Liên tưởng từ ngữ và vấn đề ứng dụng vào giảng dạy tiếng Việt ở bậc Tiểu học - Đinh Văn Thiện

Với bộ sách Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành chúng ta có thể thấy cấu trúc rất hợp lí. Với chương trinh 165 tuần của cả 5 lớp. Trong đó, 4 lớp (2,3,4,5) bao gồm 132 bài tiếng Việt (100 bài có tên gọi từ ngữ ), chỉ có 12 bài - 12 tiết mang tính chất lí thuyết còn lại là các bài thực hành về nhận diện từ, tìm hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ, tạo ngữ, hoàn chỉnh câu, đặt câu. Ở bài báo này chúng tôi dành việc quan sát cho hệ thống các bài tập thực hành mở rộng vốn từ cho học sinh có liên quan tới thao tác tâm lí ngôn ngữ học, thao tác liên tưởng từ ngữ. Hệ thống bài tập tiếng Việt từ lớp 2 cho tới lớp 5, đối với từng bài cụ thể, cho tới loại bài tập ôn tập, đối với các nội dung về nghĩa của từ, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhận diện cấu tạo từ, cách thức tạo ngữ, tạo câu chủ yếu là loại bài trắc nghiệm. Bản chất của loại bài trắc nghiệm ngôn ngữ luôn gắn với các thao tác liên tưởng, bao gồm các liên tưởng theo trục dọc (như từ từ “thời tiết” liên hệ tới các từ trong văn bản “khí hậu”,”bão”,”hanh”,”nồm”) hoặc trục tuyến tính (như chọn trong các từ cho sẵn “cú”,”khướu”,”voi”,”cắt”,”vẹt”,”quạ” để điền vào sau cụm từ “đen như ”, “hôi như ”,”hót như ”,”khoẻ như ”,”nói như ”,”nhanh như ”, liên tưởng đồng nghĩa, trái nghĩa Tuy nhiên, gần như toàn bộ các trắc nghiệm liên tưởng này đều có định hướng sẵn các từ kích thích, như các ví dụ đã dẫn và số từ kích thích vì thế cũng bị hạn chế, không được tự do mở rộng. Lẽ ra chúng ta hoàn toàn có thể cho học sinh tự do tìm các từ kích thích trước một từ có sẵn. Chẳng hạn khi giải nghĩa từ “náo nức” cùng với việc đặt từ vào ngữ cảnh “ Chúng em náo nức đón tết“, hãy để cho các em thay từ “náo nức” bằng các từ khác tương tự. Chắc chắn các em sẽ tìm được các từ quen thuộc như “vui mừng”,”hớn hở”,”tưng bừng”,”vui vẻ”, “sung sướng”. Hoặc tìm tiếng ghép với tiếng “đỏ” để tạo thành các từ mới. Các em học sinh lớp 5 hoàn toàn có thể tìm được các tiếng như “au”,”đắn”,”tươi”, ”thẫm”,”đen”. 4. Kết luận Liên tưởng từ ngữ là vấn đề không mới. Đây cũng là vấn đề đã được nghiên cứu và đưa vào chương trình dạy bộ môn tiếng Việt ở bậc tiểu học. Tuy vậy, chúng ta rõ ràng cần có nhiều dạng bài tập hơn nữa để từ các liên tưởng này mà phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh. Nếu biết vận dụng trò chơi đuổi hình bắt chữ (từ chương trình truyền hình Hà Nội) tốt hơn nữa chúng ta cũng có thể tạo được một sân chơi ngôn ngữ đầy hấp dẫn đối với các em trong việc mở rộng vốn từ trên mọi lĩnh vực đời sống.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên tưởng từ ngữ và vấn đề ứng dụng vào giảng dạy tiếng Việt ở bậc Tiểu học - Đinh Văn Thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 32 Ng«n ng÷ víi v¨n ch−¬ng Liªn t−ëng tõ ng÷ vµ vÊn ®Ò øng dông vµo gi¶ng d¹y tiÕng ViÖt ë bËc tiÓu häc Linguistic association and its application into the Vietnamese teaching at elementary schools ®inh v¨n thiÖn (ThS, §¹i häc S− ph¹m Hµ Néi) Abstract This article approaches the aforementioned issue by explaining the essential role that linguistic association (a psychological process) plays in human’s emanation and usage of language. It then reviews the history and development of the experimental linguistic- association methodology utilized in examining the structures and meanings of words; the various directions in which the experiment could be carried out, as well as the significance of such examinations. The author probes into the general methods used to teach the Vietnamese language at elementary schools, and subsequently suggests effective linguistic-association approches in the teaching, learning and using of Vietnamese for students. 