Kỹ Năng Biện Hộ

Để trẻ có H tiếp cận được trường học thì chính bản thân trẻ và gia đình cũng có những thái độ tích cực và nỗ lực trong quá trình tiếp cận trường học. Nhìn cô bé H 9 tuổi nhí nhảnh chơi ở sân trường, không ai nghĩ đó là cô bé mồ côi nhiễm HIV được má T, thành viên của NNC đưa về nuôi dưỡng từ khi mới hơn 1 tuổi và con đường đến trường của em cũng lắm gian nan.

pdf36 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ Năng Biện Hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các dấu hiệu như: sẵn sàng trả lời, trao đổi với các ý kiến tham gia của cộng đồng, mạnh dạn đưa ra các câu hỏi có liên quan đến chủ đề truyền thông của cộng đồng.  Cá tính của các đối tượng, những người tham gia có thể được xếp thành hai loại: (1) Thích được thể hiện mình trước đám đông; (2) Rụt rè, e ngại.  Môi trường vật chất ở nơi tổ chức truyền thông như: không gian, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, cách kê bàn ghế v.v. Người biện hộ cần có T[Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17 Tài liệu phát - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI những đáp ứng kịp thời khi quan sát thấy những biểu hiện không có lợi cho một cuộc họp về vấn đề của thân chủ hay của cộng đồng, một buổi truyền thông vận động. Quan sát một cuộc khảo sát thu thập chứng cứ cần có một kế hoạch hẳn hoi. Người biện hộ cần xác định mục tiêu khảo sát để từ đó đưa ra những nội dung cụ thể: Quan sát những ai? Quan sát những khía cạnh gì? Ở đâu? Lúc nào? Những phương tiện hỗ trợ cần thiết? b) Những việc nên làm và không nên làm khi quan sát - Nên làm: Chú ý các biểu hiện của mỗi người tham gia; phân loại biểu hiện/hành vi của người tham gia; phân tích nhanh ý nghĩa, nguyên nhân của từng hành vi; chọn cách ứng xử và thời điểm can thiệp phù hợp. - Không nên làm: Vội vàng giải thích những gì mình vừa nhìn thấy, áp đặt suy nghĩ của mình, can thiệp khi chưa đủ thông tin, chưa rõ nguyên nhân. Khi quan sát thấy những biểu hiện không mong muốn trong truyền thông, người biện hộ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để điều chỉnh. Điều quan trọng là cần kết hợp kỹ năng quan sát với những kỹ năng khác nhau như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi. 4. Kỹ năng thương lượng Thương lượng là một hoạt động cơ bản của con người. Trong cuộc sống thương lượng hiện diện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta luôn tiến hành thương lượng ngay cả khi chúng ta không biết mình đang thực hiện hoạt động này. Có thể hiểu thương lượng là hành vi và quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thoả thuận thống nhất. - Chuẩn bị thương lượng: Những thông tin có được trước khi tiến hành thương lượng và ngay trong khi thương lượng sẽ quyết định sự thành công của chúng ta. Do vậy việc chuẩn bị những thông tin có độ tin cậy cao, cùng với việc biết tự đánh giá bản thân sẽ giúp chúng ta có được kết quả tốt trong quá trình thương lượng. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, điều cần thực hiện trước tiên là phải nhận thức đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, ngoài ra, phải biết áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm chuẩn bị sự tự tin về tâm lý, tư thế sẵn sàng trước cuộc thương lượng. Đó là những tố chất mà nhà thương lượng cần phải có, cụ thể là kỹ năng quan sát, sự tự tin, khả năng khống chế cảm xúc, khả năng suy đoán, kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ (năng lực ứng biến). - Tiến hành thương lượng: Cần xây dựng lòng tin: trong quá trình thương lượng, giao lưu tốt sẽ có lợi cho việc tạo nên bầu không khí thương lượng tốt đẹp; Đưa ra lời đề nghị vào thời điểm thích hợp; Củng cố lập trường. Mục đích của thương lượng là đi đến thỏa thuận, quá trình thương lượng gần đến thỏa thuận thì người thương lượng phải tinh tế, tập trung cao, vận dụng các kỹ năng thích hợp để hướng đến sự thỏa thuận tốt đẹp. Trong suốt qua trình thương lượng cần chú ý:  Xây dựng bầu khí ôn hòa, phải thật sự bình tĩnh, tránh những cơn xúc động, đừng tỏ ra mình là người thông minh vượt trội.  Chú ý lắng nghe đối tác trình bày, không được ngắt lời, không nên vội vàng trả lời.  Thường xuyên đặt câu hỏi. T[Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18 Tài liệu phát - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI  Tóm tắt các ý kiến của đối tác để kiểm tra đã hiểu đúng những gì họ muốn hay chưa.  Trình bày các ý kiến một cách tự tin, thoải mái và lưu loát, có sức thuyết phục cao.  Sử dụng óc hài hước đúng lúc.  Sau thương lượng: Sau mỗi cuộc thương lượng hãy dành thời gian để suy nghĩ những việc đã làm, cụ thể, hãy trả lời những câu hỏi:  Chúng ta đã làm được gì?  Những việc đó mang lại kết quả như thế nào?  Những gì chúng ta chưa làm được?  Nếu được làm lại, chúng ta sẽ thay đổi điều gì? Như vậy, để trở thành nhà thương lượng giỏi, chúng ta hãy kiên trì rèn luyện, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ, thử nghiệm dần dần và chuẩn bị tốt các kỹ năng. Tóm tắt ý chính: Bài “Các kỹ năng cần thiết trong biện hộ” đã đề cập đến: - Các định nghĩa về kỹ năng: nhằm giúp người học hiểu chính xác ý nghĩa của từ kỹ năng. - Phần giới thiệu về các kỹ năng trong biện hộ nhằm trang bị hoặc tăng cường các kỹ năng, đưa ra những hướng dẫn cần thiết cho người làm công tác biện hộ. - Một số kỹ năng được nêu ra trong bài này bao gồm:  Kỹ năng giao tiếp (kỹ năng viết, kỹ năng lắng nghe);  Kỹ năng trình bày  Kỹ năng quan sát  Kỹ năng thương lương lượng T[Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19 Tài liệu phát - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI PHỤ LỤC Trắc nghiệm: Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống 1) Khi trò chuyện với một người nào đó: a) Bạn thường là người nói nhiều nhất. b) Bạn thường để người khác nói nhiều hơn. c) Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. 2) Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ: a) Đợi người khác giới thiệu. b) Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay. c) Vui mừng và ôm chặt người đó. 3) Trong suốt câu chuyện bạn: a) Liên tục gật đầu. b) Gật đầu ở những thời điểm thích hợp c) Giữ yên đầu. 4) Bạn có khuynh hướng: a) Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện. b) Luôn cười lúc trò chuyện. c) Cười đúng lúc trong cuộc trò chuyện. 