Chọn giống
Lợn Móng Cái
- Lợn Móng Cái là giống lợn địa phương theo hướng kiêm dụng, chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các giống lợn địa phương đang được nuôi trong các hộ nông dân.
- Lợn Móng Cái đủ tiêu chuẩn giống phải có những phẩm chất sau:
+ Biểu hiện rõ đặc điểm giống, cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, lợn khoẻ
mạnh, béo vừa phải.
+ Lông da có màu trắng và đen, màu đen cố định ở đầu, mông và đuôi tạo thành
hình yên ngựa, hoặc màu đen loang thành từng đám to nhỏ, không có lông bờm.
Da dày vừa phải.
+ Đầu to trung bình, trán rộng, mắt tinh nhanh. Mõm dài vừa phải, hai hàm bằng
nhau.
+ Vai nở, ngực sâu rộng.
+ Lưng rộng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu tròn, bụng gọn.
+ Mông dài vừa phải, rộng. Đùi đầy đặn, ít nhăn.
+ Bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa chân trước và giữa hai chân sau rộng.
Móng ít toè. Dáng đi tự nhiên; không chọn lợn có dáng đi chữ bát hoặc vòng
kiềng, không chọn lợn đi bàn.
+ Có từ 12 - 14 vú, các núm vú lộ rõ và cách đều nhau, hai hàng vú nằm trên 2
đường thẳng dọc theo thân .
Lợn đực : Hai hòn cà lộ rõ .
Lợn cái : Âm hộ phát triển cân đối với cơ thể .
Những con lợn không đảm bảo đủ các đặc điểm trên thì không nên chọn làm giống
9 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lợn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ Thuật Nuôi Lợn
Chọn giống
Lợn Móng Cái
- Lợn Móng Cái là giống lợn địa phương theo hướng kiêm dụng, chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các giống lợn địa phương đang được nuôi trong các hộ nông dân.
- Lợn Móng Cái đủ tiêu chuẩn giống phải có những phẩm chất sau:
+ Biểu hiện rõ đặc điểm giống, cơ thể phát triển cân đối, chắc chắn, lợn khoẻ
mạnh, béo vừa phải.
+ Lông da có màu trắng và đen, màu đen cố định ở đầu, mông và đuôi tạo thành
hình yên ngựa, hoặc màu đen loang thành từng đám to nhỏ, không có lông bờm.
Da dày vừa phải.
+ Đầu to trung bình, trán rộng, mắt tinh nhanh. Mõm dài vừa phải, hai hàm bằng
nhau.
+ Vai nở, ngực sâu rộng.
+ Lưng rộng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu tròn, bụng gọn.
+ Mông dài vừa phải, rộng. Đùi đầy đặn, ít nhăn.
+ Bốn chân chắc chắn, khoảng cách giữa chân trước và giữa hai chân sau rộng.
Móng ít toè. Dáng đi tự nhiên; không chọn lợn có dáng đi chữ bát hoặc vòng
kiềng, không chọn lợn đi bàn.
+ Có từ 12 - 14 vú, các núm vú lộ rõ và cách đều nhau, hai hàng vú nằm trên 2
đường thẳng dọc theo thân .
Lợn đực : Hai hòn cà lộ rõ .
Lợn cái : Âm hộ phát triển cân đối với cơ thể .
Những con lợn không đảm bảo đủ các đặc điểm trên thì không nên chọn làm giống
.
2- Công tác giống tại địa phương
Lợn nái Móng Cái được nuôi chủ yếu trong gia đình nên trong công tác giống lợn
cần phải quan tâm đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
a) Nái Móng Cái dùng làm nái nền để phối giống với lợn đực ngoại thuần tạo ra
con lai F1 có 50 % máu ngoại.
- Từ đàn lợn F1 chọn lọc những con cái tốt đủ tiêu chuẩn để gây nái. Lợn nái F1
dễ nuôi, cho năng suất cao hơn lợn nái Móng Cái.
b) Nhân giống thuần:
Nái Móng Cái cho phối giống với lợn đực Móng Cái, tạo nguồn con giống bổ
xung, thay thế đàn nái Móng Cái. Việc bổ xung, thay thế đàn tiến hành hàng năm
để thay thế những con nái Móng Cái không đảm bảo yêu cầu làm nái nền hoặc nái
già .
