Kinh tế vi mô - Thị trường độc quyền hoàn toàn - tập đoàn điện lực Việt Nam

A. Một số vấn đề cơ bản về thị trường. 1 I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại thị trường. 1 1. Khái niệm: 1 2. Phân loại: 1 II. Đặc điểm các loại thị trường .(phân loại theo kinh tế học vi mô) 2 1. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. 2 2. Thị trường độc quyền hoàn toàn. 2 3. Thị trường cạnh tranh độc quyền. 3 4. Thị trường độc quyền nhóm. 3 B. TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM-EVN. 3 I. Khái quát chung về tổng công ty điện lực Việt Nam-EVN. 3 1. Sự thành lập. 3 2. Lĩnh vực hoạt động 4 3. Cơ cấu tổ chức. 4 4. Thành viên. 5 5. Mục tiêu hoạt động của ngành: 5 II. Tình hình ngành điện. 6 1. Đặc điểm: 6 2. Cung, cầu ngành điện 9 3. Chiến lược phân biệt giá trong ngành điện. 10 III. Chính sách can thiệp giá của Chính Phủ đối với ngành điện. 17 1. Quy định giá trần 17 2. Chính sách thuế. 18 3. Các biện pháp khác. 18 C. Kết luận. 23 1. Tích cực: 23 2. Tiêu cực : 23 3. Đề xuất của nhóm: 25 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế vi mô - Thị trường độc quyền hoàn toàn - tập đoàn điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân loại theo không gian và địa lý thị trường: Thị trường địa lý. Thị trường khu vực. Thị trường quốc gia. Thị trương thế giới. Phân loại theo đối tượng mua và bán: Thị trường hàng tiêu dung. Thị trường tư liệu sản xuất. Phân loại theo khả năng hoạt động tiêu thụ: Thị trường tiềm năng. Thị trường hiện tại. Thị trường tương lai. Đối với môn kinh tế học chủ yếu phân loại theo góc độ cạnh tranh hay độc quyền, ta có bốn loại: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn Thị trường quyền hoàn toàn Thị trường cạnh tranh độc quyền độc Thị trường độc quyền nhóm. Cách thức phân loại dựa vào các tiêu thức: Số lượng người bán – người mua. Chủng loại sản phẩm. Sức mạnh chi phối giá của người bán – người mua. Các trở ngại gia nhập thị trường. Hình thức cạnh tranh phi giá cả. Đặc điểm các loại thị trường .(phân loại theo kinh tế học vi mô) Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn là thị trường mà trong đó không có một người mua hoặc không có một người bán nào đủ sức quyết định giá cả và số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đó trên thị trường Đặc điểm: Số lượng người cung ứng tương đối lớn và không ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành tương đố dễ dàng. Sản phẩm của doanh nghiệp phải đông nhất với nhau. Người mua và người bán dễ dàng nắm thông tin về giá cả trên thị trường. Thị trường độc quyền hoàn toàn. Khái niệm: Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất nhưng có rất nhiều người mua. Đặc điểm: Trong ngành chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua. Vắng mặt người thay thế sản xuất hàng hóa cùng loại. Doanh nghiệp có quyền định giá. Doanh nghiệp rất khó khăn khi muốn gia nhập hay rút lui khỏi ngành. Thị trường cạnh tranh độc quyền. Khái niệm: Thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà ở đó có nhiều người cung cấp và cung cấp những sản phẩm dễ thay thế cho nhau Đặc điểm: Số lượng doanh nghiệp trong ngành là khá nhiều nên quy mô của mỗi doanh nghiệp là khá nhỏ so với quy mô của thị trường Không có mối quan hệ phụ thuộc giữa các doanh nghiệp trong ngành. Rào cản yếu nên doanh nghiệp mới có thể gia nhập vào ngành khá dễ. Lợi nhuận kinh tế dài hạn của các doanh nghiệp sẽ tiến tới 0 Thị trường độc quyền nhóm. Khái niệm: Thị trường độc quyễn nhóm là thị trường mà ở đó một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết sản lượng thị trường Đặc điểm: Số lượng doanh nghiệp trong ngành là tương đối ít nên quy mô của mỗi doanh nghiệp là khá lớn so với quy mô của thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Rào cản chắc chắn hơn nên doanh nghiệp mới khó gia nhập vào ngành. Các doanh nghiệp có thể duy trì lơi nhuân kinh tế trong dài hạn. TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM-EVN. Khái quát chung về tổng công ty điện lực Việt Nam-EVN. Sự thành lập. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc và Lào, đảm bảo thực hiện kế hoạch cung cấp điện theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Các lĩnh vực khác Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn.Có 5 đơn vị thực hiện chức năng tư vấn: Viện Năng lượng, Công ty Tư vấn điện 1, 2, 3, 4. Các dịch vụ tư vấn bao gồm: Tổng sơ đồ phát triển ngành điện, qui hoạch phát triển lưới điện khu vực và tư vấn cho khách hàng như khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công trình nguồn điện (thuỷ điện, nhiệt điện, tuabin khí, diesel...), các công trình lưới điện (cấp điện áp tới 500 KV) Giáo dục: trường Đại học Điện lực là một thành viên của tập đoàn; Viễn thông: Công ty Viễn thông Điện lực hoạt động trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng điện thoại di động, dịch vụ Internet. Tài chính-ngân hàng: tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Viện Năng lượng Việt Nam là một cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực điện năng trực thuộc tập đoàn. Cơ cấu tổ chức. Hội đồng quản lý:là cơ quan được Nhà nước ủy quyền thực hiện một số chức năng của đại diện chủ sở hữu Nhà nước với công ty. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý:do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng,Trưởng ban Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ. Tổng giám đốc:do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Năng lượng trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản lý và thống nhất ý kiến với Bộ trưởng ,Trưởng ban Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ,điều hành hoạt động cùa Tống công ty theo chế độ Thủ trưởng,là đại diện pháp nhân của Tổng công ty trong quan hệ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật,trước Hội đồng quản lý về hoạt động của Tổng công ty. Các Phó Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Năng lượng bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng,Trưởng ban Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ. Các phòng ban chuyên môn giúp việc Tổng giám đốc Các đơn vị thành viên Tổng công ty. Thành viên. Một số công ty thành viên lớn của EVN * Công ty Điện lực Hà Nội * Công ty Điện lực 1 * Công ty Điện lực 2 * Công ty Điện lực 3 * Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh * NPT (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia) * Nhà máy Thủy điện Hòa bình * Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) * Trường Đại học điện lực Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam). Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng. Mục tiêu hoạt động của ngành: Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Tình hình ngành điện. Đặc điểm: Số lượng cung ứng. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được giao quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện quốc gia. Hiện nay Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ này ở các nước chiếm 15-23%. Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%, Đài Loan: 21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt cao là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm tối, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Đến cuối năm 2002, Điện lực Việt nam đã có nhiều nhà máy điện mới vào vận hành, ngoài 14 nhà máy điện có công suất vừa và lớn , hàng chục trạm diesel và thuỷ điện nhỏ trong năm 2001, bổ sung thêm 633MW công suất cho hệ thống, nâng tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam lên tới 8.860 MW. Sản lượng điện năm 2002 đạt 35.801 triệu kWh, thủy điện chiếm 50.80%, nhiệt điện than chiếm 13.60%, nhiệt điện dầu khí chiếm 29.40% và nguồn Diezel và IPP chiếm 6,2%. Thị phần. EVN chiếm 80% thị phần.con lại là của tư nhân.cán cân này sẽ nhanh chóng thay đổi theo hướng các thành phần ngoài quốc doanh ngày một chiếm thị phần cao hơn do dự án cải tổ sẽ cho phép nhiều thành phần kinh tế khác cùng tham gia kinh doanh điện Giá cả. Giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 782 đồng/kWh. Theo lộ trình điều chỉnh giá bán điện đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội và Bộ Chính trị thông qua thì đợt này sẽ điều chỉnh lên 882 đồng. Tổng công ty điện lực VN (EVN) xây dựng giá bán lẻ trên cơ sở giá bán buôn điện bình quân từ hệ thống điện quốc gia cộng phí và lợi nhuận khâu phân phối là 898 đồng. TT - Ngày 26-2, Bộ Công thương ban hành thông tư quy định giá bán điện năm 2009 và hướng dẫn theo phương án tăng giá điện 8,92% đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, giá điện sinh hoạt sẽ có mức giá từ 600-1.790đ/kWh tùy bậc thang. Đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đã có tới 32 nhà máy bán điện cho EVN với công suất chiếm khoảng 10% tổng công suất điện cả nước, trong khi EVN có 14 nhà máy. Tuy nhiên các nhà máy ngoài EVN không muốn bán trực tiếp vì giá bán điện mà Nhà nước quy định cho vùng nông thôn chỉ 2,5-3 cent (xu Mỹ)/kWh, rất thấp so với giá họ chào (4-5 cent/kWh). Lưới điện của họ chưa có, nhưng EVN đã cho họ mượn lưới điện EVN 1-2 năm, sau đó họ có thể đầu tư lưới điện riêng để bán. Sự gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành. Khó khăn vì gặp phải một số rào cản sau: Nguồn tài nguyên thiên nhiên: than đá, nước…nguồn cung ứng của các tài nguyên này luôn bị giới hạn do đó rất khó để gia nhập ngành điện nếu tài nguyên nằm trong tay các này độc quyền Nguồn vốn. Tổng cộng nguồn vốn của Tổng Công ty ước lượng vào năm 2004 là gần 100 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 7 tỷ đô la Mỹ tại cùng thời điểm). Hiện hàng loạt dự án đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) dưới hình thức BO (xây dựng, chuyển giao) đang vấp phải một trở ngại rất dễ dẫn đến chỗ bế tắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đó là bởi Tổng công ty Điện lực Việt Nam ép giá, ép thị trường. Dựa vào Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và trên cơ sở dự báo nhu cầu cấp thiết về điện năng của đất nước, một số doanh nghiệp Nhà nước, địa phương đã mạnh dạn xúc tiến xây dựng các dự án phát triển nguồn điện cỡ vừa và nhỏ (từ 5.000 đến 10.000 kW) theo các hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) và BO (xây dựng - vận hành). Tuy nhiên, điều kiện mua bán hiện nay rất bất lợi cho người bán. Sản phẩm của các dự án trên là điện năng, tất yếu phải bán và người mua duy nhất hiện nay là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), là doanh nghiệp Nhà nước được giao quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện quốc gia. Vì lẽ đó, để triển khai dự án, đặc biệt trước khi xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các chủ đầu tư phải thương thảo về giá cũng như phương thức mua bán điện với EVN. Chuyện thống nhất giá bán điện hiện là điều cực kỳ khó khăn. Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Trị ký công văn gửi cho các nhà đầu tư: “EVN chỉ chấp nhận mua điện với các điều kiện sau: nhà máy vận hành theo điều độ của EVN; chủ đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, giá mua điện, chưa bao gồm thuế GTGT, mùa mưa (từ 1/7 đến 30/9) tương đương 2,0 đến 2,5 cent/kWh và mùa khô (các tháng còn lại) từ 3,5 đến 4,0 cent/kWh; dự án phải nằm trong quy hoạch bậc thang thuỷ điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Cuối cùng, EVN còn yêu cầu chủ đầu tư phải thống nhất với EVN về thời điểm đưa nhà máy vào vận hành, phù hợp với quy hoạch phát triển chung của toàn quốc và khu vực. Những đòi hỏi quá chặt chẽ nêu trên theo kiểu độc quyền “đồng ý thì mua, không đồng ý thì thôi” của EVN đã khiến một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về điện phải thốt lên rằng: “Cách khống chế của EVN thực chất là một rào cản đối với nhà đầu tư”. Còn đại diện của một chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà khẳng định: “Với giá mua bình quân trong năm của EVN, tính ra chỉ 3-3,5 cent/kWh thì hầu hết dự án của chúng tôi đều mất tính khả thi”. EVN vừa đá bóng, vừa thổi còi Trong khi ép các nhà đầu tư phải bán với giá thấp thì EVN lại mua điện từ các dự án do họ đầu tư với giá 4,1-4,5 cent/kWh). Hơn thế, các dự án của EVN (thực chất là do Nhà nước giao làm chủ đầu tư) đều ở quy mô lớn (công suất từ 200.000 đến 300.000 kW trở lên), nguồn vốn vay từ ngân sách với lãi suất thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy, đầu tư cho 1 kW điện của các dự án EVN thấp hơn suất đầu tư của dự án vừa và nhỏ mà chủ đầu tư phải tự huy động vốn với lãi suất cao hơn. Một