5) Để kết thúc một cuộc trò chuyện: a) Bạn kết thúc những vấn đề trên với một phát biểu đóng. b) Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý. c) Bạn thường bỏ đi. 6) Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ: a) Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ. b) Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ. c) Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng. 7) Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ: a) Không bình luận thêm gì về điều đó. b) Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện. c) Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ đã quá nhạy cảm với mọi tình huống. 8) Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được người nghe hiểu đúng nghĩa không là? a) Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe. b) Đặt các câu hỏi mở cho người nghe. c) Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không. T[Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20 Tài liệu phát - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI 9) Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp? a) Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi. b) Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề. c) Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp. 10) Hành động ngồi ngả người về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp? a) Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc thái độ hách dịch. b) Người đó rất tự tin. c) Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp. 11) Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất. a) Nội dung thông điệp. b) Giọng nói. c) Hình ảnh và cử chỉ. 12) Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp. a) Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau. b) Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe. c) Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm. 13) Lắng nghe và nghe là hai khái niệm giống nhau. a) Đúng b) Sai 14) Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác? a) 20 giây. b) 5 phút. c) 1 phút. 15) Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia? a) Bạn. b) Phụ nữ. 16) Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống? a) 20% b) 50% c) 80% T[Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21 Tài liệu phát - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI 17) Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình giao tiếp? a) Hãy đơn giản hóa vấn đề. b) Xem người khác sai gì để mình trách. c) Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào để tốt hơn. 18) Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc? a) Góp ý thẳng thắn, lắng nghe và tôn trọng. b) Luôn tươi cười, học cách khen ngợi và lắng nghe. c) Đặt câu hỏi, giúp đỡ nhiệt tình và phê bình khi có sai sót. 19) Khi bạn giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào? a) Dáng điệu, cử chỉ và trang phục. b) Cách nói chuyện hài hước. c) Cách mở đầu câu chuyện của bạn. 20) Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào? a) Xảy ra hiểu nhầm. b) Mọi người không lắng nghe nhau. c) Mọi người không làm theo bạn. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI PHỤ LỤC QUY TRÌNH THỰC HIỆN VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Vận động chính sách công cần thực hiện theo quy trình và các bước cụ thể sau: 1. Xác định cơ quan liên quan: cần xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng chính sách hay soạn thảo luật, hướng dẫn thực thi, và đảm bảo thi hành luật, chính sách. Điều này giúp chúng ta biết cần gửi ý kiến đến cơ quan nào. 2. Xác định "người liên lạc" hay "nhóm liên lạc" trong cơ quan: "người liên lạc" hay "nhóm liên lạc" trong cơ quan là người chịu trách nhiệm biên soạn, biên tập, xem xét hay sửa đổi chính sách. Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ và cho họ biết chúng ta là ai, để cùng trao đổi về vấn đề chúng ta đang quan tâm, và hướng dẫn chúng ta cách thực hiện có hiệu quả những vấn đề đó. 3. Xây dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương và cán bộ nhà nước Điều quan trọng là xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm xây dựng quy chế hướng dẫn thực thi luật hay chính sách. Cần mời những người từ các cơ quan này đến tham gia các cuộc họp, các sự kiện chúng ta tổ chức, đồng thời kết hợp cung cấp thông tin qua việc tổ chức các sự kiện truyền thông, phát hành tờ rơi, sách, tờ tin. 4. Nắm vững luật, chính sách, các văn bản dưới luật để thực hiện chính sách Kiểm tra tất cả văn bản của địa phương có liên quan đến hành chính. Cán bộ địa phương là người cho chúng ta biết những yêu cầu về hành chính, người/ nơi có thẩm quyền ban hành các văn bản, quyết định ở địa phương và quy trình thực hiện. 5. Xem tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng Cần có người theo dõi các tin tức trên các kênh truyền thông để biết tình hình. Cần theo dõi và tìm hiểu hoạt động của các cơ quan có liên quan, ảnh hưởng thế nào đến những vấn đề chúng ta quan tâm 6. Xây dựng kế hoạch hành động Cần lưu ý: Bình luận các dự thảo luật và chính sách. Đề xuất các kiến nghị cụ thể để cải thiện và giải thích lý do đưa ra các kiến nghị đó. Liên hệ các cơ quan có trách nhiệm. Đánh giá sự phản đối các đề xuất của chúng ta từ các nơi khác để đưa ra kế hoạch giải trình, thỏa hiệp. 7. Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức cùng quan tâm Khi có điều kiện, chúng ta cần làm việc với các nhóm khác để cùng chia sẻ những thông điệp, công việc vận động. Tiếp nhận có chọn lọc những ý kiến đóng góp và đề xuất. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI Trước khi bình luận và đề xuất cần thảo luận với nhiều bên liên quan, có văn bản thống nhất về những ý kiến đã được đồng thuận, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng khác cùng tham gia ý kiến để góp phần làm cơ sở cho các ý kiến và đề xuất của chúng ta. 8. Sử dụng luật pháp và các chính sách hiện hành cho phép người dân và các tổ chức tham gia Sử dụng các điều khoản hiện hành cho phép đóng góp ý kiến, khiếu nại. Nếu cơ quan hành chính không xem xét và cần có thêm những động lực để họ hành động, chúng ta có thể yêu cầu đoàn đại biểu quốc hội thực hiện vai trò giám sát của họ. Cần xác định rõ mục tiêu và kết quả chúng ta cần đạt được trước khi bắt đầu. 9. Huy động cộng đồng tham gia Cần xây dựng mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng để họ có thể hỗ trợ và cung cấp thông tin cho chúng ta dễ dàng. Cung cấp cho các thành viên trong mạng lưới cộng đồng các thông điệp đơn giản, để họ hiểu được vấn đề ta đang thảo luận. Lưu ý các thông tin bằng số liệu thống kê rất quan trọng. (Trích từ tài liệu: Huy động cộng đồng tham gia vận động chính sách) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI VÀI HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN KỸ NĂNG TRONG BIỆN HỘ Ngoài kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, kỹ năng viết và trình bày thuyết phục cũng giúp cho công tác biện hộ đạt hiệu quả 1. Nâng cao kỹ năng viết - Viết thư Viết thư sẽ trình bày rõ quan điểm của cá nhân hoặc của nhóm. Viết thư là phương pháp trình bày ý kiến của mình có hiệu quả hơn gọi điện vì khi viết thư sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn vai trò của họ trong vận động. Thư có ưu thế hơn điện thoại vì các nơi đều giữ bản sao và nhiều người có thể đọc và xem lại khi cần thiết. Tương tự, thư thì cần có thư phản hồi và phúc đáp buộc họ phải suy nghĩ về vấn đề đó và những phản hồi của họ đều có thể được lưu lại. Thường thì nhiều người không có thời gian viết thư hay họ nghĩ là họ không có đủ khả năng viết tốt lắm, nên cần dựa vào một số mẫu thư đã có sẵn. Khi viết thư cho các nhà hoạch định chính sách cần cố gắng trình bày quan điểm, kinh nghiệm và sự việc của chính mình hoặc của cộng đồng nơi mình đang sinh hoạt vào nội dung của bức thư. Cần nghĩ cách trình bày sao cho người nhận thư hiểu là mình đang đại diện cho ai và mối liên quan đến công việc của họ. - Viết báo  Hiểu rõ bối cảnh chung khi thực hiện bài viết.  Viết ngắn gọn, đơn giản.  Chú ý đặt dấu chấm, phẩy đúng chỗ và cấu trúc câu hợp lý.  Tránh dùng từ quá chuyên môn hoặc những biệt ngữ.  Viết những gì bạn muốn truyền đạt đến người đọc một cách chắc chắn.  Thu hút người đọc ngay từ đầu. Nếu không, người đọc sẽ không đọc tiếp các phần tiếp theo hay không đọc hết.  Tóm tắt giới thiệu, sau đó giải thích sâu thêm, sau đó tóm tắt lại và kết luận.  Luôn nhớ là phải có ai đó đọc lại và xem lại những gì bạn viết và nói cho bạn suy nghĩ của họ và gợi ý những gì cần điều chỉnh. 2. Nâng cao kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến Chúng ta có thể luyện tập trình bày ý kiến và phát biểu trước đám đông. Hãy luyện tập để có thể trình bày lưu loát. Hãy nhớ rằng nếu bạn chuẩn bị kỹ và tập dượt trước khi phát biểu sẽ giúp bạn không mắc phải những lỗi không đáng có. Nếu có điều kiện cần xem lại bản trình bày và phát biểu trước gương. Tập trả lời một số câu hỏi, vì có thể tổ, ban biên tập sẽ đặt câu hỏi. Đừng nghĩ đến những câu hỏi dễ. Chúng ta sẽ cảm thấy việc trả lời các câu hỏi dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta chuẩn bị và tập luyện trước. Hãy học cách những người phát biểu chuyên nghiệp phát biểu như thế nào. Cần chú ý đặc biệt đến mắt nhìn với người nghe và ngôn ngữ cử chỉ. Nếu có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ khi trình bày như: ảnh, bảng biểu.. sẽ rất bổ ích. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI Ăn mặc phù hợp, nếu sự kiện có quay truyền hình, tránh mặc những đồ làm giảm sự chú ý của người nghe đến những thông điệp mà bạn muốn đưa ra. Đến trước giờ sự kiện bắt đầu để gặp gỡ, tiếp xúc và làm quen với mọi người, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trình bày trước mọi người. Khi trình bày cố gắng thư giãn. Nói chậm và rõ ràng, đừng vội vì nếu bạn vội quá thì mọi người sẽ không nắm được ý chính do bạn nói quá nhanh. Đọc nhưng có ngữ điệu và tình cảm. Cố gắng nhìn về phía người nghe và nhìn giấy càng ít càng tốt. Nếu bạn nói xong mà chưa hết thời gian thì không nên nói cho hết thời gian và không bao giờ nói quá thời gian cho phép. Đừng bao giờ gièm pha những nhà hoạch định chính sách, cán bộ nhà nước hay những người phát biểu không đồng tình với bạn. Cần cám ơn các nhà hoạch định chính sách vì đã nghe ý kiến của bạn và, cho bạn và nhóm của bạn có cơ hội trình bày ý kiến đóng góp. 3. Những điều lưu ý khi đến gặp các cán bộ hay cơ quan có thẩm quyền - Quyết định bạn đến gặp ai: bạn nên gọi điện hẹn trước nếu người muốn gặp không có mặt ở đó, bạn có thể yêu cầu gặp trợ lý. Nếu vấn đề bạn muốn đề cặp là tăng cơ hội việc làm cho người dân thì bạn cần gặp trực tiếp những người trợ lý phụ trách về mảng đó. Đừng thất vọng khi bạn chỉ gặp được trợ lý vì nhiều khi họ chính là những người hiểu biết sâu và nắm vững vấn đề để tham mưu cho các đại biểu hoặc những người ra quyết định. Gặp và xây dựng mối quan hệ với các trợ lý cũng quan trọng như tạo lập mối quan hệ chính với các đại biểu cũng như các nhà lập pháp. - Đưa ra chương trình và mục đích cho bạn: Bạn muốn trao đổi về vấn đề gì? Bạn sẽ ủng hộ hay phản đối chính sách đã ban hành, hay bạn muốn đề xuất các chính sách mới phù hợp hơn? Trên cương vị của bạn, bạn có lý do gì để đề xuất? Bạn có muốn tìm kiếm sự ủng hộ từ các đại biểu và thuyết phục họ cũng như các đại biểu cùng đoàn hay cùng ủy ban ủng hộ? Bạn muốn biết quan điểm của các đại biểu, hay bạn muốn biết là các chính sách đó có cơ hội thông qua như thế nào? Bạn cũng cần biết đại biểu có quan điểm như thế nào trong các kỳ họp để dự liệu xem họ có ủng hộ ý kiến của bạn không? Những thông tin này sẽ giúp bạn quyết định chính xác bạn muốn nói gì và những gì bạn có thể đạt được. (Hãy dành thời gian để nói chuyện một chút lúc đầu nhưng không nên quá nhiều). - Lập kế hoạch gặp: Lúc nào bạn định gặp? Bạn muốn gặp đại biểu đang ở địa phương hay trong kỳ họp? Bạn có dự định thời gian cụ thể không? Trước hay sau khi dự thảo luật được thảo luận, xem xét hay thông qua? - Xác định thành phần: Những lần đầu bạn nên đi gặp với người có kinh nghiệm và hiểu biết hơn. Nếu bạn có ai đi cùng có thể trình bày lưu loát và hiểu biết thì bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn. Quan sát và bắt chước cũng giúp bạn học hỏi rất nhiều. Một số điểm cần lưu ý khi quyết định ai sẽ đi đến gặp