Chuẩn bị
Lợn Móng Cái
1- Yêu cầu : - Chuồng trại xây dựng đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa
đông .
- Nền chuồng cao cách mặt đất 0,4 - 0,5 m, bền chắc đảm bảo thoát nước, không
trơn trượt .
2- Diện tích chuồng nuôi các loại lợn
Loại lợn Ô chuồng ( m2 ) Số con/1 ô
- Nái Móng Cái
- ổ úm lợn con ( m2/ổ )
- Lợn thịt F1 12 - 40 kg
- Lợn thịt F1 40 - 80 kg 6 - 7
1,0 - 1,5
6 - 10
9 - 16 1
8 - 12
9 - 15
8 -14
Chú ý : Nái chửa, nái nuôi con, nuôi mỗi con một ô chuồng.
3- Sửa chữa hoặc xây mới chuồng trại
- Có thể tận dụng sửa chữa chuồng cũ, hoặc xây chuồng mới, chuồng nuôi lợn làm
1 nền (không để ô chứa phân trong chuồng nuôi).
- Nền chuồng làm bằng gạch lát hoặc hoặc bê tông nháp, nền chuồng nghiêng 2 - 3
% về phía thoát phân .
- Rãnh thoát phân, nước tiểu đặt ngoài tường.
- Tường có thể xây bằng gạch cao 0,5 - 0,7 m có để các lỗ thoáng. Hoặc có thể làm
bằng song sắt, bê tông thanh...
- Chiều cao từ nền đến quá giang là 2,5 m, từ nền đến nóc là 3,5 m.
- Trong chuồng bố trí máng ăn cố định (hoặc di động). Riêng van uống nước (hoặc
máng uống nước) phải đặt ở gần nơi thoát nước (đối với lợn nái)./.
Chăm sóc
Lợn Móng Cái
1-Chăm sóc lợn đực giống Móng Cái
- Nên duy trì khẩu phần hợp lý tránh cho lợn quá béo hoặc quá gầy.
- Thường xuyên làm quen với lợn, hàng ngày nên cho lợn vận động khoảng 40 -
45 phút.
- Duy trì dọn vệ sinh sạch sẽ khu chuồng nuôi lợn, mùa hè có thể 1-2 ngày tắm
cho lợn 1 lần; mùa đông không nên tắm nhiều, chỉ chải khô bằng bàn chải, chỉ nên
tắm cho lợn vào những ngày ấm áp.
- Mỗi tuần cho phối giống 3 - 5 lần tuỳ sức khoẻ của lợn, sau khi phối giống cho
lợn đực nghỉ 30 - 40 phút mới được cho ăn và tắm rửa.
- Nên cho phối giống lúc 7 tháng tuổi, loại thải lúc 2,5 - 3 năm tuổi.
2 - Chăm sóc lợn nái Móng Cái
a) Phối giống cho lợn nái Móng Cái
- Tuổi phối giống thích hợp là 6 tháng tuổi (4 tháng nuôi) khi lợn đạt khối lượng
45 kg trở lên. Nên phối giống ở lần động dục thứ 2 trở đi.
- Thời điểm phối giống thích hợp là lúc lợn có phản xạ mê ì (đứng im, tai chĩa về
phía trước...), âm hộ từ màu hồng tươi chuyển sang màu hồng đậm, dịch từ âm hộ
keo đặc...(thường cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3 sau khi có biểu hiện động dục).
Nên phối kép 2 lần (cách nhau 10 - 12 giờ).
Chú ý : Nái Móng Cái thành thục tính dục sớm, do đó không nên phối giống cho
lợn quá sớm (dưới 6 tháng tuổi và khốilượng dưới 45 kg) vì có thể ảnh hưởng
không tốt đến khả năng sinh sản cũng như sức khoẻ sinh sản của lợn.
b) Chăm sóc nái Móng Cái chửa, nái đẻ
- Sau khi phối giống 18 - 24 ngày không thấy động dục trở lại là lợn đã có chửa .
Thời gian có chửa 112 - 117 ngày (trung bình 114 ngày). Thời kỳ này lợn cần yên
tĩnh, không di chuyển lợn dễ gây xảy thai.
