Kỳ thi chọn học sinh giỏi thị xã năm học 2012-2013 môn Ngữ văn 9

b. Họ là những hình t¬ượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của ng¬ười nông dân Việt Nam trước cách mạng : * Chị Dậu: Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột s¬ưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. ( 1,5 điểm ) * Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đ¬ược món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. ( 1,5 điểm ) c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về ngư¬ời nông dân của hai tác giả. - Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của ng¬ười nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy ng¬ười nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con ng¬ười. (1 điểm)

doc8 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi thị xã năm học 2012-2013 môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ NĂM HỌC 2012-2013. Ngày thi: 28/2/2013 Môn thi : NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4.0 điểm) Đây là lời của một người mẹ Việt Nam ( trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình: “ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi Con là trái xanh mùa gieo vãi Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa !” (Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh) Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên bằng một bài văn ngắn. Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn ( dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: " Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”. (Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, Ngữ văn9, tập hai, tr. 9) Câu 3. (12 điểm) Suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ của Hi Lạp: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. ------Hết------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1:Chữ ký của giám thị 2 :... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ NĂM HỌC 2012-2013. Ngày thi: 28/2/2013 Môn thi : NGỮ VĂN 9 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; chú ý khuyến khích những bài làm có cảm xúc và sáng tạo. B. Đáp án và thang điểm Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm Câu 1 (4.0 điểm) 1. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên bằng một bài văn ngắn. § Học sinh chỉ ra và phân tích được một số ý sau: Về các yếu tố hình thức nghệ thuật: + Từ ngữ, hình ảnh: Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc ( lửa ấm, trái xanh, nắng chiều) + Phép tu từ nổi bật: So sánh, ẩn dụ ( con là lửa ấm, con là trái xanh); Hình ảnh ẩn dụ ( nắng đã chiều, hắt tia xa). + Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu chấm câu giữa câu thơ thứ ba và từ “nhưng” tách hai ý của khổ thơ ( 2 ý như là đối lập), dấu chấm than ( ! ). Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật: + Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống, là hạnh phúc của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn. + Nhưng giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: động viên con trai lên đường đánh giặc. + Đặc biệt câu thơ thứ tư: hình ảnh ẩn dụ: “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước : “vẫn muốn hắt tia xa” + Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Câu 2 (4.0 điểm) 2. Viết bài văn ( dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây : " Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.” ♦ Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết có kết cấu ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài; dài không quá hai trang giấy thi; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng. ♦ Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng) - Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý : + Đây là lời bàn luận về cái đẹp (của con người, sự vật hay hiện tượng ...) gắn liền với quan niệm không chỉ của một cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. + Cái đẹp vốn là yếu tố chỉ hình thức thẩm mĩ bên ngoài, nhưng cũng thường được gắn liền với các giá trị bên trong. Cái giản dị là sự biểu hiện ra bên ngoài của một phẩm chất bên trong, đó là sự đơn giản một cách tự nhiên. “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị” chính là đề cập đến sự kết hợp vẻ đẹp bên ngoài với phẩm chất bên trong một cách có ý thức. + Ý kiến “cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường” nhằm nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người, sự vật hay hiện tượng với hoàn cảnh cuộc sống xung quanh. Câu nói vừa khẳng định giá trị khách quan của vẻ đẹp ở con người, sự vật hay hiện tượng, vừa nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của ý thức trong việc gắn bó cái đẹp với môi trường và cộng đồng xung quanh. 