Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch hoặc cua cái so (cua
yếm vuông) nuôi chung với cua đực đã thành thục sinh dục, để cua
cái so lột xác, giao vĩ, lên gạch đẻ trứng.
1. Nuôi cua cái đã giao vĩ
- Chọn cua cái đã giao vĩ: trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8,
9 cua cái đã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường đánh bắt
được ở vùng cửa sông, vùng biển ven bờ. Chọn những con cua cái
lên gạch tốt, khỏe mạnh còn nguyên càng, chân bò, chân bơi, tốt
nhất là chọn những con cua vừa đánh bắt được, chuyển về ao hoặc
các bể xi măng để nuôi vỗ. Những con cua cái như vậy thường có
trọng lượng từ 250-800g. Tuỳ theo số lượng cần thiết mà chọn cua,
tốt nhất là chọn đủ số lượng cho một đợt cho đẻ để cùng thả nuôi
một lần.
15 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ thuật sản xuất cua giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật sản xuất cua giống
Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch hoặc cua cái so (cua
yếm vuông) nuôi chung với cua đực đã thành thục sinh dục, để cua
cái so lột xác, giao vĩ, lên gạch đẻ trứng.
1. Nuôi cua cái đã giao vĩ
- Chọn cua cái đã giao vĩ: trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8,
9 cua cái đã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường đánh bắt
được ở vùng cửa sông, vùng biển ven bờ. Chọn những con cua cái
lên gạch tốt, khỏe mạnh còn nguyên càng, chân bò, chân bơi, tốt
nhất là chọn những con cua vừa đánh bắt được, chuyển về ao hoặc
các bể xi măng để nuôi vỗ. Những con cua cái như vậy thường có
trọng lượng từ 250-800g. Tuỳ theo số lượng cần thiết mà chọn cua,
tốt nhất là chọn đủ số lượng cho một đợt cho đẻ để cùng thả nuôi
một lần.
- Nuôi trong ao: tùy theo số lượng cua nuôi cho đẻ mà xây dựng ao
có diện tích tương ứng. Nhưng để dễ dàng quản lý và chăm sóc
nên xây dựng ao có diện tích từ 100 đến 500 m vuông, sâu từ 1,2
đến 1,5m. Ao phải được xây dựng ở nguồn nước tốt, có độ mặn từ
20 đến 30‰ đất sét hoặc pha cát. Nếu gặp nơi đất sình thì phải
kiểm tra độ phèn và các độc tố và có biện pháp cải tạo, bờ ao được
đắp chắc chắn: chặt, không bị mội, chân bờ rộng tối thiểu 2m, mặt
bờ 0,8-1m. Dùng đăng tre cao trên 0,8m (hoặc lưới) làm hàng rào
chắc trên bờ và miệng cống, ngăn không cho cua bò ra ngoài. Ở
giữa ao nên để một "cù lao" (chiếm 1/10 diện tích ao) có cây bụi để
cua có chỗ ẩn, bò lên cạn. Ao nên đặt hai cống: lấy nước và xả
nước. Trước khi thả cua nuôi cần dọn tẩy ao, xả nước nhiều lần,
tháo hết nước, rải vôi một ở đáy và bờ ao (1kg/10 m vuông) phơi
1-2 ngày, cho nước vào rửa lại ao, kiểm tra độ pH đạt 7,5-8,5 là
thích hợp. Mật độ nuôi: 2-5m vuông/ con.
- Nuôi trong lồng: có thể nuôi cua cái đã giao vĩ trong lồng. Lồng
làm bằng tre hoặc các vật liệu khác (lưới thép không rỉ, nhựa
compozid, v.v...) bảo đảm vững chắc chịu được nước mặn và dòng
chảy. Lồng thường có kích thước : dài 3mx rộng 2m x cao 1,2m,
có phao nâng để lồng không bị chìm, có miệng lồng rộng 0,5m
vuông, có neo chắc chắn để neo giữ. Lồng có thể chia ra những ô
nhỏ để nuôi riêng từng con, cũng có thể nuôi chung. Lồng được đặt
ở chỗ có nguồn nước lưu thông: ở dọc bờ sông, trong các eo vịnh
đầm phá, ở gần cống các đầm nuôi thủy sản v.v.. độ sâu tối thiểu
1,5m, lúc triều xuống vẫn giữ được mực nước trên 0,5m. Mật độ 2-
4 con/ m khối.
