Xét về mặt bản chất thì tính giai cấp của pháp luật tư sản không thay đổi, nhưng do những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc do bị ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của các trào lưu dân chủ, nên trong thời kỳ chủ nhghĩa tư bản lũng đoạn, chủ nghĩa tư bản hiện đại, pháp luật tư sản có nhiều biến đổi. Nhìn chung, pháp luật tư sản trong thời kỳ này có những đặc điểm sau:
- Do đặc điểm và một số chức năng mới của Nhà nước tư sản nên khối lượng các văn bản pháp luật tăng nhiều.
- Nhà nước tư bản độc quyền có chức năng mới là chức năng quản lý kinh tế nên pháp luật của thời kỳ này góp phần vào việc điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong một thời gian dài, Nhà nước tư bản ban hành và thực hiện nhiều đạo luật phát xít, trái với Hiến pháp tư sản. Sau đó, các đạo luật này dần dần bị bãi bỏ và các chế định của dân chủ tư sản từng bước được phục hồi và phát triển.
- Trong vài thập niên gần đây, nhằm ổn định xã hội tư sản, bảo vệ trật tự pháp luật tư sản, trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, pháp luật tư sản từng bước hoàn thiện và phát triển các chế định dân chủ tư sản.
96 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 9561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế Giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó, vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại dân chúng, tuỳ theo danh phận của mình mà làm tròn công việc của mình. Trong đó, chỉ có vua mới là người có thế để cai trị thiên hạ.
Thuật: phương pháp, thủ đoạn cai trị, nó bao gồm hai nội dung: bổ nhiệm và khảo hạch (kiểm tra, thưởng phạt)
Nội dung của học thuyết Đức trị: (là nội dung chủ yếu của Nho giáo)
Theo Khổng Tử, pháp luật chỉ làm người ta sợ mà không dám làm điều ác; khi có thể dấu được hành vi phạm tội, khi có thể tránh được sự trừng phạt thì kẻ xấu vẫn làm điều ác. Nếu dùng đức trị mà cai trị dân, khi biến quyền lợi của giai cấp phong kiến thành quyền lợi của dân, thì họ sẽ không vì sợ pháp luật nhưng vì sợ xấu hổ trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt mà không còn phạm tội nữa.
Thực hành đức trị, giai cấp phong kiến dưa những lợi ích, những trật tự xã hội trở thành quy tắc xử sự hàng ngày của mọi người, thành nghĩa vụ của người dân. Do đó, nó là phương tiện lừa bịp của giai cấp thống trị: nó khiến cho kẻ áp bức bóc lột dân lại trở thành ân nhân của người dân.
Cũng theo Khổng Tử, dức trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị. Nghĩa là đạo đức sẽ được củng cố bằng những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử trong cuộc sống…
Tử đời Hán trở đi, Đức trị giữa vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng như trong chính sách cai trị của nhà nước. Đến đời Đường, Đức trị của Nho giáo còn được bổ sung thêm thuyết Nhân trị của Phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu nhân độ thế. Đến đời Tống, Minh sự suy yếu của đạo đức nho giáo được biểu hiện qua sự suy thoái của triều đại, một số học giả muốn khôi phục lại học thuyết pháp trị nhưng không thành. Đến cuối đời Thanh, nho giáo cũng bị phê phán kịch liệt.
Tóm lại, trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng tồn tại với nhau, tương hổ nhau. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì nho giáo giữ vị trí thượng tôn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện một cách công khai.
II. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN NHẬT BẢN
1. Công tác ban hành pháp luật
Sau cải cách Taica, người Nhật mới bắt đầu soạn ra luật pháp. Pháp luật của Nhật Bản bị ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật Trung Quốc, chủ yếu của thời Tùy, Đường.
Về hình thức, pháp luật Nhật Bản cũng gồm 4 loại: Ritsu, Ruô, Kyaku, Shiki, tương ứng với luật, lệnh, cách, thức của Trung Quốc. Có thể coi đó là luật hình sự (Ristu), luật dân sự và hành chính (Ryô) và một loạt các quy định khác (Kyaku và Shikki).
Bộ luật đầu tiên của Nhật Bản là bộ luật 17 điều do Sôtôcư ban hành vào năm 104, bộ luật này đặt nền tảng cho việc xây dựng một thiết chế nhà nước phong kiến theo hình thức chính thể quân chủ (điều 12: trong nước không thể nào có 2 vua, người dân không lẽ nào thờ 2 chủ. Trăm họ chỉ là thần dân của Thiên Hoàng. Thuế là phải nộp cho vua để lo việc nước. Phu dịch là để kiến tạo quốc gia.)
Năm 622, Thiên Hoàng ban hành một bộ luật, nhưng bộ luật này không còn nữa, chúng ta biết đến nó qua các tư liệu lịch sử.
Năm 701, bộ luật Taihô Risư Riô được soạn thảo và ban hành và được chỉnh sửa, bổ sung vào năm 718. Bộ luật này gồm 2 phần: một phần luật (Ristu) ấn định những thể thức về hình phạt và một phần lệnh (Ryô) quy định những chính sách về quan chế, quân điền, thuế vụ, binh dịch, phu dịch… Bộ luật này được Nhật Bản áp dụng làm nguyên tắc trong tổ chức chính quyền trong mấy thế kỷ sau đó.
Năm 757, nhà nước lại ban hành bộ luật Yoro. Bộ luật này về hình thức và thuật ngữ thì giống với pháp luật Trung Quốc nhưng về nội dung thì luật hình sự ít khắc khe hơn, luật hành chính thì có những sửa đổi khá nhiều để phù hợp với tình hình của Nhật Bản.
Đến thời cầm quyền của các Mạc Phủ. Do quan niệm rằng cách ứng xử của mọi người không dựa trên quy phạm pháp luật mà dựa trên quy phạm đạo đức nên chính quyền Mạc Phủ không ban hành luật dưới dạng các bộ luật mà công bố pháp luật dưới dạng các bảng khuyến cáo, dán ở những cột cao, để ở những nơi dễ nhìn thấy trong khắp thành thị và thôn quê. Trong số các bảng này, nổi tiếng nhất là bảng Thân huynh, nó khuyên các thành viên trong gia đình sống hoà hợp, tôi tớ phải trung thành với chủ, chủ phải công minh, mọi người phải cần cù, sống tiết kiệm và phải giữ đúng địa vị trong cuộc sống. Do quyền lực của chính quyền Mạc Phủ trong thời kỳ này lấn át quyền lực của Thiên Hoàng nên pháp luật của Mạc Phủ cũng có giá trị pháp lý cao hơn pháp luật của Thiên Hoàng.
Nhìn chung, pháp luật phong kiến Nhật Bản rất đa dạng. Nó bao gồm nhiếu hệ thống pháp luật như pháp luật của Thiên Hoàng, pháp luật của chính quyền Mạc Phủ, pháp luật của lãnh chúa phong kiến. Trong thời kỳ Mạc Phủ, pháp luật của Tướng quân có hiệu lực pháp lý cao nhất.
2. Các đặc trưng của pháp luật phong kiến Nhật Bản
Hình luật: áp dụng các hình phạt rất dã man: chém đầu, bêu đầu, moi gan, phanh thây, đâm bằng giáo và nhiều hình thức hành hạ khác cho đến chết (phạm nhân bị chôn sống, mọi người tham dự cuộc hành hình được quyền dùng cưa tre để xẻo thịt phạm nhân trước khi phạm nhân chết; thân thể của phạm nhân được giao cho các võ sĩ (samurai) để thử gươm. Những phạm nhân phạm tội đốt phá, gây hỏa hoạn thì sẽ bị hoả thiêu. Ap dụng hình thức tra tấn cực hình để điều tra, xét hỏi.