- Nái chửa cho ăn 1,5 - 2,0 kg thức ăn tinh/ngày (nái chửa lứa 1) hoặc 1,8 - 2,3 kg
thức ăn tinh/ngày (nái chửa lứa 2 trở đi), cho ăn thêm rau xanh.
- Đảm bảo đủ nguồn nước sạch cho lợn uống thường xuyên.
- Tăng thức ăn vào thời kỳ chửa cuối (24 ngày trước khi đẻ).
- Lợn nái sắp đẻ có biểu hiện : Dọn ổ, núm vú to, đàu vú thâm (nặn có sữa đầu),
mông sụt . Khi lợn cắn ổ đẻ cho ăn bằng 1/2 thức ăn hàng ngày hoặc không cần
cho ăn nhưng phải đảm bảo đủ nước uống.
- Thời gian lợn đẻ thường kéo dài 2 - 5 giờ, nếu quá thời gian trên có thể tiêm
Oxytoxin liều 1 - 2 cc/con để kích thích đẻ (lưu ý khi dùng Oxytoxin)
- Lợn con đẻ ra cần được lau chùi sạch nhớt ở mũi, miệng, tai, mình bằng khăn
mền, khô, sạch. Lau xong cắt rốn (chừa lại 2,5 -3 cm) và sát trùng bằng cồn Iod
hoặc thuốc đỏ, sau đó bấm nanh cho lợn.
- Lợn con đẻ ra cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt (không nên để quá 2 giờ), cố
định đầu vú cho lợn con.
- Lợn nái đẻ xong cho uống nước ấm hoặc cháo loãng có pha ít muối. Theo dõi lấy
nhau thai ra, không để lợn mẹ ăn nhau thai.
`c) Chăm sóc lợn nái nuôi con
- Lợn nái đang nuôi con cho ăn càng nhiều càng tốt, nên chia 3 - 4 bữa/ngày, 2 - 3
ngày trước khi cai sữa cho lợn con nên giảm mức ăn của lợn
nái xuống 1,5 - 1,7 kg/ngày nhằm hạn chế tiết sữa, tránh viêm vú.
- Khi cai sữa để lợn con ở lại chuồng, chuyển lợn mẹ đi nơi khác.
- Lợn con 1 - 15 ngày tuổi cần được giữ ấm (30 - 330C), thời kỳ này không tắm
cho lợn mẹ, không rửa chuồng chỉ quét khô.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng kháng sinh trong thời gian lợn nái nuôi con.
- Sau khi tách con tăng khẩu phần ăn cho lợn mẹ, thường 2 - 3 ngày sau khi tách
con lợn mẹ sẽ động dục trở lại, nếu quá 15 ngày có thể sử dụng thuốc kích thích
động dục cho lợn.
d) Chăm sóc lợn con theo mẹ
- Lợn con từ 1 - 15 ngày tuổi cần được giữ ấm (nên có ổ úm lợn con).
- Tiêm Dextran - Fe cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 10.
- Lợn đực thiến nuôi thịt lúc 10 - 15 ngày tuổi.
- Tập cho lợn con ăn sớm lúc 10 - 15 ngày tuổi.
- Khoảng 5 - 10 ngày trước khi cai sữa cho lợn con nên tăng lượng thức ăn , tách
dần khỏi mẹ 2 - 3 lần/ngày. Cai sữa lợn con lúc 30 - 45 ngày tuổi. Lợn con sau khi
cai sữa cần được chăm sóc chu đáo, cho ăn 5 - 6 bữa/ngày.
e) Chăm sóc lợn nuôi thịt
- Chia đàn nuôi theo ô, mỗi ô nuôi 10 - 15 con.
- Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, có đủ máng ăn, van uống nước (hoặc máng uống)
cho lợn.
- Cung cấp đủ thức ăn cho lợn theo tuổi, cung cấp đủ nước sạch cho lợn.
- Chủ động chống rét và chống nóng cho lợn.
- Mùa hè 1 - 2 ngày tắm 1 lần, mùa đông hạn chế tắm cho lợn.