đại diện của chủ đầu tư tỏ thái độ rất bất bình trước sự phân biệt đối xử này và cho rằng đã đến lúc Nhà nước cần sớm tách quyền quản lý các nguồn điện ra khỏi EVN nhằm xoá bỏ tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” của họ, tạo ra một sân chơi bình đẳng trong lĩnh vực phát triển điện năng. Lúc đầu, rất nhiều chủ đầu tư rất muốn xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP) theo hình thức BO, có lợi cho họ hơn hình thức BOT. Song với hình thức BOT, trong quá trình thoả thuận giá mua - bán điện với EVN còn có sự can thiệp của các cơ quan chức năng Nhà nước, nên EVN buộc phải chấp nhận mua điện với giá cao hơn (4-4,5 cent/kWh). Vì vậy, để giảm thiệt thòi, các nhà đầu tư đã phải chuyển sang hình thức BOT. Tuy nhiên, không phải nhà thầu nào cũng có đủ vốn tự có để thực hiện dự án theo hình thức BOT, vì theo quy định hiện hành, họ phải có vốn đối ứng ít nhất là 30% trong số tổng vốn đầu tư của dự án, còn lại 70% được huy động bằng cách vay thương mại hoặc phát hành trái phiếu công trình (nếu được Nhà nước cho phép). Trong khi đầu tư theo hình thức BO, chỉ phải có tối thiểu 15% vốn đối ứng khi đi vay. Ngay Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, một trong những tập đoàn lớn nhất nước ta, dù đã phải huy động đến cả vốn của hơn 16.000 cán bộ, công nhân viên cũng chỉ có thể thực hiện được duy nhất một dự án BOT là Nhà máy Thuỷ điện Cần Đơn, còn các dự án khác đều phải chuyển qua hình thức BO để rồi phải chịu bị EVN ép giá, ép thị trường. Đại diện của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà nói: “Với cơ chế hiện hành, dù là BO hay BOT, nhà đầu tư trong nước đều thiệt, vậy thì làm sao phát huy được nội lực, khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển nguồn điện. Riêng với chúng tôi, việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ còn nhằm đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho hơn 16.000 lao động, cũng như để duy trì và phát triển nguồn lực cán bộ, công nhân kỹ thuật xây dựng thuỷ điện lành nghề cho các công trình lớn như Sơn La, Đại Thị…”. Hiện hơn 7.000 lao động của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà không có việc làm gối đầu sau khi hoàn thành công trình thuỷ điện Yaly. Kỹ thuật chuyên dụng : ngành điện đòi hỏi phải sử dụng kĩ thuật chuyên dụng đặc trưng cho ngành. Tiện ích công cộng: Ngành điện nước ta thuộc sỡ hữu của nhà nước nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Kết luận: từ những đặc điểm trên cho thấy tập đoàn điện lực Việt Nam là một loại hình độc quyền hoàn toàn Cung, cầu ngành điện Cung: tập đoàn điện lực Việt Nam không có đường cung vì nó là một dạng độc quyền hoàn toàn nên công ty thiết lập giá và lương cung phụ thuộc vào đường chi phí biên và đường cầu để tối đa hóa lợi nhuận Cầu: Đường cầu của tập đoàn điện lực –EVN có dạng dốc xuống. theo đường cầu này ta thấy tập đoàn điện lực Việt Nam không thể chọn lựa cả giá bán lẫn sản lượng sản xuất để bán ra mà chỉ có thể chọn một trong hai mà thôi, nếu tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định chọn giá bán cao thì số lượng người mua sẽ ít và ngược lại nếu tập đoàn điện lực muốn có số lượng lớn người mua thì phải giảm giá xuống mức thấp hơn. Kết luận: vì tập đoàn điện lực Việt Nam là đơn vị duy nhất cung cấp điện cho thị trường nên đường cầu của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu của thị trường có dạng dốc thẳng xuống. Chiến lược phân biệt giá trong ngành điện. Hang độc quyền hoàn toàn có thể áp dụng chính sách phân biệt giá bằng cách bán sản phẩm với nhiều giá khác nhau.Chính sách này nhằm làm tăng lợi nhuận cho hãng. Ngành điện phân biệt giá theo các loại: Phân biệt giá cấp 2: Định nghĩa : phân biệt giá cấp hai là các mức giá khác nhau mà doanh nghiệp đặt cho khách hàng khi họ mua với số lượng khác nhau Bảng tính giá điện theo bậc thang. Lượng sử dụng Đơn giá điện theo bậc thang 50kWh đầu tiên  600d/kWh 50kWh tiếp theo  865d/kWh 50kWh tiếp theo  1135d/kWh 50kWh tiếp theo  1495d/kWh 100kWh tiếp theo  1620d/kWh 100kWh tiếp theo  1740d/kWh Mỗi 45kWh tiếp theo  1790d/kWh Giá điện bán lẻ cho sinh hoạt 50kWh đầu tiên được ấn định là 600đ/kWh. Từ kWh 51-100 giá 865đ/kWh, từ kWh 101-150 là 1.135đ/kWh, từ kWh 151-200 là 1.495đ/kWh, từ kWh 201-300 là 1.620đ/kWh, từ kWh 301-400 là 1.740đ/kWh, và từ kWh 401 trở lên sẽ chịu mức giá cao nhất 1.790đ/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng - VAT). Như vậy, một gia đình đang dùng hết 40kWh/tháng, theo biểu giá điện chi tiết của Bộ Công thương, sẽ được hưởng mức trợ giá cho người nghèo dưới giá thành 35-40% theo quy định của Thủ tướng. Cụ thể với mức giá hỗ trợ là 600đ/kWh, hộ trên sẽ chỉ phải trả 26.400đ/tháng (trong đó 2.400đ là thuế VAT). Trong khi với giá hiện tại, hộ trên phải trả 24.200đ. Tương tự, một hộ đang sử dụng 99kWh/tháng (dưới ngưỡng 100kWh), mỗi tháng sẽ phải trả 30.000đ cho 50kWh đầu tiên, 42.385đ cho 49kWh tiếp theo, cộng thuế VAT 10% thành 79.623đ (so với giá hiện tại là 59.895đ). Đại đa số người tiêu dùng đang dùng trong khoảng 100-150kWh (sẽ phải đóng mức 1.135đ/kWh), theo giải thích của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, cũng được bù giá cho mức giá ưu đãi dù không thuộc diện nghèo. Ví dụ một gia đình đang dùng 150kWh/tháng, mỗi tháng sẽ phải đóng 30.000đ cho 50kWh đầu tiên, 43.250đ cho 50kWh tiếp theo, 56.750 cho 50kWh tiếp theo, cộng thuế VAT sẽ thành 143.000đ (so với giá hiện tại là 121.550đ)... Đối với trường hợp nhiều hộ gia đình đang dùng chung một côngtơ hiện khá phổ biến tại các khu đô thị do bán đất, chưa tách được đường dây, thông tư của Bộ Công thương hướng dẫn: các hộ cùng được hưởng các bậc thang. Ví dụ bốn hộ đang dùng chung một côngtơ sẽ được hưởng 200kWh đầu tiên tính theo giá 50kWh đầu (600đ/kWh), 200kWh tiếp theo tính theo giá 50kWh tiếp theo (865đ/kWh) và cứ thế cộng gộp tính tiếp… Điều kiện để được hưởng quy chế này là các hộ đang dùng chung côngtơ đều đã có hộ khẩu riêng! Với hộ gia đình dù có nhiều hợp đồng mua bán điện sinh hoạt, mỗi hợp đồng có một côngtơ riêng nhưng các hộ dùng chung không có hộ khẩu riêng, theo Bộ Công thương, sẽ chỉ được coi là một hộ gia đình. Tuy nhiên, để hỗ trợ đối tượng là người lao động, học sinh, sinh viên, Bộ Công thương