Dân luật và hình luật thời Tôcưgaoa đều tuân thủ nguyên tắc phân chia đẳng cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương). Một bộ sưu tập luật thời này có đoạn viết: “Mọi tội phạm đều được trừng phạt theo địa vị xã hội”. Cùng một hành vi phạm tội, nhưng với Samurai thì được xem là hành động quá khích và được giảm án, nếu là thường dân thì sẽ bị xem là tội ác và bị trừng trị rất nặng
Bài 9
NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Lịch sử nhà nước tư bản trải qua 2 thời kỳ:
Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến Tây Au. Trong lịch sử phát triển, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang nét đặc thù riêng trên nền tảng biến đổi ít nhiều về kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, ở tất cả các giai đoạn, bản chất của chủ nghĩa tư bản không biến đổi, đó là áp bức, bóc lột, cạnh tranh bằng mọi thủ đoạn kể cả bằng chiến tranh bạo lực để thu lợi nhuận tới mức cao nhất:
Từ năm 1640 đến 1870 là giai đoạn giai cấp tư sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng tư sản để nắm chính quyền và xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nghĩa là chưa có tổ chức hoặc cá nhân tư bản độc quyền, các nhà tư sản tự do buôn bán.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển sang một bước phát triển mới, đó là thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Trong đó, từ năm 1870 đến năm 1945, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh tranh tự do chấm dứt. Từ năm 1945 đến nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, tức là chủ nghĩa tư bản hiện đại.
THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
Quá trình hình thành nhà nước
Những tiền đề của chủ nghĩa tư bản và nhà nước tư bản
Thế kỷ 15, 16 nền quân chủ chuyên chế ở các nước phong kiến Tây Au lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội… mà biểu hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực quan hệ sản xuất.
Những tiến bộ của kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất đã làm thay đổi tốc độ và quy mô sản xuất. Đồng thời làm cho quá trình phân công giữa các ngành nghề diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt sự phân công lao động trong nông nghiệp và công nghiệp là điều kiện để nền kinh tế hàng hoá phát triển.
Quá trình tích lũy tư bản được các nhà tư bản tiến hành bằng mọi thủ đoạn dã man và hèn hạ. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình diễn ra sự tập trung vốn vào một số ít người, là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động, biến họ thành những lao động làm thuê.
Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Công trường thủ công
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa giai đoạn đầu được biểu hiện dưới hình thức công trường thủ công trong lĩnh vực công nghiệp. Công trường thủ công có 2 loại: công trường thủ công phân tán và công trường thủ công tập trung.
Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Sự phát triển nhanh chóng của công trường thủ công đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu dồi dào. Để đáp ứng yêu cầu này, nền kinh tế tự cung tự cấp trong từng lãnh địa phong kiến bị phá bỏ, và thay vào đó là nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đang dần dần hình thành, đó là:
Sự xuất hiện những trang trại của phú nông (một bộ phận nông dân giàu có lên, họ mở rộng quy mô sản xuất và thuê những người nông dân mất hết ruộng đất vào làm trong trang trại của mình để bóc lột sức lao động làm thuê);
Phương thức canh tác và bóc lột trong các nông trang địa chủ cũng có sự thay đổi (sử dụng sức lao động làm thuê thay cho những người nông dân lĩnh canh)
Những trại ấp, đồn điền của những nhà tư bản xuất hiện (họ là những nông dân hoặc cư dân thành thị giàu có, thuê ruộng đất của các lãnh chúa phong kiến để lập trại ấp, đồn điền và thuê mướn công nhân nông nghiệp làm việc để bóc lột giá trị thặng dư. Hình thức bóc lột này là hình thức bóc lột tô tư bản.
Tiến trình cách mạng tư sản và sự thiết lập nhà nước tư sản
Phong trào phục hưng, cải cách tôn giáo và sự hoàn thiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản (thế kỷ 15, 16)
Phong trào phục hưng nêu cao khẩu hiệu đòi phục hồi những tư tưởng dân chủ thời kỳ cổ đại Hy Lạp, La Mã vào việc xây dựng một hệ tư tưởng mới mang tính chất dân chủ tư sản. Nội dung cơ bản của hệ tư tưởng phục hưng: đả kích giáo hội và phê phán chế độ phong kiến; xây dựng nhân sinh quan tư sản (không thừa nhận thượng đế là nơi phát nguyên vạn vật, đề cao giá trị con người và khởi xướng tự do cá nhân). Trong thời kỳ này, có các nhà khoa học xuất sắc như; Côpecnich, Brunô, Galilê…
Sang thế kỷ 16, phong trào phục hưng chống phong kiến và thiên chúa giáo được thể hiện rầm rộ ở khắp mọi nơi dưới hình thức cải cách tôn giáo. Các nhà cải cách đòi hỏi xóa bỏ trật tự đẳng cấp phức tạp, lễ nghi tốn kém, lối sống xa hoa và chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của nhà thờ. Họ không thừa nhận quyền lực nhà thờ đứng trên quyền lực nhà nước, tuy nhiên, lại kêu gọi ủng hộ giáo hội vì nó là công cụ tinh thần để ru ngủ nhân dân. Nghĩa là cải cách tôn giáo để nó thích ứng với nhu cầu của giai cấp tư sản.
Bên cạnh đó, giai cấp tư sản dần dần xây dựng cho mình một hệ tư tưởng mới, tiến bộ, đó là hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhằm xây dựng chính quyền dân chủ, công bằng, bình đẳng, bảo đảm quyền thuộc về nhân dân. (Giôn Lôccơ: Học thuyết về phân chia quyền lực; Vônte: Những bức thư triết học; Môngtetxkiơ: Tinh thần pháp luật; Rut-xô: Khế ước xã hội…).
Cách mạng tư sản thắng lợi và sự ra đời của nhà nước tư sản
Khi những tiền đề về kinh tế tư sản và tư tưởng dân chủ tư sản nêu trên chín muồi thì giai cấp tư sản sẽ phát động quần chúng nhân dân làm cuộc cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, khi cách mạng vừa thắng lợi thì giai cấp tư sản hoặc liên kết với giai cấp phong kiến hoặc tự đi ngược lại tiến trình cách mạng vì lo sợ cách mạng thành công sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chúng.
Đặc điểm của nhà nước tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
Nhà nước tư sản không can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi tư bản. Nó gần như đứng ngoài đời sống kinh tế, xã hội và chỉ can thiệp khi có sự lung lay của chế độ tư hữu. Do đó, nền kinh tế trong giai đoạn này đang tự điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh tự do và quy luật giá trị, cho nên các cá nhân tư bản hầu như có đầy đủ quyền trong việc kinh doanh và bóc lột người lao động.
Bộ máy nhà nước không lớn, nhiều bộ phận của nó kế thừa từ trong bộ máy nhà nước phong kiến như quân đội, cảnh sát, nhà tù. Vì mục tiêu của nhà nước không phải là thủ tiêu sự bóc lột, mang lại quyền bình đẳng cho tất cả công dân mà là đưa một nhóm bóc lột này thay thế cho một nhóm bóc lột khác nên nó không cần triệt tiêu nhà nước cũ.
