Lịch sử, văn hóa - Văn hóa ẩm thực Việt

Thanh Trì có bánh cuốn ngon, Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng, Thanh Trì cảnh đẹp, người đông, Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh. Câu ca dao cổ trên phần nào đã cho thấy sự nổi tiếng và vị ngon độc đáo của món bánh cuốn Thanh Trì. Làm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Mỗi lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy như tách thứ lụa mỏng, mịn mỡ màng. Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi . Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm hấp nóng trong một nồi nước.* Mỗi đĩa bánh cuốn Thanh Trì với mươi lá mỏng là đủ một bữa điểm tâm thanh cảnh mà ngon lành.

docx12 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử, văn hóa - Văn hóa ẩm thực Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiên kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ trong các món ăn; cách thưỏng thức món ăn Những yếu tố tác động đến văn hóa ẩm thực Yếu tố về địa lý: địa hình và khí hậu phân hóa theo mùa nên người miền Bắc ăn theo mùa, mùa nào thức đó, trong khi đó miền trung nhiều sông ngòi lại gần biển nên thức ăn chính là thủy hải sản, miền Nam đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt lại nhiều phù sa, nông nghiệp phát triển, món ăn Nam Bộ là sản phẩm của miền đất mới, là sản phẩm của sự giao lưu đông tây, miền Bắc có cơ cấu bữa ăn là cơm rau cá thì miền Nam vẫn giữ nguyên cơ cấu ăn này nhưng lại phong phú hơn, có thiên hướng là chế biến nhiều món ăn từ dừa và thức ăn giải nhiệt cho phù hợp vs 2 mùa. Yếu tố con người: Yếu tố kinh tế: Giống nhau trong văn hóa ẩm thực 3 miền Cấu trúc bữa ăn VN là đất nước có điều kiện tự nhiên đa dạng, gần biển và có hệ thống sông ngòi dày đặc, do đó, cơ cấu bữa ăn là cơm, rau, cá, tùy vào vị trí từng vung mà có sự khác biệt, đặc biệt hơn nữa, người VN còn rất coi trọng mắm, đó không chỉ là gia vị mà còn phản ánh tính cộng đồng, tập thể của người Việt. Về tính cộng đồng và linh hoạt Người Việt dù ở miền bắc, miền trung hay miền nam, đồng bàng hay đồi núi thì đều ăn cùng mâm cơm với nhau, đặc biệt, bát nước mắm, 1 bát nước mắm để mọi người dùng chung chứ không chia nhỏ, điêu này cho thấy tính cộng đồng của ng VN rất cao, chiếc mâm tròn, không phải ngẫu nhiên mà cũng nhằm mục đích là đưa mọi người lại gần nhau hơn, tạo không khí ấm cúng trong mâm cơm Tính linh hoạt còn thể hiện ở chính đôi đũa, Đôi đũa được người Việt Nam sử dụng rất linh hoạt trong khi ăn với nhiều chức năng khác nhau như ngoài việc gắp thức ăn, và cơm, người ta còn dùng đũa để dầm, để quấy, trộn, vétthức ăn và làm vật nối cho cánh tay dài ra để gắp được những món ăn ở xa, để ăn được dể dàng và tạo được cảm giác thoải mái khi ăn. Và đồng thời chính hình tượng bó đũa là biểu hiện của tính cộng đồng Tính linh hoạt còn được biểu hiện ở việc người Vn mùa nào ăn thức đó, Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá (là những thứ âm) hơn là mỡ thịt. Khi chế biến, người ta thường luộc, nấu canh, làm nộm, làm dưa, tạo nên thức ăn có nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu, vừa giải nhiệt. Chính vì vậy mà người Việt Nam rất thích ăn đồ chua, đắng – cái chua của dưa cà, của quả khế, quả sấu, quả me, quả chanh, quả chay, lá bứa; cái đắng của mướp đắng (khổ qua). Canh khổ qua là món được người Nam bộ (vùng gần xích đạo) đặc biệt ưa chuộng. Mùa đông lạnh, người Việt ở các tỉnh phía Bắc thích ăn thịt, mỡ là những thức ăn dương tính giúp cơ thể chống lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế biến khô, dùng nhiều mỡ hơn (dương tính hơn) như xào, rán, rim, kho Gia vị phổ biến của mùa này cũng là nhưng thứ dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi Do vậy, ăn uống theo mùa chính là đã tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người, là hòa mình vào tự nhiên, tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào thức nấy, người xưa gọi là “thời trân” : Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể/ Chim ngói mùa đông, chim cu mùa hè Ăn uống theo mùa cũng là lúc sản vật ngon nhất, nhiều nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất. Triết lý phối hợp trong món ăn: Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm: Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v.; Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa... Không nổi tiếng với những nguyên liệu quý hiếm, đắt đỏ hoặc quá “độc”, bữa ăn người Việt được xây dựng trên nền tảng thực phẩm giản dị, bình dân nhưng phong phú. Phối hợp nhiều loại đạm, chất xơ và đặc biệt là gia vị, món ăn Việt Nam trở nên hài hòa và ngon miệng lạ thường. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Cụ thể, một món ăn phải chứa đựng cả hai trạng thái âm dương cho cần bằng. Nguyên liệu chính có tính lạnh (âm) như trứng vịt lộn phải đi cùng với rau thơm có tính nóng (dương) như rau răm, thịt vịt mang tính lạnh (âm) phải có gừng mang tính nóng (dương) mới ngon. Trên bình diện rộng hơn là mâm cơm hàng ngày, quy tắc âm – dương này càng thể hiện rõ nét: món kho, rán, hoặc nướng mang vị mặn, kết cấu sệt, khô (dương) đã có món canh rau thanh mát, dạng nước lỏng (âm) cân bằng lại. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thịt gà kinh giới kị nhau Cùng ăn 1 lúc ngứa đầu phát điên Gan lợn đậu giá ai ơi Xào chung mất sạch bổ tươi ban đầu Bên cạnh đó còn có các loại đồ uống như rượu gạo, ngô, đều chung là rượu nhưng tùy sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từng vùng mà lựa chọn cho phù hợp. ngoài ra người Việt Nam còn một thức uống phổ biến khác là trà Tục uống chè (trà ) có từ khi người ta phát hiện ra cây chè mọc hoang, sau đem về trồng lấy lá để đun nước. Lúc đầu người Việt Nam dùng nó như một thứ thảo dược để uống cho mát - đã là nước chè xanh. Về sau người Việt nghiền lá chè thành bột để uống. Cuối cùng, người ta hái búp chè, rồi vũ kỹ đem phơi khô thành trà như ngày nay. Do vậy, người Việt biết uống chè tươi, chè khô (trà), chè ướp với các loại hoa thơm như hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa cóc. Dù không mang những yếu tố hào nhoáng, sang trọng hoặc quá độc đáo kì thú, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn “ghi điểm” nhờ vị ngon hài hòa của những điều giản dị. Ẩn chứa trong mình những giá trị triết học sâu sắc mang đậm tinh thần Á Châu, món ăn Việt ngày nay vẫn luôn là lựa chọn thích hợp nhất cho chúng ta – dân tộc với tính cách ngàn đời vẫn luôn quý trọng cái hòa hợp, bình ổn giữa con người và thiên nhiên Sự khác biệt về ẩm thực 3 miền. Đặc biệt sự khác biệt về vị trí địa lý cũng như