1. Đặt vấn đề Ngữ nghĩa (có thể gọi là bình diện nội dung của ngôn ngữ) luôn là vấn đề trung tâm trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Nó là điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc của mọi quá trình nghiên cứu ngôn ngữ, ngay cả ở cấp độ tưởng chừng chỉ thuần tuý hình thức, không liên quan gì tới nội dung, như cấp độ ngữ âm chẳng hạn. Rõ ràng, ngữ âm, cái gọi là phần âm thanh của ngôn ngữ, chỉ thực sự tồn tại là một loại đơn vị của ngôn ngữ khi nó có giá trị khu biệt. Còn nếu là một âm thanh vu vơ chẳng có nghĩa gì thì nó không thể được coi là một đơn vị ngôn ngữ. Hiển nhiên là như vậy! Ngữ nghĩa, các quan điểm khác nhau về nghĩa và mối quan hệ giữa bình diện nội dung với bình diện hình thức của ngôn ngữ cũng là những xuất phát điểm tạo thành những trường phái nghiên cứu khác nhau trong ngôn ngữ học xưa nay. Và, trong lĩnh vực ngữ nghĩa học nói chung thì vấn đề ngữ nghĩa từ vựng có một vị trí hết sức quan trọng vì từ là nguyên liệu chính, nguyên liệu cơ bản xây nên lâu đài ngôn ngữ (tất nhiên ở đây chúng ta đang bàn về ngôn ngữ nói - viết). Việc nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng vì thế chắc chắn đã được đặt ra trước cả khi việc nghiên cứu ngôn ngữ trở thành một ngành khoa học-ngành ngôn ngữ học như trong các công trình “thi pháp” cổ đại của các nhà triết học, các nhà hùng biện học. Từng bước phát triển, ngữ nghĩa học từ vựng đã tiếp cận từ nhiều bình diện khác nhau đối với nghĩa của từ để làm hiện lên các bình diện ngữ nghĩa khác nhau của từ như biểu vật, biểu niệm, biểu thái, liên hội, nghĩa hệ thống, nghĩa hoạt độnghiển ngôn, hàm ngôn. Tuy nhiên còn có một bình diện tiếp cận khác đối với nghĩa Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 33 của từ, ngữ, mặc dù đã được quan tâm từ lâu, từ thế kỉ IX, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Đó là bình diện tiếp cận từ các hoạt động tâm lí, từ quá trình tri nhận ngôn ngữ mà liên tưởng là một trong những hoạt động tâm lí của quá trình ấy. Cho nên không phải ngẫu nhiên sự phát triển của khoa học ngôn ngữ, việc nghiên cứu ngôn ngữ càng ngày càng không thể tách rời tâm lí học, ngay cả ở góc độ ngữ âm. Nhìn từ quá trình liên tưởng từ ngữ người ta có thể thấy ở bất kì hệ thống từ vựng nào, kiểu định danh võ đoán cũng chỉ nằm ở một số đơn vị hết sức cơ bản, còn phần lớn các đơn vị định danh từ vựng đều liên quan đến quá trình liên tưởng. Chẳng hạn, ý nghĩa định danh của các từ “trái đất”, “mặt trời”, “chân bàn”. Đều dựa trên cơ chế liên tưởng. Các phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ như “ẩn dụ”, “hoán dụ”, “biểu trưng” hay “nhân hoá” v.v. cũng không nằm ngoài cơ chế liên tưởng. “Ẩn dụ” hay “ hoán dụ” chỉ là cách gọi những kết quả mà cơ chế liên tưởng từ ngữ đem lại. Vì thế, liên tưởng tâm lí có mối quan hệ chặt chẽ với ý nghĩa của từ ngữ. Muốn nắm được ý nghĩa của từ một cách tương đối toàn diện, đầy đủ, sâu sắc người ta không chỉ sử dụng các phương pháp phân tích thành tố, miêu tả hay một số phương pháp có tính chất cổ điển khác mà còn phải quan tâm tới một số phương pháp nhiên cứu của tâm lí học gắn liền với các hoạt động liên tưởng tâm lí trong đó tiềm ẩn các ý nghĩa của từ ở tầng sâu, qua các thí nghiệm liên tưởng từ ngữ. 2. Một vài vấn đề về liên tưởng từ ngữ 2.1. Lược sử hình thành và phát triển phương pháp thí nghiệm liên tưởng từ ngữ Thí nghiệm liên tưởng từ ngữ có nguồn gốc từ những thủ pháp cổ nhất của tâm lí học thực nghiệm, từ những thí nghiệm về tính tương liên trong nghiên cứu tâm lí. Vào năm 1879, Xer Fren xix Gal-tôn, nhà bác học người Anh cùng người em họ của ông, Da-Uyn, là những người đầu tiên tiến hành thực nghiệm liên tưởng. Ông đã chọn 75 từ rồi viết mỗi từ lên một tấm phiếu riêng và không đụng đến chúng một vài ngày. Sau đó ông cầm từng tấm phiếu một và xem xét chúng. Ông bấm giờ theo đồng hồ bấm giây bắt đầu từ lúc mắt ông dừng lại ở một từ và kết thúc lúc từ vừa được đọc gợi lên ở ông hai ý nghĩa khác nhau. Ông ghi lại hai ý nghĩa đó đối với mỗi từ trong bảng. Tuy nhiên ông đã từ chối việc công bố kết quả này. Ông chỉ nói “ Chúng bộc lộ bản chất tư duy con người với một sự rõ ràng đến kì lạ và cũng mở toang hết cái kết cấu tư duy một cách thật sinh động và đáng tin cậy, mà ta vị tất đã giữ lại được, nếu đem công bố chúng và biến chúng thành thành tựu của thế giới (Đzordz Miller - ngôn ngữ và giao tiếp - 1951. Dẫn theo Xlobin và Grin trong “Ngôn ngữ học tâm lí” trang 139 bản tiếng Nga, nhà xuất bản “Tiến bộ”, Matcovava. 1976). Đã có cả một kho tư liệu về những công trình thí nghiệm liên tưởng từ ngữ của các nhà tâm lí, các nhà ngôn ngữ trong suốt một thế kỉ qua. Trước hết, phải kể đến Tumb và Mapbe với chuyên khảo “Thí nghiệm liên tưởng tâm lí học” (Lei peig, 1901) mà đến nay vẫn còn có ý nghĩa tích cực. Sự kiện quan trọng tiếp theo là sự ra đời của cuốn “Từ điển chuẩn liên tưởng” đầu tiên của G.H. Kent và A.J Rosanoff bao gồm 100 từ đặc biệt, do các tác giả lựa chọn. " Từ điển chuẩn liên tưởng” của Kent và Rosanoff được xây dựng trên cơ sở các thí nghiệm liên tưởng tự do bao gồm 1000 nghiệm viên là người lớn tuổi và với 100 từ kích thích. Từ điển này đã gợi ý cho sự ra đời hàng loạt từ điển liên tưởng không chỉ trên tư liệu tiếng Anh mà còn bằng tư liệu tiếng Pháp, Đức, Ba Lan, Tiệp, Hà Lan, Kiêc-ghi-di, Kazaxtan, Udơbekixtan, Belorut, (Dẫn theo Leonchép A.A. trong cuốn “Từ điển chuẩn liên tưởng tiếng Nga” Nxb , Matxcơva, 1977). Cuốn “Từ điển chuẩn liên tưởng tiếng Nga” của Leonchep có một quy mô lớn hơn, bao gồm 196 từ kích thích, thường được tiến hành trên 600 đến 700 nghiệm viên thuộc lứa tuổi từ 16 đến 50 với rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, trình độ học vấn đang học đại học hoặc ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 34 đã tốt nghiệp đại học. Cuốn từ điển này có thể coi là một nguồn tư liệu vô cùng giá trị đối với các nhà ngôn ngữ học, tâm lí học, ngôn ngữ học tâm lí, thậm chí đối với cả các nhà ngôn ngữ học xã hộiTiếp đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “ Các nguyên tắc Minesota hoàn chỉnh các câu trả lời đối với 100 từ, từ thí nghiệm liên tưởng của Kent và Rasonoff (W.A. Russell và J.J. Jenkins, 1954), “Phương pháp đo đạc ngữ nghĩa” (của C, Osgood, 1957), “Sự tập trung liên tưởng trong trí nhớ của các từ ở các tần số xuất hiện khác nhau” (của W.A.Bousfield. B.U. Cohen và G.A.Whitmarch, 1958), “Sự liên tưởng từ và tiếp nhận ngữ pháp trong sự phát triển của trẻ em” (R. Brown và J. Berko, 1960), “Sự biến đổi theo lứa tuổi trong các yếu tố xác định của sự liên tưởng từ” (của S.M Ervin, 1961). “Cấu trúc của ý nghĩa liên tưởng” (của Dzeimx Dix, 1962). “Cấu trúc liên tưởng trong ngôn ngữ và tư duy (của Dzeimx Dix, 1965), “Sự ảnh hưởng của thói quen liên tưởng vào ngữ pháp trong việc học từ” (của Sh. Rosenberg, 1965), và rất nhiều công trình có ý nghĩa lí thuyết, giá trị ứng dụng của các tác giả như D.X. Palermo, A.A. Leonchep, Steinphelgt, A.P. Baxilevir v.v. Ở Việt Nam công trình đầu tiên về vấn đề thí nghiệm liên tưởng từ ngữ là bài báo “Thí nghiệm liên tưởng tự do và những liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hệ thống tiếng Việt” (Đỗ Hữu Châu, Tạp chí Ngôn ngữ số 01, 1977, Hà Nội). Bài báo đã từ những thực nghiệm liên tưởng mà đề xuất nhiều vấn đề có tính chất lí thuyết về việc nghiên cứu ý nghĩa của từ. 2.2. Các hướng tiến hành thí nghiệm liên tưởng từ ngữ Người ta có thể tiến hành thí nghiệm liên tưởng từ ngữ theo hai hướng: Liên tưởng tự do và liên tưởng có định hướng trước. Người tiến hành thí nghiệm có thể trao cho nghiệm viên (những người tham gia trong thí nghiệm này) từ kích thích do người làm thí nghiệm chọn, giao từng từ hoặc giao toàn bộ từ được chọn. Nghiệm viên theo yêu cầu của người làm thí nghiệm có thể tự do chọn một từ phản ứng đầu tiên hoặc có thể viết tất cả những từ mà nghiệm viên liên tưởng tới, từ cái từ kích thích đã cho. Với thí nghiệm liên tưởng định hướng cũng có thể có nhiều cách thức tuỳ theo yêu cầu của thí nghiệm như điền từ vào trước hoặc ngay sau từ kích thích. Ví dụ: mưa,nắng, hoặc cho sẵn mẫu so sánh, nghiệm viên điền từ so sánh vào tiếp theo ví dụ: Nắng như, mưa như.hoặc có thể nghiệm viên được cho sẵn một bảng từ phản ứng , nghiệm viên chỉ việc chọn ra một từ trong bảng cho trước ấy để trả lời vào từ kích thích. Cả hai hướng liên tưởng này đều có thể khai thác tốt hai kiểu liên tưởng thường dùng. Đó là kiểu liên tưởng theo trục trực tuyến, trục “dọc” và liên tưởng theo trục tuyến tính, trục “ngang”. 2.2. Ý nghĩa quan trọng của phương pháp nghiên cứu nghĩa của từ bằng thí nghiệm liên tưởng 2.3.1. Thí nghiệm liên tưởng không phải chỉ có tác dụng bộc lộ bản chất tư duy của con người và mở toang cái kết cấu của tư duy một cách thật sinh động, đáng tin cậy như Galton nói, mà còn cho thấy mối quan hệ hết sức chặt chẽ giữa ngôn ngữ với văn hoá, đặc tính dân tộc, các đặc trưng quan hệ xã hội của cộng đồng ngôn ngữ ấy. Thậm chí cả các yếu tố ngoại lai xâm nhập vào các bình diện trên của cộng đồng ngôn ngữ và vào chính hệ thống ngôn ngữ đó. 2.3.2. Thí nghiệm liên tưởng nhìn từ trục trực tuyến, trục “dọc” Trục “dọc” là trục bao gồm những từ phản ứng mà ý nghĩa biểu vật của chúng thường nằm trong cùng một trường biểu vật với từ kích thích. Thí nghiệm liên tưởng quan tâm tới cả các từ phản ứng và cả tần số của chúng. Tần số đóng một vai trò rất quan trọng, nó cho thấy sự tập trung hay phân tán hướng liên tưởng của từ kích thích. Có thể thấy sự liên tưởng từ ngữ bao giờ cũng chịu sự chi phối ít Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 35 nhất là của 2 cơ chế: cơ chế ngữ nghĩa của từ và cơ chế của hoạt động tâm lí . Hình thành liên tưởng bao giờ cũng phải từ một tự kích thích nào đó của từ mà trước hết là ý nghĩa. Mà, một từ có thể có nhiều nghĩa, một nét nghĩa lại có thể gợi ra ít nhất một liên tưởng nào đó. Vì thế, trong một thí nghiệm liên tưởng, với một từ kích thích mà các từ phản ứng càng có độ tập trung lớn thì khả năng tiềm ẩn về nghĩa ở từ kích thích càng thấp. Cho nên có những từ là đồng nghĩa với nhau mà cũng xuất hiện rất hạn chế trong cặp tư kích thích - phản ứng lẫn nhau. Ví dụ: “xvet (với nghĩa là thế giới, trái đất) trong tiếng Nga qua thí nghiệm liên tưởng của Leônchep cho thấy từ phản ứng “xvesenhie” có tần số cao hơn hẳn so với từ “mir” (cũng với nghĩa thế giới). Đó là do nét nghĩa “mir” ở từ “xvet” đã trở nên cũ, nên nó chỉ gợi ra phần lớn các liên tưởng tới các từ chỉ sự chiếu sáng, từ một từ đồng âm “xvet” với nghĩa là chiếu sáng. Như vậy, trong một từ nhiều nghĩa, những ý nghĩa nào càng gắn với tâm của vòng tròn ý nghĩa của từ thì càng gợi ra những liên tưởng có độ tập trung tập lớn. Còn những ý nghĩa nào càng gần với biên thì càng có tần số liên tưởng