Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT - Thành phố Huế

Giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, KNƯP với khó khăn của từng HS trong lớp mình, quan tâm đến những em có hoàn cảnh đặc biệt để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường. Phối hợp với gia đình để giáo dục HS có hiệu quả. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những khó khăn trong gia đình, trong khi các em còn phải ƯP với nhiều khó khăn khác nữa. Chính vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu về KNƯP với các loại khó khăn khác của HS THPT cũng như mở rộng sang các lứa tuổi khác, đặc biệt là HS Trung học cơ sở, lứa tuổi có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Ngoài ra, cần có những nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm trợ giúp và giáo dục KNƯP cho HS THPT và các nhóm khách thể khác.

pdf9 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT - Thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 138-146 KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT - THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế TRẦN THỊ TÚ ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Kỹ năng ứng phó (KNƯP) là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Với mong muốn đóng góp thêm cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thực trạng KNƯP với những khó khăn trong gia đình của học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) - Thành phố Huế (TP Huế) và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục KNƯP cho HS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, căng thẳng liên quan đến gia đình, học tập, công việc và mức độ ảnh hưởng của chúng phụ thuộc rất nhiều vào KNƯP của cá nhân. Nếu cá nhân sử dụng những cách ứng phó (ƯP) phù hợp thì có thể giải quyết khó khăn, giảm nhẹ hoặc loại bỏ căng thẳng. Ngược lại, nếu cá nhân áp dụng những cách ƯP không thích hợp và thiếu hiệu quả thì khó khăn sẽ không được giải quyết, hoặc giải quyết theo hướng tiêu cực và sẽ tác động không tốt đến bản thân cá nhân và xã hội. Học sinh THPT là lứa tuổi rất cần được quan tâm khi nghiên cứu về KNƯP. Những thay đổi về tâm sinh lý, vai trò, vị trí xã hội cộng với những áp lực học tập gây nên nhiều khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, tri thức, kinh nghiệm sống, KNƯP với khó khăn của các em đang còn hạn chế. Vì thế, chương trình giáo dục kỹ năng sống nói chung và KNƯP nói riêng cho HS THPT đang ngày càng là một đòi hỏi cấp bách trong xã hội hiện đại. Kỹ năng ứng phó đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề này chưa được quan tâm một cách thấu đáo. Thông qua nghiên cứu về KNƯP với khó khăn trong gia đình của HS THPT TP Huế, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thực trạng KNƯP của một nhóm khách thể cụ thể, đối với một loại khó khăn cụ thể, từ đó xác định hướng tác động giáo dục nhằm nâng cao KNƯP với những khó khăn. Nghiên cứu được thực hiện với 254 học sinh lớp 10 và lớp 11 của ba trường gồm THPT Quốc Học (QH), THPT Gia Hội (GH) và THPT bán công Bùi Thị Xuân (BTX). Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là sử dụng phiếu điều tra được chúng tôi xây dựng dựa trên việc lựa chọn, kết hợp, chỉnh sửa các bộ công cụ nghiên cứu về KNƯP đang được sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. [1] [2] [3] KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 139 2. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG ỨNG PHÓ Kỹ năng ứng phó là khả năng con người lựa chọn và áp dụng hiệu quả những cách thức phù hợp, hữu ích cho sự phát triển của cá nhân để đáp ứng với các tình huống khó khăn. Những cách thức này có thể bao gồm những phản ứng bên trong (suy nghĩ và tình cảm) trước hoàn cảnh xảy ra và những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh. Thông thường, hoàn cảnh được mỗi cá nhân nhận thức khác nhau và sự nhận thức này phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cá nhân. Chính vì vậy, cả nhận thức của con người về đặc điểm của hoàn cảnh và khả năng tâm lý của cá nhân đều chi phối việc lựa chọn cách ƯP và KNƯP. Ý nghĩa tâm lý của KNƯP là giúp con người thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ hoàn cảnh hoặc thay đổi hoàn cảnh, làm suy yếu hoặc giải quyết triệt để khó khăn... Từ đó, KNƯP giúp cá nhân đảm bảo sức khỏe về mặt thể chất cũng như tâm lý, làm thoả mãn các quan hệ xã hội của họ [4]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận định chung về KNƯP của HS với những khó khăn trong gia đình Thang điểm “3 - 2 - 1” được sử dụng tương ứng với các mức độ “thường xuyên - thỉnh thoảng - không bao giờ” trong phiếu điều tra. Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3 và HS có điểm càng cao thì càng thường xuyên sử dụng cách ƯP đó, và ngược lại. 3.1.1. Nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động” Bảng 1. Kết quả nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động” I. ỨNG PHÓ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG ĐTB ĐLC A. Suy nghĩ về sự việc 2,34 0,37 1. Tôi suy nghĩ xem tại sao sự việc đó xảy ra 2,46 0,57 2. Tôi suy nghĩ về những điều sẽ xảy ra tiếp theo 2,22 0,62 3. Tôi nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình hình 2,37 0,58 4. Tôi nghĩ xem mình có thể rút được kinh nghiệm gì từ vấn đề đã xảy ra 2,32 0,58 B. Quyết tâm và có kế hoạch giải quyết vấn đề 2,15 0,40 1. Tôi quyết tâm tự mình vượt qua khó khăn 2,41 0,53 2. Tôi điều chỉnh lại mục tiêu của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới 2,17 0,58 3. Tôi lập kế hoạch giải quyết vấn đề 1,94 0,58 4. Tôi liệt kê những biện pháp có thể có và chọn cách giải quyết tốt nhất 2,10 0,67 C. Trực tiếp giải quyết vấn đề 2,26 0,37 1. Tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết giúp tôi hiểu rõ vấn đề của mình 2,33 0,58 2. Tôi cố gắng thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn 2,39 0,56 3. Tôi nói chuyện trực tiếp với những người liên quan để tìm cách giải quyết vấn đề 2,00 0,66 4. Tôi cố gắng hành động tích cực để thay đổi tình huống 2,33 0,56 Chung cho nhóm 2,25 0,31 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn LUCKY 10/16/09 8:05 AM Deleted: . HP6520S 8/24/09 3:39 PM Formatted: Portuguese (Brazil) HP6520S 8/24/09 3:39 PM Formatted: Portuguese (Brazil) HP6520S 8/24/09 3:39 PM Formatted: Portuguese (Brazil) HP6520S 8/24/09 2:59 PM Formatted: Right LUCKY 10/16/09 8:04 AM Formatted: Font:Italic NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH 140 Bảng 1 cho thấy với ĐTB của nhóm là 2,25, nhìn chung, nhóm “Ứng phó tích cực chủ động” được các em sử dụng ở mức độ khá thường xuyên. Cụ thể, có 91 em (35,9%) ở mức điểm cao (ĐTB lớn hơn 2,33); 157 em (61,8%) ở mức trung bình (ĐTB từ 1,67 đến 2,33) và 6 em (2,4%) ở mức thấp (ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1,67). Điều này cho thấy đa phần HS thường chọn cách ƯP tích cực, chủ động khi có khó khăn trong gia đình. Trong 3 tiểu nhóm thành phần, “Suy nghĩ về sự việc” được lựa chọn ở mức thường xuyên cao hơn so với hai tiểu nhóm còn lại. Kết quả này cho thấy những cách ƯP tích cực, chủ động được các em lựa chọn sử dụng ở trong suy nghĩ nhiều hơn trong hành động cụ thể. Đây là một điểm cần lưu