- Nuôi trong bể xi măng: bể xi măng co kích thước diện tích từ 4
đến 30m vuông, cao 1,3m,có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình
tròn có mái che toàn bộ hoặc một phần. Đáy bể rải một lớp cát 3-
5cm, sắp một số gạch để làm chổ ẩn cho cua, đáy có van xả để thay
nước. Mực nước trong bể từ 0,7 đến 1m, có hệ thống sục khí. Có
thể nuôi chung hoặc chia ô để nuôi riêng từng con. Mật độ 2 con/
m khối. Nuôi trong bể xi măng dễ chăm sóc quản lý nhưng phải có
điện và cấp nước chủ động và thường số lượng cua không lớn.
- Chăm sóc, quản lý: khi ao, lồng, bể đã chuẩn bị xong thì chọn đủ
số lượng cua cần nuôi để thả vào ao, lồng, bể một lúc. Thường cua
đánh bắt được buộc dây và có khi có đất, sình bám vào, rửa cua
sạch sẽ, cắt bỏ dây và buông nhẹ cua vào ao, lồng, bể, tránh làm
gẫy càng, chân cua.
Nếu áp dụng phương pháp cắt mắt để ép đẻ thì có thể tiến hành
trước lúc thả cua vào ao nuôi dùng lưỡi dao lam sắc đã sát trùng
cắt một đường vào giữa con mắt, dùng tay bóp mạnh hoặc kẹp bóp
hết dịch ở mắt ra, sát trùng cho vết cắt.
Thức ăn của cua rất đa dạng, cua thích ăn động vật: cá, tôm, cá loại
nhuyễn thể (nghêu, sò, vẹm...) và một số thực vật thủy sinh. Cá lớn
cắt thành miếng nhỏ, còng gỡ bẻ đôi, vẹm, nghêu, sò xẻ ra lấy thịt
rải đều khắp ao cho cua ăn. Số lượng thức ăn mỗi lần từ 2-5%
trọng lượng cua, tùy theo chất lượng thức ăn. Khi kiểm tra thấy cua
ăn hết thì có thể cho thêm, nếu thức ăn còn thừa thì giảm. Thường
cho cua ăn vào buổi chiều tối, cua sẽ tìm mồi ăn về đêm. Buổi sáng
kiểm tra nếu còn thức ăn thừa thí vớt bỏ đi. Không nên để cua đói:
cho ăn thiếu hoặc không cho ăn một ngày. Thiếu ăn cua có thể cắn
nhau làm gẫy càng, chân, thậm chí ăn thịt đồng loại.
Cần theo dõi kỹ các yếu tố của môi trường nước. Cua chuẩn bị sinh
sản cần được nuôi trong nước biển có độ mặn từ 25 đến 32‰ , độ
pH từ 7,5 đến 8,5 hàm lượng ôxy hoà tan không dưới 5mg/l, nhiệt
độ nước từ 27 độ C đến 30 độ C, không để nước bị nhiễm bẩn hữu
cơ và vô cơ. Cần thay nước trong ao nuôi, trong bể: mỗi ngày thay
20 đến 30% nước, một tuần nên tghay nước toàn bộ và vệ sinh bể,
đáy ao. Cua nuôi trong bể xi măng nên sục khí nhẹ.
Tùy theo mức độ chín muồi của tuyến sinh dục của cua lúc đưa
vào nuôi mà sau thời gian từ 10 ngày (có khi ngắn hơn) đến hai
tháng cua để trứng.
2. Nuôi cua cái so (cua yếm vuông) lột xác tiền giao vĩ cho giao vĩ
phát dục để sinh sản.
Cua cái so có trọng lượng từ 150 đến 200 gram, trước mùa sinh sản
thường di cư ra vùng cửa sông, ven biển ghép đôi với cua đực đã
thành thục sinh dục, lột xác, giao vĩ, phát triển buồng trứng và đẻ
trứng. Chọn những con cua cái so nguyên vẹn, khỏe mạnh chắc
(sắp cốm), đồng thời chọn những con cua đực to (từ 300 đến 700g)
nguyên vẹn khỏe mạnh theo tỉ . Ao, lệ 2 cái/ 1 đực đem thả nuôi
trong ao, lồng, bể với mật độ như nuôi cua gạch (cua cái đã giao
vĩ). Ao, lồng, bể nuôi cua cái so cũng được xây dựng như để nuôi
cua gạch đã trình bày ở mục 1. Cách chăm sóc, cho ăn cũng tương
tự như nuôi cua cái đã giao vĩ. Đáng chú ý là nuôi cua cái so sắp
cốm, chuẩn bị lột xác tiền giao vĩ ăn rất ít hoặc không ăn, nhưng
chúng cần được yên tĩnh để ghép đôi. Trong thời gian từ 5-10 ngày
đến một tháng cua cái so (sống cùng cua đực)hoàn thành ghép đôi,
lột xác và giao vĩ. Trong bể xin măng có thể quan sát quá trình
ghép đôi, lột xác và giao vĩ. Cua đực dùng càng, chân ôm lên lưng
cua cái, tha cua cái đi. Sự ghép đôi có thể kéo dài vài ba ngày, chỉ
trước lúc cua cái lột xác cua đực mới buông cua cái ra và ở cạnh để
bảo vệ, và ngay sau khi cua cái lột xác xong cua đực lật ngửa cua
cái ra ôm chặt, cua cái mở yếm ra và xảy ra sự giao vĩ . Quá trình
giao vĩ kéo dài 4-5 giờ đến 1-2 ngày. Sau đó cua đực buông cua cái
ra nhưng vẫn ở cạnh. Trong mùa sinh sản một cua đực có thể giao
vĩ với nhiều cua cái.
