Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - Chương IV: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa (1918 –1945 )

Ở châu Mĩ latinh, trong những năm 1929-1933, hậu quả khủng hoảng kinh tế dánh một đòn nặn nề vào các nước của khu vưc này, hàng hóa xuất khẩu giảm nghiêm trọng, nạn đói thất nghiệp diễn rakhắp nơi đẩy mạnh cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ và yêu nước trong nhiều nước. Tiêu biểu như Pêru, Mêhicô, Chilê, Áchentina, Braxin Tóm lại, phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 1929-1939 đã có các bước tiến so với thời kì trước, với sự tham gia của đông đảo quần chúng công nông và các tầng lấp trung gian ở thành thị, đặc biệt đã tăng cường vai trò của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của các ĐCS trẻ tuổi, đã chiến đấu vì độc lập dân tộc và tiến bộ của xã hội.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - Chương IV: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa (1918 –1945 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át về bản chất của các Đảng xã hội dân chủ và sự chạy đua cạnh tranh lôi keó quần chúng khỏi ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Quốc tế cộng sản. Đường lối hợp tác giai cấp vô nguyên tắc của các lãnh tụ Đảng xã hội dân chủ là một trong những nguyên nhân để phát xít lên cầm quyền ở một số nước và thổi bùng ngọn lửa chiến tranh thế giới thứ II. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 50 – CHƯƠNG VI QUAN HỆ QUỐC TẾ DẪN TỚI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1929-1939) I. GIAI ĐOẠN I (TỪ 1929-1936): SỰ TAN VỠ VỀ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG VEC XAI - OA SINH TƠN VÀ SỰ HÌNH THÀNH BA LÒ LỬA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1. Sự hình thành “lò lửa chiến tranh” ở Viễn Đông Nhật Bản là đế quốc đi đầu trên con đường thanh toán hệ thống Vecxai - Oasinh tơn bằng kế hoạch đại quân sự xâm chiếm miền Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 18-9-1931, Nhật phát động chiến tranh xâm lược Mãn Châu và nhanh chóng chiếm được vùng Đông bắc Trung Quốc dựng lên chính phủ bù nhìn “Mãn Châu quốc”. Việc làm này động chạm tới tới quyền lợi của các đế quốc, đặc biệt là Mỹ. Vì nuôi hy vọng sau đó Nhật sẽ tiến hành chiến tranh chống Liên Xô nên Anh, Mỹ và Hội Quốc Liên đã làm ngơ, đưa ra các giải pháp trên thực tế là nhượng bộ Nhật, thế nhưng Nhật vẫn không công nhận nghị quyết của Đại hội đồng và ngày 24-3-1933, Nhật tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên, thế là ở Viễn Đông đã hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên. Việc Nhật xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc là buớc đầu của chiến tranh thế giới thứ II, đánh dấu sự tan vỡ của hệ thống Vécxai-Oa sinh tơn ở Viễn Đông. Nhật đã chủ động phá tan nguyên trạng ở Đông Á do hiệp ước Oa sinh tơn năm 1922 quy định, từ đó từng bước tiến hành mở rộng xâm lược ra toàn bộ Trung Quốc. 2. Sự hình thành “lò lửa thứ hai” ở Châu Âu Hoà ước Vécxai đã đem đến cho Đức không chỉ thiệt thòi lớn, mà còn là một sự “nhục nhã” khiến cho Đức cay cú đã nuôi chí phục thù ngay sau khi bại trận. Đầu năm 1930, Bơruyninh lên nắm chính quyền đánh dấu thời kỳ chuyển biến mới trong chính sách của Đức, thực hiện từng bước việc thanh toán hệ thống Vécxai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới. Đức lợi dụng mâu thuẫn và âm mưu chống lại Liên Xô, phong trào cách mạng thế giới của các nước đế quốc, nhất là Anh, Mỹ để hủy bỏ bồi thường và hủy bỏ những hạn chế về quân sự do hoà ước Vecxai quy định cho Đức. Đức đã giành được quyền bình đẳng về vũ trang tại Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơnevơ năm 1932. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 51 – Tháng 1-1933, Hítle lên nắm chính quyền ở Đức, thực hiện chính sách độc tài khủng bố công khai, và dùng chiến tranh để thanh toán hệ thống Vecxai. Điểm đầu tiên trong chương trình thiết lập quyền thống trị thế giới của Hítle là chinh phục Châu Âu. Hitle đã không thực hiện ngay chiến tranh sau khi giành chính quyền mà lại bắt đầu bằng việc xoa dịu những cuộc xung đột, lừa đối phương bằng cách ký những hiệp ước thoả hiệp có lợi cho mình. Ngày 7-6-1933, Đức ký “Hiệp ứơc tay tư” ở Rôm với Anh, Pháp, Ý, chứng tỏ Anh, Pháp sẵn sàng thoả hiệp với Phát xít để chống Liên Xô, và được Mỹ tán thành. Ngày 14-10-1933, Đức rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bị và 3 ngày sau rút khỏi Hội Quốc Liên để thoát khỏi những ràng buộc quốc tế chuẩn bị cho những hành động xâm lược sau này. Đây là một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, nó chứng tỏ từ đây các nước phát xít sẽ dùng chính sách chiến tranh trắng trợn để giải quyết những cuộc tranh chấp quốc tế. Ngày 16-3-1935, Hítle công bố đạo luật cưỡng bức tòng quân và thành lập 36 sư đoàn. Ba tháng sau Anh lại kí với Đức một hiệp định về hải quân cho phép Đức xây dựng một hạm đội tàu nổi và tàu ngầm. Hiệp định này trực tiếp vi phạm Hiệp ước Vécxai và củng cố thêm vị trí của Đức về mặt quốc tế. Sau những sự kiện trên, Hitle hủy bỏ Hiệp định Lôcácnô và cho quân đội chiếm đóng vùng phi quân sự ở tả ngạn sông Ranh. Như vậy từ 1933-1936, một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở trung tâm châu Âu. Đức tiếp tục củng cố thế lực cho những bước nhảy xa hơn trong giai đoạn sau. 3. Sự xuất hiện “lò lửa chiến tranh thứ ba” ở Nam Châu Âu Đế quốc Ý là nước thắng trận trong chiến tranh thứ I nhưng không thỏa mãn việc phân chia thế giới theo hòa ước Vécxai, tham vọng của Ý là muốn bành trướng vùng Bancăng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, hòng làm bá chủ Địa Trung Hải. Mục tiêu đầu tiên trong cuồng vọng xâm lược của Ý là Êtiôpi. Năm 1934, nước Ý bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm Êtiôpi, hội Quốc liên do Anh, Pháp, Mỹ khống chế đã nhượng bộ cho Ý với bức màn “không can thiệp”. Tháng 5-1936, Ý đã chiếm Êtiôpi và sát nhập vào làm thuộc địa của Ý. Ngày 3-12-1937, phát xít Ý rút khỏi hội Quốc liên để tự do hành động, chuẩn bị chiến tranh đánh dấu sự hình thành lò lửa chiến tranh thứ ba ở châu Âu. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 52 – II. GIAI ĐOẠN II (TỪ 1936 ĐẾN 1939): SỰ HÌNH THÀNH HAI KHỐI ĐẾ QUỐC ĐỐI LẬP VÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1. Chiến tranh Tây Ban Nha. Nhật phát động chiến tranh Trung Quốc Ý, Đức đã thực hiện cuộc chiến tranh Tây Ban Nha với sự ủng hộ gián tiếp Anh, Pháp, Mỹ. Ngày 12-3-1939, nước Cộng hòa Tây Ban Nha bị thủ tiêu. Ở châu Á, 7-7-1937, Nhật tấn công vào phía Nam Bắc Kinh, đã nhanh chóng chiếm được những trung tâm, thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Liên Xô đã đề nghị áp dụng những biện pháp hành động tập thể chống xâm lược trong đó có những biện pháp trừng phạt kinh tế nhưng bị Anh, Pháp, Mỹ gạt bỏ. 2. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II Các nước ĐQ phương Tây và Mỹ cố tình xoa dịu mâu thuẫn với các nước phát xít hi vọng dùng phát xít tiêu diệt Liên Xô, thế nhưng quy luật cạnh tranh của CNTB đã làm cho mâu thuẫn giữa hai khối này trở nên gay gắt cực độ. Đặc biệt mâu thuẫn giữa Anh –Đức, Đức –Pháp, Đức – Mỹ. Đức và Mỹ đều cố gắng để giành bá chủ thế giới. Các nước phát xít tấn công vào vị trí kinh tế của Mĩ ở Thái Bình Dương, Viễn Đông và Châu Mĩ latinh. Điếu đó thúc đẩy Mĩ xích lại gần Anh với Pháp dẫn tới một liên minh chính trị quân sự tạm thời dưới sự điều khiển của Mĩ. Mâu thuẫn giữa Anh, Mỹ với Nhật cũng ngày càng gay gắt do Nhật muốn gạt bỏ quyền lợi của Mĩ, Anh ở Trung Quốc và Đông Nam Á, hòng thiết lập quyền bá chủ của Nhật ở Thái Bình Dương và Viễn Đông. Mâu thuẫn giữa Pháp, Anh và Ý ngày càng căng thẳng do tham vọng của Ý muốn biến Địa Trung Hải thành “biển riêng của Ý”, chiếm các tỉnh của Pháp – Coócxơ, Nixơ, Xavoa và đất đai của Pháp ở Bắc Phi, cùng những thuộc địa của Anh ở Trung Đông và châu Phi. Do đó, vào nửa cuối những năm 30 trong hệ thống TBCN dần dần hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau – khối thứ nhất gồm bọn xâm lược phát xít Đức, Ý, Nhật; khối thứ hai thành lập muộn hơn, gồm Anh, Pháp, Mĩ. Ngày 25-11-1936, Đức đã kí với Nhật “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản” trong đó “hai nước cam kết sẽ trao đổi với nhau về tình hình hoạt động của Quốc tế cộng sản và hợp tác chặt chẽ với nhau để chống Quốc tế cộng sản”. Một năm sau, ngày 6-11-1937, theo đề nghị của chính phủ Đức, Ý cũng chính thức gia nhập “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản”. Như thế là đã hình thành “trục tam giác Béclin – Rôma – Tôkiô”. Sự thành lập khối Trục không phải chỉ nhằm mục đích chống Quốc tế cộng sản, mà trước mắt và cấp bách hơn Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 53 – là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây, gây chiến tranh để phân chia lại thế giới, giành thị trường và thuộc địa. 3. Phát xít Đức thôn tính Aùo và âm mưu xâm lược Tiệp Khắc Trong kế hoạch chinh phục Châu Âu và thế giới của Đức, trước hết là Áo rồi đến Tiệp Khắc và Ba lan. 11-3-1938, quân đội Đức đã tràn vào Áo. Đến ngày 13-3, Đức ban hành đạo luật quyết định sát nhập Áo vào Đức. Ngày 2-4-1938, chính phủ Anh, Pháp đã công nhận việc Đức thôn tính Áo. Nuốt trôi Áo xong Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. Đánh vào Tiệp Khắc, tức là Hitle đồng thời giáng một đòn mạnh vào Pháp, cô lập Pháp, tạo ra khả năng cho Đức thọc vào sườn Ba lan và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. Kế hoạch xâm lược của Đức bắt đầu bằng việc chiếm vùng Xuyđeten. Ngày 29-9-1938, ở Muyních những người đứng đầu Anh, Đức, Ý, Pháp họp hội nghị quyết định trao vùng Xuyđeten cho Đức và lập ra một Ủy ban quốc tế để xác địng những vùng còn lại của Tiệp Khắc qua trưng cầu dân ý thuộc về nước nào. Thế là Tiệp Khắc đã bị phân chia và dâng cho bọn phát xít. Thỏa hiệp này là đỉnh cao nhất củachính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phátxít mà các nước phương Tây đã thi hành từ lâu để chống Liên Xô. Hiệp nghị Muyních về thực chất là một âm mưu thâm độc nhằm thành lập một mặt trận thống nhất của CNĐQ Quốc tế chống Liên Xô. Lợi dụng chính sách thỏa hiệp của các nước Đế quốc, 15-3-1939, Đức đã ngang nhiên chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc xoá bỏ nền độc lập của nước này, trắng trợn chà đạp lên hiệp định vừa kí ở Muyních. 