ý. Các chương trình giáo dục KNƯP cần hướng các em thực hiện hành động nhằm giải quyết khó khăn chứ không chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ. Bên cạnh đó, xét riêng từng cách ƯP, ta thấy HS ít lập kế hoạch để giải quyết vấn đề gây khó khăn. Xuất phát từ vai trò của việc lập kế hoạch đối với hiệu quả hành động, chương trình giáo dục KNƯP cũng cần tác động đến nội dung này. Một số cách ƯP khác cũng được sử dụng ở mức độ thường xuyên khá cao như suy nghĩ về nguyên nhân (IA1), quyết tâm vượt khó khăn (IB1), cố gắng thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề (IC2). Việc thường xuyên sử dụng những cách ƯP này là một điểm mạnh trong KNƯP với những khó khăn trong gia đình của các em. 3.1.2. Nhóm “Tìm kiếm sự hỗ trợ” Bảng 2. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ” II. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ ĐTB ĐLC A. Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm 2,08 0,49 1. Tôi tìm đến những người làm tôi cảm thấy mình được quan tâm 2,32 0,64 2. Tôi chia sẻ những cảm xúc của mình qua nhật kí, blog, trên diễn đàn 1,80 0,77 3. Tôi kể về điều mình lo lắng để cảm thấy dễ chịu hơn 2,13 0,69 B. Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề 1,88 0,43 1. Tôi hỏi người khác xem trong trường hợp của tôi họ sẽ làm gì 1,96 0,59 2. Tôi xin lời khuyên của người khác về việc tôi nên làm gì 2,15 0,66 3. Tôi nhờ người khác đứng ra giúp tôi giải quyết vấn đề 1,51 0,53 Chung cho nhóm 1,98 0,39 Bảng 2 cho thấy ĐTB chung của nhóm“Tìm kiếm sự hỗ trợ” ở mức trung bình. Xét riêng nhóm IIA và IIB ta thấy HS thường tìm kiếm chỗ dựa tình cảm nhiều hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Về góc độ tâm lý học, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm để làm giảm lo lắng, căng thẳng là một việc làm mang tính tích cực. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các em chưa thường xuyên sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để giúp các em giải quyết vấn đề trong khi ở lứa tuổi này kinh nghiệm và khả năng xử lý tình huống của các em còn hạn chế, trong nhiều trường hợp khó có thể tự giải quyết vấn đề. Dù vậy, xem xét mối quan hệ giữa hai tiểu nhóm “Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm” và “Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề”, hệ số tương quan Pearson cho thấy mối tương quan thuận, với r=0,41; p<0,001. Điều này cho thấy khi tìm chỗ dựa tình cảm, nhiều em cũng đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 141 Xét riêng từng cách ƯP ta thấy một điều khá đặc biệt là mặc dù phong trào viết nhật ký trên mạng (blog), tâm sự, chia sẻ trên diễn đàn được giới trẻ nói chung hưởng ứng, HS THPT ở TP Huế ít lựa chọn hình thức này để ƯP với khó khăn trong gia đình. 3.1.3. Nhóm “Xoa dịu căng thẳng” Bảng 3. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm “Xoa dịu căng thẳng” III. XOA DỊU CĂNG THẲNG ĐTB ĐLC A. Suy nghĩ theo hướng tích cực 2,20 0,36 1. Tôi nghĩ rằng đằng nào thì mọi việc cũng xảy ra rồi 1,95 0,62 2. Tôi cố gắng tìm kiếm mặt tích cực trong tình huống khó khăn nhất 2,18 0,59 3. Tôi nhắc nhở bản thân mình tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác 2,37 0,59 4. Tôi tự nhủ rằng trong một thời gian ngắn, mọi thứ sẽ qua đi 2,28 0,61 B. Hành động giảm nhẹ căng thẳng 2,26 0,38 1. Tôi đi chơi với bạn bè 2,21 0,60 2. Tôi tham gia vào các hoạt động giải trí ngoài trời để giảm căng thẳng 2,40 0,63 3. Tôi khóc hoặc tìm nơi vắng vẻ để hét thật to hoặc ngủ một giấc 2,06 0,74 4. Tôi dành thời gian làm điều mình thích làm (ăn uống, chơi thể thao) 2,38 0,63 Chung cho