Mức độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh
nghiệm của cán bộ thực hiện. ISTA đã hạn chế chỉ áp dụng phương pháp này cho một
số loài cây.
• Phương pháp X quang
Phương pháp X quang là một phương pháp hữu ích để kiểm tra sức sống của hạt.
Phương pháp X quang cho phép phát hiện những hạt rỗng, những hạt không tổn
thương và những hạt không bình thường, đo chiều dầy của vỏ hạt và đanh giá sự sống
của hạt.
• Phân loại chất lượng hạt giống
Hạt giống sau khi kiểm nghiệm phải được phân loại chất lượng để sử dụng, bảo
quản cho hợp lý. Ở nước ta với nhiều loại hạt thường căn cứ vào tỷ lệ nảy mầm, sức
nảy mầm, và trọng lượng 1000 hạt để làm chỉ tiêu phân loại hạt và thường được phân
làm ba loại. Khi đánh giá chất lượng một lô hạt giống thường được xếp theo loại chất
lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm, hoặc sức nảy
mầm. Chỉ tiêu trọng lượng 1000 hạt cho phép thấp hơn một loại, nếu thấp hơn 2 loại
(nhưng không được thấp hơn loại 3 theo quy định) thì chất lượng lô hạt phải hạ xuống
một loại. Ví dụ: Nếu tỷ lệ nảy mầm hoặc sức nảy mầm.loại 1, trọng lượng 1000 hạt đạt
loại 2 chất lượng hạt được xếp loại 1, trọng lượng 1000 hạt đạt loại 3 chất lượng lô hạt
xếp loại 2 (tiêu chuẩn Nhà nước áp dụng cho một số loại hạt giống 1981)
49 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lâm nghiệp - Chương II: Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
Bảng 2.3. Quy đinh lấy mẫu kiểm nghiệm cho hạt đựng trong bao có trọng lượng 50-100kg
Số bao hạt Số mẫu điểm tối thiểu
1 đến 4
5 đến 8
9 đến 15
16 đến 30
31 đến 59
≥ 60
3 mẫu đểm/1bao
2 mẫu đểm/1bao
1 mẫu điểm/1bao
Tổng sỗ 15 mẫu điểm
Tổng sỗ 20 mẫu đềm
Tổng sỗ 30 mẫu đềm
Lấy mẫu hạt cho các lô hạt đổ thành đống hoặc đựng trong bao có trọng lượng lớn
hơn 100kg:
Bảng 2.4. Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm cho hạt đựng trong bao có trọng lượng
lớn hơn 100kg
Trọng lượng lô hạt Sỗ mẫu điểm tối thiểu
≤ 500kg
501-3.000kg
3001- 20.000kg
≥ 20.000kg
Ít nhất 5 mẫu đềm
1 mẫu điểm cho 300kg nhưng không ít hơn 5
1 mẫu điểm cho 300kg những không ít hơn 10
1 mẫu điểm cho 500kg nhưng không ít hơn 40
38
Lấy mẫu hạt chứa trong các dụng cụ nhỏ (hộp kim loại, bao polyetylene, túi
vải,...), tổng trọng lượng các bao hạt nhỏ là sông (ví dụ: 10 bao 5kg; 25 bao 2kg; 50
bao 1kg), được coi như một đơn vị bao thông thường để lấy mẫu điểm, số đơn vị được
chọn để lấy lấy mẫu giống như đối với lô hạt đựng trong các bao lớn.
Giảm kích thước các mẫu hộp: Thông thường phải giảm kích thước mẫu hộp
xuống cho bằng mẫu làm việc tiêu chuẩn. Nếu có điều kiện thì dùng máy chia hạt, còn
trong trường hợp không có thì chia hạt thủ công theo phương pháp chia đôi (mẫu được
dàn đều ra trên một mắt phẳng và lấy tay trộn đều, sau đó lấy thước sắc cạnh chia làm
4 phần, bỏ đi hai phần đối diện nhau, cứ làm lặp lại như trên cho đến khi mẫu còn gần
bằng mẫu tiêu chuẩn quy định). Hoặc phương pháp chén ngẫu nhiên (đặt mấy hàng
chén nhỏ theo một kiểu xác định nào đó trên một chiếc khay rồi đổ đều hạt xuống khay
từ phía trên, lấy ngẫu nhiên một số chén hạt để làm mẫu kiểm nghiệm. Người ta cải
biên phương pháp này bằng cách dùng khay được chia thành các ô vuông bằng nhau,
có đáy và không đáy xen kẽ với nhau).
Trọng lượng mẫu: Trọng lượng của mẫu kiểm nghiệm tuỳ thuộc vào kích thước của
hạt kiêm nghiệm. ISTA có nguyên tắc là mẫu kiểm nghiệm phải có ít nhất 2500 hạt cho
tất cả các loài chỉ trừ các loài có hạt rất lớn thì mẫu phải có ít nhất 500 hạt. Số lượng
trên được coi là đủ để thực hiện đa số những kiểm nghiệm thông thường (độ sạch, độ
thuần, trọng lượng hạt, tỷ lệ nảy mầm hoặc tỷ lệ sống), nếu cần xác định hàm lượng
nước thì thêm 10g đối với đa số các loài cây. Đối với những loài cây Nhiệt đới thì mẫu
kiểm nghiệm tối thiểu là 2g (với Bạch đàn) trong đó trung bình cứ mỗi gam "hạt cộng
mày" có khoảng 4000 hạt sống, cho đến 1kg (Tếch Tectona grandis) với số quả trung
bình 2000/1kg. Nếu hạt được gửi đến phòng thí nghiệm ở cơ sở khác để kiểm nghiệm
thì ISTA đề nghị tăng trọng lượng mẫu lên gấp đôi so với mẫu kiểm nghiệm.
2.8.2. Phân tích độ sạch (độ thuần)
Những mẫu hạt có thể chứa những vật lẫn như hạt cỏ dại, hạt các loài cây khác,
những mảnh vỡ của hạt, mảnh lá cây và các vật thể khác. Mục tiêu của phân tích độ sạch
là xác định thành phần của mẫu được kiểm nghiệm. Phân tích độ sạch được thực hiện
trước tiên, bởi vì tất cả những kiểm nghiệm tiếp theo đều sử dụng thành phần hạt sạch.
Phần hạt sạch là phần những hạt thuộc đúng chủng loài cây quan sát, bao gồm:
Những hạt đã chín, còn nguyên vẹn; những hạt nhỏ, vỏ nhăn nheo, những hạt chua
chín, những hạt đã nảy mầm; những mảnh vỡ của hạt có kích thước lớn hơn một nửa
kích thước của hạt đó.
Phần tạp vật gồm: Những mảnh vỡ của hạt có kích thước nhỏ hơn một nửa kích
thước của hạt đó; cánh hạt, những loài hạt khác lẫn vào, cành khô, lá lẫn, đất đá. Cân
cả mẫu hạt kiểm nghiệm, sau đó tách phần hạt sạch ra cân riêng. Theo quy định của
ISTA.khi cân phải lấy đến số lẻ cần thiết của gam, để tính phần trăm của các phần với
một số lẻ thập phân.
39
Độ thuần hạt giống (% hạt sạch): Là tỷ số % giữa trọng lượng hạt thuần khiết
(phần hạt sạch) so với trọng lượng mẫu kiểm nghiệm. Được tính như sau:
Kết quả kiểm nghiệm độ thuần thấp chứng tỏ lô hạt có nhiều tạp vật có thể gây
khó khăn trong bảo quản hạt giống.
2.8.3. Trọng lượng hạt giống
Trọng lượng hạt được tính cho đơn vị 1000 hạt thuần, quy về trọng lượng 1000 hạt
ở hàm lượng nước tiêu chuẩn (tuỳ từng loại hạt). Nói chung trong cùng một loại hạt,
trọng lượng 1000 hạt cao thì hạt càng chắc, mập phẩm chất hạt càng tốt.
Lấy 1000 hạt thuần khiết đem cân, anh bằng gam. Nếu khi phân tích cần độ chính
xác cao, có thể cân 4 mẫu rồi tính bình quân. Trường hợp hạt to có thể cân trọng lượng
của 500 hạt. Căn cứ vào trọng lượng 1000 hạt, quy ra số lượng hạt trong lkg hạt giống
theo công thức sau:
2.8.4. Tỷ trọng hạt giống
Là tỷ số giữa trọng lượng hạt trên trọng lượng của khối nước mà nó chiếm chỗ. Tỷ
trọng của hạt có liên quan đến tính chất vật lý, hoá học, cấu tạo giải phẫu và hàm
lượng nước của hạt. Tỷ trọng phản ánh độ chín và độ mập của hạt.