Chuyên đề IV: Một số bệnh thường gặp trên lợn - cách phòng trị
1 - Bệnh truyền nhiễm
a) Bệnh Dịch tả lợn
Lợn ở các lứa tuổi đều mắc. Lợn bị bệnh sốt cao 40 - 410C , bỏ ăn, khát nước,
phân táo bón, thích nằm chỗ tối, mắt có nhiều nốt đỏ lấm tấm như muỗi đốt. Bệnh
kéo dài, nhiệt độ hạ dần, lợn bắt đầu ỉa chảy, phân mùi tanh khắm, niêm mạc
miệng, lợi, ruột viêm, xuất huyết, có những vết loét hình cúc áo phủ bựa trắng.
Bệnh lây lan rất mạnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Phòng bệnh bằng Vacxin định kỳ.
b) Bệnh Đóng dấu lợn
- Lợn sốt cao 40 - 40,50C , bỏ ăn. Thể cấp tính chết nhanh. ở thể kéo dài: hai mắt
đỏ nhưng có ít nhử, mình nóng, da khô, trên da xuất hiện những đám xuất huyết
hình vuông, chữ nhật, bầu dục... vài ngày sau những chỗ tụ huyết dần dần da tróc
ra từng mảng và quăn lại như mo nang.
- Phòng bệnh : tiêm Vacxin định kỳ.
- Điều trị : tiêm Peniciclin có hiệu quả nhanh; tham khảo hướng dẫn của cán bộ
thú y.
c) Bệnh Tụ huyết trùng lợn
- Lợn sốt cao 40 - 410C, bỏ ăn, phân táo bón, nước tiểu vàng, thích chui vào chỗ
tối, trên da xuất huyết hoặc tụ huyết tím bầm, chảy nước mắt, nước mũi, cổ sưng
(thuỷ thũng). Lợn thở khó, ho khan, ho từng cơn nghe có tiếng khò khè trong phế
quản. Phân lúc đầu táo bón sau đi lỏng, có thể lẫn máu. Lợn bị thể cấp tính chết
nhanh. Lây lan mạnh. Thường xẩy ra vào mùa hè.
- Phòng bệnh : tiêm Vacxin định kỳ.
- Điều trị : dùng Streptomycin, Kanamycin...theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.
d) Bệnh Suyễn lợn
- Lợn bị bệnh kém ăn, thường ho vào ban đêm, bệnh kéo dài có hiện tượng thở
bụng, thở gấp, lợn gầy yếu. Bệnh lây lan ở thể ẩn tính khi thay đổi môi trường
sống, vận chuyển đi xa ...
- Phòng bệnh : đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn, thực hiện tốt vệ sinh thú y.
- Điều trị : dùng Tylosin, Tiamulin, Kanamycin...theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.
e) Bệnh Phó thương hàn lợn
- Thể cấp tính : Lợn sốt cao 40 - 410C, bỏ ăn, uống nước nhiều, thích nằm chỗ tối,
rét run từng cơn, da có những đám xuất huyết lấm tấm như muỗi đốt, thường tập
trung ở mõm, chỏm tai, bẹn, sau chuyển sang tím tái. Tai lạnh, sau vài ngày lợn ỉa
chảy dữ dội, phân tanh khắm đôi khi lẫn máu.
- Thể mãn tính : Lợn ỉa chảy dai dẳng, kém ăn, gầy yếu, suy nhược và chết sau 10
- 15 ngày bị bệnh.
- Phòng bệnh : tiêm Vacxin định kỳ. Chú ý chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh
thú y.
- Điều trị : Theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
g) Bệnh lợn con ỉa phân trắng (Hội chứng ỉa phân trắng lợn con)
Lợn con vài ngày tuổi đã có thể mắc bệnh. Lợn bị bệnh ỉa phân trắng như phân cò
nhiều lần trong ngày, da nhăn nheo, mắt trắng, đứng nằm run rẩy. Nếu không chữa
trị kịp thời có thể chết cả đàn. Lợn con bị bệnh thường ghép với bệnh thương hàn,
liên cầu khuẩn đường tiêu hoá ... phân lỏng, có mùi tanh khẳm. Bệnh lây lan qua
ăn uống, chuồng trại ẩm ướt mất vệ sinh, tiếp xúc với lợn ốm... Bệnh xẩy ra nhiều
vào vụ Xuân.