nhóm 2,23 0,29 Các cách ƯP trong nhóm “Xoa dịu căng thẳng” được các em sử dụng tương đối đồng đều. Trong đó, tự an ủi bản thân về sự may mắn của mình (IIIA3), tham gia các hoạt động giải trí (IIIB2) và hoạt động yêu thích (IIIB4) là những cách thức được sử dụng thường xuyên hơn. Ngược lại, chấp nhận thực tế khách quan là sự việc đã xảy ra (IIIA1) và hành động khóc, hét to hoặc ngủ (IIIB3) được sử dụng ít hơn nhưng vẫn ở mức độ khá thường xuyên. Mặc dù những cách ƯP trong nhóm “Xoa dịu căng thẳng” không giúp trẻ giải quyết vấn đề khó khăn, chúng hữu ích về mặt tâm lý, đặc biệt là với HS THPT, lứa tuổi khó có điều kiện giải quyết triệt để các vấn đề khó khăn trong gia đình. Nếu thành công trong việc giảm nhẹ căng thẳng, cuộc sống tinh thần của các em sẽ đỡ nặng nề, từ đó có thể tập trung vào hoạt động học tập, rèn luyện. Như vậy, “Xoa dịu căng thẳng” là nhóm ƯP không hiệu quả trong việc giải quyết khó khăn nhưng lại có hiệu quả trong việc giảm thiểu căng thẳng. 3.1.4. Nhóm “Lảng tránh” Bảng 4. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm ứng phó “Lảng tránh” IV. LẢNG TRÁNH ĐTB ĐLC A. Lảng tránh về mặt nhận thức 1,71 0,38 1. Tôi xem như chưa từng có vấn đề gì xảy ra 1,62 0,64 2. Tôi phớt lờ, xem đó không phải là việc của mình 1,57 0,56 3. Tôi giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng thay cho thực hiện trong thực tế 1,72 0,66 4. Tôi hy vọng có phép màu xảy ra 1,91 0,73 B. Hành động lảng tránh 1,78 0,37 1. Tôi vùi đầu vào chơi điện tử, đọc sách, truyện để không còn thời gian 1,53 0,67 NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH 142 quan tâm đến những khó khăn 2. Tôi tránh xa những thứ khiến tôi cảm thấy buồn phiền 2,26 0,66 3. Tôi né tránh những người làm tôi buồn bằng cách đi thẳng về phòng 1,98 0,72 4. Tôi hoàn toàn không làm gì để giải quyết vấn đề 1,35 0,55 Chung cho nhóm 1,74 0,30 Với ĐTB là 1,74, nhóm ƯP “Lảng tránh” được lựa chọn ở mức trung bình và thấp hơn so với ba nhóm ƯP ở trên chứng tỏ HS ít sử dụng các cách ƯP này. Các cách ƯP lảng tránh thường chỉ giúp các em tạm thời “quên” đi khó khăn trong hiện tại chứ không giúp trẻ giải quyết khó khăn hay giảm thiểu cảm giác căng thẳng, lo lắng. Chính vì vậy, việc không sử dụng thường xuyên nhóm ƯP này, đặc biệt là cách ƯP“hoàn toàn không làm gì để giải quyết vấn đề” (ĐTB = 1,35), là biểu hiện mang tính tích cực. Xét riêng từng cách ƯP cụ thể, “Tôi hi vọng có phép màu xảy ra” và tiếp theo là “Tôi giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng thay cho thực hiện trong thực tế” được sử dụng khá thường xuyên. Kết quả này xem ra phản ánh đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS THPT là còn nhiều mộng mơ, thiếu tính thực tế, cộng với khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế. Ngoài ra, các em cũng sử dụng cách ƯP “tránh xa những thứ khiến tôi cảm thấy bực bội” và“né tránh những người làm tôi buồn” với mức độ thường xuyên khá cao. Do tính thiếu hiệu quả của các cách ƯP lảng tránh, các nhà giáo dục và phụ huynh cần tác động nhằm giảm mức độ sử dụng thường xuyên những nội dung trên. 3.1.5. Nhóm “Kiểu ứng phó tiêu cực” Bảng 5. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm “Kiểu ứng phó tiêu cực” V. KIỂU ỨNG PHÓ TIÊU CỰC ĐTB ĐLC A. Suy nghĩ theo hướng tiêu cực 1,26 0,32 1. Tôi nghĩ đời tôi chẳng còn ý nghĩa 1,26 0,50 2. Tôi có ý định tự vẫn (hoặc thường nghĩ đến cái chết) 1,20 0,44 3. Tôi nghĩ rằng đó là lỗi của người khác, tôi không có trách nhiệm 1,33 0,52 B. Hành động theo hướng tiêu cực 1,27 0,25 1. Tôi ném, đập vỡ thứ gì đó, la hét, chửi thề, cãi vã với mọi người 1,24 0,46 2. Tôi bỏ nhà đi lang thang, ít ở nhà mình 1,12 0,37 3. Tôi tìm đến rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích... để giải sầu 1,07 0,30 4. Tôi tự gây thương tích cho bản thân như một cách để giảm nhẹ nỗi buồn 1,13 0,39 5. Tôi tự trách cứ, dày vò bản thân 1,69 0,58 6. Tôi cô lập mình, không muốn gặp gỡ người khác 1,37 0,57 Chung cho nhóm 1,27 0,25 Bảng 5 cho thấy ĐTB chung cho cả nhóm Ứng phó tiêu cực là thấp (1,27 so với ĐTB tối thiểu là 1). Bên cạnh đó, xét theo từng cá nhân, có 93,6% HS chọn cách ƯP tiêu cực ở mức thường xuyên thấp (từ 1 đến 1,67). Các cách ƯP tiêu cực thường không những không đem lại lợi ích cho người sử dụng mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người đó cũng như xã hội. Chính vì vậy, việc ít sử dụng các cách ƯP tiêu cực của đại đa số HS là một điểm mạnh trong KNƯP của nhóm khách thể nghiên cứu. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 143 Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy có 1 em (0,4%) sử dụng kiểu ƯP tiêu cực ở mức độ thường xuyên cao ( X = 2,42) và 15 em, chiếm 6%, ở mức độ thường xuyên trung bình (từ 1,67 đến 2,33). Bên cạnh đó, đáng lưu ý là có 4 em (chiếm 1,6%) chọn mức độ “Thường xuyên”, và 43 em (chiếm 16,9%) chọn mức độ “Thỉnh thoảng” với nội dung “Tôi có ý định tự vẫn”. Kết quả phỏng vấn 7 em trong số đó cho thấy có tới 4 em đã từng thực hiện hành vi tự vẫn và có em thậm chí đã thử đến ba lần. Mặc dù số HS sử dụng kiểu ƯP tiêu cực ở mức độ thường xuyên trung bình và cao này không nhiều, đây vẫn là điều cần được các thầy cô giáo, phụ huynh đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hai tiểu nhóm “Suy nghĩ theo hướng tiêu cực” và “Hành động theo hướng tiêu cực” có mối tương quan thuận với nhau (r = 0,48 với p<0,001). Điều này có nghĩa là HS có suy nghĩ tiêu cực thường hướng đến việc sử dụng hành động tiêu cực trong ƯP của mình. Vì thế ngay khi phát hiện những suy nghĩ tiêu cực của các em thì người lớn cần quan tâm, ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra những hành động tiêu cực. Xét mối quan hệ giữa năm nhóm ƯP vừa trình bày ở trên, kết quả thu được cho thấy nhóm “Ứng phó tích cực chủ động” có tương quan thuận với “Tìm kiếm sự hỗ trợ” (r=0,41; p<0,001) và “Xoa dịu căng thẳng” (r=0,38; p<0,001). Điều này có nghĩa những HS lựa chọn ƯP tích cực, chủ động cũng thường tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như tìm cách xoa dịu căng thẳng và ngược lại. Bên cạnh đó, “Ứng phó tiêu cực” tương quan thuận với “Lảng tránh” (r=0,51; p<0,001), chứng tỏ những HS lựa chọn ƯP tiêu cực cũng thường chọn cách lảng tránh vấn đề khó khăn và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhóm ƯP trên được chia thành 3 nhóm dựa trên tính tích cực: (1) nhóm tích cực gồm ƯP tích cực chủ động và tìm kiếm sự hỗ trợ; (2) nhóm tiêu cực gồm lảng tránh và ƯP tiêu cực; (3) nhóm trung gian gồm xoa dịu căng thẳng, có thể tiêu cực nhưng cũng có thể tích cực. Mức độ thường xuyên sử dụng từng nhóm ƯP này cung cấp những thông tin hữu ích về mức độ phát triển của KNƯP. Mức độ phát triển của KN ứng phó cao hơn nếu cá nhân sử dụng những cách ƯP ở nhóm (1) thường xuyên hơn, ở nhóm (2) ít hơn. Việc sử dụng các cách ƯP ở nhóm (3) cần được xem xét kết hợp với mức độ thường xuyên sử dụng hai nhóm trên: Mức độ phát triển KNƯP cao hơn nếu các cách ƯP ở nhóm (3) được sử dụng kết hợp nhiều hơn với nhóm (1) và ít hơn với nhóm (2). 