Kỹ Thuật Bonsai Cơ Bản

Cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tínhư chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết hoc sâụ sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh t'ế cao và làm vẻ vang cho truyền thống văn hóa của dân tộc. Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "cành ức" hay "cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm. Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây. Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua "tử" rồi thì phải là "sinh".

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ Thuật Bonsai Cơ Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.KIỂU DÁNG BONSAI Định nghĩa đơn giản Bonsai là một cây thiên nhiên thu nhỏ trồng trong chậu cạn. Nên để phần nào thể hiện được kiểu dáng bonsai chúng ta thử nghiên cứu về kiểu dáng ngòai thiên nhiên.  Ngòai thiên nhiên tùy vào điều kiện phát triển như: vị trí, độ cao, môi trường khí hậu… mà mỗi cây sẽ mọc theo một kiểu khác nhau, sau khi nghiên cứu ở nhiều địa hình khác nhau, người ta thấy do tác động của thiên nhiên các cây thường có các kiểu dáng như sau: (Các bạn tham khảo để sau này ứng dụng cho cả tiểu cảnh khi sắp cây trên cảnh hoặc non bộ): Từ các kiểu dánh ngòai thực tế như vậy các nghệ nhân bonsai lúc trước đã sáng tác ra 5 kiểu dáng bonsai cơ bản: 1.1.Dáng Trực (trực quân tử, thẳng) (Tiếng anh: Formal Upright, Phiên âm tiếng Nhật Chokkan):  Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn 1.2. Dáng trực lắc (Tíêng anh: Informal Upright Phiên âm tiếng Nhật Moyog) Dáng này hay gặp ngòai thực tế nhất, Thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn 1.3. Dáng Xiên (TA: Slanting; TN: Shakan) Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, Cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn 1.4. Dáng bay (Huyền, bán huyền nhai…) (TA: Semi-Cascade; TN: Han-Kengai) Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chau. 1.5. Dáng đổ (Thác đổ..)(TA: Full Cascade; TN: Kengai) Kiều này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất: Ngày nay do quá trình tạo dáng, và do sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm rất nhiều dáng, nhưng dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm dáng nào nữa thì cũng dựa trên 5 dáng cơ bản này. 1.6.Dáng chổi ( Broom Style - Hochidachi): Thân cây thằng, cành mọc trải rộng ra ngòai, tạo thành tán hình vòm: 1.7 Dáng Gió lùa (Bạt phong, xuy phong… ) (Windswept Style – Fukinagashi) Cây có dánh như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm ch tự nhiên. 2.làm sao cho thân cây mau lớn? Câu hỏi trên chắc là nhiều bạn đã có câu trả lời. Dù sao cũng nên nêu lên để nhỡ có ai chưa nắm được thì có thể nắm. Ngoài việc phải xử dụng đất trồng , phân bón, nước, ánh nắng đúng cách, còn cần những điều sau: 2.1. Để thân cây có thể phát triển nhanh nhất, thì biện pháp tối ưu là trồng cây xuống đất. Dù sao, cũng phải biết cách trồng đúng cách xuống đất! 2.2. Biện pháp 1 có thể sẽ không khả thi với một số bạn vì không có ***** đất để mà trồng! Lúc này, thì phải bắt buộc trồng trong chậu. Kích thước chậu nên ***** lớn. Biện pháp này cần phải thành thục trong việc chọn đất trồng: đất thô (kích cỡ tương đối lớn) thì sẽ giúp hệ rễ phát triển mạnh hơn, điều này sẽ giúp cho thân cây phát triển mau hơn. Và để cho thân cây mau phát triển hơn nữa, thì cần xử dụng nhánh mồi ( tạm dịch từ chữ: sacrified branch). Nhánh này không nên đụng vào (ý nói là không nên cắt tỉa gì cả), cứ để nó mọc tự nhiên, và như vậy, nó sẽ kéo nhiều năng lượng tới nó, do đó phần mạch dẫn trong phần thân phía dưới nó sẽ phát phì lên, điều này làm cho thân cây mau phát triển hơn. Khi nhắm thấy nhiệm vụ của nhánh mồi đã hoàn tất, thì lúc đó là thời điểm để cắt bỏ nó đi, do đó nó được gọi là sacrified branch! Những hình dưới đây mô tả nhánh mồi và những lằn sưng phù trên thân cây phía dưới nhánh mồi. Trong hình là cây tamarix mà tôi đang huấn luyện. Nó được 10 năm tuổi, nhưng vẫn còn nằm trong chậu nhựa. Có thể năm 2010 sẽ sang nó vào chậu gỗ nông hơn! H.1: các nhánh mồi còn nhỏ, hình chụp hôm 8/8/09 H.2, 3: các nhánh mồi phát triển mạnh, hình chụp hôm 26/8/09 H.4, 5: hình cận cảnh cho thấy lằn sưng phù dưới 2 nhánh mồi. Chỗ mặt cắt cũ ở hình 4 sẽ dần dần bị mục thành bộng cây trong tương lai. 3.Cách làm lá đa, sung nhỏ lại Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân, cành rất đẹp, song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm cho lá sung và lá đa nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa:Đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá trên cây cứng, già đều, ta lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ cắt phần lá, còn cuống để lại, sau vài ngày cuống lá sẽ rụng dần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường sống khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, lá to nhất cũng chỉ bằng lá si, lá nhỏ chỉ bằng lá cây sanh. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm. Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường. 4.Cây tầm bì lùn Có tên khoa học [b]FRAXINUS ORNUS[/b] Đây là loài cây nhỏ, hay thường khi hơn là cây bụi, có xuất xứ ở miền Nam Châu Âu và Tiểu á. Vỏ cây có màu xám nhạt lá dạng rụng thay lá, đối mặt, và có hình cặp đôi với lá giữa ở đầu chót. Hoa màu trắng tỏa mùi thơm được kết thành nhánh ở chót canh. [b]Thay chậu[/b]: Cách 2 - 3 năm vào mùa thu hay đầu mùa xuân, với hỗn chất gồm 60% đất, 20% than bùn, và 20% cát to. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Xén tỉa hệ thống rễ và phần trên của cây trong lần thay chậu đầu tiên. Làm dày rậm và tạo hình dáng vòm lá bằng cách tỉa ngắn các chồi non trong mùa gieo trồng và tỉa ngược các cành đến ngay phía trên những nụ trong thời gian còn lại của mùa đông. Xác định vị trí thân và các cành từ mùa xuân cho đến cuối mùa hè. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày một lần từ đầu mùa xuân cho dện mùa thu, tạm ngưng một khoảng thời gian vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Đây là loại cày có khả năng phục hồi nhanh, dễ bắt rễ thậm chí khi bị xén tỉa nhiều. Phơi cậy dưới ánh nắng để có được lá nhỏ hơn và các đốt xen kẽ ngắn hơn, song nhớ xem chừng đừng để cho đất bị khô ráo hẳn. 5.Cây Đa Có tên khoa học: [b]Ficus Retusa[/b] Cây này có xuất xứ ở vùng trải dài từ miền Nam Trung Quốc đến Philippines, Bornéo và Malaysia. Nó có sức phát triển mạnh với lá dai cứng, bóng nhẵn có hình noãn hẹp ở đuôi lá dài đến 10cm. Loại cây này cũng dùng làm bon sai rất phổ biến ở các nơi xuất xứ của chúng. [b]Thay chậu:[/b] Cách 2 - 3 năm vào cuối mùa xuân - khi nhiệt độ ở khoảng 68oF (20oc) - Với hỗn chất gồm 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to. [b]Xén tỉa và giằng dây:[/b] Việc cắt giảm phần trên của cây phải cùng lúc với việc thay chậu lần đầu và xén tia hệ thống rễ. Ở các vùng có khí hậu ôn hòa thì những thao tác này cần được làm dần dần từng bước, bảo quản cây trong ít nhất một tháng sau khi thay chậu. Làm dày rậm và tạo hình dáng tán lá bằng cách tỉa bớt các chồi non chỉ chừa lại 2 lá vào cuối mùa xuân đến mùa hè. Công việc giằng dây có thể được làm vào bất cứ mùa nào, song ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. Bảo quản phần vỏ cây. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách mỗi 40 - 60 ngày vào các thời điểm khác trong năm. [b]Lưu ý[/b]: Cây có tính nhạy cảm cao với những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ mà việc này có thể làm cho lá rụng hết. Vào mùa đông giữ cho cây ở một nơi sáng sủa, ấm áp hoặc trong nhà kính. Nếu ở bên trong nhà thì nên xịt cho tán lá mỗi ngày ít nhất một lần bằng nước có nhiệt độ ôn hòa. Tưới nước khi đất bị khô đi phần nào. 6.Cây Me Đây là loài cây châu Á không rõ nơi xuất xứ. Cây me làdạng thường xanh với vỏ mỏng thô ráp và hơi đen. Lá mọc xen kẽ dai cứng với những lá con nhỏ giống hình lông chim. Bông hoa có màu vàng nhạt được kết trong những chùm và trái dạng hạt đậu. Thay chậu: Vào mùa xuân. cách 2 - 3 năm. với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Xén tỉa các rê bao quanh chậu và phía trên các lô thoát nước trong ục thay châu. Đồng thời loại bỏ bất cứ cành nào không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng. Ở ngoài vùng.xuất xứ của chúng. cách tốt nhất là để cho các chồi non phát triển và tao hình dáng vòm lá bằng cách tỉa xén vào cuối mùa hè Giằng dây từ cuối mùa xuân đến mùa hè. [b]Bón phân[/b]: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân đến mùa thu. Không được bón phân trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. [b]Lưu ý[/b]: Ta có thể đặt cây bên trong nhà hay trong nhà kính. Nếu Ở bên trong nhà thì vị trí đặt cây cần được sáng sủa phun xịt tán lá thường xuyên. Vào mùa hè ta nên phơi cây dưới ánh sáng mặt trời. Để cho đất hơi khô ráo giữa những lần tưởi nước 7.Cây Bồ Đề Có tên khoa học: Ficus Religiosa Có xuất xứ ở Ấn Độ, cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Cây có lá hẹp hình quả tim với đầu chót dài những lá mới non có màu hồng. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân, trước khi các nụ bắt đầu căng phồng, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Thực hiên công việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu cùng lúc khi chọn cắt tỉa phần trên của cây và thay chậu. Cắt giảm chỉ chừa lại hai lá trên các chồi non trong mùa gieo trồng. Có thể xác định vị trí của thân và các cành cây vào bất cứ lúc nào trong năm, những tốt nhất là từ mùa thu cho đến mùa xuân. Bảo quản phần vỏ cây lúc giằng dây và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triển nhanh. [b]Bón phân[/b]: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách tháng một từ mùa thu cho đến mùa xuân. [b]Lưu ý[/b]: Đây là loại cây trồng trong nhà kính hoặc bên trong nhà vì nó phải sống ở một nơi có nhiều ánh sáng và được bảo quản chống lại những giao động về nhiệt độ. Phun xịt tán lá mỗi ngày ít nhất một lần từ mùa xuân cho đến mùa hè và đôi lúc cho phần còn lại trong năm. Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao khoảng(20 - 25 độ C), ta nên phơi cây dần dần dưới ánh nắng mặt trời. 8.Cây sung rũ (Cây si) Có tên khoa học: [b]Ficus Benjamina[/b] Có nguồn gốc phát sinh ở khắp một vùng rộng lớn chạy dài từ Ấn Độ cho đến miền Bắc Úc châu, cây sung rũ được cấy trồng rộng rãi ở đây và nơi khác như loại cây nhà. Nó có vỏ cây trơn nhăn màu xám, những cành hay cụp xuống, và lá bóng nhẵn, hình noãn dạng đơn với đáu chót nhọn. [b]Thay chậu[/b]: Ngoài vùng xuất xứ của nó, cách 2 - 3 năm vào cuối mùa xuân, với 60% đất, 10% than bùn, và 30% cát to. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xén tỉa lần đầu đúng cách phải được làm cùng lúc khi thay chậu và cắt giảm tán lá. Nếu như không thấy có dấu hiệu bám rễ vừa ý thì ta hãy lại bỏ toàn bộ số lá trên cành. Cắt giảm chỉ còn chừa lại hai lá trên các chồi non vào cuối mùa xuân cho đến đầu mùa hè. Công việc giằng dây có thể được làm bất cứ lúc nào trong năm, nhưng phả bảo quản phần'vỏ cây. Vì rằng loài cây sung rũ phát triển rất mạnh, bởi thế ta nên thường xuyên theo dõi để chắc chắn rằng các dây giằng không cấn vào những cành cây đang phát triến. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, và một vài lần trong mùa thu đến mùa đông. [b]Lưu ý[/b]: Đây là một trong các loài cây nhà dễ thích nghi nhất, thậm chí nó có thể chịu được các điều kiện ánh sáng ít ỏi. Tránh những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ, và nếu có thể, phơi cây dưới ánh sáng mặt trời - dù không lâu lắm - vào mùa xuân và mùa hè. Vào mùa thu đến mùa đông chỉ tưới nước khi đất bị khô đi phần nào. 9.Cây dẻ gai (Sồi) Châu Âu Có tên khoa học: [b]Fagus Sylvatica[/b] Cây dẻ gai Châu Âu là loại cây có kích cỡ trung bình phần lớn phát triển trưởng thành ở các vùng núi từ Châu Âu cho đến vùng núi Caucasus. Nó có vỏ cây trơn nhẵn màu xám và lá có kinh noãn đến thuẫn, dạng rụng thay lá với mép gợn sóng, cuống ngắn và ngắn nhọn ở đầu chót. [b]Thay chậu[/b]: Vào mùa thu hay mùa xuân cách 2 - 3 năm đối với loại cây còn non, cách 3 - 4 năm đối với loại cây lâu năm hơn với 70% đất, 10% than bùn, và 20% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và g ăpg dây[/b]: Thực hiện công việc xén tỉa lần đầu dể xác định vị trí rễ cây cùng lúc với việc thay chậu và cắt giảm phần trên của cây tột nhân là vào mùa thu Nếu như những thao tác này được làm vào mùa xuân thì nên hạn chế chúng đôi với việc tỉa ngắn những rễ to hơn. Tạo hình dáng vòm cây bằng cách tỉa xén những chồi non vẫn còn mềm yếu khi mới bắt đầu phát triển hoặc bằng cách tỉa bớt chỉ còn lại 2 - 3 lá vào cuối mùa xuân. Giằng dây từ mùa xuân cho đến cuối mùa hè, nhớ cẩn thận bảo quan phần vỏ cây. [b]Bón phân[/b]: Cách 25 - 30 ngày từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng thao tác này vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b] : Đặt cây ở một vị trí sáng sủa, song tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng từ cuối mùa xuân cho đến cuối mùa hè. Không được để cho đất bị khô ráo hẳn. Khi xén tỉa vòm cây thì nên nhớ rằng phần chóp'chiếm ưu tiên hơn. 10.sồi trắng Nhật Bản Có tên khoa học: Fagus Crenata Đây là loại cây có xuất xứ ở Nhật Bản và giống như cây dẻ gai của Châu Âu (F.sylvatica), song có vỏ cây màu xám tro và lá hẹp hơn. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào đầu mùa xuân, với 70% đất 10% than bùn, và 20% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây : Việc xén tỉa hệ thống rễ lần đầu phải được làm cùng lúc với việc thay chậu tỉa bớt rễ cây dần dần từng bước, lặp lại thao tác này cách mỗi hai năm cho đến khi cây đạt được chiều cao như ý. Xén tỉa tán lá để tạo hình dáng vào cuối mùa xuân, chỉ chừa lại 2 - 3 lá. Xác định vị.trí của thân và các cành cây từ mùa xuân cho đến mùa thu, cẩn thận bảo quản phần vỏ cây. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày từ đầu mùa xuân cho đến thùa thu, tạm ngưng thao tác này khoảng một tháng vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Không được để cho đất bị khô.ráo hẳn. Bởi vì đây là loại cây có sự phát triển mạnh ở đầu chót, nên các cành cần phải được xén tỉa cân đối và mạnh tay hơn về phía ngọn ngõ hầu kích thích sự phát triển phần cây ở phía dưới. Có thể ngắt bỏ lá cây từ đầu đến giữa tháng sáu, song chỉ đối với những cây khỏe mạnh và dược bón phân đầy đủ. 11.Cây chỈ suốt Có tên khoa học:[b]Euonymus Alatus[/b] Có xuất xứ ở miền Viễn Đông - Trung Quốc và Nhật Bản - đây là loại cây bụi có kích cỡ trung bình với đặc điểm dễ phân biệt nhờ nhờ "các cánh" có dấu sần sùi trên các cành khi cây trưởng thành. Nó được trồng cho các mục đích trang trí, vừa vì nét đặc trưng này và vì lá có màu đỏ rực vào mùa thu. [b]Thay chậu[/b]: Cách 2 - 3 năm trong mùa xuân hay mùa thu, với 70% đất' và 30% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Thưc hiện xén tỉa rễ cây lần đầu cùng lúc khi thay chậu và chọn cắt tỉa vòm lá. Giằng dây từ mùa xuân cho đến mùa hè, giữ gìn không để cho dầy cấn vào cỏ cây [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày từ đầu mùa xuân cho đến mùa hè, tạm ngưng một tháng vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Không được để cho đất bị khô ráo hẳn. Vào mùa hè tránh cho cây không tiếp xúc lâu với' ánh nắng mặt trời. Khi tới thời điểm kết trái, cần có nhiều cây ở sát gần nhau để đạt được sự thụ phấn chéo vì rằng các hoa có thể là lưỡng tính hay đơn tính. Bảo quản cẩn thận vào mùa đông. 12.Cây nhót (Ô Liu Hoang) Có tên khoa học là: [b]Elaeagnus Multiflora[/b] Có xuất xứ ở miền Viễn Đông - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - Cây nhót là loại cây bụi có kích cỡ trung bình với lá dạng rụng thay lá, mặt trên màu xanh lục và mực dưới màu bạc. Những bông hoa nhỏ có mùi thơm được tiếp nối bởi các trái dạng quả hạnh có màu đỏ khi chín, chịu được giá lạnh suốt mùa đông. Thay chậu: Cách 2 -3 năm vào đầu mùa xuân, với 70% 10% đất than bùn, và 20% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa rễ cây lần đầu phải được làm cùng lúc với việc thay chậu và cắt giảm tán lá sau khi đơm hoa. Luôn luôn giữ cho hệ thống rễ đươc tốt, lặp lại thao tác này nở mỗi năm kế tiếp cho đến khi đạt được sự cân đối như ý. Tỉa ngắn các chồi non vào đầu hay trong mùa hè, chỉ chừa lại hai lá đầu. Xác định vị trí của thân và các cành cây vào mùa hè sau khi thay chậu ít nhất ba tháng. [b]Bón phân:[/b] Cách 20 - 30 ngày một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng thao tác này khoảng chừng một tháng vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Đây là loại cây có tính chất kháng bệnh cao và dễ trồng. Bởi vì các vết tổn thương không dễ hình thành mô sẹo, do đó nếu có thể, chúng ta nên tạo hình dáng chói) cây bằng cách xén tỉa các cành non. Đừng bao giờ để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cây vào mùa đông 13.Cây trà phúc kiến Ehretia Microphylla Đây là loài cây bụi thường xanh có xuất xứ Ở miền nhiệt đới châu Á với lá màu xanh lục sậm hình oval mặt dưới lá có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ màu trắng, trái dạng quả bê ri khi chín có màu đỏ. Thay chậu: Ngoài nơi xấc xứ của chúng, cách 2 - 3 năm một lần vào cuối mùa luân, với 60% đất có nhiều chất mùn, 10% than bùn, và 30% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Thực hiện công việc xén tỉa rễ cây cùng lúc với việc thay chậu và ngay sau đó cắt giảm phần trên của cây. Tỉa ngắn chỉ còn lại hai lá đầu trên các chồi non đang phát triển. Thực hiện công việc giằng dây cùng lúc hay vào cuối mùa hè. Nên nhớ là không được giằng dây trên cây quá ba tháng Bón phân: Cách 15 - 20 ngày tứ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng thao tác này khoảng 40 ngày vào giữa mùa hè Cũng nên bón phân một tháng một lần vào mùa đông. [b]Lưu ý[/b]: Loại cây này đặc biệt nhạy cảm với những dao động bất ngờ về nhiệt độ, bởi thế nó cần được giữ trong chậu có ánh sáng và mái che. Nó có thể được đặt bên ngoài nhà vào cuối mùa xuân và mùa hè. Tránh cho cây tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ dưới 60of (150C). Không bao giờ để cho đất bị khô ráo hẳn. Nếu đặt bên trong nhà thì hàng ngày ta nên phun xịt nước cho tán lá 14.Cây hồng vàng trung hoa Loàl cây hồng vàng Trung Hoa là dạng cây nhỏ, đôi khi là cây bụi, có xuất xứ ở vùng Viễn Đông - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Chúng được đánh giá cao và được trồng ở nhiều nước dể ăn tái Thay chậu: Cách 2 - 3 năm, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa rê cây thạch hợp lần đầu phải được làm cùng lúc khi thay chậu và cắt giảm phần trên của cây Tạo hình dáng chót cây trong mùa geo trồng, cắt giảm chỉ còn chừa lại 2 lá trên các chồi non vẫn còn mềm mại Giăng dây để xác định vị trí của thân và các cành từ mùa xuân cho đến mùa hè, giữ gìn vỏ cây bởi vì phần gỗ vẫn còn khá mỏng mảnh. Bón phân: Bởi vì các vết tổn thương - đặc biệt là những vệt tổn thương lớn - khó hình thành mô vẹo, nên chúng phải được làm lành bằng một hợp chất đặc biệt. Nếu có thể thì hãy sử dụng các cây con, và tạo hình dáng bằng cách xén tỉa các chồi non và giằng dây. Đừng. bao giờ đế cho đất bị khô ráo hẳn và đặt cây Ở vị trí' có ánh nắng. Bảo quản cẩn thận vào mùa đông. 15.Cây Mộc qua lá hình thuẫn Tên khoa học là: Cydonia Oblonga Cây mộc qua là một loài cây có xuất xứ ở miền Bắc Iran và các vùng ngang qua dãy núi Caucasus. Nó có lá cuống ngắn, hình trứng, dạng rụng lá, mặt dưới lá có màu xanh xám phủ đầy lông tơ, mặt trên lá có màu xanh lục sậm. Hoa dạng đơn có năm cánh màu trắng hồng hồng. Trái quả tròn màu vàng có mùi thơm ngát. [b]Thay chậu[/b]: Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân, với 70% đất và 30% cát to. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xén tỉa hệ thống rễ để xác định vị trí cần được làm cùng lúc khi thay chậu và cắt giảm tán lá, loại bỏ những cành không cần thiết cho kiểu dáng cuối cùng của cây tỉa ngắn các chối non vào mùa hè hay cuối mùa thu. Xác định vị trí của thân và các cành vào mùa xuân, nhưng phải ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. [b]Bón phân[/b]: Mỗi tháng một lần vào mùa xuân và mùa thu. Trong mùa đề cập sau nên sử dụmg chủ yếu các sản phẩm có chất lượng cao về chất phốt-pho và ka li. [b]Lưu ý[/b]: Nên để cho cây có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng, nhưng dừng để cho đất bị khô ráo hẳn. Phun xịt nước cho tán lá theo định kỳ. Bảo quản cây trong nhà kính vào mùa đông. 16.Cây táo gai Cây có tên khoa học là: Crataegus Cuneata Đây là loại cây bụi có xuất xử ở Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt được đánh giá cao về đặc tính có nhiều hoa màu trắng và vô số trái quả nhỏ màu đỏ. Những cây được trồng có hoa màu đỏ vừa được người ta dùng làm bonsai ở Nhật Bản. [b]Thay chậu[/b]: Cách 2 - 3 năm vào đầu mùa xuân, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xử lý chính hê thống rê lần đầu phải được làm vào lúc thay chậu và chọn cắt giảm phần trên cua cây - tốt nhất là vào đầu mùa xuân. Luôn luôn giữ cho hệ thống rễ khỏe mạnh , nếu như việc này không thể được thực hiện trong một lần xén tỉa duy nhất thì hãy cắt giảm nó dần dần từng bước trong mỗi lần thay chậu. Vào mùa xuân cắt tỉa chỉ chừa lại 2 lá trên các chồi non. Xác định vị trí thân và các cành trong lúc phát triển, từ mùa xuân cho đến mùa hè. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày một lần từ đầu mùa xuân cho đến mùa thu, tạm ngưng một tháng vào giữa mùa hè. [b]Lưu ý[/b]: Đây là loại cây tương đối dễ trồng, có thể có các vấn đề bám rễ nếu như ta không chú ý đến các khoảng thời gian được đề cập ở phần trên. Tránh cho cây bị phơi thẳng dưới ánh nắng mặt trời vào mùa hè và đừng để cho đất bị khô ráo hẳn. 17.Cây tuyết tùng đỏ Nhật Bản Tên khoa học: Cryptomeria Japonica Là loài cây tùng bách thường xanh có xuất xứ ở Trung Quốc và Nhật Bản, loài cây tuyết tùng Nhật Bản có thể làm thành nguyên cả các khu rừng. Nó có lá xoắn như chiếc dùi với sắc màu đo đỏ vào mùa đông. [b]Thay chậu[/b]: Cách 3 - 5 năm vào mùa xuân sau khi sự phát triển đã bắt đầu, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xén tỉa rễ nên được làm từ từ một năm sau khi chọn cắt tỉa tán lá. Muốn tạo hình dáng và làm rậm phần trên của cây, nên dùng các ngón tay ngắt bỏ các chồi non trong mùa gieo trồng. Xác định vị trí thân và các cành ngay sau khi cắt giảm tán lá, vào mùa xuân và mùa hè. Sau khi xén tỉa và giằng dây, nên che cho cây tránh ánh nắng mặt trời và gió. Mỗi ngày phun xịt nước nhiều lần. [b]Bón phân[/b]: Cách 20 - 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu. [b]Lưu ý[/b]: Cây dễ nhạy cảm với sương gió và phải được bảo quản trong nhà kính. Vào mùa hè không bao giờ để cho đất bị khô ráo hấn và phun xịt nước tán lá. Bởi vì cây tuyết tùng Nhật Bản có khuynh hướng phát triển thân dày ngay chỗ nối các cành, nên loại bỏ ngay các cành không cần thiết. 18.Cây mộc qua speclosa Cây có tên khoa học: [b]Chaenomeles Speclosa[/b] Loại cây này và nhiều cây được trồng, có xuất xứ ở Trung Quốc, được cấy trồng rộng rãi cho các mục đích trang trí. [b]Thay chậu[/b]: Cách 3 - 4 năm vào mùa thu hay đầu mùa xuân, với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. [b]Xén tỉa và giằng dây[/b]: Việc xén tỉa rễ cây lần đầu phải cùng, lúc với việc thay chậu và cắt giảm phần trên của cây, tốt nhất là vào mùa thu. Cắt giảm các chồi non chỉ chừa lại còn hai lá đầu vào cuối mùa xuân sau khi đơm hoa. [b]Bón phân[/b]: Cách mỗi hai tuần một lần từ đầu mùa xuân cho đến lúc đơm hoa, sau đó cách mỗi 30 ngày với khoảng thời gian tạm ngưng trong thời điểm nóng nhất của mùa hè. Lưu ý: Loại cây này được đánh giá cao về đặc tính hoa kết sớm và nhiều vào mùa xuân và rất hợp với phong cách cấy trồng kabudachi (cụm cây). Một khi cụm cây đã thành hình thì phải loại trừ ngay bất cứ chồi nào phát sinh ở gốc thân cây. Nếu có thể thì nên giữ gìn nó trong nhà kính vào mùa đông. 19.Cây Hoa đỏ Tên khoa học: Cercis Sillquastrum Đây là dạng cây nhỏ có xuất xứ ở vùng phía Tây của Tiểu Á, cây hoa đỏ hiện nay được tìm thấy ở nơi hoang dã trong các nước ở vùng Địa Trung Hải. [b]Thay chậu:[/b] Cách 2 - 3 năm vào mùa thu hay đầu mùa xuân, với hỗn chất gồm 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Công việc xén tỉa mạnh lần đầu phải dược làm cùng lúc với việc thay chậu và chọn tỉa bớt tán lá. Cắt giảm chỉ còn chửa lại 1 - 2 lá trên các chồi non trước khi đơm hoa và trong suốt thời kỳ tăng trưởng. Giằng dây vào cuối mùa xuân cho đến đầu mùa thu. Các cành cây tuy mềm dẻo song dễ gãy khi bắt tay vào công việc nhớ từ tử và cẩn thận. [b]Bón phân[/b]: Cây hoa đỏ thích ánh sáng và ánh nắng mặt trời, song cẩn phải được giữ gìn vào mùa đông trong những vùng rất lạnh. Bởi vì những vết cắt xén không dễ gì được mô sẹo bịt kín, bởi thế cách tốt nhất là nên dùng hợp chất làm lành để bảo vệ chúng. Loại trừ tất cả các chồi mới phát sinh ở gốc thân cây. Cũng như hái hết các trái. Chỉ tưới nước khi đất bị khô ráo hẳn. Có thể ngắt lá ở những cây khỏe mạnh được bón phân đầy đủ từ đầu đến giữa tháng sáu. 20.Vai trò của chậu bồn chữ nhật Trong các kiểu chậu trồng cây cảnh thì bốn chậu hình chữ nhật được ưa chuộng hơn cả. Cây đang trong quá trình cắt sửa tạo hình, ta có thể trồng trong chậu tròn, to, sâu để chứa được nhiều đất, đồng thời tăng cường chăm bón để thúc cây mau sinh trưởng. Khi cây đã tương đối hoàn chỉnh, người ta ưa chuyển sang bồn hình chữ nhật dù là bốn gốm tráng men hay bốn xi măng... Lý do vì sao thì có những cách lý giải khác nhau: - Chúng ta thường cho rằng xung quanh gốc cây cần có một bãi đất rộng, trông cây sẽ thanh thoát hơn và tạo cho việc bài trí các vật phối cảnh như đá, tượng đất nung... dễ dàng và đẹp hơn so với cây trồng trên chậu tròn. - Ông Robert Steven - Tổng thư ký Liên đoàn hữu nghi bon sai Châu á (ABFF) lại quan niệm chậu cây cảnh như một bức tranh mà cái cây là một bức vẽ, bồn là khung tranh hình chữ nhật. Nếu khung tranh quá nhỏ bé so với tranh(cây) bực bội, gò bó khi ta ngắm cây. Trái lại khung tranh lớn sẽ tạo cảm giác khoáng đạt, mênh mông khi ta ngắm cây. Nếu chiếc "khung tranh" là một bốn gốm tráng men phù hợp về màu sắc, thuộc loại đắt tiền càng tôn thêm vẻ đẹp của cây lên nhiêu lần. Thực tế quả có đúng như vậy. Tôi có một cây sinh khá già, đường nét uyển chuyển, cành cắt sửa nghệ thuật, rễ phụ âm u. Vì sân hẹp nên tôi buộc phải trống trong 1 chiếc bồn nhỏ, có cảm giác như bức bối. Bạn bè chỉ ướm giá 3 triệu đống. Tôi đem gửi vào nhà một anh bạn có sân, vườn rộng. Anh chuyển giúp tôi sang 1chiếc bồn to gấp đôi, cây trông khác hẳn và đã có người mua vói giá 5 triệu đồng. Nhưng bồn to đến đâu là vừa bởi ta không thể đặt 1 tấm ảnh 4x6 trong một chiếc khung tranh 20 x 30cm [b]Cảnh Phong [/b] - Ông Đỗ Văn luật hiệu trưởng trường Bonsai Đông Sơn Việt Nam tại vơng quốc Bỉ đã nêu những mối quan hệ giữa cây và chậu như sau: - Ông quan niệm các cành cây và ngọn cây biểu hiện một mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân. Dù là cây mấy cành nhưng cành dưới cùng là cành địa (khác với quan niệm vế cành hối âm), cành lớn ở khoảng giữa cành địa và ngọn cây bên đối diện với cành địa là cành nhân kẻ 1 đường chiếu, nối 2 đầu cành địa nhân gọi là đường đối cực địa nhân Chiều dài của bốn bằng 2/3 đường "đối cực địa - nhân". Nếu đường "đối cực địa - nhân" là 60cm thì chiều dài của bồn là 40cm có thể rộng thêm 3-5cm vào chiều dài của bốn. Chiêu dày của bồn bằng đường kính của gốc và cũng bằng độ nổi của rễ. Nếu đường kính gốc là 10cm thì độ dày của bốn là 10cm và phần rễ nổi trên mặt chậu cũng là 10cm. - Chiều cao của thân cầy bằng 6-7 lần đường kính của gốc. nếu đường kinh của gốc bằng 10 cm thì chiều cao của cây từ 60-70cm 21.Kỹ thuật Sang chậu Sang chậu fà một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chất. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết. [b]Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau:[/b] - Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hất màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chất dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây. - Với địa bàn, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan). - Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên (ảnh 2+3). - Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây. - Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ. - Xử lý thoát nước ở những chậu bế tắc nước. [b]- Để cây ra khỏi chậu:[/b] Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây b! đứt hất rếvà chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây. Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên. Ngoài ra có thể dùng que tầy đầu đẩy toàn bộ vầng re qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vân chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đam toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hất đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ đổ được cây ra dế dàng. Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây. Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễbong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Ré lan to nhưng rất ròn, phải làm thật cẩn thận kẻo b! gãy. - Xử lý bầu re dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễmời tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu dễb! cắt tức sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể b! dập nát nhiều nên b! thối và cây có thể chất. Cắt xén bầu rê phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, bể sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa. Nếu dưới đáy gốc cây có phần go thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trống được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi [b]- Trong lại cây vào chậu[/b]: Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn b! sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trông cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xừ lý lỗ thoát nước. Những cây dế tính, đọng nước đôi chút không chất thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như ớ!a lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rói nhỏ dần. Xung quanh bầu re phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lèn rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất máu. Quan trọng là v! trí của gốc cây trong chậu, cần chính giũa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng v! trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ tử từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được. Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chầy tuột đi hất ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày. 22.Cây thiên tuế nhật bản Cây tuế nhật bản có tên khoa học (cycas revoluta). Có xuất xứ ở miền Nam Nhật Bản đây là một trong các mẫu vật nhỏ nhất của chủng loại. Thay chậu: Cách 3 - 4 năm vào cuối mùa xuân với 60% đất và 40% cát to hay vật liệu tương đương. Xém tỉa và giằng dây: Hệ thống rễ lồi trên mặt thường không cần việc xén tỉa mạnh. Nếu muốn làm thì công việc này phải được thực hiện vào mùa hè và cây được giữ chặt ít nhất vào mùa xuân năm kế tiếp. Trong những lần thay chậu kế tiếp sau, chỉ cần tỉa hơi ngắn những rễ nhỏ hơn. Để cải thiện dáng vẻ của cây thì ta dùng đến dây hay các mối dây để uốn cong chót lá xuống phía dưới. Muốn có kết quả tương tự, tạ có thể dùng các ngón tay ấn liên tục xuống phần lá mềm mại. Bón phân: Cách 30 ngày một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu. Cây cũng được tốt nêu được bón các sản phẩm có chất sắt ba hay bốn lần vào mùa xuân - mùa hè. Lưu ý: Cây phát triển tốt ở một vi trí sáng sủa bên trong nhà song tránh cho nó không bị ánh nắng chiếu thẳng và phun xịt nước tán lá môi ngày một hoặc hai lần chỉ tưới nước khi đất bị khô đi một phần nào. Loại bỏ những lá khô bằng cách cắt bỏ các cuống. Nếu như được đặt bên ngoài nhà ở những nơi có khí hậu ôn hòa thì hãy bảo quản cây trong mùa đông tốt nhất là trong nhà kính. 23.Cây bách ltalla Có tên khoa học (cupressus sempervirens) Được trồng từ thời cổ xưa. cây bách ltalia là loại cây sống rất thọ phát triển trưởng thành khắp vùng lưu vực Địa Trung Hải, nó gồm có hai hình thể f.sempervirens (có tập tính hình trừ) 1 và f horizontalis. với các cành được xếp thành tầng rõ ràng. Thay chậu: Cách 2 - 3 năm vào mùa xuân hay cuối mùa hè. với 60% đất và 40% cát to hay vật liệu tương đương. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa rễ lần đầu cần nên trùng hợp với lúc thay chậu và cắt giảm tán lá vào mùa hè (cuối mùa hè đầu mùa thu). Muốn làm rậm tán lá. ta có thể dùng tay hoặc kéo ngắt bỏ các chồi non mới mọc. Khi thay chậu ở năm kế tiếp từ màu thu cho đến mùa xuân ta nên giằng dây để xác định vị trí thân và các cành. Bón phân: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân cho đến mùa thu Lưu ý: Đây là loại cây phát triển mạnh và tốt nhất ta nên thay chậu cho các cây con cứ cách mỗi năm và cách ba năm đối với những cây lớn hơn. Tránh để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cáy suốt mùa đông. Trong khi loài sempervirens thích hợp để tạo phong cách cụm cây thì loài f. horizontalis lại phù hợp để tạo phong cách cây cá biệt. 24.Cây Ngàn Sao Serissa Foetida Loại cây bụi nhỏ này có xuất xứ ở Đông Nam Á và có mùi khó ngửi toát ra khi lá bị chà xát hay khi rễ cây bị cắt. Lá nhỏ hình oval dạng thường xanh và đối mặt hoa có màu trắng và dạng đơn có nhiều loại cây với hoa kép và tán lá có nhiều đốm màu khác nhau. Thay chậu: Cách 2-3 năm vào cuối mùa xuân với 50% đất 20% than bùn và 30% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Tỉa ngắn các rễ trong lúc thay chậu và loại bỏ những cành không cần thiết. Xác định