Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Xem ra lời nói có vẻ là thứ "rẻ" nhất mà ai cũng có và có thể sử dụng. Và điều đó gần như là đúng hoàn toàn. Nếu bạn ra ngoài đường thì đâu đâu cũng thấy nói chuyện, cửa hàng thì có người mua kẻ bán nói chuyện, trong quán nước thì từng đôi, từng nhóm nói chuyện . Thế nhưng đó là khi tất cả mọi người cùng nói, bạn nói, tôi nói tất cả chúng ta cùng nói, thật đơn giản. Còn bây giờ khi mà trước mặt bạn là hàng trăm con mắt đổ dồn vào bạn, một bầu không khí im phăng phắc, tất cả mọi người đều chờ để nghe bạn nói. Vâng, lúc này chỉ có một mình bạn nói mà thôi. Liệu bạn có còn thấy lời nói lúc này thật rẻ, và cần là sử dụng ngay được không?
Tôi dám cam đoan với bạn rằng, khi phải đặt mình vào tình thế này, không ít người mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, nói lắp bắp. Đó là triệu chứng của căn bệnh “ngại tiếp xúc”. Tại sao vậy nhỉ? Khi tất cả mọi người đều nói, ta cũng nói, thì lời nói của chúng ta cũng chỉ có giá trị như lời nói của tất cả mọi người, sai cũng chả sao. Nhưng bây giờ, tất cả mọi người đều chờ để được nghe bạn nói. Thì lời nói của bạn lúc này có giá trị lắm, chắc chắn là nó cao hơn mọi người khác. Vì họ phải im lặng để nghe bạn nói cơ mà. Mà đã hơn người thì phải thật hoàn hảo, nói năng trôi chảy, nội dung hay, dễ hiểu, nhưng khổ nỗi là từ bé đến giờ có mấy ai được đi học môn “nói trước đám đông” hay chỉ tự rèn rũa trong cuộc sống. Mà phàm đã việc gì làm mà chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng thì đều tạo cho ta cảm giác bồn chồn bất an hết cả.
Do vậy mình xin đưa lên cuốn Ebooks này để các bạn tham khảo. Đây là cuốn ebooks được mình sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Hy vọng với một số các kỹ năng được tổng hợp trong cuốn sách này có thể giúp bạn bớt được phần nào cảm giác căng thẳng trong lần diễn thuyết tới đây
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng nói trước đám đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Nghệ thuật nói trước đám đông
Bạn phải hoàn thành bài nói trước khi đám đông kết thúc việc nghe
Dorothy Sarnoff, người Mĩ.
1. Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.
2. Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác
thân thiện.
3. Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.
4. Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.
5. Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.
6. Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.
7. Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự
dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.
8. Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán
giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!
9. Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.
Tận dụng năng lượng đó để tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!
10. Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.
Tham gia vào một câu lạc bộ Toastmasters (luyện về nói trước đám đông) sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm
hơn.
studygs
Nói trước đám đông
Ông bà ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Xem ra lời nói
có vẻ là thứ "rẻ" nhất mà ai cũng có và có thể sử dụng. Và điều đó gần như là đúng hoàn toàn.
Nếu bạn ra ngoài đường thì đâu đâu cũng thấy nói chuyện, cửa hàng thì có người mua kẻ bán
nói chuyện, trong quán nước thì từng đôi, từng nhóm nói chuyện…. Thế nhưng đó là khi tất cả
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
mọi người cùng nói, bạn nói, tôi nói tất cả chúng ta cùng nói, thật đơn giản. Còn bây giờ khi mà
trước mặt bạn là hàng trăm con mắt đổ dồn vào bạn, một bầu không khí im phăng phắc, tất cả
mọi người đều chờ để nghe bạn nói. Vâng, lúc này chỉ có một mình bạn nói mà thôi. Liệu bạn
có còn thấy lời nói lúc này thật rẻ, và cần là sử dụng ngay được không?
