Bài IV. NHẬT BẢN
Nhật Bản là một nước đảo bao gồm 4 đảo lớn là Hốc-cai-đô, Hôn-su, Si-cô-cư,
Kiu-su và hơn 500 đảo nhỏ, trong đó đảo Hôn-su là đảo lớn nhất và quan trọng nhất
về mọi mặt.
I. Những nhà nước đầu tiên :
Theo truyền thuyết, nước Nhật Bản thành lập từ năm 660 TCN, khi thiên
hoàng Jim-mu (Thần Vũ) dòng dõi của nữ thần Mặt trời lên ngôi. Thực ra, nhà
nước ở Nhật Bản ra đời tương đối muộn.
- Theo sử sách Trung Quốc thì từ thế kỷ I và thế kỷ II, các thủ lĩnh của
những nhà nước phôi thai đã sai sứ đến Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ III, ở đảo Kiu-su
đã xuất hiện nhiều nước, trong đó lớn nhất là nước Yamatai do nữ vương Himicô
thống trị. Quốc gia này đã nhiều lần sai sứ giả sang cống Trung Quốc.
- Đến cuối thế kỷ IV, ở Tây Nam đảo Hôn-su xuất hiện một quốc gia mới
gọi là nước Yamatô. Kẻ thống trị nước Yamatô đó chính là nguồn gốc của dòng vua
Nhật Bản sau này. Trong xã hội nước Yamatô, ngoài quý tộc, nông dân, nô lệ còn có
một tầng lớp đặc biệt gọi là bộ dân. Nguồn gốc của tầng lớp này là những thành viên
của những thị tộc bị chinh phục; kiều dân Trung Quốc và Triều Tiên; con cháu của
những người phạm tội. Đây là tầng lớp giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất
nông nghiệp và thủ công nghiệp
42 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử thế giới trung đại - Bài VIII: Cách mạng nêđéclan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ønh nhiều chính sách như ban cấp cho quý tộc quan lại để làm bổng lộc, một bộ
phận ruộng đất thì tổ chức thành đồn điền, điền trang để sản xuất hoặc chia cho
nông dân cày cấy để thu tô thuế. Trong các chính sách xử lý ruộng đất công, đáng
chú ý nhất là “chế độ quân điền” được thi hành từ năm 485 dưới triều Bắc Ngụy,
tiếp đó được các triều Bắc Tề, Tùy, Đường tiếp tục thực hiện.
Về quy định cụ thể:
Chính sách quân điền của các triều đại nói trên có ít nhiều khác nhau,
nhưng tinh thần chung của chế độ đó là:
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý căn cứ theo các tiêu
chuẩn chia cho nông dân cày cấy. Nhận ruộng đất của nhà nước, nông dân có nghĩa
vụ phải nộp thuế và làm lao dịch. Thời Tùy, Đường, nghĩa vụ thuế khoá ấy được gọi
là chế độ “tô dung điệu”.
Tô là thuế nộp bằng thóc.
Điệu là thuế hiện vật nộp bằng tơ lụa bông vải.
Dung là thuế hiện vật thay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng tơ lụa
hoặc bông vải.
- Đồng thời với việc chia ruộng đất cho nông dân, các quan lại tùy theo
chức vụ cao thấp được cấp cho ruộng đất làm bổng lộc. Ví dụ thời Đường, quý tộc
quan lại được ban cấp ruộng vĩnh nghiệp (ruộng được truyền cho con cháu), ruộng
thưởng công, ruộng chức vụ
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 60 -
Ý nghĩa :
- Chế độ quân điền một mặt đã làm cho những nông dân không có hoặc
có ít ruộng đất, những người đi lưu tán trở về quê hương được cấp ruộng đất, do đó,
họ đã trở thành nông dân cày cấy ruộng đất công, thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ.
- Một mặt khác, do việc giao ruộng đất cho nông dân nên toàn bộ ruộng
đất bị bỏ hoang vì chiến tranh đều được canh tác trở lại, do đó, nông nghiệp được
phát triển, nhà nước và nông dân dều có lợi.
Sự phá hoại của chế độ quân điền :
Từ giữa thời Đường, do nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, một số
nông dân phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Đặc biệt vụ loạn An Sử
(755-763) đã gây nên sự xáo trộn lớn về nhân khẩu, do đó, chế độ quân điền bị
phá hoại dần dần.
Trước tình hình ấy, năm 780, nhà Đường phải đặt ra một chính sách thuế
khóa mới gọi là “pháp thuế hai kỳ”. Chính sách này quy định : nhà nước căn cứ
theo số ruộng đất và tài sản thực có để đánh thuế; đồng thời thuế được thu làm hai
lần vào hai vụ thu hoạch trong năm.
Việc căn cứ theo tài sản thực có để đánh thuế chứng tỏ rằng đến đây nhà
nước đã công khai thừa nhận chế độ quân điền không tồn tại nữa.
b. Ruộng đất của tư nhân:
Từ thời Chiến quốc, ruộng tư ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Từ đó về
sau, ruộng tư trở thành bộ phận quan trọng nhất trong chế độ ruộng đất ở Trung
Quốc.
Do chính sách ban cấp ruộng đất cho quan lại làm bổng lộc, đồng thời do
việc chiếm đoạt ruộng đất, phần lớn ruộng tư thuộc quyền sở hữu của giai cấp địa
chủ.
Trên cơ sở chiếm hữu được nhiều ruộng đất, từ thời Đông Hán, tổ chức
điền trang đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc.
+ Điền trang ở Trung Quốc cũng là những đơn vị kinh tế tự sản tự tiêu :
Trong điền trang, ngoài sản xuất nông nghiệp còn sản xuất thủ công nghiệp
và một số hoạt động kinh tế khác.
Những người lao động trong các điền trang từ thời Đông Hán đến Nam
Bắc Triều là “điền khách”, “bộ khúc”, nô tỳ.
+ Điền khách là những nông dân lĩnh canh ruộng đất của điền trang. Họ có
nghĩa vụ phải nộp địa tô cho chủ.
+ Bộ khúc là những điền khách được luyện tập nghĩa vụ quân sự để bảo vệ
điền trang.
Đến thời Đường Tống, do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tính chất tự
nhiên của kinh tế hàng hóa có giảm bớt, có một số điền trang sản xuất rau, đốt
than để đem bán ở thị trường.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 61 -
Mặt khác, thân phận của lực lượng chủ yếu trong điền trang này gọi là
“trang khách”. Sự phụ thuộc của họ vào chủ điền trang được giảm rất nhiều so với
trước.
- Bên cạnh địa chủ tư nhân, chùa Phật giáo và Đạo giáo cũng chiếm nhiều
ruộng đất.
- Ngoài bộ phận ruộng đất của địa chủ còn có ruộng đất của nông dân tự
canh, nhưng loại ruộng đất này rất bấp bênh và chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
2. Quan hệ giai cấp:
Thời Trung đại, trong xã hội Trung Quốc có các giai cấp sau đây :
a. Giai cấp địa chủ:
Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc có thể chia thành hai tầng lớp chủ yếu là
địa chủ quan lại và địa chủ bình dân.
- Trong địa chủ quan lại có một bộ phận giàu sang nhất, có thế lực nhất,
đó là loại địa chủ quý tộc phong kiến. Loại này bao gồm vương hầu, tôn thất, công
thần.