2.8.5. Tỷ lệ nảy mầm của hạt
Tỷ lệ nảy mầm là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mắn cho cây mầm bình thường
so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm.
Lấy mẫu kiểm nghiệm:
Lấy 400 hạt thuần chia ra làm 4 tổ, mỗi tổ 100 hạt.
Sau khi xử lý, hạt của mỗi tổ được gieo riêng trên các loại giá thể có độ ẩm thích
hợp như bông, cát, giấy thấm,..., đặt trong điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. ầm độ
của môi trường (giá thể) từ 50-60%, nhiệt độ trong phòng từ 25-300C, phòng thông
thoáng và giá thể phải đảm bảo không độc đối với cây mầm, không có nấm và các vi
Trọng lượng phần hạt sạch
Độ thuần % = x 100
Tổng trọng lượng toàn bộ mẫu
40
sinh vật khác, có cấu trúc xấp để giữ đủ không khí vả nước cho hạt nảy mầm Hàng
ngày kiểm tra, đếm số hạt đã nảy mầm ghi vào sổ theo dõi.
Đánh giá nảy mầm:
Một hạt dược coi là đã nảy mầm nếu như từ phôi của hạt đó đã sinh ra và phát
triển thành những bộ phận chính chúng tỏ rằng hạt co khả năng sinh ra một cây con
bình thương trong những điều kiện thích hợp như hạt được coi là đã nay mâm khi rễ
mâm dai bằng hai lan chiêu dai hạt trở lên). Đối vơi nhiều loài cây lân đếm cây mầm
đầu tiên được thực hiện sau một tuần tính từ khi bắt đâu gieo sau đó có thể lả cứ một
tuần lại đếm lại, cho đến khi kết thúc thi nghiệm. Nếu cần đanh giá chính xác hơn về
tốc độ nay mầm thì cần tiến hành đêm thưởng xuyên hơn. Cuối thí nghiệm cần tiến
hành bổ tất cả những hạt không này mầm để xcm tình trạng của hạt và ghi lại những
hạt không hỏng, mẩy và có thể là hạt sống. Đồng thời cũng xcm tình trạng những hạt
hỏng, không nảy mầm chẳng hạn như có côn trùng, nấm bệnh hay bị tổn thương cơ
học, để có thể có những biện pháp vệ sinh hoặc xử lý thích hợp hơn.
Số liệu thử nảy mầm thưởng phải gồm tỷ lệ % hạt nảy mầm và tỷ lệ % những hạt
tuy không nảy mầm nhưng vẫn còn sống khoẻ. Ví dụ: Tỷ lệ nảy mầm là 82%, hạt khoẻ
không nảy mầm là 6%; tỷ lệ sống (%) là 82% 16% = 88%.
Kỳ hạn nảy mầm:
Là số ngầy kể từ khi gieo hạt đến khi kết thúc nảy mầm. Ngày kết thúc nảy mầm
là ngày mà sau đó 5 ngày số hạt nảy mầm thêm không quá 5%.
Thử nghiệm nảy mầm là phương pháp thông dụng và chính xác nhất để xác định
tỷ lệ sống của hạt giống.
Thế nảy mầm (sức nảy mẩm)
Là tỷ số % số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường), quy đỉnh trong thời gian
ưu (thường lả 1/3 thời gian của quá trình này mang trên tổng số hạt đem thí nghiệm.
Thế nảy mầm càng cao thi phẩm chất hạt càng tốt.
Thời gian nảy mầm bình quân và giá trị thực dựng của lô hạt
Thời gian nảy mầm bình quân lả số ngày bình quân cân thiết đe lô hạt hoàn thành
quá trình nảy mầm. Thời gian nảy mầm bình quân chậm chứng tỏ phẩm chất hạt kém.
Giá trị thực dựng của lô hạt là chỉ tiêu đánh giá khả năng dùng vào sản xuất của lô
hạt thường căn cứ vào độ thuần và tỷ lệ nảy mầm để tính.
Kiểm nghiệm hàm lượng nước của hạt
Hàm lượng nước của hạt giống có liên quan rất chặt chê đến sức sống của hạt
trong quá trình bảo quản. Do đo cần kiểm tra hàm lượng nước của hạt trước khi đem
bảo quản.
41
Lấy mẫu hạt đem kiểm nghiệm cho mỗi tổ (cân riêng), chia làm hai tổ. Các loại hạt có
kích thước lớn được đập vỡ hoặc cãi thanh các mảnh nhỏ. Đựng hạt trong các đĩa bằng
kim loại, đặt vào lò sấy ở nhiệt độ 1030C ± 20C trong 17 ± 1 giờ, sau đó đưa ra để
nguội trong 30- 45 phút, rồi cân lại.
Một số điểm cần lưu ý:
Mẫu kiểm nghiệm có trọng lượng từ 5- 50 g cho mỗi tổ (tuỳ theo kích thước hạt).
Khi lấy hạt từ máy sấy ra, phải đặt hạt vào môi trường cách ẩm cho nguội dần, rồi
cân lại (bằng loại được cách ẩm).
Tính trị số hàm lượng nước cho từng tổ, rồi lấy trị sốt trung bình cộng của 2 tổ.
2.8.9. Phương pháp xác đinh gián tiếp tỷ lệ sống của hạt giống
Đánh giá tỷ lệ sống của một lô hạt bằng cách gieo thử nảy mầm một mẫu hạt là
một phương pháp gắn bó nhất với thực tế sản xuất lâm nghiệp. Nhưng phương pháp
trên đòi hỏi thời gian dài tới vài ba tuần hoặc có thể lâu hơn. Chính vì vậy đã có nhiều
nghiên cứu tìm ra những phương pháp để đánh giá tỷ lệ sống của hạt cũng tương đối
chính xác nhưng nhanh chóng hơn phương pháp thử tỷ lệ nảy mầm.
• Thử bổ hạt
Là phương pháp đánh giá tỷ lệ hạt sống đơn giản nhất: Quan sát trực tiếp bằng
mắt sau khi đã bổ hạt bằng dao sắc (dao giải phẫu). Nếu nội nhũ có mầu sắc bình
thường và phôi phát triển đầy đủ thì hạt như vậy có nhiều khả năng nảy mầm. Ở
Philipin người ta đã thấy rằng có sự tương quan chặt chẽ giữa kết quả thử bổ hạt với
kết quả thử nảy mầm hạt giống của những loài có hạt to, nhưng tỷ lệ nảy mầm luôn
thấp hơn tỷ lệ hạt sống xác định bằng phương pháp bổ hạt từ 10-20%.
• Phương pháp nhuộm màu để xác định sức sống của hạt
Một số hoá chất thường sử dụng để xác định sức sống của hạt như tetrazolium
Iodua kim, Indigocacmin. Phương pháp này dùng để xác đinh sức sống của hạt cc
những hạn chế là thực tế có một số loại hạt rất khó nhuộm mầu, cần phải giải phẫu để
quan sát những phần được nhuộm, trong một số trường hợp kết quả đánh giá bằng
phương pháp tetrazolium có sự khác xa với kết quả thử nảy mầm (Justice 1972 - trong
Phạm Hoài Đức 1992). Để áp dụng phương pháp này thành công thì người thực hiệl
cần có kỹ thuật và kinh nghiệm.
• Phương pháp thử tách phôi
Ngâm hạt 1 - 4 ngày, sau đó tách phôi ra khỏi hạt, để lên tờ giấy lọc ẩm trong hộp
Petri, chiếu ánh sáng và để ở nhiệt độ cố định 200C. Hàng ngày quan sát kiểm tra tìm
trạng của phôi. Tuỳ theo loài cây và nhiều yếu tố khác nhau, thí nghiệm này có thể kéo
42
dài vài ngày đến 2 tuần cho tới khi có sự khác nhau rõ rệt giữa phôi sống và phôi chết.
Mức độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh
nghiệm của cán bộ thực hiện. ISTA đã hạn chế chỉ áp dụng phương pháp này cho một
số loài cây.
• Phương pháp X quang
Phương pháp X quang là một phương pháp hữu ích để kiểm tra sức sống của hạt.
Phương pháp X quang cho phép phát hiện những hạt rỗng, những hạt không tổn
thương và những hạt không bình thường, đo chiều dầy của vỏ hạt và đanh giá sự sống
của hạt.