khí hậu đã làm nên nét đặc trưng riêng từng vùng. Sự tinh tế trong ẩm thực miền Bắc Do có sự phân hóa về khí hậu nên người miền Bắc cũng có văn hóa ẩm thực phong phú. Thức ăn chủ yếu vẫn là cơm, rau, cá nhưng là cá nước ngọt là chủ yếu, khẩu vị của người miền Bắc là ít chua, ít cay, ít ngọt, ng Bắc sử dụng vị chua của dấm bỗng, sấu, tai chua, vị ngọt của mật, của nước xương, vị mặn của mắm tôm, mắm ngấu, vị cay thơm của cà cuống. Hơn nữa, để thích ứng với mùa lạnh, người miền Bắc tăng phần thịt và mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể, đặc biệt chú trọng đến các món xào. Nhắc đến ẩm thực miền bắc nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. a Phở Hà Nội Hà Nội vốn đẹp và nổi tiếng bởi có hương hoa sữa nồng nàn len lỏi trong những con phố cổ kính, với mặt hồ lung linh và những món ăn đã đi vào huyền thoại. Phở là một trong những huyền thoại đẹp và là niềm tự hào của người Hà Nội xưa và nay. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở. Có thể nói, Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên. Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm! b Bún Thang Hà Nội Bún thang cũng là một món ngon Hà Nội được nhiều người yêu thích.   Chữ thang ở đây là canh, nghĩa là bún chan từ một thứ nước canh đặc biệt bởi vì nồi nước dùng là linh hồn của món bún thang.Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bún thang không được phổ biến như các món bún khác.Nó được ninh thật kỹ bằng xương gà, xương lợn và tôm he khô.Trong khi ninh phải trông chừng để vớt hết bọt cho nước thật trong. Một bát bún thang gồm bún rối trắng tinh với trứng tráng thật mỏng, thái chỉ tơ.Thịt gà có lườn trắng, đùi nâu, da vàng óng, xé nhỏ. Giò lụa thái chỉ, đặt ở một góc kèm theo một chút củ cải khô đã ngâm kỹ và tẩm nước mắm, dấm cho vừa ăn. Trên cùng là rau răm, rau mùi, hành hoa, hành củ. Và có lẽ không nên thiếu một chút xíu mắm tôm cho đậm đà món bún đặc sản Hà Nội.Có thể nói không ngoa rằng mắm tôm chính là cái nét duyên thầm của món ngon Hà Nội này. Có người ví vui rằng “bún thang không mắm tôm như ăn phở mà chẳng có nước dùng”. Thêm một lưu ý khi thưởng thức món bún này là cà cuống.Dầu cà cuống có hương vị cay rất đặc biệt, ai đã nếm thử qua và hợp khẩu vị rồi thì sẽ nhớ hoài. Chỉ cần 1, 2 giọt cà cuống, bát bún thang trở nên ngây ngất, quyến rũ người ăn đến từng giọt cuối cùng. Một điểm đặc biệt mà bún thang khác hẳn với các loại bún, phở khác là không nên dùng chung với rau sống. Ăn bún thang thì phải thật nóng, càng nóng càng ngon. Rau sống dễ làm cho bát bún chóng nguội nên cũng dễ mất đi mùi vị bốc lên từ bát bún nghi ngút khói. c Bún Chả Hàng Mành Bún chả từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc không chỉ đối với người Hà Nội. Đây là món ăn giản dị, dễ ăn và thích hợp cho tất cả mọi người Bún chả Hàng Mành không phải là món ăn quá cầu kỳ, ngược lại cách làm khá đơn giản. Miếng chả phải được nướng đỏ vàng trên than hoa, chín vừa, thơm, ngậy. thịt ba chỉ hoặc thịt nách. Thịt phải được ướp tẩm kỹ lưỡng. Cũng là thịt làm bún chả nhưng với tay người đầu bếp khéo thì miếng thịt thơm, vừa chín tới, màu sắc vàng rộm, vừa giòn vừadẻo. Món này không thể thiếu được gia vị, nước chấm. Nước chấm bún chả chính là linh hồn, yếu tố quyết định độ ngon của món ăn: gia vị