- Địa chủ bình dân là tầng lớp địa chủ không giữ chức vụ gì trong bộ máy
nhà nước. Tuy vậy, do giàu có, tầng lớp này, nhiều người có thế lực lớn về chính trị.
b. Giai cấp nông dân :
Giai cấp nông dân cũng bao gồm hai loại: nông dân lĩnh canh và nông dân
tự canh.
- Nông dân tự canh là những người cày cấy ruộng đất của mình hoặc của
nhà nước cấp cho theo chính sách quân điền. Họ có nghĩa vụ phải nộp thuế thường là
bằng 1/10 thu hoạch, đồng thời họ phải làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước. Về địa
vị chính trị, họ được coi là dân tự do, nếu có điều kiện học hành và thi cử đỗ đạt thì
có thể trở thành quan lại.
- Nông dân lĩnh canh là những người không có hoặc có rất ít ruộng đất nên
phải trở thành tá điền của địa chủ. Họ có nghĩa vụ phải nộp tô cho chủ ruộng thường
là bằng 5/10 thu hoạch. Về thân phận thì tùy theo từng thời kỳ mà có ít nhiều khác
nhau.
c. Tầng lớp công thương:
- Đến thời trung đại, do sự phát triển của thủ công nghiệp, thợ thủ công tự
do trở thành một tầng lớp ngày càng đông đảo. Thợ thủ công cũng có nghĩa vụ phải
nộp thuế và làm nghĩa vụ lao dịch theo nghề nghiệp của mình.
- Tầng lớp buôn bán từ thời Hán đã rất phát triển. Triều Thổ (đời Hán) đã
miêu tả những người công việc thì nhàn nhã mà thu được nguồn lợi lớn. “Đàn ông
không cày cấy, đàn bà không tằm tơ mà mặc thì phải có 5 màu, ăn thì phải có thịt
ngon, không phải chịu cái khổ của kẻ nông phu mà có tiền trăm bạc ngàn.”
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 62 -
Tuy vậy, nghề buôn bị coi là nghề ngọn, không phải là cơ sở của nền kinh
tế phong kiến nên các triều đại ở Trung Quốc đều thi hành chính sách kiềm chế sự
phát triển kinh tế của thương nhân, đồng thời hạ thấp địa vị chính trị của họ như
không cho làm quan, xếp họ vào loại cuối cùng trong “tứ dân” (sĩ, công ,nông
,thương).
d. Tầng lớp nô tỳ (tức nô lệ):
Nguồn nô tỳ chính vẫn là tù binh, những người phạm tội và những người
bị phá sản.
Thân phận nô tỳ có khá hơn nô lệ thời cổ đại. Mặc dầu, họ vẫn bị coi là
hàng hóa để mua bán, trao tặng, nhưng giá cả thì cao hơn trước nhiều. Có tài liệu
nói đời Hán, giá một nữ tỳ bằng 5 con ngựa.
Sự giết hại nô tỳ một cách tùy tiện được hạn chế nhiều nhưng nói chung
tính mạng của nô tỳ vẫn chưa được đảm bảo. Ví dụ luật đời Đường quy định nếu
nô tỳ có tội chủ không trình quan mà giết chết thì chủ bị đánh 100 gậy.
Luật đời Nguyên quy định nếu người tự do giết chết nô tỳ của kẻ khác thì
bị đánh 107 gậy, trong khi đó, nếu giết chết ngựa của kẻ khác thì bị đánh 100 gậy.
Số lượng nô tỳ ở Trung Quốc thời Trung đại còn khá đông đảo. Tuy họ
cũng bị sử dụng vào các ngành sản xuất như nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công
nghiệp nhưng phần lớn họ bị dùng vào việc hầu hạ trong gia đình qúy tộc, quan
lại, địa chủ và những nhà giàu có khác.
Tóm lại, thời Trung đại, cơ cấu giai cấp ở Trung Quốc tương đối phức tạp.
Hơn nữa, đối với từng cá nhân, thân phận giai cấp không cố định, có thể thay đổi,
nhưng các giai cấp, các tầng lớp nói trên thì tồn tại lâu dài trong lịch sử.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 63 -
Bài II. A RẬP
I. Sự thành lập nhà nước A Rập:
1. Tình hình Tây Á trước khi nước A Rập thành lập:
a. Tình hình Iran – Lưỡng Hà :
Từ cuối thế kỷ IV TCN, vùng này nằm trong bản đồ của Vương triều
Xêlơcút. Giữa thế kỷ III TCN, nhân khi triều Xêlơcút suy yếu, cư dân ở miền Bắc
Iran nổi dậy giết viên Tổng đốc của triều Xêlơcút rồi thành lập nước Pácti do
Vương triều Ácxaxơ thống trị.
Năm 226, một tiểu vương ở miền Nam Iran lật đổ Vương triều Ácxaxơ rồi
lập nên một triều đại mới gọi là triều Xaxanít (226-651). Trong lịch sử, đất nước
của Vương triều này gọi là Tân Ba Tư.
Đến thế kỷ V, Tân Ba Tư trở thành một nước lớn mạnh nhất ở Tây Á, có
lãnh thổ bao gồm đất đai của các nước Ápganixtan, Iran, Irắc, ngày nay.
b. Tình hình bán đảo A Rập :
Trong quá trình ấy, ở bán đảo A Rập chỉ trừ vùng Yêmen ở phía Tây Nam
có nhà nước từ sớm, còn phần lớn bán đảo đang ở vào giai đoạn tan rã của xã hội
nguyên thủy. Tuy vậy, ở vùng ven bờ biển Đỏ, nhờ nằm trên con đường buôn bán
giữa phương Đông và phương Tây nên đã xuất hiện một số thành phố, trong đó
quan trọng nhất là Mécca và Yatơríp (từ năm 622 đổi tên thành Mêđina).
Đặc biệt ở trung tâm thành phố Méccacó một ngôi đền gọi là Caaba
(nghĩa là “Khối lập phương”), trong đó, ngoài các tượng thần của các bộ lạc ra còn
thờ một phiến đá đen, đó là biểu tượng sùng bái chung của các bộ lạc.
Do Caaba là ngôi đền chung của các bộ lạc A Rập nên hàng năm, cứ đến
mùa đông, người A Rập xa gần đều đến đây đi lễ, nhân dịp ấy, họ mang theo súc
vật để đổi lấy các loại sản phẩm thủ công. Do vậy, trong những dịp ấy, các qúy
tộc Mécca đã thu được những nguồn lợi lớn. Tình hình đó càng đẩy nhanh quá
trình phân hóa giai cấp và chính vì vậy đến đầu thế kỷ VII, A Rập đang đứng
trước yêu cầu thành lập nhà nước.
2. Quá trình thành lập nhà nước A Rập :
a. Môhamét và sự thành lập nhà nước A Rập :
Quá trình thành lập nhà nước A Rập gắn liền với quá trình truyền bá đạo
Hồi của Môhamét.
Môhamét xuất thân từ bộ lạc Côraisơ, một bộ lạc có thế lực nhất ở
Mécca. Năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi. Tầng lớp qúy tộc, thị tộc ở
Mécca lo ngại tôn giáo mới sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế và địa vị
chính trị của họ, vì vậy, họ cật lực chống đạo Hồi.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 64 -
Trong quá trình truyền đạo, Môhamét tự xưng mình là sứ giả của chúa
Ala và là Tiên tri của tín đồ. Năm 622, do bị tầng lớp qúy tộc Mécca hãm hại,
Môhamét cùng với các giáo đồ của mình phải chạy lên thành phố Yatơrip ở phía
Bắc. Từ đó, thành phố này đổi tên thành Mêđia nghĩa là “ Thành phố của Tiên
tri”. Năm xảy ra sự kiện quan trọng ấy (622) được lấy làm năm thứ nhất của lịch
Hồi giáo.