Trong thời kỳ này, hình thức nhà nước phổ biến là Quân chủ Nghị viện do trong quá trình chống phong kiến, giai cấp tư sản nhiều nước còn nhiều mối quan hệ quyền lợi với giai cấp phong kiến. Chúng tìm cách thỏa hiệp với phong kiến để đi đến thiết lập nhà nước quân chủ nghị viện. Chỉ một vài quốc gia khi thực hiện cách mạng triệt để thì xây dựng nhà nước cộng hoà nghị viện (Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ).
Về hình thức nhà nước thì có thể khác nhau, nhưng về bản chất của tất cả các nhà nước tư sản là giống nhau. Đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản. Còn nhân dân lao động - những người đã từng đứng dưới ngọn cờ cách mạng tư sản, là động lực của cách mạng tư sản – lại trở thành nạn nhân, là đối tượng đàn áp, bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhà nước tư sản, về bản chất vẫn là một kiểu nhà nước bóc lột.
CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ NHÀ NƯỚC TƯ SẢN ANH
Nước Anh phong kiến cát cứ được thống nhất vào thế kỷ 15 do dòng họ Stuart nắm chính quyền. Trong chính sách cai trị, nhà vua không tôn trọng Nghị viện, tăng thuế và đặt ra nhiều thứ thuế mới. Năm 1625, Saclơ I kế vị và thực hiện chính sách bóc lột nhân dân như: phát hành công trái bắt buộc, phạt vạ, bắt nộp thuế một cách nghiêm ngặt, ngoài ra, nông dân còn phải nộp thuế 1/10 cho nhà thờ Anh giáo và chịu chế độ áp bức bóc lột của lãnh chúa một cách hà khắc. Ông ta còn đàn áp một cách tàn bạo những ai chống lại giáo hội và nhà nước. Toàn thể nhân dân Anh đều mâu thuẫn và căm thù nhà nước phong kiến thối nát, tham lam và tàn bạo.
Vào thế kỷ 16, chủ nghĩa tư bản Anh đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong lòng chế độ phong kiến, nhất là ở miền nam nước Anh:
Nghề kéo sợi, dệt len, dạ phát triển. Công xưởng thủ công mọc lên rất nhiều.
Chủ nghĩa tư bản Anh phát triển ngay cả trong nông nghiệp, Quý tộc Anh ở miền nam và đông nam kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, cướp đoạt ruộng đất của nông dân để trồng cỏ nuôi cừu. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) gia nhập vào hàng ngũ quý tộc Anh. Tầng lớp này đặc biệt lớn mạnh vào thế kỷ 16. Việc sử dụng đồng cỏ chăn cừu làm cho 40 vạn nông dân bị phá sản, không có ruộng đất, phải gia nhập vào đội quân vô sản đông đảo.
Thành phố Luân Đôn lúc này đã có 70 vạn dân, là thành phố lớn nhất thế giới và là trung tâm tài chính, mậu dịch của cả Châu Au. Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ, ngoại thương Anh tăng gấp 5 lần so với trước.
Giai cấp tư sản Anh cũng đã chuẩn bị tư tưởng cho mình dưới lá cờ tôn giáo họ nêu cao “Thanh giáo” (đạo Tin lành) chống lại Anh giáo (Thiên chúa giáo). Cuộc đấu tranh tôn giáo này thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp.
Tóm lại vào những năm đầu thế kỷ 17, mâu thuẫn giữa một bên là tư sản, nông dân, thị dân, thợ thủ công với một bên là giai cấp phong kiến chuyên chế, phản động do Saclơ I cầm đầu đã rất gay gắt.
Năm 1640, cách mạng tư sản Anh bùng nổ và phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 1640 đến 1642, là giai đoạn chuẩn bị và bùng nổ cách mạng. Năm 1639, người Scốtlen vũ trang khởi nghĩa, tràn vào miền bắc nước Anh. Để có tiền đàn áp khởi nghĩa, năm 1640, Saclơ I triệu tập Nghị viện họp đòi tăng thuế. Thành viên chủ yếu của Nghị viện là quý tộc mới và tư sản đã chống lại đề nghị của nhà vua. Saclơ I dùng vũ lực để chống lại Nghị viện. Nhân dân Luân Đôn xuống đường bảo vệ Nghị viện. Thấy thủ đô không tuân theo lệnh mình, Sắclơ I chạy lên miền bắc tập trung lực lượng tuyên chiến với Nghị viện. Cách mạng Anh đã bùng nổ dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quân đội của nhà vua và quân đội của Nghị viện.
Giai đoạn 2:
Nội chiến lần thứ 1 (1642 – 1646)
Tháng 8/1642, nhà vua tuyên chiến với Nghị viện. Quân Nghị viện dưới sự chỉ huy của Ôlivơ Crômoen, một lãnh tụ thuộc tầng lớp quý tộc mới , với 22.000 ngàn quân lính được mệnh danh là quân sườn sắt đã đánh bại quân của nhà vua ở Nêdơbi ngày 14/6/1645, bắt sống 5.000 tù binh của Sáclơ I. Năm 1646, Saclơ I bị bắt trên đường chạy trốn. Quân đội Crômoen tiến vào Luân Đôn nắm chính quyền.
Nội chiến lần thứ 2: (1648)
Cuối năm 1647, Saclơ I trốn thoát và chiêu mô quân đội, gây nội chiến lần 2. tháng 8 năm 1648 Saclơ I bị thất bại và bị bắt giữ lần 2. Ngày 30/01/1649, trước áp lực của nhân dân, Nghị viện Anh đưa Saclơ I lên máy chém về tội danh phản quốc và gây chiến tranh chống lại nhân dân.
Ngày 04/01/1649, Nghị viện thông qua nghị quyết, khẳng định quyền tối cao của Hạ nghị viện trong bộ máy nhà nước (nhân dân do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối caotrong quốc gia; những gì Hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù cho các Thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác)
Ngày 19/5/1649, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nền cộng hoà được tuyên bố chính thức thành lập. Hạ nghị viện nắm quyền lập pháp, thượng nghị viện bị giải tán. Quyền hành pháp được giao cho nội các do nghị viện bầu ra. Như vậy, ban đầu nhà nước tư sản Anh mang hình thức chính thể Cộng hòa Nghị viện, hình thức này chỉ tồn tại được trong một khoản thời gian ngắn và đây là thành công cao nhất của cuộc cách mạng tư sản Anh.
Giai đoạn 3: (1649 – 1688)
Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền tư sản phải thực hiện lời hứa với quần chúng cách mạng. Lo sợ trước phong trào của quần chúng, giai cấp tư sản một mặt đàn áp phong trào quần chúng, một mặt sẳn sàng thủ tiêu nền cộng hoà để xây dựng một chính quyền mới.
Trong Chính quyền mới, CrômOen mang danh nhà bảo hộ và trở thành kẻ độc tài; công dân phải có thu nhập từ 200 bảng mới có đủ tư cách cử tri bầu hạ viện; chế độ hai viện được khôi phục.
Cuối cùng, năm 1688, giai cấp tư sản Anh đã lựa chọn hình thức Quân chủ Nghị viện với việc lên ngôi của Guyôm Orănggiơ, thống đốc Hà Lan, con rể vua Anh. Lấy niên hiệu là Vinhem III.