• Phân loại chất lượng hạt giống
Hạt giống sau khi kiểm nghiệm phải được phân loại chất lượng để sử dụng, bảo
quản cho hợp lý. Ở nước ta với nhiều loại hạt thường căn cứ vào tỷ lệ nảy mầm, sức
nảy mầm, và trọng lượng 1000 hạt để làm chỉ tiêu phân loại hạt và thường được phân
làm ba loại. Khi đánh giá chất lượng một lô hạt giống thường được xếp theo loại chất
lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm, hoặc sức nảy
mầm. Chỉ tiêu trọng lượng 1000 hạt cho phép thấp hơn một loại, nếu thấp hơn 2 loại
(nhưng không được thấp hơn loại 3 theo quy định) thì chất lượng lô hạt phải hạ xuống
một loại. Ví dụ: Nếu tỷ lệ nảy mầm hoặc sức nảy mầm.loại 1, trọng lượng 1000 hạt đạt
loại 2 chất lượng hạt được xếp loại 1, trọng lượng 1000 hạt đạt loại 3 chất lượng lô hạt
xếp loại 2 (tiêu chuẩn Nhà nước áp dụng cho một số loại hạt giống 1981).
2.9. HẠT NGỦ VÀ QUÁ TRÌNH NẢY MẨM CỦA HẠT
2.9.1. Hạt ngủ
* Hạt ngủ (hay còn gọi là trạng thái tiềm sống) là trạng thái mà hoạt động sống
(lúc này chủ yếu là hô hấp) diễn ra với cường độ thấp, tiêu hao dinh dưỡng để sản sinh
ra năng lượng duy trì sự sống của hạt. Như vậy, muốn bảo quản kéo dài tuổi thọ của
hạt giống cần phải khống chế các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ,...... để hạt hô hấp ở mức
thấp nhất.
* Phân loại các dạng ngủ của hạt:
Theo kiểu phân loại của Nikolaeva (1977) đã được Gordon và Rowe (1982) -
trong Phạm Hoài Đức 1992 áp dụng, ở dạng đơn giản đối với hạt các loài cây gỗ lá
rộng và cây bụi ôn đới, các tác giả này đã phân loại các dạng ngủ như sau:
+ Ngủ ngoài:
- Ngủ vật lý: Do vỏ quả, hạt không thấm nước.
- Ngủ hoá học: Do có chất kìm hãm trong quả hoặc vỏ hạt.
- Ngủ cơ khí: Do thịt quả hoặc vỏ hạt ngăn cản sinh trưởng của phôi.
43
+ Ngủ trong (hình thái): Do phôi chưa phát triển đầy đủ.
+ Ngủ trong (sinh lý): Do có cơ chế sinh lý kìm hãm sự nảy mầm.
- Ngủ nông: Cơ chế kìm hãm yếu.
- Ngủ vừa: Cơ chế kìm hãm trung bình.
- Ngủ sâu: Cơ chế kìm hãm mạnh.
+ Ngủ sinh lý - Hình thái: Ngủ do cả nguyên nhân phôi chưa phát triển đầy đủ và
cơ chế kìm hãm sinh lý mạnh.
+ Ngủ trong ngoài kết hợp: Ngủ do các dạng kết hợp khác nhau giữa ngủ do vỏ và
do các nguyên nhân bên trong như sinh lý.
Đối với phần lớn các cây rừng ờ nhiệt đới ẩm thì sự ngủ không đặt ra vấn đề gì.
Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ô xi hầu như luôn luôn thích hợp cho hạt nảy mầm ngay sau
khi phát tán vài ngày hoặc vài tuần. Còn ở vùng nhiệt đới khô thì thường gặp dạng ngủ
do vỏ hạt. Cả ngủ vật lý, do có vỏ cứng hoặc vỏ quả có lớp cuốn ngăn cản sự hút nước,
hoặc ngủ hoá học, do có các chất kìm hãm chứa ở vỏ hạt, đều tồn tại và đôi khi cả hai
dạng ngủ này đều tồn tại đồng thời.
* Một số phương pháp xử lý (phá ngủ) cho hạt giống:
+ Phương pháp vật lý:
Nhiệt độ: Có thể đốt, phơi, sấy hoặc ngâm hạt vào nước nóng có nhiệt độ thích
hợp tuỳ theo từng loại hạt. Cũng có loại hạt cần thay đổi nhiệt độ trong quá trình xử lý
mới có tác dụng. Một số loại hạt (vùng ôn đới, á nhiệt đới) phải để trong điều kiện ẩm
lạnh mới nảy mầm được.
Ngâm nước: Ngâm hạt vào nước là phương pháp thông dụng nhất. Một số loại hạt
dễ nảy mầm thì chỉ cần ngâm vào nước ở nhiệt độ bình thường. Một số loại hạt khác
cần ngâm vào nước có nhiệt độ 40-450C, 60-800C hoặc nước sôi, có loại hạt cần duy
trì trạng thái luân phiên ngâm nước/phơi nắng nhiều lần mời nảy mầm được.
- Tác động cơ giới làm cho vỏ hạt mềm ra, châm chích, khía vỏ, tách hoặc làm nứt
vỏ, cắt một phần vỏ về phía đối diện với rốn hạt. Thông dụng nhất là việc chà xát cơ
giới làm cho vỏ hạt mỏng đi, nước dễ thấm qua. Có thể trộn hạt với cát, sỏi nhỏ chà
xát nhiều lần
+ Phương pháp hoá học:
Dùng các loại hoá chất để xử lý hạt giống là nhằm làm cho vỏ hạt mỏng ra, hạt
thấm nước và không khí qua dễ dàng, kích thích sự hoạt động của các men, tăng cường
hoạt động trao đổi chất trong nội tại của hạt do đó hạt nảy mầm nhanh hơn.
Các chất hoá học thường dùng là các loại axit, các muối vô cơ như: H2SO4, HNO3,
KNO3(0,l-0,2%), GA3(0,05%), MnSO4(0,03-0,2%), ZnSO4(0,03-0,05%), CuSO4(0,001-
44
0,01%), Với nồng độ và thời gian tuỳ theo từng loại hạt.
2.9.2. Hạt nảy mầm
Khi hạt nảy mầm, các hoạt động sống diễn ra mạnh mẽ. Đặc điểm thể tích hạt
tăng, song trọng lượng khô không tăng (còn gọi là loại sinh trưởng không có đồng hoá
vật chất).
Sự nảy mầm của hạt giống bao gồm ba giai đoạn gối nhau:
Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu hiệu đầu
tiên của nảy mầm (tất cả các lép, hạt chết đều hút nước).
Giai đoạn sinh hoá: Dưới tác dụng của nhiệt và ẩm hoạt tính men, hô hấp và đồng
hoá tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và vận chuyển đến vùng sinh trưởng.
Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi
mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm.
Điều kiện để cho hạt nảy mầm: Nước (độ ẩm thích hợp), nhiệt độ thích hợp, đủ
không khí và một số ít loài cần ánh sáng (Krugmen ẹt ai 1974). Giữa các loài có sự
khác nhau khá lớn về điều kiện tối ưu của các yếu tố khác nhau và thường có sự tương
tác giữa các yếu tố ấy.
Nước cần cho cả 3 giai đoạn của quá trình nảy mầm. Loài cây khác nhau và các
giai đoạn nảy mầm khác nhau, yêu cầu về nước có khác nhau. Tốc độ hút nước phụ
thuộc vào nhiệt độ, cấu tạo của vỏ hạt và các điều kiện khác của môi trường nảy mầm.
Độ ẩm thích hợp cho nhiều loại hạt nảy mầm là 50-60% lượng hút ẩm tối đa của đất.
Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của đa số loại hạt là 20-300C, nhiệt độ
thích hợp làm tăng tốc độ hút nước, tăng cường các hoạt động sinh lý, hoạt động của
các enzin trong hạt, xúc tiến hạt nảy mầm nhanh.
Dưỡng khí cần thiết cho quá trình nảy mầm nhất là giai đoạn 2 và 3, vì lúc này
quá trình hô hấp mạnh.
Ngoài ra ánh sáng và độ pa cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình nảy mầm.
Phần lớn các loài cây trong quá trình nảy mầm không cần ánh sáng và ở môi
trường hơi chua đến trung tính.
2.10. XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG
Rừng giống và vườn giống có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp giống tốt
cho sản xuất lâm nghiệp. Thực tế trong những năm qua rừng tự nhiên ngày càng bị thu
hẹp, nguồn tiền phong phú bị suy giảm, rừng trồng năng suất thấp do chưa có đủ
nguồn giống đảm bảo cho nhu cầu trồng rừng. Vì vậy xây dựng rừng giống và vườn
giống để cung cấp giống có chất lượng đồng thời đáp ứng cả về số lượng phục vụ
trồng rừng là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm tăng năng suất chất lượng
rừng.