Tôi dám cam đoan với bạn rằng, khi phải đặt mình vào tình thế này, không ít người mặt đỏ tía
tai, người run lẩy bẩy, nói lắp bắp. Đó là triệu chứng của căn bệnh “ngại tiếp xúc”. Tại sao vậy
nhỉ? Khi tất cả mọi người đều nói, ta cũng nói, thì lời nói của chúng ta cũng chỉ có giá trị như lời
nói của tất cả mọi người, sai cũng chả sao. Nhưng bây giờ, tất cả mọi người đều chờ để được
nghe bạn nói. Thì lời nói của bạn lúc này có giá trị lắm, chắc chắn là nó cao hơn mọi người
khác. Vì họ phải im lặng để nghe bạn nói cơ mà. Mà đã hơn người thì phải thật hoàn hảo, nói
năng trôi chảy, nội dung hay, dễ hiểu,… nhưng khổ nỗi là từ bé đến giờ có mấy ai được đi học
môn “nói trước đám đông” hay chỉ tự rèn rũa trong cuộc sống. Mà phàm đã việc gì làm mà
chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng thì đều tạo cho ta cảm giác bồn chồn bất an hết cả.
Do vậy, bài viết này mình đưa lên cho mọi người, hy vọng với một số đầu mục này có thể giúp
bạn bớt được phần nào cảm giác căng thẳng trong lần diễn thuyết tới đây.
1. Trừ khi bạn là một nhà diễn thuyết nổi tiếng, chí ít cũng là cỡ quốc gia, còn lại, không
ai quá kỳ vọng vào một bài phát biểu quá trơn tru, hoàn hảo từ bạn đâu.
Thật sự ra mà nói thế nào là một bài phát biểu hoàn hảo theo đúng nghĩa thì đến giờ mình cũng
không biết chính xác. Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, ngay cả đến những tác phẩm bất hủ
củacác đại thi hào mà vẫn luôn có các nhà phê bình tác phẩm tìm ra
được điểm chưa đạt ở góc độ này hoặc góc độ khác đấy thôi. Mà xin
lưu ý mọi người, là một tác phẩm văn học đã phải trải qua rất nhiều bản
nháp, nhiều đêm suy nghĩ của tác giả mới thành. Viết sai lại sửa, thế mà
còn không hoàn hảo. Thì nói gì đến chuyện nói ra. Làm sao tránh được
những sai sót cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu. Hơn nữa là tâm
lý của người đi nghe bạn nói là họ quan tâm nhất đến nội dung bài diễn
thuyết của bạn. Đó mới là điều khiến họ tới nghe bạn nói. Chứ không ai mất công đến chỉ để
nghe bạn nói trơn tru, không ngấp ứ mà nội dung lại chẳng có gì cả.
Do vậy nếu đã có một nội dung tốt thì bạn hãy cố gắng diễn đạt nó một cách đơn giản, trực tiếp
chứ đừng cố tìm những mỹ từ trau truốt. Vì khi tìm kiếm bạn sẽ lại thấy không biết từ nào là
hợp lý thích hợp, từ đó tạo ra cảm giác bất an, rất dễ suy nghĩ mọi người sẽ chê bai về từ ngữ
đó. Và kết quả của sự căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, đồng
thời lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay. (Nó có thể bất chợt tới do những yếu tố
tác động trong buổi diễn thuyết mà bạn chỉ có thể biết sau khi diễn thuyết, không có sự chuẩn bị
nào cho cơ hội đó đâu).
2. Đừng tự hỏi mình “có nên nói như thế hay không?”
Mình xin phép lấy một ví dụ có tính chất tương đồng cho dễ hiểu. Đó là câu chuyện “môn học
tập làm văn ở trường học vậy”, không có một thầy cô giáo dạy văn nào lại khuyên bạn rằng viết
trước bài ở nhà rồi học thuộc đi. Đến giờ kiểm tra chỉ viết ra thôi. Chắc chắn là không. Mà các
thầy cô luôn nói rằng, các em về nhà tìm dẫn chứng để trích dẫn vào bài viết, hình thành và
nắm chắc dàn ý đại cương, nội dung chính của bài viết.