Từ đó, cư dân A Rập theo đạo Hồi ngày càng nhiều, lực lượng của
Môhamét ngày càng mạnh. Năm 630, Môhamét đem 10.000 người tiến xuống
Mécca. Thủ lĩnh thị tộc Côraisơ ở đây là Abu Xuphian không dám chống cự.
Môhamét nghiễm nhiên trở thành chủ nhân của Mécca. Sự kiện này đánh dấu nhà
nước A Rập chính thức ra đời.
Môhamét vẫn xưng là Tiên tri, nhưng giờ đây, danh hiệu ấy không chỉ có
nghĩa là người truyền bá tôn giáo mà còn là người đứng đầu nhà nước A Rập mới
ra đời.
Để thỏa hiệp với cư dân Mécca, Môhamét tuyên bố Mécca là thánh địa
và ngôi đền Caaba là thánh thất chính của đạo Hồi; đồng thời, ông giao cho các
qúy tộc Mécca một số chức vụ trong nhà nước mới hình thành.
b. Đạo Hồi (1) :
Trước khi đạo Hồi ra đời, người A Rập cũng thờ nhiều loại thần và cũng
thờ thần tượng. Ngoài ra, họ còn sùng kính một vị thần chung cao nhất gọi là Ala
(nghĩa là thần).
Đến cuối thế kỷ VI, Môhamét (570-632) thường hướng dẫn các đội buôn
đến vùng Xiri, Palextin, do đó, đã tiếp thu được quan niệm nhất thần giáo của đạo
Do Thái và đạo Kitô. Đến năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo Hồi.
- Về lòng tin, đạo Hồi cho rằng chỉ có Ala là chúa duy nhất, ngoài ra
không có chúa nào khác. Ala đã sáng tạo ra tất cả, trời đất,vạn vật đều là của Ala.
Còn Môhamét là sứ giả của Ala và là Tiên tri của tín đồ.
Là tôn giáo ra đời sau đạo Do Thái và đạo Kitô, Môhamét cũng thừa
nhận Mô-i-dơ, người sáng lập đạo Do Thái và Giêxu, người sáng lập đạo Kitô đều
là những vị Tiên tri, nhưng ông là vị Tiên Tri cuối cùng và vĩ đại nhất.
Đạo Hồi cũng tiếp thu nhiều yếu tố của đạo Do Thái và đạo Kitô như
truyền thuyết về sáng tạo thế giới, quan niệm về thiên đường, địa ngục, ngày phán
xét cuối cùng, thiên sứ, ma qủyTuy vậy, đạo Hồi có một điều không giống
nhiều tôn giáo khác là không thờ thần tượng, chỉ ở đền Caaba có giữ lại phiến đá
đen làm một biểu tượng sùng bái mà thôi.
- Về bổn phận của tín đồ, đạo Hồi quy định phải thực hiện 5 điều:
1 Tôn giáo này vốn gọi là đạo Islam nghĩa là “phục tùng”,về sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc
theo tôn giáo này nên quen gọi là đạo Hồi
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 65 -
+ Đức tin : phải tin tưởng chỉ có Ala, không có chúa nào khác, Môhamét là
sứ giả của Ala và là vị Tiên tri cuối cùng.
+ Cầu nguyện: hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào các thời điểm sáng,
trưa, chiều, tối, đêm. Ngoài ra, cứ đến thứ sáu thì phải đến thánh thất làm lễ
một lần.
+ Ăn chay: mỗi năm đến tháng Ramađan (tháng 9, lịch Hồi giáo) phải ăn
chay một tháng. Trong tháng này, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn
phải nhịn ăn uống
+ Nộp thuế.
+ Hành hương: trong suốt cuộc đời của mỗi tín đồ phải đi hành hương đền
Caaba ở Mécca một lần.
- Kinh thánh của đạo Hồi là Kinh Côran (nghĩa là “đọc”). Đây là một tác
phẩm ghi lại những lời nói của Môhamét mà theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời
phán bảo của Chúa. Vì vậy, ngoài nội dung tôn giáo, họ cho rằng Kinh Côran còn
chứa đựng mọi nguyên tắc pháp luật, đạo đức và mọi tri thức khoa học.
3. Sự hình thành đế quốc A Rập :
a. Thời kỳ bốn Calipha đầu tiên:
Năm 632, Môhamét chết. Từ đó về sau, người đứng đầu nhà nước A Rập
gọi là Calipha nghĩa là người kế thừa Tiên tri.
Từ năm 632-661, ở A Rập đã thay đổi đến 4 Calipha là Abu Beknơ (632-
634), Ôma (634-644), Ôxman (644-655) và Ali (656-661). Họ đều là bà con hoặc
bạn chiến đấu của Môhamét và được giai cấp qúy tộc bầu ra.
Ngay từ thời Calipha thứ nhất, A Rập đã tích cực thi hành chính sách xâm
chiếm đất đai của Bidantium và của Ba Tư.
Thời Ôma, A Rập lần lượt chinh phục được Xiri (636), Palextin (638), Ai
Cập (642).
Đến thời Ôxman, A Rập tiêu diệt được nước Ba Tư rộng lớn (651).
b. Triều Ômayát và sự hình thành đế quốc A Rập :
Trong số 4 Calipha đầu tiên, Calipha thứ tư là Ali vốn là con rể của
Môhamét. Năm 661, Ali bị giết chết. Nhân đó, viên tổng đốc ở Xiri thuộc họ
Ômayát được các quý tộc ở Ai Cập và Xiri lập nên làm Calipha đóng đô ở Đamát
(Xiri). Từ đó về sau, ngôi Calipha đời đời cha truyền con nối. Sự kiện đó đánh dấu
vương triều đầu tiên ở A Rập – Vương triều Ômayát (661-750) được thành lập.
Dưới thời Vương triều Ômayát, A Rập tiếptục tiến hành những cuộc chiến
tranh chinh phục, liên tiếp đánh nhau với Bidantium, chiếm được đất đai ở Bắc Phi
của Bidantium.
Năm 711, từ Châu Phi, quân A Rập vượt biển đánh chiếm vương quốc
Tây Gốt (ở Tây Ban Nha).
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 66 -
Năm 732, từ Tây Ban Nha, quân A Rập tấn công vương quốc Phrăng
nhưng bị thất bại.
Về phía Đông, thếlực của A Rập cũng mở rộng đến lưu vực sông Aân và
cao nguyên Pamia của Trung Á.
Như vậy, đến giữa thế kỷ VIII, A Rập trở thành một đế quốc rộng lớn,
lãnh thổ bao gồm đất đai của ba châu Á, Phi và Âu trải dài từ lưu vực sông Ấn đến
Đại Tây Dương.
4. Triều Abát và sự diệt vong của đế quốc A Rập :
a. Triều Abát (750-1258):
Dưới thời thống trị của triều Ômayát, nhân dân trong vùng mà nhất là
nhàn dân trong vùng bị chinh phục vô cùng cực khổ, vì vậy, họ luôn luôn nổi dậy
bạo động. Nhân tình hình ấy, một địa chủ lớn ở Irắc tên là Abu Lơ Abát cũng
thành lập một tổ chức chính trị để chống lại triều Ômayát.