45
2.10.1. Các nguyên tắc chính trong xây đựng rừng giống - vườn giống.
Các loài cây khác nhau có những đặc tính sinh vật học cũng như đặc điểm kinh
doanh khác nhau. Vì vây xây dựng rừng giống và vườn giống cho các loài cây khác
nhau cũng có những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo một số nguyên tắc
chuột: Rừng giống và vườn giống phải được xây dựng ở nơi có điều kiện khí hậu, thời
tiết thuận lọi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Nơi chọn trồng rừng giống, vườn giống cần có đất tốt, giao thông thuận tiện, địa
hình tương đối bằng phẳng để có thể áp dụng cơ giới dễ và thuận lợi cho chăm sóc bảo
vệ.
Rừng giống và vườn giống phải được trồng cách xa rừng trồng hoặc rừng tự nhiên
cùng loài để tránh tạp giao. Khoảng cách có tác dụng cách ly tuỳ theo loài cây, tối
thiểu là 100m, 500 - 1000m hoặc xa hơn nữa, trên khoảng cách ly đó nên trồng các
loài cây khác loài với cây trong rừng giống và vườn giống.
Mỗi rừng giống, vườn giống nên bố trí tối thiểu 20 đến 25 dòng cây mẹ và được
trồng xen đều trên toàn bộ diện tích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thụ phấn
chéo. Số lượng dòng cây mẹ được trồng trong rừng giống, vườn giống phụ thuộc vào
đặc điểm di truyền của loài, cường độ kinh doanh nhằm đảm bảo nâng cao sức sống
của các thế hệ sau.
Mật độ trồng rừng giống và vườn giống tuỳ vào loài cây. Nên có khoảng cách tối
đa cho tán cây (tán cây không giao nhau) phát triển đầy đủ, tạo điều kiện cho thuận lợi
cho cây thụ phấn tốt và sai quả. Khoảng cách giữa các dòng có thể biến động từ 2m x
2m đến 10m x 10m. Thông thường bố trí 4m x 4m hoặc 8m x 8m. Có thể bố trí khoảng
cách hàng rộng hơn khoảng cách giữa các cây trong hàng. Hàng bố trí theo hướng
đông - tây để có thể nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
Rừng giống, vườn giống cần được áp dụng các biện pháp thâm canh: Làm cỏ, bón
phân và phòng trừ sâu hại thường xuyên. Với rừng giống chuyển hoá cần được tỉa
thưa, tác động kịp thời.
2.10.2. Xây dựng rừng giống
2.10.2.1. Khá i niệm
Rừng giống hay lâm phần giống bao gồm một diện tích nhất định, được chọn của
rừng tự nhiên, rừng trồng hoặc từ khu rừng được thiết lập từ nguồn giống lấy trong các
xuất xứ tốt nhất được xác định qua khảo nghiệm xuất xứ, để sản xuất vật liệu giống.
Phương thức chọn tuyển áp dụng cho rừng giống là chọn quần thể, nên hiệu quả về
tăng thu di truyền thấp so với tuyển chọn cá thể để xây dựng các vườn giống. Biện
pháp tác động chủ yếu ở các khu rừng giống là loại các kiểu hình xấu, giữ lại những
kiểu hình tốt để chúng giao phấn với nhau. Thông thường người ta sử dụng ngay
nguồn hạt giống thu được ở rừng giống cho sản xuất mà không qua khảo nghiệm hậu
46
thế. Như vậy việc tuyển chọn cây giống để xây dựng rừng giống mới chỉ dựa trên kiểu
lình. Tuy nhiên các khu rừng giống này cũng cho được hạt giống đã được cải thiện một
bước và có một số những ưu việt:
Hạt giống được thu hái ở rừng giống cho cây con có chất lượng di truyền tốt hơn
so với hạt giống thu hái xô bồ, tính chống chịu với sâu bệnh hại và khả năng thích ứng
cao hơn.
Rừng giống được xây dựng từ rừng tự nhiên, rừng trồng dễ dàng dự đoán được
sản lượng hạt giống do đã biết rõ nguồn gốc của các cây bố mẹ và năng suất của
chúng.
Rừng giống cung cấp cho sản xuất nguồn giống đáng tin cậy, có giá thành vừa
phải, đáp ứng đủ và kịp thời cho sản xuất với quy mô lớn.
2.10.2.2. Các loại rừng giống
Căn cứ vào tính chất sử dụng có thể chia rừng giống thành hai loại: Rừng giống
kinh doanh hạt (loại này cây giống phải sinh trưởng tốt, tán rộng, phân bố đều, sản
lượng cao), rừng giống kinh doanh hom (loại này cây giống phải có khả năng tái sinh
chồi mạnh, phục hồi vết thương nhanh, sinh trưởng tốt).
Căn cứ vào thời gian sử dụng có thể chia ra các loại: Rừng giống tạm thời, rừng
giống cố định và nửa cố định.
Rừng giống tạm thời: Rừng sản xuất hạt giống tạm thời được xây dựng trên các
lâm phần trội qua tuyển chọn. Vào mùa sai quả tiến hành chặt hạ để thu quả (hạt)
giống. Cây lấy giống là những cây trội đã tuyển chọn của rừng tự nhiên hoặc rừng
trồng, các cây trội này cũng có thể được chừa lại khi khai thác để có thể thu hái hạt
giống trong một thời gian nhất định khi quả chưa chín.
Rừng giống nửa cố định: Được tuyển chọn từ những khu rừng trồng hoặc rừng tự
47
nhiên và được giữ lại để thu hoạch hạt giống một số vụ, sau đó có thể khai thác thác để
sử dụng. Sau khi đã xác định được khu rừng giống, người ta tuyển chọn cây trội, thiết
kế chặt tỉa thưa, đánh giá sản lượng quả và hạt giống trong mỗi mùa thu hoạch. Sau
mỗi mùa thu hoạch hạt giống, tán cây thường bị tổn hại dẫn đến suy giảm sản lượng
hạt giống vào vụ sau. Vì vậy cần chú ý kỹ thuật thu hái quả để giảm tối đa thiệt hại
này, đồng thời cần kết hợp với các biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ.
Rừng giống cố định: Có thể được chọn từ các lâm phần trội của rừng tự nhiên,
rừng trồng hoặc được trồng bằng nguồn giống lấy từ các xuất xứ tốt nhất được xác
định qua khảo nghiệm xuất xứ, căn cứ vào nguồn gốc, người ta có thể chia rừng giống
cố định thành hai loại:
Rừng giống được tuyển chọn từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng đủ tiêu chuẩn và
được chuyển hoá qua tỉa thưa di truyền.
Loại rừng giống này thường được tuyển chọn ở giai đoạn tuổi còn non. Tỉa thưa di
truyền nhằm mục đích loại bỏ các cây xấu đồng thời tạo không gian sống thích hợp để
cây giống ra hoa kết quả thuận lợi. Số lượng cây trội được tuyển chọn và giữ lại phụ
thuộc vào mục đích lấy giống, cường độ tuyển chọn và đặc điểm sinh vật học của loài
cây.
Rừng giống được xây dựng bằng cây con của các xuất xứ tốt nhất có thể được
trồng theo hàng hoặc theo cụm. Các hàng cây cách nhau từ 3-5m, mỗi cụm trồng 4-
5cây, cần chặt tỉa thưa đúng định kỳ đến độ tuổi nhất định phù hợp theo loài cây và
chừa lại đúng những cây chọn lấy giống, đảm bảo cho tán cây phát triển cân đối và ổn
định. Mật độ trồng ban đầu và số lượng cây chừa lại ở mật độ cuối cũng tuỳ thuộc vào
loài cây và cường độ chọn tuyển.
Rừng giống cố định cần được chăm sóc chu đáo, bón phân đầy đủ, thường xuyên
phòng chống sâu bệnh hại và sự phá hoại của gia súc và con. người. Có thể áp dụng
các biện pháp tạo tán cây cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng hạt giống.
2.10.2.3. Chuyển hoá rừng trồng hoặc rừng tự nhiên thành rừng giống
Tiêu chuẩn chọn rừng để chuyển hoá thành rừng giống:
Rừng chuyển hoá nằm trong khu vực phân bố của loài hoặc nơi có điều kiện tương
tự với khu phân bố, trên các loại đất tốt nhất, có nguồn gốc rõ ràng. Chưa bị dịch sâu
hại hoặc khai thác nhựa (với rừng cây lấy nhựa).
Khu rừng chọn để chuyển hoá phải là khu rừng tốt nhất theo mục đích kinh doanh
(lấy gỗ, củi, nhựa, ta nanh, tinh dầu,...) của từng địa phương. Cây rừng trong lâm phần
sinh trưởng phát triển tốt, số cây cho sản phẩm đạt yêu cầu theo mục đích kinh doanh
phải phân bố đều và chiếm trên 60% tổng số cây trên diện tích cần chuyển hoá.
Tuổi hợp lý với yêu cầu của rừng giống có thể ở tuổi rừng non hay rừng sào hoặc
trung niên, tuỳ theo nhu cầu giống và đặc điểm sinh trưởng phát triển của loài.