thấp hơn và phân tán. Nhất là các ý nghĩa chuyển đổi. Ví dụ, trước một từ kích thích là từ “ bão” mà chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm, chẳng hạn, trong 37 từ phản ứng thì 34 từ thuộc nhóm chỉ khí tượng vì đó là nét nghĩa cơ bản cuả từ này. Chỉ có 3 từ chỉ các hiện tượng khác như “bão tố” (trong lòng), “tình cảm” (ào ạt), “sức mạnh” (ghê gớm), trong đó ý nghĩa “sức mạnh ghê gớm” thực ra cũng là ý nghĩa ít nhiều gắn với nét nghĩa chỉ cường độ của gió trong từ “bão”. Trong khi đó nhìn vào kết quả thí nghiệm liên tưởng đối với cả nhóm từ chỉ hiện tượng khí tượng đã có tới 50% số từ phản ứng thuộc nhóm từ chỉ người, với nhiều đặc điểm khác nhau như tính cách, tính tình, trí tuệ, quan hệ xã hộichứng tỏ cái ngoại diện của ý nghĩa ở từ “bão” rất hạn chế. Trong một từ nhiều nghĩa, các nét nghĩa khác nhau lại tạo nên những nhóm từ phản ứng khác nhau, tuỳ theo ý nghĩa nào đó của từ kích thích có là cơ bản hay không mà số lượng từ phản ứng nhiều hay ít. Ví dụ. trong “Từ điển chuẩn liên tưởng tiếng Anh” của Kent và Rosanoff thì từ kích thích “cái ghế”, với ý nghĩa đồ dùng, đã gợi ra 191 lần từ “bàn”, 127 lần, từ “ghế” nói chung, 38 lần từ “ghế đẩu”, 83 lần từ “đồ đạc”. Như vậy có tới 450 lần gợi ra ý nghĩa đồ dùng của từ “cái ghế”, trong khi đó có tới 164 lần gợi liên tưởng tới các từ chỉ công dụng của loại đồ vật này như động từ “ ngồi” (108 lần), danh từ “sự ngồi” (56 lần), ý nghĩa chỉ chất liệu 49 lần với từ “gỗ”chỉ có hai trưởng hợp liên tưởng tới đặc điểm cụ thể là “gẫy”. Tóm lại, độ tập trung hay phân tán của các từ phản ứng phản ánh khá rõ ràng cơ cấu nghĩa của các từ nhiều nghĩa (có thể thấy cấu trúc nghĩa của từ hiển nhiên là một điều có thật!). Ở đây chúng tôi chỉ nêu mà chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích những ví dụ về liên tưởng ngược nghĩa như: “ẩm” - “khô”, “đen” - “trắng”, “mưa” - “nắng” những liên tưởng tượng tự, liên tưởng đồng thuộc, liên tưởng phụ thuộc, liên tưởng bổ sung, liên tưởng tổng thể - bộ phận, những liên tưởng bởi các từ có cùng gốc cấu tạo liên quan tới kiểu liên tưởng theo trục tuyến tính (như bão tố, bão bùng, bão táp) mà chúng tôi đã phân loại khi xử lí kết quả của thực nghiệm liên tưởng từ ngữ. Về hiện tượng kéo theo và sự tiềm ẩn khả năng làm xuất hiện những ý nghĩa bất ngờ của từ, nhất là trong ngôn ngữ văn học . Với một thí nghiệm liên tưởng tự do còn phải hết sức chú ý tới hiện tượng liên tưởng kéo theo. Trong một loạt những từ phản ứng trước một từ, có nhiều từ là phản ứng trực tiếp với từ kích thích, như với từ “ thổi” có các từ “gió”, “cơn gió”, “vất bỏ”, “nhanh” nhưng còn các từ “du dương”, “mát mẻ”, “ồn ào” có thể là phản ứng kéo theo của các từ phản ứng “gió” hoặc “cơn gió”. Có hiện tượng kéo theo này là do từ “thổi” (từ kích thích) gợi liên tưởng tới từ “cơn gió”, “gió”. Sau đó, chính từ ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 36 “gió”, “cơn gió” lại trở thành từ kích thích một cách hoàn toàn tự nhiện để gợi ra các từ phản ứng khác. Hiện tượng này cho thấy, khi xét độ tập trung hay phân tán của liên tưởng ở một từ kích thích nào đó không thể đơn giản chỉ xác định số lượng từ phản ứng nằm trong bao nhiêu trường biểu vật, biểu niệm khác nhau là đủ mà còn phải quan tâm tới hiện tượng liên tượng kéo theo. Những từ ngữ xuất hiện từ những phản ứng kéo theo này thường thấy trong ngôn ngữ văn học, như một kết quả của trí tưởng tượng phong phú, mạnh mẽ của nhà văn . 