Đem cua cái đã giao vĩ ra nuôi riêng, chăm sóc cho ăn để tuyến
sinh dục phát triển, chín và đẻ trứng. Từ lúc giao vĩ đến lúc đẻ
trứng phải kéo dài 2-3 tháng hoặc hơn nữa. Sau khi lột xác kích
thước cua cái tăng lên đột ngột và trong quá trình phát dục trọng
lượng của cua cũng tăng lên đáng kể (từ 70 đến 150% so với cua
cái so).
II. Đẻ trứng
Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cua cái đã giao vĩ chín sinh dục và đẻ
trứng trong ao, lồng, bể xi măng. Vì vậy điều kiện của ao, lồng, bể
nuôi vỗ cua ở giai đoạn cuối cần được
được kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm nước sạch, độ mặn từ 25-32‰,
pH = 7,5-8,5 lượng oxy hoà tan trên 5mg/lít, nhiệt độ nước 28-30
độ C, độ sâu của nước trong ao 1,2-1,5m trong bể xi măng 0,7-1m.
Trong bể xi măng có thể quan sát thấy cua đẻ trứng. Cua mở yếm
ra hết độ, ép mình xuống, phần trước đầu ngực hơi dướn lên, càng
và chân tì vào đáy, bắt đầu đẻ trứng và thụ tinh. Trứng đẻ ra thụ
tinh và hoạt hóa, niêm dịch giữa hai lớp màng linh hoạt, làm cho
màng ngoài có sức dính và với tác động của ngoại lực kéo ra làm
cho trứng dính vào lông tơ của chân bụng bằng "cuống trứng", nhờ
vậy mà các hạt trứng vẫn rời nhau tự do. Quá trình đẻ trứng diễn ra
ở đáy ao, đáy bể và kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ, cua đẻ trứng tốt,
trứng dính đều, dày trên tất cả các lông tơ của các chân bụng và có
rất ít trứng rơi ra ở dưới đáy, không dính được vào lông chân bụng.
Ngược lại, trường hợp đẻ trứng không tốt, trứng chỉ bám một ít
vào một số lông tơ của chân bụng, còn phần lớn trứng đẻ ra rơi
trên đáy. Ở những cua cái đẻ trứng tốt buồng trứng dày có dạng
hình "tán nấm" tròn làm cho yếm cua mở ra rất rộng, những cua
cái đẻ trứng kém, trứng bám ít, có dạng hình "trăng khuyết", yếm
mở hẹp.
III. Nuôi cua ôm trứng
Do cua có đặc tính ôm trứng (thực chất là ôm phôi phát triển) một
thời gian khá dài (từ 10-20 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường,
trong đó chủ yếu là nhiệt độ nước) nên trong mùa sinh sản, trong
khai thác người ta đánh bắt được cả cua ôm trứng. Có thể thu
những cua ôm trứng trong tự nhiên, bảo quản tốt đưa về ấp nở để
nhận ấu trùng, sản xuất cua giống.
Cua ôm trứng nuôi riêng từng con, có thể nuôi trong giai đoạn giai
thả dưới ao, ngăm bể thành những ô nhỏ để tiết kiệm diện tích, tốt
nhất là nuôi riêng mỗi con trong một bể xi măng có thể tích từ 0,5
đến 1m3. Môi trường nước cần được quản lý chặt chẽ: độ mặn
30‰ ± 2‰ , oxy hòa tan trên 5mg/lít (sục khí nhẹ thường xuyên),
pH = 7,5-8,5, nhiệt độ 29 ± 1 độ C, giữ yên lặng nơi nuôi cua. Cho
cua ăn đầy đủ, thức ăn có chất lượng cao: thịt nghêu, mực, tôm.
Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi chiều tối, thu bỏ thức ăn thừa
vào buổi sáng. Thay nước 20-30% hàng ngày.
