhất là ở các khu đô thị. Cấu tạo hóa học của ozone O3 – một thành phần chính trong ô nhiễm không khí đô thị, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và tử vong. Mặc dù từ lâu các nhà khoa học đã biết việc phơi nhiễm ozone, một thành phần chính trong ô nhiễm không khí đô thị, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và tử vong, nhưng cơ chế gây bệnh thực sự của ozone vẫn chưa được biết rõ. Gần đây, các chuyên gia thuộc Trung tâm Y khoa của Đại học Duke, North Carolina, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của ozone đối với hệ miễn dịch bẩm sinh, giúp giải đáp một phần về ảnh hưởng của ozone đối với sức khỏe con người. @ Kích thích tiến trình tự hủy, làm giảm đại thực bào Theo nhóm nghiên cứu, việc phơi nhiễm ozone không chỉ làm tăng thương tổn ở phổi trong quá trình cơ thể chống lại các độc tố của vi khuẩn, mà còn đẩy nhanh tiến trình tự hủy (apoptosis) của những tế bào miễn dịch có khả năng “tiêu hóa” các vật thể lạ và giữ cho đường hô hấp luôn thông suốt. Tiến trình tự hủy là một quá trình thoái hóa, già cỗi và tiêu hủy dần của tế bào bình thường trong cơ thể. Theo các chuyên gia, “nếu chuột đã bị phơi nhiễm ozone trước, rồi sau đó bị phơi nhiễm tiếp với nội độc tố của vi khuẩn trong không khí, thì chúng sẽ bị giảm số lượng đại thực bào (macrophages) trong phổi. Việc phơi nhiễm ozone trong bối cảnh này đã kích thích tiến trình tự hủy của các tế bào miễn dịch”. Vai trò chính của đại thực bào là tiêu hủy các thành phần cặn bã của tế bào và bắt giữ, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ở phổi, đại thực bào có chức năng loại bỏ các thành phần hoại tử và bụi, giúp ngăn chặn hiện tượng viêm tế bào. Một khu vực đô thị bị ô nhiễm bởi ozone. Bác sĩ John Hollingsworth, chuyên gia về phổi và là tác giả chính của nghiên cứu này, phát biểu: “Ozone có thể làm cho hệ miễn dịch bẩm sinh trở nên hoạt động thái quá, giết chết các tế bào miễn dịch quan trọng, khiến phổi dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ bên ngoài, như hóa chất độc và vi khuẩn”. Trong các thử nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã so sánh và phân tích sự khác nhau giữa 2 nhóm chuột: một nhóm được hít thở không khí trong phòng và nhóm kia bị phơi nhiễm ozone, nhằm đánh giá những phản ứng của cơ thể khi phải sống trong bầu không khi có chứa ozone ở mức gây hại. Ông Hollingsworth cho biết: “Ở chuột bị phơi nhiễm ozone, các tuyến hô hấp ở phổi phải hoạt động quá mức và số lượng tế bào bị viêm cũng cao hơn so với chuột không bị phơi nhiễm”. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy việc phơi nhiễm ozone còn làm giảm nồng độ tế bào miễn dịch lưu thông trong máu. @ Rối loạn thị lực Tia cực tím có thể gây viêm, bỏng giác mạc. Thêm vào đó, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể từ khi còn rất trẻ . @ Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch Tia cực tím có lợi cho sức khỏe như tổng hợp vitamin D cho làn da. Tuy nhiên, dưới tác động của tia UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể con người. @ Đề nghị điều chỉnh ngưỡng gây hại của ozone Nhiều tổ chức y tế quốc tế, trong đó có Hội Lồng ngực Mỹ, đã đề nghị hạ thấp ngưỡng gây hại của ozone trong không khí xuống còn 60 ppb. Trong khi các nhà hoạch định chính sách đang tranh cãi về mức độ nào của ozone trong không khí là an toàn cho việc hít thở của con người, thì nghiên cứu này cho thấy ozone không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu về cơ chế tác động của ozone trong việc làm chết các tế bào trong macrophages trong phổi. Họ cũng sẽ tập trung vào ảnh hưởng của ozone đối với các phản ứng miễn dịch. Theo tiêu chuẩn hiện nay, ngưỡng gây hại của ozone trong không khí là 85 phần tỷ (85 ppb). Bất cứ sự vượt quá nào đối với ngưỡng này cũng đều có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều tổ chức