0.5 0.5 1. 5 1. 5 Câu 3: ( 12 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: Bài viết đủ ba phần: Mở- Thân- Kết. Nắm kỹ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Suy nghĩ chân thành, sâu sắc. Diễn đạt trôi chảy, lập luận xác đáng, thuyết phục. II. Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu về kỹ năng). Bài viết cần đạt trọng tâm các vấn đề: Học sinh có ý thức và hiểu biết về vấn đề giá trị của học vấn đối với mỗi con người. Suy nghĩ sâu sắc phù hợp với yêu cầu phát triển và đi lên của xã hội. ♦ Sau đây là một số gợi ý: 1. Giải thích: + Học vấn là gì? + Tại sao nói: : “Học vấn là chùm rễ đắng”? + Thế nào là hoa trái lại ngọt ngào? + Để có được hoa trái ngọt ngào, học sinh chúng ta phải làm gì? ( Làm thế nào để thực hiện câu ngạn ngữ trên? ) + Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi học sinh nói riêng và của mỗi con người nói chung. Thông qua đó, học sinh lí giải ý nghĩa của việc học, chiếm lĩnh tri thức đối với mỗi con người. 2. Suy nghĩ về vấn đề: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. - Nhận thức được học vấn biểu thị cho những đắng cay, vất vả, của tất cả mọi gian lao mà chúng ta phải trải qua để đạt đến. Để có được tri thức, tự hoàn thiện mình, đưa mình lên đến đỉnh cao của hạnh phúc, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của khoa học, con người phải đổi lấy bằng cả sự miệt mài suốt cả cuộc đời để có được kết quả như ý muốn. - Chỉ có những con người chăm chỉ, siêng năng, biết trau dồi kiến thức, biết vượt qua những khó khăn gian khổ mới có thể đạt được những kết quả “ ngọt ngào” như vậy. - Câu ngạn ngữ là một bức thông điệp nhắn gửi đến tất cả chúng ta “ Hãy luôn cố gắng học tập, kiên trì, nhẫn nại thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt dược thành công”. Mỗi học sinh phải cần cố gắng để chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại, để có thể nếm được vị ngọt trong tương lai. Học để thành người, học để thành con người có ích cho xã hội, để chiếm lĩnh những gì vô giá nhất của học vấn. III. Biểu điểm: Điểm 12: Bài làm tỏ ra nắm vững yêu cầu ở I và II. Bài viết trình bày rõ ràng mạch lạc, nắm vững các phương pháp nghị luận. Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có kết hợp một cách khéo léo các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. Điểm 10: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu ở I và II; hiểu và giải quyết vấn đề đúng hướng, tuy nhiên chưa thật sâu sắc về ý, kết hợp các yếu tố trên chưa thật khéo léo, hoặc kết hợp chưa thật hiệu quả. Điểm 8: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu ở I và II; hiểu và có định hướng giải quyết vấn đề song chưa thật toàn diện và sâu. Văn phong tốt. Điểm 6: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu ở I và II. Tuy nhiên bố cục chưa chặt chẽ rõ ràng. Văn phong khá tốt. Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu được một số yêu cầu cơ bản về nội dung, có một số phát hiện nhưng ý còn chưa phong phú. Văn phong tạm được.. Điểm 2: Hiểu chưa thật đúng yêu cầu của đề về nội dung và phương pháp; trình bày quá vụng về. Điểm 0: Bài lạc đề. ..Hết Lưu ý: - Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài viết lập luận chặt chẽ, logic. - Giám khảo căn cứ vào các biểu điểm nêu trên, thảo luận để định ra những mức điểm còn lại Suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ của Hi Lạp: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. 1. Giải thích: + Học vấn là gì? + Tại sao nói: : “Học vấn là chùm rễ đắng”? + Thế nào là hoa trái lại ngọt ngào? + Để có được hoa trái ngọt ngào, học sinh chúng ta phải làm gì? ( Làm thế nào để thực hiện câu ngạn ngữ trên? ) + Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi học sinh nói riêng và của mỗi con người nói chung. Thông qua đó, học sinh lí giải ý nghĩa của việc học, chiếm lĩnh tri thức đối với mỗi con người. 