Theo dõi quá trình phát triển của phôi. Để xác định chất lượng của
trứng phôi cần quan sát dưới kinh hiển vi: 2-3 ngày 1 lần, xác định
"tốc độ" phát triển của phôi, tỉ lệ trứng bị hỏng, nhiễm bệnh: nấm,
vật ký sinh và có biện pháp xử lý. Cũng có thể đánh giá tốc độ phát
triển của phôi qua sự biến đổi màu sắn của buồng trứng vàng sáng,
vàng sẫm, xám tro và cuối cùng là xám đen. Màu sắc của buồng
trứng chuyển đồng đều chứng tỏ buồng trứng tốt, phát triển đồng
đều. Buồng trứng chuyển đều sang màu xám đen tức là phôi đã
phát triển đến giai đoạn "mọc mắt" và trong một hai ngày sau là nở
ra ấu trùng.
Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 28 đến 30 độ C, sau khi đẻ trứng
từ 10-12 ngày nở ra ấu trùng Zoea 1.
Đối với cua ôm trứng thu ngoài tự nhiên cần vận chuyển tốt: chứa
vào xô nước biển (lấy nước nơi bắt cua), cho ít nước và thay nước
nhiều lần, sục khí, khống chế nhiệt, tránh nhiệt độ nước lên trên 30
độ C trong lúc vận chuyển. Trước khi cho cua ôm trứng vào bể
ương ấp nên xử lý cua ôm trứng: cho cua vào xô nước biển có pha
formaline 20ppm trong thời gian 20-30 phút. Xem màu sắc của
trứng và lấy một ít trứng quan sát dưới kính hiển vi để xác định
giai đoạn phát triển và chất lượng của trứng phôi, dự kiến ngày nở
của ấu trùng để chuẩn bị các điều kiện ương nuôi tiếp theo một
cách chủ động. Điều kiện và cách nuôi cua ôm trứng thu được
ngoài tự nhiên cũng giống như nuôi cua ôm trứng cho đẻ nhân tạo.
IV. Ương nuôi ấu trùng thành cua bột 1
Công việc ương nuôi ấu trùng Zoea 1 thành cua bột 1 là công đoạn
quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ. Có
thể ương nuôi ấu trùng thành cua bột trong ao đất, trong bể xi
măng. Ở đây chủ yếu trình bày qui trình ương nuôi trong bể xi
măng và trên cơ sở đó có thể tiến hành các biện pháp kỹ thuật
tương tự để ương nuôi trong ao ở những nơi có điều kiện.
Hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào xây dựng một trại sản xuất
giống nhân tạo loài cua biển (Scylla serrata). Trên cơ sở nghiên
cứu thử nghiệm đạt kết quả, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng hệ
thống thiết bị trại sản xuất gíông các loài tôm biển để sản xuất cua
giống. Có một vài cải tiến cần thiết, chúng tôi sẽ trình bày trong
phần phụ lục.
1. Thu nhận ấu trùng Zoea 1 từ cua mẹ "ôm trứng"
Bể xi măng có thể tích 1-2m khối được làm vệ sinh sạch, khử trùng
chlorine, dẫn nước biển có độ mặn 30‰ đã được xử lý : lắng lọc,
khử trùng bằng chlorine hoặc tia cực tím, cho EDTA 10ppm, pH =
7,5-8,5, nhiệt độ 29-30 độ C, sục khí nhẹ, đều. Chuyển cua mẹ ôm
trứng sắp nở (thường từ ngày 9-11 kể từ lúc cua đẻ trứng) vào bể
xi măng trên.
Trước đó xử lý cua ôm trứng bằng dung dịch formaline 20ppm
trong 15 đến 20 phút. Cua ôm trứng ở trong bể cần được yên tĩnh,
không cho ăn. Trong thời gian 1-2 ngày thì ấu trùng nở. Quá trình
này thường kéo dài từ 2-4 giờ, cũng có trường hợp kéo dài từ 8-10
giờ. Quan sát thấy mật độ ấu trùng đã "dày", bắt cua mẹ lên kiểm
tra, nếu cua đã thải hết ấu trùng, yếm đã đóng lại thì đưa cua vào
bể nuôi cua bố mẹ để nuôi vỗ tiếp.
Ấu trùng Zoea vừa mới nở có màu đen (do đôi mắt kép to có nhiều
sắc tố đen làm cho ta thấy ấu trùng có màu đen) bơi lội trong tầng
nước giữa và trên mặt. Ấu trùng có đặc tính hướng quang mạnh.