4. Cuộc đàm phán Anh – Pháp –Xô để bảo vệ an ninh châu Âu Cuộc đàn phán Anh –Pháp – Xô bắt đầu từ 1939, Liên Xô đưa ra đề nghị kí kết hiệp ước tương trợ giữa ba nước cam kết sẽ giúp đỡ nhau về mọi mặt và cũng giúp đỡ các nước Đông Âu ở vùng biển Bantích và Biển Đen trong trường hợp bị xâm lược. Anh, Pháp bác bỏ đề nghị đó chỉ muốn Liên Xô cam kết giúp đỡ phương Tây mà không muốn cam kết ngược lại. Ngày 23-7-1939, Liên Xô lại đề nghị các nước phương Tây mở cuộc đám phán giữa các phái đoàn quân sự ở Mátxcơva. Trong cuộc hội đàm này Liên Xô cam kết sẵn sàng đưa 136 sư đoàn, 5.000 đại bác, 10.000 xe tăng, 5.500 máy bay để chống quân xâm lược. Liên Xô cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh Liên Xô chỉ có thể đi qua địa Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 54 – phận Ba lan và Rumani để giúp Anh, Pháp. Thế nhưng, phái đoàn Anh, Pháp không chập nhận, chính phủ Ba lan cũng tuyên bố không đồng ý. Kết quả cuộc đàm phán bị thất bại. 5. Cuộc tấn công của Nhật ở hồ Khaxan và sông Khakhingôn. Vụ “Muynich phương Đông” Các nước phương Tây cũng thi hành chính sách dung túng với Nhật tương tự như Đức để nhằm đẩy Nhật đánh Liên Xô, Liên Xô buộc sẽ bị tấn công trên cả hai mặt trận Đông – Tây. Tháng 7-1938, Nhật tấn công vào hồ Khaxan của Liên Xô nhưng chỉ trong mấy ngày đã bị đánh tan và phải kí hiệp định chấm dứt xâm lược. Tháng 5-1939, Nhật lại tấn công vào lãnh thổ Mông Cổ ở khu vực sông Khakhingôn thực chất Nhật đã bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố chống Liên Xô. Liên Xô đã thực hiện hiệp ước tương trợ với Mông Cổ, giúp Mông Cổ chống lại Nhật. Ngày 16-6-1939, Nhật phải xin đình chiến. Những sự kiện trên càng làm cho Anh, Pháp, Mỹ hi vọng hơn chiến tranh Xô – Nhật sắp đến gần và chúng càng nhượng bộ Nhật Bản, bán rẻ lợi ích của nhân dân Trung Quốc cho Nhật. Mỹ đã triệu tập hội nghị Thái Bình Dương để thực hiện một “Muyních phương Đông” thế nhưng không thành vì mâu thuẫn Mĩ – Nhật sâu sắc. Sau đó Anh lại kí với Nhật một hiệp ước Arita-crâygi giao Trung Quốc cho Nhật để đổi lấy chiến tranh của Nhật với Liên Xô. 6. Hiệp định Xô – Đức không xâm lược nhau Thái độ của các nước đế quốc phương Tây và Mĩ cho thấy rằng Anh, Pháp định đẩy Liên Xô một mình đánh nhau với Đức, Nhật. Những cố gắng của Liên Xô nhằm đạt đến thỏa thuận hợp tác với Anh – Pháp chống phát xít đều thất bại, các cuộc đàm phán không thành. Trong khi đó, phát xít Đức lại đề nghị Liên Xô kí một hiệp định không xâm lược nhau nhằm thực hiện kế hoãn binh. Liên Xô phải chọn giữa hai khả năng: hoặc là tiếp nhận đề nghị của Đức để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng; hoặc là chối bỏ đề nghị của Đức thì ngay lập tức sẽ bùng nổ chiến tranh như vậy là rơi vào “cái bẫy” của Anh, Pháp, Mỹ. Liên Xô đã chọn khả năng thứ nhất, ngày 33-8-1939, hai bên kí hiệp định không xâm lược nhau. Biện pháp khôn khéo của Liên Xô đã làm thất bại trò chơi hai mặt của phương Tây làm tan vỡ mặt trận thống nhất của các nước thống nhất của đế Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 55 – quốc chống Liên Xô đã được dựng lên ở Muyních. Đồng thời làm thất bại âm mưu của Nhật Bản định tấn công Liên Xô từ phía Đông. Mâu thuẫn trong khối phátxít tăng lên, thủ tướng Nhật xin từ chức để phản đối Đức kí hiệp ước trên. Tóm lại, quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939 diễn ra hết sức phức tạp, chằng chéo, tạo ra thế đối lập ba bên Anh, Pháp, Mỹ – Đức, Ý, Nhật – Liên Xô XHCN. Anh, Pháp, Mỹ tìm ra mọi cách để chiến tranh nổ ra trước giữa Liên Xô và bọn phát xít nhưng cuối cùng do mâu thuẫn trong nội bộ chủ nghĩa đế quốc quá gay gắt và chính sách đối ngoại đúng đắn, khôn khéo của Liên Xô đã đẩy chiến tranh bùng nổ trước giữa hai tập đoàn đế quốc. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 56 – CHƯƠNG VII CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939-1945) I. NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ hai là tác động của quy luật không đồng đều về kinh tế và chính trị làm cho lực lượng so sánh trong thế giới tư bản thay đổi, việc tổ chức phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp. Các nước đế quốc phải dùng chiến tranh mới để phân chia lại thế giới. Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của CNPX ở một số nước thực hiện chiến tranh để phân chia thế giới. Thủ phạm gây chiến là Đức – Nhật - Ý, nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách hai mặt đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh. II. DIỄN BIẾN 1. Giai đoạn I: Phát xít Đức đánh chiếm châu Âu tu bản (1-9-1939 Ỉ 22- 6-1941) a) Đức tấn công Ba Lan, bước khởi đầu của chiến tranh thế giới (9-1939Ỉ 4- 1940) Ngày 1-9-1939, Đức dùng một lực lượng 70 sư đoàn tràn vào Ba lan không tuyên chiến, chúng dùng yếu tố bất ngờ và chiến thuật chớp nhoáng khiến cho Ba lan không chống đỡ nổi. Kết quả, ngày 16-9-1939, Ba lan bị Đức thôn tính. Trong khi đó. Liên quân Anh, Pháp đã dàn trận ở phía Bắc và Tây nước mình nhưng chỉ “tuyên” mà không “chiến” (Người Mỹ gọi đây là cuộc chiến tranh “kì quặc”, người Pháp gọi là chiến tranh “buồn cuời”, còn đối với ngừoi Đức đây là chiến tranh “ngồi”) kéo dài 8 tháng (9-1939Ỉ4-1940), quân đội hai bên chỉ ngồi trong chiến lũy nhìn sang nhau. Điều đó chứng tỏ giới cầm quyền Anh, Pháp vẫn ảo tưởng đến sự thỏa hiệp với Hitle. Trong thời gian này theo sự thảo thuận đã kí với Đức, quân đội Liên Xô tiến vào Đông Balan thu hồi những vùng lãnh thổ bị mất trong những năm 1919-1920. Ngày 18-9, ba nước Bantích là Extônia, Látvia, Lítva đã đến kí những hiệp ước không xâm lược với Liên Xô. Tháng 6-1940, chính phủ tư sản ở ba nước này bị lật đổ, chính phủ mới lên xin sáp nhập vào Liên Xô. Tháng 8-1940, Liên Xô chấp nhận ba nước Bantích vào thành phần của Liên bang Xô viết. