Lạm phát

Dài hạn, tiền lương danh nghĩa tăng theo làm tổng cung ngắn hạn giảm làm giá tăng và sản lượng giảm, thất nghiệp tăng trở lại mức tự nhiên → giải thích đường Phillips dài hạn thẳng đứng

ppt77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9: Lạm phát (Inflation) Nội dung của chương 9.1. Khái niệm và đo lường 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ - Tiền tệ và lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Lạm phát được dự tính trước Lạm phát không được dự tính trước 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Nội dung của chương 9.1. Khái niệm và đo lường 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ - Tiền tệ và lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Lạm phát được dự tính trước Lạm phát không được dự tính trước 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 9.1. Khái niệm và đo lường Khái niệm Lạm phát (Inflation): là sự gia tăng liên tục mức giá chung của các hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Lạm phát (Inflation): là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Giảm phát (Deflation): Là sự suy giảm liên tục mức giá chung của các hàng hoá và dịch vụ. Giảm phát (Deflation): là sự gia tăng sức mua trong nước của đồng nội tệ. 9.1. Khái niệm và đo lường Đo lường lạm phát Tỷ lệ lạm phát: được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. t : tỷ lệ lạm phát thời kỳ t Pt: mức giá của thời kỳ t Pt-1: mứ giá của thời kỳ trước đó 9.1. Khái niệm và đo lường Để đo lường mức giá chung sử dụng: Chỉ số điều chỉnh (D) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9.1. Khái niệm và đo lường CPI là tổng hợp chi phí của nhóm hàng tiêu dùng. Khi nghiên cứu người ta phải xem xét cơ cấu từng nhóm hàng tiêu dùng so với tổng chi tiêu. Chú ý: Trong khi tính toán thì phải chọn 1 số nhóm hàng tiêu dùng mang tính chất đại diện từ đó khảo sát biến động giá. Ví dụ: Tính Chỉ số giá tiêu dùng CPI? 9.1. Khái niệm và đo lường Giá thực phẩm tăng 8%, y tế tăng 7%, giáo dục tăng 5% so với năm 2006 Ngân sách cho: - 60% thực phẩm; - 20% cho y tế; - 20% cho giáo dục CPI năm 2007: (108×0,6) + (107×0,2) + (105×0,2) = 107 9.1. Khái niệm và đo lường Chỉ số giá cả sản xuất (PPI - Production Price Index) Chỉ số giá bán buôn (WPI - Wholesale Price Index) Phân loại lạm phát Phân loại theo mức độ của tỷ lệ lạm phát hay dựa theo định lượng ta có: 9.1. Khái niệm và đo lường * Lạm phát vừa phải (Moderate inflation): Là lạm phát ở mức một con số trong năm và con số này ổn định (lạm phát dưới 2 chữ số; dưới 10%). * Lạm phát phi mã (galloping inflation): Là lạm phát trong phạm vi 2 hoặc 3 con số trong một năm. * Siêu lạm phát (Hyperinflation): Là lạm phát trên 3 con số trong một năm hay giá cả tăng lên rất nhanh tới hàng nghìn % trong năm Zimbabwe Inflation rate Siêu lạm phát (Hyperinflation): Zimbabwe Inflation Rate 1980-2008 Siêu lạm phát (Hyperinflation): Chỉ cần 1 đôla Mỹ, người ta có thể đổi được hơn 1 tỷ đôla Zimbabwe. Zimbabwe liên tục phát hành tiền để đối phó với cơn khát tiền mặt 2008. Nội dung của chương 9.1. Khái niệm và đo lường 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ - Tiền tệ và lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Lạm phát được dự tính trước Lạm phát không được dự tính trước 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Nguyên nhân lạm phát: Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát ỳ Lạm phát do sự thay đổi tỷ giá Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Lạm phát do cầu kéo (pull-demand) Diễn ra do tổng cầu AD tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một quốc gia, sẽ gây ra sự gia tăng giá cả và lạm phát xảy ra Sản lượng tăng tới Y1 Giá tăng từ Po tới P1 Po Yo Y P ASSR ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do cầu kéo Lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao AD tăng có thể do Tiêu dùng tăng cao (C) Đầu tư tăng cao (I) Chi tiêu chính phủ tăng cao (G) Xuất khẩu tăng cao (NX) 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Người nội trợ chóng mặt vì giá cả leo thang Một bát phở như thế này bình thường có giá khoảng 10.000-15.000 đồng, nhưng những ngày có sau Tết lên đến 25.000-30.000 đồng. Giá nhiều loại thuốc đã tăng cao tới 30% Giá tăng mạnh sau tết 2009 Từ nhà dân đến nhiều công trình điêu đứng vì giá vật liệu xây dựng tăng quá cao 2008 Lạm phát do cầu kéo Hạn chế của lý thuyết này: Chưa giải thích được cốt lõi nguyên nhân của sự gia tăng tổng cầu và phân tách giữa lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong dài hạn. Tại sao tiêu dùng và đầu tư lại tăng cao? Tại sao chính phủ có thể tăng chi tiêu cao? Tại sao xuất khẩu tăng cao? 