Lắp ráp và cài đặt máy tính

MỞ ĐẦU Để có thể lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh một máy tính thì chúng ta phải hiểu được tổng quan về máy tính ,các thành phần chính và cấu trúc máy vi tính, nắm được chức năng ,nguyên lí hoạt động của các thành phần bên trong máy tinh như CPU, mainboard . và các bộ nhớ ,hệ thống BUS, các thiết bị input ,output .để từ đó lựa chọn được các thiết bị lắp ráp,thiết lập dược bios –cmos ,phân vùng ổ cứng, cài đặt hệ điều hành đa nhiệm (windows) ,đơn nhiệm (dos) và các phần mềm ứng dụng(office).bảo mật dữ liệu và giải quyết được các lỗi khi lắp ráp và cài đặt. CHƯƠNG I- LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH Để có thể lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh một bộ máy thì trước tiên ta phải hiểu được tổng quan về máy tính để từ đó có thể lựa chọn các thiết bị cũng như lắp ráp cài đặt hoàn chỉnh cho bộ máy đó, giải quyết được các lỗi sảy ra I. LẮP RÁP MÁY TÍNH 1. Chọn thiết bị Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn đinh, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc . Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố - Mục đích sử dụng máy tính - Tính tương thích của thiết bị 2. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng Máy tính sử dụng cho các công việc đồ hoạ như: + Vẽ thiết kế + Xử lý ảnh + Chơi Game 3D + Tạo phim hoạt hình. Cần thiết phải sử dụng cấu hình + Chíp Pentium tốc độ từ 1,8 GHz trở lên . + Bộ nhớ RAM từ 512MB trở lên + Mainboard có Card video rời + Card video 8x với bộ nhớ 32MB trở lên. + Ổ cứng từ 40GB trở lên . Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc, nếu cấu hình cao hơn thì càng tốt . Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như: + Soạn thảo văn bản + Truy cập Internet + Học tập + Nghe nhạc, xem phim . + Các công việc khác 3. Tính tương thích khi chọn thiết bị Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, ta phải chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là + Mainboard + CPU + Bộ nhớ RAM Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, ta hãy chọn theo nguyên tắc sau : => Chọn Mainboard trước, Main phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng => Chọn CPU có tốc độ Bus ( FSB ) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ . => Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU.

doc51 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 7030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lắp ráp và cài đặt máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở tốc độ Bus, ta hãy chọn theo nguyên tắc sau : => Chọn Mainboard trước, Main phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng => Chọn CPU có tốc độ Bus ( FSB ) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ . => Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU. 4. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau: *Case ( Hộp máy ) Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, ta nên dùng nguồn có công suất > = 350W. Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy. Nguồn điện là thiết bị quan trọng trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an toàn khi có sự cố. Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay cao, ổ DVD nhiều chức năng.. *Mainboard Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà ta cần quan tâm, Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của Ram *CPU Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà ta đã chọn và CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của khách hàng. * RAM Ta phải chọn RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc của khách hàng, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU * Card Video ( Nếu Mainboard chưa có ) * Ổ cứng HDD Ta có thể mua ổ cứng từ 10GB trở lên là máy đã có thể chạy bình thường với Win XP, tuy nhiên ta nên chọn dung lượng ổ gấp 2 lần dung lượng sẽ sử dụng là tốt nhất, không nên dùng ổ quá lớn trong khi dung lượng sử dụng quá ít. * Keyboard Ta có thể chọn một bàn phím bất kỳ theo sở thích. * Mouse Ta có thể chọ một con chuột bất kỳ theo sở thích. Và bộ máy tính đầy đủ cần bổ xung các thiết bị sau : * Ổ đĩa CD Rom Ta có thể lắp hay không lắp ổ CD Rom đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó, có thể dùng ổ CD Rom cũ hay mới đều được mà không ảnh hưởng đến độ tương thích của máy. * Card Sound ( Nếu Mainboard chưa có ) Nếu Mainboard ta chọn mà không có Card sound on board thì sẽ không nghe được nhạc, để có thể nghe nhạc ta cần lắp thêm Card sound rời. * Loa Ta có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa đó có bộ khuếch đại công suất âm tần ở trong. * Card Net ( Nếu Mainboard chưa có ) Khi có nhu cầu nối mạng LAN hay mạng Internet thì cần phải lắp Card net nếu như Mainboard chưa có Card on board II. QUÁ TRÌNH LẮP RÁP a. Kiểm tra bộ nguồn: Ta nối dây điện nguồn (dây cáp bự màu đen có 4 dây con) đến công tắc Power, chú ý là có 2 loại công tắc là nhấn và bật lên xuống,ta phải xem sơ đồ hướng dẫn trên nhãn bộ nguồn để nối cho đúng vì cách xếp đặt chân 2 loại khác nhau. Nối dây cấp điện 5VDC cho mặt hiện số ,đóng công tắc nguồn, quạt của bộ nguồn quay và bảng hiện số sáng là được. b. lắp ráp ổ đĩa: Lắp ráp các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM vào thùng máy, gắn các dây cáp tín hiệu cho chúng nhưng khoan gắn cáp cấp điện. c. Lắp ráp Mainboard: Lắp ráp mainboard lên miếng sắt đỡ bên hông thùng máy. Gắn đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa. Cố gắng bắt đủ 2 con ốc cố định cho mainboard. d. Lắp ráp Ram Mainboard 486 cho phép ta sử dụng từ 1 cây SIMM đến 4 cây (có 4 bank). Mainboard Pentium bắt buộc phải gắn 1 cặp 2 cây SIMM cho 1 Bank (có 2 bank).Ta cần xác định chiều gắn SIMM bằng cách đặt đầu chân khuyết cạnh của SIMM vào đầu có gờ chặn của bank. Lưu ý : chỉ nên dùng 1 loại cho “bảo đảm”. e. Lắp ráp các dây cắm tín hiệu lệnh: Nên Lắp các dây cắm của thùng máy lên Mainboard trước khi ráp Card để tránh vướng và khi ráp card ta dễ chọn Slot hơn, cắm các đầu đây cho đúng. Ðối với đèn báo khi không lên chỉ cần