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Việc diễn thuyết cũng vậy thôi. Sẽ không có bài diễn thuyết nào lại chuẩn 100% y chang so
với bài chuẩn bị cả. Có thể lúc tập ở nhà bạn nói như thế này, nhưng
chắc chắn nó sẽ không được lặp lại y nguyên lúc bạn nói trước đám
đông đâu. Đơn giản là vì “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng
sông” đâu bạn ạ. Nắm chắc được các ý chính cần trình bày cho bài diễn
thuyết sẽ giúp bạn tổ chức tốt bài nói và định trước những câu hỏi mọi
người có thể đặt ra cho bạn.
3. Chuẩn bị phong cách nói cho bản thân.
Tức là đối với mỗi buổi diễn thuyết, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên tuân theo tiêu
chuẩn chung về lối trình bày. Cái này thường đã có sẵn bạn chỉ cần tìm hiểu và áp dụng theo là
được. Ví dụ như, trong buổi bảo vệ tốt nghiệp của bạn, bài luận văn có các chương mục nhỏ.
Bạn có thể nói theo mẫu như : Bây giờ tôi xin giới thiệu đến chương hai…, chuyển qua vấn đề
x, y ,…” Có một khung phù hợp với nội dung bài nói, sẽ giúp bạn có cách trình bày mạch lạc
hơn.
4. Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn.
Như vậy là đã xong nội dung, giờ chúng ta cũng nên chăm chút một chút cho mặt hình thức của
mình trước đám đông. Tùy vào từng nội dung, bạn nên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng ở đoạn
nào, những đoạn nào trọng tâm, bạn có thể nói to hơn một chút, giọng
chắc khỏe hơn một chút tạo sự chú ý của mọi người. (Cũng giống như
trong văn viết chỗ nào bạn quan tâm thì viết đậm lên hoặc gạch chân
vậy). Cơ thể nên thả lỏng thật thoải mái. Vì có thể bài nói của bạn sẽ
kéo dài hơn bạn tưởng, một vị trí đứng và một tư thế hợp lý sẽ giúp bạn
đỡ mệt, giữ được sự tập trung trong suốt buổi đối thoại của mình với
mọi người.
5. Chú ý tới các nguyên nhân gây khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mất bình tĩnh mà tôi cũng không biết hết và không thể đề
cập hết trong bài viết này. Có thể là do di truyền, giáo dục, văn hóa của từng người, mỗi người
lại có một lý do khác nhau. Do vậy về việc này, chỉ có một lời khuyên nho nhỏ tới mọi người là
khi đã biết được nguyên nhân rồi, thì hãy bớt chút thời gian để rèn luyện cải thiện bản thân
mình. Bạn có thể tự giả định tình huống rồi tự mình tìm cách giải quyết, như vậy khi gặp ngoài
việc thật bạn cũng không đến mức “lạc vào đảo hoang”.
6. Nắm lấy tất cả cơ hội được nói.
Chắc các bạn ai cũng đồng ý với mình rằng “trăm hay không bằng tay quen”. Đọc sách nhiều
mà không bắt tay vào làm thử thì cũng như không. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể như trong
cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè,….., để tập cho mình cách phát biểu và làm quen với
những tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn hoặc giả dụ bạn có quên mất điều
mình định nói thì phải làm sao.
Saga
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Bí quyết nói chuyện trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất.
Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không
thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo,
phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn
có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì.
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ
ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người
nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình
tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá
nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần.
Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời
gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ
và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về
một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn
cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải
mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật.
Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
- Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi
nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả.
Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một
công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai
thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn
nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối
người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó
một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài
nói chuyện của mình.
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả.
Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện
gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn
viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn
có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn
cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm
tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm
vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít
mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm
ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại
đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng
trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng
trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!
kynangsong
Nói trước đám đông: chuyện nhỏ!
Phát biểu trước đám đông hay khi bị phỏng vấn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng.
Mặt đỏ tía tai, người run lẩy bẩy, đổ mồ hôi hột... là những triệu chứng của căn bệnh
"ngại tiếp xúc".