Năm 750, lực lượng khởi nghĩa cũa quần chúng lật đổ triều Ômayát. Abu
Lơ Abát được lập nên làm Calipha. Triều Abát thành lập. Năm 762, triều Abát dời
đô từ Đamát (ở Xiri) sang Bátđa (ở Irắc).
Thời kỳ thống trị của triều Abát là thời kỳ phát triển nhất về mọi mặt của
đế quốc A Rập nhưng đồng thời đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn giai cấp và mâu
thuẫn bộ tộc hết sức gay gắt dẫn đến sự tan rã của đế quốc A Rập.
Ngay sau khi Abu Lơ Abat mới lên làm Calipha, người A Rập ở Tây Ban
Nha không thừa nhận chính quyền của họ Abát. Đến năm 929, họ chính thức thành
lập một nước riêng gọi là nước Calipha Coócđôba.
Các tổng đốc ở Marốc, Tuynidi và Angiêri, Ai Cập, Xiri, Palextin, Iran,
Trung Á đều thành lập những nước độc lập.
Năm 969, ở Ai Cập chính thức thành lập nước Calipha Cairô. Do vậy,
phạm vi thống trị của triều Abát chỉ còn lại vùng xung quanh Bátđa mà thôi.
b. Sự diệt vong của đế quốc A Rập :
Trong hoàn cảnh đế quốc A Rập đang tan rã nhanh chóng, người Tuyếc
Xen Giúc sau khi chiếm được Trung Á đã tiến quân chinh phục Iran và đến năm
1055 thì chiếm được Bátđa. Người Tuyếc cũng theo đạo Hồi nên thủ lĩnh của họ
chỉ bắt Calipha A Rập phong cho mình danh hiệu Xuntan (nghĩa là người có quyền
uy) còn Calipha thì vẫn được duy trì với chức năng Giáo trưởng.
Năm 1132, nhân khi thế nước của người Tuyếc Xengiúc suy yếu, Calipha
khôi phục được chính quyền của mình nhưng lãnh thổ càng bị thu nhỏ.
Giữa thế kỷ XIII, quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Hulagu (em Hốt Tất
Liệt) chinh phục Iran, đến năm 1258, Bátđa cũng bị chiếm. Calipha A Rập tuy đã
đầu hàng vẫn bị giết hại. Triều Abát diệt vong. Đế quốc A Rập đến đây kết thúc.
Từ đó, một vùng đất đai rộng lớn bao gồm Ápghanixtan, Iran, Irắc, miền Đông
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 67 -
Tiểu Á vốn nằm trong bản đồ đế quốc A Rập trở thành lãnh thổ của quốc gia
Hulagu mà về sau gọi là Hãn quốc Ilơ.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 68 -
Bài III. ẤN ĐỘ
I. Tình hình chính trị:
1. Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XII:
Từ thế kỷ III, nước Cusan suy yếu nhanh chóng, Ấn Độ lại rơi vào tình
trạng chia cắt rất trầm trọng. Năm 320, Santragúpta lập ra một vương triều mới có
lãnh thổ bao gồm hầu hết miền Bắc và môt phần miền Trung Ấn Độ. Dưới thời
Gúpta, kinh tế và văn hóa Ấn Độ đều phát triển hơn so với trước. Đạo Phật tuy
vẫn tồn tại nhưng đã suy dần và đạo Bàlamôn đang được phục hồi.
Cuối thế kỷ V, Ấn Độ đứng trước sự xâm nhập của người Eptalít ở Trung
Á và đến năm 500, phần lớn miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ bị người
Eptalít thống trị cho đến năm 528.
Sau khi đánh đuổi được người Eptalít, đến khoảng năm 535, triều Gúpta
cũng diệt vong. Đến năm 606, vua Hácsa (606-648) của nước Ta-ne-xa lại dựng
lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ có lãnh thổ tương
đương với vương triều Gúpta trước kia. Chính trong thời kỳ này, nhà sư Trung
Quốc đời Đường là Huyền Trang đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu về đạo
Phật. Hácsa chết không có con trai nối ngôi, quốc gia hùng mạnh do ông lập nên
đến năm 648 thì tan rã.
Từ đó cho đến thế kỷ XII, Ấn Độ bị chia cắt rất trầm trọng và nhiều lần bị
các ngoại tộc xâm nhập. Đặc biệt đến thế kỷ XI, Ấn Độ thường bị các vương triều
Hồi giáo Ápganixtan tấn công và đến năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập
vào Ápganixtan.
2. Ấn Độ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII:
Trong giai đoạn này, Ấn Độ lần lượt bị người Ápganixtan và người Mông
Cổ theo Hồi giáo chinh phục và thống trị. Vì vậy, giai đoạn nàybao gồm hai thời
kỳ là thời kỳ Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli) và thời kỳ Mô-gôn (Mông
Cổ).
a. Nước Xuntan Đêli (1206-1526):
Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở Bắc Ấn Độ là Cút- út-đin
Aibếch nhân khi tình hình trong nước không ổn định đã tách miền Bắc Ấn Độ
thành một nước riêng, tự mình làm Xun-tan (vua), đóng đô ở Đê-li, gọi là nước
Xun-tan Đêli. Từ đó cho đến năm 1526, ở đây đã thay đổi đến 5 vương triều nhưng
đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đê-li
nên thời kỳ này gọi là Xun-tan Đêli.
Trong nước Xun-tan Đêli, giữa giai cấp thống trị và nhân dân Ấn Độ có
sự khác nhau về nòi giống và tôn giáo,vì vậy nhân dân Ấn Độ rất cực khổ. Hơn
nữa trong nội bộ giai cấp thống trị thường diễn ra đấu tranh do đó tình hình đất
nước không được ổn định.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 69 -
Trong hoàn cảnh ấy, Ấn Độ nhiều lần bị quân Mông Cổ xâm nhập và
cướp bóc mà lần xâm nhập đầu tiên diễn ra vào năm 1221. Sau khi Thành Cát Tư
Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người
Mông Cổ ở Trung Á đều tu hóa và đều theo đạo Hồi. Năm 1398, vua người Mông
Cổ ở Trung Á là Ti-mua lại tấn công và cướp bóc Ấn Độ. Năm 1526, thời kì Xun-
tan Đêli kết thúc do sự tấn công của người Mông Cổ ở Trung Á.
b. Đế quốc Mô-gôn (1526-1857):
Năm 1525, cháu sáu đời của Ti-mua là Ba-bua đem 20.000 quân xâm
nhập Ấn Độ. Sang năm 1526, Ba-bua chiếm được Đê-li,"tự xưng làm vua”. Mấy
năm tiếp theo, Ba-bua chiếm được hầu hết miền Bắc Ấn Độ, đặt cơ sở cho việc
thành lập một quốc gia lớn mạnh gọi là Đế quốc Mô-gôn.
Năm 1530, Ba-bua chết. Giữa các con của ông đã xảy ra nội chiến. Nhân
đó, năm 1540, một chúa phong kiến nước Ápganixtan là Séc Khan đã đánh bại
người con nối ngôi của Ba-bua là Hu-ma-yun, Hu-ma-yun phải chạy ra nước
ngoài, mãi đến năm 1555, mới khuất phục được ngôi vua (1540-1555).
Năm 1556, Hu-ma-yun chết, con trai của ông là Ác-ba mới 13 tuổi lên nối
ngôi. Lúc bấy giờ, phạm vi thống trị của triều Mô-gôn bị thu hẹp và trong nước tồn
tại những mâu thuẫn rất phức tạp.