xoay ngược đầu cắm lại, không sợ hư hỏng. Ðối với nút Turbo khi nút có tác dùng ngược, ta cũng làm như trên. Dây Reset và dây Loa không phân biệt đầu, cắm sao cũng được. g. Lắp ráp Card: Bình thường máy cấu hình chuẩn chỉ có card màn hình PCI.Ta cắm card vào slot nào trong 4 slot PCI cũng được. Các card bổ sung như: Sound, Modem, Netware, MPEG, thường là cắm vào 4 Slot ISA h. Lắp ráp CPU: Chú ý cắm cạnh khuyết của CPU vào đúng cạnh khuyết của ổ cắm (cạnh khuyết là cạnh thiếu 1 chân hay lỗ ở góc vuông). Khi cắm, so khớp chân với lỗ rồi thả nhẹ nhàng CPU xuống. Khi CPU không tự xuống có thể do cần gạt chưa gạt lên hết cỡ hay chân CPU bị cong cần phải nắn lại. Tuyệt đối không được dùng sức đè CPU xuống khi nó không tự xuống được, có thể làm gẫy chân CPU (coi như bỏ). i. Lắp ráp dây tín hiệu ổ đĩa: Cắm cáp tín hiệu vào đầu nối FDD trên mainboard hay trên Card I/O rời. Phải chú ý đấu cho đúng đầu dây số 1 của cáp vào đúng chân số 1 của đầu nối. k. Lắp ráp dây cấp điện cho ổ đĩa Ðầu tiên chỉ nên lắp ráp dây cáp cấp điện cho ổ đĩa mềm khởi động để Test máy. Sau khi máy chạy tốt mới nối cho các ổ đĩa còn lại. l. lắp Ráp cấp điện cho Mainboard: Khi nối cáp cấp điện cho Mainboard, chú ý là 4 dây đen phải nằm sát nhau và nằm giữa. Thít các dây lại thành từng bó, cột và cố định vào chỗ nào gọn. Tránh để dây chạm vào quạt giải nhiệt của CPU, tạo khoảng trống tối đa cho không khí lưu thông dễ dàng trong thùng máy. *. Quy trình lắp ráp Các công cụ cần thiết: Tua vít, thời gian, sự kiên nhẫn, một số loại băng dính. Thứ đầu tiên cần phải thực hiện là bắt đầu gỡ bỏ một cách cẩn thận những thành phần mà chúng ta vừa chọn về, đặc biệt là bộ vi xử lý. Lắp ráp bộ vi xử lý vào bo mạch chủ trước khi đặt bo mạch chủ vào trong case, điều đó sẽ làm cho thao tác dễ dàng hơn và quá trình thao tác cũng nhanh hơn trong trường hợp ta thực hiện lắp đặt bo mạch chủ trước. Mở các chốt trên socket của bộ vi xử lý… … cần  phải tháo được phần plastic mỏng để bảo vệ các chân cắm. Lưu ý rằng các hướng dẫn sử dụng cho các bộ vi xử lý của Intel có thể không giống nhau. Sau đó cài đặt một cách cẩn thận bộ vi xử lý vào, cần phải bảo đảm giống đúng các chốt giữ. Đóng khóa chốt một cách cẩn thận sau khi cắm xong CPU. Cho đến lúc này vẫn cần phải đợi để gắn quạt cho tới khi bo mạch chủ được đặt an toàn vào đúng vị trí của nó. Bo mạch chủ thường đi kèm với nó là một mảnh kim loại đậy ở phía sau, đó chính là vị trí các cổng ra vào của bo mạch. Ta cần phải đặt tấm kim loại này trước khi cho bo mạch chủ vào trong case. Lúc này hãy đặt một cách cẩn thận bo mạch chủ đã cắm bộ vi xử lý vào trong case, khớp với các lỗi và các lẫy giữ. Cần bảo đảm rằng các đầu ra vào của các cổng trên bo mạch chủ đúng với các lỗ trong tấm đục lỗ các cổng…ta có thể điều chỉnh các phần kim loại của tấm đậy phía sau nếu chúng không thích hợp, vì có thể chúng đã bị bẻ cong khi vận chuyển. Lúc này dùng tua vít để bắt chặt bo mạch chủ vào case. Hầu hết các bo mạch chủ đều có đến 9 lỗ bắt vít. Thứ quan trọng nhất lúc này là nên đặt tất cả các ốc vào các lỗ bắt của chúng, không nên vặn một ốc nào đó quá chặt, chỉ cần vặn vừa đủ để bo mạch chủ không bị chuyển rời sai vị trí, sau đó lần lượt vặn chặt dần các ốc gá. Bước tiếp theo ta cần phải cắm các đầu cáp … một số bo mạch chủ có cáp nguồn bốn chân cần phải được cắm gần bộ vi xử lý. Ta nên cắm cáp trước khi lắp quạt cho bộ vi xử lý để dễ thao tác hơn. => Lúc này ta có thể lắp quạt của bộ vi xử lý vào được rồi, Cần phải điều chỉnh bốn ốc chốt để chúng được định vị đúng theo hướng dẫn sử dụng. Khi quạt đã được lắp đúng vị trí, cần ấn mạnh vào bốn chốt định vị trong một cách chéo nhau. => Tiếp đến ta cần kết nối các dây của bo mạch chủ với các dây dẫn đến các nút cấp nguồn và các nút khởi động lại. Sau khi cắm xong các dây nối này, ta cần kết nối tiếp các cáp audio, USB, và các cáp khác với case của ta, các kết nối nguồn của bo mạch chủ . => * Lắp ổ đa phương tiện Ổ đĩa quang như CD hay DVD đọc/ghi đều được nối với bo mạch chủ bằng cáp IDE và nguồn điện như ổ cứng. Phần chân răm quy định ổ chính/phụ nằm bên cạnh bộ chân cắm cáp IDE - Gỡ bỏ miếng nhựa ở khoang trên thùng máy và đưa ổ CD vào khoang, vít đinh ốc cẩn thận ở 2 bên. Khi đẩy ổ CD nhô ra phía trước, chú ý để ổ không bị lệch, tránh tình trạng kẹt khay chứa đĩa.Lúc này hãy ngắm nghía và trượt ổ đĩa DVD vào đúng vị trí của nó. Nên nhớ rằng ổ đĩa DVD hoạt động sẽ rất rung nên ta cần phải bắt thật chặt các ốc giữ hai bên của nó. Lúc này có thể lắp ổ đĩa cứng vào case. Ta nên lắp làm sao để quạt của case có thể làm mát được ổ cứng. Có thể kết nối cáp SATA hoặc IDE trước khi lắp ổ cứng cũng được nhưng cần phải bảo đảm bắt chặt bốn ốc gá hai bên để tránh tiếng ồn trong khi hoạt động. Các ổ lưu trữ (cứng, mềm) và đa phương tiện đều dùng cáp dữ liệu IDE hoặc cáp ATA để kết nối với bo mạch chủ. Khi muốn cắm 2 ổ cứng trên cùng 1 máy, ta phải chú ý đến phần chân răm nằm giữa và sơ đồ trên mặt ổ, phải quy định ổ chính (master) và ổ phụ (slave) theo sơ đồ này. Chân răm màu trắng sẽ được kéo ra khỏi chỗ để ban đầu của nhà sản xuất và cắm vào vị trí đúng . => Chuyển sang công đoạn lắp RAM, cần phải bảo đảm tháo các lẫy giữ ở hai đầu. Đặt bản RAM vào khe slot và nhấn xuống, hai miếng nhựa màu trắng hai bên sẽ tự động "quặp" chặt khi thanh RAM vào khe vừa vặn. => cần phải bảo đảm rằng các lẫy giữ hai đầu lọt vào đúng vị trí khuyết để giữ chặt thanh RAM Lúc này ta có thể lắp thêm video card hay bất cứ thành phần phụ nào khác. Tuy nhiên cần phải tháo miếng kim loại ở đúng vị trí mà định cắm các card bổ sung này. Sau khi kiểm tra xong, ta có thể đóng lắp case trở lại. => Tiếp đến cắm màn hình và bật máy Khởi động đầu tiên: Ðây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình ráp máy. Kiểm tra lần cuối cùng rồi bật máy. Nếu mọi việc đều ổn, trong vòng 10 giây, màn hình phải lên và BIOS tiến hành kiểm tra máy. Nếu trong 10 giây , màn hình không lên là có chuyện gay go, phải lập tức tắt máy và kiểm tra lại các thành phần sau: Jumper: Kiểm tra lại các jumper tốc độ mainboard, tốc