Việc lựa chọn hình thức Quân chủ Nghị viện chứng minh cuộc cách mạng Anh là cuộc cách mạng không triệt để. Hình thức nhà nước này chỉ là sự bắt tay, liên minh với phong kiến của tư bản. Cách mạng chỉ đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, còn nó vẫn duy trì phong kiến cả ở cơ cấu chính trị, xã hội và kinh tế. Giai cấp tư sản Anh dựa vào nhân dân để bước lên vũ đài chính trị, khi đã đạt được mục đích, chúng quay lại phản bội nhân dân.(phân tích và làm rõ hơn)
Cách mạng tư sản Anh đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, sau cuộc cách mạnh chính trị này, cuối thế kỷ 18, Anh đi tiên phong trên con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa với sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào các ngành kinh tế, kỹ thuật, quân sự. Anh trở thành cường quốc tư bản số 1 và được mệnh danh là công xưởng thế giới, thay vị trí của Hà Lan. Anh vươn lên làm bá chủ mặt biển, từ đó có điều kiện đi xâm lược khắp thế giới, do đó, Anh còn là cường quốc số 1 về thuộc địa. Cách mạng tư sản Anh không chỉ kết thúc chế độ phong kiến, mở ra một thời đại mới cho nước Anh mà cón kết thúc thời kỳ trung đại, mở đầu lịch sử cận đại trên toàn thế giới.
CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ NHÀ NƯỚC TƯ SẢN MỸ
Cristốp Côlômbô tìm ra Châu Mỹ năm 1492. Từ đó, bọn thực dân Châu Au đặt chân tới cướp bóc vàng bạc, tàn sát người da đỏ, sau đó là xâm lược và thiết lập nền thống trị ở châu lục này.
Từ Mêhicô trở xuống cực nam Châu Mỹ là thuộc địa của Tây Ban Nha.
Braxin, nước lớn nhất Nam Mỹ trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha.
Từ Mêhicô trở lên phía bắc là thuộc địa của người Anh.
Theo chân của bọn thực dân, hàng chục triệu người dân Châu Au vì nghèo đói, vì lý do tôn giáo, chính trị lần lượt di cư tới miền đất hứa thành nhiều đợt qua nhiều thế thế kỷ. Người da đỏ, chủ nhân châu lục bị giết hại và bị dồn vào vùng rừng sâu núi thẳm.
Công cuộc khai thác vàng bạc ở các hầm mỏ, lao động khổ sai nặng nhọc ở các đồn điền đòi hỏi những lao động khoẻ mạnh. Do đó, từ thế kỷ 16 đến 19, bọn thực dân Châu Au đưa 60 triệu người da đen ở miền nam Châu Phi đến đây làm nô lệ.
Năm 1752, người Anh đã thiết lập 13 bang thuộc địa với chế độ phong kiến chuyên quyền kết hợp với bóc lột kiểu nô lệ để khai thác.
Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia thuộc địa thành 2 loại, một số bang tự trị và một số bang chính quyền Anh đưa thống đốc tới cai trị. Cả 13 bang đều phải áp dụng pháp luật của Anh.
Về kinh tế, xã hội công thương nghiệp tư bản thuộc địa phát triển nhưng bị chính phủ Anh tìm cách cản trở. Chính phủ Anh không cho phép kinh tế tư bản ở bắc mỹ phát triển, mà muốn biến các thuộc địa thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc, cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm cho chính quốc. Cho dù nhà nước Anh cố tình kìm hãm, chế độ kinh tế tư bản thuộc địa vẫn ra đời và phát triển ngày càng lớn mạnh. Phát triển nhất là nghề đóng tàu, khai thác mỏ, luyện gang, nghề dệt vải, len, dạ…. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản Mỹ ra đời và lớn mạnh, bao gồm tư sản công thương nghiệp ở miền bắc và tầng lớp chủ đồn điền ở miền nam. Giai cấp này ngày càng lớn mạnh về kinh tế, tư tưởng, chính trị.
Trong nông nghiệp, tuy kinh tế tư bản phát triển nhưng trong các đồn điền còn phổ biến kiểu bóc lột nông nô và nô lệ.
Như vậy, trong xã hội bắc mỹ xuất hiện hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc. Nhân dân các thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sảnđã nổidậy tiến hành cuộc chiến tranh để dành độc lập. Đó cũng là cuộc cách mạng tư sản, vì nó không những dành độc lập mà còn xoá bỏ những tàn tích phong kiến, dọn đường cho tư bản bắc mỹ phát triển mạnh mẽ.
Vào những năm của thập niên 70 thế kỷ 18, toàn Bắc Mỹ sôi sục bởi tem thuế phi lý của chính quyền. Tháng 12 năm 1773, nhân dân thành phố cảng Boston đã ném 343 thùng chè của Anh xuống biển. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa Boston.
Giai cấp tư sản Bắc Mỹ ở các bang cử đại diện đến họp “Đại hội lục địa” ở Philadenphia. Chính phủ Anh tuyên bố tình trạng thuộc địa nổi loạn và cử 25.000 quân tới Bắc Mỹ. Năm 1775, chiến tranh giữa Anh và thuộc địa bắt đầu.
Ngày 04/7/1776, Đại hội lục địa lần thứ 2 công bố bản tuyên ngôn độc lập do Tômát Zepphecxơn và một Ủy ban 4 người khởi thảo. Tuyên ngôn khẳng định những quyền tự do tự do dân chủ tư sản, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuyên ngôn tuyên bố nước Mỹ độc lập khỏi nước Anh.
Trong khi đại hội đang họp thì chiến tranh đã lan rộng và rất ác liệt. Ban đầu do lực lượng chênh lệch, ưu thế thuộc về phía Anh, quân cách mạng gặp nhiều khó khăn. Tổng chỉ huy quân đội cách mạng Mỹ là Gioócgiơ Oasinhtơn đã áp dụng phương pháp tác chiến du kích để tiêu hao lực lượng địch, tạo chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho quân cách mạng. Ngày 17/10/1777, quân đội Oasinhtơn đã đánh thắng quân đội Anh một trận lớn ở Saratôga. Sau trận Saratôra, các nước Châu Au thù địch với Anh như Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan đều bắt tay với Oasinhtơn để gởi quân đội, tàu chiến sang tham gia chiến đấu bên cạnh nhân dân Mỹ.
Trong một cuộc tấn công tổng lực của cả hải quân, pháo binh của quân đội Oasinhtơn ở Yooctao, 8.000 quân Anh bị hạm đội Pháp chặn đường. Bị quân đội Oasinhtơn và quân Pháp bao vây, quân Anh buộc phải đầu hàng vào ngày 19/10/1781. Thủ tướng Anh, Rôckinhham phải đàm phán với quân Mỹ ở Vecxây. Ngày 03/9/1783, Chính phủ Anh phải ký Hiệp ước thừa nhận nền độc lập của Mỹ.
Năm 1787, Mỹ ban hành bản Hiến Pháp, trong đó ghi nhận thành lập Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo thể chế Cộng hoà Tổng thống và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập. Về cơ cấu lãnh thổ, Hoa kỳ là nhà nước liên bang.
Cuộc cách mạng tư sản Mỹ mang tính chất là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng giải phóng dân tộc.
Lực lượng có vai trò quyết định mang đến thành công là quần chúng lao động. Còn giai cấp tư sản Mỹ đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng sản Mỹ đã lật đổ chế độ phong kiến thuộc địa Anh, đưa giai cấp tư sản Mỹ lên nắm chính quyền, thiết lập được nhà nước tư sản.