48
Rừng tự nhiên: Đại bộ phận các loài cây rừng trong lâm phần sinh trưởng tốt,
không cong queo sâu bệnh, cây phát triển cân đối. Trong rừng có một hoặc một số loài
cây cung cấp hạt giống có chất lượng tốt cho trồng rừng và tái sinh rừng. Số lượng cây
giống thuộc các loài chuyển hoá đạt từ 20 cây trở lên trên 1 ha.
Diện tích rừng cần chuyển hoá thành rừng giống tuỳ thuộc vào nhu cầu cung cấp
giống phục vụ trồng rừng và được tính theo công thức:
s - Diện tích trồng rừng năm cao nhất
f - Lượng hạt giống dùng cho t ha trồng rừng (kg)
D - Lượng hạt giống dự trữ, giao nộp (kg)
Q Sản lượng quả trên tha (kg)
E - Tỷ lệ chế biến từ quả ra hạt (kg)
• Tiêu chuẩn chọn cây lấy giống
Đối với rừng trồng: Cây lấy gỗ chỉ tiêu chính chọn cây lây lấy gỗ là đường kính,
chiều cao đoạn thân dưới cành. Theo tiêu chuẩn phân loại của G.Krap 1884, cây được
chọn là cây cấp I, cấp II và một phần cây cấp III. Với cây lấy nhựa, tinh dầu, ta nanh,...
tiêu chuẩn cây chọn là sản lượng chất cần lấy phải lớn hơn sản lượng bình quân của
cây trong lâm phần, hàm lượng các chất có giá trị trong sản phẩm lấy ra chiếm tỷ lệ
cao.
Đối với rừng tự nhiên: Cây lấy giống phải là cây đạt tiêu chuẩn theo mục đích
kinh doanh, có có hình tán cân đối không sâu bệnh.
• Các bước tiến hành chuyển hoá rừng giống:
Bước 1. Chuẩn bị: Thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan đến khu rừng được
chọn làm giống: bản đồ, khí hậu, đất đai và lịch sử rừng VV...
Đối chiếu tài liệu điều tra với yêu cầu, mục đích rừng giống. Nếu thoả mãn các
yêu cầu thì xác định vị trí của nó trên bản đồ và tiến hành bước 2.
Bước 2. Điều tra thu thập số liệu
Điều tra sơ bộ: Nắm tình hình đất đai, địa hình, tuổi rừng, mật độ, nguồn gốc
rừng, và phân bố cây giống, v.v... Đối chiếu với tài liệu thu thập xcm có phù hợp
không. Dùng phương pháp quan sát bằng mắt: Nếu diện tích lâm phần nhỏ hơn 10 ha
tiến hành lập tuyến điều tra theo đường chéo góc. Nếu diện tích lâm phần lớn hơn 10
ha thì tiến hành lập tuyến điều tra song song cách nhau 50 - 60 m.
Điều tra chi tiết: Điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình, lập ô tiêu chuẩn diện tích
500 - 1000 m2. Tuỳ theo diện tích cần điều tra mà tỷ lệ diện tích đo đếm được quy định
như sau:
49
Bảng 2-5. Tỷ lệ diện tích đo đếm
Diện tích điều tra Tỳ lệ diện tích đo đếm
Dưới 5 hecta
Từ 5 - 10 hecta
Từ 10 - 20 hecta
Trên 20 hecta
5%
4%
3%
2%
Thu thập và xử lý số liệu điều tra: Điều tra thu thập các số liệu về số cây/ha, chiều
cao, đường kính 1,3m, chiều cao dưới cành, đường kính tán, tỷ lệ cây xấu tốt, tỷ lệ cây
có quả sản lượng hạt, nhựa, tinh dầu, ta nanh. Điều tra tình hình sâu bệnh hại. Điều tra
tầng cây bụi, thảm tươi (lập ô dạng bản 25 m2).
Tổng hợp các tài liệu điều tra, căn cứ vào trị số trung bình của các nhân tố đã điều
tra, căn cứ vào tiêu chuẩn chọn rừng giống và cây giống để chọn rừng và cây lấy
giống.
Bước 3. Xây dưng bản đồ và hồ sơ thiết kế
Mỗi khu rừng chuyển hoá thành rừng giống cần phải xây dựng bản đồ thiết kế bao
gồm: Ranh giới khu rừng giống, tên khoảnh, tên lô cần chuyển hoá, hệ thống đường,
hệ thống bảo vệ, băng cách ly rộng 4 - 6 m, đường băng cản lửa. Tỷ lệ bản đồ 1/5.000
- 1/10.000
Hồ sơ kỹ thuật chuyển hoá thành rừng giống gồm: Loại đất, đá mẹ, độ dốc, hướng
dốc, độ cao so với mặt nước biển, nhiệt độ không khí trung bình, tối thiểu, tối đa và
lượng mưa.
Tình hình rừng: Nguồn gốc tung, năm trồng, mật độ ban đầu và hiện tại, chiều
cao, đường kính bình quân, tình hình ra hoa, kết quả, sâu bệnh hại.
Các biện pháp kỹ thuật. Số cây để lại cuối cùng. Số lần tỉa thưa. Cường độ và chu
kỳ chặt, phương pháp bài cây, các biện pháp chăm sóc sau chuyển hoá. Tổng hợp chi
phí dự toán, dự trù trang thiết bị thu hái - chế biến - bảo quản và vận chuyển hạt giống.
Bước 4. Thiết kế các biện pháp kỹ thuật
Nguyên tắc chặt tỉa thưa khi chuyển hoá rừng giống:
Tuyển chọn nhiều lần nhằm để lại lulullg cây cho sản phẩm đạt mục đích kinh
doanh. Có cường độ chặt và số lần chặt phù hợp với loài cây và lập địa.
Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật tỉa thưa:
Căn cứ vào mật độ cuối cùng và cường độ chặt tỉa thưa: Tuỳ theo đặc điểm sinh
trưởng của loài, điều kiện lập địa, mật độ ban đầu và mật độ cuối cùng, tốc độ sinh
trưởng, sự phát triển của tán lá, tỷ lệ cây xấu và tốt trong lâm phần để xác định mật độ
cuối cùng, cường độ, chu kỳ và một số lần chặt tỉa thưa. Tuỳ theo loài cây, mật độ cuối
cùng biến động từ 200-600 cây trên một hecta. Với các loài cây ưu sáng, điều kiện lập
50
địa tốt, cây sinh trưởng nhanh, tán lá lớn, mật độ trồng ban đầu dầy, cần phải tỉa thưa
với cường độ từ 40-50% tính theo số cây và ngược lại.
Số lần và chu kỳ chặt tỉa thưa: Thông thường chặt tỉa thưa được tiến hành từ hai
lần trở lên với cường độ chặt lần đầu lớn hơn các lần tiếp theo. Tỉa thưa lần đầu: Được
bắt đầu từ khi trong lâm phần có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây
rừng. Cây chặt là cây cấp IV, V theo phân cấp của Krap, cây sâu bệnh, cây bị chèn ép.
Tỉa thưa các lần tiếp theo: Chặt một phần hay toàn bộ cây cấp III, cây có sản phẩm
theo yêu cầu kém. ưu tiên giữ các cây cấp I, II, cây có sản phẩm nhựa, tinh dầu, ta
nanh,... cao. Chu kỳ chặt được xác định tuỳ theo đặc điểm sinh trưởng phát triển của
từng loài, cường độ tỉa lần trước. Chu kỳ chặt tỉa là 3-5 năm một lần.
Nguyên tắc bài cây là phải đánh dấu những cây giữ lại trước, đánh dấu cây chặt:
* Đối với rừng trồng và rừng tự nhiên đồng tuổi: Cây giữ lại là cây cấp I, II và
một phần cây cấp III (theo phân cấp của Krap với cây lấy gỗ). Cây có sản lượng và
chất lượng nhựa, tinh dầu, ta nanh cao so với cây trong lâm phần cần chuyển hoá.
Cây loại bỏ là cây cấp V, cấp IV và một phần cây cấp III, cây cong queo, sâu
bệnh, cây bị chèn ép, cây cụt ngọn, cây chia nạng, hai thân,... Cây có sản lượng nhựa,
tinh dầu, ta nanh thấp.
* Đối với rừng tự nhiên: Cây để lại là cây có thân hình đẹp, không sâu bệnh.
Kỹ thuật tỉa thưa:
Bài cây: Trước khi chặt phải tiến hành bài cây theo các nguyên tắc nêu trên. Cây
giữ lại phải đánh dấu một vòng quanh thân ở độ cao 1,3m. Cây chặt phải đánh hai dấu
theo cùng một hướng, một dấu ở độ cao 1,3 m, một dấu cách gốc 0,10m bằng loại sơn
khác mầu sắc của vỏ cây. Việc bài cây phải do cán bộ kỹ thuật thực hiện.