độ CPU, điện thế CPU có đúng chưa? III. CÀI ĐẶT 1. Thiết Lập Bios: a. BIOS thực hiện chức năng gì ? Phần mềm BIOS đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành. Khi mở máy, hãy kiểm tra màn hình khởi động, đa số đều có gợi ý “nhấn phím DELETE” để vào trình SETUP. Với AmiBios yêu cầu nhấn phím DEL để vào trình setup, ở một số dòng mainboard khác nhấn F2 (hoặc F12). Bây giờ ta sẽ thấy tương tự như hình dưới đây, chọn BOOT và chọn Boot Device Priority và chọn thiết bị khởi động đầu tiên là CDROM thiết bị thứ nhì là  HARD DRIVE ta cần nhấn F10 để lưu cài đặt. Đối với Award Bios ta sẽ thấy màn hình tương tự như hình dưới đây, chọn phím như “gợi ý” để vào trình SETUP. Vẫn là phím DEL. Bây giờ chọn: Advanced Bios Features. và chỉnh: First Boot Device to CDROM và Second or third to HDD-0 và nhấn F10 để lưu vào Bây giờ chọn: Boot Sequence và chọn CD-Rom bằng cách nhấn phím - + và nhấn phím “khoảng trắng” để kích hoạt nó. Bấm ESC và chọn save settings and exit (nhấn F10 để lưu nó) 2. Hướng dẫn phân vùng (chia) ổ đĩa bằng PartitionMagic PartitionMagic - Chương trình phân vùng ổ đĩa tốt nhất hiện nay. PartitionMagic - chương trình phân vùng ổ đĩa không mất dữ liệu, không dễ sinh lỗi. Ta phải khởi động máy tính MSDOS mode (dùng đĩa mềm hoặc "Restart in MSDOS mode" với Win9x) thì mới có thể chạy PartitionMagic được. Màn hình chính của PartitionMagic như sau (có thể khác trên máy khác, tuỳ thuộc vào tình trạng hiện thời của đĩa cứng đang có trên máy): - Trên cùng là Menu của chương trình, ngay phía dưới là ToolBar. - Tiếp theo là một loạt các khối "xanh xanh đỏ đỏ" biểu thị các partition hiện có trên đĩa cứng hiện thời. - Cuối cùng là bảng liệt kê chi tiết về thông số của các partition hiện có trên ổ đĩa. - Nút Apply dùng để ghi các chỉnh sửa của ta vào đĩa (chỉ khi nào nhấn Apply thì các thông tin mới thực sự được ghi vào đĩa). Nút Exit thì chắc là ai cũng biết rồi. Nhấn vào Exit sẽ thoát khỏi chương trình. - Nhấn nút phải mouse lên 1 mục trong bảnng liệt kê thì sẽ thấy 1 menu như sau: hầu hết các thao tác đều có thể được truy cập qua menu này. Chú ý: Tất cả các thao tác chỉ bắt đầu thực sự có hiệu lực (ghi các thay đổi vào đĩa cứng) khi ta nhấn vào nút Apply (hoặc chọn lệnh Apply Changes ở menu General, hoặc click vào biểu tượng Apply Changes trên Tool Bar). * Tạo partition Ta có thể thực hiện thao tác này bằng cách: - Chọn phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê. Vào menu Operations rồi chọn Create... - Hoặc click phải mouse lên phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê rồi chọn Create... trên popup menu. Sau khi ta chọn thao tác Create. Một dialog box (hộp thoại) sẽ xuất hiện: Trong phần Create as ta chọn partition mới sẽ là Primary Partion hay là Logical Partition. Trong phần Partition Type ta chọn kiểu hệ thống file (FAT, FAT32...) cho Partition sẽ được tạo. Partition mới sẽ được tự động format với kiểu hệ thống file mà ta chọn. Phần Size là để ta chọn kích thước cho Partition mới. Và đến đây ta chỉ phải click vào nút OK là hoàn tất thao tác. Format Partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê rồi vào menu Operations, chọn Format... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Format...Hộp thoại Format sẽ xuất hiện. Ta chọn kiểu hệ thống file ở phần Partition Type, Nhập vào "tên" cho partition ở ô Label (tuỳ chọn, có thể để trống), Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon format (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác!  Xoá Partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Delete... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Delete...Hộp thoại Delete sẽ xuất hiện. Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon deletion (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác! Thay đổi kích thước partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Resize/Move... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Resize/Move...hộp thoại sẽ xuất hiện. Ta có thể dùng mouse "nắm và kéo" trực tiếp phần graph biểu thị cho partition (trên cùng), hoặc nhập trực tiếp các thông số vào các ô Free  Space Before, New Size và Free Space After, nhấn OK để hoàn tất thao tác! Ghép 2 partition lại thành 1 partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê , vào menu Operations rồi chọn Merge... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Merge...Một hộp thoại sẽ xuất hiện. Ta có thể chọn 1 trong các kiểu ghép như sau: - Partiton cạnh partition ta chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên partition mà ta đã chọn. Ta gọi partition bị chuyển thành thư mục là partition khách; partition còn lại là partition chủ. Sau khi chọn kiểu ghép, ta chọn tên cho thư mục sẽ chứa nội dung (phần dữ liệu) của partition khách trong ô Folder Name. Chọn kiểu hệ thống phai cho partition kết quả trong phần File System File. Nhấn OK để bắt đầu quá trình ghép. Chuyển đổi kiểu file hệ thống của partition Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Convert hoặc right click lên 1 partition trongbảng liệt kê rồi chọn Convert. Một menu con sẽ xuất hiện. Ta có thể chọn một trong các kiểu chuyển đổi: - Từ FAT sang FAT32, HPFS  hiặc NTFS; - Từ FAT32 sang FAT; - Từ NTFS sang FAT hoặc FAT32. Ngoài ra ta cũng có thể chuyển 1 partition từ Logical thành Primary và ngược lại. Các thao tác nâng cao Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Advanced hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê, rồi chọn Advanced. Một menu con sẽ xuất hiện. Bad Sector Retest: kiểm tra các sector được đánh dấu là "bad" trên đĩa cứng xem thử nó có còn sử dụng được nữa hay không. Hide Partition: làm "ẩn" partition; partition sau khi làm ẩn thì hệ điều hành sẽ không còn nhận ra được nữa. Để làm "xuất hiện" lại partition, ta chọn lệnh Unhide Partition. (nếu ta chọn Advanced trên 1 partion đã bị ẩn thì lệnh Hide Partition sẽ được thay bằng lệnh Unhide Partition). Resize Root: thay đổi số lượng file và thư mục con mà thư mục gốc có thể lưu trữ. Set Active: làm cho partiton "active". Tại một thời điểm