Để giải quyết những khó khăn ấy, Ác-ba đã tiến hành nhiều cuộc chinh
phục để mở rộng lãnh thổ của đế quốc đồng thời đã thi hành nhiều chính sách cải
cách về chính trị, kinh tế và tôn giáo, do đó đã làm cho các mâu thuẫn trong xã
hội được xoa dịu,vương triều Mô-gôn bước vào thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch
sử nước mình.
Năm 1605, Ác-ba chết, từ đó việc tranh giành ngôi vua giữa cha con, anh
em xảy ra nhiều lần, vương triều Mô-gôn càng ngày càng mất ổn định. Những
chính sách cải cách thời Ác- ba bị xóa bỏ. Hơn nữa, các vua kế ngôi còn nhiều lần
gây chiến tranh chinh phục các vùng lân cận, bên trong bắt nhân dân phải đóng
góp và lao dịch nặng nề để xây dựng nhiều công trình kiến trúc tráng lệ như các
thánh thất Hồi giáo, cung điện và đặc biệt là lăng Tagiơ Mahan nổi tiếng.
c. Sự xâm nhập của người phương Tây:
Từ xưa, Ấn Độ đã là nơi thu hút chú ý của người phương Tây vì tính chất
thần kỳ và sự phong phú về hương liệu cũng như sản phẩm thủ công tinh xảo của
nó. Đến cuối thế kỷ XV, khi nền kinh tế hàng hóa ở Tây Âu phát triển, sự khát
khao đi sang Ấn Độ đã trở thành nguyên nhân quan trọng của các cuộc phát kiến
địa lý.
- Năm 1498, đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha do Vaxcô đơ Gama dẫn
đầu đã đến thành phố Calicút. Sau đó, trong nửa đầu thế kỷ XVI, người Bồ Đào
Nha chiếm được nhiều cứ điểm ở ven biển phía Tây và phía Nam của Ấn Độ.
- Đến cuối thế kỷ XVI, người Hà Lan cũng sang phương Đông buôn bán.
Để tập trung quyền lũng đoạn việc buôn bán với phương Đông vào một tổ chức cố
định, năm 1602, các chủ công ty buôn bán ký hợp đồng thành lập công ty Đông Ấn
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 70 -
Độ. Công ty này được chính phủ Hà Lan cho hưởng nhiều đặc quyền như miễn thuế
nhập khẩu, đúc tiền, nuôi quân đội, tuyên chiến, giảng hòa, ký điều ước, có quyền
xét xử nhân viên của công ty và nhân dân thuộc địa.
- Cuối thế kỷ XVI, người Anh cũng đến Ấn Độ. Năm 1600, họ đã thành
lập công ty Đông Ấn Độ, nhưng thế lực công ty của Anh kém xa công ty của Hà Lan
về mọi mặt.
- Người Pháp đến đầu thế kỷ XVII mới đến Ấn Độ . Đến năm 1604, họ
cũng thành lập công ty Đông Ấn Độ .
Các công ty Đông Ấn Độ của Anh, Hà Lan, Pháp, đã chiếm được nhiều
cứ điểm ven biển của Ấn Độ; hơn nữa, nhờ sự khôn khéo, người Hà Lan và người
Anh còn cướp được nhiều cứ điểm vốn thuộc về Bồ Đào Nha mà trường hợp thành
phố Calicút bị rơi vào tay người Anh là năm 1616 là một ví dụ.
Sau khi giành được ưu thế so với các nước phương Tây khác ở Ấn Độ, từ
giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu quá trình chinh phục Ấn Độ. Sau gần một
thế kỷ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, còn vương
triều Mô-gôn thì đến năm 1857 cũng diệt vong.
II. Chế độ Jati và Ấn Độ giáo:
1. Chế độ Jati:
Từ thời Vêđa, ở Ấn Độ đã xuất hiện một chế độ đẳng cấp gọi là chế độ
Vácna. Về sau, lại xuất hiện một chế độ phân chia cư dân thành những tập đoàn
có địa vị xã hội khác nhau gọi là chế độ Jati.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ Jati chủ yếu là do sự phân
công lao động trong xã hội mà trước hết là sự phân công trong các nghề thủ công
và buôn bán.
Chế độ Jati giống chế độ Vácna ở chỗ chế độ Jati cũng chia cư dân thành
những tập đoàn đóng kín có địa vị xã hội khác nhau, nhưng chế độ Jati khác chế
độ Vácna về nhiều mặt:
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 71 -
a. Số lượng Jati rất nhiều chứ không phải chỉ có 4 như chế độ Vácna.
b. Thành viên của mỗi Jati chỉ làm một nghề mà thôi, còn những người cùng
một Vécna làm nhiều nghề khác nhau.
c. Mỗi Jati có một hội đồng tự quản. Hội đồng này có trách nhiệm theo dõi việc
thực hiện các quy chế về nghề nghiệp, về tục lệ, về hôn nhân, hòa giải
những vụ xích mích giữa các thành viên trong Jati
d. Chế độ Jati quy định chỉ được kết hôn với người cùng Jati mà thôi, còn quy
chế của chế độ Vácna thì cho phép đàn ông của Vácna trên được kết hôn với
phụ nữ của Vácna dưới.
e. Tất cả các thành viên trong các Jati đều có tôn giáo của mình (Ấn Độ giáo,
Phật giáo, Hồi giáo), còn trong chế độ Vácna, chỉ có 3 đẳng cấp trên được
cúng thần mà thôi.
Đến thời kì này, hậu duệ của tầng lớp tiện dân (Paria) thường làm các
nghề như đánh cá, quét rác, dọn vệ sinh, đao phủcũng tổ chức thành các Jati
theo nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên họ bị coi là hạng người dơ bẩn mà những
người sạch sẽ không tiếp xúc được.
Sự xuất hiện chế độ Jati càng làm cho sự phân biệt về địa vị xã hội ở Ấn
Độ càng thêm phức tạp và hai chế độ này tồn tại mãi cho đến thời gian gần đây.(1)
2. Ấn Độ giáo:
Trong nửa đầu thiên kỷ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện đạo Bàlamôn. Đến
giữa thiên kỷ I TCN, đạo Phật ra đời, đạo Bàlamôn bị suy thoái. Đến khoảng thế
kỷ VII, đạo Phật suy sụp ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng và được gọi
bằng một cái tên mới là đạo Hinđu mà ta quen gọi là Ấn Độ giáo.
Ấn Độ giáo chỉ là sự phát triển của đạo Bàlamôn về các mặt như đối
tượng sùng bái, nghi thức tế lễ, kinh thánh
- Đối tượng sùng bái của Ấn Độ giáo vẫn là các thần Brama, Visnu và
Siva. Ngoài ra, nữ thần Pácvati (còn gọi là Cali), vợ của thần Siva và Ganêxa,con
của Siva cũng là những vị thần quan trọng. Phật Thích Ca được giải thích là kiếp thứ
chín của Visnu, nhân vật tiểu thuyết Rama được giải thích là kiếp thứ bảy của Visnu
đều được coi là những vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo còn thờ rất
nhiều vị thần lớn nhỏ khác từ thiên sứ, qủy sứ đến các thú dữ, rắn, chim, khỉ và đặc
biệt là bò.