Dùng tấm che có màu tối che phần lớn miệng bể xi măng lại, dùng
bóng đèn 100W chiếu ở phần miệng bể còn lại. Ấu trùng sẽ tập
trung về phần bể có chiếu sáng. Dùng ống siphon thu ấu trùng vào
thùng nhựa đã được khử trùng. Thường ấu trùng yếu nằm ở đáy,
không bơi được đến vùng chiếu sáng. Những ấu trùng yếu loại bỏ
đi. Cần đếm số ấu trùng thu được trước lúc đưa vào bể ương. Lấy
tấm vải đen bọc kín thùng nhựa chứa ấu trùng trong vòng 10 phút,
dùng tay đảo nước trong thùng nhựa ba vòng theo một chiếu và
một vòng theo chiều ngược lại, dùng ống đong 100ml lấy đầy nước
có ấu trùng vào ống đong, đem đếm số ấu trùng trong ống đong.
Làm như vậy ba lần và lấy số trung bình của ba lần đếm. Biết được
thể tích nước chứa ấu trùng trong thùng nhựa suy ra số ấu trùng thu
được. Thường cua mẹ có trọng lượng 300g-350g, đẻ và ấp trứng
tốt có thể thu được 60-80 vạn ấu trùng, trọng lượng 500g-700g, có
thể thu được 100-160 vạn ấu trùng.
2. Ương nuôi ấu trùng Zoea : từ Zoea 1 đến Zoea 5
2.1. Chuẩn bị bể, nguồn nước, thức ăn cho ấu trùng
Dự tính được ngày ấu trùng nở, công việc chuẩn bị bể ương, nguồn
nước thức ăn, thuốc phòng bệnh cần được thực hiện chu đáo (hệ
thống bể ương ấu trùng được cây dựng trong nhà có mái che, có
tường bao, cách ly tốt với xung quanh, chỉ để một cửa vào và một
cửa ra có đèn cực tím sát trùng. Số lượng và sức chứa của hệ thống
bể ương phụ thuộc vào qui mô sản xuất của trại giống. Nên xây các
bể có diện tíchkhác nhau: 2m khối, 4 m khối, 8m khối, 16 m khối
v.v...)
Bể ương được làm vệ sinh: rửa, ngâm chlorine, rửa sạch
Nước biển có độ mặn 30‰ ±1‰ lọc (nếu ở nơi cấp nước, nguồn
nước đục phải cho vào bể lắng "hoặc ao lắng" để lắng trước lúc
bơm vào lọc, xử lý): sỏi , cát, than hoạt tính, xử lý chlorine 20ppm:
sục khí 48 giờ cho bay hết mùi clo, nếu chưa hết phải sục khí tiếp,
cho 10ppm EDTA.
Dẫn nước vào bể ương ấu trùng: mực nước ao 0,6-0,8m, tính thể
tích nước trong bể để đưa đủ số lượng ấu trùng vào theo mật độ
ương hợp lý. Sục khí đều 1m khối đước đặt 1 vòi sục khí.
Thức ăn của ấu trùng Zoea của cua là tảo khuê, luân trùng (loài
luân trùng nước lợ:Branchionus plicatilis), ấu trùng naupli của
Artemia. Có thể dùng thức ăn chế biến công nghiệp dùng cho ấu
trùng tôm biển để cho ấu trùng cua ăn: bột tảo Spirulina, thức ăn
tổng hợp dạng vi nang của hãng MAXIMA (Mỹ).
Tảo khuê và luân trùng cần ương nuôi trước để khi ấu trùng cua nở
có đủ số lượng cung cấp cho cả thời gian ương kéo dài trong 12
ngày đầu.
2.2 Ương nuôi ấu trùng Zoea 1 đến Zoea 5
- Mật độ ương: Ương nuôi ấu trùng cua từ Zoea 1 đến Zoea 5
trongbể xi măng có sục khí có thể ương mật độ từ 80-120 con/lít.
Trong quá trình ương ấu trùng có thể bị hao hụt từ 20 đến 50%.
Theo dõi mật độ ấu trùng trong bể ương từng giai đoạn và có thể
giảm bớt lượng nước hoặc chuyển ấu trùng snag bể có kích thước
nhỏ hơn để bảo đảm mật độ thích hợp, giảm được lượng thức ăn
cho vào bể.
- Cho ăn: Tảo khuê Chaetoceros và Skeletonema costatum ương
trong bể tảo để ngoài trời thường đạt đỉnh cao vào ngày thứ 3 (phụ
thuộc thời tiết). Thu tảo lúc tảo sắp đạt đỉnh cao bằng lưới
phytoplankton cỡ 100, đem xử lý bằng formol 20ppm trong 10
phút rồi đem rãi đều vào bễ ương. Mật độ tảo đạt 6. 104/ml
(thường dùng 10 lít tảo cho 1 m khối nước ương). Sục khí nhẹ,
đều. Chuyển ấu trùng vừa đếm được vào bể. Sau khoảng 6-8 giờ
cho luân trùng vào bể ương. Luân trùng thu được từ bể ương cho
vào chậu nước sạch, độ mặn 20-25‰ lọc sạch, xử lý dung dịch
frmol 20ppm trong 10 phút, cho vào bể ương ấtu trùng, rãi đều
khắp bể mật độ luân trùng 15 con/ml. Mỗi ngày cho ăn 2 lần: sáng
8 giờ, chiều 14 giờ.