chỉ có thể có 1 partion được active, và hệ điều hành nào cài trên partion active sẽ được chọn khởi động lúc bật máy. Resize Clusters: thay đổi kích thước của 1 cluster. Các thao tác khác Kiểm tra lỗi: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Check for Errors... Thông tin về partition: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, , vào menu Operations rồi chọn Info...hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê, rồi chọn Info... Tăng tốc độ các thao tác: ta vào menu General rồi chọn Preferences...Trong phần Skip bad sector checks, ta hãy đánh dấu chọn tất cả các partition trong danh sách. Lựa chọn này sẽ làm cho tốc độ của các thao tác nhanh hơn khoảng 30-50% (hình minh hoạ). => * Lưu ý Một số lưu ý chung: Hãy backup dữ liệu trước khi thực hiện các thao tác. Các thao tác chỉ thực sự thi hành khi ta nhấn vào nút Apply (hoặc chọn lệnh Apply Changes ở menu General, hoặc click vào biểu tượng Apply Changes trên Tool Bar). Một khi các thao tác đã thực sự thi hành, ta hãy để nó tự kết thúc, không nên ngắt ngang công việc của Partition Magic, nếu không ta có thể bị mất toàn bộ dữ liệu của đĩa cứng. 3. Cài Đặt Hệ Điều Hành windows XP Bắt đầu cài đặt : Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu với màn hình mầu xanh như sau : Nhấn phím bất kì để vào Setup. cửa sổ mới xuất hiện Nhấn ENTER để cài đặt , sau vài phút máy dừng lại ở màn hình sau : Bấm phím F8 để đồng ý cài đặt, sau một lát máy dừng lại ở màn hình sau : Bấm phím C để tạo phân vùng cho đĩa,màn hình sau hiển thị : Ta hãy chọn kiểu Format là NTFS file system sau đó nhấn Enter để tiếp tục => Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng chạy hết 100% Giờ là lúc để khởi động lại Win XP, ta nhấn "ENTER" để quá trình xảy ra nhanh chóng nếu không Windows sẽ tự động khởi động lại sau 15 giây. => Khi khởi động lại, màn hình có hiện thông báo nhấn một phím bất kì để khởi động bằng ổ CD-ROM, ta đừng làm gì cả hãy để nó trôi qua. Windows đang được khởi động. Bây giờ ta chọn định dạng chuẩn khu vực của ta và nhấn OK. Lựa chọn ngôn ngữ và vùng. Chuột của ta lúc này đã hoạt động vì thế ta dùng chuột nhấn vào "CUSTOMIZE" Bây giờ ta nhấn vào "DETAILS". Tiếp đó ta chọn ngôn ngữ mặc định, và nhấn "OK" khi thoát => Bây giờ ta đã có tất cả sự thay đổi cần thiết, ta nhấn "NEXT" Bây giờ là lúc ghi thông tin cá nhân của ta. Ta điền tên và có thể điền thêm nơi công tác, làm việc. Ta nhấn "NEXT" khi đã sẵn sàng. Tiếp đó ta điền vào khóa sản phẩm. Sau khi điền chính xác xong ta nhấn NEXT. => Bây giờ ta đặt tên cho máy tính của ta và pasword của admin. Xác nhận lại password và nhấn "NEXT" Hệ thống giờ và ngày là phần tiếp theo, ta thay đổi nếu thấy cần thiết, và nhấn "NEXT. Windows sẽ tiếp tục được cài đặt ngay sau đó. => Nếu card mạng được tìm thấy trong máy của ta thì bảng sau sẽ hiện ra. Ta chọn "TYPICAL SETTINGS" và nhấn NEXT. => Windows sẽ tiếp tục cài đặt. Quá trình cài đặt kết thúc. Bây giờ là lúc để Windows XP khởi động lại lần nữa, ta nhấn "ENTER” để quá trình diễn ra nhanh chóng, mặt khác ta cũng có thể đợi 15 giây để Windows tự khởi động lại Khi khởi động lại sẽ có thông báo nhấn một nút bất kì để máy tính khởi động bằng CD-ROM, ta đừng nhấn bất kì nút nào, cứ để mặc cho nó trôi qua. => Windows bấy giờ sẽ nhận cấu hình máy tính của ta. Ta nhấn OK để tiếp tục. => Nếu ta đồng ý với sự thay đổi ta nhấn "OK" không thì ta nhấn "CANCEL" để lấy lại với cấu hình cũ. Bây giờ WINDOWS sẽ cập nhật thay đổi. Ta hãy kiên nhẫn chờ đợi. Màn hình WELCOME hiện lên.và kết thúc là Desktop của Windows XP. Windows đã được cài xong. 4. Cài đặt Driver Nếu máy vi tính có các thiết bị chưa được hệ điều hành Windows hỗ trợ Driver thì cần phải cài đặt thêm cho chúng, thường được thực hiện ngay sau khi cài hệ điều hành hoặc khi cần thay đổi, gắn thêm thiết bị mới. Có 2 cách cài đặt Driver là cài đặt tự động và cài đặt có lựa chọn. a. Cài đặt tự động: Đối với cách cài đặt này chỉ cần đưa dĩa CD chứa Driver của thiết bị cần cài vào ổ dĩa của máy vi tính, chương trình cài đặt (Setup) sẽ tự động chạy và hiển thị bảng liệt kê các Driver cần phải cài đặt, thông thường chỉ cần để nguyên các lựa chọn mặc định và nhấn Install, Go, Next,... để tiến hành cài đặt Driver và chương trình ứng dụng cho thiết bị. => Nếu chương trình cài đặt không tự động chạy thì có thể truy cập vào ổ dĩa CD-ROM, tìm chạy tập tin (File) có tên Setup (setup.exe) và theo các hướng dẫn của chương trình để cài đặt. Trong quá trình cài đặt có thể chương trình sẽ yêu cầu khởi động lại máy, nhấn Ok hoặc Restart để đồng ý. Sau khi khởi động chương trình sẽ tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị còn lại khác. Nếu chương trình không tự hoạt động lại thì phải truy cập vào ổ dĩa CD-ROM như cách trên cho đến khi cài đặt hết toàn bộ các Driver cần thiết. b cài đặt có lựa chọn Device Manager, lúc đó sẽ thấy xuất hiện dấu X màu đỏ phía trước tên của thiết bị, nhấn nút phải chuột vào tên thiết bị đó và chọn update driver software.. để tìm nơi chứa bản driver của máy. Trong qua trình cài đặt đơn thuần chi nhấn NEXT ,cho tới khi quá trình thành công thì FINISH. * Sau khi cài đặt song hệ điều hành thì ta tiến hành cài dặt các phần mềm văn phòng thông dụng và các ứng dụng khác… 5. Cài Đặt Office. Microsoft Office là bộ phần mềm văn phòng rất thông dụng với các ứng dụng như: xử lý văn bản (Word), bảng tính (Excel),  chương trình hỗ trợ trình diễn, thuyết trình (PowerPoint), cơ sở dữ liệu (Access)... Sau đây là phần hướng dẫn cài đặt phiên bản Office 2003: a, cho dĩa CD Office 2003 vào ổ dĩa quang (CD-ROM). chọn ổ dĩa CD có chứa dĩa cài đặt, mở thư mục OFFICE hoặc OFFICE11 và chạy tập tin Setup.exe. b, Chương trình cài đặt sẽ chạy và sao chép một số tập tin cần thiết vào ổ dĩa cứng để chuẩn bị cài đặt. Sau đó sẽ xuất hiện bảng Product key, ta phải nhập các mã số được kèm theo dĩa CD Office 2003 và nhấn Next. => c, Ở màn hình kế tiếp là User information, ta sẽ nhập: tên của mình, tên viết tắt, tên cơ quan, lần lượt vào các ô trống. Mặc nhiên các ô này sẽ có sẵn tên được