đại biểu cùng bạn. Phải có một người từ địa phương mà người đó là đại biểu, tối đa có bốn hay năm người thì cuộc họp sẽ đạt hiệu quả. - Lắng nghe cẩn thận: Một cuộc họp với đại biểu có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Nhưng phản hồi của đại biểu với những vấn đề bạn đang nêu và những điểm bạn đưa ra có thể nói cho bạn biết là bạn cần áp dụng cách tiếp cận nào sẽ hiệu quả, vị trí của những người không ủng hộ ý kiến của nhóm bạn và những việc bạn cần làm để bạn có thể đạt được mục đích, và những ý kiến mà bạn không có được sự ủng hộ thì cơ hội còn lại là gì. Hãy nhớ rằng, đại biểu cũng là con người, họ không thích nghe thuyết trình, bị lên lớp, ngắt lời hay cuộc nói chuyện tẻ nhạt. Nếu bạn lắng nghe cẩn thận có khả năng họ sẽ lắng nghe bạn. - Hãy chuẩn bị kỹ nhưng đừng cảm thấy là ai cũng phải là chuyên gia: [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 26 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI  Khi gặp, bạn hãy trình bày một cách có hiểu biết về vấn đề nhưng không có nghĩa là bạn đang trình bày một luận văn tiến sĩ.  Đừng sợ nếu có nhiều câu hỏi bạn không thể trả lời được và nếu bạn được hỏi những câu hỏi không thể trả lời? Đừng cố gắng trả lời quanh co hay bịa ra, cách đơn giản nhất là hãy làm như các chính trị gia thường làm: nói là bạn không biết và sẽ tìm hiểu thêm và trả lời họ sau đó, chẳng hạn “đó là câu hỏi rất tốt, đáng ra chúng tôi phải nghĩ đến câu hỏi trước nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và sẽ trả lời ông sớm nhất về ý kiến của chúng tôi”, sau đó cần chắc chắn bạn sẽ gửi thêm thông tin và câu trả lời.  Hãy chuẩn bị nếu có thời gian ít hơn hay là phải gặp trợ lý của họ. Phải luôn linh hoạt cái gì trình bày trước, nếu thời gian không đủ bạn cũng nên trình bày hết ý chính và có thể gửi lại bản thảo cho họ vì còn những thông tin có thể bạn chưa kịp trình bày.  Đừng tỏ ra sợ, chán nản, hay giận dữ. Họ là những người bận rộn, có thể khi đến gặp bạn sẽ phải đợi. Họ có thể có cuộc điện thoại hay việc khẩn cấp khi đang làm việc với bạn. Họ có thể nói những câu làm bạn cảm thấy tự ái. Bạn phải chuẩn bị để đứng vững trong mọi tình huống. - Hãy đúng giờ và ở lại quá lâu: Hãy tôn trọng giờ giấc của người bạn cần gặp, đừng đến muộn nhưng cũng đừng ở lại quá lâu hơn thời gian bạn dự kiến. Đưa ra các ý chính, cam kết của bạn và sức mạnh lý lẽ mà bạn đưa ra để xem họ quan tâm đến mức nào trong các vấn đề mà họ đang giải quyết hay chịu trách nhiệm và cho họ biết là bạn sẽ theo đuổi vấn đề đến cùng. Khi điều đó đạt được có nghĩa là bạn đã đạt được mục đích. - Hãy nhớ là bạn đến đó để tạo dựng mối quan hệ: Hiếm khi bạn gặp nhà hoạch định chính sách hay công chức mà họ nhất trí hay không đồng ý với bạn hoàn toàn về tất cả các vấn đề. Không có cuộc gặp hay họp nào là có thể giải quyết được hết mọi vấn đề. Thường thì mỗi cuộc họp chỉ giải quyết được một trong số nhiều vấn đề vì vậy hãy cố gắng bám sát vào vấn đề của bạn. Nếu bạn đạt được kết quả mong đợi hãy tỏ lòng biết ơn và cám ơn, nhưng nếu không đạt thì bạn vẫn cảm ơn và hãy dành cơ hội thảo luận vào lúc khác. Nếu bạn càng biết nhiều cá nhân đại biểu quan tâm đến các vấn đề của bạn, bạn càng có thêm khả năng thuyết phục. - Tiếp tục theo đuổi là quan trọng: Gửi thư cám ơn và những người dành thời gian gặp bạn. Cung cấp thêm thông tin và dữ liệu như bạn đã hứa hoặc các thông tin phù hợp với các chủ đề mà bạn đang thảo luận. Nếu cuộc họp đã đi tới một số cam kết, nhắc lại theo ý bạn hiểu về các cam kết đó. Mời họ liên hệ với tổ chức bạn bất kỳ khi nào họ muốn và cung cấp cho họ biết các hoạt động của tổ chức, trang web và bạn cũng nên theo dõi các hoạt động của họ. (Trích từ tài liệu: Huy động cộng đồng tham gia vận động chính sách) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 27 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI HÌNH THỨC BIỆN HỘ ĐỒNG CẢNH 1. Ý kiến về Tiếp cận giao thông công cộng và kinh nghiệm bị từ chối khi đi máy bay Khi một người khiếm thị va phải trụ đèn bên đường, cả ngàn năm nay, nhân loại giải thích vì người ấy không nhìn thấy. Nghĩa là, nguyên nhân của tai nạn do khuyết tật gây ra. Ngày nay, một lối giải thích khác được thường xuyên nhắc đến trong các học thuyết về khuyết tật cho vụ va đầu vào trụ đèn này Nếu trụ đèn ở gần nhà của người khiếm thị ấy thì khi đến gần trụ đèn, người ấy kịp thời phát hiện và tránh được. Như thế không phải do cái khuyết tật gây ra vụ đụng đầu mà còn do môi trường không thân thiện tạo nên. Nếu ở mỗi chân trụ đèn, người ta xây lên một bệ cao chừng vài phân không đủ để vấp ngã. Rộng cách chân trụ đèn chừng 50 phân để khi đặt chân lên bệ này, người khiếm thị nhận ra sự thay đổi về độ cao và đó là quy ước để thông báo có trụ đèn Thế là người ấy tránh được tai nạn. Trở ngại của người khuyết tật khi tham gia giao thông công cộng là ở môi trường chưa thân thiện lắm. Người ta thu thuế mọi công dân khi tham gia giao thông kể cả người khuyết tật. Thế nhưng, người ta lại không thiết kế công trình giao thông dựa vào năng lực sử dụng của mọi công dân kể cả công dân khuyết tật. Thế nên, công dân khuyết tật bị loại khỏi nhóm có thể sử dụng công trình ấy. Đây chính là kỳ thị người khuyết tật. Giả sử, tại một khu phố có một số cửa hàng, chủ hàng A tuyên bố chỉ bán cho người đẹp, hàng B chỉ bán cho người có học vấn cao Thế rồi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn người dân bảo rằng tôi không chữa cháy hai cửa hàng này vì họ không phục vụ gì cho tôi cả thần hỏa chẳng phân biệt ai cả Liệu để cho hai cửa hàng này cháy thì các nhà khác trong khu phố có an toàn không? Người ta dùng khái niệm hàng hóa công cộng hoặc dịch vụ chung (public good) để nói về trường hợp này. Nếu chủ hàng A kinh doanh mặt hàng nào đó thì điều kiện là người bán và người mua thỏa thuận được với nhau về mức đóng góp của mỗi bên để trao đổi hàng. Khi kinh doanh thì mọi khách hàng đều bình đẳng và không được phân biệt đối xử để tạo ra xung đột giữa các nhóm dân chúng gây bất ổn xã hội. Tôi không nhớ nhưng biết trong luật của ta có quy định về cách cung cấp dịch vụ chung cho mọi người. Nói chi tiết hơn, ta sẽ thấy, khi xây dựng sân bay, bến bãi chủ khai thác các cơ sở này không được nói tôi