quy định nếu có hợp đồng thuê nhà 12 tháng trở lên, cứ bốn người được tính là một hộ (phải có giấy tạm trú dài hạn). Mỗi hộ này vẫn được hưởng 50kWh đầu tiên giá 600đ và 50kWh tiếp theo giá 865đ như hộ gia đình đã có hộ khẩu. Song song đó cũng tiến hành chốt chỉ số để phân chia lượng điện tính theo giá cũ và giá mới. Riêng việc tính toán lượng điện tiêu thụ của khách hàng (sử dụng điện kế cho sinh hoạt) sẽ được thực hiện theo phương pháp nội suy (chia lượng điện bình quân dùng trong một tháng, sau đó căn cứ theo ngày ghi chỉ số điện để tính theo giá cũ và giá mới). Ví dụ cách tính giá điện theo bậc thang : một hộ đang sử dụng 445kWh/tháng, số tiền gia đình đó phải trả là 683.430 đồng, trong đó - 50kWh đầu tiên : 50kWh × 600đ/kWh = 30.000đ - 50kWh tiếp theo : 50kWh × 865đ/kWh = 43.250đ - 50kWh tiếp theo : 50kWh × 1.135đ/kWh = 56.750đ - 50kWh tiếp theo : 50kWh × 1.495đ/kWh = 74.750đ - 100kWh tiếp theo : 100kWh × 1.620đ/kWh = 162.000đ - 100kWh tiếp theo : 100kWh × 1.740đ/kWh = 174.000đ - Mỗi 45kWh tiếp theo : 45kWh × 1.790đ/kWh = 80.550đ  Tổng cộng : 621.300đ + 62.130đ (thuế VAT) = 683.430đ (So với giá hiện tại là 655.710đ) Phân biệt giá cấp 3: Định nghĩa : phân biệt giá cấp ba là các mức giá khác nhau do doanh nghiệp đặt ra cho các nhóm khách hàng khác nhau. Sau khi EVN đệ trình 5 phương án điều chỉnh giá bán lẻ, các chuyên gia đã so sánh tốc độ tăng giá bán lẻ của 5 phương án so với hiện hành và tốc độ tăng giá của đợt điều chỉnh gần nhất (tháng 10/2002). Đối tượng giá Tăng giá so với hiện hành (giá hiện hành: 1) Đợt điều chỉnh 10/2002 Phương án 1 PA2 PA3 PA4 PA5 PA 2.1 PA 2.2 Sản xuất 1 1 1 1,148 1,08 1,08 1,12 Hành chính sự nghiệp 1,35 1,40 0,33 1,148 1,28 1,28 1,12 Sinh hoạt bình quân 1,268 1,243 1,278 1,144 1,230 1,231 1,230 Sinh hoạt bậc thang 1,302 1,308 1,328 1,142 1,249 1,250 1,253 Sinh hoạt bán buôn nông thôn 1,154 1 1,103 1,154 1,154 1,154 1,192 Phương án 1: Giữ nguyên giá bán điện cho sản xuất, tăng đều cho các đối tượng còn lại. Phương án 2: Giữ nguyên giá bán điện đối với sản xuất, giữ nguyên hặc tăng với tỷ lệ thấp đối với giá điện sinh hoạt 100 kWh đầu và giá bán buôn điện sinh hoặt nông thôn, tăng đều cho các đối tượng còn lại. Phương án 2.1: Giữ nguyên giá bán điện sinh hoạt đối với 100 kWh đầu tiên và giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn. Phương án 2.2: Tăng với tỷ lệ thấp (11%) giá bán điệ sinh hoạt đối với 100 kWh đầu tiên và 10% giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn. Phương án 3: Tăng đều cho các đối tượng. Phương án 4: Đối với sản xuất kinh doanh giữ nguyên giá bán điện nhưng quy định thêm giờ cao điểm sáng từ 9h đến 12h và chuyển giờ cao điểm tối lên sớm hơn 1 giờ so với hiện hành từ 17h đến 21h. Đối với sản xuất đặc thù đề nghị nâng lên bằng giá các ngành sản xuất khác để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Xóa biểu giá bán buôn cho khu tập thể, cụm dân cư. Đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang của 100 kWh đầu tiên tăng lên 700 đồng/kWh, giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn là 450 đồng. Còn lại tăng vào các đối tượng khác, quy định thêm giá bán công suất dự phòng. Thực hiện cơ chế điều chỉnh giá bán tự động khi các yếu tố đầu vào làm thay đổi hệ số điều chỉnh = 3%. Phương án 5: Thực hiện chia đôi nấc thang 100 kWh đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang để 50 KWh đầu tiên tăng thấp lên 600 đồng, 50 KWh tiếp theo lên 850 đồng, các nội dung khác giữ nguyên như phương án 4. Sau đợt điều chỉnh này, giá điện cho các đối tượng hành chính sự nghiệp tăng khá nhẹ, tùy cấp điện áp, giá chỉ ở mức 950-1.135đ/kWh. Trong khi đó, giá điện kinh doanh lại khá cao. Điện sản xuất, kinh doanh: 455-3.100đ/kWh. Cấp điện áp từ 6kV trở xuống có giá cao nhất: giờ thấp điểm 995đ/kWh, giờ cao điểm lên tới 3.100đ/kWh. Với các hộ nông thôn chưa được mua điện trực tiếp từ các công ty điện lực mà phải qua các hợp tác xã, đơn vị trung gian, Bộ Công thương đã ban hành biểu giá bán buôn đến các hợp tác xã, tổ chức kinh doanh điện nông thôn. Họ được mua 50kWh đầu chỉ 420đ/kWh, kWh 51-100 chỉ 605đ, cao nhất là kWh 401 trở lên cũng chỉ 1.345đ. Theo Bộ Công thương, trước ngày 31-8-2009, các tổ chức này phải tổ chức lắp côngtơ, có hóa đơn bán lẻ đến từng hộ, nếu không sẽ bị tước quyền trung gian. Hiện tại, giá bình quân các tổ chức này được bán lại cho dân, theo quyết định của Thủ tướng, tối đa chỉ 700đ/kWh. Tại các khu tập thể, cụm dân cư đang do các đơn vị kinh doanh điện mua buôn, bán lại cho dân, Bộ Công thương đã áp giá bán buôn thấp hơn và yêu cầu giá bán lại cho dân phải đúng biểu giá điện bán lẻ sinh hoạt chung. Phân biệt giá theo thời điểm và định giá lúc cao điểm: Giá theo thời kỳ : Doanh nghiệp định các mức giá khác nhau cho các thời điểm khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ban đầu giá ấn định cao cho các khách hàng có nhu cầu cao về sản phẩm, sau đó giảm dần theo thời gian. Giá cao điểm : Là mức giá cao cho một sản phẩm mà doanh nghiệp ấn định cho khách hàng ở thời gian cao điểm. Như vậy sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp ấn định mức giá cao cho mọi thời điểm Phân biệt giá theo thời điểm và định giá lúc cao điểm củn ngành điện : Đối với điện sản xuất, kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp sẽ không tính giá theo bậc thang như điện sinh hoạt mà tính theo cấp điện áp và giờ thấp điểm, bình thường, cao điểm. Biểu giá này khuyến khích rõ rệt sử dụng điện vào giờ thấp điểm với giá thành rất rẻ. Bảng giá điện : TT Đối tượng áp dụng giá Giá bán (đồng/kWh) 1. Giá bán điện trong sản xuất 1.1 Các ngành sản xuất 1.1.1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên a) Giờ bình thường 785 b) Giờ thấp điểm 425 c) Giờ cao điểm 1590 1.1.2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 815 b) Giờ thấp điểm 445 c) Giờ cao điểm 1645 1.1.3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 860 b) Giờ thấp điểm 480 c) Giờ cao điểm 1715 1.1.4 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 895 b) Giờ thấp điểm 505 c) Giờ cao điểm 1775 1.2 Bơm nước tưới tiêu cho lúa và rau màu 1.2.1 Cấp điện áp từ 6 kV trở lên a) Giờ bình thường 600 b) Giờ thấp điểm 240 c) Giờ cao điểm 1140 1.1.2 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 