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 57 – Ngày 28-11-1939, chiến tranh Liên Xô, Phần Lan bùng nổ kết quả ngày 12-3- 1940, hai bên kí hiệp ước Matxcơva, Phần lan phải nhường vĩnh viễn eo đất Carêri để thành lập nước Cộng hòa Xô Viết Carêri của mình, biên giới Liên Xô lùi xa thêm 150km nữa. Tháng 8-1940, Liên Xô còn thu hồi được thu hồi hai vùng là Bétxarabia và Bucôvina ở Rumani. Tính chung Liên Xô đã lập thêm 5 nước cộng hòa Xô Viết Liên bang đưa tổng số các nước cộng hòa của Liên Xô lên 16 nước tăng thêm 23 triệu dân, đẩy lùi biên giới phía Tây thêm từ 200 đến 300 km. b) Đức đánh chiếm các nước Bắc Âu và Tây Aâu Sau khi thôn tính Ba lan Đức phát triển bộ binh lên tới 136 sư đoàn, 10 sư đoàn xe tăng 4 vạn chiếc máy bay, gấp đôi thời kì trước. Giới thống trị Anh, Pháp, Mĩ vẫn không thay đổi chính sách mù quáng chống Liên Xô, vẫn hy vọng Đức sẽ hương quân đội về phía Đông chống nước Nga. Trong khi đó , Đức đang chuẩn bị kế hoạch tỉ mĩ để đánh các nước Bắc, Tây Âu. Ngày 9-4-1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch, chính phủ Đan Mạch đầu hàng không điều kiện, cùng ngày quân Đức đổ bộ lên Na uy. Ngày 10-5, Đức tràn vào Bỉ, HàLan, Lúcxembua và Pháp. Ngày 15-5, quân đội Hà Lan đầu hàng, chính phủ Hà Lan chạy sang Luân Đôn. Ngày 27-5, Bỉ đầu hàng vô điều kiện. Ngày 5-6, quân Đức tiến về Pari, chính phủ Pari bỏ chạy, cùng ngày đó Ý tuyên chiến với Anh và Pháp tấn công vào Đông Nam nước Pháp làm cho tình hình Pháp thêm nghiêm trọng. Ngày 17-6, chính phủ Pháp do Pêtanh cầm đầu xin đầu hàng Đức – Ý với những điều kiện nhục nhã trở thành chính phủ bù nhìn, tay sai cho bọn phát xít chiếm đóng. Nền cộng hòa Pháp bị thủ tiêu thay bằng chế độ độc tài quân sự. Nhân dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đứng lên đấu tranh chống bọn xâm lược. Ngày 27-10-2940, Đơ Gôn thành lập chính phủ Pháp tự do ở hải ngoại, dựa vào lực lượng Anh, Mỹ để giải phóng đất nước. c) Đức tấn công Anh Tháng 7-1940, Hítle đưa ra kế hoạch “sư tử biển” nhằm hai mục đích dọa nước Anh và che đậy việc bí mật tân công Liên Xô, đánh lạc hướng dư luận thế giới. Tháng 8-1940, Đức tấn công Anh bằng không quân ném hàng vạn tấn bom, tàn phá dữ dội thủ đô Luân Đôn. Đức còn phong tỏa chặt chẽ, đánh đắm nhiều tàu chiến của Anh. Anh cầu cứu Mĩ, Mĩ lợi dụng hoạn hoạn nạn của Anh hứa sẽ giúp vũ khí nhưng với những điều kiện nặng nề cụ thể là: - Anh phải giao cho Mĩ những căn cứ quan trọng về chiến lược ở Đại Tây Dương cùng với những phát minh khoa học kĩ thuật mới nhất của Anh. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 58 – - Đổi lại Mỹ giao cho Anh 1 triệu khẩu súng trường và 50 chiếc khu trục hạm cũ kĩ. Như vậy, Mĩ luôn coi Anh là địch thủ ĐQCN và cố làm suy yếu Anh đến mức tối đa. Đó là tính chất của sự hợp tác Anh –Mỹ. d) Cuộc xâm lược của phát xít ở Bancăng và Trung Cận Đông Cuối năm 1940, các nước Bancăng đã trở thành chư hầu của Đức, quân đội Đức chiếm đóng tất cả các căm cứ quan trọng lập thành một vành đai bao vây miền Tây Liên Xô và bao vây miền Đông Bắc Hy Lạp và Nam Tư. Ngày 28-10-1940, Ý bất ngờ tấn công Hy Lạp với lực lượng 20 vạn quân nhưng một tuần lễ sau, quân Hy Lạp có quân Anh trợ lực đánh tan quân Ý, chiếm luôn cả Anbani thuộc Ý. Quân Anh đột ngột chuyển sang tấn công Bắc Phi, đẩy lùi quân Ý; đến đầu 1941, Anh đã chiếm được các thuộc địa của Ý ở Đông Phi. Ý gặp khó khăn nhưng Đức không giúp đỡ mà muốn làm cho Ý suy yếu đi để phải phục tùng mình. Tháng 4-1941, quân Đức chiếm được Nam Tư và Hy Lạp. Việc Đức chiếm bán đảo Bancăng là một biện pháp chiến lược quan trọng để tấn công Liên Xô. Nhưng trong thực tế, Đức phải đối mặt với phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lớn mạnh ở đây đặc biệt ở Nam Tư và Hy Lạp biến cuộc chiếm đóng Bancăng của Đức thành cuộc chiến tranh dai dẳng đẫm máu. Vì thế Đức không lợi dụng được tiềm lực của các nước này trong cuộc chiến tranh chống Liên Xô. 2. Giai đoạn 2: Phe phát xít tấn công Liên Xô mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn thế giới a) Đức tấn công Liên Xô Vào lúc 3giờ sáng ngày 22-6-1941, Đức bất ngờ tấn công trên toàn biên giới phía Tây của Liên Xô. Cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô là một bộ phận quan trọng nhất trong kế hoạch chinh phục toàn cầu của phátxít Đức. Sau khi chiếm xong 11 nước Châu Âu, với diện tích 2 triệu km2, dân số 142 triệu người, lực lượng Đức trở nên hùng mạnh tự cho mình là đạo quân bách chiến bách thắng. Hítle đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân. 3712 xe tăng, 47260 khẩu pháo, 4950 máy bay chia làm ba đạo quân do thống chế Pônbơraosít chỉ huy tiến đánh theo ba hướng: - Phía Bắc do Phôn Lép chỉ huy tiến từ Đông Phổ qua vùng Ban tích hướng tới Leningrát - Đạo trung tâm do Phôn Bốc chỉ huy từ Đông Bắc Vácxava hướng tới Minscơ, Xmôlenxcơ và Mátxcơva Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 59 – - Đạo phía Nam do Phôn Run Step chỉ huy từ vùng Liubơlin hướng tới Kiép tới Đôn Bát Chiến lược của Đức dựa trên yếu tố bất ngơ,ø dự kiến đánh bại nước Nga bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng trong vòng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Đi đôi với kế hoạch quân sự là kế hoạch cướp bóc tài nguyên và tàn sát người Nga một cách man rợ. c) Cuộc chiến đấu quyết liệt để bảo vệ Matxcơva và Xtalingrát Trong những điều kiện hết sức khó khăn, bất lợi do yếu tố bất ngờ và so sánh lực lượng quá bất ngờ gây nên. Liên Xô bước vào cuộc chiến đấu với quân Đức hết sức khó khăn quyết liệt. Đảng và Nhà nước Liên Xô kêu gọi “Tổ quốc XHCN lâm nguy!”