Cho ấu trùng ăn tảo khuê trong thời gian 6 ngày đầu.
Cho ấu trùng ăn luân trùng trong thời gian 12 ngày đầu.
Từ ngày 12 trở đi giảm lượng luân trùng xuống 1/2 và cho naupli
của Artemia và bể ương, mật độ 10-15 con/ml. Đến ngày 14 ngừng
cho thức ăn luân trùng, tăng mật độ naupli của Artemia lên
20con/ml.
- Vệ sinh bể thay nước hằng ngày làm vệ sinh bể: dùng mút mềm
cọ rữa thành, đáy bể, xi phông cặn bã ở đáy. Khi làm vệ sinh có thể
dùng đèn chiếu sáng một đầu bể cho ấu trùng tập trung lại và cọ
rữa phía tối không có ấu trùng. Khi xi phông ấu trùng có thể ra
theo nên dùng bình lọc để thu lại. Hai ngày đầu không thay nước,
ngày thứ 3 thay 30% lượng nước, ngày thứ 5 thay 30%, ngày thứ 7
thay 30% . Và tiếp tục thay cách ngày như vậy cho đến ngày thứ
17. Tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, tình trạng phát triển và
nhiễm bẩn của ấu trùng mà thay nước 100% hay không. Nếu ấu
trùng phát triển tốt, lột xác đều, sinh trưởng tương đối đồng đều,
không bị nhiễm bệnh, bơi lội khỏe thì hạn chế thay nước nhiều.
Nếu ấu trùng bị bệnh thì sử dụng các loại thuốc kháng sinh và đặc
biệt kiểm tra nguồn nước và thức ăn kỹ trước lúc cho vào bể ấu
trùng.
Theo dõi các yếu tố của môi trường nước, bảo đảm độ mặn 30‰
±1‰ nhiệt độ nước 29độ C ±1 độ C, pH = 7,5-8,5, oxy hòa tan
trên 5mg/lít trong suốt quá trình ương nuôi.
Từ Zoea 1 đến Zoea 5 ấu trùng lột xác 4 lần. Zoea 5 đã phát triển
đầy đủ 5 đôi chân ngực trong đó có đôi chân càng phát triển nhưng
tất cả còn nằm trong giáp đầu ngực . Tập tính bơi lội của Zoea 5
vẫn giống các giai đoạn trước. Zoea 5 lột xác cho ấu trùng
Megalops. Megalops có giáp đầu ngực dạng chữ nhật, có 5 đôi
chân ngực, trong đó có đôi chân càng phát triển hoạt động bắt mồi
và tự vệ. Đuôi thu ngắn nhưng rất linh hoạt là động lực chính để
bơi lội. Megalops vừa bơi lội, vừa bám vào thành, giá thể, vừa bò
cả lên thành, trên đáy.
Trong điều kiện nhiệt độ nước 29-30 độ C từ lúc nở đến lúc xuất
hiện ấu trùng Megalops đầu tiên từ 16-18 ngày.
Nếu ấu trùng Zoea nở ra chất lượng tốt, ương nuôi tốt từ Zoea 1
đến Zoea 5 có thể đạt tỉ lệ sống 45-60%, thường chỉ đạt 35-40%,
thậm chí còn thấp hơn.
2.3 Ương nuôi Zoea 5 lên cua bột 1
Khi phát hiện thấy Megalops đầu tiên xuất hiện thì chuyển toàn bộ
ấu trùng ra bể ương lớn hơn hoặc đưa ra ương ở ao đất, để làm
giảm mật độ, tránh ấu trùng Megalops nở trước ăn ấu trùng Zoea
chưa chuyển sang Megaplos. Trong bể lớn rải một lớp mỏng cát
sạch ở phần sát thành bể (đã chừa lại khoảng đáy giữa bể không có
cát), thả nhiều tấm lưới mùng có phao cho phân cắt bể ra thành
nhiều phần, thả một số chùm sợi nylon nhỏ làm giá thể, tạo nơi
bám cho ấu trùng Megalops. Mật độ ương từ 15.000 đến 20.000 ấu
trùng/m khối. Nước được xử lý như giai đoạn đầu, có thể giảm dần
độ mặn xuống 28 rồi 20 ‰ trong thời ương Megalops. Thức ăn
gồm ấu trùng 2 ngày tuổi Artemia sinh khối, thức ăn chế biến: thịt
nghêu, tôm xay nhỏ trộn với lồng đỏ trứng gà, vitamin, hấp chín,
rây nhỏ cho ăn. Lượng thức ăn: Artemia và ấu trùng 50
con/lít/ngày, thức ăn chế biến 5g/m khối/ngày, mỗi ngày cho ăn 2
lần: sáng và chiều. Tăng dần lượng thức ăn chế biến, giảm dần ấu
trùng Artemia. Sục khí, làm vệ sinh bể hàng ngày, rửa bể, xiphông
thức ăn thừa, thay 30% nước hàng ngày.