630 b) Giờ thấp điểm 250 c) Giờ cao điểm 1200 2. Giá bán điện cho kinh doanh, dịch vụ 2.1 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên a) Giờ bình thường 1410 b) Giờ thấp điểm 770 c) Giờ cao điểm 2615 4.2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1510 b) Giờ thấp điểm 885 c) Giờ cao điểm 2715 4.3 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1580 b) Giờ thấp điểm 915 c) Giờ cao điểm 2855 Ví dụ với các ngành sản xuất đang dùng cấp điện áp 110kV trở lên, nếu dùng điện giờ thấp điểm, giá mỗi kWh chỉ 455đ. Song, nếu dùng giờ bình thường, giá 835đ/kWh, cao điểm lên tới 1.690đ/kWh Giờ bình thường, theo Bộ Công thương, từ 4g-9g30, 11g30-17g và 20g-22g từ thứ 2-7. Ngày chủ nhật, giờ bình thường từ 4g-22g. Giờ cao điểm bắt đầu tính từ 9g-11g30, 17g-20g từ thứ 2-7, chủ nhật không có giờ cao điểm. Còn lại, giờ thấp điểm là từ 22g đến 4g sáng tất cả các ngày trong tuần. TP.HCM: triển khai cài lại biểu giá và chốt chỉ số. Ngày 27-2, Công ty Điện lực TP.HCM cho biết sẽ thực hiện cài lại biểu giá thời gian và chốt chỉ số đối với các điện kế nhằm tiện cho việc tính tiền theo giá điện mới. Theo đó, kể từ ngày 1-3, Công ty Điện lực TP sẽ đến nhà từng khách hàng sử dụng điện kế điện tử ba pha (khoảng 32.000 điện kế) để cài lại biểu giá thời gian sử dụng điện trong ngày cho phù hợp với quy định mới (giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm). Một số khách hàng do chưa đồng tình với việc áp dụng hai khoảng thời gian cao điểm, đã không đồng ý hoặc trì hoãn việc cài đặt thông số thời gian trong công tơ điện tử theo quy định mới làm ảnh hưởng đến tiến độ cài đặt công tơ. Đây là một trong những trở ngại mà EVN đã gặp phải sau 1 tháng triển khai giá điện mới. Bên cạnh đó, mặc dù các công ty điện lực của EVN đã chủ động làm việc với các tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn thỏa thuận giá bán điện và thời gian cung cấp số liệu theo quy định tại Thông tư 05 để tính toán tiền điện hàng tháng, nhưng nhiều đơn vị không cung cấp đủ thông tin để lập hoá đơn. Vì vậy buộc các công ty điện lực phải áp dụng chế tài quy định trong Thông tư, tuy nhiên việc thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn vì ảnh hưởng đến lợi ích của các hộ dân nông thôn đang mua điện của các tổ chức này. Về việc áp dụng tính giá điện theo giờ cao điểm, quan điểm của EVN là việc tính giá điện theo thời gian cao điểm hiện nay xuất phát từ biểu đồ thực tế của hệ thống. Cách tính này cũng đó được áp dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Việc tính giá giờ cao điểm cũng phản ánh đúng chi phí sản xuất điện của hệ thống. Nhưng dù nói thế nào thì thực tế hiện nay, đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng giá điện theo giờ. Do vậy, một số vướng mắc liên quan đến quy định về giá điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị tổng hợp để báo cáo Bộ Công Thương xem xét giải quyết. Nhận xét: tùy thuộc vòa từng loại khách hàng, số lượng sử dụng đi hay thời điểm sử dụng điện mà ngành điện lực áp dụng những mức giá khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu về lợi nhuận của ngành Chính sách can thiệp giá của Chính Phủ đối với ngành điện. Quy định giá trần Bộ Công thương cho biết, Bộ vừa hoàn tất dự thảo quy định thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó, sẽ có giá sàn và giá trần cho việc chào giá lên hệ thống. Bộ yêu cầu tất cả các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên, đấu nối vào lưới truyền tải điện sẽ phải tham gia thị trường. Ngoài ra Bộ quy định, trong năm đầu tiên vận hành giá trần thị trường sẽ phải đảm bảo giá phát điện bình quân năm không vượt quá 5% so với giá phát điện bình quân của năm liền trước, đồng thời tạo tín hiệu về nhu cầu điện năng của thị trường. Giá trần phải phù hợp với chi phí sản xuất điện năng của các công nghệ phát điện khác nhau, trong đó, giá trần bản chào giá của các tổ máy nhiệt điện được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng. Giá sàn của các nhiệt điện là 1đồng/kWh. Giới hạn các bản chào giá sàn hay trần của các tổ máy thuỷ điện được xác định theo giá trị nước hàng tuần. Giá trần của nhà máy thuỷ điện bằng 110% giá trị nước của nhà máy tính toán hàng tuần, giá sàn của nhà máy thuỷ điện là 90% giá trị nước và không được thấp hơn 0 đồng/kWh. Theo đó, các đơn vị phát điện phải cam kết hoà lưới đồng bộ lên hệ thống theo đúng lịch huy động công suất điện ngày tới của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Nếu không thực hiện được việc hoà lưới tổ máy phát điện trong thời gian cam kết thì bị coi là vi phạm lệnh điều độ. Đơn vị phát điện sẽ không được chào giá trên thị trường điện nếu các thành viên thị trường không tuân thủ hoặc vi phạm quy định về điều kiện tham gia thị trường điện. Và đơn vị mua bán điện có trách nhiệm sẽ chào giá thay cho đơn vị phát điện vi phạm. Đây được coi là mốc quan trọng đảm bảo vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Theo đó, năm 2010 thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thức được vận hành. Biện pháp quản lý và điều tiết của chính phủ (trong tương lai) Áp dụng giá trần trong thị trường phát điện cạnh tranh (02/10/2009 )  Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo quy định thị trường phát điện cạnh tranh, trong đó, sẽ có giá sàn và giá trần cho việc chào giá lên hệ thống. Trong thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên, đấu nối vào lưới truyền tải điện, trừ các nhà máy BOT, sẽ phải tham gia thị trường. Các đơn vị phát điện này sẽ phải chào giá trong giới hạn giá trần và giá sàn. Giá trần thị trường do Cục Điều tiết điện lực phê duyệt hàng năm. Trong năm đầu tiên vận hành thị trường này, giá trần thị trường sẽ phải đảm bảo giá phát điện bình quân năm không vượt quá 5% so với giá phát điện bình quân của năm liền trước, đồng thời, tạo tín hiệu về nhu cầu điện năng của thị trường. Đồng thời, chỉ các tổ máy phát điện sử dụng nhiên liệu nội địa được xem xét trong tính toán giá trần thị trường. Giá trần phải phù hợp với chi phí sản xuất điện năng của các công nghệ phát điện khác nhau. Trong đó, giá trần bản chào giá của các tổ máy nhiệt điện được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng. Giá sàn của các nhiệt điện là 1 đồng/kWh. Giới hạn các bản chào giá sàn hay trần của các tổ máy thuỷ điện được xác định theo giá trị nước hàng tuần. Giá trần của nhà máy thuỷ điện bằng 110% giá trị nước của nhà máy tính toán hàng tuần, giá sàn của nhà máy thuỷ điện là 90% giá trị nước và không được thấp hơn 0 đồng/kWh.  