1 Ông Mahátma Gandhi đã cố gắng đưa cùng đinh hoà nhập vào xã hội, lập đền thờ riêng cho
họ và gọi họ là tầng lớp Harigian nghĩa là con cháu của thần thánh.Sau khi Ấn Độ độc lập,
hiến pháp Ấn Độ công nhận Harigian hưởng quyền bình đẳng.
Ngày nay,có một số ít người vốn xuất thân từ gia đình Suđrad học hành và được giữ những
chức vụ quan trọng, nhưng ở những vùng nông thôn xa xôi, chế độ đẳng cấp vẫn còn tồn tại
không chính thức và những vụ ngược đãi Harigian vẫn thường xảy ra.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 72 -
Tuy thần Brama là thần cao nhất nhưng Visnu và Siva được coi là hai vị
thần quan trọng nhất. Do vậy, trong dân gian, Ấn Độ giáo được chia làm hai phái
là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.
Ấn Độ giáo khuyên mọi người phải từ bi, phải thân ái, ngay thẳng, khảng
khái trong hiến lễ và bố thí. Có như vậy thì kiếp sau sẽ được sung sướng hơn, nếu
ngược lại thì sẽ càng cực khổ.
- Về mặt xã hội, Ấn Độ giáo nêu ra những quy định, những tục lệ trong
đời sống hàng ngày của các đẳng cấp, do đó đã củng cố sự tồn tại vững chắc của chế
độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
- Kinh thánh của Ấn Độ giáo, ngoài các bộ Vêđa, Upa-nisát còn có các
tập sử thi Mahabharata và Ramayana và một số tác phẩm khác.
Sau khi phục hưng, nhiều chùa Ấn Độ giáo nguy nga tráng lệ đã được xây
dựng. Ở những chùa ấy thường có rất nhiều đạo sĩ và vũ nữ. Khi cúng lễ người ta
dâng nhiều vật hiến tế, các đạo sĩ đọc kinh, các vũ nữ thì múa những điệu múa tôn
giáo.
Mặc dầu, trong nhiều thế kỷ, Ấn Độ bị những tộc ngoại lai theo Hồi giáo
thống trị nhưng đại đa số cư dân Ấn Độ vẫn tin theo tôn giáo cũ của mình. Ngày
nay, Ấn Độ giáo vẫn là quốc giáo của Ấn Độ.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 73 -
Bài IV. NHẬT BẢN
Nhật Bản là một nước đảo bao gồm 4 đảo lớn là Hốc-cai-đô, Hôn-su, Si-cô-cư,
Kiu-su và hơn 500 đảo nhỏ, trong đó đảo Hôn-su là đảo lớn nhất và quan trọng nhất
về mọi mặt.
I. Những nhà nước đầu tiên :
Theo truyền thuyết, nước Nhật Bản thành lập từ năm 660 TCN, khi thiên
hoàng Jim-mu (Thần Vũ) dòng dõi của nữ thần Mặt trời lên ngôi. Thực ra, nhà
nước ở Nhật Bản ra đời tương đối muộn.
- Theo sử sách Trung Quốc thì từ thế kỷ I và thế kỷ II, các thủ lĩnh của
những nhà nước phôi thai đã sai sứ đến Trung Quốc. Đến đầu thế kỷ III, ở đảo Kiu-su
đã xuất hiện nhiều nước, trong đó lớn nhất là nước Yamatai do nữ vương Himicô
thống trị. Quốc gia này đã nhiều lần sai sứ giả sang cống Trung Quốc.
- Đến cuối thế kỷ IV, ở Tây Nam đảo Hôn-su xuất hiện một quốc gia mới
gọi là nước Yamatô. Kẻ thống trị nước Yamatô đó chính là nguồn gốc của dòng vua
Nhật Bản sau này. Trong xã hội nước Yamatô, ngoài quý tộc, nông dân, nô lệ còn có
một tầng lớp đặc biệt gọi là bộ dân. Nguồn gốc của tầng lớp này là những thành viên
của những thị tộc bị chinh phục; kiều dân Trung Quốc và Triều Tiên; con cháu của
những người phạm tội. Đây là tầng lớp giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất
nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Đến thế kỷ V, nước Yamatô thống nhất được cả Nhật Bản. Sang thế kỷ
VI, di dân Trung Quốc và Triều Tiên sang Nhật Bản ngày càng nhiều, do vậy kỹ
thuật sản xuất tiên tiến, chế độ chính trị, tư tưởng Nho gia, Phật giáo và các thành tựu
khác về văn hoá lục địa cũng được theo họ truyền vào Nhật Bản.
Trong hoàn cảnh đó, nội bộ giai cấp thống trị Nhật Bản chia làm hai phái:
họ Xôga chủ trương tiếp thu chế độ chính trị, văn hóa,tôn giáo của lục địa, còn họ
Mônônôbe thì chủ trương tiếp tục duy trì tình trạng như cũ, tiếp tục thờ các thần cổ
truyền của Nhật Bản. Năm 587, nội chiến giữa hai tập đoàn này xảy ra, kết quả là
họ Xôga giành được thắng lợi. Từ đó, Nhật Bản nhiều lần sai sứ sang Trung Quốc,
đồng thời còn cử nhiều nhà sư sang học tập ở Trung Quốc. Những lưu học sinh này
về sau trở thành những học giả có tên tuổi và có nhiều đóng góp trong cuộc cải
cách Tai-ca sắp tới.
II. Nhật Bản từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII:
1. Cuộc cải cách Tai-ca :
Trong khi Nhật Bản đang muốn xây dựng chế độ tập quyền trung ương thì
tầng lớp quý tộc lại không ngừng phát triển thế lực bằng cách chiếm hữu nhiều
ruộng đất công làm của riêng và biến các thành viên công xã nông thôn thành bộ
dân. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và tầng lớp quý tộc ngày
càng thêm sâu sắc.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 74 -
Đến đầu thế kỷ VII, ở Trung Quốc, nhà Đường được thành lập. Cách tổ
chức bộ máy nhà nước, chế độ ruộng đất và tô thuếcủa nhà Đường đều là
những vấn đề mà Nhật Bản cho là khuôn mẫu đáng bắt chước.
Lúc bấy giờ, họ Xôga không những chiếm nhiều ruộng đất, bộ dân mà
còn lũng đoạn chính quyền của Thiên hoàng. Vì vậy, năm 645, ở Nhật Bản đã xảy
ra một cuộc chính biến trong cung đình, thế lực của họ Xôga bị tiêu diệt. Ngay sau
đó, Thiên hoàng Cô-tô-cư (Hiếu Đức) được lên ngôi đặt niên hiệu là Tai-ca (Đại
Hóa), nghĩa là cải cách lớn. Năm 646, Thiên hoàng hạ chiếu cải cách, lịch sử Nhật
Bản gọi là cải cách Tai-ca.
Nội dung chủ yếu của cải cách này là:
- Bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của quý tộc, biến thành ruộng đất công
(công điền) và bỏ chế độ bộ dân, biến thành thần dân của nhà nước (công
dân).Trên cơ sở ấy nhà nước ban hành chế độ ban điền (chia ruộng) để định
kỳ phân phối ruộng đất cho nông dân cày cấy. Những người được cấp ruộng
đất có nghĩa vụ phải nộp “tô dung điệu”. “Tô” nộp bằng lúa; “điệu”nộp bằng
tơ lụa, bông vải; “dung” là loại thuế thay lao dịch cũng nộp bằng lụa vải.
- Xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền Trung ương. Ở Trung ương, Thiên
hoàng trở thành kẻ có quyền uy cao nhất, thậm chí được coi như một vị thần
sống. Các cấp hành chính địa phương gồm quốc (tỉnh), quận, lý (làng) do
Quốc ty, Quận ty, lý trưởng đứng đầu.
Từ đó Nhật Bản bước vào một thời kỳ tương tự như một xã hội đời Đường
ở Trung Quốc.
2. Thời Na-ra và thời Hây-An :
Từ đầu thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ XII, lịch sử Nhật Bản trải qua hai thời
kỳ : từ năm 710- 794, Nhật Bản đóng đô ở Nara, nên gọi là thời Nara; năm 794,
Nhật Bản dời đô đến Hây-An (Kiôtô), từ đó đến năm 1192 tức là khi Mạc phủ
Camacưra thành lập, gọi là thời Hây-An.
Bắt đầu thời Nara, những thành quả của cuộc cải cách Taica đã bị lỏng
lẻo, chế độ ruộng tư lại ra đời và phát triển, trên cơ sở ấy, chế độ trang viên cũng
xuất hiện. Những người cày cấy trong các trang viên ấy đều là những nông dân lệ
thuộc. Trong khi trật tự xã hội không ổn định, các chủ trang viên đã tổ chức huấn
luyện võ nghệ cho các trang dân của mình để bảo vệ trang viên do đó đã lập
thành những tập đoàn võ sĩ, trong đó quần chúng võ sĩ phải tuyệt đối trung thành
với chủ tướng của mình.
Đến thế kỷ X, ở Nhật Bản có hai tập đoàn võ sĩ mạnh nhất là tập đoàn họ
Taira và tập đoàn họ Minamôtô. Cả hai họ này đều có quan hệ bà con với hoàng
tộc.
Trong khi đó, ở trong cung đình, mọi quyền hành càng ngày càng tập
trung vào tay họ Fujioara, Thiên hoàng thực chất chỉ làm bù nhìn. Vì vậy, năm
1086, Thiên hoàng Xi-ra-ca-oa (Bạch Hà) sau khi nhường ngôi cho con mình đã
vào chùa đi tu. Tại đây, Thượng hoàng lập một triều đình riêng gọi là “Viện
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 75 -
chính”. Về hình thức,Viện chính là một tổ chức có nhiệm vụ giúp đỡ Thiên hoàng
nhưng thực chất, đây là cơ sở của vương thất chống lại họ Fujioara.
Đến đầu thế kỷ XII, Viện chính đã dựa vào lực lượng của họ Taira và họ
Minamôtô để đấu tranh với họ Fujioara. Kết quả là họ Fujioara bị thất thế nhưng
quyền hành lại chuyển vào tay họ Taira, do đó, họ Taira lại gây nên mâu thuẫn
với họ Minamôtô. Năm 1181, chiến tranh giữa hai tập đoàn này bùng nổ và đến
năm 1185, họ Taira bị thất bại. Từ đó, mọi quyền hành dần dần tập trung vào tay
Yôritômô thuộc họ Minamôtô.
3. Nhật Bản từ cuối thế kỷ XII- XIX:
Từ năm 1192,bên cạnh triều đình của Thiên hoàng, ở Nhật Bản còn có
chính quyền của Tướng quân gọi là Mạc phủ. Từ đó, mọi quyền hành ở Nhật Bản
đều ở trong tay Tướng quân, Thiên hoàng chỉ làm vì mà thôi. Tình hình ấy kéo dài
đến cuối năm 1867 mới chấm dứt. Trong gần 7 thế kỷ ấy, Nhật Bản trải qua 3 Mạc
phủ, đó là Mạc phủ Camacưra, Mạc phủ Murômachi và Mạc phủ Tôcưgaoa.
a. Mạc phủ Camacưra (1192-1333) :
Từ năm 1184, Minamôtô Yôrimôtô đã lập một chính quyền riêng tại
Camacưra ở miền Đông Nhật Bản. Sau khi diệt họ Taira, họ Minamôtô dần dần
khống chế các mặt chính trị, kinh tế và quân sự trong cả nước. Năm 1192,
Yôrimôtô được Thiên hoàng phong cho danh hiệu “Tướng quân”, việc đó đánh
dấu Mạc phủ Camacưra chính thức thành lập.
Năm 1199, Yôrimôtô chết, mọi quyền binh của Mạc phủ rơi vào tay bố
vợ là Hôjiô Tôkimaxa. Về danh nghĩa, họ Hôjiô chỉ giữ chức “ Chấp quyền”
nhưng thực tế là kẻ nắm chính quyền của Mạc phủ.
Lúc bấy giờ, ở lục địa, Mông Cổ đã trở thành một đế quốc hùng mạnh.
Năm 1268, Hốt Tất Liệt nhiều lần sai sứ sang yêu cầu Nhật Bản phải thần phục
nhưng đều bị từ chối. Vì vậy, sau khi thành lập nước Nguyên, năm 1274 và 1281,
Hốt Tất Liệt 2 lần đưa quân sang tấn công Nhật Bản nhưng đều bị tổn thất rất
nặng nề.
Sau chiến tranh, vì không có đủ ruộng đất để ban thưởng cho các võ sĩ có
công nên tầng lớp võ sĩ rất bất mãn với Mạc phủ Camacưra. Nhân tình hình ấy,
năm 1331, Thiên hoàng đã phát động phong trào chống Mạc phủ.
Năm 1333, một viên tướng của Mạc phủ là Asicaga Tacauji được giao
nhiệm vụ đem quân đi đánh dẹp phong trào khởi nghĩa ủng hộ Thiên hoàng của
các lãnh chúa phong kiến, nhưng ông đã tuyên bố đứng về phía Thiên hoàng.
Cũng thời gian ấy, quân khởi nghĩa của các chúa phong kiến chiếm được
Camacưra, chấp quyền Hôjiô Tacatôki tự sát. Mạc phủ Camacưra diệt vong.
b. Mạc phủ Murômachi (1338-1573):
Sau khi diệt họ Hôjiô, quyền lực của Thiên hoàng lại được khôi phục,
nhưng các yêu cầu của võ sĩ và nông dân đều không được đáp ứng nên cả xã hội
mong muốn khôi phục lại chính quyền Mạc phủ.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 76 -
Nhân thời cơ ấy, năm 1336, Tacauji tấn công kinh đô (Kiôtô). Thiên
hoàng Gô Đaigô phải chạy xuống phía Nam lập một triều đình mới, lịch sử gọi là
Nam triều. Còn ở Kiôtô, Tacauji lập Thiên hoàng Mixuaki lên làm bù nhìn, lịch sử
gọi là Bắc triều.
Đến năm 1338, Tacauji tự xưng làm Tướng quân thành lập Mạc phủ mới.
Về sau, Mạc phủ được xây dựng tại đường phố Murômachi ở Kiôtô nên gọi là
Mạc phủ Murômachi.
Sau khi hình thành cục diện Nam Bắc triều, hai bên đánh nhau hơn nửa
thế kỷ. Đến năm 1392,hai bên ký hoà ước, Thiên hoàng Nam triều phải thoái vị và
chuyển giao các bảo vật tượng trưng uy quyền của vua cho Thiên hoàng Bắc triều.