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Trong kế hoạch phòng ngự chiến lược đầu tiên nhằm mục đích : - Kìm chân quân phát xít lâu trên các tuyến phòng ngự để tranh thủ thời gian đưa các lực lượng từ phía sau tới và điều động triển khai lực lượng trên các hướng quan trọng - Gây cho địch những thiệt hại lớn, mỏi mệt để làm thay đổi so sánh lực lượng - Đảm bảo các biện pháp di chuyển dân vào các mục tiêu công nghiệp phía sau, tranh thủ thời gian chuyển sản xuất công nghiệp sang phục vụ nhu cầu chiến tranh - Tích luỹ tối đa lực lượng để chuyển sang phản công đập tan kế hoạch chiến tranh xâm lược của Hitle Mặc dù tổn thất lớn trong những trận mở đường máu vượt qua vòng vây kẻ thù nhưng Hồng quân đã kìm được bước tiến quân của kẻ thù, làm thất bại kế hoạch chớp nhoáng của địch, tạo ra được thời gian để tổ chức lực lượng củng cố tuyến phòng ngự theo chiều sâu. Đến giữa tháng 7, mặt trận biên giới coi như kết thúc, lục quân Đức mất 40 vạn người, chiến lược chiến tranh bị thất bại, uy tín của danh hiệu “bách chiến bách thắng” bị sụp đổ. Tháng 10-1941, Bộ chỉ huy Đức tập trung mọi sức lực để mở cuộc tấn công vào hướng Mátxcơva hy vọng chiếm được thủ đô sẽ có ảnh hưởng quyết định đến kết cục của chiến tranh. Hitle đã huy động tới 80 sư đoàn, trong đó có 23 sư đoàn xe tăng và cơ giới, 1000 máy bay vào trận. Hitle tin chắc vào thắng lợi sẽ chiếm được Matxcơva trước mùa đông, Hitle đã chuẩn bị sẵn một đội quân đặc biệt để phá hủy điện Cremli. Trong tháng 10-11, có nơi quân Đức đã tiến sát Mátxcơva, chỉ còn cách 20 km. Đảng Cộng sản Liên Xô vẫn giữ vững tay lái, thành lập Hội đồng quốc phòng nhà nước do Xtalin đứng đầu, trực tiếp lãnh đạo việc bảo vệ thủ đô. Nhân dân Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 60 – Mátxcơva đã biến thủ đô và các vùng ven thành pháo đài bất khả xâm phạm, lập 12 sư đoàn và tổ dân quân xung kích đánh xe tăng . Trong đợt tấn công ác liệt tháng 10, phát xít Đức tiến được từ 230-250 km, nhưng bị tổn thất nặng nề, kế hoạch thôn tính nhanh Mátxcơva bị đổ vỡ, cuối tháng 10, cuộc tấn công đã bị chặn đứng lại. Ngày 6-12, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công ở Mátxcơva. Sau 2 tháng chiến đấu đẩy lùi quân đội phát xít ra xa thủ đô 400 km. Đức thiệt hại nửa triệu quân, 1300 xe tăng, 2500 đại bác Như vậy lần đầu tiên sau 6 tháng chiến tranh hồng quân Liên Xô đã làm cho quân đội phát xít bị tổn thất nặng nề, nội bộ hàng ngũ phát xít hoang mang tan rã, các tướng lĩnh cao cấp đổ lỗi cho nhau. Hitle cách chức hàng loạt tướng lĩnh. Chiến thắng Matxcơva đã cũng cố lòng tin của nhân dân Liên Xô và nhân dân thế giới vào cuộc chiến tranh chống phát xít. Mùa hè 1942, lợi dụng lúc chưa có Mặt trận thứ hai ở Châu Âu, Hítle một lần nữa lại dốc toàn lực lượng vào mặt trận Xô – Đức. Bộ chỉ huy Đức quyết định chuyển trọng tâm tấn công xuống phía Nam chiếm vùng Vônga, Cápcadơ, sau đó đánh chiếm Matxcơva từ phía sau. Tháng 7-1942, Hítle mở cuộc tấn công lớn nhằm chiếm bằng được Xtalingrát. Tháng 8-1942, quân Đức đã tiến đến được khu vực lân cận của thành phố. Từ 13-9, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ngay trong thành phố. Mỗi ngày đêm quân đội Liên Xô phải đánh lui từ 12 đến 15 cuộc tấn công ác liệt của kẻ thù. Cuối cùng, quân Đức bị thiệt hại 60 vạn người, hơn 1000 xe tăng, 1400 máy bay. Lúc này quân đội Đức không còn lực lượng dự bị để triển khai thêm, bị lâm vào tình thế hết sức nguy khốn. c) Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ Mĩ, Nhật tham chiến Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công vào tàu chiến và sân bay Mĩ ở cảng Trân Châu, gây cho quân đội Mỹ tổn thất nặng nề chưa từng có trong lịch sử hải quân của Mỹ. Mỹ bị thiệt hại 19 tàu chiến, 5 tàu chủ lực bị đánh chìm, 177 máy bay, 3000 binh lính Mỹ. Mỹ coi đây là một sự kiện nhục nhã trong lịch sử quân đội Mỹ. Ngày 10-12, Nhật tấn công và đánh chìm hai tàu bọc sắt của Anh, từ đó hạm đội Nhật làm chủ Thái Bình Dương. Ngày 8-12-1941, Mỹ và Anh tuyên chiến và Nhật. Ngày 11-12, Mỹ tuyên chiến với Đức, Ý. Giai đoạn thứ 1 của cuộc chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương (cuối 1941 Ỉ 5-1942), Nhật Bản đã thắng lớn; Anh, Mỹ bị đánh bật ra khỏi Thái Bình Dương và mất hết thuộc địa. Quân Nhật đã củng cố được trận địa của mình ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Nhật đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn 3 triệu 800 ngàn km2 với 150 triệu dân. Sau đó các trận đánh diễn ra hạn chế, ý đồ của các chính phủ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 61 – Anh, Mỹ là né tránh chiến tranh lớn với Nhật Bản và chờ đợi một cuộc chiến tranh với Liên Xô. d) Chiến sự của Bắc Phi Sau thất bại của quân Đức ở Matxcơva, mặt trận Xô – Đức thu hút hết quân Đức. Mặt trận Bắc Phi trở nên thứ yếu. Lúc đó, Mỹ lại coi việc chiếm Bắc Phi là mục tiêu quan trọng trước mắt vì muốn chiếm nguồn dầu hỏa cận Đông, hất cẳng Anh, Pháp ở đây. Biết ý đồ đó ở Mỹ, chính phủ Anh vội vàng tiến quân đến Bắc Phi trước. Ngày 23-10-1942, Anh bất ngờ tấn công En Alaben buộc Đức Ý phải rút lui. Quân Anh tiến được 850 km trong 14 ngày. e) Mặt trận đồng minh chống phátxít ra đời Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, hầu hết các nước trên thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến. Yêu cầu bức thiết đặt ra của tất cả các lực lượng tiến bộ, dân chủ và hòa bình trên thế giới là phải thành lập một liên minh quốc tế. Hội nghị ba nước Anh, Mỹ, Liên Xô họp ở Matxcơva từ 29-9Ỉ1-10-1941 đã kí văn kiện quy định sự giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế trong những năm sắp tới giữa Liên Xô và Anh, Mỹ. Ngày 1-1-1942, tại Oasinhtơn, hội nghị 26 nước đã kí kết bản “Tuyên bố Liên Hiệp Quốc” quy định: - các chính phủ cam kết dốc toàn lực vào cuộc đấu tranh chống phát xít - các chính phủ tham gia bản tuyên bố không được kí hiệp định đình chiến hay hòa ước riêng với các nước thù địch - bất cứ nước nào đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phátxít đều có thể tham gia bản tuyên bố trên Bản tuyên bố chung này đánh dấu sự hình thành Mặt trận đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới mà nòng cốt là Liên Xô, Anh, Mỹ. Sự tồn tại của măt trận đồng minh có ý nghĩa tích cực to lớn trong việc đoàn kết và hợp đồng chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để giành thắng lợi. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 62 – 3. Giai đoạn thứ 3: chiến thắng Xtalingrát và bước chuyển biến căn bản trong tiến trình chiến tranh thế giới thứ hai a) Trận phản công Xtalingrát Sau một thời gian khẩn trương hoàn thành việc chuẩn bị, ngày 19-11-1942, quân đội Liên Xô chuyển sang tấn công ở Xtalingrát. Sau ba ngày Hồng quân đã chọc thủng trận địa của quân địch, khép chặt vòng vây lực lượng cơ bản của quân Đức. Hítle vội vã điều quân từ các nơi khác đến lập đạo quân mới “Sông Đông” có nhiệm vụ giải tỏa cho đạo quân Pao Lút đang bị bao vây ở đây. Cuối tháng 11Ỉ hết 12-1942, ở mặt trận Xtalingrát đã diễn ra cuộc đọ sức hết sức khốc liệt: phía phátxít cố liều mạng để giải vây; phía Hồng quân quyết tâm siết chặt vòng vây. Đến 2-2-1943, đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 330.000 bị tiêu diệt. Trên toàn mặt trận, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt 32 sư đoàn của Đức gần 1,5 triệu người, 3.000 máy bay Sự thất bại của quân đội Đức dẫn đến những quả tai hại làm rung chuyển tận gốc bộ máy chiến tranh của Hitle. Chiến thắng Xtalingrát của Hồng quân Liên Xô đã mở đầu bước ngoặt căn bản của cuộc chiến tranh chống phát xít. Từ đó quân đội phát xít không thể nào phục hồi như cũ được nữa, buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự. b) Hoạt động của Anh, Mỹ ở Bắc Phi – CNPX Ý sụp đổ Lợi dụng quân Đức bị sa lầy ở mặt trận Xô – Đức, ngày 8-11-1942, Liên quân Anh – Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi gồm ba đạo quân do Axenhao chỉ huy. Quân Đức ở trong tình thế tuyệt vọng bị kẹp giữa hai gọng kìm. Phía Đông quân Anh từ Ai cập đánh sang, phía Tây Liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên. Nhưng đến 20-3-1943, khi quân Đức thua ở Xtalingrát, quân Anh, Mỹ mới mở lại cuộc tấn công ở Bắc Phi. Quân Đức bị dồn lên khu vực Đông – Bắc Tuynidi và phải hạ khí giới đầu hàng. Ngày 12-5-1943, chiến sự ở Bắc Phi chấm dứt. Nội bộ khối phát xít bắt đầu khủng hoảng, chính quyền phát xít Ý tan rã. Mútxolini bị bắt giam, phái chủ hòa lập nội các mới. Ngày 3-9-1943, kí hiệp định đình chiến với Đồng minh, phát xít Ý sụp đổ đeo thêm gánh nặng mới cho Hítle. c) Hội nghị cấp cao Têhêran Tháng 10-1943, Hội nghị các ngoại trưởng Anh, Xô, Mỹ họp ở Mátxcơva, hông qua nhiều vấn đề quan trọng về việc tổ chức thế giới sau chiến tranh. Hội nghị 5 chuẩn bị những điều kiện cho cuộc gặp gỡ những người đứng đầu ba nước lớn ở Têhêran. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 63 – Hội nghị Têhêran khai mạc ngày 23-11-1943, là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Xtalin, Rudơven, Sớcsin. Hội nghị đã thoả thuận được vấn đề Mặt trận thứ hai ở Châu Âu, thỏa thuận phạm vi thời hạn của các chiến dịch đánh từ các phía : đông – tây và nam lại. Quân đội Anh, Mỹ đổ bộ lên châu Âu qua miền Bắc và Nam nước Pháp trước ngày 1-5- 1941. Hội nghị còn bàn đến vấn đề tương lai của nước Đức. Anh ,Mỹ đòi phân chia nước Đức, Liên Xô vẫn giữ vững lập trường đòi tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Đức. Hội nghị thông qua bản tuyên bố về Iran, xác nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iran. Thảo luận những vấn đề của BaLan, xác nhận biên giới phía Tây và Đông của Ba Lan. Những quyết định của Hội nghị Têhêran có ý nghĩa rất lớn. Âm mưu chia rẽ liên minh chống phát xít và ký hoà ước riêng lẽ với Mỹ, Anh của chủ nghĩa phát xít đã bị thất bại hoàn toàn. 4. Giai đoạn thứ 4 (24-12-1943Ỉ9-5-1945): Những thắng lợi quyết định của phe đồng minh chống phát xít –chủ nghĩa phát xít Hitle bị tiêu diệt. a) Mặt trận Xô-Đức Bước sang năm 1944, các lực lượng vũ trang Xô viết đã vượt quân Đức 1,3 lần về quân số, 1,7 lần về máy bay và tăng thêm về chất lượng vũ khí, tinh thần chiến đấu. Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô triển khai cuộc tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Lêningrat đến tận Crưm mở đầu ngày 29-12-1943. Trên măt trận phía Bắc, Hồng quân giải phóng các nước Bantích, Hồng quân đuổi quân Phần Lan rakhỏi biên giới. Phần Lan phải kí Hiệp định đình chiến với Liên Xô ngày 19-9-1944. Trên mặt trận Ucraina, năm 1944 Hồng quân đã mở 10 trận tấn công tiêu diệt 66 sư đoàn địch và giải phóng hoàn toàn Ucraina, tiến đến giải phóng Ôđetcxa và Crưm. Sau khi giải phóng xong hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Balan, Bungari, Rumani, Nam Tư, Anbani và một phần lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungari, Áo. b) Mỹ, Anh mở mặt trân thứ hai ở Tây Aâu Khi chiến tranh bước vào giai đoạn cuối cùng, ngày 6-6-1944, Mỹ Anh mới vội vàng mở mặt trận thứ hai, đổ bộ vào Bắc Pháp. Mặc dù có những điều kiện thuận lợi nhưng quân Mĩ, Anh tiến rất chậm (mỗi ngày 4 km). Không quân Anh, Mỹ oanh tạc dữ Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 64 – dội. Quân Đức bắt đầu sử dụng các loại máy bay U1, V2 oanh tạc vào lãnh thổ nước Anh gây cho Anh nhiều thiệt hại. Phong trào khởi nghĩa của nhân dân Pháp do ĐCS lãnh đạo giải phóng được nhiều vùng rộng lớn trước khi quân đồng minh vào. Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp do Đơ Gôn đứng đầu được thành lập ở Pari. Sau đó quân Mỹ, Anh tiếp tục giải phóng nhiều nước Tây Âu, như Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, Ý và tiến vào miền Trung nước Đức gặp Hồng quân Liên Xô ở bên bờ sông Enbơ. Việc quân đội Mỹ mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu tuy muộn màng nhưng cũng góp phần thúc đẩy nhanh sự thất bại của phát xít Đức. Lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức mới bị ép ở hai mặt trận Đông, Tây. c) Hội nghị Tam cường Ianta và Pốtxđam Hội nghị những người đứng đầu Liên Xô, Mỹ, Anh họp tại Ianta (Crưm) từ ngày 4Ỉ12-2-1945. Hội nghị đã thỏa thuận về kế hoạch quân sự chung nhằm đánh bại phát xít Đức, tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức; về việc phân chia khu vực chiếm đóng của quân đội Đồng minh ở Đức; về những nguyên tắc buộc Đức phải bồi thường chiến tranh. Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc) để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị thỏa thuận Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật với điều kiện giữ nguyên trạng nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ và khôi phục những quyền lợi của Nga bị mất trong chiến tranh Nga – Nhật (1904). Sau khi phát xít Đức đầu hàng không điều kiện Hội nghị những người đứng đầu ba nước lớn (Anh – Mỹ – Xô) họp ở Pốtxđam (Đức) từ ngày 17-7Ỉ2-8-1945, Hội nghị quyết định thành lập hội đồng ngoại trưởng (gồm đại biểu của Liên Xô – Anh – Pháp – Mĩ – Trung Quốc) để chuẩn bị những hòa ước với Đức và các nước bại trận. Hội nghị quy định các chính sách chung cho các nước Đồng minh thực hiện trong khu vực chiếm đóng nhằm tiêu diệt tận gốc CNPX, biến nước Đức thành một nước hòa bình, dân chủ, thống nhất. Hội nghị lập ra một “hội đồng giám sát” để giải quyết những vấn đề chung cho toàn nước Đức. Hội nghị bắt Đức phải bồi thường chiến tranh, đền bù thiệt hại cho các nước bị Đức xâm lược. d) Trận công phá Béclin Ngày 16-4-1945, Liên Xô mở trận tấn công vào Béclin sào huyệt cuối cùng của phát xít Hítle. Sau 30 phút cho pháo bắn cực mạnh và máy bay oanh tạc dữ dội vào trận địa phòng ngự của quân Đức đẩy quân Đức lùi về cố thủ các điểm cao Dêêlốp, là bước tường thành án ngữ con đường tiến vào Béclin. Trận chiến đấu ở đây diễn ra hết sức gay go quyết liệt. Sáng 18-4, Hồng quân mới chiếm được vị trí quan trọng này. Ngày 21-4, Hồng quân đã tiếp cận đến trung tâm Béclin. Cuộc kháng cự của quân phát xít diễn ra ngoan cố khốc liệt. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 65 – Từ ngày 21-4Ỉ2-5-1945, Hồng quân phải bắn vào Béclin 1.800.000 phát đại bác, hệ thống phòng ngự Béclin tan thành bụi khói. Chiều 30-4-1945, quân đội Liên Xô đã chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức Hitle tự sát. 2-5 Hồng quân chiếm toàn bộ Béclin. Trong trận chiến này, quân đội Xô viết gánh thiệt hại nặng nề 300.000 chiến sĩ Xô viết đã bị hi sinh, tiêu diệt được 1 triệu quân Đức. Trận đánh đi vào lịch sử như một chiến công oanh liệt nhất, tiêu biểu về nghệ thuật quân sự và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân đội Xô viết trong cuộc chiến tranh chống phát xít giải phóng nhân loại. Ngày 9-5-1945 lễ kí kết đầu hàng không điều kiện của phát xít Đức được tiến hành trọng thể ở Béclin, Thống chế tổng tư lệnh Đức là Câyten đã kí vào văn bản đầu hàng không điều kiện trước đại diện Bộ tổng tự lệnh các lực lượng vũ tranh Liên Xô và Bộ tổng chỉ huy quân Đồng minh. 5. Giai đoạn 5: Nhật đầu hàng chiến tranh thế giới thứ hai thống nhất (9-5-1945Ỉ14-8-1945) a) Cuộc phản công quân Mỹ, Anh ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương Trong năm 1943, quân Mỹ lần lượt đánh chiếm lại các đảo và dành lại Philipin từ quân Nhật. Riêng cuộc chiến đấu Philipin kéo dài 4-1945, Mỹ mới thu được thắng lợi diệt 20 vạn quân Nhật. Tại Đông Nam Á đầu 1943, quân Đồng minh phối hợp tấn công vào Miến Điện. Đến ngày 2-5-1945, giải phóng thủ đô Rangun. Ba tháng sau giải phóng Miến Điện và diệt được 20 vạn quân Nhật. Những trận đánh cuối cùng của Mỹ ở Thái Bình Dương là đánh chiếm đảo Ôkinaoa (25-3-1945) nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản cách Nhật 600 km, đươc xây dựng rất kiên cố, ở đây quân Nhật có 8 vạn người chống cự kịch liệt. Mỹ phải huy động đến 45 vạn người,1.727 máy bay qua ba tháng chiến đấu 21-6-1945 Mỹ mới chiếm được đảo này nhưng bị tổn thất nặng nề mất hơn 1.000 chiếc máy bay. Ngoài ra mùa thu 1944, Mỹ đã ném bom ác liệt ở 70 thành phố của Nhật tàn phá thủ đô Tôkiô (riêng cuộc ném bom Napan giết chết hàng vạn người). Ngày 6-8-1945, trước khi Liên Xô tiến quân đánh Nhật, Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hirosima, và ngày 9-8 thả xuống Nagadaki hủy diệt hai thành phố này. Làm chết hàng chục vạn dân thường . b) Liên Xô tham chiến – Nhật Bản đầu hàng không điều kiện Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Ngày 9-8-1945, lực lượng Hồng quân Liên Xô gồm 1,5 triệu quân, 5.500 xe tăng, 3.900 máy bay, 2.600 pháo mở cuộc Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 66 – tấn công vào đạo quân Quan Đông của Nhật Bản gồm 70 vạn chủ lực và 30 vạn quân ngụy Mãn Châu, đóng trại dài 45.000 km từ Bắc Triều