Chính sách thuế. Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế giá trị gia tăng để xác định số thuế giá trị gia tăng nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các biện pháp khác. Thị trường điện cạnh tranh: Sau một thời gian thực hiện thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng Đề án thành lập Công ty mua bán điện để hình thành và phát triển thị trường điện lực Việt Nam. Theo EVN, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/1/2006 về lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực Việt Nam gồm 3 cấp độ: cấp độ 1 (từ 2005-2014) là  thị trường phát điện cạnh tranh, cấp độ 2 (từ 2015- 2022) là thị trường bán buôn điện cạnh tranh và cấp độ 3 (từ sau 2022) là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Với thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ tham gia chào giá cạnh tranh và ký hợp đồng bán buôn điện có thời hạn cho công ty mua bán điện. Công ty này sẽ ký hợp đồng bán buôn cho các công ty bán lẻ điện. Các công ty bán lẻ điện thực hiện bán lẻ đến khách hàng. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh là thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua. Bên cạnh các công ty phát điện, có nhiều công ty bán buôn điện và bán lẻ điện. Với thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, các khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình. Để hình thành thị trường điện thì việc hình thành Công ty mua bán điện là việc làm cần thiết.Công ty mua bán điện được thành lập sẽ đứng ra mua điện từ các nhà máy qua thị trường điện hoặc theo hợp đồng dài hạn và bán buôn cho các công ty bán lẻ.Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT EVN cho biết Công ty cổ phần mua bán điện sẽ hạn chế được sự độc quyền, bởi nguyên tắc của công ty sẽ là luôn mua của những công ty phát điện có chào giá thấp nhất. Nếu công ty phát điện nào chào giá cao thì họ sẽ phải giảm sản lượng hoặc ngừng phát điện. Còn với các thành viên sáng lập vừa là người bán vừa tham gia mua và vừa là khách hàng thì họ sẽ phải tự dung hoà các lợi ích. Thị trường điện phát điện cạnh tranh rồi sẽ hoạt động giống như thị trường chứng khoán. Ở đó các công ty phát điện sẽ chào giá liên tục và Công ty mua bán điện sẽ chọn mua điện của những công ty phát điện có giá cạnh tranh nhất.EVN lập luận, việc hình thành Cty Mua Bán điện là yêu cầu tất yếu trong quá trình xây dựng hình thành và phát triển thị trường điện VN. Cty mua điện từ các nhà máy điện qua thị trường điện hoặc theo hợp đồng dài hạn và bán buôn điện cho các Cty phân phối điện hoặc bán lẻ điện cho các khách hàng lớn nối trực tiếp vào lưới truyền tải. Dự kiến, khi thành lập trong năm, Cty này sẽ mua điện từ 34 nhà máy (bao gồm IPP, BOT) và bán điện cho 11 cty phân phối điện với sản lượng 64,71 tỷ kWh. Mức sản lượng này tăng lần lượt lên 76,47 tỷ kWh năm 2008, lên 87,63 tỷ kWh năm 2009 và năm 2010 là 99,97 tỷ kWh. Đưa ra 3 mô hình: Hạch toán phụ thuộc EVN; Cty TNHH một thành viên và Cty cổ phần, chủ tịch HĐQT EVN Đào Văn Hưng cho rằng, mô hình Cty cổ phần được lựa chọn do giải tỏa được tâm lý nặng nề về sự độc quyền của EVN trong việc mua bán điện và tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân. Quyết định về giá bán điện trong năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường. Điều 1. Phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường với một số nội dung chủ yếu sau đây: 1. Từ 01 tháng 3 năm 2009, giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đ/kWh, chưa bao gồm thuế VAT (tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008). 2. Từ 01 tháng 01 năm 2010, giá bán điện được thực hiện trên cơ sở giá thị trường. Điều 2. Phê duyệt nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện 1. Năm 2009: a) Điều chỉnh biểu giá bậc thang cho điện sinh hoạt với bậc thang đầu tiên ở mức từ 1 - 50 kWh. Mức bù giá cho bậc thang 1 - 50 kWh bằng 35 - 40% giá bán điện bình quân năm 2009. Giá điện cho bậc thang từ 51 - 100 kWh bằng giá thành bình quân, không có lợi nhuận. b) Tỷ lệ tăng giá điện cho sản xuất giữ ở mức thấp hơn tỷ lệ tăng giá điện bình quân; tỷ lệ tăng giá điện sinh hoạt giữ ở mức cao hơn tỷ lệ tăng giá điện bình quân để từng bước xoá bỏ bù chéo từ điện sản xuất cho điện sinh hoạt, thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện cho hộ thu nhập thấp, hộ nghèo đúng đối tượng. c) Áp dụng biểu giá điện bậc thang cho điện sinh hoạt khu vực nông thôn cho mọi loại hình tổ chức của các tổ chức kinh doanh điện bán lẻ điện nông thôn để thực hiện chính sách của Chính phủ hỗ trợ giá điện cho hộ thu nhập thấp, hộ nghèo đúng đối tượng. Giá bán buôn điện nông thôn cho từng bậc thang bằng giá bán lẻ của bậc thang đó giảm trừ từ 25% tới tối đa là 30% cho tổn thất điện năng và chi phí hợp lệ cho quản lý vận hành lưới điện nông thôn. d) Áp dụng biểu giá điện theo thời gian (TOU) đối với các khách hàng sử dụng điện cao thế và trung thế và các khách hàng sử dụng điện hạ thế tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép. đ) Áp dụng giá điện thống nhất toàn quốc cho các đối tượng khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. 2. Từ năm 2010 trở đi, nghiên cứu để bổ sung thêm các hiệu chỉnh sau : a) Áp dụng giá điện hai thành phần giá công suất và giá điện năng cho các đối tượng thích hợp nơi điều kiện kỹ thuật cho phép. b) Áp dụng cơ chế bù giá cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có mức tiêu thụ điện thấp hơn hoặc bằng 50 kWh/tháng bằng cách khấu trừ trực tiếp từ hoá đơn tiền điện hàng tháng (ở những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép). Giá điện của bậc thang 51 - 100 kWh được giữ bằng giá thành bình quân, không có lợi nhuận. c) Từng bước áp dụng giá trần bán lẻ điện cho các khách hàng sản xuất và dịch vụ; cho phép các Công ty điện lực dần được bán điện cho khách hàng theo giá thoả thuận dưới giá trần quy định tuỳ thuộc quy mô sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan điều tiết điện lực. Riêng giá điện cho sinh hoạt những nơi nối lưới điện quốc gia vẫn áp dụng giá thống nhất toàn quốc do Nhà nước quy định. Điều 3. Phê duyệt cơ chế điều chỉnh giá bán điện theo thị trường 1. Hàng năm, Bộ Công Thương căn cứ tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành điện và mặt bằng giá chung, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định việc điều chỉnh (tăng, giảm) giá điện theo cơ chế thị trường. 