Thời gian chặt: Tốt nhất là trước mùa sinh trưởng.
Kỹ thuật chặt: Chặt sát gốc, hướng đổ không ảnh hưởng đến cây giữ lại Sau khi
chặt phải dọn sạch gỗ và cành nhánh vận chuyển ra khỏi lâm phần. Khi chặt phải đảm
bảo ba yêu cầu đối với chặt nuôi dưỡng rừng là: Không chặt hai cây liền nhau trong
một lần chặt. Tạo điều kiện cho tán cây để lại có đủ không gian dinh dưỡng để sinh
trưởng và phát triển. Giữ lại cây bụi, thảm tươi không có hại đối với cây tái sinh để
đảm bảo không làm thay đổi lớn hoàn cảnh dưới tán rừng.
Chăm sóc rừng sau khi chặt tỉa thưa:
Đối với từng trồng: Tiến hành cuốc xới xung quanh gốc cây giữ lại với bán kính
0,5-1m. Tuỳ theo loài cây và mục đích kinh doanh phải bón phân với liều lượng và
phương pháp thích hợp cho cây giữ lại.
Đối với rừng tự nhiên: Tiến hành cuốc xới xung quanh gốc cây mẹ với bán kính
0,5-1m, phát bỏ thực bì, dây leo, bụi rậm, bón phân (nếu có điều kiện) và vun gốc. Bảo
51
vệ rừng giống sau chuyển hoá: Phải có quy ước bảo vệ rừng giống treo ở bìa rừng phía
trước đường vào rừng giống. Phải có cán bộ chuyên trách theo dõi quá trình ra hoa, kết
quả, dự báo sản lượng hạt giống và bảo vệ rừng giống chống sự phá hoại của người và
động vật. Hàng năm phải dọn đường ranh cản lửa cho rừng giống các loài cây lá kim
và lá rộng dễ bị cháy.
2.10.2.4. Trồng rừng giống
Chọn đất trồng rừng: Đất trồng rừng có độ dốc không quá 150, được phát dọn thực
bì, cày bừa toàn diện hoặc theo bậc thang, làm sạch cỏ. Sau đó cày rạch hàng để chuẩn
bị trồng cây.
Kích thước hố trồng: Kích thước hố trồng cho rừng giống là 50 x 50 x 50 cm.
Trước khi trồng tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ tuỳ theo yêu cầu của từng loài
cây và chuẩn bị xong trước khi trồng từ 10- 15 ngày.
Cây đem trồng phù hợp với mục đích và yêu cầu của cây làm giống, chọn những
cây tốt nhất trong vườn ươm để trồng.
Rừng giống được trồng theo cụm ba cây (sau tỉa để lại một cây). Các cây trong
cụm được trồng cách nhau im theo đỉnh của tam giác đều. Khoảng cách các chín được
xác định tuỳ theo sự phát triển của tán mỗi loài cây trồng, trên nguyên tắc không có sự
giao tán giữa các cụm cây trồng. Tuỳ theo loài cây mà mật độ cụm thay đổi từ 200-500
cụmlha. Đối với loài cây thụ phấn nhờ gió nếu trồng theo băng nên trồng song song
với hướng gió thịnh hành trong mùa hoa nở.
Chăm sóc, bảo vệ quản lý rừng giống:
Rừng giống sau khi trồng cần được chăm sóc bảo vệ liên tục cho đến khi vẫn còn
thu hái quả. Tuỳ theo điều kiện đất đai, thực bì mà số lần chăm sóc năm thứ nhất là 2-
31ần, năm thứ hai chăm sóc 1 -2lần, năm thứ ba chăm sóc 1 lần, từ năm thứ tư trở đi
hai năm chăm sóc 1lần.
Nội dung chăm sóc: Bao gồm phát dọn thực bì, làm cỏ xới vun gốc và bón phân,
việc bón phân nên tập trung cho cây giữ lại để làm cây giống. Thường xuyên theo dõi
để kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại,
cháy rừng và sự phá hoại của người, gia súc đến lúc lưng còn thu hái quả.
Tỉa thưa cho rừng giống được thực hiện khi cây trong cụm khép tán, số lần tỉa từ
1- 21ần tuỳ theo đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài cây và điều kiện tập địa. Cây
tỉa là những cây sinh trưởng kém, không đáp ứng được nhu cầu làm cây giống. Cây
giữ lại là cây sinh trưởng phát triển cân đối, đáp ứng được tiêu chuẩn cây làm giống
theo mục đích kinh doanh.
2.10.3. Xây dựng vườn giống
2.10.3.1. Khái niệm
52
Vườn giống là nơi trồng những cây ưu việt về mặt di truyền, được bảo vệ chống
mọi sự thụ phấn tạp giao, được bố trí và chăm sóc với cường độ cao để cho sản lượng
nhiều và thu hái lâu dài có chế độ chăm sóc đặc biệt.
Hình 2-2: Vườn giống Thông Caribê huyện Bố Trạch - Quảng Bình
2.10. 3.2. Các loại vườn giống
* Vườn giống lấy hạt
Là vườn giống được xây dựng bằng con cây từ sinh sản hữu tính, hoặc sinh sản vô
tính của những cây trội đã được tuyển chọn, cùng được trồng trong một hoàn cảnh và
chăm sóc như nhau để sản xuất hạt giống tốt cung cấp cho trồng rừng.
- Vườn giống lấy hạt trồng bằng cây con
Cây con ở vườn giống này được tạo ra từ hạt giống của các cây trội đã được kiểm
tra hậu thế (cây ưu việt). Hạt giống của cây ưu việt được gieo riêng ở vườn ươm, loại
bỏ các cây xấu sinh trưởng chậm. Cây con được trồng vào vườn giống theo cụm, mỗi
cụm từ 3-5 cây của một cây mẹ, mật độ trồng tuỳ theo loài cây. Sau một thời gian, tỉa
thưa những cây đó, loại bỏ các cây xấu, mỗi cụm để lại một cây tốt nhất, bố trí các
cụm theo sơ đồ sao cho các cụm của một cây mẹ (một gia đình) không được gần nhau,
số gia đình tham gia vào vườn giống ít nhất là 20. Trong một số trường hợp, có thể
chuyển các thử nghiệm hậu thế thành vườn giống lấy hạt, kết hợp hài hoà hai công
việc trên làm tăng hiệu quả của thí nghiệm và giảm chi phí cho nghiên cứu.
- Vườn lấy hạt giống trồng bằng cây sinh sản sinh dưỡng
Vật liệu di truyền được lấy từ mỗi cây ưu tú. Trong các loại vườn này, vườn giống
bằng cây ghép hiện được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp. Căn cứ vào cường độ
tuyển chọn cây ưu việt, có thể chia loại vườn giống này thành ba nhóm:
+ Vườn giống được xây dựng trên cơ sở kiểu hình. Hạt giống được sản xuất ở loại
vườn này có phẩm chất chưa cao, vì chưa loại bỏ được hết các cá thể xấu.
+ Vườn giống được xây dựng trên cơ sở đã kiểm tra hậu thế, các dòng vô tính xấu
53
đã bị loại bỏ, những dòng vô tính tốt nhất được trồng trong vườn giống.
+ Vườn giống của một số dòng ưu việt nhất đã được chứng minh sau khi các hậu
thế được thụ phấn chéo có kiểm tra, giá trị thực của các dòng được xác minh. Cây con
được trồng ở loại vườn giống này được tạo nên bằng sinh sản sinh dưỡng (chiết, ghép,
giâm hom, nuôi cấy mô). Phương thức sinh sản này được dựa trên cơ sở của phân bào
nguyên nhiễm, do đó các cây con từ một dòng vô tính có đặc điểm di truyền giống
nhau và giống cây mẹ lấy vật liệu di truyền. Đây là một ưu điểm lớn của loại vườn
giống này. Vườn giống từ cây ghép của một số loài cây.
* Tuyển chọn cây mẹ để lấy giống (lấy hạt hoặc hom):
Chọn cây lấy giống phải là những cây trội, tuỳ theo mục đích kinh doanh mà ta có
tiêu chuẩn chọn khác nhau (cấy lấy gỗ, cây lấy hoa quả, cây lấy dầu,...), đối với cây
lấy gỗ thì tiêu chuẩn các cây lấy giống là:
Tán phải cân đối, thân thẳng tròn đầy, tỉa cành tự nhiên tốt ít mấu mắt, có đường
kính, chiều cao lớn hơn đường kính, chiều cao trung bình của lâm phần, không sâu
bệnh,...