Tiên đến quần đảo Curin. Ngày 14-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh, tuy vậy bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông vẫn tiếp tục chống cự với Liên Xô. Đến ngày 19-8, viên tư lệnh đạo quân Quan Đông mới chập nhận đầu hàng. Kết quả, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt 8 vạn, bắt 60 vạn tù binh và148 tướng lĩnh khác . Như vậy, quân phiệt Nhật Bản bị đánh bại là kết quả của cuộc chiến đấu nhiều năm của các nước Đồng minh và nhân dân các nước bị Nhật chiếm đóng . Nhật bản phải đầu hàng không điều kiện ngày 14-8-1945, là do những nhân tố sau : - Sự sụp đổ của phát xít Đức -Ý ở châu Âu đã đặt Nhật vào thế tuyệt vọng, mất chỗ dựa. - Sự thất bại trên các đảo Thái Bình Dương và Đông Nam Á, Mĩ oanh tạc bằng không quân dài ngày, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt xuống hai thành phố lớn của Nhật đã gây cho Nhật tổn thất nặng nề, tâm lý hoảng sợ và làm suy sụp tinh thần của giới cầm quyền Nhật Bản. - Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông đã đặt Nhật vào thế tuyệt vọng hoàn toàn, không tránh khỏi thất bại. - Ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á Nhật phải đương đầu với phong trào chống Nhật ngày càng dâng cao. - Sức ép của của nhân dân Nhật và phái chủ hàng trong nội bộ giới cầm quyền của Nhật Bản. c) Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại). Phát xít Đức –Ý – Nhật là tội phạm trực tiếp gây nên cuộc chiến tang thương này, nhưng chính các đế quốc Anh –Pháp- Mỹ đã dung dưỡng thỏa hiệp gián tiếp gây ra chiến tranh. Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nhĩa phát xít, những kẻ đã gây ra chiến tranh. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới. Chiến tranh thế giới thứ II là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, nó mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 67 – BẢNG SO SÁNH HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai - Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh - Số người bị động viên vào quân đội (triệu người) - Số người chết (triệu người) - Số người bị thương và tàn tật (triệu người) - Thiêt hại về vật chất (tỉ đôla) trong đó có chi phí quân sự trực tiếp 36 74 13,6 20 388 208 76 110 60 90 4000 1384 Số người chết ở 10 nước tham chủ yếu trong chiến tranh thế giới thứ II cả thường dân) Nước Tổng số người chết Tỉ lệ % so với dân số năm 1939 Liên Xô Trung Hoa Đức Ba Lan Nhật Bản Nam Tư Pháp Ý Anh Mĩ 27.000.000 13.500.000 5.600.000 5.000.000 2.200.000 1.500.000 630.000 480.000 382.000 300.000 16,2 2,2 7 14 3 10 1,5 1,2 1 0,3 Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 68 – SƠ KẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945 1. Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1945 Là cuộc đấu tranh quyết liệt phức tạp giữa Liên Xô XHCN, các dân tộc bị áp bức, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước với một bên là chủ nghĩa đế quốc quốc tế và các thế lực phản động khác nhằm giành bốn mục tiêu lớn là: Hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội . 2. Những vấn đề chính của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945 a) Chủ nghĩa xã hội được xác lập đầu tiên ở một nước,nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đã đánh đổ CNĐQ Nga, đưa nước Nga lên con đường XHCN, đánh bại nổi loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 -1920) bảo vệ được thành quả của cách mạng. Liên Xô thực hiện công cuộc xây dựng chế độ mới (1921-1941) bước đầu tạo ra đựoc nền móng của CNXH, đánh bại chủ nghĩa phát xít (1941-1945) bảo vệ được đất nước và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít. Những thành tựu mà Liên xô đã đạt được trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển đã chứng minh cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Sự tồn tại đứng vững và phát triển của Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết là nét nỗi bật trong thời kỳ lịch sử này, tác động sâu sắc đến tiến trình của lịch sử thế giới. b) Sự chuyển biến của cách mạng thế giới sau Cách mạng tháng Mười Nga Cách mạng tháng Mười tạo ra bước chuyển biến mới về nội dung, đuờng lối và phương pháp cho cách mạng thế giới. Cách mạng thế giới từ sau cách mạng tháng Mười đã trải qua thời kì tập dượt, chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi của cách mạng thế giới những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ I và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II gây nên những tổn thất khủng khiếp nhất về người và của trong lịch sử nhân loại . Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử Lịch sử thế giới hịên đại 1917 –1945 - 69 – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, H. 1984 2. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Đại học Tổng hợp, NXB Giáo dục, 2001 3. Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945), Q1, Q2, Đại học Sư Phạm, 1995 4. Nguyễn Xuân Trúc (chủ biên), Cách mạng tháng Mười Nga, NXB Giáo dục, 1987 5. Lênin, Luận cương tháng Tư : Sơ thảo đề cương về các vấn đề (Toàn tập, T41, Tiếng Việt, M1981) 6. Nguyễn Huy Quý, Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai, NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985 7. Lê Văn Quang, Quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Trường ĐH KHXH&NV, 2001 8. Tạp chí sinh hoạt lí luận, 1997 9. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2001 Hoàng Thị Như Ý Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0012_p2_7949.pdf