pha vừa, không được mặn quá, chua quá, có vắt thêm chút chanh giúp nước chấm thơm mà không gắt vị dấm, “đính kèm” thêm một chút đu đủ giầm sần sật để hòa vị cùng với miếng thịt nướng thơm vàng. Khi ăn thực khách còn có thể uống nước chấm một cách ngon lành với sự hứng khởi thực sự. Loại bún dùng trong bún chả Hàng Mành được ưa chuộng nhất là thứ bún rối, mềm, sợi nhỏ, ăn thơm mềm mà không bị nát. Bún chả Hàng Mành sẽ ngon hơn khi ăn kèm với đĩa rau sống gồm có xà lách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ Các loại rau ở đây được lựa chọn kỹ càng, mùa nào rau nấy.Rau sạch, ngọt mát giúp tăng vị đậm đà của món ăn.Sợi bún trắng tinh hòa với màu xanh của rau sống Láng nổi tiếng từ xưa, tất cả tạo nên hương vị món ngon Hà Nội không thể nào quên. Đó là cái ngậy, béo của thịt, cái mát của rau, thơm của nước chấm và nếu ai ăn được cay thì thêm chút ớt nữa thì thật tuyệt. d Bánh Cuốn Thanh Trì Thanh Trì có bánh cuốn ngon, Có gò Ngũ nhạc, có con sông Hồng, Thanh Trì cảnh đẹp, người đông, Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh. Câu ca dao cổ trên phần nào đã cho thấy sự nổi tiếng và vị ngon độc đáo của món bánh cuốn Thanh Trì. Làm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Mỗi lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy như tách thứ lụa mỏng, mịn mỡ màng. Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi . Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm hấp nóng trong một nồi nước.* Mỗi đĩa bánh cuốn Thanh Trì với mươi lá mỏng là đủ một bữa điểm tâm thanh cảnh mà ngon lành. Hình ảnh những cô hàng bên thúng bánh cuốn đã trở thành hình ảnh thân quen với những người dân sinh sống tại Hà Nội.Chỉ là món quà quê dân dã nhưng bánh cuốn Thanh Trì đã thổi hồn cho ẩm thực Hà Nội, tinh tế mà thanh cao. Đó là những món ăn thường ngày, hơn hết, đặc trưng văn hóa ẩm thực miền bắc còn thể hiện trong mâm cơm tết với bánh trưng, bánh giày, và món dưa hành muối tất cả cùng hòa vào màu hồng của hoa đào, nàu đỏ của câu đối, văn hóa ẩm thực cũng vì thế mà đa sắc hơn, mà cũng ấm cúng hơn Đậm đà món ăn miền trung Miền trung nắng gió, cũng là đất kinh kỳ xưa kia, ở đó hội tụ đủ những khó khăn, chật vật, cũng có đủ đắng cay sương gió, cũng có đủ tinh túy văn chương và cả văn hóa ẩm thực. Các món ăn miền Trung khởi đầu là mặn, nhưng cái mặn là mặn để tiết kiệm, mặn để được sử dụng dài ngày hơn, mặn để ăn được nhiều hơn. Bên cạnh vị mặn còn có vị cay. Đó cũng là đặc trưng riêng của miền Trung nắng gió. Trong đó tiêu biểu là món ăn xứ Huế và xứ Quảng cụ thể là hội an. Đặc sản: a Mì Quảng Nhắc đến Quảng Nam là người ta liên tưởng tới món ăn rất đặc trưng của vùng đất này, đó là mì Quảng. Mì Quảng sinh từ đất Quảng đúng như tên gọi.Nó được coi là món đặc sản dùng để mời khách, hay những cuộc vui như giới thiệu nét văn hoá của người dân đất Quảng.Mì được làm bằng bột gạo xay mịn, tráng thành bánh, quét lớp dầu lạc mỏng, thái thành sợi.Nước dùng được làm từ thịt gà, có nơi dùng thịt heo, tôm tươi.Nước dùng của mì Quảng ít chứ không như nước phở Bắc, nhưng rất ngọt và đậm đà. Rau sống ăn kèm thường là rau thơm, bắp chuối non thái mỏng. Trước khi cho mì vào bát, người ta lót xuống dưới một lớp rau sống, rồi trải đều lên trên những sợi mì trắng. Nước chan nóng sốt được chan đều với