- Điều trị : Cầm ỉa cho lợn bằng nước lá chát. Có thể điều trị bằng một trong các
loại thuốc sau: Emitan, Terramycin, Anti Diarhea, T.Colivit ...
h) Bệnh Hồng lỵ
Lợn bị sốt vài ngày (40 - 41 0C), ăn kém, thích uống nước, sau đó ỉa lỏng, phân có
chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá, mùi tanh rất khó chịu. Đặc biệt lợn đau đớn,
rên rỉ và phải rặn ỉa, co rúm người lại, mỗi lần ỉa rất ít phân, đi ỉa nhiều lần trong
ngày.
- Phòng bệnh : Thực hiện tốt vệ sinh thú y, tiêu độc triệt để chuồng trại khi có
bệnh xẩy ra .
- Điều trị : - Tylosin : uống 20 - 30 mg/kg thể trọng/ngày.
- Bisepton : uống 50 mg/kg trọng lượng/ngày.
2- Bệnh sinh sản
a) Bệnh sót nhau thai
- Bệnh sảy ra sau khi đẻ, khi con đã ra hết sau 4 - 5 giờ mà nhau thai không ra
hoặc ra không hết. Lợn sốt cao 40 - 41 0C sốt liên tục 2 - 3 ngày, cắn con không
cho bú, nước dịch chảy ra từ âm hộ có màu đục lẫn máu đen và những mảnh nhau
đen, mùi tanh hôi.
- Phòng bệnh: Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt trước khi đẻ. Sau khi lợn đẻ xong, nhau
ra hết, bơm vào tử cung lợn 2 - 3 lít nước đun sôi để nguội pha muối 2 - 3 % hoặc
thuốc tím 1 % để sát trùng tử cung.
b) Bệnh viêm tử cung
- Bệnh ra sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Lợn sốt cao 40 - 41 0C, thường sốt vào buổi
chiều, ở âm hộ chảy ra nước đục trắng, mùi tanh, lợn sốt theo kiểu lên xuống:
Sáng sốt nhẹ 39,5 0C, chiều sốt cao 40 - 41 0C.
- Điều trị : Mời cán bộ thú y can thiệp kịp thời tránh kế phát sang viêm vú.
c) Bệnh mất sữa sau khi đẻ
- Bệnh thường xẩy ra sau khi đẻ 1 - 2 ngày, có con sau 1 tuần (thường kế phát từ
viêm tử cung), lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn, vú teo lại. Nếu bị viêm vú thì vú
sưng cứng, ít cho con bú, lợn con khát sữa kêu rít, gầy còm...
- Phòng bệnh : Chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn lợn có chửa, vệ sinh vú
trước và sau khi đẻ.
- Điều trị : Mời cán bộ thú y điều trị kịp thời.
d) Bệnh liệt sau khi đẻ
- Lợn có thể bị bại liệt sau đẻ 1 - 2 ngày hoặc sau 10 - 20 ngày. Nếu xuất hiện sau
đẻ 1 - 2 ngày chủ yếu do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay. Nếu xuất hiện sau đẻ
10 - 20 ngày thường do thiếu Canxi, Phốtpho trong cơ thể . Lợn bại 2 chân sau, đi
lại khó khăn hoặc không đi được, bệnh nặng có thể lan ra 4 chân.
- Phòng bệnh: Thường xuyên đảm bảo cân đối Canxi, Phốtpho trong khẩu phần
lợn nái bằng cách bổ xung bột xương, bột khoáng...
- Điều trị: Dùng Gluconat Canxi, Canxifort, Strychnin.
3- bệnh ký sinh trùng đường ruột
- Bao gồm những bệnh sau : Bệnh giun đũa, sán lá ruột... các ký sinh trùng sống
trong ruột lợn, cạnh tranh thức ăn (hút dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào) làm cho
con vật thiếu dinh dưỡng sinh ra gầy yếu, lông xù, da trắng nhợt, lợn chậm lớn, còi
cọc...
- Phòng bệnh: Cứ 3 tháng tẩy giun sán 1 lần bằng các thuốc: Levamisol,
Bivermectin… theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ Thuật Nuôi Lợn.pdf