Sau 8-12 ngày phần lớn megalops lột xác biến thành cua bột 1.
Tỷ lệ sống từ Zoea 5 đến cua bột 1 thường đạt 50% có khi còn thấp
hơn 40-30%, tùy thuộc chủ yếu vào việc cách ly (giảm mật độ)
Megalops trong giai đoạn dầu.
V. Ương nuôi cua bột thành cua giống
1. Chuẩn bị ao
Giai đoạn này chỉ nên ương nuôi cua trong ao đất. Cua bột có hình
thái giống cua trưởng thành. Cua thích sống ở đáy, (chất đáy cát
pha bùn), hoặc bám vào các thực vật thủy sinh, cua bột có thể sống
được ở nước độ mặn 15‰ và thấp hơn, ăn các động vật nhỏ và
thức ăn chế biến, rong, tảo. Ao ương cua bột lên cua giống có thể
xây bên cạnh ao nuôi cua thịt. Ao ương có diện tích 200 đến 500m
vuông, sâu 0,8-1,2m. Bờ ao đắp chắc chắn ở giữa để cù lao đất
20% trên diện tích ao, cao hơn mực nước triều cao nhất 0,3-0,5m.
Xây 2 cống lấy và thoát nước, có lưới chắn. Trên bờ ao, ở mép
trong chắn lưới mùng cao trên 0,7m, chếch về phía trong ao 1 góc
65 độ C. Vệ sinh ao: bón vôi, diệt tạp, bón phân, cho nước vào qua
lưới lọc, độ sâu 0,6-0,8m. Ao được chuẩn bị một tuần trước khi
cho cua bột xuống.
- Mật độ ương nuôi: 200-300 con/m vuông. Cua bột từ trại giống
được vận chuyển đến chó thể bằng túi nhựa nylon có oxy hoặc
bằng khay ẩm, tùy khoảng cách giữa trại giống đến ao ương. Độ
mặn của ao ương không được sai lệch với trại giống qua 5‰ . Cua
bột đem rải đều quanh ao theo số lượng đã tính trước.
2. Cho ăn và chăm sóc
Trong ao ương cua giống có thể gây màu nước cho phù du động
vật phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cua, nhưng chủ yếu phải
cho cua ăn thức ăn chế biến từ các loại bột, cám, thịt cá, tôm, còng,
nhuyễn thể xay nhỏ nấu chín. Thức ăn đem rải ven ao. Mỗi ngày
cho ăn từ 6-10% trọng lượng cua, chia làm 2 lần: sáng sớm và
chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần theo sinh trưởng , tăng trọng
của cua. Có thể dùng giai đoạn cho ăn để kiểm tra sức ăn của cua
để tăng giảm lượng thức ăn.
Thay nước hằng ngày 20-30% nước, kiểm tra pH, oxy, nhiệt độ, độ
mặn, bờ ao, chống mội, xói lở, hỏng rào, bệnh và các dịch hại vào
trong ao, ngăn ngừa bắt cắp.
Khoảng 10 ngày cân, đo đánh giá sinh trưởng của cua một lần. Từ
30 đến 35 ngày cua đạt chiều rộng mai 2,5-3,0cm. Trọng lượng 5g.
Tỷ lệ sống đạt 40-60%. Cỡ cua này có thể chuyển sang ao lớn để
nuôi cua thịt.
Nếu cần cua giống cỡ lớn hơn thì phải san cua ra ao lớn hơn và
nuôi mật độ thấp hơn.
B. Sản xuất cua giống
TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ CUA BỐ MẸ
Có thể tuyển chọn cua cái đã giao vĩ, lên gạch hoặc cua cái so (cua
yếm vuông) nuôi chung với cua đực đã thành thục sinh dục, để cua
cái so lột xác, giao vĩ, lên gạch đẻ trứng.
- Nuôi cua cái đã giao vĩ: Trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8,
tháng 9, cua cái đã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường
đánh bắt được ở vùng cửa sông, vùng biển ven bờ. Chọn những
con cua cái lên gạch tốt, khỏe mạnh, còn nguyên càng, chân bò,
chân bơi, tốt nhất là chọn những con cua vừa đánh bắt được,
chuyển về ao hoặc các bể xi măng để nuôi vỗ. Những con cua cái
như vậy thường có trọng lượng từ 250-800g.