chỉ phục vụ người không khuyết tật và không cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Nếu đấy là dịch vụ chung như sân bay dân sự thì phát biểu ấy là vi phạm pháp luật. Chỉ có khu vực quân sự là người chủ sử dụng được phép đưa ra các quy định này bởi đó là an ninh quốc gia. Do hiện nay, sân bay, nhà ga chưa tính đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật họ gặp trở ngại khi sử dụng dịch vụ này. Nghĩa là việc tiếp cận ấy do nhà thiết kế kỳ thị chứ không phải chúng ta không có quyền sử dụng. Chúng ta nhận thức trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ là có đóng góp chi phí sử dụng tương xứng. Khi nhà nước đưa ra các quy định miễn giảm vé xe tàu cho các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách Nhà nước không có quyền bắt doanh nghiệp phải giảm giá vé cho người khuyết tật nhưng nhà nước phải giảm thuế hoặc một số trách nhiệm công cộng của các nhà cung cấp dịch vụ giao thông này. Khi được giảm một số trách nhiệm hoặc được nhận thêm một số ưu đãi như mua nhiên liệu giá rẻ hoặc được cấp nhiên liệu, được trợ giá (như trường hợp xe buýt) nhà cung cấp dịch vụ phải có nghĩa vụ bớt giá vé cho đối tượng là người khuyết tật theo quy định. Như thế không phải chủ xe buýt giảm giá mà là nhà nước trợ giá. Cá nhân tôi ủng hộ các giải pháp trợ giá cho người khuyết tật của chính phủ. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời, giai đoạn. Vì nếu nói về phát triển bền vững thì hãy tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân tham gia vào tiến trình phát triển xã hội và [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 28 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI làm cho mọi người đều có đóng góp hữu ích vào nền kinh tế chung. Không ai bị trở thành gánh nặng xã hội để người khác phải cưu mang. Tôi xin phép hôm nay không giải thích sâu việc này. Từ những ý nêu trên, tôi nghĩ rằng việc người khuyết tật gặp trở ngại khi sử dụng một số dịch vụ giao thông công cộng là do lỗi khi thiết kế các dịch vụ này chứ không do cái khuyết tật của chúng ta. Do vậy, chúng ta cần ý thức về việc cần vận động các đơn vị này bù đắp cho các khiếm khuyết mà họ tạo ra khi thiết kế công trình công cộng, chứ không phải chúng ta phải tăng chi phí khi sử dụng dịch vụ để gánh chịu các lỗi lầm của nhà thiết kế. Cách đây vài hôm tôi có nói về các trở ngại của giới khuyết tật khi sử dụng dịch vụ hàng không. Theo đó xin liệt kê lại các nhóm như sau: a) Người khiếm thính ít gặp trở ngại khi đi lại nên họ có thể sử dụng mọi dịch vụ hàng không như người không khuyết tật. Vì thế hiện nay, Jetstar Pacific chấp nhận cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ cho hành khách khiếm thính với giá ngang như các hành khách khác. Người khiếm thị và người tật chân phải trả thêm phí. b) Người khiếm thị nếu có người dẫn đường thì họ có thể đi lại ở mọi địa hình. Chi phí hỗ trợ cho người khiếm thị đi lại trong sân bay chỉ cần thêm nhân viên dẫn đường là đủ Do vậy, Việt Nam Airline cung cấp dịch vụ cho người khiếm thị ở mọi sân bay mà không thêm phí. c) Người tật chân nặng sẽ khó di chuyển ở các địa hình có nhiều bậc thang, sình lầy, trơn trợt Một số sân bay ở các tỉnh nhỏ không đủ thiết bị hỗ trợ người tật chân nặng, do vậy khi cần lên xuống thang máy bay, phải có người cõng. Vì lý do này, Việt Nam Airline khước từ cung cấp dịch vụ cho người tật chân nặng và người dùng xe lăn. Về cơ bản, những việc khước từ dịch vụ hoặc tăng phí dịch vụ ở cả ba trường hợp trên đều là kỳ thị và bất công với người khuyết tật. Bởi lẽ, trở ngại tạo ra không phải do cái khuyết tật của người khuyết tật mà do lỗi nhà thiết kế không tính đến năng lực sử dụng của giới khuyết tật. Các hãng hàng không thường lấy lý do hành chính rằng, bản thiết kế đã được chính phủ duyệt nên đưa trách nhiệm tạo rào cản cho người khuyết tật về phía chính phủ chứ không phải của họ. Lối đùn đẩy này cần sớm được giải quyết. Để thúc đẩy quá trình vận động cho giới khuyết tật Việt Nam có thêm cơ hội sử dụng và bình đẳng trong sử dụng dịch vụ hàng không, tôi đề nghị giới khuyết tật chúng ta cần liên kết với bạn bè khuyết tật các nơi trên thế giới. Trong tinh thần ấy, xin giới thiệu với các bạn lá thư của Horiuchi Yoshimi. Yoshimi là một cô gái Nhật rất đáng quý mà tôi hân hạnh được quen năm 2011 tại trung tâm APCD ở Bangkok. Nội dung lá thư kêu gọi giới khuyết tật các nước hãy kể về những trở ngại và những kinh nghiệm bị từ chối của các bạn khi sử dụng dịch vụ hàng không công cộng. Yoshimi mời chúng ta hãy viết bài nói về kinh nghiệm bị từ chối của mình và mong rằng nếu có nhiều người lên tiếng, hãng hàng không sẽ thay đổi chính sách. Các chính phủ cũng thay đổi chính sách. Cuộc vận động của chúng ta rõ ràng có cơ sở lý luận chứ không là một sự ngang ngược nhũng nhiễu như một vài người ngộ nhận. Trần Bá Thiện 28/5/2012 2. Mỗi ngày 15 phút truyền thông về HIV tới “cánh” xích lô. Trưa nào những người đạp xích lô chở khách du lịch ở Huế cũng thường dành khoảng một tiếng để nghỉ ngơi. Nắm được quy luật ấy, trưa trưa chúng tôi lại có mặt trên các vỉa hè thành nội Huế truyền thông cho họ về HIV/AIDS. Nội dung chỉ trong 15 phút, về ba đường lây truyền và các đường không lây nhiễm HIV. Chỉ đơn giản vậy nhưng cách làm này lại tỏ ra rất hiệu quả. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 29 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI Anh Nguyễn Đình Phúc, một trong 10 người chạy xích lô của tổ Thành Nội cho biết: “Nghe các anh nói về HIV, đây là lần đầu tiên tôi thấy hài lòng vì hiểu được khá nhiều. Những kiến thức này sẽ giúp tôi phòng ngừa đấy. Tôi thuộc nhóm nguy cơ cao mà, bởi tôi tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng khách, trong đó có cả những người sử dụng ma túy và người bán dâm”. Gần gũi nói chuyện, nhiều anh mạnh dạn tâm sự với chúng tôi về nỗi vất vả và cả nguy hiểm của nghề đạp xích lô. Những tâm sự đó càng cho chúng tôi thấy nguy cơ nhiễm HIV ở họ nếu cánh xích lô không biết cách phòng ngừa cho mình. Anh Phúc bảo trong buổi họp tổ dân phố cuối năm 2009, một cán bộ y tế phường có nói chuyện này nhưng anh không thể tiếp thu hết vì đến giờ chạy xe đêm. Khách của anh Phúc là Việt kiều hoặc khách du lịch đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh Họ thường thuê các anh chở khách dạo quanh thành phố để giải trí, mua quà hay ghé vào một quán nhỏ bên sông Hương nhâm nhi chút đồ ăn đêm. Đôi khi khách còn thuê chở đến những điểm mua ma túy hay quán massage. Anh Trần Văn Tám đêm nào cũng về nhà sau một giờ sáng, anh biết khá nhiều điểm ăn chơi trong thành phố. Có một lần anh chở một khách dạo phố đêm về, thay vì đưa họ về khách sạn, anh phải đưa họ vào viện cấp cứu sốc thuốc. Có anh vừa ăn xong hộp cơm, tưởng là đến lúc nghỉ ngơi thư giãn, nhưng mặt lại buồn vô cùng, dường như anh đang nóng lòng vì một điều gì đó. Mãi sau buổi truyền thông anh gặp chúng tôi thổ lộ: “Anh ơi, có lần chở khách về khuya, khách mời em uống bia. Sau đó em đã qua đêm với một gái mại dâm, có sao không anh, em hồi hộp quá!”