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi đó? Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn những kỹ năng cần
thiết để bạn có thể khẳng định: Nói trước đám đông chỉ là chuyện nhỏ.
Không ai chờ đợi một bài phát biểu hoàn hảo từ bạn
Đừng bao giờ cố cất công đi tìm một bài phát biểu hoàn hảo vì thực chất không bao giờ có bài
phát biểu nào hoàn hảo hết. Vả lại, cũng chẳng ai mong được nghe một bài phát biểu hoàn
hảo. Mọi người chỉ quan tâm đến bạn phát biểu điều gì chứ không ai để tâm đến chuyện bạn
làm thế nào với bài phát biểu đó cả.
Chính vì bạn cứ loay hoay muốn có một bài phát biểu hoàn hảo mà nhiều khi lại ngăn cản bạn
nói với lối diễn đạt đơn giản và trực tiếp vào vấn đề. Điều đó lại càng khiến cho bạn cảm thấy
rằng bài phát biểu của mình thất bại và bạn tin rằng người nghe nhận xét không tốt về mình. Sự
căng thẳng sẽ làm bạn mất tự tin và hạn chế khả năng của bạn, dẫn đến các hiện tượng như
đã thấy ( đỏ mặt, run rẩy…) đồng thời, lấy mất cơ hội để bạn đưa ra những ý tưởng hay.
Chú ý tới các nguyên nhân khiến cho bạn thiếu tự tin trước mặt mọi người
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Những lo lắng, sợ hãi này từ đâu mà ra? Một nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: Cội nguồn
của sự sợ hãi này có rất nhiều, có thể do di truyền, giáo dục, văn hóa, cá tính của từng người...
và sự kết hợp giữa chúng nhiều khi không biểu hiện rõ ràng.
Có như thế bạn mới thấy mình mạnh mẽ hơn, bình tĩnh và tự tin hơn khi phát biểu. Bạn có thể
học cách xác định rõ ràng các tình huống bạn sẽ gặp phải, phân tích nguyên nhân dẫn đến các
vấn đề đó và tìm cách xử lý
Đừng tự hỏi mình "Ta có nên nói thế hay không?"
Bạn phải hình thành trong đầu mạch dẫn của bài phát biểu, chính ý tưởng chủ đạo này sẽ cho
bạn những đường đi mạch lạc, những điều bạn cần thông tin đến mọi người. Mạch dẫn sẽ giúp
bạn tổ chức bài nói và định trước những câu hỏi mọi người có thể đặt ra cho bạn.
Hãy chú ý tới giọng nói, nhịp thở và tư thế của bạn
Bạn cần phối hợp các yếu tố đó thật nhịp nhàng, chúng sẽ giúp cho bạn phát biểu tự tin hơn.
Giọng nói nên nhẹ nhàng vừa đủ nghe, không to quá cũng không nhỏ quá. Cơ thể cần được
thả lỏng và đứng ở vị trí thuận lợi. Như vậy bạn sẽ lấy lại được bình tĩnh và tự tin vào bản thân.
Có như vậy mới tập trung hoàn hảo vào bài phát biểu của mình mà đối thoại với mọi người.
Chuẩn bị trước nội dung và phong cách cho bài phát biểu
Bạn cần biết sử dụng các kỹ thuật nói, chúng cho phép sắp xếp các trình tự nội dung của bài
nói "Bây giờ tôi sẽ đề Cập đến chương 2…" hoặc "bây giờ tôi xin chuyển qua vấn đề…" sẽ làm
cho bài nói của bạn mạch lạc hơn.
Nắm lấy tất cả các cơ hội được phát biểu trước mọi người
Nắm vững được phát biểu cũng là một cách để tập luyện. Vì vậy, hãy tranh thủ các cơ hội như
trong cuộc họp gia đình, trò chuyện với bạn bè… để tập cho mình cách phát biểu và làm quen
với tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người chất vấn bạn.
Và bây giờ tại sao không thử phát biểu một bài trước những người bạn của bạn?