3.2. Cách ứng phó của HS với khó khăn trong gia đình xét theo giới tính và trường 3.2.1. Theo giới tính Nhìn chung, HS nam lựa chọn cách ƯP tích cực, chủ động nhiều hơn các HS nữ (t252=2,12; p<0,05). Ngược lại, các em nữ có xu hướng sử dụng các cách ƯP “Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm” (t252= 2,99; p<0,01), “Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề” (t252=2,15; p<0,05) nhiều hơn. Ở nhóm “Ứng phó tiêu cực”, các em nữ có suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn nhưng các em nam lại có hành vi tiêu cực nhiều hơn. Khi gặp khó khăn, các em nam thường tự tìm cách giải quyết hoặc thực hiện hành động nào đó để xoa dịu căng thẳng, cách thể hiện ra ngoài có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực. Ngược NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH 144 lại, HS nữ chủ yếu lựa chọn cách ƯP trong nhận thức hoặc trong quan hệ xã hội như chia sẻ, xin lời khuyên, nhờ người khác giải quyết vấn đề nhiều hơn. Như vậy, có thể thấy đặc điểm giới được thể hiện khá rõ nét trong việc lựa chọn cách ƯP của HS THPT TP Huế và điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước về KNƯP [2]. Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong các chương trình giáo dục KNƯP. 3.2.2. Theo trường Bảng 6. Tỉ lệ học sinh các trường sử dụng các nhóm ứng phó (%) Quốc Học (QH) Gia Hội (GH) Bùi Thị Xuân (BTX) Thấp TB Cao Thấp TB Cao Thấp TB Cao Ứng phó tích cực, chủ động 1,2 57,1 41,7 4,6 63,2 32,2 1,2 65,1 33,7 Tìm kiếm sự hỗ trợ 32,1 58,3 9,5 14,9 67,8 17,2 22,9 68,7 8,4 Xoa dịu căng thẳng 3,6 65,5 31,0 4,6 49,4 46,0 2,4 54,2 43,4 Lảng tránh 54,8 45,2 0,0 40,2 55,2 4,6 39,8 55,4 4,8 Ứng phó tiêu cực 100,0 0,0 0,0 89,7 9,2 1,2 91,6 8,4 0,0 Ghi chú: cao: ĐTB từ 2,33 đến 3; trung bình: từ 1,67 đến 2,33; thấp: từ 1 đến 1,67 Bảng 6 cho thấy trong khi HS trường GH và BTX có KNƯP với khó khăn trong gia đình khá tương đồng thì HS QH có xu hướng sử dụng nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động” với mức độ cao nhiều hơn, sử dụng “Xoa dịu căng thẳng” ở mức độ cao ít hơn, sử dụng “Lảng tránh” và “Ứng phó tiêu cực” ở mức độ thấp nhiều hơn (“Lảng tránh” có F(2,251)=6,30; p<0,01; “Ứng phó tiêu cực” có F(2,251)=3,70; p<0,05). Với đặc điểm về tính tích cực của mỗi nhóm ƯP như đã trình bày ở trên, kết quả này chỉ ra rằng HS QH có xu hướng có KNƯP phát triển ở mức cao hơn so với HS hai trường còn lại. Tuy nhiên, mặc dù “Tìm kiếm sự hỗ trợ” được xem là nhóm ƯP mang tính tích cực, số HS QH sử dụng nhóm ƯP này ở mức độ thấp nhiều hơn so HS GH và BTX (F(2,251)=4,63; p<0,05). Kết quả này có thể liên quan đến mức độ tự tin của HS QH đối với khả năng tự giải quyết vấn đề, thói quen độc lập trong giải quyết vấn đề hoặc các yếu tố khác, cần được tiếp tục nghiên cứu để làm rõ. Sự khác biệt trong KNƯP giữa HS trường QH và HS GH và BTX có thể phản ánh sự khác biệt trong môi trường giáo dục giữa các trường cũng như đặc điểm về học lực và hoàn cảnh gia đình của HS. Cần lưu ý rằng trường QH là trường điểm Quốc gia, nơi tập trung các HS giỏi đến từ các trường ở trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua quá trình tuyển chọn khá gắt gao. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, HS THPT TP Huế có KNƯP với những khó khăn trong gia đình thể hiện ở việc sử dụng những nhóm ƯP mang tính tích cực, phù hợp nhiều hơn, những nhóm ƯP tiêu cực, thụ động, không phù hợp ít hơn. Yếu tố giới và trường học có liên quan đến việc lựa chọn nhóm/cách ƯP và KNƯP của các em. Tuy nhiên, xét riêng từng cách ƯP cụ thể và từng cá nhân HS cụ thể, có một số cách ƯP tiêu cực, thụ động, không phù hợp được một số HS sử dụng ở mức độ khá thường LUCKY 10/16/09 8:06 AM Formatted: Space Before: 6 pt KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 145 xuyên. Điều này cần được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm, được xã hội, đặc biệt là thầy cô giáo và phụ huynh, quan tâm thông qua các chương trình trợ giúp ƯP và giáo dục KNƯP cho các em. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục KNƯP cho HS THPT như sau: Xây dựng mối quan hệ gia đình hoà thuận, đối xử với trẻ công bằng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Bên cạnh đó, gia đình cần là tấm gương mẫu mực trong việc lựa chọn cách ƯP tích cực, có hiệu quả và là những người hướng dẫn, động viên trẻ rèn luyện hình thành KNƯP ngay từ nhỏ. Giáo dục KNƯP cho các em thông qua các hình thức khác nhau, như tích hợp trong chương trình học nội khoá, tổ chức các buổi trao đổi ngoại khoá, các cuộc thi về những vướng mắc trẻ thường gặp trong thực tế và cách giải quyết chúng hoặc bình chọn cách ƯP hay nhất cũng như chỉ ra cách ƯP dở nhất trước các tình huống khó khăn trong gia đình để trẻ có thể học hỏi. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tập thể để tăng cường tình đoàn kết trong trường, từ đó các em có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sống vui vẻ và giảm đi những suy nghĩ bi quan, tiêu cực. Giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, KNƯP với khó khăn của từng HS trong lớp mình, quan tâm đến những em có hoàn cảnh đặc biệt để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường. Phối hợp với gia đình để giáo dục HS có hiệu quả. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những khó khăn trong gia đình, trong khi các em còn phải ƯP với nhiều khó khăn khác nữa. Chính vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu về KNƯP với các loại khó khăn khác của HS THPT cũng như mở rộng sang các lứa tuổi khác, đặc biệt là HS Trung học cơ sở, lứa tuổi có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Ngoài ra, cần có những nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm trợ giúp và giáo dục KNƯP cho HS THPT và các nhóm khách thể khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Thị Mai Hương (chủ biên) (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học xã hội. [2] Frydenberg, Erica (2008), Adolescent Coping - Advances in Theory, Research and Practice, The Taylor & Francis e-Library. [3] Program For Prevention Research - Arizona State University (1999), Manual For The Children’s Coping Strategies Checklist & The How I Coped Under Pressure Scale, [4] Mittler, Jane A. (2007), The Use of Coping Skills to Reduce the Negative Consequences of Stress in Adolescence, University of Missouri - Columbia, NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH 146 Title: COPING SKILLS TO FAMILY PROBLEMS OF HIGH SCHOOL STUDENTS OF HUE CITY Abstract: Coping skills have attracted the concern of many psychologists over the world in recent years. However, there have not been many studies on this issue in Vietnam. In order to contribute to this field of study with practical basis, we present results of a study on real situation of coping skills to family problems of High School students in Hue city and some suggestions for coping skills education. NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN Học viên Cao học chuyên ngành Tâm lý học, Khóa 16 (2007-2009), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. TS. TRẦN THỊ TÚ ANH Phó Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ - HTQT, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. LUCKY 10/16/09 8:06 AM Deleted:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_ung_pho_voi_nhung_kho_khan_trong_gia_dinh_cua_hoc_si.pdf
Tài liệu liên quan