khai báo lúc cài đặt Windows, nhấn Next để tiếp tục. d, Kế tiếp là màn hình End User License Agreement, ta có thể đọc nếu muốn, hãy đánh dấu vào ô I Accept the terms... bằng cách nhấn chuột vào đó, nhấn Next để tiếp tục. => e, Màn hình Type of Installation ta có các lựa chọn để cài đặt - Typical Install: Đây là lựa chọn thông dụng, để cài đặt các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ cần thiết. - Complete Install: Cài đặt tất cả các ứng dụng và các thành phần hỗ trợ có trong bộ Office 2003. - Minimal Install: Chỉ cài đặt một số ít ứng dụng cần thiết, sẽ giúp ta tiết kiệm được dung lượng của đĩa cứng. - Custom Install: Cài đặt do ta lựa chọn, nếu như ta chỉ muốn cài một trong các ứng dụng của bộ Office 2003 thì hãy chọn mục này. - Nếu chọn Custom Install sẽ hiện ra bản Custom setup, hãy chọn các ứng dụng mà ta cần cài bằng cách nhấn chuột vào các ô tương ứng, đánh dấu vào ô Choose Advanced Customization Of Applications và nhấn Next. => f. Lựa chọn (tích) vào các chương trình mà ta muốn sử dụng. - Run From My Computer: Chỉ cài các phần chính lên đĩa cứng. - Run All From My Computer: Cài tất cả lên đĩa cứng. - Installed On First Use: Chỉ hiện ra bảng yêu cầu cài đặt thêm khi cần. - Not Available: Không cài đặt cũng không hiện ra yêu cầu cài đặt - Sau khi đã chọn xong và nhấn Next, màn hình thống kê cho ta biết thành phần đã chọn cài đặt và các thông tin về dung lượng đĩa cứng cần thiết. Nhấn Install để cài đặt. => g, Sau khi quá trình cái đặt hoàn tất, màn hình cuối cùng sẽ có 2 lựa chọn cho ta: - Check The Web For Updates And Additional Downloads: Đánh dấu vào ô này nếu ta muốn nâng cấp. - Delete Installation Files: Xóa các tập tin cài đặt được chép lên ổ dĩa cứng, ta đừng nên đánh dấu vào ô này. Nhấn Finish để kết thúc công việc cài đặt. Khi ta chạy chương trình lần đầu tiên sẽ có một bảng thông báo ta xác nhận (Activate) và đăng ký thông tin với Microsoft, nếu chưa sẵn sàng ta có thể bỏ qua. IV. GIẢI QUYẾT CÁC LỖI KHI LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT Sau khi lắp ráp một máy tính xong, có thể nó sẽ không chạy được. Điều đó cũng có nghĩa là ta lắp sai, bị lỗi hoặc không phù hợp, vậy để tìm ra nguyên nhân đó thì ta phải tiến hành kiểm tra từng thành phần. Để cho vấn đề giải quyết nhanh hơn, trước hết bạn phải xem tình trạng máy: Vấn đề 1 : Sau khi bật công tắc nguồn nhưng không thấy tín hiệu hoạt động: Các triệu chứng, đèn chỉ báo công tắc nguồn không sáng lên, quạt cho bộ nguồn không hoạt động, không nghe thấy tiếng bíp sau khi khởi động máy và các ổ đĩa không chạy, v.v…Nguyên nhân có thể là: Bị ngắt nguồn: kiểm tra cáp nguồn trên bộ nguồn được nối với giắc cắm nguồn xem nó đã khớp chặt chưa. Nếu máy có công tắc nguồn phụ thì phải kiểm tra xem đã bật công tắc này chưa. Nguồn không được nối với bo hệ thống:Máy tính không thể khởi động được nếu nguồn không được nối với bo hệ thống ATX. Kiểm tra cáp nguồn trên bo hệ thống và xem nó đã được nối chính xác chưa. Vấn đề 2 : Đèn chỉ báo nguồn trên tấm mặt sáng nhưng đèn trên monitor không sáng (hoặc nó có màu cam), nguồn monitor không được bật lên: Vấn đề này có thể là cáp nguồn monitor không được nối với jack nguồn Cáp tín hiệu video chưa được cắm hoặc cắm nhưng không chặt. Các chân của cáp video monitor bị gãy hoặc bị lệch. Dây cáp bị đứt ngầm. Vấn đề 3 : Đèn chỉ báo trên ổ đĩa mềm sáng liên tục sau khi bật công tắc nguồn máy tính: Điều này cho ta biết cáp dẹp chưa được nối, có thể hướng cài bị sai hướng. Quay lại ngược lại đầu cáp và cài lại. Vấn đề 4 : Màn hình thứ hai được hiển thị trên monitor chỉ “Disk boot failure, insert…” và sau đó hệ thống bị treo. Thông báo này chỉ hệ thống không thể phát hiện dữ liệu khởi động trong bất kỳ ổ đĩa nào; nói cách khác, không có ổ đĩa nào có thể sử dụng, nguyên nhân có thể như sau: Không có thiết bị khởi động: hãy kiểm tra xem đã nhét đĩa khởi động vào chưa Không thể cài đặt ổ đĩa mềm có vấn đề hoặc bị hư: cài đặt ổ đĩa mềm không chính xác, kiểm tra xem ổ đĩa đã cài đúng hướng chưa. Vấn đề 5 : Máy khởi động ngay sau khi cắm điện: Khi máy vừa cắm dây nguồn vào là may khởi động và vào win như bình thường luôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là ta đã cắm xai dây tín hiệu POWER LED vào máy tính, (dây này có phân chiều ân dương). Cách khắc phục là ta rút dây này ra và cắm đảo chiều lại là được. V. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI HỆ THỐNG Sao lưu và phục hồi hệ thống là công việc không thể thiếu đối với bất cứ ai sử dụng máy vi tính, và càng quan trọng hơn với những người làm kĩ thuật. Có nhiều cách để sao lưu và phục hồi hệ thống, ở đây em xin nêu cách sao lưu và phục hồi bằng sử dụng chương trình GHOST. 1. Chuẩn bị. Chuẩn bị đĩa Hiren's Boot CD,. Vào CMOS thiếp lập chế độ khởi động từ đĩa CD trước tiên để khởi động từ đĩa Hiren's Boot. Khởi động máy từ Hiren's Boot CD.Chọn Start Boot CD. -=> Chọn Disk Clone Tools. hoặc nhấn số 2, Enter. Chọn Norton Ghost 8.0 hoặc nhấn số 2, Enter để khởi động phần mềm Norton Ghost => Giao diện chính của Norton Ghost như sau: Các chức năng cơ bản: Quit: thoát. Options: thiết lập theo ý người sử dụng. Local: menu chính để thực hiện các chức năng của Norton Ghost. Disk: Các lệnh với ổ đĩa To Disk: Sao chép nội dung một ổ đĩa sang ổ đĩa thứ 2. To Image: Sao lưu tất cả nội dung của ổ đĩa thành một tập tin .gho From Image: Phục hồi nội dung ổ đĩa từ một tập tin .gho đã sao lưu. Partition: Các lệnh với phân vùng ổ đĩa. To Partion: Sao chép nội dung một phân vùng sang phân vùng khác. To Image: Sao lưu tất cả nội dung của phân vùng thành một tập tin .gho - Lệnh này để sao lưu phân vùng có HĐH và các phần mềm cùng toàn bộ dữ liệu trên đó. From Image: Phục hồi nội dung một phân vùng từ tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu - Lệnh này để phục hồi phân vùng có HĐH đã sao lưu khi HĐH bị sự cố. 2. Sao lưu hệ thống: Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn Local - Partition - To Image để sao lưu phân vùng chứa HĐH thành một tập tin hình ảnh (*.gho) => Bước 1: Chọn ổ đĩa có phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK. Hình trên cho thấy có 6 ổ đĩa, các ổ đĩa được đánh số thứ tự từ 1/6, ổ chính là số1 Bước 2: Chọn phân vùng cần sao lưu trên ổ đĩa đã chọn. Để sao lưu phân vùng chứa hệ điều hành, ta cần chọn phân vùng chính. Phân vùng cũng được đánh số thứ tự, phân vùng chính đánh số 1. Chọn xong nhấn OK. => Bước 3: Chọn nơi lưu tập tin (*.gho) chứa toàn bộ nội dung của phân vùng được sao lưu. Ta phải chọn nơi lưu là một phân vùng khác và có dung lượng lớn hơn phân vùng sao lưu Bước 4: Đặt tên cho tập tin hình ảnh (*.gho). Nên đặt tên ngắn gọn, nhấn Save để bắt đầu quá trình sao lưu. => Bước 5: Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast. Bước 6: Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu. Nhấn Yes. Bước 7: Kết thúc và khởi động lại máy. Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản thông báo. Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và khởi động lại máy. 3. Phục hồi hệ thống Trong trường hợp HĐH bị lỗi, hoặc phần mềm ứng dụng bị lỗi, ta có thể phục hồi toàn bộ phân vùng với tập tin đã được sao lưu. Khởi động máy với đĩa Hiren's Boot, chạy Norton Ghost như hướng dẫn ở phần 1. Trong cửa sổ Norton Ghost, chọn menu Local - Partition - From Image. => Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh (*.gho) đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi Bước 2: Chọn tập tin (*.gho) để phục hồi phân vùng. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open. => Bước 3: Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó. Bước 4: Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK. Bước 5: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin (*.gho) vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận. Bước 6:  Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy. Chương II: SỬA CHỮA MÁY TÍNH Để có thể sửa chữa được một bộ máy tính thì chúng ta phải nắm được cấu tạo, chức năng, nguyên lí hoạt động của các thành phần bên trong một máy tính, biết được nguyên nhân của các sự cố, cách khắc phục các sự cố đó và phải tuôn theo một quy trình chặt chẽ khoa học. Sau đây em xin trình bày những vấn đề cơ bản nhất để có thể sửa chữa một bộ máy tính.. I. CÁC HỎNG HÓC CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA: A . Khắc phục và sử lý các lỗi do phần mềm: *. Cách xử lý khi máy bị nhiễm virus: Khi máy bị nhiễm VIRUS chúng ta tiến hành các bước sau: 1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy từ ổ CD. 2. Sử dụng đĩa HIRREN BOOT 9.7 trở lên, cũng có thể sử dụng các đĩa boot khác như 9.5, 9.1…nhưng tốt nhất vẫn là 9.7, 9.8 hoặc 9.9. 3. Vào window xp mini (window 98 mini), copy, sao lưu toàn bộ dữ liệu có trong ổ C vào các ổ khác. 4. Tìm kiếm và diệt bằng tay những con virut hay gặp, như AUTORUN.INF, tên thư mục.EXE,… 5. Format ổ C (không nên format nhanh), cài hoặc GHOST lại cho ổ C. 6. Lúc này ta chưa vội vào mở các ổ đĩa. Cho chạy các chương trình diệt virut có bản quyền hoặc miễn phí, để quét sạch virut các ổ rồi sử dụng bình thường. Nếu trong trường hợp máy không có dữ liệu quan trọng thì ta có thể chia lại ổ và format các ổ cho sạch virut rồi cài lại và sử dụng bình thường. *. Hoặc cũng có thể áp dụng theo cách sau: 1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống từ ổ A. 2. Chạy các chương trình kiểm tra và diệt virus. Sau khi kết thúc quá trình trên thì khởi động lại máy từ ổ cứng và làm việc bình thường. *. bios: BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra. +.Vai trò của BIOS BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau: - Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. - Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. + tinh chỉnh BIOS CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau: - Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup. - Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup. - Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup. -Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau. +.CMOS của mainboard thông dụng: Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy ta sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS. Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với  các nhà sản xuất khác nhau). => 1.1 STANDARD CMOS SETUP Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1. Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1. Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2. Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2. Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch. Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, ta phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa. 1.2 BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP *. Trong mục này lưu ý các mục sau: - First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy. - Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất. - Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia. 1.3 INTEGRATED PERIPHERALS Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép ta cho sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa. 1.4 Một số chức năng khác: Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS. User Password: thiết lập mật khẩu  đăng nhập vào máy. IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE. Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS. Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập. B. Các hỏng hóc liên quan đến phần cứng: Đây là các lỗi mà em đã gặp trong quá trình thực tập. Trong bài viết dưới đây em có sử dụng các dụng cụ đo và kiểm tra sửa chữa cơ bản như cạc test Main, đồng hồ đo, …và ở đó em cũng xin nói qua về cách sử dụng các thiết bị đó. 1 . Các lỗi liên quan đến CPU: * Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường gọi là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại. CPU bị xác lập cho chạy quá tốc độ quy định. Cần kiểm tra xác lập lại tốc độ cho CPU, nếu vẫn còn lỗi là do CPU bị hư hỏng. * Máy treo sao khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút) Hệ thống giải nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không tốt. Cần làm vệ sinh quạt giải nhiệt trên CPU, các quạt giải nhiệt khác trên bo mạch chủ và quạt giải nhiệt của bộ nguồn. Ta cần chú ý làm sạch bụi cho các tấm nhôm giải nhiệt vì nếu quạt chạy tốt mà các tấm nhôm này bị bám bụi dầy thì CPU hay các chíp vi xử lý khác cũng không thoát nhiệt được). * Máy thỉnh thoảng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30s Nhiệt độ của CPU tăng quá mức quy định nên bộ phận quản lý nhiệt độ trên bo mạch chủ phát báo động. Kiểm tra lại hệ thống giải nhiệt cho CPU, Ta cũng nên vào BIOS kiểm tra xem mức nhiệt độ xác lập ngưỡng báo động có thấp quá không. 