những miếng thịt gà hay thịt heo, tôm béo ngậy, thơm lừng. Có thể cho thêm ít hạt lạc rang chín vàng, ít tiêu, vài lát ớt, vắt múi chanh, một chút mắm chiên... tùy theo khẩu vị. Những người sành ăn mỳ Quảng còn yêu cầu thêm cái bánh tráng nướng giòn, bóp vụn bỏ vào bát mỳ nóng hôi hổi, như thế mới ngon. Ngày nay, do khẩu vị và nhu cầu của nhiều thực khách đến từ bốn phương, người ta có thể điều chỉnh một chút trong khâu chế biến như: cho thêm vào tô mì một số loại nhân, rau sống hay gia vị khác, tuy nhiên không phải vì thế mà làm mất đi hương vị tô mì Quảng truyền thống. b Cao lầu_Faifo Cao lầu, món ăn gắn liền với phố cổ Hội An (Faifo là tên người Pháp đặt cho vùng thương cảng xưa), được biết đến qua nhiều lời kể. Không nhiều người được thưởng thức vì món ngon này vốn khiêm nhường như phố cổ, thầm lặng vang danh mà ít phổ biến.Sợi cao lầu được chế biến công phu.Dùng gạo tại địa phương, chọn gạo không cũ, không mới (tránh quá khô hoặc quá dẻo).Gạo ngâm với nước tro lấy từ củi tràm ở Cù Lao Chàm. Dùng nước giếng ở khu Bá Lễ để làm bột thì mới được sợi cao lầu dai và chắc. Sau đó gạo được xay, bồng, rã nước, nhồi bột, hấp sơ qua rồi xắt sợi và hấp chín. Sợi cao lầu chỉ giữ được trong ngày, khi ăn trụng với nước sôi, để ráo. Trong các công đoạn làm sợi, cách nhồi để có bột dẻo và khô quyết định chất lượng sợi.Sợi cao lầu có màu gạo lứt hoặc nhuộm vàng. Ðể làm nhân ăn với sợi cao lầu, chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương để làm xá xíu. Dùng sợi cao lầu xắt từng đoạn dài cỡ ngón tay, phơi khô rồi chiên giòn. Ðậu phộng rang giã nhỏ phi với tỏi. Các thứ này đặt trên sợi cao lầu.Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai cần đậm đà thì thêm nước mắm thấm. Cao lầu "kết bạn" cùng rau húng lủi. Kèm theo có bánh đa nướng, loại bánh miền Trung tráng dày với nhiều mè trắng và một ít nước cốt dừa. Cũng không thể thiếu rau đắng hoặc cải con (loại cải ngắn cỡ gang tay, cọng nhỏ, ăn giòn ngọt) đi theo cho đủ bộ. Ngày nay cao lầu được cải tiến thêm chén nước súp nấu từ xương gà, phần nhân thêm thịt gà nạc xắt vuông xào cho thấm và tép bạc luộc lột vỏ đặt lên. cBánh Huế Người Huế làm bánh không phải để ăn no, mà làm bánh để thưởng thức hương vị. Huế là xứ sở có hàng trăm loại bánh ngon, trong đó phải kể đến bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ram ít Mỗi loại bánh lại có một cách làm và mang ý nghĩa riêng thể hiện tấm lòng của con người xứ Huế. Dạo quanh các con đường ở thành phố Huế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rất nhiều hàng bánh Huế tấp nập khách du lịch và người Huế đến thưởng thức. Nói đến bánh Huế, trước tiên là món bánh bèo, bánh được trình bày trong từng bát thật nhỏ và cạn.Theo quan niệm của người Huế, mỗi chiếc bánh thanh tao, mỏng mảnh chính là yếu tố tạo nên sự ngon miệng. Rồi đến bánh nậm, thứ bánh trắng ngần điểm nhụy tôm hồng, mặt bằng hình chữ nhật, lát mỏng thanh thanh, được bọc bằng lá dong ăn kèm với chả tôm, trở thành một món ăn độc đáo, hòa hợp giữa cách ăn bình dân và quí tộc. Những món bánh bèo, bánh nậm, bột lọc, bánh ram ít... thì bắt buộc phải có nước mắm chua chua ngọt ngọt với vài lát ớt xanh, đỏ thơm thơm mới đúng kiểu. Chỉ cần nhìn bát nước chấm cũng đủ thấy được rằng sự hòa hợp sắc màu trong ẩm thực xứ Huế rất được chú trọng. Các loại bánh thường được làm nhỏ và mỏng, tạo các hình hoa trái, làm cho người ăn khi nhìn đã ngạc nhiên thích thú và muốn thưởng thức. Bánh khoái Huế là sự hòa trộn màu sắc. Đó là màu vàng ươm của lớp vỏ bánh có pha chút bột nghệ, màu trắng nõn nà của những cọng giá căng tròn, màu đỏ au của tôm, màu nâu xám của nấm tươi. Món ăn còn pha giữa màu ngà của mấy lát thịt lợn ba chỉ hoặc thịt băm, màu vàng tươi của trứng gà, xanh của những lá hành hương. Tất cả gói gọn trong một chiếc bánh hình tròn vừa bằng cái đĩa nhỏ, khi ăn thì kèm thêm rau sống. Nước lèo chấm bánh khoái được làm từ nguyên liệu chính là tương đậu nành.Mùi vị của bát nước lèo trong món bánh khoái có người cho là chiếm hết 50% cái ngon của món ăn. Đó là sự kết hợp vị mặn của tương, vị béo của gan neo băm nhuyễn, vị ngọt của đường, vị bùi của đậu phụng rang giã nhỏ... dBún bò Huế Một lần đã ăn bún bò rồi, lần sau khó mà cưỡng được sự hấp dẫn của hương vị ngạt ngào của nó bốc lên. Lát thịt bò thăn thái mỏng nâu nâu nhìn rõ những thớ gân trắng trong ngoằn ngoèo tương phản màu sắc bên bao cọng bún to sợi tròn tròn trắng tinh. Lớp váng hỗn hợp xả bằm, ớt, xào chung hạt điều vàng óng sóng sánh phủ lên bề mặt tô bún thật hấp dẫn, hành lá và nhất là một gốc xả nấu chín cho đậm đà hương sắc không thể thiếu trong tô. Nấu bún bò phải biết kiên nhẫn, muốn ngon và nước trong thì chớ để lửa to, chịu khó hớt bọt, không nên ngâm sả lâu trong nước bún vì sẽ bị chát. Ăn bún bò nên có rau thơm, kinh giới, tía tô, rau chuối bàọ..vừa hài hòa đầy đủ các vitamin thiên nhiên và dinh dưỡng. Và trong mâm cơm tết của người miền trung không thể thiếu bánh tét, nét văn hóa ẩm thực làm đa dạng hơn cho mảnh đất chữ s Nét ẩm thực đa dạng của miền Nam Nguồn thủy sản phong phú do đó có bữa ăn phong phú hơn nhiều so vs miền bắc, miền trung. Đồng thờ các món ăn thiên về tính giải nhiệt cho phù hợp với khí hậu. Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: “gì ra nấy”. Mặn thì phải mặn quéo lưỡi, cay thì phải cay xé, chua thì chua cho nhăn mặt, ngọt thì phải ngọt ngây, ngọt gắt; béo thì béo ngậy; đắng thì phải đắng như mật ,còn nóng thì phải “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Đặc sản: Những món chế biến từ cá: Cá lóc Mắm Các loại bánh: Bánh tét Bánh khọt Ba khía Chuột đồng úp trách Phép ứng xử qua văn hóa ẩm thực: Lịch sự, mực thước trong ăn uống, coi trọng tình nghĩa, lễ nghi trong ẩm thực Trước và sau khi ăn, người Việt thường hay mời ăn- điều này thể hiện lễ giáo và sự kính kính trọng với người trên. Trong khi ăn, người Việt thường chú ý đến cách nói năng, ý tứ khi ngồi và ăn phải đúng mực: không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều hoặc quá ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ dở. Vì vậy, trong dân gian Việt Nam vẫn lưu truyền câu ca dao tục ngữ răn dạy người ta như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" Ăn biểu hiện tính cộng đồng, xã hội Ăn uống như quy luật sống: Quy luật xã hội thường được ng Việt miêu tả qua cách ăn uống. Ăn nói lên quy luật sông: ăn cây nào rào cây đó, ăn nói lên bổn phận sống: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn nói lên phong cách sống: ăn có nơi, làm có chỗ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvan_hoa_am_thuc_viet_5481.docx