2.3.3. Thí nghiệm liên tưởng nhìn từ trục tuyến tính, trục “ngang” Trục tuyến tính là trục bao gồm các từ phản ứng thường nằm trong một chu cảnh với từ kich thích, thường xuất hiện trước hoặc sau từ kích thích. Trên trục tuyến tính, qua thí nghiệm, có thể thấy ý nghĩa của từ chi phối rất mạnh tới khả năng kết hợp của từ với các từ khác. Không nắm được nghĩa của một từ nào đó không thể hình thành một cách chuẩn xác bất kì một đoạn lời nói nào mà có sự tham gia của từ đó. Qua các từ phản ứng ta hiểu được rằng từ các liên tưởng cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được một cách rõ ràng những ý nghĩa rất tinh tế tiềm ẩn trong một từ kích thích cụ thể nào đóVí dụ, với từ “ăn” ta có các từ phản ứng như “cơm”, “ảnh”, quân “pháo”, “ý”, “tiền”, “nhau”, “ra”, “vào” hoặc “sơn” ăn, “nước” ăn,Mỗi từ phản ứng có thể cho ta thấy tiềm ẩn trong nhận thức của mình những ý nghĩa, nhiều khi rất bất ngờ, của từ. Thí nghiệm liên tưởng ở chiều tuyến tính còn có thể giúp phát hiện mối quan hệ cú pháp giữa từ kích thích với từ phản ứng hết sức thú vị. Ví dụ, từ kích thích “mưa” có các từ phản ứng: “rơi”, “xối”, “tạt”với từ kích thích “bò”(con bò) có các từ phản ứng: “cày”, “kéo” xe, “béo”, “già”. 2.3.4. Những liên tưởng gắn liền với âm thanh của từ Những liên tưởng gợi ra những mối quan hệ âm thanh có thể tạo thành các từ phản ứng gần âm, đồng âm. Ví dụ, từ kích thích “xvet” (chiếu sáng) tạo ra từ phản ứng “xvet” (quả đất, địa cầu). Nhưng những liên tưởng có tính đồng âm này thường không có hiện tượng liên tưởng kéo theo. Ví dụ, với từ “vratr” (bác sĩ) có thế gợi ra từ “doktor” và các từ chỉ hoạt động y tế, dụng cụ ý tế khác. Nhưng nếu từ kích thích “doktor” gợi ra từ phản ứng “diktor” (gần âm) với nghĩa phát thanh viên thì quá trình liên tưởng cơ hồ bị dừng lại ở đó không tiếp tục được. Theo các nhà ngôn ngữ học tâm lí Xô Viết (cũ), những liên tưởng đồng âm thường thấy ở trẻ em nhiều hơn, vì đó phần lớn là những phản xạ có điều kiện, điều kiện âm thanh, ít khi bởi ý nghĩa của từ. Với người lớn, những lúc mệt, ốm hoặc bị ma tuý đè nặng lên hoạt động của trung tâm vỏ não cũng có hiện tượng tương tự, thường phản ứng với các từ giống nhau về âm thanh mà không từ ý nghĩa của từ. Một số kiểu nói, cũng không phải chỉ của riêng lớp trẻ, hiện nay, có lẽ cũng có nguồn gốc từ những liên tưởng bởi những từ gần âm như vậy: “nhỏ” như con “thỏ”, cò “lả” rồi, Hà “đông” lắm , cà “cuống” thế, sát “thủ” đầu mưng “mủ”, “bu bu chi” (bu-mẹ cho tiền), cha cha chi (cha cho tiền), nghe cứ như tiếng Hàn 3. Thí nghiệm liên tưởng và một số thủ pháp trong giảng dạy ngôn ngữ ở nhà trường phổ thông Thí nghiệm liên tưởng có thể gợi ra nhiều vấn đề về các thủ pháp dạy từ cho học sinh, kể từ học sinh mẫu giáo, tiểu học trở lên, như công trình của Rosenberg (1965) đã nói tới và trong các sách giáo khoa cũng như sách bài tập tiếng Việt bậc tiểu học đang hiện hành của Nhà xuất bản Giáo dục cũng như các sách bổ trợ môn Tiếng Việt của các nhà xuất bản khác. Với việc dạy câu, thí nghiệm liên tưởng cũng có thể góp phần tích cực, đặc biệt ở những thí nghiệm liên tưởng định hướng với chiều tuyến tính. Ngay cả thủ pháp trắc nghiệm trong Sè 4 (198)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 37 giảng dạy ngôn ngữ, về bản chất cũng xuất pháp từ đặc điểm liên tưởng từ ngữ trong tư duy của con người. Vì thế, khi tiến hành trắc nghiệm không thể không quan tâm tới đặc điểm của quá trình liên tưởngHoặc các trò chơi ngôn ngữ trong các cuốn “ Chơi mà học Tiếng Việt “ hay việc dạy vẽ cho học sinh cấp I, IIđều sử dụng các thao tác liên tưởng ngôn ngữ để giúp cho học sinh mở rộng vốn từ , xây dựng các tổ chức cụm từ , hình thành các kiểu câu cơ bản, đơn giản nhất. Từ đó đi đến việc dùng từ tinh tế, viết văn hay, nói năng chuẩn mực. Đây là những vấn đề hết sức khoa học và không kém phần