Cách mạng thắng lợi đã giải phóng dân tộc Mỹ khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân Anh. Bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ với việc khẳng định những quyền cơ bản, tất yếu của con người là những tư tưởng mới và cấp tiến nhất của thời đại. Những tư tưởng của tuyên ngôn độc lập và bản thân cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc ở Mỹ đã ảnh hưởng sâu rộng đến trào lưu cách mạng ở Châu Au và Nam Mỹ, thúc đẩy, cổ vũ các dân tộc đứng dậy lật đổ chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa, giành độc lập, tự do, dân chủ.
CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP
Cuối thế kỷ 18, chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến pháp đã khủng hoảng trầm trọng. Quàn chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi. Năm 1789, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng lên tiến hành chiến tranh lật đổ chế độ phong kiến, lập nên chính quyền tư sản. Quá trình đó có thể được chia thành 3 giai đoạn.
cách mạng bùng nổ và nền quân chủ lập hiến đại tư sản (14/7/1789 – 10/8/1792)
ngày 5/5/1789, hội nghị đại diện đẳng cấp khai mạc, dưới sự chủ toạ của nhà vua. Do mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là là đẳng cấp thứ 3 (tư sản, thị dân, nông dân) với một bên là nhà vua và 2 đẳng cấp còn lại (quý tộc, tăng lữ), ngày 17/6, các đại biểu của đẳng cấp thứ 3 tự tuyên bố thành lập hội đồng dân tộc. Ngày 9/7, hội đồng dân tộc tự tuyên bố là quốc hội lập hiến.
Ngày 14/7, cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng cách mạng nổ ra ở Pari, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. (ngày này trở thành ngày quốc khánh của pháp). Chính quyền mới được thiết lập, đại diện cho tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hoá.
Ngày 26/8/1789, quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều, khẳng định những nguyên lý cơ bản của xã hội tư bản. Tuyên ngôn xóa bỏ quyền lực của vua chúa cùng chế độ đẳng cấp phong kiến, nêu ra quyền bình đẳng của con người và chủ quyền của nhân dân
Năm 1791, quốc hội lập hiến ban hành hiến pháp, xác định:
chính thể quân chủ lập hiến tư sản. Trong đó, vua giữ quyền hành pháp, quyền lập pháp thuộc về quốc hội.
Chế độ bầu cử: hiến pháp chia công dân thành 2 loại, tuỳ theo tài sản của họ. Công dân tích cực (nam giới, từ 25 tuổi trở lên, không làm thuê cho ai, có tên trong danh sách vệ quốc quân, đóng thuế trực thu ít nhất bằng 3 ngày lương) có quyền bầu cử quốc hội.
Công dân tiêu cực không có quyền bầu cử.
Quy định này đã vi phạm những nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái được ghi trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. (có 4,28 triệu công dân tích cực/26 triệu dân)như vậy, chính quyền tư sản đầu tiên được thiết lập ở pháp là chính quyền của tầng lớp đại tư sản với chính thể quân chủ lập hiến
sự thiết lập chính thể cộng hoà của tầng lớp tư sản địa phương (10/8/1792 – 02/6/1793)
tầng lớp đại tư sản ngày càng tỏ ra rằng họ không muốn giải quyết các yêu cầu của quần chúng và dần dần trở thành lực lương phản động. Ngày 10/8/1792, quần chúng cách mạng lại khởi nghĩa vũ trang, lật đổ nền thống trị của đại tư sản, đưa phái girôngđanh đại diện của tư sản địa phương lên nắm chính quyền và lãnh đạo cách mạng.
Trong giai đoạn này, một sắc lệnh của lực lượng cách mạng được ban hành quy định chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giời từ 21 tuổi trở lên; thành lập hiệp hội dân tộc thay thế quốc hội cũ.
Ngày 20/9/1792, sau khi đánh bại liên quân Ao – phổ, hiệp hội dân tộc khai mạc, tuyên bố bãi bỏ chính thể quân chủ lập hiến, xác lập chế độ cộng hoà nghị viện.
Sau khi nắm được chính quyền, phái girôngđanh không muốn cách mạng tiến xa hơn nữa vì sợ rằng lực lượng quần chúng sẽ xâm hại đến quyền lợi và địa vị của mình. Họ trở thành tầng lớp bảo thủ và phản động.
chính thể cộng hoà của tầng lớp tư sản lớp dưới (02/6/1793 – 27/7/1794)
đây là giai đoạn phát triển cao nhất và cũng là giai đoạn kết thúc của cách mạng tư sản pháp.
Trước chính sách phản động của phái girôngđanh, quần chúng cách mạng lại đứng lên hkởi nghĩa vũ trang. Ngày 02/6/1793, những người thuộc phái girôngđanh trong hiệp hội dân tộc bị bắt. Chính quyền nhà nước chuyển sang tay phái giacôbanh.
Phái giacôbanh ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ ruộng đất phong kiên và quan hệ bóc lột phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. Việc làm này đã phá hủy tận gốc chế độ phong kiến, xác lập kinh tế tiểu nông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Để tạo cơ sở pháp lý nhằm củng cố nền cộng hoà tư sản, ngày 24/6/1793, hiệp hội dân tộc đã thông qua bản hiến pháp mới, quy định:
Hình thức chính thể: cộng hòa nghị viện
Quốc hội một viện là cơ quan lập pháp
Hội đồng hành pháp (chính phủ) do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội
Về sau, nội bộ của phái giacôbanh mâu thuẫn và chia rẽ trầm trọng. Nhiều chính sách của họ đi ngược lại yêu cầu của quần chúng cách mạng. Chính quyền giacôbanh ngày càng suy yếu. Ngày 277/1794, tầng lớp tư sản phản động cướp được chính quyền nhà nước.
Cuộc chính biến ngày 27/7/1794đã chuyển chính quyền từ phái tư sản cách mạng giacôbanh sang phái tư sản phản cách mạng. Sau khi lên nắm quyền, họ ban hành bản hiến pháp 1795.
Nội dung hiến pháp 1795:
hạn chế các quyền tự do, dân chủ,
quy định chế độ bầu cử với điều kiện tài sản rất cao;
toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào Ủy ban đốc chính (gồm 5 người), vì vậy, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ đốc chín;
quốc hội gồm 2 viện: hạ nghị viện: (hội đống 500 người) có quyền đưa ra và thảo luận dự án luật nhưng không có quyền biểu quyết thông qua; thượng nghị viện (hội đồng trưởng lão) nắm quyền biểu quyết thông qua ho8ạc bác bỏ dự luật nhưng không có quyền dự thảo điều luật.
Uy ban đốc chính do quốc hội bầu ra. Uy ban này nắm quyền cử hoặc cách chức bộ trưởng mà không cần đến quốc hội.
Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân, giai cấp tư sản ủng hộ viên tướng trẻ napôlêông bônapac thực hiện cuộc chính biến, xoá bỏ chính quyền đốc chính và thiết lập chính quyền mạnh mẽ kiểu độc tài. Năm 1799 Napôlêông tự xưng là hoàng đế và ban hành bản hiến pháp mới. Napôlêông tuyên bố là đại tổng tài suốt đời, lập nên nền đế chế thứ nhất với hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI.
Quá trình ra đời nhà nước tư bản lũng đoạn
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của nhà nư6ớc tư bản độc quyền:
cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, tất yếu dẫn đến tư bản độc quyền nhà nước. do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn tư bản nên nhà nước tư bản phải đứng ra can thiệp và điều tiết đối với nền s3n xuất và phân phối tư sản.