2 . Các lỗi liên quan đến MAINBOARD: Lỗi 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM… Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt. Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại. Lỗi 2: Chết BIOS lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. Ở đây chỉ đề cập tới trường hợp main ta bị chết do “nâng cấp BIOS” không thành công. Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất Mainboard, model…càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ copy vào. Loại máy copy ROM này chỉ có những nơi bảo hành Main lớn mới có. Lỗi 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định) Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) đa phần các lỗi không ổn định, chập chờn. Lỗi 4 : Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng. Nguyên nhân: Hỏng IC giao tiếp chuột, bàn phím . Để nhận biết IC giao tiếp ta có thể dò ngược từ các cổng chuột bàn phím về ( sử dụng thang x1 đo thông mạch ) Nguyên nhân mất tác dụng cổng USB Với cổng USB không hoạt động ta cần hàn lại Chipset nam ( dùng máy hàn khò lại)  vì tín hiệu đưa ra cổng này được lấy từ Chipset nam . Cổng USB lấy tín hiệu từ Chipset nam và ra nguồn 5V       lấy từ nguồn 5V chính của Mainboard. 3 . Các lỗi liên quan đến RAM a. Biểu hiện khi hỏng RAM Khi RAM hỏng thường có biểu hiện là : Bật máy tính có 3 tiếng bít dài, không lên màn hình Lưu ý : Lỗi Card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường là      một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn . Nguyên nhân : - RAM bị hỏng - RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt - RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus Kiểm tra RAM - Tháo RAM ra ngoài , vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại - Thay thử một thanh RAM mới ( lưu ý phải thay RAM có Bus được Mainboard hỗ trợ ) - Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử Card Video khác . Lưu ý : Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã hoạt động. 4 . Các lỗi cơ bản khác - Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa a, :  Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay. Nguyên nhân : ( do một trong các nguyên nhân sau ) - Hỏng bộ nguồn ATX - Hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard - Hỏng công tắc tắt mở Power On Kiểm tra : - Sử dụng một bộ nguồn tốt để thử, nếu máy hoạt động được  thì do hỏng bộ nguồn trên máy  => Phương pháp sửa nguồn được đề cập ở chương CASE và NGUỒN . - Kiểm tra công tắc tắt mở hoặc dùng Tơ vít đấu chập trực tiếp hai chân P.ON trên Mainboard  => Nếu máy hoạt động là do công tắc không tiếp xúc . b, :  Máy có đèn báo nguồn, quạt nguồn quay  khi bật công tắc nhưng không  lên màn hình, không có tiếng kêu lỗi Ram hay lỗi Card Video . Nguyên nhân : Nguồn mất điện áp P.G Hỏng CPU Hỏng Mainboard Lỗi phần mềm trên ROM BIOS Hỏng loa bên trong máy và Ram hoặc Card video đồng thời => Nếu các thiết bị trên tốt mà lỗi Ram hay Card Video thì có tiếng kêu khi khởi động . => Nếu hỏng các ổ đĩa thì vẫn lên màn hình, vẫn báo phiên bản Bios Kiểm tra : Bạn cần kiểm tra để kết luận xem có phải do Mainboard hoặc CPU hay không ? Trước tiên hãy thay một bộ nguồn ATX tốt để loại trừ , nếu thay nguồn khác mà máy chạy được thì do hỏng nguồn trên máy => ta sửa bộ nguồn trên máy => lưu ý chân PG ( mầu xám ) khi quạt nguồn quay chân này phải có điện áp khoảng 3V đến 4V, nếu chân này không có điện thì máy không khởi động được. PG ( Power Good = Nguồn tốt ) Kiểm tra loa bên trong máy và chắc chắn rằng loa bên trong máy vẫn  tốt. Tháo RAM, Card Video và các ổ đĩa  ra khỏi máy chỉ để lại CPU gắn trên Mainboard rồi bật công tắc nguồn để kiểm tra . => Nếu không có tiếng kêu ở loa thì => Mainboard hoặc CPU chưa hoạt động => Thiết lập lại Jumper cho đúng tốc độ BUS của CPU ( với Mainboard Pentium 3 và Pentium 4 ) => Nếu đã thao tác như trên nhưng máy vẫn không có các tiếng bíp dài ở loa là hỏng Mainboard hoặc hỏng CPU c, :  Bật nguồn máy tính thấy có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình . Nguyên nhân : Máy bị lỗi RAM => Lỗi RAM thường phát ra những tiếng Bíp....... dài liên tục . Máy bị hỏng Card Video => Hỏng Card Video thường phát ra một tiếng Bíp.......dài và ba tiếng Bip Bip Bip ngắn . Kiểm tra & Sửa chữa : Nếu máy có những tiếng Bíp........Bíp.......Bíp....... dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, ta hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard , dùng dầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm sau đó gắn vào và thử lại .     Vệ sinh sạch khe cắm RAM bằng dầu RP7 hoặc bằng xăng      Vệ sinh sạch chân RAM cho khả năng tiếp xúc tốt nhất Nếu máy có một tiếng Bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video . => ta hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM          Vệ sinh khe, chân cắm AGP d, : Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Win XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt . Nguyên nhân : Máy bị lỗi RAM ( ở dạng nhẹ ) Máy gắn 2 thanh RAM khác chủng loại hoặc khác tốc độ Bus Trên Mainboard bị khô hoặc bị phồng lưng các tụ hoá lọc nguồn . Máy bị xung đột thiết bị, gắn nhiều Card lên khe PCI Kiểm tra & Sửa chữa : Kiểm tra RAM, nếu trên máy gắn 2 thanh thì hãy tháo thử một thanh ra ngoài rồi thử lại, khi gắn 2 thanh vào máy thì phải cùng Bus, cùng chủng loại và nên có dung lượng bằng nhau . Thay thử thanh RAM khác rồi thử lại . Tháo hết các Card mở rộng ra, chỉ để lại Card Video trên máy rồi thử lại => nếu máy chạy được là do lỗi Card hoặc máy xung đột thiết bị . Quan sát các tụ hoá lọc nguồn trên Mainboard nếu thấy có hiện tượng phồng lưng thì ta cần thay thế tụ mới .  