2. Trường hợp mức điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng (hoặc giảm) thấp hơn hoặc bằng 5% so với giá bán điện bình quân được duyệt của năm trước, Tổ điều hành giá bán điện (gồm Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương và Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính) thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Nếu ý kiến của các Bộ khác nhau, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh giá và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. 3. Trường hợp mức điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng (hoặc giảm) trên 5% so với giá bán điện bình quân được duyệt của năm trước, Bộ Công Thương xem xét và trình, Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương được phê duyệt điều chỉnh tăng (hoặc giảm) 5% bằng mức trần theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. Điều 4. Giá bán lẻ điện khu vực nông thôn: 1. Từ năm 2009, áp dụng biểu giá bậc thang cho điện sinh hoạt thống nhất chung trong cả nước cho những vùng được cấp điện từ lưới điện quốc gia, không phân biệt giữa các tổ chức kinh doanh bán điện tại khu vực nông thôn. 2. Đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn chưa đủ điều kiện thực hiện bán lẻ điện theo biểu giá điện sinh hoạt bậc thang, cho phép tạm thời áp dụng giá trần điện nông thôn hiện hành là 700 đ/kWh; chậm nhất vào ngày 01 tháng 9 năm 2009, các đơn vị này phải chuyển sang thực hiện bán điện theo giá bán lẻ bậc thang với mức giá quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn trên, nếu các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không đủ điều kiện để kinh doanh bán điện theo giá bậc thang, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo để bàn giao cho các Công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận, đầu tư nâng cấp và bảo đảm bán điện trực tiếp tới người dân nông thôn. 3. Giá bán lẻ điện những nơi chưa nối lưới điện quốc gia do đơn vị bán điện xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm kinh doanh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương. Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Giao Bộ Công Thương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định và hướng dẫn biểu giá bán lẻ điện năm 2009 với mức giá bán lẻ bình quân là 948,5 đ/kWh theo nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện quy định tại Điều 2 của Quyết định này; giá bán buôn điện nông thôn, giá bán buôn điện khu tập thể cụm dân cư, giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp và hướng dẫn thực hiện biểu giá bán lẻ năm 2009. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định thực hiện cơ chế xây dựng và điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường theo nguyên tắc được phê duyệt tại Điều 3 của Quyết định này. c) Xây dựng Quy định phương pháp lập, trình tự thủ tục thẩm định và ban hành giá bán điện theo cơ chế thị trường áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II năm 2009. d) Ban hành chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng cho các năm tiếp theo để áp dụng trong tính giá điện. đ) Chỉ đạo ngành điện thực hiện các biện pháp để bảo đảm tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất điện năng. e) Tổ chức tuyên truyền, giải thích chủ trương điều chỉnh giá điện để doanh nghiệp, nhân dân hiểu và đồng thuận với chủ trương của Chính phủ. 2. Bộ trưởng Bộ Công Thương căn cứ Luật Điện lực và các văn bản pháp luật hiện hành chỉ đạo triển khai thực hiện theo các quy định tại Quyết định này. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để ban hành thông tư quy định thực hiện cơ chế xây dựng và điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường theo nguyên tắc được phê duyệt tại Điều 3 của Quyết định này và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá điện. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức kiểm tra giám sát các đơn vị kinh doanh bán điện đến hộ dân nông thôn trên địa bàn thực hiện cơ chế giá bán lẻ điện nông thôn quy định tại Điều 4 của Quyết định này. Điều 6. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Tình trạng độc quyền trong ngành điện gây tổn thất rất nhiều cho xã hội do đó chính phủ cần can thiệp vào thị trường bằng các chính sách quy định để làm giảm bớt thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội Kết luận. Thị trường độc quyền hoàn toàn tồn tại những mặt tích cực và tiêu cực sau: Tích cực: Do độc quyền của ngành điện nói riêng EVN chiếm 80% thị phần.con lại là của tư nhân. Để thực hiện dịch vụ này, EVN phải xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất điện, hệ thống truyền tải điện, nếu có 2 hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia thì mỗi bên phải đều phải làm như trên do vậy chi phí trung bình của 1kWh sẽ lớn hơn so với khi chỉ có một đơn vị tham gia Trong trường hợp này nếu EVN chiếm đa số thị phần của ngành điện trong toàn bộ thị trường thì chi phí sẽ thấp nhất do sản lượng cao còn khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thì mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn do đó chi phí trung bình sẽ cao hơn Thị trường độc quyền nói chung. Tình trạng độc quyền tự nhiên xảy ra trong một số ngành sản xuất có quy mô cực lớn như tổng công ty điện lực, tổng công ty bưu chính viễn thông. Khi lợi ích của năng suất theo quy mô lấn át lợi ích của việc phân chia hoạt động sản xuất của ngành cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, trong trường hợp này nếu chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ cho toàn bộ thị trường thì chi phí sẽ thấp nhất do sản lượng cao còn khi có nhiều doanh nghiệp tham gia thì mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn do đó chi phí trung bình sẽ cao hơn Tiêu cực : Độc quyền được coi như mặt trái của thị