y tế quốc tế, trong đó có Hội Lồng ngực Hoa Kỳ, đã đề nghị hạ thấp ngưỡng gây hại của ozone trong không khí xuống còn 60 ppb. Các tổ chức này đã viện dẫn các nghiên cứu cho thấy những tác hại nghiêm trọng của ozone đối với sức khỏe con người, nhất là trẻ em và những cá nhân có sức đề kháng yếu trước các chất độc hại trong không khí bị ô nhiễm. Khi lượng ozone trong không khí tăng, dù chỉ trong thời gian ngắn, số ca mắc bệnh đường hô hấp và tử vong hằng ngày cũng tăng theo. Ozone còn bị xem là chất gây ung thư cho một số động vật, cũng như là tác nhân gây đột biến ở một số vi khuẩn. Nghiên cứu của bác sĩ Hollingsworth và các cộng sự được công bố trên tạp chí Immunology (Miễn dịch học), ngày 1/10/2007. Tới động, thực vật @ Động vật di cư lên đồi núi Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc. Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi. Việt Nam có nguồn động vật vô cùng đa dạng Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác động lên ÐDSH, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước nhưng chúng ta cũng chưa nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc. @ Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực vật ở vĩ độ thấp; nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, ngay cả tại vùng cực. Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay, băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng. Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyll - được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật - ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước kia. Điều này cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên. @ Cuộc sống của sinh vật dưới nước Lượng bức xạ tia cực tím đến trái đất nhiều sẽ tiêu diệt một phần phiêu sinh vật. Hậu quả là cuộc sống của nhiều loài bị ảnh hưởng, vì đây là nguồn thức ăn chính của nhiều loài sinh vật biển. @ Ảnh hưởng đến thực vật trên cạn Cây xanh cần ánh nắng để có thể quang hợp nhưng lượng bức xạ lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Chúng sẽ làm giảm kích thước của lá, giảm diện tích hấp thụ ánh sáng để quang hợp. Chúng còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về lương thực, mùa màng, sự cân bằng sinh thái… V. ỨNG DỤNG CỦA TẦNG ÔZÔN Ozone trong công nghệ cung cấp nước sinh hoạt Ozone được dùng để xử lý, tiệt trùng trong công nghệ cung cấp nước sinh hoạt ở các đô thị lớn , tiến tới loại trừ hẳn chlor trong ngành công nghệ này , vì bản thân chlor cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguy hại., xử lý nước hồ bơi. Ozone trong công nghệ nuôi trồng, trước hết là nuôi trồng thuỷ sản Mỗi cơ sở chăn nuôi thuỷ sản: Mỗi cơ sở chăn nuôi thuỷ sản có thể lắp đặt một hệ thống xử lý nước bằng ozone dùng để chăn nuôi kiểu như một nhà máy nước mini. Cách làm này có nhiều lợi ích: Nước dùng để chăn nuôi luôn luôn trong sạch, do đó dịch bệnh không thể phát sinh Hệ thống vận chuyển nước tuần hoàn nên có thể tiết kiệm lượng nước đáng kể. Nhờ hệ thống xử lý nước này việc chăn nuôi hải sản( nước mặn ) có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào, không nhất thiết phải gần biển. Một lợi ích khác nữa rất quan trọng mà ít người để ý đến là việc sử dụng ozone không gây ô nhiễm khu vực môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc gia cẩm có thể dùng nước ngậm ozone để vệ sinh , tẩy rửa chuồng trại rất tốt. Dùng ozone xử lý môi trường nuôi cấy các chủng men đặc biệt sẽ thu được những kết quả ngạc nhiên. 3. Ozone trong chế biến , bảo quản thực phẩm: Các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, nhất là các sản phẩm tươi sống, các lò giết mổ gia súc, gia cầm , các xí nghiệp đồ hộp... dùng nước ngậm ozone để chế biến sẽ có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cả về vệ sinh lẫn môi trường. Nước đá ngậm ozone sẽ kéo dài thời gian bảo quản các sản phẩm tươi sống và giữ cho sản phẩm có chất lượng cao. 4. Ozone trong các ngành công nghiệp khác Những nơi có nhu cầu tẩy trắng , tiêu chuẩn vệ sinh cao như trong công nghiệp dược phẩm, giấy , đường , cao su…. Thì ozone sẽ là một trợ thủ đắc lực không gì thay thế được. 5. Ozone trong làm sạch môi trường Trong tương lai ozone sẽ là vũ khí đặc hiệu để xử lý các môi trường bị ô nhiễm như môi trường bệnh viện, nước thải của các xí nghiệp công nghiệp như thuộc da, cao su , giấy in, nhuộm… VI. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HẠN CHẾ LỖ THỦNG TẦNG OZON 1. Thế Giới Tầng ôzôn chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. bảo vệ tầng ôzôn là trách nhiệm của loài người. vì thế nguyên thủ các nước trên thế giới dã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta ra khỏi những tác hại này. Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất thuộc dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozone. Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozone rất cụ thể và đơn giản, đó là: Hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. che chắn da, đeo khính râm, đội mũ nón khi di ra ngoài nắng. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động và xả khí thải vào môi trường. Tiết kiệm năng lượng nước trong nhà và nơi làm việc. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng. thỉnh thoảng đi xe đạp huặc đi bộ đến nơi làm việc. Khi mua cá sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tranh mua các loại có CFC. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét huặc lăn, không dùng cách phun sơn. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. nếu có sẵn nên tận dụng nhiều lần. Hạn chế cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC. Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển… hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân. Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm. Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bàu khí quyển. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho moi người đặc biệt là thế hệ trẻ. @ Thách thức còn ở phía trước: Các chất HCFC – “chất đệm” trung gian – đang ở mức nhập khẩu 3000 tấn và vẫn tiếp tục tăng do sự phát triển của công nghiệp và đời sống (nhu cầu về tủ lạnh , máy điều hòa gia đình). Nếu không nhanh chóng chuyển đổi công nghệ, sẽ dẫn tới chi phí lớn cho việc loại trừ. Giá thành của chất thay thế, công nghệ thay thế còn quá cao so với khả năng đầu tư ban đầu của các nước doang nghiệp. Bài toán tài chính quả thật vẫn là bài toán lớn.Thế nhưng bên cạnh đó còn thêm một kỹ thuật song song tồn tại: các chất thay thế không làm giảm sự suy thoái tầng ô zôn đồng thời lại là chất có tiềm năng làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm biến đổi khí hậu toàn cầu. @ Nghị định thư Montreal – “Phao cứu sinh” cho tầng ôzôn Nghị định thư Montreal ra đời nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất. Nghị định thư Montreal được coi là điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay với sự đồng thuận và tham gia của 100% các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng được tất cả các ngành, tập đoàn công nghiệp và người dân toàn cầu ủng hộ. Theo ước tính của các nhà khoa học, kể từ tháng 1/1/2010, khoảng 1,5 tỷ tấn các chất làm suy giảm tầng ôzôn nhóm CFC, halon và CTC sẽ được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, giảm phát thải khoảng 25 tỷ tấn CO2 tương đương, đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu (các chất làm suy giảm tầng ôzôn cũng là các khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu cao gấp hàng nghìn lần CO2). Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có nghị định thư Montreal, bầu khí quyển của chúng ta đã phải hấp thụ một lượng khí nhà kính cao gấp đôi hiện nay. Bên cạnh đó, nghị định thư Montreal ra đời còn giúp thế giới tránh được hàng chục triệu ca ung thư da, tiết kiệm khoảng 4.200 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe từ năm 1990 đến 2065. @ Từ năm 1995, LHQ lấy ngày 16-9 hằng năm là “Ngày ozon thế giới” Trong ngày nay, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự sinh thái tầng ozon do thải những chất “làm hư hỏng” tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển. Cuộc sống trên Trái đất phụ thuộc vào năng lượng Mặt trời cung cấp dưới nhiều dạng khác nhau. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm chung của mọi người Trong tổng số năng lượng mà Trái đất nhận được, 35% do các đám mây, những hạt bụi và hạt băng có trong khí quyển phản xạ lại không gian vũ trụ. 14% năng lượng đến dưới dạng bức xạ tử ngoại, được tầng ozon hấp thụ, cứu trái đất khỏi những tác động có hại như làm trái đất nóng lên huặc các bệnh như ung thư. 34% năng lượng được Trái đất phản xạ trở lại dưới dạng Mặt trời trực tiếp và 17% dưới dạng bức xạ của trái đất. Phần năng lượng mà trái đất không hấp thụ và phản xạ trở lại gọi là “Albedo” trung bình chiếm từ 29% đến 30%. Vì một tấm chăn nhân tạo làm từ khí nhà kính bao quanh nên trái đất không thể phản xạ toàn bộ năng lượng và bị nóng lên. “Albedo” càng ít thì nhiệt độ trái đất càng cao và ngược lại. Ngoài tấm chắn khí nhà kính ấy, sự suy yếu của tầng ozon dã tạo điều kiện cho những tia tử ngoại lọt được vào khí quyển của trái đất và gây ra những vụ phá hoại lớn, những thiên tai ( chết đói, hạn hán rộng lớn…) và các bệnh tật như ung thư. Chất khí chịu trách nhiệm làm tăng nhiệt độ của trái đất do con người tạo ra gọi là ”khí nhà kính”, bao gồm cacbon dioxit, metan, clorofloroocacbon (CFC), sunfua hexaclorua, oxit nitơ, peflorocacbon. Người ta gọi chung chúng là khí nhà kính vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ trong một căn nhà lắp bằng kính ở giữa vùng băng giá nếu được cung cấp nhiệt độ khúa cao thì cây cối vẫn mọc bình thường như ở một vùng nhiệt đới. Nhưng thực tế thật khủng khiếp và khó khăn. Khó tin vì những lỗ thủng tầng ozon lại xuất hiện ở vùng cực của trái đất, nơi mức độ công nghiệp hóa không đáng kể. Lý do đằng sau hiện thực này là những đám mây trên tầng bình lưu vùng cực là nơi ẩn náu cho các phân tử clo tự do hoành hành ở những nơi lạnh lẽo. sự có mặt cũa những tia nắng mặt trời tại Nam cực đã hỗ trợ cho các phân tử clo tấn công vào các phân tử ozon và “giết” chết chúng. Tác hại hơn nữa là các phân tử này sống rất lâu với tuổi thọ từ 45 đến 250 năm. Các lớp băng bị đốt nóng, sẽ tan ra. 2. Việt Nam @ Việt Nam và những nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994. Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn và cấm nhập khẩu các thiết bị sử dụng CFC.Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Tại thành phố Hồ Chí minh, trong buổi họp mặt báo chí nhân ngày ‘Thế giới bảo vệ tầng ôzôn’ và nhìn lại 4 năm tham gia hội nghị thư Kyoto. Bộ tài nguyên và môi trường thông báo trong vòng 4 năm nữa sẽ giảm mạnh và tiến tới ngưng hẳn nhập khẩu chất làm suy giảm tầng ôzôn. Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên mua những thiết bị có chất làm lạnh CFC để tránh thiệt hại cho môi trường cũng như thiết bị gia dụng về sau. Sắp tới, điều hòa trong các ôtô tại Việt Nam cũng sẽ tổ chức kiểm định chất này thông qua chương trình đăng kiểm xe cơ giới. Bộ tài nguyên và môi trương sẽ hổ trợ tối đa về mặt kĩ thuật cho các cửa hàng sửa chữa tủ lạnh, điều hòa không khí ôtô. Cụ thê trợ giá 90-95% cho bộ nghề gồm: Máy bơm chân không hai cấp, máy dò gas cầm tay, máy nạp gas, tổng giá trị 800USD cho các cửa hàng này nhằm mục tiêu chấm dứt sử dụng CFC. Tại hội thảo vê những tác haih của chát làm suy giảm tầng ôzôn diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/9, đại diện Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu cho biết: ‘Lượng sử dụng chất làm suy giảm tầng ôzôn HCFC ở Việt Nam hiện nay chủ yếu trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí, sản xuất xốp và tăng nhanh đang đặt nhiều thách thức’. Các cơ quan chức năng thương xuyên theo dõi việc nhập khẩu các hóa chất có hại cho tầng ôzôn vào Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chất này tại các cơ quan sản xuất và sửa chữa thiết bị điện lạnh, chế biến xuất khẩu thủy sản cũng như trong sản xuất xốp panal và tấm lợp cách nhiệt, theo dõi việc sử dụng tiền hỗ trợ của quỹ đa phương về ôzôn để chuyển đổi công nghệ, thiết bị nhằm đảm bảo được tính năng của chúng khi dùng các chất này thay thê tạm thời. Vì vậy, Việt Nam là một trong 60 nước đã được công nhận đưqọc chứng chỉ quốc tế vê việc thực hiện đúng quy định đối với các nước thành viên của nghị định MONTREAl. Với những chính sách đúng đắn, cho đến nay, các ngành sản xuất của nước ta đã giảm lượng tiêu thụ các chất chính làm suy giảm tầng ôzôn như CFC 11, CFC 12 từ 500 tấn xuống còn 75 tấn. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng dung môi chất lạnh CFC; Ban hành thông tư liên bộ giữa Bộ Tài nguyên và Môi rường, Bộ Công thương về hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tái nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo nghị định thư Montreal. Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ôzôn. Song nhờ những nỗ lực giảm thiểu, trên 200 tấn CFC 12 (chiếm gần 1/2 tổng số CFC được sử dụng trong cả nước) đã được loại trừ và đến thời điểm này không còn doanh nghiệp nào tại Việt Nam sử dụng CFC trong sản xuất mỹ phẩm. Lĩnh vực làm lạnh và điều hoà không khí cũng đạt được những kết quả khả quan với việc giảm trung bình mỗi năm 3,6 tấn CFC 11 trong ngành dệt may, 5,8 tấn CFC 12 trong sử dụng điều hoà không khí ô tô và 40 tấn CFC trong các thiết bị làm lạnh thương mại và gia dụng . Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12 (chất làm suy giảm tầng ôzôn nhóm CFC) và bắt đầu từ 1/1/2010 toàn bộ các chất nhóm CFC sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Lộ trình loại trừ các chất HCFC như sau: + Năm 2009: Cục khí tượng thủy văn và biên đổi khí hậu cùng với Ngân Hàng thế giới thu thập thông tin về lượng là lĩnh vưc HCFC ở Việt Nam. + Năm 2010: Phối hợp xây dựng cácn dự án tìm kiếm tài trợ quốc tế cho các doanh nghiệp. + Năm 2011: Sẽ triển khai thực hiện dự án. @ Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tầng khí quyển, tầng ôzôn nói riêng. Ký kết chương trình phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Cảnh sát môi trường để cùng mở rộng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong đó đặc biệt quan tâm lồng ghép tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay ngăn chặn suy giảm tầng ôzôn như không sử dụng các thiết bị làm lạnh có chứa chất CFC, hạn chế lắp đặt và sử dụng điều hòa nhiệt độ tại các phòng làm việc nơi công sở... Từng bước xóa bỏ các cơ sở sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hóa thạch để giảm khí thải nhà kính. Kiên quyết xóa bỏ các lò nung vôi, lò gạch thủ công. Ví dụ( ở tỉnh Ninh Bình): Đến nay đã xóa bỏ 100% lò vôi, lò gạch thủ công trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn; xóa bỏ trên 90% lò gạch thủ công trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2010 sẽ xóa bỏ hoàn toàn. Đình chỉ sản xuất đối với 3/5 dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng do không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. VII. KẾT LUẬN Tầng ôzôn như lớp áo choàng bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa. Chúng ta sống hàng ngày với ozone – nó có thể bảo vệ hoặc gây tổn hại đến sự sống trên toàn trái đất, nhưng chúng ta có quyền ảnh hưởng đến tác động của ozone bởi cách chúng ta sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLỗ thủng tầng ozone.doc
Tài liệu liên quan