Cả dãy tụ bên trên bị phồng lưng => cần thay mới Chú ý : -  Khi thay tụ hoá trên Mainboard ta phải cho thật nhiều nhựa thông sao cho khi tháo tụ ra thì mũi mỏ hàn phải chìm bên trong nhựa thông, nếu ta tháo khan có thể sẽ làm hỏng mạch in của Mainboard. -  ta có thể thay tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ hỏng và điện dung có thể thay sai số đến 20% . e, : Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực. Nguyên nhân : Hỏng quạt CPU Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn Máy bị nhiễm Virus Lỗi hệ điều hành Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành. Kiểm tra & Sửa chữa Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không ? Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo, sau khi chạy được vài phút Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn lên ổ cứng rồi thử lại . Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả . Cài lại hệ điều hành cho máy ( xem lại phần cài đặt ) . Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì ta vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo . => Kiểm tra ổ đĩa có Bad không ta làm như sau : - Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước. Cho đĩa Boot CD vào, chạy trên nền DOS, ta gõ   SCANDISK C :   => Đợi cho máy tự quét kiểm tra , ta bấm Enter khi máy dừng lại sau đó sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau : Màn hình trên cho thấy trên ổ C có một số điểm bị Bad  ( các vị trí có chữ B mầu đỏ là bị Bad " Đĩa hỏng " ). Với những trường hợp ổ đia thuộc phân vùng hệ điều hành bị BAD (hỏng )thì ta có thể chia lại ổ, để ổ C tránh phần BAD ra. Nếu phần BAD ít thì ta có thể cắt phần BAD đi rồi chia ổ cài lại như thường.Còn nếu trường hợp ổ BAD quá nhiều thì ta cần phải thay ổ cứng mới. Chương III: MÁY IN VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, CÁCH SỬA CHŨA. I. CÁCH CÀI ĐẶT DRIVER CHO MÁY IN 1. Chuẩn b ị: - Cho đĩa máy in vào ổ đĩa CD - Bật nguồn điện máy in - Kiểm tra dây đã nối với máy tính chưa 2. Tiến hành cài đặt - Kích chuột vào Star->Settings->Printers and Faxes - Xuất hiện hộp thoại Printers and Faxes Chọn “Add a Printer”. Xuất hiện hộp thoại Nhấn Next để tiếp tục Chọn Next để cài trực tiếp trên máy vi tính, Chọn A network printer...... Next để cài máy in qua mạng LAN hoặc Internet Chọn cổng kết nối máy in trong mục Use the following port: Là USB nếu máy in của bạn được kết nối với máy tính qua cổng cắm USB còn khác thì là chọn LPT Sau đó đặt tên máy in Do you want to printer a test page ? bạn có muốn in thử hay không ? Yes: Đồng ý để in thử, No: Không in thử. Chọn Next Chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt. II. một số lỗi thường gặp lỗi 1 : Không nạp giấy hoàn toàn. Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng “cách” đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó. - Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm) Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay. Lỗi 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi. Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ “bị lì mặt nhám”, bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép “hơi lì mặt” và sử dụng giấy quá mỏng. Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được. Lưu ý : Bánh ép nạp giấy “bị lì mặt” còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến “dắt giấy” trong đường tải, lô sấy. Lỗi 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi. Mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp). Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy). Khắc phục : Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó) Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau) Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy. Lỗi 4: Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi. Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : • Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt. • Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) • Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. Khắc phục : Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên. Bệnh 5: Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phát xạ của laser diode hoạt động kém dẫn đến cường độ laser quá mạnh làm phân hủy tĩnh điện trên trống quá nhiều, gây ra mờ bản in. Khắc phục : Mở nắp hộp quang. Chỉnh biến trở MD (nằm sát laser diode) khoảng 1/8 cung tròn về bên trái và in thử. Nếu chưa đạt thì chỉnh tiếp. *Lưu ý : Trước khi chỉnh, cần chấm vào mặt biến trở 1 tí (đầu tăm) dầu (máy khâu) để boi trơn, tránh cho mặt than của biến trở bị rạn, vỡ. Bệnh 6: Bản in lốm đốm (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Lỗi này do hệ thống lệch tia và dẫn quang gây ra. Bạn hãy vệ sinh hệ thống dẫn quang : • Miếng kim loại trắng bóng (10mmx10mmx1mm) gắn trên trục của motor lệch tia. • Kính khúc xạ. • Gương phản xạ Những đối tượng này nếu bị mốc, bẩn thì rửa bằng “nước rửa bát” và chổi mềm. Sau đó lau khô bằng giẻ mềm. Tuyệt đối không sấy, không rửa bằng hóa chất (như cồn, axeton …) Bệnh 7: Bản in đen sì Lỗi này do mất tia laser hoặc cường độ phát xạ quá yếu. Máy in laser lại sử dụng laser trắng (khác với ổ CD/DVD sử dụng laser đỏ hoặc xanh) nên không thể kiểm ra bằng mắt thường. Khắc phục : • Chỉnh thử biến trở MD (về bên phải), mỗi lần chỉnh 1/8 cung tròn. • Kiểm tra điện áp 5V(+), đây là thiên áp tĩnh cho laser diode. Nếu mất hãy dò ngược từ chân laser diode về đầu cáp hộp quang. Đường nguồn này thường có 1 điện trở cầu chì (0,47Ω) và 1 tụ lọc (vài chục nF, tùy máy) đằng sau điện trở. Điện trở có thể đứt, tụ lọc có thể chập, hãy thay thế (đúng giá trị). • Nếu điện áp 5V có, chỉnh thử biến trở MD không được, hãy thay laser diode (nguyên nhân này có sác xuất rất thấp, khoảng vài %). KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLắp ráp và cài đặt máy tính.doc
Tài liệu liên quan