trường, nó đứng trên mọi công bằng của nền kinh tế, độc quyền gây ra mức giá cao hơn và lượng cung trên thị trường ít hơn so với giá và lượng cung trên thị trường bình thường vì thế người tiêu dung thường chỉ trích và không thích thị trường này. Do độc quyền của ngành điện nói riêng Ngành điện lúc nào cũng kêu thiếu vốn, nhưng vẫn đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực không phải là trọng tâm trọng điểm là tài chính ngân hàng, thậm chí dự định đầu tư cả bất động sản. Tập đoàn điện lực còn mắc thêm bệnh nhà giàu, đó là xin tiền thưởng quá lớn. Cho dù không lo đủ điện cho nền kinh tế theo đúng nhiệm vụ Chính phủ giao, nhiều công ty phân phối điện vi phạm kỷ luật, nhưng vẫn xin thưởng 1.002 tỷ đồng. Trong khi đó, ở nhiều cơ quan, trong hàng trăm người lao động, cũng chỉ có số ít người đạt thành tích chiến sỹ thi đua, nhận thưởng vài trăm nghìn đồng cũng đã vui, thì 84.000 cán bộ ngành điện, dù hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ, vẫn được đề nghị thưởng tới 3 tháng lương.   Độc quyền cũng còn dẫn đến thiếu minh bạch, thậm chí là nói dối. Độc quyền đồng nghĩa với việc anh có quyền đóng kín cửa. Hệ quả là không ai biết chính xác lãi lỗ của các ngành ra sao, sử dụng tiền ngân sách mà thực chất là tiền của nhân dân đóng góp hiệu quả thế nào. Nhiều năm qua, ngành điện luôn kêu gào là lỗ, nhưng con số được ngành điện công bố là lãi, thậm chí lãi lớn, năm nay khoảng 6.000 tỷ đồng. Một bệnh xấu nữa của độc quyền là trì trệ. Hơn nữa, điện là sản phẩm mà ngày nào cũng phải dùng đến. Chậm ngày nào dân mất thêm tiền ngày đó. Với ngành điện, một số đơn vị phát điện đã không ít lần phàn nàn bệnh ông lớn của Tập đoàn điện lực khi từ chối mua điện của họ, hay thủ tục hợp đồng mua bán quá phức tạp, mất nhiềuthời gian. Có đơn vị ngoài ngành điện đang đầu tư khâu phát điện thì kêu thời gian đàm phán với EVN lên đến 2 năm, thậm chí có dự án đến 6 năm. Trì hoãn, khó khăn như vậy, nhà đầu tư không mấy thiết tha bỏ tiền vào lĩnh vực này cũng là điều dễ hiểu. Độc quyền còn có thể dẫn đến lãng phí Cho đến nay thì thất thoát xăng dầu, thất thoát điện cụ thể là bao nhiêu, vẫn chưa có con số chính xác. Tổn thất này lẽ đương nhiên sẽ được các DN tính vào chi phí. Hậu quả là người tiêu dùng và nền kinh tế chịu tác hại  xấu. Thị trương độc quyền nói chung Độc quyền gây ra rất nhiều bệnh. Được bầu sữa ngân sách rót tiền, rót vốn, để đầu tư sản xuất điện, nhập xăng dầu, đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng mỗi khi có cơ hội, các DN độc quyền đều ưu tiên và cố tình đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên. Giá bán cao hơn chi phí trung bình: nhờ lợi thế độc quyền, trong dài hạn hang duy trì được lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0.Vì thế các hang độc quyền luôn tìm cách để ngăn chặn sự gia nhập vào ngành của các hang mới. Điều này gây thiệt hại cho người tiêu dung, vì phải mua sản phẩm với giá cao và số lượng ít.Do đó đối với những ngành độc quyền tự nhiên, song song với việc chấp nhận sự tồn tại của thị trường độc quyền hoàn toàn, nhà nước áp dụng một số chính sách can thiệp đến giá bán của hang nhằm giảm bất lợi cho người tiêu dung Hiệu quả kinh tế của ngành tùy thuộc vào quy mô thị trường : ngành phó đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất với mức sản lượng có chi phí trung bình dài hạn tối thiếu mà thường là kém hơn Hãng độc quyền hoàn toàn vẫn cần phải tiến hành các hoạt động hỗ trợ bán để mở rộng thị trường, vì khi thị trường được mở rộng hang có thể bán được với giá cao hơn ở mức sản lượng như trước. Đề xuất của nhóm: Chừng nào ngành điện còn độc quyền thì EVN sẽ khổ, sẽ liên tục đối mặt với thiếu điện.. Những năm 2000 trở về trước thì mỗi năm thiếu từ 500 – 600 MW. Còn từ năm 2007 đến nay, mỗi năm thiếu chừng 800 – 1.000 MW. Dự báo từ năm 2008, lượng cung cần phải bổ sung vào hệ thống của EVN khoảng 3.000 MW. Một năm EVN phải bổ sung vào hệ thống từ 1.500 – 2.000 MW thì EVN phải đầu tư để có sản lượng điện đó. Riêng chi phí cho 1.000 MW, nếu chạy than, thì EVN mất khoảng 20.000 tỷ đồng/ năm. Nếu dùng thủy điện thì mất chừng 16.000-17.000 tỷ đồng/ năm. Với công suất phải bổ sung 2.000 MW mỗi năm thì ước chừng EVN phải cần 40.000 tỷ đồng. Do vậy, lộ trình tăng giá điện cũng là một trong những biện pháp để giúp cho EVN tạo được lợi nhuận, có kinh phí để đầu tư. Tuy nhiên, đề xuất tăng giá điện cũng chỉ giúp giảm lỗ của EVN chứ không thể giúp có đủ nguồn để khắc phục được tình trạng thiếu điện trước mắt. Tôi ủng hộ việc tăng giá điện nhưng tăng thế nào thì EVN và Chính phủ phải tính toán. Lắm bệnh như thế, nên chừng nào còn độc quyền, chừng nào nhà nước chưa xử lý mạnh tay với các” quý tử” này thì các căn bệnh của độc quyền vẫn tồn tại gây hại cho nền kinh tế. Phàm những gì không phải chân lý, hay định luật thì đều có thể thay đổi được. Do vậy những căn bệnh độc quyền vẫn có thể chữa trị nếu có cơ chế kiểm soát tốt. Đầu tiên phải bắt đầu từ minh bạch các thông tin về các doanh nghiệp này, tiếp đó là tạo thêm nhiều doanh nghiệp cùng ngành để cạnh tranh. Hiệu quả này được minh chứng rõ từ việc hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động trong ngành viễn thông vài năm trước. Kết quả là người tiêu dùng và nền kinh tế sẽ hưởng lợi.   Tài liệu tham khảo - Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Vũ Việt Hằng, Kinh tế học vi mô nhà xuất bản giáo dục 2005 - David Begg – Stanley Fischer - Rudiger Dornbusch, kinh tế học – nhà xuất bản giáo dục năm 1992 - Giáo trình môn kinh tế học vi mô (ts Nguyễn Minh Tuấn, Ths Võ Thị Thúy Hoa) – trường đại học công nghiệp thành phố HCM. - Diễn đàn www.saga.vn, www.wikipedia.com.vn , www.ngoinhachung.net Danh sách nhóm - Action STT Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Thị Thu Huyền 08105631 2 Bùi Thị Hương 08113591 3 Trương Duy Nam 06167361 4 Đặng Bảo Khôi Nguyên 08250941 5 Nguyễn Thị Quỳnh 08218361 6 Đặng Thạch Thủy Tiên 08247251 7 Nguyễn Cao Kiều Tiên 08237681 8 Bùi Thị Tiền 08109041 9 Nguyễn Thị Trang 08257641 10 Lê Thị Kim Tuyến 08249041 11 Lâm Hồng Vân 08108661 Nhóm trưởng : Trương Duy Nam – 06167361

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế vi mô - thị trường độc quyền hoàn toàn - tập đoàn điện lực việt nam.doc