Lực lượng sản xuất ngày càng tập trung. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng lớp và giai cấp khác nhau ngày càng gay gắt. Để giữa được địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản lũng đoạn cần phải thiết lập nhà nước tư sản độc quyền.
Để đối phó lại phong trào cách mạng thế giới (cách mạng tháng 10 nga thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động) và nhằm giữ vững thuộc địa và thị trường của chúng, nên nhà nước tư bản độc quyền đã ra đời.
Như vậy chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước ra đời là một sự bị động thối nát, hấp hối về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Nó ra đời nhằm tìm một phương pháp thống trị thích hợp hơnđể duy trì và cũng cố địa vị đang lung lay của chúng.
Đặc điểm của nhà nước tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Các nhóm tư bản lũng đoạn trực tiếp nắm giữa các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Với chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước, nhà nước ở các nước tư bản đã trở thành công cụ tập trung vốn cung cấp cho các tập đoàn tư sản lũng đoạn, là công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân dầu người có lợi cho TBLĐ, gây thiệt hại cho nhân dân lao động bằng những biện pháp; ngân sách, chính sách giá cả, lương bổng, lạm phát, tợ cấp cho bọn tư bản lũng đoạn, quốc hữu hóa, đền bù với giá cao những xí nghiệp thua lỗ hoặc kỹ thuật lạc hậu. Ngoài ra, nhà nước còn là một công cụ để tranh giành thị trường xuất khẩu tư bản và để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới. Như vậy, nhà nước tư bản đã trở thành công cụ của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền. Tất cả cơ cấu , chức năng nhà nước ngày càng công khai phục tùng bọn tư bản quyền. Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh, bọn tư bản cầm quyền thông qua đại diện của chúng, còn trong thời kỳ tư bản lũng đoạn, bọn tư bản độc quyền trực tiếp giữa các chức vụ chủ chốt.
Chức năng trấn áp và điều chỉnh các mối quan hệ chính trị, xã hội của nhà nước tư bản lũng đoạn.
nhà nước tư sản lũng đoạn ngày càng cồng kềnh, quan liêu, số lượng nhân viên tăng lên chưa từng thấy, đặc biệt là bộ máy hành pháp. Quyền lực ngày càng được chuyển từ lĩnh vực kinh tế, chính trị sang lĩnh vực hành chính. Các cơ quan đàn áp chủ yếu như quân đội, cảnh sát, tình báo, nhà tù được tăng cường đến mức tối đa.
Xóa bỏ nền pháp chế tư sản, xó bỏ những hình thức dân chủ tư sản, phát triển xu hướng độc tài, phát xít hóa bộ máy nhà nước.
một chức năng mới của nhà nước tư bản độc quyền là nhà nước tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông qua một hệ thống các tổ chức nhà nước: cơ quan hành pháp, cơ quan điều tiết theo luật định giám sát hoạt động của các cơ quan kinh tế… phương pháp điều chỉnh thông qua tài chính nhà nước như hệ thống thuế khóa, hệ thống tín dụng, các cơ quan bảo hiểm xã hội, phúc lợi công cộng…
chức năng đối ngoại cũng có sự thay đổi nhất định so với thời kỳ trước. Nhà nước tư bản lũng đoạn ra đời trong bối cảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trên cục diện rộng lớn, đồng thời trào lưu hoà bình dân chủ cũng bùng lên một cách mạnh mẽ ở nhiều nước tư bản. Để đối phó với tình hình và cục diện chính trị thế giới, các nhà nước tư bản chống phá và ngăn cản quá trình phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới. Chúng tiến hành mọi thủ đoạn và biện pháp từ quân sự đến chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá,…
bài 10
pháp luật tư sản
PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CẠNH TRANH TỰ DO
Phân loại hệ thống pháp luật tư sản
Pháp luật tư sản đã xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến. Nhưng từ khi giai cấp tư sản thiết lập được nhà nước thì pháp luật tư sản mới mang tính hệ thống và trở thành một kiểu pháp luật mới.
Do ảnh hưởng của hai cuộc cách mạng tư sản và sự xâm lược của Anh, Pháp nên pháp luật của hai nước đó có ảnh hưởng tới pháp luật của nhiều nước tư sản khác. Vì vậy, về cơ bản có thể phân chia pháp luật tư sản thành hai hệ thống chủ yếu:
Hệ thống pháp luật lục địa: bao gồm pháp luật của Pháp, các nước lục địa Châu Au, một phần lục địa Châu Mỹ La Tinh.
Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc Úc, Canađa.
Sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật này:
Hệ thống pháp luật lục địa
Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ
Nguồn
Các bộ luật mới được xây dựng
Tiền lệ pháp và bộ luật, nhưng các bộ luật này không được xây dựng mới mà tư sản hoá những bộ luật phong kiến
Trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tài sản
Dựa trên những nguyên tắc của pháp luật La Mã
Không theo các nguyên tắc của pháp luật La Mã
Hệ thống pháp luật
Chia pháp luật thành công pháp và tư pháp.
Không phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp
Những ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do
Luật Hiến pháp tư sản
Cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 khi giai cấp tư sản lớn mạnh và có thế lực lớn trong kinh tế nên muốn vươn lên giành quyền thống trị vô hạn của nhà vua – người đại diện của giai cấp phong kiến. Giai cấp tư sản đề xướng một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hẳn các quýêt định của nhà vua và văn bản khác, văn bản ấy được gọi là Hiến pháp. Như vậy, kể từ cách mạng tư sản, khái niệm Hiến pháp với nghĩa là luật cơ bản của nhà nước mới xuất hiện. Nó là một ngành luật mới, được xác lập từ chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hiến pháp tư bản có 3 nhóm chế định cơ bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Về chế định bầu cử, Hiến pháp xác định một loạt các biện pháp để hạn chế quyền bầu cử của nhân dân lao động, chẳng hạn:
Điều kiện về tài sản: cử tri phải là người có số tài sản nhất định (Tây Ba Nha, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Braxin căn cứ vào thu nhập cá nhân, một số nước khác căn cứ vào mức độ đóng thuế cho nhà nước). Về phía người ứng cử, họ phải là người có thế lực kinh tế mạnh vì pháp luật tư sản quy định người ứng cử ký quỹ và gánh chịu mọi chi phí vận động bầu cử .
Điều kiện về trình độ văn hoá: cử tri phải là người có trình độ văn hoá nhất định.
Điều kiện về tuổi: cử tri phải từ 21 tuổi trở lên.
Điều kiện về giới tính: phụ nữ không có quyền bầu cử.
Về chủng tộc: người da đen, người da đỏ không có quyền bầu cử.
Điều kiện cư trú: công dân muốn được bầu cử hay ứng cử phải sống cố định tại một nơi trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc biệt, một số nước tư sản còn quy định có những tầng lớp được quyền bỏ nhiều lá phiếu hơn những cử tri bình thường.
Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, tuỳ theo từng nước mà có hình thức chính thể khác nhau: quân chủ nghị viện, cộng hòa nghị viện, cộng hoà tổng thống. Dủ ở chính thể nào thì hiến pháp cũng quy định tổ chức của 4 loại cơ quan chủ yếu: nghị viện, chính phủ, toà án và người đứng đầu nhà nước (vua, tổng thống).