2. Suy nghĩ về vấn đề: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. - Nhận thức được học vấn biểu thị cho những đắng cay, vất vả, của tất cả mọi gian lao mà chúng ta phải trải qua để đạt đến. Để có được tri thức, tự hoàn thiện mình, đưa mình lên đến đỉnh cao của hạnh phúc, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của khoa học, con người phải đổi lấy bằng cả sự miệt mài suốt cả cuộc đời để có được kết quả như ý muốn. - Chỉ có những con người chăm chỉ, siêng năng, biết trau dồi kiến thức, biết vượt qua những khó khăn gian khổ mới có thể đạt được những kết quả “ ngọt ngào” như vậy. - Câu ngạn ngữ là một bức thông điệp nhắn gửi đến tất cả chúng ta “ Hãy luôn cố gắng học tập, kiên trì, nhẫn nại thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt dược thành công”. Mỗi học sinh phải cần cố gắng để chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại, để có thể nếm được vị ngọt trong tương lai. Học để thành người, học để thành con người có ích cho xã hội, để chiếm lĩnh những gì vô giá nhất của học vấn. 1. Giải thích: + Học vấn là gì? + Tại sao nói: : “Học vấn là chùm rễ đắng”? + Thế nào là hoa trái lại ngọt ngào? + Để có được hoa trái ngọt ngào, học sinh chúng ta phải làm gì? ( Làm thế nào để thực hiện câu ngạn ngữ trên? ) + Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi học sinh nói riêng và của mỗi con người nói chung. Thông qua đó, học sinh lí giải ý nghĩa của việc học, chiếm lĩnh tri thức đối với mỗi con người. 2. Suy nghĩ về vấn đề: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. - Nhận thức được học vấn biểu thị cho những đắng cay, vất vả, của tất cả mọi gian lao mà chúng ta phải trải qua để đạt đến. Để có được tri thức, tự hoàn thiện mình, đưa mình lên đến đỉnh cao của hạnh phúc, chiếm lĩnh kho tàng tri thức của khoa học, con người phải đổi lấy bằng cả sự miệt mài suốt cả cuộc đời để có được kết quả như ý muốn. - Chỉ có những con người chăm chỉ, siêng năng, biết trau dồi kiến thức, biết vượt qua những khó khăn gian khổ mới có thể đạt được những kết quả “ ngọt ngào” như vậy. - Câu ngạn ngữ là một bức thông điệp nhắn gửi đến tất cả chúng ta “ Hãy luôn cố gắng học tập, kiên trì, nhẫn nại thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt dược thành công”. Mỗi học sinh phải cần cố gắng để chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại, để có thể nếm được vị ngọt trong tương lai. Học để thành người, học để thành con người có ích cho xã hội, để chiếm lĩnh những gì vô giá nhất của học vấn. Câu 3. (12 điểm) Suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ của Hi Lạp: “ Học vấn là chùm rễ đắng nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 8. Câu 1: (2 điểm) Ý nghĩa của tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ là: + Ở đầu: - Tiếng chim hiền lành gọi bầy, gọi bạn, âm thanh trong sáng.(0,5đ) - Tiếng chim báo hiệu cảnh mùa hè đẹp đẽ, tưng bừng, tràn đầy nhựa sống, thôi thúc khát vọng tự do. (0,5đ) + Ở cuối: - Tiếng kêu khắc khoải, giục giã, thiêu đốt. (0,25 đ) - Tiếng kêu khiến nhà thơ cảm thấy bực bội, khổ đau, day dứt. (0,25đ) - Thôi thúc người chiến sĩ đạp tan cái xà lim chật chội, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. (0,25đ) - Khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. (0,25đ) Câu 2: ( 6 điểm ) Làm rõ các ý sau : 1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn. 2- Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh : + Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi => vẻ đẹp lớn lao, phi thường . + Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó. + Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ. Câu 3: (12 điểm) Yêu cầu: I. Về hình thức: Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. Bài làm đúng thể loại. (1 điểm) II. Về nội dung : 1/ Mở bài : Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. ( 1 điểm ) 2/ Thân bài: a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng . * Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : - Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. ( 1điểm ) - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . ( 1điểm ) * Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở : - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). ( 1điểm ) - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) (1điểm ) b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng : * Chị Dậu: Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. ( 1,5 điểm ) * Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. ( 1,5 điểm ) c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. - Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. (1 điểm) - Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất (1 điểm) 3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. ( 1 điểm )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_thi_hsg_n_van_9_nh_2012_13_doc_6347.doc