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy (push-cost) Diễn ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Hay diễn ra khi có các cú sốc cung bất lợi, ví dụ như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng….gây ra lạm phát kèm suy thoái Sản lượng giảm xuống Y1 Giá cả tăng lên P1 Po Yo Y P ASSRo ADo Eo P1 Y1 E1 ASSR1 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Các loại chi phí có thể gây ra lạm phát là: Tiền lương của người lao động tăng Thuế gián thu Giá nguyên liệu nhập khẩu: Giá dầu mỏ tăng và quốc gia này phải nhập khẩu dầu Giá các yếu tố đầu vào khác như thép, phân bón tăng Thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng nông nghiệp…. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Diễn biến giá dầu thế giới từ tháng 11/2007 đến 06/2008 Giá dầu thô lập kỷ lục mới, giá vượt qua 139 USD/thùng - cao nhất trong lịch sử (9/6/08) Lạm phát do chi phí đẩy Hạn chế của lý thuyết này Không phân tách lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong dài hạn 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ (inertia inflation) Diễn ra khi mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định (gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ) Lạm phát hiện tại chịu ảnh hưởng của lạm phát trong quá khứ Lạm phát năm 2004 cao khiến mọi người kỳ vọng lạm phát năm 2005 tiếp tục cao Là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Lạm phát kỳ vọng cao khiến giá trong các hợp đồng cung ứng tăng cao Đặc biệt là giá các đầu vào cung ứng Tổng cung ngắn hạn giảm và lạm phát xảy ra 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Hạn chế của lý thuyết này Không phân tách được nguyên nhân lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong dài hạn 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 4. Lạm phát do thay đổi tỷ giá Trong chế độ tỷ giá cố định, chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ làm giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ rẻ đi và giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ tăng lên 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 4. Lạm phát do thay đổi tỷ giá Xuất khẩu tăng và AD tăng Giá nguyên liệu nhập khẩu tính theo nội tệ tăng (cầu ít co giãn), chi phí sản xuất tăng và AS ngắn hạn giảm → lạm phát xảy ra do cả hai nguyên nhân lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 4. Lạm phát do thay đổi tỷ giá Hạn chế của lý thuyết này Không phân tách được nguyên nhân lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong dài hạn 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Chúng ta sẽ bàn lại các nguyên nhân lạm phát nói trên trong dài hạn 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do cầu kéo Tổng cầu không thể tăng cao mãi được nếu như lượng tiền trong túi mọi người không thay đổi → Tổng cầu tăng không phải là nguyên nhân dài hạn của lạm phát 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Giá dầu mỏ và đầu vào khác chỉ tăng trong một khoảng thời gian và trong một ngưỡng nhất định (ít ra điều này vẫn còn đúng cho tới giờ) → không phải là nguyên nhân của lạm phát trong dài hạn 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Thời tiết bất lợi hay nạn dịch gia cầm chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian → không phải là nguyên nhân gây ra lạm phát trong dài hạn. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Tiền lương công nhân không thể tăng mãi nếu không tăng cung tiền → Tiền lương tăng không phải do tăng cung tiền cũng không phải là nguyên nhân dài hạn của lạm phát 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Lạm phát kỳ vọng tăng làm giảm tổng cung ngắn hạn Nếu cung tiền không tăng thì nền kinh tế sẽ suy thoái và thất nghiệp tăng. Po Yo Y P SASo ADo Eo P1 Y1 E1 SAS1 LAS 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Thất nghiệp tăng gây áp lực giảm tiền lương danh nghĩa và giảm giá các nhân tố đầu vào khác Po Yo Y P ASSRo ADo Eo P1 Y1 E1 ASSR1 ASLR 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Lạm phát giảm xuống sẽ kéo theo lạm phát kỳ vọng giảm → Lạm phát ỳ cũng không phải là nguyên nhân dài hạn của lạm phát 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 4. Lạm phát do thay đổi tỷ giá Phá giá đồng nội tệ sẽ làm tăng lượng nội tệ cơ sở (MB) và tăng cung tiền. Nếu chỉ phá giá một lần thì giá cả trong nước tăng lên → tỷ giá thực tế trở lại mức ban đầu → xuất khẩu và nhập khẩu sẽ trở lại như cũ. → Thay đổi tỷ giá một lần không phải là nguyên nhân dài hạn của lạm phát. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ Tăng trưởng tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng lạm phát kéo dài 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Chúng ta sẽ gắn kết nguyên nhân tăng trưởng tiền tệ với 4 nguyên nhân đầu tiên để tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do cầu kéo Tăng trưởng tiền tệ liên tục sẽ làm giảm lãi suất và kích thích tiêu dùng và đầu tư, qua đó làm tăng tổng cầu liên tục → lạm phát trong dài hạn. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do cầu kéo G liên tục → AD liên tục → lạm phát dài hạn G trong dài hạn sẽ gây ra thâm hụt ngân sách khiến chính phủ sẽ phải phát hành nợ và vay từ NHTW (không vay được dân chúng hay nước ngoài nữa) → tăng trưởng tiền tệ. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát do chi phí đẩy Tăng lương liên tục chỉ có thể thông qua tăng cung tiền → AS ngắn hạn liên tục dịch chuyển lên trên và gây ra lạm phát trong dài hạn. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3. Lạm phát ỳ Lạm phát kỳ vọng cao không thể duy trì được nếu NHTW không tăng cung tiền để duy trì mức lạm phát cao. Do suy thoái và thất nghiệp sẽ kéo mức giá và lương giảm xuống. Tăng trưởng tiền tệ liên tục sẽ đảm bảo lạm phát kỳ vọng cao và lạm phát thực tế cao trong dài hạn. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 4. Lạm phát do thay đổi tỷ giá Phá giá liên tục sẽ đi kèm với việc tăng cung tiền liên tục (do lượng tiền cơ sở tăng) và sẽ làm tăng tổng cầu và giảm tổng cung ngắn hạn liên tục → lạm phát trong dài hạn. 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát AS ngắn hạn giảm Chi phí đẩy Lạm phát ỳ Phá giá nội tệ Đường AS ngắn hạn dịch lên trên và sang trái Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 ASSR2 P3 AD2 E3 E4 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát NHTW tăng cung tiền để chống suy thoái → AD tăng và đường AD dịch sang phải Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 ASSR2 P3 AD2 E3 E4 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát ỳ tiếp tục làm AS ngắn hạn giảm và đường AS tiếp tục dịch lên trên NHTW tiếp tục tăng cung tiền → Giá liên tục tăng, lạm phát dài hạn xảy ra Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 ASSR2 P3 AD2 E3 E4 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Nội dung của chương 9.1. Khái niệm và đo lường 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ - Tiền tệ và lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Lạm phát được dự tính trước Lạm phát không được dự tính trước 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Lạm phát làm giảm mức sống của dân cư!!! Đúng hay Sai??? 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Nhận định trên SAI → Ảo giác tiền tệ (money illusion) Lạm phát có nghĩa là giá cả tăng → (i) chi phí người mua tăng; → (ii) doanh thu người bán tăng 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Nếu lạm phát thuần nhất (mọi hàng hóa đều tăng cùng một tỷ lệ) → thu nhập thực tế của tất cả mọi người không thay đổi → mức sống không thay đổi. Nếu lạm phát không thuần nhất → thu nhập thực tế của một số người tăng còn thu nhập thực tế của một số người khác giảm → mức sống tính bình quân không thay đổi. 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Chi phí mòn giày (shoe-leather cost) Chi phí thực đơn (menu cost) Phân bổ sai nguồn lực Nhầm lẫn và bất tiện Méo mó do hệ thống thuế gây ra Lạm phát trong dự kiến/được dự kiến trước 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát 6. Phân bổ lại thu nhập bất hợp lý Lạm phát ngoài dự kiến/không được dự kiến trước Chi phí mòn giày Lạm phát cao khiến lãi suất danh nghĩa cao → mọi người giữ tiền mặt ít hơn và gửi tiền (rút tiền) ở NH nhiều hơn → chi phí về thời gian và sức lực 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Chi phí thực đơn Các DN niêm yết giá sẽ phải thường xuyên thay đổi catalog báo giá nếu lạm phát cao và thường xuyên → chi phí in ấn và phân phối tới khách hàng 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Nhầm lẫn và bất tiện Phân bổ sai nguồn lực Lạm phát không thuần nhất giữa các hàng hóa sẽ dẫn tới việc nguồn lực xã hội được phân bổ lại (cực đại lợi ích) → hiệu quả không còn tối ưu (giả định ban đầu là tối ưu) 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Méo mó do hệ thống thuế gây ra Biểu thuế không thay đổi theo tỷ lệ lạm phát → khoản thuế thực tế (tính theo sức mua) sẽ thay đổi khi lạm phát xảy ra dù rằng thu nhập thực tế trước thuế không thay đổi. 