Sau khi chọn được cây giống cần đánh dấu ở ngoài thực địa, đánh thứ tự và ghi
vào hồ sơ quản lý vườn giống. Nếu xây dựng vườn giống hữu tính thì tiến hành thu hái
hạt giống trên các cây giống ta chọn để gieo ươm trồng. Nếu xây dựng vườn giống vô
tính, tiến hành lấy cành ghép trên cây giống (ra chọn để ghép cây, tạo cây con, xây
dựng vườn giống.
- Tạo cây ghép:
Ghép cây là lợi dụng gốc ghép có bộ rễ hoàn chỉnh, khoẻ mạnh, hút được nhiều
chất dinh dưỡng, khoáng để nuôi cây ghép phát huy được đặc tính tốt của cả cành ghép
cây và gốc ghép.
+ Chuẩn bị gốc ghép và cành ghép:
Gốc ghép được gieo trước 1 - 2 năm tuỳ theo loài cây. Gốc ghép phải có sức sinh
trưởng tốt và khoẻ mạnh, không sâu bệnh, có đường kính phù hợp với kích thước của
cành ghép.
Cành ghép và mắt ghép được lấy từ cây mẹ đã qua tuyển chọn. Cành ghép phải
khoẻ mạnh, mập, đốt ngắn, đã hoá gỗ, cành có nhiều mắt chồi. Cành ghép được lấy từ
vị trí từ 1/3 tán cây giống trở lên, mỗi cây giống không nên lấy cùng một lúc qua 1/3
số cành trên cây giống. Khi cắt khỏi cây mẹ cành ghép cần cắt bớt phiến lá và được
bảo quản trong điều kiện ẩm mát. Kích thước cành ghép tuỳ theo phương pháp ghép
mà chọn cho phù hợp.
+ Mùa ghép:
Được xác định theo đặc điểm sinh học, vật hậu, yêu cầu sinh thái của cành ghép
54
và theo thời tiết của từng vùng. Nên ghép cây vào mùa xuân khi nhiệt độ không khí từ
20 - 250, độ ẩm từ 80 - 90%.
+ Phương pháp ghép:
Có nhiều phương pháp khác nhau song đối với cây rừng phương pháp ghép nêm,
ghép nối và ghép mắt chồi được dùng phổ biến.
Ghép nêm: D gốc ghép > D cành ghép
Ghép nối: D gốc ghép phải bằng đường kính cành ghép
Dụng cụ bao gồm: Dao ghép, dao chẻ chuyên dụng, dây buộc (polyetylen),...
Chuẩn bị ghép: Làm sạch cỏ dại, cắt bớt lá xung quanh gốc ghép trước 1 tuần.
Thao tác ghép: Phải nhanh, gọn, thành thạo và chính xác mặt cắt của cành ghép và
gốc ghép phải phẳng nhẵn để tăng bề mặt tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép.
+ Chăm sóc:
Sau khi ghép cần làm giàn che nắng ngay từ 50 - 80%, để điều hoà nhiệt độ, ẩm
độ, tạo điều kiện cho cây ghép sinh trưởng thuận lợi, những ngày không mưa phải rưới
nước giữ ẩm, chú ý theo dõi khi cành ghép, mắt ghép khi đã sống cần bỏ dần che phủ,
cắt bỏ những cành chồi của gốc ghép, sau khi tháo dây buộc thì tiến hành cắt bỏ hoàn
toàn ngọn của gốc ghép (ghép mắt) và tiếp tục chăm sóc khi cây đạt H: 50 - 60cm có
thể đem trồng.
Chuẩn bị đất trồng: Đất vườn giống cần được chuẩn bị kỹ, vườn giống phải cách
xa rừng tự nhiên cùng loài cây ít nhất 500m.
Bố trí cây trong vườn giống vô tính:
Mật độ trồng tuỳ loài cây, nên bố trí trồng theo mật độ định hình. Bố trí các dòng
ghép: Mỗi vườn có thể trồng từ 20 - 30 dòng, không bố trí cây cùng dòng gần nhau.
* Một số kiểu sắp xếp cây chủ yếu trong các vườn giống:
- Sắp xếp theo mạng lưới cân bằng được dùng khi số dòng vô tính là bình phương
của một số nguyên. Cách sắp xếp này có ưu điểm là các khối nhỏ trong mỗi lần gặp có
thể ngẫu nhiên và cách sắp xếp cơ bản là giống với ô vuông khinh. Đây là cách sắp
xếp được dùng ở nước Mỹ, Đức:
55
Bảng 2.6. Bảng sắp xếp vị trí trong các dòng cây trong vườn giống
được sử dụng ở nước Mỹ, Đức
1 2 3 4 5 1 6 11 16 21 1 7 13 19 25
6 7 8 9 10 2 7 12 17 22 21 2 8 14 20
11 12 13 14 15 3 8 13 18 23 16 22 3 9 15
16 17 18 19 20 4 9 14 19 24 11 17 23 4 10
21 22 23 24 25 5 10 15 20 25 6 12 18 24 5
1 12 23 9 20 1 8 24 15 22 18 14 10
16 13 24 10 11 2 18 g 25 6 2 23 19 15
6 17 3 14 25 21 12 3 19 10 11 7 3 24 20
21 7 18 4 15 6 22 13 20 16 12 B 4 25
11 22 8 9 5 16 23 14 5 21 17 13 9 5
25 dòng, mỗi khối nhỏ 5 cây, 6 lần lặp, 30 khối nhỏ.
- Sắp xếp theo khối hoán vị:
Chuyển dịch bậc thang có hệ thống của các cây trong mỗi lần lặp để tránh lặp lại
một trật tự cây trong khối. Đây là phương pháp được áp dụng ở Colombia, Canađa, ưu
điểm của cách sắp xếp này là dễ thực hiện, tránh được tổ hợp lặp định kỳ, song vẫn ít
tạo được thụ phấn chéo ngẫu nhiên.
Bảng 2.7. Bảng sắp xếp vị trí trồng các dỏng cây trong vườn gióng
được sử dụng ở nước Colombia, Canađa
1 2 1 4 16 1 2 3
5 6 7 8 20 4 6
9 10 11 12 5 9 8 11
13 14 15 16 10 13 14 12
17 18 19 20 15 17 18 19
Khối xuất phát Khối lặp lại chuyện dịch bậc thang có
hệ thống lẫn đầu
- Sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên: Được thực hiện bằng cách trước hết chia vườn
giống thành các khối bằng nhau sao đủ để mỗi dòng có một cá thể tham gia, còn vị trí
của các cá thể trong khối thì hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau đó phải điều chỉnh để tránh
được hiện tượng các cây cùng dòng nằm cạnh nhau. Đây là phương pháp dễ thực hiện
khi tỉa thưa có hệ thống, song khó thực hiện trên hiện trường. Phương pháp này được
dùng nhiều ở Oxtraylia, Đan mạch, Canađa, Nguy, Nam phi, Nam tư,.... Một biến
tướng của phương pháp này được dùng ở Thái Lan để trồng vườn giống Tếch là sắp
xếp ngẫu nhiên 2 lần. Ví dụ: Khi trồng khoảng cách 12 x 12m thì lần đầu để khoảng
cách 24 x 24m và bố trí cây hoàn toàn ngẫu nhiên, lần thứ 2 lại bố trí ngẫu nhiên trong
khoảng cách còn lại để thành khoảng cách 12 x 12m, đồng thời có điều chỉnh để tránh
2 cây của một dòng vô tính nằm cạnh nhau.
Việc bố trí các dòng vô tính trong vườn giống có ý nghĩa rất quan trọng. Cần bố trí
các dòng vô tính của vườn giống thích hợp để tạo điều kiện cho thụ phấn chéo tốt nhất,
56
tránh hiện tượng đồng huyết làm suy giảm sức sống các thế hệ kế tiếp. Thông thường bố
trí 20-25 dòng vô tính cho một vườn giống có diện tích 5ha. Quy mô của mỗi vườn
giống loại này thường từ 5 - 10ha, tối đa không nên quá 40ha. Nếu nhu cầu giống lớn,
cần bố trí phân tán vườn giống trên một số địa điểm và bổ sung thêm các dòng vô tính
đã được tuyển chọn. Việc chọn loại vườn giống phụ thuộc vào nhu cầu hạt giống và đặc
điểm ra hoa kết quả của loài cây. Vườn giống trồng cây con từ hạt thích hợp cho những
loài cây ra hoa sớm như Bạch đàn (Eucalyptus sp), Keo (Acasia sít), Vân Sam (Piceae)
vườn giống trồng bằng cây sinh sản sinh dưỡng áp dụng tốt cho những loài cây chậm ra
hoa (từ 10-20 năm mới ra hoa), mặt khác khi sử dụng loại vườn giống này cần bố trí ở
nơi có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi, có thể chăm sóc và bảo vệ, quản lý tốt.