Sau hơn 70 năm hòa bình, đến năm 1467 (năm Ônin thứ nhất) , do việc
tranh giành các chức quyền trong chính quyền Mạc phủ, một cuộc nội chiến đã nổ
ra ở kinh đô. Đến năm 1477, cuộc nội chiến này lan rộng ra khắp các địa phương,
mãi đến năm 1573 mới chấm dứt.
Thời gian chiến tranh liên miên hơn một thế kỷ này, lịch sử Nhật Bản gọi
là thời Chiến quốc (1467-1573). trong thời kỳ đó, Tướng quân họ Asicaga vẫn tồn
tại nhưng không có thực quyền nữa. Năm 1573, tướng quân cuối cùng của họ
Asicaga bị Ôđa Nôbunaga lật đổ. Mạc phủ Murômachi diệt vong.
c. Quá trình thống nhất Nhật Bản – Mạc phủ Tôcưgaoa:
Quá trình thống nhất Nhật Bản :
Trong 30 năm kể từ khi Mạc phủ Murômachi bị lật đổ (1573), cho đến khi
Mạc phủ Tôcưgaoa thành lập (1603), quyền hành ở Nhật Bản do 3 người nối tiếp
nhau nắm giữ. Đó là Ôđa Nôbunaga (1573-1582), Tôyôtômi Hiđêyôsi (1582-1598)
và Tôcưgaoa Iêaxu.
- Ôđa Nôbunaga là một chúa phong kiến ở miền Trung đảo Hônsu. Từ
năm 1560, ông đã lần lượt đánh bại quân đội của các lãnh chúa ở các tỉnh lân cận,
đến năm 1568, thì chiếm được kinh đô.
Năm 1573, Nôbunaga lật đổ Mạc phủ Murômachi rồi nắm lấy chính
quyền trung ương, nhưng bề ngoài giả vờ trung thành với Thiên hoàng nên không
xưng làm Tướng quân. Trong khi sự nghiệp thống nhất Nhật Bản chưa hoàn thành
thì năm 1582, ông bị bộ hạ giết chết.
- Kẻ tiếp tục việc thống nhất Nhật Bản là Hiđêyôsi, một tướng của
Nôbunaga. Hiđêyôsi tiếp tục tiến hành chiến tranh đến năm 1590 về cơ bản đã thống
nhất được đất nước.
Năm 1592, Hiđêyôsi phát động cuộc chiến tranh xân lược Triều Tiên.
Năm 1598, Hiđêyôsichết, ở chiến trường Triều Tiên, quân Nhật bị thất bại nặng
nề nên phải rút về nước.
- Sau khi Hiđêyôsi chết, quyền binh rơi vào tay một tướng khác của
Nôbunaga là Tôcưgaoa Iêaxu. Năm 1600, Iêaxu đánh bại hoàn toàn các lãnh chúa
chống đối. Sự nghiệp thống nhất Nhật Bản đến đây hoàn thành.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 77 -
Tình hình Nhật Bản thời Mạc phủ Tôcưgaoa :
Sau khi đánh bại các lãnh chúa phong kiến chống đối, năm 1603,
Tôcưgaoa Iêaxu tự xưng làm Tướng quân, lập Mạc phủ mới ở Êđô(Tôkyô sau
này) gọi là Mạc phủ Tôcưgaoa hoặc Mạc phủ Êđô.
Từ thời Chiến quốc, trong xã hội Nhật Bản đã xuất hiện một tầng lớp địa
chủ mới gọi là đại danh (đamiô), đến thời kỳ này, đại danh trở thành giai cấp lãnh
chúa phong kiến làm cơ sở giai cấp của Mạc phủ Tôcưgaoa.
Cũng từ thế kỷ XVI, kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản ngày càng phát triển,
việc buôn bán với bên ngoài như Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,
Inđônêxialúc đầu được Mạc phủ Tôcưgaoa rất khuyến khích.
Trong hoàn cảnh đó, từ năm 1543, thuyền buôn Bồ Đào Nha bắt đầu đến
Kiusu. Sau đó, người Tây Ban Nha, người Hà Lan, người Anh cũng đến Nhật Bản.
Cùng với các lái buôn, các giáo sĩ đạo Thiên chúa đã đến Nhật Bản, trong đó
người đến sớm nhất là giáo sĩ Xaviê, người Tây Ban Nha đến nước này năm 1549.
Do những hoạt động chính trị của các giáo sĩ phương Tây nên từ năm
1587, Hiđêyôsi đã ra lệnh cấm đạo Thiên chúa. Đến thời Mạc phủ Tôcưgaoa,
chính sách cấm đạo này càng chặt chẽ.
Song song với việc cấm đạo, Mạc phủ Tôcưgaoa thi hành chính sách đóng
cửa, đến năm 1639 thì chính thức cấm chỉ việc buôn bán với bên ngoài.
Đến năm 1854, dưới áp lực của Mỹ, Nhật Bản phải mở cửa cho Mỹ buôn
bán, tiếp đó phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Anh, Pháp, Hà Lan
Mạc phủ là một chính quyền phong kiến cản trở sự phát triển xã hội. Vì
vậy, đến thế kỷ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện trào lưu tư tưởng yêu cầu Mạc phủ
trả chính quyền cho Thiên hoàng. Đến nửa sau thế kỷ XIX, tinh thần chống Mạc
phủ bùng lên thành một cuộc nội chiến giữa một bên là các thế lực ủng hộ Thiên
hoàng và một bên là phe Mạc phủ.
Cuối năm 1867, tự nhận thấy Mạc phủ đã đến lúc thế cùng lực kiệt,
Tướng quân Yôxinôbu phải đồng ý trao chính quyền lại cho Thiên hoàng.
Ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Mêiji (Minh Trị) lập chính phủ mới, ssau đó
ban hành các chính sách cải cách, lịch sử Nhật Bản gọi là cuộc “Minh Trị duy
tân”. Sự kiện đó đánh dấu chế độ phong kiến ở Nhật Bản kết thúc, thời kỳ tư bản
chủ nghĩa bắt đầu.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 78 -
ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG
THỜI TRUNG ĐẠI
1. Chế độ ruộng đất ở các nước và các thời kỳ không giống nhau, nhưng nói
chung có 2 hình thức sở hữu : sở hữu của nhà nước và sở hữu của tư nhân.
2. Xã hội các nước phương Đông thời trung đại cũng là xã hội phong kiến,
nhưng khác với phương Tây, quan hệ phong kiến ở đây gồm 2 loại:
- Nhà nước – nông dân : nông dân phải nộp thuế.
- Địa chủ – tá điền : tá điền phải nộp tô.
3. Trong giai đoạn đầu thời trung đại, xã hội phát triển cao hơn phương Tây,
nhưng tốc độ phát triển chậm chạp, đến giai đoạn cuối không có bước phát triển nhảy
vọt về kinh tế và văn hoá như phương Tây. Mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất
hiện ở một số nước nhưng còn rất nhỏ yếu, do đó chưa gây được những ảnh hưởng
lớn lao như phương Tây.
4. Kế thừa thời cổ đại, nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên
chế.
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Lịch sử thế giới Trung Đại - 79 -
NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Các triều đại Tần, Tây Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh,Thanh ở
Trung Quốc .
2. Chế độ quân điền. Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân ở Trung Quốc.
3. Sựï thành lập nhà nước A Rập. Sự thành lập và diệt vong của đế quốc A
Rập .
4. Chế độ Jati ở Ấn Độ.
5. Sự ra đời và kết thúc của chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản .
Nguyễn Gia Phu Khoa Lịch Sử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxh0021_p2_724.pdf