Vietbao
Bí quyết để tự tin “nói” trước đám đông
Bạn có năng lực nhưng bạn không đủ tự tin? Nhất là khi đứng trước đám đông bạn đã
tự nhủ không được run mà tim vẫn đập thình thịch và lời nói như bị ai “cướp” mất?
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Tuy nhiên nếu bạn muốn thành công trong công việc bạn phải học cách nói trước công
chúng. Vậy bí quyết là gì?
Dù là những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bạn hay là đối tác khách hàng thì việc nói
trước đám đông là một trong những cách tốt nhất để thành công. Ngoài trở ngại trong việc cạnh
tranh năng lực với những đồng nghiệp khác để thăng tiến bạn còn phải có kỹ năng nói và
thuyết phục người khác nữa. Dù đã có được chiếc ghế “cao cấp” trong công ty, một chỗ dựa
vững chắc, bạn vẫn cần rèn luyện tầm nhìn, cách nói và khả năng lãnh đạo của mình. Bởi lúc
này mọi sự chú ý đều hướng về bạn, bạn đang dẫn dắt lòng tin và cả sự đố kỵ của mọi người
nhưng vẫn phải thầm khâm phục tài năng của bạn. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn có khả năng lãnh
đạo và những lời nói thuyết phục bằng những tuyệt chiêu dưới đây.
1. Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn
Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng
trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong
công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài
nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời
bạn nói.
Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi
hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được
sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết
trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà
hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ
những gì mà bạn đã nói”.
2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt.
Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập
chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói
với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách
quan trọng để thu hút sự tập chung.
Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có
vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong
vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ
hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).
Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm
thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng
ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương
trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn.
Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho
việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi
và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ
người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy
sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà
không khiến họ sợ hãi.
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
3. Nói một cách tự nhiên
Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những ngườikhác thì không?
Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống
để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần
phải “kích thích cảm xúc” của người nghe,làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn
hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ
cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ
nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.
Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗiphút và một người nói
100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự
thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình
và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn
đangtrình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán
giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng
cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông
tin trên máy chiếu.
4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình
Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những
nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy
xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết
thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự.
Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.
Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên
kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự
khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay
lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự
tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.
Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước.
Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt
nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó
lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều
tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn.
5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ.
Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể
tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu
bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của
việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ
tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì
họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp
được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về
những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ
xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhé.
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
6. Kinh nghiệm
Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ
bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì
đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết
phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể
nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ
giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.
Dantri
Nói trước đám đông
Là kĩ năng rất quan trọng trong công việc, học tập và cả trong
cuộc sống của bạn.
Nó góp phần đưa những suy nghĩ, năng lực và phẩm chất của
người nói đến với người nghe. Thế nhưng không phải ai cũng có
tài ăn nói lưu loát và hấp dẫn để có thể tự tin đứng trước nhiều
người phát biểu ý kiến của mình. Nếu bạn là một trong số những
người thường bị căng thẳng, toát mồ hôi và lắp bắp khi nói trước
đám đông, có thể những lời khuyên sau sẽ giúp bạn được phần
nào trong việc hạn chế những biểu hiện đó.
1. Nói chứ không phải đọc
Bạn luôn muốn bài phát biểu của mình thật hay, thật bóng bẩy nên dành không ít thời gian để
soạn thảo một văn bản chỉnh chu cho bài nói đó. Và khi lên trình bày, bạn cứ thể đọc không
sót chữ nào trong văn bản và tự hỏi tại sao mọi người bên dưới bắt đầu ồn ào và chẳng mấy
người còn nghe những gì bạn nói. Đó là vì không ai muốn nghe một bài tập đọc dài ngoằng,
vừa tốn thời gian của họ, vừa cho thấy bạn không đủ tự tin để nói những gì có sẵn trong đầu.
Do đó, hãy cứ soạn văn bản, nhưng phải liệt kê những ý chính cần nói. Sau đó, dùng chính
ngôn ngữ của mình, với những câu cú đơn giản, có trọng tâm và ngữ điệu lên xuống để thu
hút sự chú ý của mọi người.