• Vườn lấy hạt lai
Là vườn giống được trồng từ hai loài cây có thể lai tụ nhiên với nhau một cách dễ
dàng và cho ưu thế lai, hạt giống lai có thể sử dụng ngay ở đời thứ nhất. Căn cứ vào
kết quả kiểm tra ưu thế lai và tổ hợp của hai loài người ta đã xác định và bố trí tỷ lệ
của hai loài cây trồng làm bố mẹ sao cho chúng có cơ hội cho hạt lai nhiều nhất.
• Vườn giống nghiên cứu - ngân hàng dòng vô tính
Vườn giống nghiên cứu là nơi tập hợp toàn bộ các dòng vô tính của các cây ưu tú.
Mục đích của loại vườn giống này là bảo tồn, kiểm tra một số lượng lớn các kiểu
trên và thực hiện một số nội dung nhân giống cho chương trình cải thiện giống dài
hạn: Sản xuất một khối lượng lớn hạt giống có tăng thu di truyền tối đa từ những dòng
vô tính tốt nhất
Ngân hàng vô tính có nhiều điểm về cách xây dựng và quản lý tương tự như một
vườn giống, vì vậy nó được coi như là một loại vườn giống. Tuy nhiên nó cũng có một
số điểm khác với vườn giống.
Số lượng dòng vô tính trong ngân hàng dòng vô tính lớn hơn trong vườn giống
nhiều số lượng này có từ 100-400 dòng tuỳ theo mức độ biến dị của loài.
Các cây của một dòng vô tính được trồng gần nhau, nên có hiện tượng tự thụ
phấn. Không cần có vùng cách ly phấn hoa.
Một số cá thể của một dòng vô tính không cần nhiều, thường biến động từ 3-6.
Đại diện của mỗi kiểu trên cần được tham gia vào ngân hàng dòng vô tính để duy trì
sự đa dạng di truyền tối đa của loài.
Chọn vị trí đặt ngân hàng dòng vô tính sao cho cây sinh trưởng tốt nhất, dễ quản
lý theo dõi nhất và tách biệt với vườn giống sản xuất.
Cần chăm.sóc tốt và bảo vệ ngân hàng dòng vô tính nghiêm ngặt, có hồ sơ theo
dõi cho từng cá thể trong vườn.
Vườn giống lấy hom: Vườn giống lấy hom được trồng bằng cây con của các dòng
57
cây ưu việt, phù hợp với mục đích kinh doanh, được xây dựng cho những loài cây có
khả năng nhân giống bằng hom nhằm cung cấp giống có năng suất cao cho trồng rừng
sản xuất.
Số lượng cây trồng cho mỗi dòng vô tính được xác định theo yêu cầu số lượng cây
hom cần trồng rừng hàng năm tuỳ thuộc theo loài (Keo lai tỷ lệ diện tích vườn
giống/diện tích trồng rừng là 1/800-1/1000; Bạch đàn đỏ là 1/1000-1/1500), diện tích
vườn giống và số dòng vô tính hiện có.
Vườn giống lấy hom thường trồng ở những nơi có đất tốt, địa hình tương đối bằng
phẳng, gần nguồn nước sạch, nơi có nhiều ánh sáng. Mật độ, khoảng cách trồng phụ
thuộc vào từng loài cây và điều kiện lập địa (Keo lai khoảng cách trồng 0,8 x 0,4 m;
Bạch đàn đỏ 0,4 x 0,3 m), so sánh với trồng vườn giống lấy hạt thường dầy hơn.
Chăm sóc vườn giống lấy hom: Khác với vườn giống lấy hạt, cần tạo chồi cho vườn
giống lấy hom, tạo chồi lần đầu ở độ cao khác nhau (Keo lai: 0,5 - 0,7m) tuỳ thuộc vào
từng loài cây. Sau mỗi lần cắt hom cần phun phòng bệnh cho vườn giống, được chăm sóc
thường xuyên, luôn duy từ độ ẩm cho cây, xới vun gốc và bón phân cho cây.
2.10.4. Quản lý và chăm sóc rừng giống - vườn giống
Biện pháp trả thưa: Nhằm điều tiết ánh sáng là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất
để nâng cao sản lượng hạt giống.
Nguyên tắc tỉa thưa: Trừ cây xấu, giữ cây tốt, tạo tán phát triển cân đối, duy trì tán
không giao nhau và cũng không tạo ra khoảng trống.
Trong trường hợp rừng giống là các loài cây hoa đơn tính khác gốc,.cần chặt tỉa
thưa theo tỷ lệ cây hoa đực, hoa cái thích hợp, cây hoa đực để lại phân bố đều trong
toàn lâm phần.
* Biện pháp bón phân: Nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải
thiện lý hoá tính của đất điều hoà độ pa của đất, tăng hoạt động của vi sinh vật đất...
Loại phân bón: Dùng phân hữu cơ (phân chuồng - phân xanh) đã ủ hoài, phân vô cơ:
Đạm, lân, kim và NPK tổng hợp theo tỷ lệ thích hợp.
Thời gian bón: Thường bón lúc trước khi ra hoa hoặc trước lúc hình thành mầm
hoa (nên bón vào đầu mùa).
Phương pháp bón: Không nên bón quá sâu, đào rãnh xung quanh gốc theo hình
chiếu của tán. Nếu dùng phân vô cơ rắc đều phân trên mặt đất sau đó xới xáo nhẹ trộn
đều phân trong đất.
* Biện pháp làm cỏ xới đất: Mục đích làm giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng của
cỏ dại, cải thiện tính chất lý - hoá của đất, tăng hoạt động của vi sinh vật trong đất, tạo
điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.
Trồng xen cây nông nghiệp trong vườn giống hoặc cây phân xanh, nên chọn
58
những loài cây nông nghiệp trồng xen không gây cản trở tới sinh trưởng, phát triển,
gây sâu bệnh cho cây giống.
* Biện pháp tạo tán cho cây giống:
Nhằm tạo cho tán cây phát triển cân đối, tán rộng, thấp tạo điều kiện cho cây ra
hoa kết quả tốt, thu hái dễ dàng (tỉa cành già cỗi, sâu bệnh, đốn ngọn, vít cành...)
Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng thực vật: Mục đích là khống chế, điều tiết sự ra
hoa kết quả của cây giống, đây là biện pháp rẻ tiền, mà hiệu quả, đang được ứng dụng
rộng rãi trong nông nghiệp và nghề vườn.
Các chất thường dùng là các hoặc môn thực vật và các chất tổng hợp nhân tạo để
"kích thích" hay "ức chế". Ví dụ: apola và apota gibberellin để kích thích ra hoa, các
chất tổng hợp nhân tạo như: CCC (clorcholin chlorid ); CEPA (Ethyrel ).
Tác dụng của các chất điều tiết sinh trưởng thực vật đến sự hình thành hoa, tuỳ
theo loài cây mà có liều lượng và nồng độ khác nhau.
Chương III
KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CON
Trồng rừng bằng cây con là phương pháp phổ biến và chủ yếu ở nước ta hiện nay.
Ươm cây con là công tác quan trọng và phức tạp. Chất lượng cây con tốt hay xấu
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng và hiệu quả của công tác trồng rừng.
Nhiệm vụ của công tác ươm cây là trên một đơn vị diện tích, với thời gian ngắn
nhất sản xuất dược số lượng cây con nhiều nhất, chất lượng tốt nhất, đồng thời giá
thành hạ. Muốn đạt được mục tiêu đó phải giải quyết các khâu về lý luận và kỹ thuật
tăng năng suất cây con, thực hiện thâm canh trong công tác ươm cây.
Có nhiều phương pháp sản xuất cây con như: Sản xuất cây con trên nền thấm
nước và nền không thấm nước; Trong bầu dinh dưỡng; Sản xuất cây con bằng phương
pháp nhân giống vô tính: (Chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô...). Mỗi phương pháp
có đặc điểm riêng, về mặt kỹ thuật không thể có quy trình chung cho tất cả các phương
pháp. Tuy vậy về mặt nguyên lý đều có những đặc điểm chung là phải tạo được nguồn
giống tốt điều kiện sinh trưởng của cây con phải thuận lợi...
Vườn ươm là nơi tập trung gieo cấy, nuôi dưỡng nhằm tạo cây con đạt được tiêu
chuẩn xuất vườn.
3.1. PHÂN LOẠI VƯỜN ƯƠM
Dựa vào yêu cầu kỹ thuật cơ bản, quy mô, thời gian sử dụng, vườn ươm được
chia thành các loại như sau:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinhtrong_rung_chuong_2_6876_4763.pdf