- Nuôi trong bể xi măng: Bể xi măng có diện tích từ 4 đến 30m2,
cao 1,3m, có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn có mái che
toàn bộ hoặc một phần. Đáy bể rải một lớp cát dày 3-5cm, sắp một
số gạch để làm chỗ ẩn cho cua, đáy có van xả để thay nước. Mực
nước trong bể từ 0,7 đến 1m, có hệ thống sục khí. Có thể nuôi
chung hoặc chia ô để nuôi riêng từng con. Mật độ 2 con/m3. Nuôi
trong bể xi măng dễ chăm sóc quản lý nhưng phải có điện và cấp
nước chủ động, thường số lượng cua không lớn.
- Chăm sóc, quản lý: Nếu áp dụng phương pháp cắt mắt để ép đẻ
thì có thể tiến hành trước lúc thả cua vào bể nuôi. Dùng lưỡi dao
lam sắc đã sát trùng cắt một đường vào giữa con mắt, dùng tay bóp
mạnh hoặc kẹp bóp hết dịch ở mắt ra, sau đó sát trùng vết cắt. Cần
theo dõi kỹ các yếu tố của môi trường nước. Cua chuẩn bị sinh sản
cần được nuôi trong nước biển có độ mặn từ 25 đến 32‰, độ pH từ
7,5 đến 8,5, hàm lượng ôxy hoà tan không dưới 5mg/l, nhiệt độ
nước từ 27 đến 30 độ C, không để nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và vô
cơ. Cần thay nước trong ao nuôi, trong bể: Mỗi ngày thay 20 đến
30% nước, một tuần nên thay nước toàn bộ và vệ sinh bể, đáy ao.
Cua nuôi trong bể xi măng nên sục khí nhẹ.
Thức ăn của cua rất đa dạng. Cua thích ăn động vật: Cá, tôm, các
loại nhuyễn thể (nghêu, sò, vẹm...) và một số thực vật thủy sinh.
Số lượng thức ăn mỗi lần từ 2-5% trọng lượng cua, tùy theo chất
lượng thức ăn. Thường cho cua ăn vào buổi chiều tối, cua sẽ tìm
mồi ăn về đêm. Buổi sáng kiểm tra nếu còn thức ăn thừa thì vớt bỏ
đi. Không nên để cua đói, vì khi đói chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.
ƯƠNG NUÔI CUA BỘT THÀNH CUA GIỐNG
Chuẩn bị ao: Giai đoạn này chỉ nên ương nuôi cua trong ao đất. Ao
ương cua bột lên cua giống có thể xây bên cạnh ao nuôi cua thịt.
Ao ương có diện tích từ 200 đến 500m2, sâu 0,8-1,2m. Bờ ao đắp
chắc chắn, ở giữa để cù lao đất 20% trên diện tích ao, cao hơn mực
nước triều cao nhất 0,3-0,5m. Xây 2 cống lấy và thoát nước, có
lưới chắn. Trên bờ ao, ở mép trong chắn lưới mùng cao trên 0,7m,
chếch về phía trong ao một góc 65 độ.
Vệ sinh ao: Bón vôi, diệt tạp, bón phân, cho nước vào qua lưới lọc,
độ sâu 0,6-0,8m. Ao được chuẩn bị một tuần trước khi cho cua bột
xuống.
Mật độ ương nuôi: 200-300 con/m2.
Cho ăn và chăm sóc: Trong ao ương cua giống có thể gây màu
nước cho phù du động vật phát triển làm thức ăn tự nhiên cho cua,
nhưng chủ yếu phải cho cua ăn thức ăn chế biến từ các loại bột,
cám, thịt cá, tôm, còng, nhuyễn thể xay nhỏ nấu chín. Thức ăn đem
rải ven ao. Mỗi ngày cho ăn từ 6-10% trọng lượng cua, chia làm 2
lần: Sáng sớm và chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần theo sự sinh
trưởng, tăng trọng của cua. Khoảng 10 ngày, cân đo đánh giá sinh
trưởng của cua một lần. Từ 30 đến 35 ngày cua đạt chiều rộng mai
2,5-3,0cm, trọng lượng 5g. Tỉ lệ sống đạt 40-60%. Cỡ cua này có
thể chuyển sang ao lớn để nuôi cua thịt. Nếu cần cua giống cỡ lớn
hơn thì phải san cua ra ao lớn hơn và nuôi với mật độ thấp hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỷ thuật sản xuất cua giống.pdf