Về chế định quyền và nghĩa vụ của công dân, hầu hết các Hiến pháp tư sản đều ghi nhận quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trong thời gian đầu quyền công dân bị hạn chế rất nhiều, nhưng do phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, dần dần nhà nước tư sản phải ghi nhận thêm một số quyền công dân vào Hiến pháp. Tuy vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân vẫn còn phiến diện, nghĩa vụ thường không đi đôi với quyền lợi.
Về chế định tổ chức bộ máy nhà nước, chế định này nhằm củng cố và tăng cường quyền lực của giai cấp tư sản, đàn áp và bóc lột nhân dân lao động. Mục đích của việc ban hành Hiến pháp của giai cấp tư sản là nhằm hạn chế quyền lực tuyệt đối của nhà vua, tách quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thành các quyền độc lập và đối trọng lẫn nhau. Hiến pháp tư sản thường tập trung quy định về nguyên tắc tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của bốn cơ quan nhà nước trung ương: Tổng thống, Nghị viện, Chính phủ và Toà án.
Những chế định của dân luật tư sản
Nguyên tắc cơ bản của dân luật tư sản là quyền bình đẳng giữa các công dân trong quan hệ pháp luật dân sự.
Nội dung chủ yếu của dân luật tư sản là bảo vệ quyền tư hữu tư sản, điều chỉnh các văn bản hợp đồng hợp đồng hôn nhân, thừa kế,…
Chế định quyền tư hữu tư sản
Quyền tư hưũ được coi là quyền tự nhiên của con người, nó gồm có 3 quyền: quyền định đoạt, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng.
Luật dân sự chia vật sở hữu gồm 2 loại: động sản và bất động sản
Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản
Dân luật tư sản xác định quyền bình đẳng và tự biểu lộ ý chí của các bên.
Các bộ dân luật tư sản điều ghi rõ những điều kiện bảo đảm hợp đồng:
Hợp đồng phải được nghiêm chỉnh trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của các bên tham gia.
Các biện pháp để thực hiện hợp đồng cũng đựơc qui định như: cầm cố, đặt cọc, phạt tiền, bảo lãnh…
Trái vụ là một quan hệ pháp luật, trong đó một nguời hoặc một số người phải thực hiện một hành vi nào đó đối với chủ thể khác
Chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản.
Chế định này nhằm củng cố địa vị kinh doanh của nhà tư sản, đồng thời không ngừng tập trung vốn, mở rộng kinh doanh để dẫn tới độc quyền.
Ban đầu việc thành lập công ty cổ phần phải được Chính phủ cho phép, về sau nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh thì việc thành lập công ty chỉ cần đăng ký với Chính phủ.
Cơ quan quản lý cao nhất của công ty là hội nghị các cổ đông. Trong hội nghị số đầu phiếu không tính theo đầu người mà tính theo cổ phiếu. Do đó, quyền quản lý công ty thực chất thuộc về các nhà tư bản lớn.
Chế định về hôn nhân gia đình.
Hôn nhân được xem là 1 loai hợp đồng. Việc kết hôn phải có đủ 2 điều kiện sau:
Người kết hôn phải có năng lực pháp lý
Hai bên tự nguyện kết hôn với nhau.
Về hình thức kết hôn, có nước quy định hình thức kết hôn dân sự (do chính quyền chứng nhận), có nước theo hình thức tôn giáo, có nước coi 2 hình thức trên điều có giá trị pháp lý.
Chế định này củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình. Người vợ bị hạn chế năng lực pháp lý, đồng thời xác định người chồng là người đứng đầu trong gia đình, bảo hộ người vợ, do đó người vợ phải phục tùng
Chế định thừa kế.
Theo luật dân sự tư sản thừa kế có 2 hình thức:
Thừa kế theo di chúc: xác định nguyên tắc tự do di chúc. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho những người trong gia đình, một số nước hạn chế sự độc đoán của người lập di chúc.
Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc được xem là vô hiệu hoặc không giải quyết hết tất cả tài sản.
Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật thuộc địa, tài sản thừa kế được chuyển thẳng cho những người thừa kế. Còn ở hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, tài sản được chuyển cho người trung gian (được chỉ định trong di chúc hoặc do toà án chỉ định). Sau khi người trung gian thực hiện những thủ tục luật định thì tài sản được chuyển hết cho người thừa kế.
Những chế định của luật hình tư sản
So với pháp luật phong kiến, luật hình tư sản có những tiến bộ lớn: chống lại sự độc đoán xét xử của vua chúa; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; không quy định về tội chống tôn giáo….
Nhưng về bản chất, luật hình tư sản là cơ sở pháp lý để đàn áp nhân dân lao động và các thế lực chống đối khác. Án tử hình được áp dụng với nhiều tội danh không đáng để áp dụng với các biện pháp dã man (cho xe cán, chặt tứ chi và đầu, mổ bụng, moi lục phủ ngũ tạng…). Ngoài ra, nó còn bảo lưu nhiều hình phạt nhục hình như đóng dấu, chặt tay… Về sau, các hình phạt man rợ này bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho những tội không nghiêm trọng.
Về hình phạt tù, các nước thường có 3 hình thức: biệt giam, khổ sai và đưa đi đày ở các thuộc địa.
Từ thế kỷ 19, hình thức án treo bắt đầu được áp dụng ở một số nước.
Tổ chức tư pháp và tố tụng tư sản
So với pháp luật phong kiến, tiến bộ lớn của pháp luật tư pháp là quyền tư pháp được tách ra khỏi quyền hành pháp. Cơ quan hành pháp không được quyền xét xử, quyền này được trao cho một cơ quan chuyên trách là toà án.
Tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.
Trong luật tố tụng tư sản, những nguyên tắc cơ bản dần dần được hình thành:
Nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà: người buộc tội là Viện công tố, người gỡ tội là bị cáo và luật sư bào chữa.
Nguyên tắc suy đoán vô tội: khi chưa có đủ chứng cứ buộc tội, thì bị can vẫn được xem là người vô tội. Từ nguyên tắc suy đoán vô tội, bị can có quyền được bào chữa, còn trách nhiệm buộc tội thuộc về Ủy viên công tố.
Bản án được quyết định bởi đa số Hội đồng xét xử
Không ai có quyền kháng cáo đối với việc trắng án.
Nguyên tắc không thay đổi thẩm phán.
Nhận xét
Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ lớn lao trong lịch sử nhà nước và pháp luật:
Lần đầu tiên Hiến pháp và một loạt nguyên tắc mới của pháp luật xuất hiện.
Kỹ thuật lập pháp với việc phân chia pháp luật thành các ngành luật, các chế định, với việc nêu ra các chế định pháp lý, với việc pháp điển hoá,… đã có sự tiến bộ nhảy vọt. Có thể nói, về phương diện hình thức pháp lý và kỹ thuật lập pháp, sự ra đời của pháp luật tư sản là một cuộc cách mạng trong luật pháp.
Trong những thế kỷ 17 đến 19, pháp luật tư sản đã đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Những thế kỷ 17 - 19 cũng là thời kỳ từng bước hình thành và phát triển nền dân chủ tư sản và nó được thể chế hoá bằng pháp luật. Pháp luật thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lý xã hội.
Hệ thống pháp luật tư sản tuy đã ra đời nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Thời kỳ này, khối lượng các văn bản pháp luật chưa nhiều. Và cũng khác với thời kỳ tư bản chủ nghĩa độc quyền, pháp luật tư sản ở thời kỳ này bảo vệ tự do cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi tư bản của các nhà tư sản.