vị trí thân và các cành từ cuối mùa xuân đến mùa thu tốt nhất là vào tiết mùa được đề cập sau. Tránh cho phần vỏ cây bị dây giằng có thể làm cho thân và các cành đổi hướng Bón phân: Cách 20 - 30 ngày một lần từ mùa xuân đến mùa thu và một đôi lúc từ mùa thu đến mùa xuân Lưu ý: Đây là loại bon sai trong nhà và nó có thể được đặt ngoài nhà vào cuối mùa xuân và mùa hè tránh cho cây bị những thay đổi bất ngờ về nhiệt đô và phơi quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Luôn giữ cho đất ẩm ướt loại bỏ những bông hoa tàn héo và các chồi ở gốc thân và các rễ. 25.Cây mơ trân châu nhật bản Spiraea Japonica Đây là loài cây bụi rung lá phát triển trên khắp một vùng rộng lớn bao gồm Trung Quốc dãy Hy Mã Lạp Sơn, Hàn Quốc và Nhật Bản Lá có cuống ngắn, thon nhọn ở mỗi đầu và hình oval với rìa mép có răng cưa nhỏ, và bông hoa màu hồng được kết trong những tản phóng ở đầu chót. Thay chậu: Cách 1-2 năm vào đầu mùa xuân. với 80% đất và 20% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Xác định vị trí rễ cây trong lúc thay chậu lần đầu đồng thời loại bỏ những cành không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng của cây tỉa ngắn các chồi non vào mùa thu và loại bỏ những chồi phát sinh ở gốc của các cành. Mặc dù không cần thiết nhưng công việc giằng dây có thể được thực hiện từ mùa xuân đèn mùa hè. Việc tạo hình dáng vòm lá thường được thực hiện bằng cách xén tỉa theo định kỳ. Bón phân: Cách 20 ngày một lần vào mùa xuân và mùa thu bắt đầu thao tác sau khi thay chậu ít nhất hai tháng. Lưu ý: Gây hấp dẫn chính là do bởi đặc tính hoa đẹp loài cây bụi này thường được dùng như loại bon sai lùn thường trong phong cách rê bò trên đá. Không bao giờ để cho đất bị khô ráo hẳn và bảo quản cây trong mùa đông. 26.Cây Thanh Liễu Trung Hoa Tamarlx Chinensis Đây là dạng cây cao hay cây bụi nhỏ có xuất xứ ở miền Bắc Trung Quốc và Mãn Châu. Vỏ cây có màu nâu và nứt nẻ các nhánh có màu đỏ sậm lá dai cứng thon nhọn ở mỗi đầu dạng rụng thay lá có màu xanh lục nhạt và các bông hoa nhỏ màu hồng được kết trong các chùm mà chúng lớn lên do bởi sự phát triển trong năm. Thay chậu: Cách 2-3 năm vào mùa xuân trước khi lá trổ, với 60% đất. 20% than bùn. và 20% cát to. Xén tỉa và giằng dây: Việc xén tỉa các rễ có thể được làm cùng lúc khi thay chậu và chọn tỉa xén phần trên của cây .Xén tỉa các chồi non vào mùa thu song trong thời kỳ phát triển ta nên hạn chế để chỉ loại bỏ các chồi không cần thiết. Thực hiện cộng việc giằng dây từ mùa xuân đến mùa thu bảo quản phần vỏ cây. Bón phân: Từ ta xuân đến mùa thu cách 30 ngày tạm ngưng một khoảng thời gian vào mùa hè Vào mùa thu ta nên bón phân có nhiều chất phót-pho và kaLi Lưu ý: Đây là loại cây cứng cáp và dễ thích nghi. Để tạo ấn tượng hấp dẫn nên liên tục giằng dây và xén tỉa để có được những cành treo rũ xuống luôn giữ cho đất có độ ẩm, thậm chí vào mùa đông, và bảo quản cây trong nhà kính vào tiết trời lạnh lẽo nhất. 27.Cây cảnh - một thú chơi hấp dẫn Cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tínhư chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết hoc sâụ sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh t'ế cao và làm vẻ vang cho truyền thống văn hóa của dân tộc. Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây - gốc co to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ có từ ba đến bốn gốc trở lên. Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là "cành ức" hay "cành hầu", cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm. Cây phải có ngọn, ngọn vươn cao hơn cành, không nên dùng cây gãy ngọn hoặc không có ngọn. Nếu ngọn thấp hơn cành cũng không được. Ngọn cây để tự nhiên, ngả theo hướng nào tuỳ thuộc vào thế cây. Tại sao cành và ngọn phải là năm tán? Ngày xưa con người quan niệm cuộc đời có bốn giai đoạn: sinh, trưởng,lão, tử (sinh ra, trưởng thành, già và chết), nếu qua "tử" rồi thì phải là "sinh". Cây cảnh là biểu tượng con người, thể hiện khát vọng, lý tựởng, lẽ sống, ý niệm thẩm mỹ của con người. Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ - một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định. Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn. Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được. Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết... Biết nhìn các thế của cây cảnh, đặc biệt là biết tạo ra các thế cây, hiểu ý nghĩa củạ các thế cây cảnh là một điều rất lý thú. Xin giới thiệu ba thế cây tiêu biểu: - Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh. - Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp. - Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt. Con người tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hoà nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ Thuật Bonsai Cơ Bản.doc
Tài liệu liên quan