hấp dẫn, thú vị và có dịp chúng ta bàn luận sâu hơn. Ở đây chúng tôi chỉ mới nêu một số nhận xét ban đầu về việc giảng dạy tiếng Việt ở bậc giáo dục Tiểu học, như một tham khảo mang tính gợi mở liên quan tới vấn đề mà bài báo đang bàn, vấn đề liên tưởng từ ngữ. Xác định việc giảng dạy từ ngữ là công việc trọng tâm của quá trình giảng dạy tiếng Việt để từ đó dạy từ, dạy câu, dạy đoạn văn, dạy văn bản cho học sinh nên bộ môn ngữ văn ở bậc tiểu học gọi là bộ môn Tiếng Việt sách dạy ngữ văn gọi là sách Tiếng Việt. Và, sách Tiếng Việt chú trọng trước hết đến việc dạy từ. Từ các văn bản tích hợp, Tiếng Việt bậc tiểu học (ngoại trừ lớp 1 chưa có bài từ ngữ riêng mà học lồng vào các phân môn khác) ở chương trình 165 tiết, đã cung cấp và mở rộng vốn từ, qua phần bài tập và sách bài tập, ước chừng 1020 từ cơ bản, trên 71 đơn vị chủ đề, với các nguyên tắc thiết yếu như nguyên tắc đồng bộ, nguyên tắc thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ (cũng có thể gọi là nguyên tắc hệ thống). Có lẽ cần nhấn mạnh thêm một nguyên tắc ngoài ngôn ngữ nữa, nhất là đối với công việc dạy-học ngôn ngữ, đối tượng là học sinh, một đối tượng ngày nay được coi là chủ thể là trung tâm của quá trình dạy học trong nhà trường. Đó là nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đơn giản chỉ là vì, đó vừa là nguyên tắc chung của quá trình dạy học lại vừa là nguyên tắc rất đặc thù của việc dạy - học ngôn ngữ cho người bản ngữ. Dù là trẻ em thì trước khi học ngôn ngữ, vốn hiểu biết về ngôn ngữ của các em cũng không phải là số không. Việc học ngôn ngữ cũng không phải chỉ diễn ra trên lớp, từ giáo viên, từ giờ học tiếng Việt. Tiếng Việt như bầu không khí bao trùm cuộc sống các em, nói không quá rằng, cả trong giấc ngủ của các em nữa! Các em tiếp nhận tiếng Việt như hít thở khí trời vậy. Ai cũng biết, không phải thắc mắc nào về ngôn ngữ của các em, người lớn và thầy cô giáo cũng giải thích đúng và giải thích ngay được. Cho dù còn ngây thơ thì những thắc mắc ấy cũng cho chúng ta thấy một điều rằng, với người bản ngữ tiếng nói tự nó dần ngấm vào máu thịt, không đợi đến khi học ngôn ngữ. Hoàn toàn có thể để học sinh, từ sự gợi mở của giáo viên, tự đến với ngôn ngữ, tìm tòi, sáng tạo, làm giàu vốn ngôn ngữ của chính mình, sau nữa là làm giàu và hiện đại hoá ngôn ngữ mẹ đẻ. Cái gọi là “ngôn ngữ mạng” hiện nay phần lớn do thế hệ 9X và trẻ hơn nữa tạo nên đấy thôi! Mà, trước hết, đó là vốn từ và cùng với vốn từ là cách thức sử dụng chúng. Chúng ta chẳng đã có một “ nhà văn nhí “ viết tiểu thuyết khi mới 10 tuổi. Tập 1 với trên 200 trang sách của bộ tiẻu thuyết viễn tưởng này đã được xuất bản mới đây, được nhiều nhà văn, nhà phê bình khen ngợi đó sao? Nói tới tiểu thuyết là nói tới một thể loại văn học, trước hết, có dung lượng ngôn ngữ lớn. Người viết tiểu thuyết phải là người có vốn ngôn từ hết sức phong phú, hiểu biết ngôn từ tương đối thấu đáo, trí tưởng tượng bằng ngôn từ phải thật mạnh mẽ. Liên tưởng ngôn ngữ, phải nói, sẽ góp phần quan trọng vào quá trình sáng tạo ngôn từ này. Vậy mà một em bé đang học lớp 4 đã có được những năng lực ngôn ngữ như thế. Lẽ nào đó không phải là quá trình tự tìm đến ngôn ngữ để tự sáng tạo của các em. Cho nên, thiết kế mỗi bài học của sách giáo khoa, mỗi bài giảng trên lớp, mỗi giờ thực hành tiếng, phải sao cho phát huy được cao nhất tiềm năng ngôn ngữ của học sinh, ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 4 (198)-2012 38 khơi mở được rộng nhất không gian liên tưởng ngôn ngữ của mỗi cá thể tư duy. Có như thế giờ học tiếng trong nhà trường mới không khô khan, nhàm chán, có ý nghĩa thiết thực, bổ ích. Với bộ sách Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành chúng ta có thể thấy cấu trúc rất hợp lí. Với chương trinh 165 tuần của cả 5 lớp. Trong đó, 4 lớp (2,3,4,5) bao gồm 132 bài tiếng Việt (100 bài có tên gọi từ ngữ ), chỉ có 12 bài - 12 tiết mang tính chất lí thuyết còn lại là các bài thực hành về nhận diện từ, tìm hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ, tạo ngữ, hoàn chỉnh câu, đặt câu. Ở bài báo này chúng tôi dành việc quan sát cho hệ thống các bài tập thực hành mở rộng vốn từ cho học sinh có liên quan tới thao tác tâm lí ngôn ngữ học, thao tác liên tưởng từ ngữ. Hệ thống bài tập tiếng Việt từ lớp 2 cho tới lớp 5, đối với từng bài cụ thể, cho tới loại bài tập ôn tập, đối với các nội dung về nghĩa của từ, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhận diện cấu tạo từ, cách thức tạo ngữ, tạo câuchủ yếu là loại bài trắc nghiệm. Bản chất của loại bài trắc nghiệm ngôn ngữ luôn gắn với các thao tác liên tưởng, bao gồm các liên tưởng theo trục dọc (như từ từ “thời tiết” liên hệ tới các từ trong văn bản “khí hậu”,”bão”,”hanh”,”nồm”) hoặc trục tuyến tính (như chọn trong các từ cho sẵn “cú”,”khướu”,”voi”,”cắt”,”vẹt”,”quạ” để điền vào sau cụm từ “đen như”, “hôi như”,”hót như”,”khoẻ như”,”nói như”,”nhanh như”, liên tưởng đồng nghĩa, trái nghĩaTuy nhiên, gần như toàn bộ các trắc nghiệm liên tưởng này đều có định hướng sẵn các từ kích thích, như các ví dụ đã dẫn và số từ kích thích vì thế cũng bị hạn chế, không được tự do mở rộng. Lẽ ra chúng ta hoàn toàn có thể cho học sinh tự do tìm các từ kích thích trước một từ có sẵn. Chẳng hạn khi giải nghĩa từ “náo nức” cùng với việc đặt từ vào ngữ cảnh “ Chúng em náo nức đón tết“, hãy để cho các em thay từ “náo nức” bằng các từ khác tương tự. Chắc chắn các em sẽ tìm được các từ quen thuộc như “vui mừng”,”hớn hở”,”tưng bừng”,”vui vẻ”, “sung sướng”. Hoặc tìm tiếng ghép với tiếng “đỏ” để tạo thành các từ mới. Các em học sinh lớp 5 hoàn toàn có thể tìm được các tiếng như “au”,”đắn”,”tươi”, ”thẫm”,”đen”. 4. Kết luận Liên tưởng từ ngữ là vấn đề không mới. Đây cũng là vấn đề đã được nghiên cứu và đưa vào chương trình dạy bộ môn tiếng Việt ở bậc tiểu học. Tuy vậy, chúng ta rõ ràng cần có nhiều dạng bài tập hơn nữa để từ các liên tưởng này mà phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh. Nếu biết vận dụng trò chơi đuổi hình bắt chữ (từ chương trình truyền hình Hà Nội) tốt hơn nữa chúng ta cũng có thể tạo được một sân chơi ngôn ngữ đầy hấp dẫn đối với các em trong việc mở rộng vốn từ trên mọi lĩnh vực đời sống. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXBGD, HN. 2. Đinh Văn Thiện, Thí nghiệm liên tưởng và vấn đề nghiên cứu ý nghĩa của từ. Kỉ yếu Hội thảo khoa học "Ngữ dụng học" Lần thứ nhất, Hà Nội 4-1999, Trường ĐHNN, GHQGHN, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. 3. Đỗ Hữu Châu (1977), Thí nghiệm liên tưởng tự do và những liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hệ thống tiếng Việt. TCNN số 1. 4. Lê Phương Nga-Nguyễn Trí (2004), Phương pháp dạy học tiếng Việt 2. NXB ĐHSP,HN. 5. L.X.Vưgoxtki (1995),(Bản tiếng Việt), Tâm lí học nghệ thuật, NXB KHXH-Trường Viết văn Nguyễn Du, HN. 6. Chu Quang Tiềm (1991), (Bản tiếng Việt), Tâm lí văn nghệ mĩ học hiện đại, NXBTP.HCM. 7. A.A Lêonchep (1976), (Bản tiếng Nga), Từ điển chuẩn liên tưởng tiếng Nga, NXB TH Mockva. 8. Từ điển ngữ nghĩa tiếng Nga. (Bản tiếng Nga), Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ), NXB Khoa học, Mockva, 1982. (Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 10-01-2012)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16413_56575_1_pb_6196_2042330.pdf
Tài liệu liên quan