Tuy nhiên, trong giai đoạn nào thì nhà nước và pháp luật tư sản đều thể hiện đầy đủ bản chất giai cấp của nó.
PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN NHÀ NƯỚC, CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
Một số ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và tư bản hiện đại
Luật Hiến pháp
Trong thời kỳ này, một số nước vẫn áp dụng Luật Hiến pháp của thời kỳ trước, tuy có sửa đổi, bổ sung một vài điều luật (Mỹ, Na-Uy, Bỉ, Thuỵ Sỹ, hiến pháp không thành văn của Anh). Một số nước khác tiến hành xây dựng lại Hiến pháp. Đối với những nước tư bản mới được thành lập thì xây dựng mới Luật Hiến pháp cho quốc gia mình.
Trong giai đoạn này, Hiến pháp ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động. (Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nó ghi nhận mối tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến).
Trước sự đấu tranh của nhân dân lao động, giai cấp tư sản buộc phải nhượng bộ thông qua việc ghi nhận vào hiến pháp một số điều khoản có nội dung dân chủ hơn thời kỳ trước (quyền tự do bầu cử, quyền có việc làm, quyền bình đẳng nam nữ…)
Luật dân sự tư sản
Quyền sở hữu tài sản
Bước sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, dân luật tư sản có nhiều biến động lớn:
Pháp luật của thời kỳ trước tước quyền sử dụng lòng đất của chủ sở hữu, pháp luật tư sản hiện đại còn tước quyền sử dụng năng lượng nước và quyền sử dụng không phận.
Việc trưng thu, trương mua quyền sử dụng đất để xây dựng đường giao thông, xây dựng các công trình quân sự ở các nước được tiến hành với thủ tục đơn giản. Thực chất, những quy định pháp luật trên đây đã hạn chế quyền tư hữu nhỏ, phục vụ cho các tập đoàn tư bản độc quyền (chỉ có tập đoàn tư bản lớn mới đủ vốn và khả năng xây dựng các công trình với quy mô lớn như thế).
Một trong những chế định mới và quan trọng của pháp luật tư sản thời kỳ này là chế định về quyền sở hữu tư bản nhà nước. Chế định này điều chỉnh quan hệ quan hệ sở hữu tư bản nhà nước với mục đích vừa mang lại lợi ích cho nhà nước, vừa mang lại lợi nhuận tối đa cho tư bản độc quyền.
Nhìn chung, chế định này không nhằm tước đoạt quyền sở hữu của tư sản mà chỉ nhằm tập trung tư sản vào tay tư bản độc quyền. Nghĩa là nó không bảo vệ triệt để quyền tư hữu nói chung mà bảo vệ cho tư bản độc quyền.
Các đạo luật chống Tơ-rớt
Trong nửa đầu thế kỷ 20, do phong trào đấu tranh của quần chúng nên đa số các nước tư sản ban hành những đạo luật chống Tơ-rớt (luật chống độc quyền). Tuy nhiên, các đạo luật này không có hiệu lực trên thực tế hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Các chế định hợp đồng
Do sự độc quyền về nguyên liệu và thị trường, nên quyền bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng bị hạn chế nhiều.
Nhà nước tư bản từng bước can thiệp vào quan hệ hợp đồng thông qua việc ban hành các đạo luật, các văn bản này điều chỉnh chi tiết các loại hợp đồng.
Chế định hôn nhân gia đình
Do phong trào đấu tranh của quần chúng và do vai trò của lực lượng lao động nữ nên địa vị pháp lý của người phụ nữ từng bước được cải thiện. Phụ nữ dần dần được hưởng những quyền của mình (được toàn quyền sử dụng thu nhập của mình, quyền bình đẳng nam nữ, cấm sự cưỡng ép kết hôn, xác nhận quyền thừa kế của các con trong gia đình, phụ nữ được quyền bầu cử….)
Chế định này còn được sửa đổi theo xu hướng đơn giản hoá trình tự và thủ tục ly hôn (Vợ chồng bình đẳng trong ly hôn; vợ hoặc chồng được ly hôn trong trường hợp người kia không chung thủy, đối xử tàn nhẫn, mắc bệnh nan y…)
Chế định thừa kế cũng có nhiều thay đổi như:
Xác lập trật tự thừa kế đối với các loại di sản.
Bảo đảm điều kiện vật chất cho phụ nữ góa bụa.
Con ngòai giá thú và con nuôi cũng được tham gia quan hệ thừa kế.
Luật Lao động
Do phong đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và do ảnh hưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời nhằm từng bước can thiệp vào quan hệ lao động – quan hệ giữa người chủ và người làm thuê, nhà nước tư sản ban hành đạo luật mới: Luật Lao động.
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động làm thuê: hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, tranh chấp lao động…
Luật Hình sự
Từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần I đến vài thập niên sau chiến tranh thế giới lần II, các nhà nước tư sản ban hành nhiều đạo luật đặc biệt về tội chính trị. Nội dung của các đạo luật này là cấm các Đảng Cộng sản hoạt động, hạn chế hoặc cấm các tổ chức công đòan, các cuộc bãi công và trào lưu dân chủ khác.
Đi đôi với việc ban hành các đạo luật trên, Nhà nước tư sản đẩy mạnh các cuộc đàn áp ngoài vòng pháp luật. Bộ máy trấn áp của Nhà nước tư sản bỏ tù hoặc đã giết hại những người cộng sản và những người tiến bộ khác mà không cần xét xử, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình, bãi công. Từ vài thập kỷ trở lại đây, các đạo luật rái với Hiến pháp tư sản như trên bước bị bãi bỏ. Chính quyền tư sản thay các biện pháp đàn áp trắng trợn bằng các biện pháp ôn hoà.
Luật tố tụng
Trong một thời gian dài (đặc biệt trong thời kỳ trị vì của phát xít), chế định dự thẩm, nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền của bị cáo trước toà – những chế định mang tính dân chủ tư sản bị hạn chế hoặc bãi bỏ.
Sau chiến tranh thế giới lần II, những chế định này dần dần được phục hồi.
Đặc điểm của pháp luật tư sản trong thời kỳ này
Xét về mặt bản chất thì tính giai cấp của pháp luật tư sản không thay đổi, nhưng do những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc do bị ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của các trào lưu dân chủ, nên trong thời kỳ chủ nhghĩa tư bản lũng đoạn, chủ nghĩa tư bản hiện đại, pháp luật tư sản có nhiều biến đổi. Nhìn chung, pháp luật tư sản trong thời kỳ này có những đặc điểm sau:
Do đặc điểm và một số chức năng mới của Nhà nước tư sản nên khối lượng các văn bản pháp luật tăng nhiều.
Nhà nước tư bản độc quyền có chức năng mới là chức năng quản lý kinh tế nên pháp luật của thời kỳ này góp phần vào việc điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong một thời gian dài, Nhà nước tư bản ban hành và thực hiện nhiều đạo luật phát xít, trái với Hiến pháp tư sản. Sau đó, các đạo luật này dần dần bị bãi bỏ và các chế định của dân chủ tư sản từng bước được phục hồi và phát triển.
Trong vài thập niên gần đây, nhằm ổn định xã hội tư sản, bảo vệ trật tự pháp luật tư sản, trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, pháp luật tư sản từng bước hoàn thiện và phát triển các chế định dân chủ tư sản.
---o0o---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế Giới.doc