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Biểu thuế thu nhập 5 triêu: t = 10% Một người có thu nhập 10 triệu và mức giá chung P = 1 Lạm phát tăng gấp đôi; P = 2 và thu nhập là 20 triệu 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm với thuế suất 25% Lãi suất thực tế sau thuế đã giảm khi có lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Phân bố lại thu nhập bất hợp lý Ví dụ 1: người cho vay và người đi vay A cho B vay tiền A và B dự kiến lạm phát là 5%/năm A và B dự kiến lãi suất thực tế là 2%/năm Lãi suất danh nghĩa được thỏa thuận là 7%/năm 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Phân bố lại thu nhập bất hợp lý Ví dụ Lạm phát thực tế xảy ra là 7% Lãi suất thực tế sẽ là 0% A (cho vay) bị thiệt còn B (đi vay) được lợi một cách ngoài ý muốn do lạm phát không như dự kiến VD 2: Chủ DN và người lao động (tương tự) 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Biện pháp ngăn chặn lạm phát Lạm phát gây ra chi phí đối với nền kinh tế Vậy chúng ta có nên đưa lạm phát về bằng 0 hay không? → Chúng ta cần xác định lợi ích và chi phí của việc đưa lạm phát về bằng 0 Biện pháp ngăn chặn lạm phát Chính sách tài khóa thắt chặt Giảm G hoặc tăng T (giảm thâm hụt ngân sách) sẽ làm tổng cầu giảm và kéo theo mức giá giảm Chi phí của việc giảm lạm phát là sản lượng giảm và thất nghiệp tăng P1 Y1 Y P ASSR AD1 Eo Po Y0 E1 ADo ASLR Biện pháp ngăn chặn lạm phát Chính sách tiền tệ thắt chặt Tăng lãi suất → tiêu dùng và đầu tư giảm → AD giảm → mức giá giảm Chi phí của việc giảm lạm phát là sản lượng giảm và thất nghiệp tăng P1 Y1 Y P ASSR AD1 Eo Po Y0 E1 ADo ASLR Biện pháp ngăn chặn lạm phát Ước tính cho nền kinh tế Mỹ thời kỳ 1970-80 Giảm 1% lạm phát sẽ làm giảm sản lượng 5% → tỷ lệ hy sinh bằng 5 Quy luật Okun: thất nghiệp chu kỳ tăng 1% thì GDP thực tế giảm 2% so với GDP tiềm năng Tỷ lệ hy sinh vẫn còn chưa thống nhất Biện pháp ngăn chặn lạm phát Chi phí để cắt giảm lạm phát không nhỏ Lợi ích của việc cắt giảm lạm phát (bằng chi phí của lạm phát): Nhỏ nếu lạm phát ở mức vừa phải Lớn nếu lạm phát cao và rất cao → Không cần thiết đưa lạm phát về bằng 0; Có thể chấp nhận một mức lạm phát vừa phải; nên giảm lạm phát khi nó ở mức cao. Nội dung của chương 9.1. Khái niệm và đo lường 9.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát - Lạm phát do cầu kéo - Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát ỳ - Tiền tệ và lạm phát 9.3. Những tổn thất của xã hội do lạm phát Lạm phát được dự tính trước Lạm phát không được dự tính trước 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Năm 1958, A.W.Phillips (nhà kinh tế người Anh) cho đăng một bài báo với nội dung: Mối quan hệ nghịch chiều giữa tốc độ tăng tiền lương và tỷ lệ thất nghiệp Tiền lương tăng cao thì thất nghiệp giảm Tiền lương tăng chậm thì thất nghiệp tăng Mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Đường Phillips 4% Tỷ lệ thất nghiệp Tốc độ tăng lương Đường Phillips A 6% 7% B 3% Năm 1968, Friedman và Phelps đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỷ lệ thất nghiệp Tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn KHÔNG tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn Tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên dù tỷ lệ lạm phát bằng bao nhiêu 9.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Đường Phillips Tỷ lệ thất nghiệp Tốc độ tăng giá Đường Phillips ngắn hạn A B Đường Phillips dài hạn 5% thất nghiệp tự nhiên Đường Phillips Đường Phillips có thể được xác định thông qua việc phân tích mô hình AS-AD trong ngắn hạn và dài hạn Đường Phillips Tổng cầu tăng làm giá tăng và sản lượng tăng (thất nghiệp giảm) trong ngắn hạn → giải thích độ dốc âm của đường Phillips ngắn hạn Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 P3 Đường Phillips Dài hạn, tiền lương danh nghĩa tăng theo làm tổng cung ngắn hạn giảm làm giá tăng và sản lượng giảm, thất nghiệp tăng trở lại mức tự nhiên → giải thích đường Phillips dài hạn thẳng đứng Po Yo Y P ASSRo ADo Eo AD1 P1 Y1 E1 ASSR1 P2 E2 P3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChương 9 Lạm phát.ppt
Tài liệu liên quan