2. Ánh nhìn
Nếu bạn nói trước những người đã từng quen biết thì thật tuyệt vời, nhưng nếu đó là những
người xa lạ thì sao? Vậy hãy hướng ánh nhìn của mình đến một vài người trong số họ -
những người có vẻ tập trung nhất đến vấn đề bạn đang nói. Mỗi ánh nhìn chỉ cần vài giây có
thể giúp bạn tin rằng mình đang được lắng nghe, chia sẻ. Còn nếu trường hợp bạn sợ bị
“khớp” đến mức chẳng dám nhìn ai, thì không nên nhìn lên trần nhà hay cửa sổ vì đó là hành
động khiến người nghe thấy rất buồn cười và càng không thèm nghe bạn nói hơn. Do đó, hãy
nhìn lên đỉnh đầu người nào đó, vì họ sẽ nghĩ bạn đang nhìn ai đó sau lưng họ.
3. Xem người nghe là bạn
Không ai muốn bạn thất bại hay vấp váp trong bài phát biểu của mình, vì chúng ta đều hiểu
nói trước công chúng là một kĩ năng rất khó. Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí. Vì vậy, bạn hãy xem người nghe là những
người bạn. Nếu vấp váp chỗ nào đó, hãy xin lỗi và nở một nụ cười, sẽ không ai trách bạn cả.
4. Cầm nắm một vật gì đó
Bạn hay run và mất tập trung khi nói ? Hãy cầm theo tờ giấy, tấm danh thiếp, khi nói hãy cầm
chặt nó hoặc nắm một góc bục diễn thuyết. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run và toát mồ hôi
hơn nhiều.
5. Xử lí vấn đề
Trước khi trình bày, bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng trong quá trình nói, sẽ xuất hiện những
vấn đề bạn không lường trước được, ví dụ như những câu hỏi khó. Nếu bạn lúng túng cố
gắng trả lời cho bằng được, sẽ khiến người đặt câu hỏi vặn vẹo bạn thêm nữa. Thay vào đó,
hãy lấy giấy ghi lại câu hỏi và xin phép được nghiên cứu thêm để trả lời sau.
6. Ngữ điệu
Giống như một cô hoa hậu, dù đẹp mấy nhưng nhìn mãi cũng thấy chán. Giọng nói một người
dù có hay đến mức nào nhưng cứ đều đều, không lên không xuống, không có cao trào thì
cũng chẳng ai chú ý. Do đó, nếu bắt đầu thấy những biểu hiện mệt mỏi, ồn ào của đám đông
bên dưới, hãy tạm ngưng và chuyển đổi ngữ điệu sinh động hơn bằng các câu nói ngoài lề
một chút như “ Các bạn đã ăn sáng chưa?”, “Tôi có một thông tin rất hấp dẫn đây” … và chỉnh
lại micro cho âm lượng dễ nghe hơn.
7. Trăm hay không bằng tay quen
Bất cứ khi nào có thể phát biểu, hãy cứ xung phong lên. Ngay cả những người có kinh
nghiệm cũng phải luyện tập rất nhiều trước khi họ có thể đứng diễn thuyết trước đám đông.
Luyện tập diễn thuyết từ 10 đến 20 lần sẽ giúp bạn tự tin hơn. Hơn nữa, nếu bài nói của bạn
có giới hạn về thời gian thì càng rèn luyện nhiều càng giúp bạn cô đọng lại những ý chính cần
trình bày.
8. Hình dung thành công
Chẳng ai chết trên bục phát biểu cả, do đó, hãy cứ hình dung ra cảnh bạn có một buổi nói
chuyện thật thành công và được mọi người khen ngợi. Điều đó sẽ khiến bạn thêm phấn khích
khi bước lên trình bày, và biết đâu, những điều bạn tưởng tượng sẽ thành sự thật thì sao ?
Muctim
Trên đây là tổng hợp các kinh nghiệm, bí quyết về kỹ năng nói trước đám đông.
Sư tầm và tổng hợp: www.vnedoc.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ năng nói trước đám đông.pdf