. Tôi trấn an và cho anh số điện thoại, địa chỉ xét nghiệm miễn phí dấu danh tính là phòng khám từ thiện Kim Long, trung tâm phòng chống HIV/AIDS ở đường Xuân Thủy, khu nam phường Vĩ Dạ và Bệnh viện Trung ương Huế. Rất may là anh không bị nhiễm, và từ đó anh cũng cẩn trọng hơn rất nhiều. Hoạt động truyền thông của nhóm đã có từ trước năm 2010. Nhờ sự hỗ trợ của tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV), chúng tôi đã mượn nhà hội của một giáo xứ làm địa điểm truyền thông kiến thức HIV/AIDS. Đã có 200 lượt người chở xích lô, tài xế taxi được nói chuyện kiến thức về căn bệnh này. Sau khi NAV ngừng tài trợ, chúng tôi vẫn tiếp tục đi truyền thông tại các tụ điểm có nguy cơ cao, chỉ với mục đích giúp mọi người cùng đẩy lùi căn bệnh AIDS. (Trích từ tập san Sống chung với HIV - Huy động nguồn lực, tháng 11/ 2011) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 30 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI HÌNH THỨC TỰ BIỆN HỘ Nhóm KC - Đánh thức tiềm năng Tham gia nhóm KC đối với các “cây bút” đã đem lại những giá trị bất ngờ. Đó là nguồn động viên tinh thần, giúp các bạn có thêm sự tự tin, tham gia hoạt động thông tin báo chí.. mà nhiều người tưởng như xa vời. Hoạt động này cũng giúp KC tự nâng cao nhận thức và năng lực của mình. Tiềm năng của tôi được thúc đẩy khi trở thành KC. Ngày ấy tôi tự cười thầm với chính mình bao nhiêu lần khi được đứng vào đội ngũ cộng tác viên viết tin, thành viên nhóm KC trong dịp tham dự gặp mặt thường niên của VCSPA. Cảm xúc ngạc nhiên, nghẹn ngào vui mừng đến rơi nước mắt khi lần đầu tiên nhận được tin nhắn của ngân hàng báo có nhuận bút chuyển vào tài khoản. Thấm thoát thế mà đã sau ba số tôi cộng tác với đặc san sống chung với HIV. Giờ đây tôi không còn cảm giác thấy việc viết được những bài báo đối với một người có HIV/AIDS (Người có H - NCH) như tôi là kỳ tích nữa, bởi chính tôi cũng như bao nhiêu người khác, luôn phải phấn đấu học hỏi và làm được tất cả công việc mà người không có H đang làm. Chỉ sau sáu tháng tham gia viết và chụp ảnh, tôi thấy cuộc sống thay đổi hẳn. Tôi trải nghiệm từ những trăn trở, căng thẳng suy nghĩ cho từng bài viết, làm thế nào để nói lên được những khó khăn của NCH đã và đang trải qua. Rồi sau một tuần, những suy nghĩ dồn nén như đã chín muồi, tôi mở máy tính và hoàn chỉnh bài viết chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Dù biết công việc viết là rất khó nhưng khi tham gia vào nhóm KC tôi thấy mình phải cố gắng và cũng có một phần trách nhiệm để đưa được tiếng nói của NCH lên trang viết. Việc chụp được tấm ảnh cũng không đơn giản chút nào. Để có phóng sự ảnh NCH trong lao động sản xuất đăng ở đặc san số tháng 8/2011, tôi phải đi 60 km, lặn lội tới một xã vùng sâu để lấy hình ảnh chị Tuyến đang thu mì trên đồi, mồ hôi nhễ nhại dưới cái nắng ban trưa. Bức ảnh có thể chưa được đẹp nhưng với tôi, nó rất đáng giá bởi đó là công sức tôi đã bỏ ra với lòng tâm huyết. Khi viết bài, ngoài ý nghĩa tinh thần, thu nhập của tôi cũng khá hơn nhiều, nhất là nếu so sánh với nhiều NCH khác như chị Tuyến vất vả lao động chân tay. Bấy lâu nay tôi thường nghĩ, đời sống của NCH là một thế giới riêng nhưng sau khi viết bài và đọc các bài viết trên đặc san, tôi nhận thấy chúng tôi đang rất đỗi đời thường như mỗi con người trên hành tinh này. Chúng tôi đang làm được rất nhiều việc mà những người không có H đang làm. Và hơn hết chính những công việc ấy đang giúp tôi thấy được cuộc sống dần trở lại như những người khác. Gần 10 năm trôi qua từ ngày có H, trải qua bao sóng gió, thế nhưng sáu tháng với đam mê công việc, tôi vẫn sống vui vẻ, cầu tiến và cũng mệt mỏi, vất vả bon chen để lo toan cuộc sống của mình như bao nhiêu cuộc sống khác. Có một điều tôi luôn muốn nói, không chỉ là hai từ “Cảm ơn” với đặc san mà còn là sự kết nối giữa chúng tôi với nhịp cầu thông tin cho NCH đã giúp tôi lấy lại khả năng làm việc của mình. Khả năng ấy tiếp tục đánh thức những tiềm năng của tôi cũng như KC khác. Điều đó giúp chúng tôi có được sự chia sẻ chân thành về những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày, về những việc tốt mà chúng tôi đang làm và cả những gì chúng tôi còn làm chưa tốt, cần cố gắng hoàn thiện. Mục đích là để cùng đưa nhau về với cuộc sống như những ngày chưa có H. Tôi có mong một ngày nào đó, khi HIV không còn là vấn đề cấp thiết như hiện tại và lúc đó có thể không còn đặc san sống chung với HIV, nhóm KC chúng tôi sẽ đủ kinh nghiệm và kỹ năng để viết cho những tờ báo khác. Mong ngày ấy không xa, nhưng sẽ nhớ lắm những đặc san do chính chúng tôi viết. (Trích từ tập san Sống chung với HIV - Huy động nguồn lực, tháng 11/ 2011) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 31 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI BÀI ĐỌC LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ NGƯỜI BIỆN HỘ 1. Ngành giáo dục cam kết chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã công bố cuốn tài liệu: Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS nhằm góp phần xóa bỏ các quan niệm sai lầm và qua đó giảm kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV/AIDS. Ngay từ những ngày đầu đi học,nhiều phụ huynh học sinh trong khu vực đều biết rõ cha mẹ học sinh T, sinh năm 2002, là người nhiễm HIV và em cũng bị nhiễm từ mẹ, việc học hành của em gặp rất nhiều khó khăn. Khi biết em T sẽ học chung với con em mình, tất cả các cha mẹ của các học sinh khác trong lớp của em đồng loạt đến trường làm thủ tục xin rút hồ sơ cho con em họ chuyển lớp hoặc chuyển trường. Trước tình hình đó, nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh và mời chuyên gia tâm lý về nói chuyện, giải thích cho họ hiểu rằng việc học chung sẽ không làm các em nhiễm HIV một cách dễ dàng được. Mặc dù các phụ huynh đều có kiến thức, hiểu biết về HIV khá tốt và đầy đủ thông tin, họ vẫn nhất quyết không muốn con em mình học chung với T vì lo sợ con em mình sẽ bị nhiễm HIV khi học chung, chơi chung với em trong cùng một mái trường. Việc rút hồ sơ của học sinh vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều lý do khác nhau, kể cả các cha mẹ của học sinh lớp bên cạnh cũng tìm mọi lý do để xin chuyển trường, đưa con em mình sang trường khác học. Trước tình hình căng thẳng đó, nhà trường phải báo cáo với Sở Giáo dục Đào tạo để tìm cách giải quyết. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để nhà trường và cha mẹ học sinh trao đổi cụ thể và rõ ràng hơn về việc học chung của trẻ có H với trẻ bình thường. Nhiều vấn đề được nêu ra: liệu có ai chắc rằng ở trường mới, lớp mới sẽ không có trẻ nhiễm học chung với con em họ, khi mà trẻ có H phải che dấu tình trạng HIV của mình do sợ bị kỳ thị? Các cha mẹ cũng được giải thích rằng, khi trẻ nhiễm đã được điều trị thuốc ARV thì tỷ lệ vi rút HIV trong cơ thể em sẽ ở mức rất thấp và ngưỡng lây gần như không còn nữa. Phòng y tế của nhà trường cũng được trang bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư y tế để kịp thời xử lý khi có những tai nạn chảy máu xảy ra, không chỉ để phòng tránh lây nhiễm HIV mà còn nhiều bệnh lây truyền qua đường máu khác như viêm gan siêu vi B, C Mặc khác, Sở Giáo dục Đào tạo cũng chỉ đạo cho các trường trong vùng lân cận xác minh kỹ và không chấp nhận hồ sơ của các học sinh từ trường K chuyển đến nếu lý do không rõ ràng và chính đáng. Cuối cùng, số đông cha mẹ đã được thuyết phục và chấp nhận cho con em họ ở lại học chung với em T. Với kết quả thành công trong việc vận động cha mẹ học sinh chấp nhận cho con em mình học chung với trẻ nhiễm HIV, nhà trường và ngành giáo dục đã thể hiện cam kết chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử trong nhà trường, bảo vệ quyền được học hành vui chơi cho trẻ có H để các em được đối xử bình đẳng như bao trẻ em khác, đem lại hy vọng cho nhiều cha mẹ và trẻ em có H về cơ hội học hành và sống hòa nhập với cộng đồng. Sổ tay tiếp cận học đường cho trẻ OVC tại Việt Nam [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 32 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI 2. Đường đến trường của trẻ nhiễm HIV Truyền thông, thuyết phục để tạo sự cảm thông, chia sẻ từ cộng đồng là điều quan trọng nhất để trẻ có H được đến trường. Trung tâm X được giao nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV tại Tp.HCM. Việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cho các em được các thầy cô trong trung tâm đảm nhận. Để các em được đến trường giống tất cả trẻ em như ngày hôm nay là nỗ lực không nhỏ, không chỉ của các cán bộ, Ban giám hiệu nhà trường mà còn của các ban ngành đoàn thể tại địa phương. Trước đây, khi các em đến tuổi học tiểu học, Ban giám đốc đã mời giáo viên ở trường cấp I gần trung tâm đến dạy cho các em các môn theo chuẩn yêu cầu của Bộ Giáo dục Đào tạo vì lo ngại sức khỏe của các em và sự kỳ thị phân biệt đối xử từ địa phương. Tuy học theo chương trình như các bạn bình thường nhưng các em không có cơ hội làm quen nhiều bạn mới và tham gia các hoạt động xã hội. Năm 2008, 6 em đầu tiên được tốt nghiệp tiểu học và rất háo hức vì được bước vào ngôi trường THCS. Ngay trong tuần đầu tiên đến lớp, một số phụ huynh học sinh trong trường biết hoàn cảnh của các em đã làm đơn kiến nghị lên nhà trường đề nghị không cho các em học chung với con em họ. Họ yêu cầu nhà trường không được tiếp nhận các em; nếu không được đáp ứng, họ dọa sẽ chuyển hồ sơ của con em họ sang trường khác học. Khi nhận được thông báo của nhà trường, Ban giám đốc Trung tâm đã làm việc với Phòng giáo dục Quận, phòng Tư pháp Quận, phòng LĐTB-XH Quận, TTYTDP Quận, Phòng BVTE-Sở LĐ TBXH TPHCM và một số tổ chức phi chính phủ đang thực hiện dự án tại Quận để cùng xuống và phối hợp với trường để giải quyết. Cùng với sự đấu tranh quyết liệt của Trung tâm, Hiệu trưởng của trường nơi trẻ OVC đang học cũng cương quyết nếu phụ huynh nào không muốn cho con em học tại trường thì sẽ tạo điều kiện cho các em chuyển đi nơi khác chứ không để trẻ OVC không được đến trường. Bên cạnh việc tổ chức các buổi họp nhằm ổn định tư tưởng cho các giáo viên, tập huấn cho các giáo viên trong xử trí sơ cấp cứu, Ban giám đốc Trung tâm còn chủ động phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo nâng cao nhận thức cho phụ huynh nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về HIV/AIDS và luật phòng chống HIV/AIDS Ngoài ra, trường còn thành lập và tổ chức tập huấn cho nhóm tuyên truyền đồng đẳng viên để nhóm thực hiện các buổi truyền thông về HIV/ AIDS, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm cho các bạn học sinh trong trường. Được giải thích cặn kẽ, các phụ huynh cũng hiểu và đồng ý để con em họ được tiếp tục học chung với các bạn đến từ Trung tâm. Các em học sinh cũng không e ngại khi học chung với các bạn. Sự khéo léo phối hợp từ nhiều ban ngành và khả năng xử lý mềm dẻo của Trung tâm đã tác động tích cực đến con đường tương lai của các em. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông trong trường học cũng chứng tỏ góp phần không nhỏ trong việc duy trì hiệu quả giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong trường học. Đến nay, có 25 em tham gia học tập tại các trường tiểu học, THCS trong địa bàn và không còn bị kỳ thị phân biệt đối xử từ bạn bè và phụ huynh học sinh. Sổ tay tiếp cận học đường cho trẻ OVC tại Việt Nam [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 33 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI 3. Không thể và có thể Báo chí - một bộ phận không thể thiếu trong việc hỗ trợ trẻ có H thực hiện quyền được tiếp cận trường học của mình. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, em T bị nhiễm HIV/AIDS và được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em V. Như bao trẻ em khác ở độ tuổi cắp sách đến trường, năm học 2009 - 2010, em được gửi vào học tại một trường tiểu học do Phòng Giáo Dục Đào tạo phân bổ. Khi phát hiện ra hồ sơ của em ghi là trẻ có H, nhà trường đã không muốn nhận em mặc dù em đã học được 3 tháng. Trước tình hình đó, Trung tâm bảo trợ trẻ em đã mời Ủy ban phòng chống HIV/AIDS đến để làm việc với Ban Giám Hiệu và T tiếp tục được học trong tình trạng cô giáo chủ nhiệm xếp một mình em ngồi một bàn riêng ở cuối lớp. Nhưng sau đó nhà trường lại thông báo cho Trung tâm về việc em T không tiếp tục học trong năm tới, do phụ huynh phản đối khi nhìn thấy cô chủ nhiệm ghi tình trạng bệnh của em vào một quyển sổ để dễ theo dõi. Em T lại một lần nữa bị kỳ thị và phân biệt đối xử, bị tước đi quyền học tập để hòa nhập cộng đồng. Ban Giám đốc ( BGĐ ) Trung tâm không thể chấp nhận sự đối xử với em như thế nên đã liên lạc với báo chí địa phương nhờ hỗ trợ cho trung tâm trong việc bảo vệ quyền của trẻ và đồng thời gửi công văn đến UBPC HIV/AIDS sau khi đã nhiều lần giải thích với nhà trường về cơ chế lây truyền HIV và khả năng lây HIV cho các em học chung rất khó. Tuy nhiên nhà trường kiên quyết không nhận em T tiếp tục học ở trường trong năm tiếp theo với lý do là bị áp lực từ phía phụ huynh. Đúng ngày 1/6/2011, bài báo mang tên “Có những đứa trẻ bị phân biệt” đã làm xúc động hàng ngàn con tim và đã có sự vào cuộc của các ban ngành liên quan. Một cuộc họp giữa UBPC HIV/AIDS, Trung tâm bảo trợ trẻ em, Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường, cô chủ nhiệm và cả phụ huynh đã diễn ra rất căng thẳng. Việc em T bị từ chối, không thể tiếp tục học không đơn giản chỉ là sự phân biệt đối xử mà còn là sự vi phạm pháp luật. Dựa trên điều 41 luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Tạo mọi điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trong đó có trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV) được học tập hòa nhập”, Điều 9 Luật Giáo dục cũng quy định: “Mọi công dân có quyền bình đẳng về cơ hội học tập, không có sự phân biệt đối xử về bất cứ yếu tố nào”. Cùng với sự phân tích và chỉ đạo kịp thời của UBPC HIV/AIDS và của Sở giáo dục, nhà trường phải tiếp tục nhận em T vào học và phải quan tâm, phối hợp nhiều hơn với Trung tâm bảo trợ để chăm sóc và bảo vệ em. Bên cạnh đó, phòng Giáo dục cũng chỉ đạo nhà trường mở các lớp tập huấn về kiến thức lây nhiễm HIV/AIDS cho toàn thể phụ huynh nắm rõ dưới sự hướng dẫn của cán bộ UBPC HIV/AIDS. Thoạt nhìn vấn đề em T rất đơn giản, thế nhưng để giải quyết nó là cả một quá trình. Nếu không có bài báo phát hành đúng ngày Quốc tế thiếu nhi nằm kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em, nếu không có sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan: UBPC HIV/AIDS với vấn đề kiến thức và Luật phòng chống HIV/AIDS, Phòng giáo dục với vấn đề luật và quyền trẻ em thì liệu trường hợp này có thành công? Như vậy ,điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ ảnh hưởng HIV chính là sự phối hợp đồng bộ và kiên quyết của các ban ngành đoàn thể. Có như thế thì mọi trẻ em có HIV mới có thể yên tâm đến trường. Sổ tay tiếp cận học đường cho trẻ OVC tại Việt Nam [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 34 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI 4. Nụ cười của em Để trẻ có H tiếp cận được trường học thì chính bản thân trẻ và gia đình cũng có những thái độ tích cực và nỗ lực trong quá trình tiếp cận trường học. Nhìn cô bé H 9 tuổi nhí nhảnh chơi ở sân trường, không ai nghĩ đó là cô bé mồ côi nhiễm HIV được má T, thành viên của NNC đưa về nuôi dưỡng từ khi mới hơn 1 tuổi và con đường đến trường của em cũng lắm gian nan. Năm 2005, khi em bắt đầu đến tuổi đi học mẫu giáo, má T đưa em đến một trường tư ở gần nhà vì không có hộ khẩu tại địa phương. Vào học được hơn 1 tháng, Ban giám hiệu nhà trường biết em bị nhiễm nên yêu cầu má cho em nghỉ. Không muốn làm lớn chuyện, má tiếp tục xin cho em học ở một trường mẫu giáo gần đó nhưng sau một thời gian ngắn thì cô hiệu trưởng mời má lên và yêu cầu má phải cung cấp kết quả xét nghiệm HIV. Biết không thể im lặng mãi, má dựa trên luật phòng chống HIV/AIDS đã trao đổi, giải thích với cô hiệu trưởng nhưng cô hiệu trưởng tỏ thái độ thách thức. Khi thấy không thể thuyết phục được vị hiệu trưởng bảo thủ này, má đã đến phòng LĐTBXH Quận, UBPC HIV/AIDS và một số báo đài và đại diện tổ chức phi chính phủ trình bày và nhờ sự giúp đỡ. Sau đó là một cuộc họp giữa má, nhà trường, Phòng LĐTBXH Quận, UBPC HIV/AIDS và một số báo đài và đại diện tổ chức phi chính phủ diễn ra rất căng thẳng nhưng đạt được kết quả tốt đẹp. Vị hiệu trưởng đã hiểu ra vấn đề và đồng ý cho bé tiếp tục đi học. Tuy nhiên, do lo ngại con có thể tiếp tục bị kỳ thị nên má quyết định cho con chuyển trường. Khi con vào lớp 1, má đến gặp cô hiệu trưởng trao đổi về tình trạng của bé H và thông báo kết quả xét nghiệm của con. Đồng thời có sự cam kết giữa hai bên: má sẽ chăm sóc, hướng dẫn cho con trong việc tự chăm sóc vết thương và bảo vệ bạn, nhà trường sẽ không công bố tình trạng nhiễm HIV của bé. Sau buổi gặp mặt trao đổi, bé H được nhận vào học. Không dừng lại ở đó, mỗi khi có tài liệu về HIV/AIDS má đều xin thêm hoặc photocopy thêm 1 - 2 bộ gửi cho Ban giám hiệu nhà trường và cô chủ nhiệm; nhờ đó nhà trường và cô chủ nhiệm cũng có kiến thức về HIV/AIDS nên hết lòng giúp đỡ, chăm sóc cho bé. Theo má T để con được đến trường như các bạn khác, điều cần thiết là phải có được sự hiểu biết và thông cảm của nhà trường và thầy cô. Muốn thế thì chúng ta phải chủ động cung cấp kiến thức liên quan đến HIV/AIDS: Cách phòng tránh lây nhiễm, Luật phòng chống HIV/AIDS, cách chăm sóc để giúp thầy cô hiểu và giúp đỡ trẻ tốt hơn. Khi các giáo viên nắm được luật, có kiến thức về HIV/AIDS cũng giúp thầy cô có ý thức bảo mật cho các em, không gây tâm lý lo ngại ở các phụ huynh khác và bản thân của các em cũng tự tin hơn. Sổ tay tiếp cận học đường cho trẻ OVC tại Việt Nam [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 35 Giáo án - Kỹ năng biện hộ SDRC - CFSI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_bien_ho_7834.pdf